1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự (nhặt nhạnh trên mạng và báo chí) về Nhạc TRỊNH

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 01/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. marble_eyes

    marble_eyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mới nhặt được bài trên nên lên post vào. Post xong nhìn lại mới thấy TCSKL đã post lên rồi
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Không sao đâu, tin này được đưa đến 3 lần trong box Trịnh cơ... Cảm ơn marble_eyes nhé. Mong có thêm nhiều bài viết khác.
  3. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    Sách mới về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn:
    Cây Đàn Lia Và Chàng Hoàng Tử Bé_ đó là cuốn sách mới nhất viết về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và là cuốn sách thứ tám viết về nhạc sỹ tài hoa này kể từ sau khi ông qua đời. Cuốn sách của Hoàng Phủ Ngọc Tường dày 150 trang, chia thành 10 chương, mỗi chương được đặt tên bằng tên của một ca khúc Trịnh, như Dấu chân địa đàng (chương 1, thời thơ ấu), Tuổi đá buồn (chương 3, thời trưởng thành)... Ngoài ra còn có phần phụ lục với hình ảnh và bút tích sinh động. Cuốn sách được nhà văn ấp ủ từ sau khi bạn mình qua đời, khởi viết từ đầu tháng 2-2004, theo yêu cầu của gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
    M.T.
    Nguồn: Nhật Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 11-05-2004
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    "Tôi chịu ảnh hưởng của anh Sơn lòng yêu thương đối với con người. Anh Sơn dường như bao giờ cũng hiểu tại sao người ta mắc sai lầm. Anh nghiêm khắc nhưng cũng đầy độ lượng", ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh trò chuyện cùng chúng tôi.
    Chị đã chuẩn bị cho đêm nhạc WPMA như thế nào?
    Ngay từ khi được ban tổ chức báo tin, tôi đã lên kế hoạch cho mình. Đối với ca sĩ bán chuyên nghiệp như tôi thì được tham dự một chương trình lớn như vậy là thách thức. Do vậy, tôi đã dành nhiều thời gian luyện thanh và xử lý bài hát theo cách thức mới, để công chúng thế giới cảm nhận tốt hơn tác phẩm của anh Sơn, nhưng vẫn đảm bảo màu sắc VN.
    Đây là đêm tôn vinh giá trị hoà bình trong âm nhạc, tôn vinh khát vọng hoà bình của dân tộc VN nên tôi sẽ hát Nối vòng tay lớn. Tôi mong khán giả sẽ cùng mình hoà vang ca khúc này trong đêm diễn ra giải thưởng WPMA.
    Theo chị thì trong các ca sĩ VN, ai là người thể hiện thành công nhất tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?
    Không thể không nhắc tới Khánh Ly, nữ ca sĩ được công nhận là hát nhạc Trịnh thành công nhất. Tuy nhiên, những sáng tác sau này của anh được ca sĩ trẻ thể hiện thành công hơn. Cẩm Vân, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Tô Lịch, Quang Dũng? đều có tìm tòi riêng và gắn tên tuổi mình với một số ca khúc. Nhưng thành công ở tất cả các bài hát như Khánh Ly trong giai đoạn trước thì không có.
    Gần đây, tôi bất ngờ khi nghe nữ ca sĩ trẻ Lô Thuỷ ở Hà Nội. Cô có giọng hát lạ, có nét riêng, rất hợp với phong cách sáng tác của anh Sơn, đồng thời mang lại sự trẻ trung, quyết liệt của thời đại mới. Nếu được đầu tư tốt, Lô Thuỷ sẽ là một "sứ giả" mới của nhạc Trịnh.
    Chị có thể cho biết đôi nét về album tập hợp các bài hát của Trịnh Công Sơn dành cho thiếu nhi, sắp được phát hành?
    Bài hát cho thiếu nhi là một mảng sáng tác lớn và thành công của anh Sơn, nhưng ít được phổ biến. Do vậy, tôi ấp ủ từ lâu mong ước làm album này. Nhất là từ khi anh Sơn mất đi, tôi càng bị thôi thúc hơn, vì nghĩ rằng mình không làm thì không có ai khác đem mảng sáng tác quan trọng ấy đến với công chúng. Qua album này, người yêu nhạc Trịnh sẽ khám phá một thế giới tinh thần mới rất đỗi trong sáng, thân thương và thắm đượm tình người.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng thừa nhận, những tác phẩm bất hủ trên mọi lĩnh vực nghệ thuật đều do tài năng cộng với sự đau khổ mà thành. Vậy anh đã chia sẻ tâm sự của mình như thế nào?
    Tôi nghĩ, không chỉ riêng anh Sơn mà tất cả các tên tuổi lớn trong mọi lĩnh vực đều có suy nghĩ tương tự. Chỉ khi thấu hiểu nỗi đau khổ với mọi người thì sáng tạo của họ mới được đông đảo xã hội chấp nhận. Trong đại gia đình của tôi, anh Sơn là cả, tôi là út. Từ anh đến tôi là cả một thế hệ, nên có những nỗi niềm của anh mà chỉ khi lớn lên và trải qua nỗi đau riêng, tôi mới hiểu. Lúc đó, lại càng thương anh hơn. Anh ở trong nước một mình, nhưng gia đình tôi lúc nào cũng có người ở bên, do vậy, anh chia đều nỗi đau cho mọi người, chứ không chỉ riêng tôi.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn coi trần gian là cõi tạm và từng viết: ?oTôi đã mơ thấy chuyến đi của mình?. Chị nghĩ về điều này như thế nào?
    Câu đó chưa xúc động bằng: ?oMột ngày chợt mơ tôi thấy tôi qua đời? (Bên đời hiu quạnh). Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải từ giã cõi đời nhưng nói lên được một cách nhẹ nhàng như vậy thì chỉ một số ít người mới làm được. Anh Sơn đã bỏ cuộc đời để gắn bó với âm nhạc, từ bỏ hạnh phúc cá nhân để gắn với hạnh phúc của đại gia đình, nên đối với tôi, anh là người thân yêu nhất. Thật khó mà diễn tả cảm xúc người thân yêu của nhất của mình về sự ra đi.
    Hình ảnh nào về anh Sơn khiến chị xúc động nhất?
    Đó là hình ảnh anh khóc bên linh cữu mẹ. Khỏi phải nói anh Sơn thương mẹ như thế nào. Quan hệ giữa mẹ và anh Sơn rất đặc biệt. Ngoài tình mẹ con, hai người còn như những người bạn tri kỷ, hiểu nhau mà không cần phải nói bất cứ lời nào. Mẹ là người đầu tiên thẩm định mọi sáng tác và những lời góp ý của mẹ luôn được anh ghi nhận, chỉnh sửa. Anh Sơn đã gửi gắm tình yêu thương vô bờ bến của mình đối với mẹ trong các ca khúc Ca dao mẹ, Huyền thoại mẹ và trong những đoản văn chưa từng công bố.
    Đối với anh Sơn, cái chết của mẹ là mất mát lớn nhất trong đời. Có thể nói đó là sự mất mát kép, vì vừa mất mẹ, vừa mất đi một người bạn tri kỷ. Do vậy, hình ảnh anh khóc bên linh cữu mẹ là hình ảnh xúc động nhất với tôi. Sau này, tôi đã quyết định mai táng anh ngay bên cạnh mộ mẹ, để hai người luôn được gần nhau.
    Nguồn: http://tintucvietnam.com
  5. hailuahaudau

