1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự (nhặt nhạnh trên mạng và báo chí) về Nhạc TRỊNH

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ Thái Hoà với ''Đồng dao hòa bình''

    Ảnh: (Đông đảo người đến thắp hương cho cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đêm 2/4 tại Bình Quới, Thanh Đa)
    .
    Đã ba năm nay, người dân Sài Gòn có một thói quen: chờ đợi ngày giỗ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào đầu tháng tư. Ngày mồng 1, căn nhà của nhạc sĩ như chật chội hơn với đông đảo khán giả đến thắp hương. Dưới đây là dòng tâm sự của ca sĩ Thái Hoà.
    Tôi bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất buổi sáng ngày giỗ cố nhạc sĩ. Vẫn thổn thức như mọi chuyến về nước hàng năm của một đứa con xa Tổ quốc, nhưng lần này là trở về vòng tay của gia đình và bạn bè Hội quán hội ngộ? Hai giờ sau, tôi cùng bạn bè đi đón ca sĩ người Mỹ Jennifer Thomas - một người bạn mà sau 7 năm mới gặp lại. Theo ngôn ngữ tiếng Việt lơ lớ của Jennifer, tất cả tình cảm là để "nhớ đến chú Sơn".
    11h30'', chúng tôi có mặt tại nghĩa trang Gò Dưa, chùa Quảng Bình bên phần mộ người nhạc sĩ, thắp một nén hương lòng, mở chai rượu mạnh và ngẫm nghĩ lại vào đúng giờ phút này 3 năm trước.

    (Ca sĩ Thái Hòa và Jennifer hát bên mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: Đoàn Minh Đức)

    - Jennifer ơi! Phải hát thôi. - Nhưng làm sao có đàn ở đây. Và chúng tôi chợt nhìn thấy một người đang ngồi ôm đàn hát nghêu ngao cách đó không xa? Vậy là trên điệu nhạc dạo thật đơn giản của chiếc đàn guitar chưa kịp so dây, với người bạn vừa mới quen, chúng tôi hát lại bài hát quen thuộc trước nấm mồ người nhạc sĩ qua giọng hát trong vắt của Jennifer? ?oTuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay, tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời?. Sau đó, chúng tôi đã thăm lại ngôi nhà 47 C Phạm Ngọc Thạch vào buổi tối, tham dự đêm Đồng Dao Hoà Bình tối 2/4 ở Hội quán Hội ngộ Bình Quới và đêm hôm sau tại Khu Đồng Vọng, Bình Dương.
    19h30'' đêm 2/4, hơn 7.000 người đã đến khu Bình Quới, Thanh Đa - một con số vượt xa mọi dự tính của ban tổ chức. Đúng 20h, chương trình bắt đầu với những đoạn video tưởng niệm ghi sẵn của đạo diễn Đinh Anh Dũng, biên tập Đỗ Trung Quân và guitar Thanh Huy. Nhân ảnh về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dần dần tái hiện, hoành tráng nhưng chân tình, mộc mạc nhưng đầy ấn tượng.
    Hai hôm sau đêm Đồng dao hòa bình, tôi và những người trong cuộc vẫn không vượt qua cảm xúc ?obồng bềnh? khó tả về ấn tượng của một sân chơi âm nhạc. Một Hồng Hạnh với Ca dao mẹ như xuất hiện từ Thủy Cung để trả lời cho thắc mắc ?oSân khấu ở đâu??. Một Jennifer Thomas trong tà áo dài trắng thanh thoát như giọng hát của cô, rón rén bước ra cùng MC và biên tập chương trình Đỗ Trung Quân để hát Còn tuổi nào cho em. Và cô gái Mỹ tóc vàng đã tình nguyện trả lời MC Phương Thảo bằng tiếng Việt rành rõi về những kỷ niệm với chú Sơn. Cảm xúc được đưa lên đến cao trào trong phần trình diễn của Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh và Trần Mạnh Tuấn? Tiếng trực thăng ầm ĩ, hỏa châu sáng chói đạn bom nổ xé tai trong đoạn video minh họa làm choáng ngợp không gian bỗng chốc chùng xuống đến xé lòng qua tiếng khóc của trẻ thơ và lời ru của cô "bống" Hồng Nhung.
    Rồi tôi trở về với những lời buồn trong bài Phúc âm buồn? Tôi hát như thả hồn mình vào tiếng guitar của Huy và tiếng violon réo rắt của Luận. Và tôi chợt nhớ đến đoạn cô gái người Nhật Bản Michiko Yoshii đã viết trong luận văn tốt nghiệp: ?oChừng nào cái xấu và cái ác của con người vẫn còn tồn tại thì những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn sẽ mãi mãi còn được phổ biến để thức tỉnh trái tim con người?.
    Trịnh Vĩnh Trinh với chất giọng Huế độc đáo trong Ru đời đi nhé lại làm say mê người nghe với cách nhả lời độc quyền của giọng Trịnh: ?oChân đi nằng nặng hoang mang, tai nghe tịch lặng rơi nhanh, dưới khe im lìm?. Phương Thanh bỗng thật dịu dàng đến bất ngờ trong tà áo dài trắng thật dễ thương và khép nép với Diễm Xưa? làm mọi người thích thú khi luôn nghĩ về một cô ?oChanh? vốn rất sôi động trên sân khấu ca nhạc. Cẩm Vân, Lan Ngọc vẫn nồng nàn với những phong cách và bản lĩnh của những giọng ca lâu năm đã gắn bó cùng âm nhạc Trịnh.

    (Một sân khấu giữa lòng hồ nước. Ảnh: Đoàn Minh Đức)

    Bảo Phúc và Trần Mạnh Tuấn lúc sâu lắng, lúc dữ dội khi tưởng nhớ người anh, người bạn Trịnh Công Sơn? Thanh Lam vẫn gân guốc và huyễn hoặc nhạc Trịnh theo triết lý của riêng cô và còn nhiều lắm sự góp mặt của các giọng ca Khắc Dũng, Thùy Dương, Hoàng Trung, Bích Hồng, những người đã luôn gắn bó với nơi này qua những đêm nhạc tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa. 30 hội viên HQHN đã kết thúc đêm nhạc bằng hợp ca Đồng dao hòa bình - chủ đề của năm nay.
    Hình ảnh sau cùng đọng lại trong tôi sau đêm diễn là cành bông sen tím, xám ngắt bỗng được hồi sinh, bớt xanh xao và từ từ lấy lại sắc màu đỏ thắm? một thông điệp đầy nhân bản về luật luân hồi trong triết lý Phật giáo.
    Thái Hòa

    Nguồn: Vnexpress
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/04/3B9D1655/

    Anh về cố quận buồn cùng Trịnh
    Em đến tha hương hát theo Ly
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Có một quán nhạc Trịnh...​

