1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THỜI SỰ MIỀN TÂY *_*

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi khanhlinh85, 13/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xquangvinhx

    xquangvinhx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    được nhiu người Khanhlinh???
    Nghe nói tới 1000-1500 người lận. Đâu ra dzữ dzạ?
    Bên này, có biết gì đâu..hả còn ở VN là chạy ra coi rồi.
  2. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    đông lắm anh ạ. mấy hôm nay còn nhiều hơn vì có thêm các quận huyện Tphcm.
  3. xquangvinhx

    xquangvinhx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Năm Du lịch quốc gia 2008: Cơ hội quảng bá cho du lịch các tỉnh đồng bằng
    Sau sự kiện Liên hoan Du lịch ĐBSCL năm 2006 do An Giang đăng cai tổ chức, hôm nay, người dân đồng bằng chuẩn bị đón một sự kiện du lịch mới ở tầm lớn hơn, quy mô hơn: Đó là Năm Du lịch quốc gia 2008, được Tổng cục Du lịch chọn thành phố Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL làm nơi hội tụ.
    Theo kế hoạch, Năm Du lịch quốc gia 2008 tổ chức tại Cần Thơ với chủ đề ?oMiệt vườn sông nước Cửu Long? sẽ bao gồm nhiều sự kiện sôi động về văn hóa, nghệ thuật để quảng bá chung cho nền du lịch các tỉnh đồng bằng, đồng thời cũng hướng trọng tâm vào các sự kiện lớn tại Cần Thơ nhằm mang lại sức bật chung về kinh tế-xã hội cho toàn vùng, như khánh thành sân bay Cần Thơ, cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui, v.v?
    Thời gian diễn ra các hoạt động nhằm quảng bá cho du lịch vùng được bố trí vào nhiều thời điểm trong suốt cả năm. Theo đó, sẽ có các hội chợ mang tầm khu vực và quốc tế như Hội chợ Thương mại quốc tế, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế, Hội chợ quốc tế Mekong-Expo, Hội chợ chuyên đề bất động sản, Hội chợ triển lãm du lịch ĐBSCL... Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật như Ngày hội văn hóa Khơ-me Nam Bộ, lễ hội Tết Nguyên tiêu, đêm hoa đăng kỷ niệm chiến thắng 30-4, rước đèn trung thu, đờn ca tài tử, Liên hoan văn hóa các dân tộc... Kèm theo là các hoạt động thể dục thể thao không kém phần sôi động như tranh giải bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, chạy việt dã và các loại hình thể thao dưới nước. Ngoài ra, mỗi địa phương sẽ chọn một sự kiện du lịch nổi bật của mình để thu hút du khách. Ví dụ như An Giang với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, Kiên Giang với lễ hội Nguyễn Trung Trực, v.v?
    Có thể công bằng mà nói rằng, chính những thành công rực rỡ từ Liên hoan du lịch ĐBSCL năm 2006 vừa qua mà An Giang và các tỉnh, thành bạn đóng góp nhiều công sức, đã tạo được tiếng vang xa và góp phần quảng bá cho du lịch vùng sông nước đồng bằng. Điều này đã và đang mang lại một cái nhìn mới cho những nhà quản lý du lịch ở tầm vĩ mô, đồng thời tạo sức hút lôi cuốn những nhà đầu tư, kinh doanh du lịch ở khắp mọi miền đất nước, trong đó có cả những đơn vị khai thác dịch vụ lữ hành quốc tế. Với họ, ở đó-đồng bằng sông Cửu Long-ẩn chứa bao điều mới mẽ chưa được khám phá, chưa được tận hưởng. Bắt đầu từ những điều bình dị nhất là cuộc sống yên bình nơi thôn dã, với những vườn cây trĩu quả ngọt lành, với những người dân quê mộc mạc mà tình cảm ấm áp, nồng nàn. Rồi đến những nền văn hóa tuy cùng hòa quyện lẫn nhau hàng trăm năm giữa nhiều sắc thái dân tộc, nhưng vẫn giữ được những nét riêng truyền thống để ?ođến hẹn lại lên? cùng nhau tỏa sáng vào những ngày mùa, ngày hội lớn?