    Hôm nay 1-4, tròn ba năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa này, trong hai đêm 1 và 2-4, nhiều chương trình âm nhạc sẽ diễn ra tại TP.HCM. Và, tại một quán nhỏ ở quận Tân Bình, dòng nhạc của Trịnh lại tiếp tục tuôn chảy...
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có rất nhiều người yêu mến. Có thể vì trong mỗi ca khúc của anh đều mang theo một chút gì đó thân phận của con người trong đời sống mà mỗi người nghe đều tìm thấy ở đó có mình.
    Bác sĩ trẻ Lỗ Thành Trí là một trong số những người đó. Anh bắt đầu đến với nhạc Trịnh từ khi còn là một cậu học sinh trung học. Dù ở tận Đà Nẵng, Trí vẫn cố công tìm được khá nhiều tác phẩm của Trịnh Công Sơn xuất bản qua nhiều thời kỳ. Anh nói: ?oTôi không may mắn được gặp anh Sơn. Nhưng tác phẩm của anh ấy là một trong những gì mà tôi yêu thích nhất?.
    Vào TP.HCM và hoàn thành việc học tập tại đây năm 1998, Trí dành khá nhiều thời gian rảnh rỗi để sưu tập nhạc Trịnh. Và cuối cùng, để thỏa lòng yêu mến, anh mở một quán cà phê nhạc sống chuyên hát nhạc Trịnh ở số 13/20 Âu Cơ, Tân Bình. Từ trung tâm thành phố đến đây có lẽ khá xa và khó tìm. Nhưng với những người yêu nhạc Trịnh, đây là một quán nhạc khá độc đáo.
    Tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, trong hai đêm 1 và 2-4, phòng trà ca nhạc ATB tổ chức chương trình âm nhạc Dã tràng ca (bản trường ca đầu tiên của cố nhạc sĩ); hội quán Hội Ngộ (làng du lịch Bình Quới 1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) có chương trình "Đồng dao hòa bình" vào tối 2-4; đạo diễn Lê Dân đang chuẩn bị làm phim Trịnh Công Sơn - sống và yêu (tên dự kiến)...
    Ra đời được một năm nay, không lớn lắm, chỉ hoạt động vào bốn ngày cuối tuần, nhưng quán nhạc Trịnh của bác sĩ Trí thu hút khá đông khách. Tuy ở xa nhưng quán cũng có nhiều giọng ca quen thuộc ở các quán bar trong trung tâm thành phố đến hát.
    Quán chỉ hát nhạc Trịnh - trừ khi có yêu cầu của khách mới hát một vài ca khúc tiền chiến. Để chương trình mỗi tuần đều hấp dẫn, Minh Ngọc - MC của quán, vốn là một giọng ca từng lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tiếng hát truyền hình 2003 - tìm hiểu khá sâu về thời gian sáng tác của Trịnh Công Sơn nhằm giới thiệu kỹ thời điểm ra đời của từng ca khúc. Điều này khiến nhiều khách thấy thú vị vì giúp họ nắm và hiểu thêm về nhạc Trịnh.
    Mỗi đêm diễn, khách thưởng thức nhạc Trịnh đều thấy người chủ quán ngồi im lặng ở một góc. Anh chăm chú lắng nghe từng lời giới thiệu của MC lẫn tiếng hát của ca sĩ. Anh quan sát gương mặt những người khách đang nghe nhạc một cách rất hứng khởi, như đó là một niềm vui của mình.
    Ngoài giờ làm việc ở Bệnh viện Hoàn Mỹ (hiện nay anh đang theo lớp cao học), Lỗ Thành Trí dành nhiều công sức cho quán. Trông cách anh ngồi nghe, nhìn cũng đủ hiểu anh mê nhạc Trịnh đến mức nào. Và niềm say mê đó đang được cộng hưởng: cuối tuần nào quán cũng gần như thiếu chỗ ngồi.
    TRẦN NHẬT VY
    http://www.tuoitre.com.vn/

  3. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0

    Đêm Say​
    Không phải lần đầu tiên đến với Hội quán Hội ngộ kể từ ngày người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn ra đi nhưng chẳng hiểu sao lần này tôi lại mang một tâm trạng nôn nao khác thường. Dòng người ngày một đông hối hả đổ về Hội quán... Con đường hơn cả cây số dẫn vào khu du lịch Bình Quới đã kẹt cứng người gần một tiếng đồng hồ trước giờ biểu diễn. Có tận mắt chứng kiến không khí rộn ràng, háo hức nơi đây trong những giây phút ấy mới thực sự cảm nhận được hết sức hút mãnh liệt của nhạc Trịnh đối với công chúng. Qủa thực đó là một sức mạnh không biên giới, một thứ âm nhạc bất tử.
    Trước đây tôi đã từng được xem khá nhiều chương trình tưởng niệm thiên tài âm nhạc Trịnh Công Sơn nhưng đến với chương trình kỷ niệm ba năm ngày mất của ông với chủ đề "Đồng dao hòa bình" đêm 2/4/2004 vừa qua tại Hội quán hội ngộ tôi mới thực sự bị chinh phục hoàn toàn. Khác với những sân khấu sang trọng hoành tráng được đầu tư bạc tỷ, không gian của " Đồng dao hòa bình" sao mà nhẹ nhàng và dân dã, gần gũi và ấm cúng, lãng mạn mà đầy tính nhân văn đến thế. Những người yêu nhạc Trịnh đã thực sự được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc thật tuyệt vời. Càng say sưa trong những giai điệu khắc khoải, những ca từ đẹp đẽ ấy càng thấm thía hơn những chiêm nghiệm về cuộc đời, về thân phận, tình yêu mà người nhạc sỹ từng được xem là "phù thủy của ngôn ngữ" ấy đã mang lại cho đời. Để rồi càng lúc càng cảm nhận đúng hơn, rằng: "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra".
    Quả đúng như lời MC Phương Thảo:"Có người đã từng nói rằng trên bàn tay của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn có một nhánh rẽ vào tình sử. Tình yêu trong nhạc của Sơn có hạnh phúc, có khổ đau, có vui, có buồn nhưng tình yêu ấy bao giờ cũng đẹp và thăng hoa". Và rồi trong đêm nhạc "Đồng dao hòa bình" 2/4/2004 tình yêu ấy đã thực sự thăng hoa trong khoảnh khắc xuất thần khi giọng ca của người phụ nữ Mỹ mang tên Jennifer ngọt ngào cất lên: "Tuổi nào như lá vàng úa chiều nay, tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời". Không gian lắng đọng bất chợt vỡ òa . Trong tà áo dài trắng thanh thoát nhẹ nhàng, một Jennifer dịu dàng sóng đôi cùng nghệ sỹ Thái Hòa say sưa trong nhạc phẩm " Còn tuổi nào cho em" đã dẫn dắt người nghe vào một thế giới âm nhạc xúc động đến lạ lùng. Tiếng hát Jennifer càng da diết tôi càng nghe lạnh người. Bạn tôi ngồi cạnh lặng cả người đi. Có cảm giác mọi người xung quanh đang nín thở để tận hưởng giây phút thăng hoa của xúc cảm dâng trào. Càng khâm phục hơn một tâm hồn Việt trong con người Mỹ ấy khi đáp lời của MC Phương Thảo: "Can you speak English?" bằng câu tiếng Việt rất chuẩn: "Không, tôi muốn được giao lưu bằng tiếng Việt với khán giả Việt Nam". Một lần nữa khu du lịch Bình Quới lại vỡ oà trong tiếng vỗ tay vang dội của gần năm ngàn khán giả.
    Bên cạnh một Thùy Dương mượt mà trong ca khúc " Ướt mi", một Hồng Hạnh ngọt ngào với "Ca dao mẹ", một Lan Ngọc đầy đặn và đằm thắm trong "Để gió cuốn đi" là một Trịnh Vĩnh Trinh nồng nàn với "Ru đời đi nhé", một Cẩm Vân rộn rã chan hòa cùng "Nối vòng tay lớn" rồi mãnh liệt quắt quay trong " Sóng về đâu". Bên cạnh một Hoàng Trung khắc khoải xa xăm với " Vết lăn trầm" là một Thanh Lam nhiệt thành pha chút phá cách trong " Một cõi đi về", một Hồng Nhung gợi cảm, điệu đàng và đầy ngẫu hứng nhưng nồng nàn da diết với " Ru tình". Chơt nhận ra cái bóng dáng mong manh thánh thiện của người con gái trong nhạc Trịnh bởi "Ru em hài nhung gấm, ru em gót sen hồng...Ru em ngồi yên đấy, tôi tìm cuộc tình cho". Và đỉnh điểm của sự thăng hoa trong tình yêu nhạc Trịnh đối với riêng tôi đêm hôm ấy có lẽ là khoảnh khắc mà tiếng kèn saxophone của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn cất lên qua nhạc phẩm " Xin cho tôi". Khoảnh khắc khiến tôi quên bẵng tất cả mọi thứ xung quanh mình để thả hồn bồng bềnh trong giai điệu trầm bỗng du dương từ tiếng kèn của người nghệ sỹ tài hoa ấy. Và có lẽ bất ngờ nhất với khán giả của đêm 2/4 là sự xuất hiện của ca sỹ Phương Thanh. Khác với một Phương Thanh quằn quại bốc lửa trong các chương trình nhạc trẻ, Phương Thanh của " Đồng dao hòa bình" là một Phương Thanh dịu dàng đằm thắm, một Phương Thanh đầy nữ tính với mái tóc dài được cột giản dị bằng một cọng dây thun, mộc mạc và dung dị dễ thương như hình ảnh của chính cô trong những chuyến tham gia công tác xã hội. Hình ảnh Phương Thanh nhỏ bé, duyên dáng với tà áo dài trắng thướt tha, tay trong tay người dẫn chương trình Đỗ Trung Quân bước qua chiếc cầu nhỏ tiến gần đến với khán giả trong tiếng ghi ta réo rắt, rồi bất chợt nhẹ nhàng như một cơn gió thoảng: " Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao" khiến không gian Hội quán hội ngộ thêm một lần vỡ oà . Giọng ca mà tôi chờ đợi nhiều nhất trong chương trình đêm ấy chính là Quang Dũng. Tôi vốn thích tiếng hát của Dũng không phải vì nó thấp thoáng đâu đó bóng dáng của Tuấn Ngọc, cũng chẳng phải vì giọng hát ấy tiềm ẩn trong một dáng vẻ thư sinh đẹp trai mà phải chăng xuất phát từ sự đồng cảm của những người cùng thế hệ, sự đồng cảm với dòng nhạc mà anh đã chọn để rồi với chất giọng trầm ấm mà nồng nàn sâu lắng và tất cả nổ lực của mình Quang Dũng của ngày hôm nay đã thực sự tìm được chỗ đứng trong lòng công chúng. Anh đã không phụ lòng những người hâm mộ khi thể hiện rất thành công nhạc phẩm" Đêm thấy ta là thác đổ" và càng xuất thần hơn trong thông điệp gửi gắm về một niềm tin vào cuộc sống qua " Tôi ơi đừng tuyệt vọng". Chúc cho tiếng hát Quang Dũng sẽ ngày càng bay cao và bay xa hơn nữa trên con đường nghệ thuật và cũng chúc cho anh luôn đứng vững trên đôi chân của chính mình.
    Xin ngàn lần cám ơn " Người viết tình ca hay nhất thế kỷ". Xin cám ơn anh Cao Lập, nhà tổ chức chương trình. Cám ơn đạo diễn Đinh Anh Dũng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, người dẫn chương trình duyên dáng Phương Thảo, cám ơn tiếng kèn saxophone đầy ma quái và quyến rũ của nghệ sỹ Trần Mạnh Tuấn, tiếng Piano khi thánh thót lúc dìu dặt của nhạc sỹ Bảo Phúc, tiếng violin du dương vời vợi từ đôi tay lả lướt điệu nghệ Hoàng Công Luận... Xin cám ơn tất cả các anh chị em nghệ sỹ, những người bạn chí tình của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, những người đến với " Đồng dao hòa bình" bằng tất cả tấm chân tình bất vụ lợiõ đã chiêu đãi " tín đồ" nhạc Trịnh một đêm ngất ngây, chếnh choáng trong men say - say cùng nhạc Trịnh.
    Hoàng Thu Trang
    Nguồn: www.vietnhac.org
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ca sĩ Cẩm Vân: Không thể quay lưng với tình người, tình đời...