    Trên thực tế, dòng Cửu Long chảy qua phía Tây Nam đất nước, đã riêng dành cho mảnh đất này những ưu đãi vô cùng quý giá. Ngoài nguồn lợi cá tôm làm cuộc sống người dân được sung túc hơn, đây còn là tuyến đường sông huyết mạch nối liền khu vực Đông Nam Á, thường xuyên có tàu du lịch quốc tế, tàu thương mại cặp bến. Chính vì không thiếu điều kiện để tiếp cận những nền văn minh đa quốc gia, mà một bộ phận những nhà kinh doanh bản địa nằm theo trục phát triển này trở nên nhạy bén hơn, được nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Và, cũng chính ở đây, ngành Du lịch An Giang trong vị trí cửa ngõ ĐBSCL có được lợi thế lớn để khai thác dịch vụ du lịch mà không hề bị trùng lắp, khi có đến hai cửa khẩu quốc tế và một cửa khẩu quốc gia. Tranh thủ từ nguồn tài trợ của ADB, cầu tàu du lịch của An Giang vừa được xây dựng tại công viên Châu Đốc để đón du thuyền cặp bến. Song song đó, Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương nằm trên địa phận Tân Châu cũng đang được đầu tư sắp hoàn thành để chuẩn bị đi vào hoạt động. Vấn đề đang được các ngành, các cấp chính quyền phối hợp cùng ngành Du lịch thực hiện là làm sao tạo được những mô hình thu hút du khách ở từng địa phương, để họ không chỉ đến mà còn ở lại, vui chơi giải trí, tham quan ngắm cảnh, tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa dân tộc và mua sắm?
    Nỗ lực để vươn lên và đón lấy cơ hội để quảng bá là một trong những nét cơ bản của ngành Du lịch An Giang. Vì thế, Năm Du lịch quốc gia 2008 sẽ chính là cơ hội tốt để giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trên cơ sở hợp tác, phát triển của toàn vùng. Từ đó, ngành Du lịch An Giang đã nhanh chóng vào cuộc, khuyến khích các đơn vị kinh doanh du lịch hãy phát huy sự sáng tạo để kết hợp cùng ngành Du lịch chắp cánh cho những sản phẩm du lịch của mình. Đồng thời, đang làm mọi cái có thể để truyền tải thông điệp đến mỗi người dân An Giang hãy tự quảng bá hình ảnh công dân của một địa bàn du lịch được du khách đánh giá là thân thiện và rất hài lòng?
    THANH NGUYÊN
    http://www.angiang.gov.vn/xemtintintuc.asp?idtin=18917&idmuc=1
    thế này thì em quan tâm đến du lịch là đúng rồi. Các bác nào làm du lịch có trên box xin cho em theo học nghề với, em chỉ thích phát triển du lịch bình dân (du lịch tín ngưỡng-miếu bà chúa xứ á), du lịch ngoại khoá và du lịch khoa học thôi. Ngoài ra nếu được, em cũng dám làm vài cái chương trình nhỏ nhỏ cho khách vui, nhưng phải xin thỉnh giáo các anh trước đã.
  4. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Đằng sau vụ khiếu kiện đông người tại Vụ phía Nam văn phòng Quốc hội ​
    (CATP) Sau gần một tháng tập trung khiếu kiện tại Vụ công tác phía Nam văn phòng Quốc Hội trên đường Hoàng văn Thụ, TPHCM, trong hai ngày 17 và 18-7-2007 được sự vận động, thuyết phục của các cơ quan ban ngành, đoàn thể tại TPHCM, hơn 500 người khiếu kiện tập trung ở đây đã vui vẻ lên xe trở về địa phương, trả lại sự thông thoáng, sạch sẽ cho khu vực ngã ba Hồ văn Huê - Hoàng văn Thụ, quận Phú Nhuận. Đằng sau vụ tập trung khiếu kiện này còn một số vấn đề cần phải lưu ý...

    CÓ DẤU HIỆU BỊ KẺ XẤU XÚI GIỤC, KÍCH ĐỘNG
    Theo trình tự diễn biến sự việc thì bắt đầu từ ngày 22-6-2007, khoảng 50 bà con nông dân tỉnh Tiền Giang tìm đến Vụ công tác phía Nam - Văn phòng Quốc hội để khiếu nại. Những ngày sau bà con từ các tỉnh ĐBSCL ùn ùn kéo về. Không chỉ có thế, hàng chục người từ các tỉnh miền Đông cũng tập trung về đây. Ngay cả những vụ khiếu kiện nhỏ lẻ, kéo dài tại TPHCM của một số người cũng được tập trung về đây nốt. Lúc cao điểm khu vực trước cửa và bên hông tòa nhà làm việc của Vụ công tác phía Nam có đến hơn 500 người tụ tập. Những người này dựng lều bạt, trải chiếu... ăn ngủ luôn tại đây khiến tình trạng trật tự giao thông đô thị và vệ sinh môi trường của khu vực này hết sức phức tạp. Lúc đầu bà con khiếu kiện tự mua cơm ăn, nước uống. Sau đó có một nhóm người giấu mặt xuất hiện mỗi ngày 3 bữa phát cơm hộp, bánh mì, nước uống cho bà con. Thậm chí họ còn cho bà con mượn điện thoại để liên lạc với người thân ở quê nhà. Sau đó, nhóm người nọ đã phát tiền cho bà con tiêu xài và rỉ tai họ cứ tiếp tục ở lại khiếu kiện bất chấp sự thuyết phục, vận động, giải thích của các cán bộ Vụ công tác phía Nam. Sự xúi giục, lôi kéo của kẻ xấu càng lộ rõ khi có một số bà con tự ý bỏ về đã bị một thanh niên hăm dọa: ?oBà đã nhận cả triệu đồng rồi mà bỏ về thì đừng có trách đấy...?. Hoặc như bà Nguyễn Thị Hai, quê Tiền Giang có việc lên TP ghé thăm bà con đang khiếu kiện tại đây đã được kẻ xấu thuyết phục ở lại, họ phát cho bà 600.000đ cho 30 ngày ở lại TP. Tình hình càng trở nên phức tạp khi một số nhân vật nhân danh những tổ chức tôn giáo đến nói chuyện và phát hàng trăm triệu đồng cho bà con khiếu kiện. Thế nên mục đích khiếu kiện ban đầu của một số người đã bị biến thành một cuộc gây rối nơi công cộng, nhất là khi họ được một bàn tay đạo diễn chia thành từng đoàn người với ảnh Bác, khẩu hiệu kích động đi diễu hành trên nhiều tuyến đường trong TP.
    KIÊN TRÌ VẬN ĐỘNG, THUYẾT PHỤC
    Trước tình hình trên, các cơ quan ban ngành, đoàn thể TPHCM phối hợp với đại diện chính quyền các địa phương đã liên tục có mặt để phân tích, thuyết phục, vận động bà con trở về địa phương. Bởi Vụ công tác phía Nam Văn phòng QH không có chức năng nhận đơn và giải quyết nội dung khiếu tố, khiếu nại. Chính quyền địa phương các tỉnh còn mang cả xe lên rước bà con về và hứa sẽ giải quyết khiếu nại tại tỉnh ngay sau khi bà con về nhà. Nghe ra vấn đề, bà con lần lượt lên xe trở về quê. Những người còn lại đã trở về nội trong hai ngày 17 và 18-7. Sáng sớm ngày 19-7, toàn bộ khu vực trước cửa Vụ công tác phía Nam đã hoàn toàn thông thoáng, sạch sẽ. Bà con nhân dân ngụ tại khu vực này cho biết: Những người khiếu kiện đều đã vui vẻ, tự nguyện lên xe trở về địa phương trước sự vận động của chính quyền. Không hề có sự xô xát, gây gổ, lớn tiếng nào của bà con. Lực lượng công an có mặt chỉ để giữ gìn trật tự, đảm bảo an toàn giao thông.
    LÀM CÁCH NÀO ĐỂ KHÔNG CÒN XẢY RA TÌNH TRẠNG NÓI TRÊN?Tình trạng bà con các tỉnh ĐBSCL kéo lên một số văn phòng Trung ương phía Nam tại TPHCM để khiếu kiện xảy ra từ nhiều năm về trước. Song đó chỉ là sự tự phát từ nỗi bức xúc của bà con. Nhưng thời gian gần đây, sự bức xúc này đã bị kẻ xấu lợi dụng để xúi giục, kích động biến thành những hiện tượng không hay, gây hiểu lầm trước mắt du khách quốc tế. Qua tìm hiểu, được biết bà con lên Trung ương khiếu nại chủ yếu về sự chưa công bằng, thỏa đáng trong việc đền bù giải tỏa, tiêu chuẩn tái định cư... tại các địa phương. Thực tế, hầu hết bà con không ai muốn cơm đùm cơm nắm dắt díu nhau lên tận Trung ương khiếu kiện. Song vì một số chính quyền các cấp tại địa phương chưa tích cực giải quyết thỏa đáng những vấn đề bức xúc, cũng như không có động thái giải thích, vận động cho bà con nên họ mới phải đi tìm công lý ở chỗ khác. Sự thực là một số bức xúc của bà con có cơ sở nhưng chưa được giải quyết thấu tình đạt lý; còn rất nhiều đơn thưa, khiếu kiện của bà con đã bị đùn đẩy từ nơi này qua nơi khác; vẫn còn một số cán bộ cấp dưới ở các địa phương biến chất, thoái hóa khiến bà con mất lòng tin vào chính quyền... Tất cả những vấn đề trên đã buộc bà con phải tìm lên Trung ương khiếu kiện. Sắp tới đây, Nhà nước sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra phối hợp với các địa phương để giải quyết các trường hợp khiếu tố, khiếu nại. Mong rằng tình trạng bà còn ở các tỉnh tập trung lên TPHCM khiếu kiện sẽ không còn tiếp diễn.