    Trước đây, thoảng đôi lần nhớ tới Trịnh Công Sơn là tôi lại nhớ đến giọng hát khàn đục mà da diết của một ca sĩ mà những ai trong lứa tuổi trung niên như chúng tôi đều biết đến. Dường như nhạc Trịnh viết ra chỉ dành riêng cho cô ấy. Bởi khó có ai đó vượt qua được tiếng hát được mệnh danh là "liêu trai" ấy.
    Nhưng đôi khi, ngẫm ra để rồi buồn biết mấy, nếu như dòng nhạc của Trịnh Công Sơn tồn tại qua các thế hệ lại không còn ai có thể hát hay được nữa những tuyệt phẩm âm nhạc của anh...
    Thật may, với tôi và cũng có thể còn có rất nhiều người như tôi cũng đồng ý rằng, bây giờ vẫn còn có đó giữa đời một giọng ca thể hiện tốt nhất nhạc Trịnh Công Sơn: Cẩm Vân - một tiếng hát thành danh sau ngày đất nước thống nhất. Và lần này, khi nhớ đến sinh nhật Trịnh Công Sơn vào ngày 28/2 tới đây, tôi lại nhớ đến một chất giọng trầm ấm rất lạ của Cẩm Vân.
    - Năm 1980 Cẩm Vân tham dự Liên hoan Ca khúc chính trị ở Berlin, Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1980.
    - Sáu tháng sau cùng với nhóm nữ 30.4 của TP Hồ Chí Minh tham gia biểu diễn tại Bungary.
    - Năm 1985 lần đầu tiên được cử đi dự thi ca nhạc chuyên nghiệp ở Dressden, Đức. Và đoạt giải Đặc biệt của Ban giám khảo.
    - Sau đó là các chuyến đi biểu diễn ở Bình Nhưỡng, Cộng hòa DCND Triều Tiên.
    - Từ khi đất nước mở cửa, Cẩm Vân đã có những chuyến biểu diễn thành công ở một số nước châu Âu, châu Úc...

    Năm 2000, tôi cũng đã từng được nghe Cẩm Vân với album Trịnh Công Sơn Huế - Sài Gòn - Hà Nội được công luận lúc bấy giờ công nhận là một trong hai album hay nhất trong năm của các hãng băng đĩa TP Hồ Chí Minh. Cho đến nay, sau hơn 3 năm, album này vẫn còn được nhiều người tìm mua trên các cửa hàng băng đĩa. Đến bây giờ thì...
    - Nghe đồn rằng Cẩm Vân đang chuẩn bị cho ra đời một album mới của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

    - Vâng, tôi đã thu âm xong 30 ca khúc của anh Trịnh Công Sơn, những ca khúc mà tôi yêu thích nhất. Nhưng trước mắt sẽ cho ra album mới với tên gọi Xin cho tôi với những ca khúc để đời của anh như Tình nhớ, Hạ trắng, Rừng xưa đã khép, Tôi đang lắng nghe, Xin mặt trời ngủ yên, Hành hương trên đồi cao, Tôi sẽ đi thăm, Xin cho tôi... Hy vọng rằng với cách hòa âm rất mới và nghe rất lạ của nhạc sĩ Bảo Phúc, album Xin cho tôi sẽ được người nghe đón nhận còn nhiều hơn album Huế - Sài Gòn - Hà Nội nữa.
    Từ ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra đi, nhiều chương trình ca nhạc tưởng niệm rất hoành tráng đã được tổ chức, những đêm nhạc nhớ anh ở các phòng trà, hội quán... Cẩm Vân cũng được mời đến hát với tư cách là một trong những người hát hay nhất nhạc Trịnh. Và ở những đêm diễn này, Cẩm Vân luôn được khán giả cổ vũ nồng nhiệt với những tràng pháo tay tưởng chừng như không bao giờ tắt.
    - Khán giả yêu thích một Cẩm Vân hát hay nhạc Trịnh hay là nhạc Trịnh vốn đã hay nên được nhiều người yêu thích?
    - Cho tôi xin được làm người ?oăn theo? trong những tác phẩm âm nhạc bất hủ của anh Trịnh Công Sơn. Ngay từ thuở bé, tôi đã từng nghe nhạc của anh, cho đến tận bây giờ những ca khúc của anh không bao giờ cũ. Sức lôi cuốn về giai điệu và ca từ của Trịnh Công Sơn mãi mãi vẫn còn. Có rất nhiều ca khúc của anh luôn làm tôi xúc động. Tôi thật hạnh phúc khi hát được nhạc của anh và đã được công chúng yêu mến. Qua album Huế - Sài Gòn - Hà Nội, chắc chắn người nghe đầu tiên đến với album này là đến với âm nhạc Trịnh Công Sơn sau đó mới là yêu thích tiếng hát của Cẩm Vân... chút xíu thôi!
    - Cẩm Vân còn là người quen thân với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Vân có thể kể lại những kỷ niệm vui buồn với nhạc sĩ họ Trịnh?
    - Một lần nữa tôi lại phải nói lời... ?ocho tôi xin?! Trịnh Công Sơn với tôi như là người anh đáng kính. Quen biết anh lâu tất nhiên có nhiều kỷ niệm vui buồn. Như tôi đã nói, cho tôi xin được làm người ?oăn theo? những tác phẩm âm nhạc của anh hơn là ?oăn theo? tiếng tăm và hào quang của anh!
    - Nghe đồn rằng, Cẩm Vân sắp sửa làm liveshow?
    - Có thể có nhiều quan niệm liveshow khác nhau theo cách nghĩ của từng ca sĩ. Riêng tôi liveshow là cái gì đó lớn lắm, nghiêm túc lắm và có một sự kiện gì đó quan trọng lắm trong đời thì mới nói đến. Có lẽ người ta đồn tôi sắp làm liveshow là nói tới việc tôi dự định thực hiện một chương trình ca nhạc để ra mắt album Xin cho tôi của tôi. Tôi cũng có ý làm một chương trình ra mắt cho lạ một chút đó mà. Cũng vì một chút gì lạ đó mà khi nghe tôi có ý định thực hiện đã có đến ba người bạn rất thân là đạo diễn ca nhạc nổi tiếng của thành phố cùng tiếp tay. Thật hạnh phúc khi có những người bạn như thế trong đời! Chương trình ra mắt album Xin cho tôi dự kiến sẽ tổ chức trong vài tháng tới tại Nhà hát Thành phố. Và xin thứ lỗi, tôi chưa thể cho biết những gì cụ thể hơn nữa. Vì chúng tôi sẽ ?obật mí? vào giờ chót !
    - Có thể nói Cẩm Vân là một trong những ca sĩ miền Nam được đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới từ sau ngày đất nước thống nhất. Từ Liên Xô, Bungary tới Cộng hòa DCND Triều Tiên, từ châu Âu đến châu Úc... Và gần đây là những chuyến đi du lịch ở Mỹ. Đi nhiều nơi như thế hẳn Vân có nhiều kỷ niệm đáng nhớ?
    - Vâng, có quá nhiều kỷ niệm. Và cũng có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Nhưng có lẽ đáng nhớ nhất trong đời là lời tỏ tình của ?ongười ấy? trong dịp sinh nhật của tôi ở Mátxcơva, năm 1986, để rồi sau đó chúng tôi làm đám cưới tại Sài Gòn vào năm 1991 và kết quả là sự hiện diện của hai cô con gái rất dễ thương của chúng tôi cùng sống trong một mái nhà.
    - Theo Cẩm Vân, để có được một mái ấm gia đình hạnh phúc như hiện nay, thì cần có những điều kiện gì?
    - Có người nói hạnh phúc không phải là cái gì đó từ trên trời rơi xuống, mà phải là sự tìm kiếm, vun đắp và gìn giữ của cả hai người. Với chúng tôi thì còn phải thêm một điều nữa là hãy sống với tình yêu thật chân thật và thật đẹp trong mắt nhau, trong đôi mắt trẻ thơ của hai con và trong mắt của tất cả những khán giả mến mộ.
    - Mới đây trong một lần cả gia đình Cẩm Vân đi du lịch ở Mỹ đã có dư luận cho rằng gia đình sẽ ở lại... Và gần đây cũng có một số ca sĩ đã ở lại Mỹ khi đi du lịch. Cẩm Vân nghĩ gì về điều này?
    - Có lẽ với những đồng nghiệp của tôi thì mỗi người có một hoàn cảnh riêng khi họ đi tìm cho mình một lối đi, một cách sống và một nơi để kiếm sống. Tôi không có ý kiến gì về suy nghĩ và hành động của họ. Riêng tôi thì đã có nhiều chuyến đi ra nước ngoài, để ca hát cũng có mà để đi du lịch thăm thân nhân cũng có. Đúng là khi cả hai vợ chồng và con cái cùng đi nghỉ hè ở Mỹ cũng đã có tin đồn cho rằng tôi muốn định cư ở đó. Tất nhiên đó cũng chỉ là tin đồn. Bởi tôi không thể quay lưng với tình người, tình đời trên đất nước mà tôi sinh ra và lớn lên. Tình của những bậc lão thành, những đàn anh đàn chị đã quan tâm dẫn bước tôi đi trên từng cung đoạn của con đường nghệ thuật. Tình của những bạn bè, người thân luôn có mặt bên tôi những lúc thăng trầm của đời sống. Và càng không thể quay lưng lại với tất cả khán giả đã từng yêu mến tôi và quyết định sự tồn tại của tôi trên sân khấu ca nhạc nước nhà. Cho đến bây giờ khán giả cũng vẫn còn rất nồng nhiệt với tôi khi bước ra sân khấu. Nhân đây, qua trang báo Thanh Niên, cho tôi xin được nói lời tri ân chân thành đến tất cả quý vị khán giả đã, đang và sẽ còn yêu mến tiếng hát của Cẩm Vân.
    Vũ Duy Giang (thực hiện)
    Theo Thanh Niên