    theo CATPHCM

  5. xquangvinhx

    xquangvinhx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Chiếc chuyên cơ chở bác Tôn đã vế tới quê Bác-xã Mỹ Hòa Hưng
    (Cập nhật, 7/24/2007 2:20:48 PM)


    Ngày 21/7/2007, Đoàn vận chuyển chiếc chuyên cơ gồm: Sở văn hóa thông tin tỉnh An Giang phối hợp cùng A41 Bộ Quốc Phòng, Công an tỉnh An Giang, Công ty phà, UBND thành phố Long Xuyên và UBND xã Mỹ Hòa Hưng do đồng chí Phạm Văn Thống và đồng chí Nguyễn Minh Quân thượng tá A41 Bộ Quốc Phòng dẫn đoàn, đã đưa an toàn chiếc chuyên cơ YAK40 VNA 452 ( có sức chứa 40 người, kể cả Phi hành đoàn) từ nhà máy sửa chữa máy bay A41 (thành phố Hồ Chí Minh) sau khi sữa chữa, trùng tu về nơi triễn lãm tại khu di tích lịch sử xã Mỹ Hòa Hưng thành phố Long Xuyên .
    Đồng chí Phạm Văn Thống , giám đốc Sở văn Hóa thông tin tỉnh An Giang cho biết: chiếc chuyên cơ YAK40 VNA 452 là chiếc máy bay chuyên chở các nguyên thủ và đã từng chở bác Tôn đi công tác . Đặc biệt là đưa Bác từ Hà Nội vào Sài Gòn để bác chủ trì đại lễ mừng ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước năm 1975.
    Sau giải phóng hoàn toàn đất nước, chiếc chuyên cơ không còn được sử dụng và được triển lãm tại thị trấn Liên Khương, huyện Gia Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng. Hiện tại chiếc chuyên cơ đang được cán bộ kỹ thuật nhanh chóng lắp ráp sớm hoàn tất bàn giao cho địa phương.
    Tin, ảnh: Thanh Hùng
  6. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    11 vùng văn hóa đặc sắc của xứ miệt vườn
    1. Đồng Tháp-Cao Lãnh-Sa Đéc là một trong ba vùng của Đồng Tháp Mười, quê hương của các giống lúa nổi : lúa trời (lúa ma), lúa sạ (sạ khô, sạ ướt, sạ vãi, sạ tỉa, sạ ngâm) là những giống lúa gieo thẳng, kỷ niệm của thời khẩn hoang ; làng hoa kiểng Sa Đéc, một trong những trung tâm hoa kiểng của toàn miền Nam ; điểm du lịch lý tưởng cho những ai ước mơ được đến thăm Đồng Tháp Mười sen hồng súng tím là Vườn Cò Tháp Mười, Tràm Chim Tam Nông nổi tiếng.
    2. An Giang-Long Xuyên-Châu Đốc là nơi có chùa Tây An, khu du lịch Núi Sam tưng bừng rộn rịp nhờ Miếu Bà Chúa Xứ, và lễ hội Miếu Bà có lẽ là lễ hội mùa xuân lớn nhất nước với hàng triệu lượt người tham dự, từ Tết Nguyên Đán đến giữa mùa hè. Còn Long Xuyên và Châu Đốc là hai nơi bán nhiều thứ mắm thơm ngon nhất nước.
    3. Tiền Giang-Mỹ Tho-Gò Công, quê hương của chợ nổi Cái Bè, là nơi có di tích khảo cổ học thời Óc Eo, di tích lịch sử Rạch Gầm, Soài Mút thời Nguyễn Huệ và ngày nay có làng dê Song Thuận, trại rắn Đồng Tâm lớn nhất nước.
    4. Vĩnh Long là vùng văn vật với Văn Thánh Miếu cổ kính, vùng đất nông nghiệp trù phú và đa dạng với những gạo ý đông, gạo móng chim, những nếp thơm, nếp sáp, nếp đen và những điểm du lịch hấp dẫn ngay giữa sông Tiền : đảo An Bình, đảo Bình Hòa Phước?
    5. Bến Tre là nơi có nhà cổ Đại Điền, đình cổ Phú Lễ và hát sắc bùa Ba Tri, nơi có Cồn Ốc, Cồn Qui, Cồn Tiên thu hút nhiều du khách, và cả một văn hóa dừa với Bác Tám Thưởng (68 tuổi), người đã sáng tạo giống dừa PB121 có cơm dày 1,5 cm và được mệnh danh "Ông Già Bến Tre trồng dừa được giải thưởng quốc tế". Bến Tre còn là quê hương của sân chim Vàm Hồ.
    6. Kiên Giang-Rạch Giá-Hà Tiên-Phú Quốc trong tương lai có lẽ sẽ trở thành một trung tâm du lịch lớn của miền Nam và cả nước, với Hà Tiên thập cảnh vang bóng một thời, với kỷ niệm tao đàn Chiêu Anh Các thắm tình hữu nghị Việt-Hoa thời khai khẩn vùng biển Nam. Vườn quốc gia Phú Quốc là nơi hấp dẫn các nhà vạn vật học.
    7. Cần Thơ xứng đáng được vinh danh là Tây Đô của đồng bằng sông Cửu Long, với chợ nổi Phụng Hiệp rất sầm uất trên bến dưới thuyền, với bến Ninh Kiều tấp nập ngày đêm, vừa thoáng đãng vừa tình tứ? Bên cạnh đó có các trường đại học và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp xuất sắc.
    8-9. Trà Vinh và Sóc Trăng là hai trung tâm văn hóa và tôn giáo của đồng bào Khmer. Còn vườn cò Thanh Trì thì xứng đáng cạnh tranh với các tràm chim, sân chim, vườn chim khác của miền Tây Nam Bộ.
    10. Bạc Liêu ngày nay không còn bóng dáng các công tử ăn chơi khét tiếng nhưng đồng bào Việt-Hoa-Khmer vẫn chí thú làm ăn trên một vùng bình nguyên phì nhiêu, chằng chịt sông rạch, kinh mương. Hấp dẫn du khách nhất vẫn là vườn chim Bạc Liêu vô cùng sống động.
    11. Ở cực Nam xứ Tây Nam Bộ, vùng đất mũi Cà Mau với 300 km bãi biển và nhiều đảo biển thì ít chịu ảnh hưởng của sông nước Cửu Long, vì đây chủ yếu là xứ sở của biển và rừng, với rừng U Minh nổi tiếng là loại rừng tràm đước sú vẹt, thiên đàng của các loài chim : thiên nhiên còn ưu ái tặng cho Cà Mau một sân chim U Minh (sân chim Phong Ngạn), một vườn chim Đầm Roi và một vườn chim 19-5.
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Từ chuyện của Huỳnh Mai ?" Nghĩ về nghịch lý đồng bằng sông Cửu Long
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
  9. mikvaki88

    mikvaki88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    0
    Bánh xèo hay Mười Xiềm?

    TT - Chuyện bà Mười Xiềm đi Mỹ và ?othương hiệu? bánh xèo Mười Xiềm thành danh tại Cần Thơ được nhiều người quan tâm.
    Câu chuyện trở nên thú vị khi vấn đề không chỉ dừng lại ở mức độ ?obánh xèo Mười Xiềm?. Dưới đây là bài viết của chuyên gia thương hiệu Vũ Quốc Chinh (hiện là giảng viên ĐH Kinh tế TP.HCM).
    Sự thành công bước đầu của thương hiệu này chủ yếu là do bản thân sản phẩm (bánh xèo) có ?otố chất? để làm thương hiệu và sự hỗ trợ của công tác xúc tiến, và sức mạnh truyền thông đã chắp cánh cho ?otố chất? đó phát huy hiệu quả nhanh chóng.
    Bánh xèo Mười Xiềm khó đi được xa?
    Trong đó, ?otố chất? hình thành nên thương hiệu bánh xèo là sự độc đáo, sự kết hợp tinh tế của các nguyên liệu, sự công phu trong chế biến và sâu xa hơn là cả một nền văn hóa ẩm thực Nam bộ chứa đựng trong đó. Khi bà Mười Xiềm biểu diễn đổ bánh xèo ở Mỹ, thực khách đã được chứng kiến bằng mắt, được nghe những câu chuyện xung quanh chiếc bánh xèo VN, được thưởng thức vị đậm đà của hàng chục chất liệu tạo nên. Nói cách khác, họ đã được khám phá bằng mọi giác quan một nền văn hóa ẩm thực mới lạ và hấp dẫn.
    Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu ?obánh xèo Mười Xiềm? hiện mới chỉ dừng ở những bước đầu tiên. Việc du khách quan tâm tìm đến để nếm thử do tác động của một vài bài báo chưa thể đảm bảo sự bền vững của thương hiệu.
    Hơn nữa, sự tập trung khai thác độc quyền hình ảnh ?obà Mười Xiềm đổ bánh xèo? trong một khu du lịch để thu hút khách như cách làm vừa qua là điều lãng phí. Vì giữa hai chữ ?obánh xèo? và ?obà Mười Xiềm?, tố chất để phát triển thương hiệu nằm ở chữ thứ nhất. Nếu quá chú trọng vào thương hiệu ?oMười Xiềm? thì thiếu sức lan tỏa, nhiều lắm chỉ giới hạn trong một vài quán ăn có tên bà, hay một khu du lịch tỉnh gắn chung bảng hiệu ?oMười Xiềm?... không thể đi xa hơn được. Trong khi đó từ ?obánh xèo? có triển vọng hơn rất nhiều.