  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đạo diễn Lê Dân với bộ phim: Trịnh Công Sơn sống và yêu
    Đạo diễn Lê Dân là người sống cùng thời với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn, đã trải qua những ngày tháng đấu tranh sôi nổi của sinh viên, học sinh trước 1975. Ông đang chuẩn bị làm phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Sắp đến ngày giỗ lần thứ 3 của anh (1-4-2004), chúng tôi đã gặp ông và nghe ông nói:
    Ngay từ lúc Trịnh Công Sơn qua đời ngày 1-4-2001, tôi đã tự nhủ: ?oMình phải làm phim về anh?. Ba năm đã trôi qua, mọi tình cảm lắng đọng càng khiến cho tôi thấy rõ sự ra đi của anh là một mất mát lớn lao đối với bạn bè, thân thuộc và công chúng. Tôi muốn làm một bộ phim có chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật cao về Trịnh Công Sơn, một nghệ sĩ tài hoa được rất nhiều người trong nước và ở nước ngoài ái mộ. Tôi mong ước những ai chưa biết nhiều về Trịnh Công Sơn sau khi xem phim sẽ yêu mến anh, và những người nào đã từng yêu anh trước đây sẽ yêu anh hơn qua phim.
    - Đạo diễn sẽ đưa đời sống thật của nhân vật vào phim, hay sẽ thêm phần hư cấu?
    - Tôi không muốn một ai xem phim xong sẽ nói: ?oĐây không phải là Trịnh Công Sơn?. Cuộc đời và tác phẩm của anh quá phong phú, không cần phải hư cấu thêm điều gì, truyện phim vẫn đầy tính hấp dẫn. Tác phẩm này sẽ là một phim truyện đầy chất tài liệu. Điều đó sẽ tạo nên sức hấp dẫn của phim.
    - Nội dung phim khai thác chủ yếu cuộc đời Trịnh Công Sơn hay nhạc Trịnh Công Sơn?
    - Suốt đời anh, cuộc sống và âm nhạc gắn bó nhau, không tách rời. Vậy nói về anh, phải có nhạc và khi đưa nhạc vào phim, phải có anh. Điều cốt yếu là phải toát ra được cái hồn của nhạc, cái chất của Trịnh Công Sơn. Những người ái mộ hằng tôn vinh anh là nhạc sĩ của tình yêu, quê hương và thân phận. Phim sẽ khai thác sâu đậm những nét đặc biệt ấy và có thể lấy tên là ?oTrịnh Công Sơn sống và yêu?.
    Anh vẫn sống mãi qua thời gian. Quan niệm cùng cách sống và cách yêu của anh qua hơn 500 bài hát là những thông điệp quý giá đầy lòng nhân ái gởi đến cho người đời. Phim phải chọn lọc những gì tinh túy nhất của anh để nói lên điều ấy.
    - Chắc hẳn đạo diễn cũng quan tâm đến sức hút khán giả, chú ý đến thị trường khi làm phim?
    - Tôi và các bạn góp vốn đều có chung quan điểm, không đặt nặng vào tính toán lời lỗ, chỉ mong sao tác phẩm thành công về mặt nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ hết sức cố gắng để làm nên một bộ phim hấp dẫn và xúc động với khán giả trong nước và ở nước ngoài. Tháng 2-2004 vừa rồi, tôi đã đến Pháp để chuẩn bị bối cảnh quay ở Paris, nơi cô nữ sinh viên Nhật Yoshi Michiko đã trình bày luận án thạc sĩ: ?oNhững bài hát chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn? và cũng là nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhà văn Nguyễn Quang Sáng được mời sang tiếp cận với kiều bào tại Pháp. Vào tháng 5-2004, chúng tôi lại đi Nhật để chuẩn bị những cảnh quay bên ấy; tại xứ sở Trịnh Công Sơn đã được tiếp đón và tôn vinh, với giải thưởng ?oDĩa vàng? năm 1969. Trong mỗi chuyến đi như thế, chúng tôi sẽ hợp tác với các bạn ở nước ngoài và chào hàng trước phim của mình.
    Chúng tôi muốn chứng minh: Phim nghệ thuật vẫn có khán giả và có thị trường nếu được chuẩn bị tốt và làm tốt.
    (SGGP)

  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Kỷ niệm ba năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
    Những bức ảnh gợi nhớ


    Đã có nhiều nhà nhiếp ảnh - cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư- chụp ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Điều đặc biệt là hầu như tất cả những ai có dịp cầm máy ghi lại hình ảnh ông đều lưu giữ trong lòng những cảm xúc, kỷ niệm khó quên về người nhạc sĩ tài hoa này cả trước, trong và sau khi chụp...