    Và nếu lựa chọn, trong bốn tên của thương hiệu ?obánh xèo? là Mười Xiềm - Cần Thơ - Nam bộ - Việt Nam thì theo tôi, nên chọn mức độ ?obánh xèo Nam bộ? làm phạm vi thương hiệu, mang đặc trưng tính cách của vùng ĐBSCL, nhân hậu, đậm chất thiên nhiên. Khi đó mỗi địa phương trong khu vực đều có thể góp phần xây dựng thương hiệu chung này, và bổ sung bản sắc riêng của mình vào trong từng sản phẩm.
    Bánh xèo Nam bộ
    Để phát triển thương hiệu ?obánh xèo Nam bộ?, việc đầu tiên các cơ quan xúc tiến thương mại, văn hóa và du lịch trong khu vực phải vào cuộc và phối hợp theo một chương trình cụ thể. Bắt đầu từ các cuộc hội thảo nhằm chia sẻ quan điểm xây dựng thương hiệu cho đặc sản vùng, sau đó lập bộ tiêu chuẩn thống nhất về mặt chất lượng nguyên liệu, dịch vụ khách hàng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả, bảng hiệu... cho ?obánh xèo Nam bộ?.
    Kế tiếp sẽ là sự hình thành các sản phẩm hỗ trợ cho bộ tiêu chuẩn đó như ?obột đổ bánh xèo?, ?ogia vị làm bánh xèo?, ?onước chấm dùng cho bánh xèo?, ?orau sống dùng với bánh xèo?... xuất hiện đồng loạt và thống nhất.
    Bên cạnh đó là các chương trình quảng bá đa dạng trên phương tiện truyền thông, là sự hình thành những ?ophố bánh xèo?, những ?ocuộc thi đổ bánh xèo?, ?olễ hội bánh xèo? , ?okhóa dạy cách làm bánh xèo?... Món đặc sản này sẽ xuất hiện trang trọng trong thực đơn tiếp khách của các vị lãnh đạo như niềm tự hào về văn hóa ẩm thực phương Nam...
    Biết đâu một ngày nào đó trong từ điển bách khoa Larousse của Pháp, bên cạnh những từ ?onuoc mam?, ?onem? (chả giò), ?opho?? được in nguyên văn tiếng Việt sẽ xuất hiện từ ?obanh xeo Nam bo? trang trọng, đánh dấu một thương hiệu VN chính thức tỏa sáng trên bầu trời thế giới.
    ?oNgôi sao? Mười Xiềm trong ?ođội bóng? bánh xèo Nam bộ
    Về phần bà Mười vẫn có thể khai thác thương hiệu riêng ?oMười Xiềm? của mình trong thương hiệu chung ?obánh xèo Nam bộ?. Vai trò của bà Mười giờ đây giống như một cầu thủ ngôi sao tỏa sáng trong một đội bóng nhiều cầu thủ giỏi. Đấy là sự hỗ trợ lẫn nhau giúp cả cầu thủ và đội bóng thăng hoa. Điều này khác biệt hoàn toàn với cách làm trước đó, các công ty trải thảm đỏ mời bà đem thương hiệu về hợp tác, tương tự như các đội bóng muốn chữ ký của một cầu thủ lớn mà không quan tâm tới trách nhiệm góp sức đưa cả một nền bóng đá đi lên, tất yếu ?ocầu thủ? đó cũng bị mệt mỏi và ?onền bóng đá? cũng khó thành công.
    Sau ngày bà Mười Xiềm đi Mỹ về, khu du lịch Phù Sa, TP Cần Thơ đã ?onhanh tay? ký hợp đồng hợp tác có hiệu lực ba năm với bà Mười Xiềm. Theo đó bà làm việc tại khu du lịch Phù Sa, ở cồn Ấu, phụ trách chế biến các loại bánh. Công việc phải làm ngoài bánh xèo là chế biến 15 món ẩm thực. Làm việc từ 8-17 giờ vào các ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết. Tiền công được trả là 300.000 đồng/ngày, hình thức trả khoán vào cuối các ngày có làm việc. Bà Xiềm được hỗ trợ tại nhà 4,5 triệu đồng để làm nhà vệ sinh, 4 bàn tre, 16 ghế đôn tre, 40 cái chén, 40 đôi đũa?
    Quyền lợi chỉ như vậy nhưng nghĩa vụ và trách nhiệm của bà Mười Xiềm là ?ohết sức nặng nề?. Bà không được ký kết hợp đồng và bán thương hiệu với đơn vị và cá nhân nào khác; không được đưa hình ảnh, logo, thương hiệu của các đơn vị và cá nhân khác tại nhà; không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì bà Xiềm không được tham gia chế biến các món ăn ở bất cứ nơi nào, trừ chế biến tại nhà và Sở Văn hóa - thông tin Cần Thơ có yêu cầu chế biến các món ăn phục vụ trong ngành.

  10. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Tiền Giang: Vì sao dân khiếu kiện đông người, vượt cấp?
    Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang thừa nhận việc áp dụng chính sách đất đai còn cứng nhắc, quyền lợi chính đáng của dân chưa được xem xét thoả đáng.
    Dù đã triển khai gần 2 năm, nhưng đường cao tốc TP.HCM ?" Trung Lương đoạn qua hai xã Tam Hiệp và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành) vẫn ì ạch. Nhiều đoạn chưa thể thi công được vì vướng nhà dân, hiện còn hàng chục hộ gia đình đang chờ? ?bồi thường thỏa đáng? mới chịu di dời.
    Khiếu nại đòi tăng giá bồi thường nhưng không được giải quyết dứt điểm, hàng chục hộ dân tại dự án này đã lên tới TP.HCM khiếu kiện vượt cấp, trong khi theo luật thẩm quyền vẫn thuộc UBND huyện Châu Thành và UBND tỉnh Tiền Giang.
    Đền bù giá bèo, nơi thấp nơi cao
    Bà Triệu Thị Kỷ, nhà ở ấp Ngãi Thuận, xã Thân Cửu Nghĩa cho biết gia đình bà có 2 thửa đất được tính giá bồi thường. Trong đó có 497m2 giáp đường 878 được Ban bồi thường huyện Châu Thành ?oáp? là ?ođất thổ quả? và bồi thường giá 82,5 nghìn đồng/m2. Theo bà Kỷ là chưa hợp lý vì ?ođất thổ quả? nằm trên trục lộ giao thông không thể tính ngang bằng giá đất nông nghiệp?!

    Chưa hết, phần diện tích 236m2 đất ở còn lại được chia làm 2 phần 188m2 đất ở và 48m2 đất nông nghiệp cũng bị khiếu nại là bồi thường không đúng. Bà Kỷ cho rằng giá đất ở theo quy định trong khung giá do UBND tỉnh ban hành đất ở trên trục lộ giao thông không quá 1,2 triệu đồng/m2 nhưng các hộ dân ở đây chỉ được bồi thường 600 nghìn/m2.
    Tương tự rất nhiều hộ dân ở xã Thân Cửu Nghĩa cũng bị áp giá đất ở rất thấp. Ban đầu là 450 nghìn đồng/m2 nhưng sau khi người dân khiếu nại, Ban đền bù huyện phải ?ođiều chỉnh? lên 600 nghìn đồng/m2 cho bằng với giá đất ở xã Tam Hiệp kế bên (cùng một tuyến đường nhưng giá đền bù khác nhau ?" P.V)
    Còn tại xã Tam Hiệp, tình hình bồi thường, di dời dân cũng không sáng sủa hơn. Đầu năm nay, 59 hộ dân ấp Chợ Bưng cùng làm đơn vượt cấp lên Trung ương đề nghị ?oxử giúp? vì huyện, tỉnh áp giá đền bù quá thấp gây thiệt thòi cho dân.

    Theo phản ánh của các hộ dân này đất nông nghiệp từ 82,5 nghìn đồng/m2 được nâng giá lên 600 nghìn, còn đất của họ là đất chợ nông thôn (khu thương mại) nhưng cũng chỉ đền bù 600 nghìn đồng/m2 (trong khi giá tại quyết định 63 của UBND tỉnh ngày 28/12/2005 quy định là đất chợ nông thôn bồi thường không quá 4 triệu đồng).
    Nhiều hộ dân ở hai xã Thân Cửu Nghĩa và Tam Hiệp còn bức xúc việc nhiều hộ dân thuộc diện giải toả trắng, nhưng không được bố trí tái định cư. Họ chỉ được ?ohỗ trợ giải toả? 30 triệu đồng để tự tìm chỗ ở mới (?) Khiếu nại tiếp được tăng thêm 23 triệu đồng.
    Một người dân thuộc diện giải toả trắng nói với P.V : ?oSố tiền ?ohỗ trợ? và đền bù quá thấp làm người dân thiệt thòi. Gia đình chúng tôi từ chỗ kinh doanh buôn bán hàng ngày, bị giải toả, bị ?ođẩy? vào sâu 10km, đời sống ?othiếu trước hụt sau? vì không có việc để làm.
    Đền bù thấp, nhưng đền không công bằng cũng khiến dân bất bình. Hàng loạt trường hợp được đưa ra so sánh như ông Cao Văn Hằng xã Tam Hiệp có cháu là cán bộ địa chính, đất bỏ hoang, không có nhà nhưng vẫn tính đất thổ cư; anh của Chủ tịch xã Lý Văn Thơ có căn chòi bỏ hoang, không có điện thoại, đồng hồ điện nước nhưng vẫn được ?okê khống? để tính bồi thường vv..