    Đào Hoa Nữ và "tấm thảm bay" Một cõi đi về
    Có dịp đến thăm khu tưởng niệm Trịnh Công Sơn ở quán Hội Ngộ (Khu du lịch Bình Quới, Thanh Đa, TP Hồ Chí Minh) hẳn bạn sẽ dừng lại rất lâu trước bức ảnh lớn chụp nhạc sĩ đang ngồi chơi guitar trên nền ca khúc Một cõi đi về khổng lồ, bản nhạc tựa như một tấm thảm bay để "Aladin - Trịnh Công Sơn" phiêu du...

    Nhiếp ảnh gia Đào Hoa Nữ - tác giả bức ảnh kể: "Hồi Nữ còn là một cô bé thì anh Sơn đã nổi tiếng. Trước khi cầm máy ảnh, Nữ vốn là... "ca sĩ - sinh viên". Ở Huế, nhà Nữ ở Phú Cam, còn nhà anh Sơn... gần cầu Phú Cam - nghĩa là rất gần nhau, cả địa lý lẫn "nghề nghiệp", nhưng vốn ngại tiếp xúc với người nổi tiếng nên Nữ không dám cầu thân. Chỉ đến những năm 1977 - 1980, Nữ mới có dịp đi hát "giới thiệu ca khúc mới" với các anh Trịnh Công Sơn, Trương Quốc Khánh, Nguyễn Nam, Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn... Có những khuya, đi diễn từ vùng xa về, xe bị "pan", các anh xuống xe, vừa hát hò vừa đẩy xe, chỉ có Nữ được "ưu tiên" ngự trên xe... Lần đầu tiên Nữ chụp ảnh anh Sơn là sau đợt anh xuất viện (lần đầu) về nhà. Lúc ấy, anh Đinh Hiếu ở Đài Phát thanh - Truyền hình Huế có vào TP.HCM nhờ Nữ dẫn đến nhà anh Sơn để anh ấy ghi hình, nhân đó Nữ có chụp ảnh anh Sơn. Nhà chật, mà đèn quay phim nóng quá nên Nữ chỉ chụp được khoảng chục kiểu ảnh. Về nhà thấy tiếc, vậy là Nữ cố hình dung ra những kiểu ảnh mình sẽ chụp Trịnh Công Sơn. Rồi không biết có phải do "linh cảm" một điều sẽ xảy ra hay không mà Nữ đã mua một cuộn giấy cứng khổ lớn (bề ngang 1,6 mét - dài 5 mét), kẻ khuôn nhạc và viết lên đó những nốt nhạc của ca khúc Một cõi đi về, còn phần tựa và lời sẽ nhờ anh Sơn ghi vào, như là thủ bút của tác giả. Nữ trao đổi với anh Sơn và được anh đồng ý. Một hôm anh gọi Nữ đến, vẽ chữ xong, anh và Nữ treo bản nhạc lên, phần cuối trải xuống chạm nền nhà, anh Sơn ôm đàn ngồi vào đó và hát chính bản nhạc "nền" này. Nữ chụp chân dung anh ở nhiều góc độ, nhiều tư thế nhưng mới chụp được khoảng 15 phút thì có người bạn anh đến giục anh đi viếng vợ họa sĩ Trịnh Cung. Anh Sơn bảo: "Mình quên khuấy đi. Hẹn Nữ hôm khác vậy?. Nhưng Nữ đã không còn dịp nào nữa ngoại trừ... chụp đám tang anh".
    Duy Anh: "Tiếc là tôi đã... quá thần tượng anh"
    Tôi chụp chân dung Trịnh Công Sơn nhiều nhất vào những năm 1993 - 1994. Điều thú vị là những bức ảnh này sau khi công bố có rất nhiều người - quen có, lạ có, có cả đồng nghiệp nữa - ngỏ ý mua lại với mong muốn có một tấm ảnh đẹp của anh treo trong nhà. Thấy mọi người ái mộ, thương yêu anh, nên tôi tặng ảnh anh chứ không bán. Có khi tôi mang ảnh đến tặng anh thì được anh khen: "Ồ, cái lumière (ánh sáng) của Duy Anh lạ quá !".
    Những khi tôi ngỏ lời muốn chụp ảnh thì anh cũng tỏ ra rất thân tình, dễ chịu, nhưng tôi không nghĩ anh là người thích được chụp hình. Những lần tôi đến chụp, anh không nói gì nhiều, chỉ lặng lẽ bắc chiếc ghế ra ngồi cùng điếu thuốc trên tay, tôi cứ thế mà chụp. Chỉ một lần duy nhất tôi mạnh dạn đề nghị được chụp anh trong xưởng vẽ của anh và được anh chấp nhận. Điều tôi còn luyến tiếc mãi là trong nhà anh rất thiếu ánh sáng, nhưng anh ngồi sao thì tôi chụp vậy, chứ chưa dám một lần đề nghị anh được sắp xếp, dàn dựng một tấm ảnh đúng theo ý mình. Bởi vì tôi quá thần tượng anh, thần tượng ngay từ thời còn là học sinh trung học, sau này tôi cũng có những tác phẩm lấy ý tưởng từ âm nhạc của anh, nên đứng trước anh tôi không đủ sức để đưa ra ý kiến của mình nữa. Có lẽ vì thế nên mãi tận bây giờ tôi vẫn chưa có được một tấm ảnh ưng ý nhất về anh.
    Trịnh Công Sơn
    tại xưởng vẽ.

    Người chụp ảnh nghiệp dư và bức chân dung thần tượng

    Ngay lối đi vào của quán Hội Ngộ còn có tấm hình chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đen trắng được phóng lớn để ở một vị trí trang trọng. Bức ảnh này được hội quán lấy làm hình ảnh chủ đề cho album nhạc Trịnh Công Sơn Về nơi cuối trời và được chọn làm hình nền chủ đề cho Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Festival âm nhạc đa quốc gia "San Valvario - Mon Amour" tại Turin, Italy (19-10-2003). Các tác phẩm trưng bày ở hội quán hầu hết là của những nghệ sĩ nổi tiếng hoặc những người bạn thân thiết của Trịnh Công Sơn gửi tặng. Nhưng tác giả tấm hình này, ông Lê Hưng, một tay máy nghiệp dư thì chỉ nhận mình là người hâm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Là một thầy giáo nhưng ông Lê Hưng lại có thú đam mê chụp ảnh. Khoảng năm 1978-1979, qua sự giới thiệu của họa sĩ Vũ Hối, ông đã gặp Trịnh Công Sơn lần đầu tiên ở Hội quán Văn nghệ (TP Hồ Chí Minh). Ông xin được chụp chân dung nhạc sĩ và được nhạc sĩ đồng ý. "Tôi thấy anh Sơn hay hút thuốc mà hút thuốc thì phải có vẻ trầm ngâm suy tư, vì vậy phải làm sao tạo được một chút khói và phải nhìn nghiêng sẽ thấy khuôn mặt anh đầy đặn hơn, có chút trầm tư nhìn xa vắng như chờ đợi... Tôi cũng có "đạo diễn" nhưng chỉ ít thôi, ở thế giơ tay lên, đưa tay xuống. Phải mất 4-5 kiểu ảnh, anh Sơn hút hết gần điếu thuốc tôi mới có được tấm này". Ông còn cho biết một phát hiện thú vị. ?oNếu để ý kỹ bức hình này sẽ thấy cái băng keo trắng dán giữa hai mắt kính cho thấy hình như cái gọng kính đó đã bị nứt rồi. Có thể chiếc kính này là của một người nào đó tặng, anh Sơn quý và vẫn đeo?.