    "Đụng trần? hay vô cảm?
    Tại buổi sơ kết công tác của Đoàn công tác đặc biệt tỉnh Tiền Giang ngày 17/8, Phó Bí thư tỉnh ủy Tiền Giang Đỗ Tấn Minh nhận định: Các ngành, các cấp chưa thật sự nỗ lực trong công tác giải quyết khiếu nại, tiến độ làm việc còn chậm, ảnh hưởng đến công việc chung. Thái độ làm việc rề rà này không chỉ mới có đây. Trước đó, khi người khiếu kiện chưa kéo lên TP.HCM, UBND tỉnh Tiền Giang đã lập Đoàn công tác đặc biệt để xem xét vấn đề khiếu kiện. Nhưng những nguyện vọng chính đáng của dân vẫn chưa được xem xét thoả đáng.

    Ông Đỗ Tấn Minh, qua đối thoại với dân, nhận định: phần lớn khiếu kiện của dân là có cơ sở. Cơ sở ấy trước hết là sự bất cập trong giá cả bồi thường. Ai cũng thấy giá bồi thường quá thấp (đất thổ cư 600 ngàn đồng/m2, đất nông nghiệp 82.500 đồng/m2), đất có khả năng sinh lợi cao nhưng lại tính theo giá đất nông nghiệp. Có nơi (như ven quốc lộ 1) tuy mang tên đất nông nghiệp nhưng người dân sử dụng làm ăn, buôn bán, khả năng sinh lợi không kém đất đô thị. Nhưng khi áp giá bồi thường, nó được tính bằng giá đất nông nghiệp.
    Còn theo kết quả khảo sát của Đoàn công tác huyện Châu Thành đi khảo sát giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường quanh khu vực ngã tư Đồng Tâm (hướng về TP Mỹ Tho và hướng đi Mỹ Thuận). Theo đó, một mét ngang đất mặt tiền (chiều sâu từ 40-50 mét) ở khu vực này có giá trên dưới 12 cây vàng, tính ra gần 3,5 triệu đồng/m2. Ấy thế mà khi áp giá, một mét vuông nơi này được tính chỉ 600 ngàn đồng đất ở và hơn 82 ngàn đồng/m2 đất nông nghiệp. Một cán bộ tỉnh nói: Bằng này tiền khó có thể mua diện tích đất tương đương để bà con làm ăn buôn bán. Còn mẹ ông Nguyễn Văn Vũ (một người có đất bị thu hồi trong dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương) nói: ?oTiền một mét vuông đất chưa mua nổi 1kg thịt bò?. Người dân không khiếu nại mới là lạ.
    Người dân thấy, cán bộ thấy, người có trách nhiệm trong việc áp giá bồi thường khó có thể nói không thấy. Thấy nhưng ?quy định hiện hành (về giá đất) đã bó chân chúng tôi? - một cán bộ than. Nhưng ông Đỗ Tấn Minh thì không chấp nhận cách lý giải vậy. Trong lần trả lời phỏng vấn chúng tôi mới đây, ông Minh nói: Đáng lẽ cán bộ cơ sở khi phát hiện ra điều bất cập này phải đề xuất hướng giải quyết (như điều chỉnh khung giá đất) lên cấp trên. Nếu không đủ thẩm quyền thì tỉnh sẽ tham mưu lên Trung ương để sửa quy định. ?oQua đây mới thấy cán bộ còn thiếu nhiệt tâm, nếu không muốn nói là vô cảm? - ông Minh nói.
    Người dân chỉ yêu cầu bồi thường sát giá thị trường chứ chưa dám ?omơ? bằng giá thị trường. Nhưng những nguyện vọng của họ thay vì được xem xét thấu đáo lại bị đùn lên đẩy xuống với lá bùa ?ođụng trần quy định hiện hành?. ?oLần này địa phương sẽ cố gắng xem xét để giải quyết hợp tình, hợp lý nguyện vọng của bà con, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện gay gắt, kéo dài, vượt cấp như trước nữa? - Phó Bí thư Đỗ Tấn Minh khẳng định.
    Căn nhà của bà Triệu Thị Kỷ chưa được di dời do bà đang có đơn khiếu nại xem lại mức đền bù
    [​IMG]
    Căn chòi bỏ hoang, không điện thoại, điện nước... nhưng vẫn được "kê" lên để nhận bồi thường (?)
    [​IMG]
    Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang ì ạch thi công vì đền bù giải toả quá chậm
    [​IMG]

Chia sẻ trang này