    HÀ ĐÌNH NGUYÊN - QUANG THI - LÊ PHƯƠNG ANH
    Theo Thanh niên
  7. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Tìm thấy một ca khúc chưa phổ biến của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
    Thứ Năm, 22/04/2004 - 3:13 PM
    Trong lễ kỉ niệm ngày mất của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn tại gia đình, các người em của anh đã công bố bài hát mới tìm thấy trong tập bản thảo mang tên ?oMichiko?.
    Đây là ca khúc anh viết tặng một người bạn gái Nhật Bản đã gắn bó với Việt Nam và âm nhạc của Trịnh Công Sơn.
    Hiện Michiko đã lập gia đình, vẫn trở về Việt Nam thăm viếng gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, và đã có mặt trong đêm kỉ niệm này.
    Đêm kỷ niệm đã biến thành một đêm nhạc tuyệt vời trước bàn thờ nhạc sỹ.
    Theo Doanh nhân Sài Gòn
    http://www4.tintucvietnam.com/Am-Nhac/2004/4/45805.ttvn
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Hai phiên bản ca khúc "Diễm xưa" vào top 10 tại Nhật Bản

    Tin từ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cho biết, cả 2 phiên bản ca khúc "Diễm xưa" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (có phần lời bằng tiếng Nhật) do nữ ca sĩ thể loại enka (dân gian Nhật) nổi tiếng nhất nước Nhật hiện nay, Tendo Yoshimi thể hiện đều lọt vào vòng 10 bài hay nhất theo thăm dò của Oricon Entertainment Site tháng 3/2004.
    Nhạc phẩm Diễm xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được một nữ ca sĩ Việt Nam (ca sĩ Khánh Ly) hát tại Nhật lần đầu tiên vào năm 1970 nhân Expo Osaka. Bài hát này và một số bài khác của Trịnh Công Sơn như Hạ trắng (Gekkabijin, Nguyệt hạ mỹ nhân) sau đó đã được hãng Columbia thu vào đĩa.
    Năm 1978, đài NHK số 1 đã thực hiện phim truyện nhiều kỳ Sài Gòn Kara Kita Tsuma To Musuko dựa trên cuốn sách do ký giả Kondo Koichi viết về câu chuyện chính gia đình ông. Tuy không có liên hệ gì với bộ phim, nhưng bài Diễm xưa đã được dùng làm nhạc chủ đề của phim truyện này.
    Năm 1998, Đài NHK lại phát ca khúc Diễm xưa lần nữa. Nữ ca sĩ Tendo Yoshimi (Thiên Đồng) 45 tuổi, từng đến Việt Nam đã mặc "áo dài", hát bài Diễm xưa bằng tiếng Nhật (tựa đề Utsukushimukashi, Mỹ tích) vào tháng 8/2002, cũng do NHK thu và phát hình. Đến ngày 31/12/2003, Tendo tiếp tục trình diễn Utsukushimukashi trong chương trình Hồng Bạch (chương trình văn nghệ tổng kết thành tích nghệ sĩ trong năm) do NHK tổ chức.
    Năm nay chương trình bước vào lần thứ 54, được tiếp vận tới khoảng 50 quốc gia khác trên thế giới. Bà Tendo đã hát và thu đĩa bài Utsukushimukashi phiên bản 1 vào tháng 9 năm 2003 và phiên bản 2 vào tháng 2 năm 2004 với lối hòa âm dễ hát karaoke hơn. Việc cả hai phiên bản của 1 ca khúc cùng lọt vào "top 10" là chuyện lạ chưa từng có ở Nhật và có lẽ cả trên thế giới.
    Theo Thanh Niên
    Nguồn: http://tintucvietnam.com
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn với trái tim dành cho hòa bình

    Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) có lẽ là món quà tuyệt diệu nhất cho những nỗ lực trong suốt cuộc hành trình dài 40 năm vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Sự nghiệp âm nhạc cho hoà bình của Trịnh Công Sơn khởi đầu từ 1965, và thật sự trở thành hiện tượng cuốn hút ở miền Nam Việt Nam khi tập ca khúc Thần thoại, quê hương và thân phận của ông xuất bản vào 1966. Cùng với tình ca, thiền ca là những ca khúc viết về chiến tranh và hòa bình, là khúc sông có dòng chảy mãnh liệt nhất và cũng tha thiết nhất cho chiến tranh không còn và nền hòa bình thật sự cho Việt Nam.
    Như một nhà truyền giáo, tận tụy và khắc khổ, thách thức và tin yêu, Trịnh Công Sơn miệt mài, kiên trì viết và hát, trốn tránh và xuất hiện trong suốt thời kỳ chiến tranh. Từ Sài Gòn ra Huế và ngược lại, đâu đâu lòng ngưỡng mộ của tuổi trẻ miền Nam dành cho những ca khúc tiêu biểu ước mơ của họ mà ông đã viết và cùng họ hát như sóng trào dâng không ngừng:"... Quả tim này dành cho lửa hồng/ Cho hòa bình, cho con người còn chờ đấu tranh..."
    Chính nhờ có dòng nhạc hòa bình đầy xúc cảm như thế, tầm vóc của Trịnh Công Sơn vượt qua mọi giới hạn địa lý và văn minh. Từ châu Âu đến bên kia bờ đại dương, Jacques Prel, một người Bỉ, kẻ hát rong tuyệt vời trên các kinh thành của cựu lục địa, đã vận động lòng nhân ái con người thay chỗ chiến tranh, Joan Baez và Bob Dylan đã làm cho người Mỹ xuống đường từ NewYork cho đến California, đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, bằng các ca khúc và tiếng hát phản chiến đầy cuốn hút.
    Nhạc phản chiến của họ cũng như các ca khúc hòa bình của Trịnh Công Sơn như thứ ánh sáng của lương tâm, thứ ánh sáng quý giá cuối cùng dẫn dắt con người ra khỏi vùng u minh của tham vọng. Từ đó họ là bạn của nhau mặc dù chưa hề được thấy mặt một lần. Chính Joan Baez, nữ ca sĩ nổi tiếng người Mỹ gốc La tinh nói với Bob Dylan về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam. Và giờ đây, cả 3 tên tuổi này cùng được tôn vinh trong chương trình WPMA, tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội vào 22/6.
    "Nơi đây tôi chờ/ nơi kia anh chờ/ trong căn nhà nhỏ/ mẹ cũng ngồi chờ/ anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu/ người tù ngồi chờ.../ Chờ tin mừng sông/ chờ núi cũng chờ mong/ Chờ trên vầng trán mẹ thắp lên bình minh/ Chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thương vô bờ..." (Chờ nhìn quê hương sáng chói).
    Những lời bài hát như thế làm sao không mang thế giới đến gần với Việt Nam hơn. Chính John Schafer, người Mỹ từng ở Huế và yêu nhạc Trịnh Công Sơn, hiện là học giả ở Mỹ, viết trong bài tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Rất ít cái chết của người danh tiếng làm tôi bàng hoàng như khi nghe tin Trịnh Công Sơn mất. Tôi thấy Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng đến người Việt vào trạc tuổi chúng ta, tương tự như Joan Baez ảnh hưởng đến thế hệ người Mỹ cùng thế hệ với tôi vậy".
    Khi Trịnh Công Sơn qua đời, các báo Nhật đều đăng tin và Diễm xưa được phát lại rất nhiều lần theo yêu cầu của khán giả Nhật. Ở xứ sở hoa anh đào, bài hát của ông mới được dịch ra tiếng Nhật, do ca sĩ Nhật hát và phổ biến trên các đài phát thanh.
    Dẫu sao, một giải thưởng như tên gọi của nó, dù đến muộn với Trịnh Công Sơn, vẫn là một ý nghĩa lớn, đáng ca tụng vì nó đã chọn đúng những người làm nên một thời đại âm nhạc hòa bình, mang tính lịch sử không chỉ với Việt Nam mà cho toàn thế giới.
    Trịnh Cung
    (Theo Đẹp)
    Nguồn: http://vnexpress.net
  10. marble_eyes

    marble_eyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    TRịnh Công Sơn với trái tim yêu Hoà Bình
    [black]Được tôn vinh ở giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) có lẽ là món quà tuyệt diệu nhất cho những nỗ lực trong suốt cuộc hành trình dài 40 năm vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.[/black]Sự nghiệp âm nhạc cho hoà bình của Trịnh Công Sơn khởi đầu từ 1965, và thật sự trở thành hiện tượng cuốn hút ở miền Nam Việt Nam khi tập ca khúc Thần thoại, quê hương và thân phận của ông xuất bản vào 1966. Cùng với tình ca, thiền ca là những ca khúc viết về chiến tranh và hòa bình, là khúc sông có dòng chảy mãnh liệt nhất và cũng tha thiết nhất cho chiến tranh không còn và nền hòa bình thật sự cho Việt Nam.
    Như một nhà truyền giáo, tận tụy và khắc khổ, thách thức và tin yêu, Trịnh Công Sơn miệt mài, kiên trì viết và hát, trốn tránh và xuất hiện trong suốt thời kỳ chiến tranh. Từ Sài Gòn ra Huế và ngược lại, đâu đâu lòng ngưỡng mộ của tuổi trẻ miền Nam dành cho những ca khúc tiêu biểu ước mơ của họ mà ông đã viết và cùng họ hát như sóng trào dâng không ngừng:"... Quả tim này dành cho lửa hồng/ Cho hòa bình, cho con người còn chờ đấu tranh..."
    Chính nhờ có dòng nhạc hòa bình đầy xúc cảm như thế, tầm vóc của Trịnh Công Sơn vượt qua mọi giới hạn địa lý và văn minh. Từ châu Âu đến bên kia bờ đại dương, Jacques Prel, một người Bỉ, kẻ hát rong tuyệt vời trên các kinh thành của cựu lục địa, đã vận động lòng nhân ái con người thay chỗ chiến tranh, Joan Baez và Bob Dylan đã làm cho người Mỹ xuống đường từ NewYork cho đến California, đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, bằng các ca khúc và tiếng hát phản chiến đầy cuốn hút.
    Nhạc phản chiến của họ cũng như các ca khúc hòa bình của Trịnh Công Sơn như thứ ánh sáng của lương tâm, thứ ánh sáng quý giá cuối cùng dẫn dắt con người ra khỏi vùng u minh của tham vọng. Từ đó họ là bạn của nhau mặc dù chưa hề được thấy mặt một lần. Chính Joan Baez, nữ ca sĩ nổi tiếng người Mỹ gốc La tinh nói với Bob Dylan về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và gọi Trịnh Công Sơn là Bob Dylan của Việt Nam. Và giờ đây, cả 3 tên tuổi này cùng được tôn vinh trong chương trình WPMA, tổ chức tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội vào 22/6.
    "Nơi đây tôi chờ/ nơi kia anh chờ/ trong căn nhà nhỏ/ mẹ cũng ngồi chờ/ anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu/ người tù ngồi chờ.../ Chờ tin mừng sông/ chờ núi cũng chờ mong/ Chờ trên vầng trán mẹ thắp lên bình minh/ Chờ ngày Việt Nam thống nhất cho những tình thương vô bờ..." (Chờ nhìn quê hương sáng chói).
    Những lời bài hát như thế làm sao không mang thế giới đến gần với Việt Nam hơn. Chính John Schafer, người Mỹ từng ở Huế và yêu nhạc Trịnh Công Sơn, hiện là học giả ở Mỹ, viết trong bài tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Rất ít cái chết của người danh tiếng làm tôi bàng hoàng như khi nghe tin Trịnh Công Sơn mất. Tôi thấy Trịnh Công Sơn đã ảnh hưởng đến người Việt vào trạc tuổi chúng ta, tương tự như Joan Baez ảnh hưởng đến thế hệ người Mỹ cùng thế hệ với tôi vậy".
    Khi Trịnh Công Sơn qua đời, các báo Nhật đều đăng tin và Diễm xưa được phát lại rất nhiều lần theo yêu cầu của khán giả Nhật. Ở xứ sở hoa anh đào, bài hát của ông mới được dịch ra tiếng Nhật, do ca sĩ Nhật hát và phổ biến trên các đài phát thanh.
    Dẫu sao, một giải thưởng như tên gọi của nó, dù đến muộn với Trịnh Công Sơn, vẫn là một ý nghĩa lớn, đáng ca tụng vì nó đã chọn đúng những người làm nên một thời đại âm nhạc hòa bình, mang tính lịch sử không chỉ với Việt Nam mà cho toàn thế giới.

Chia sẻ trang này