    hailuahaudau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    may quá, lâu ngày lò dò vô đây thì hay được tin này, quyển sách này hailua tui chờ đợi lâu rồi (vì vốn ngưỡng mộ ông nhà văn ham chơi Hoàng Phủ này mà !). Ngặt nỗi giờ đường xá xa xôi quá không cách nào mua được, vậy anh em nào có thời gian và lòng hảo tâm thì post dần lên cho bà con đọc ké cái nhe, 150 trang chắc cũng không là quá nhiều ?!!!
    đa tạ lắm lắm thay !!!
    ,,,,,,,,,,,
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bác Hai, lâu lắm mới thấy bác quay lại chốn này.. Kỳ này phiêu du những đâu thế bác?
    Cuốn sách đó chỉ có nước mua về rồi đem gửi cho bác thôi. Cuối năm tôi về, sẽ mua một quyển biếu bác nếu tôi tìm được và nếu bác chờ được...
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Tendo Yoshimi
    2 phiên bản ca khúc "Diễm xưa" vào top 10 tại Nhật Bản


    Tin từ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cho biết, cả 2 phiên bản ca khúc Diễm xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (có phần lời bằng tiếng Nhật) do nữ ca sĩ thể loại enka (dân gian Nhật) nổi tiếng nhất nước Nhật hiện nay, Tendo Yoshimi thể hiện đều lọt vào vòng 10 bài hay nhất theo thăm dò của Oricon Entertainment Site tháng 3/2004.
    Nhạc phẩm Diễm xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được một nữ ca sĩ Việt Nam hát tại Nhật lần đầu tiên vào năm 1970 nhân Expo Osaka. Bài hát này và một số bài khác của Trịnh Công Sơn như Hạ trắng (Gekkabijin, Nguyệt hạ mỹ nhân) sau đó đã được hãng Columbia thu vào đĩa. Năm 1978, đài NHK số 1 đã thực hiện phim truyện nhiều kỳ Sài Gòn Kara Kita Tsuma To Musuko dựa trên cuốn sách do ký giả Kondo Koichi viết về câu chuyện chính gia đình ông. Tuy không có liên hệ gì với bộ phim, nhưng bài Diễm xưa đã được dùng làm nhạc chủ đề của phim truyện này. Năm 1998, Đài NHK lại phát ca khúc Diễm xưa lần nữa. Nữ ca sĩ Tendo Yoshimi (Thiên Đồng) 45 tuổi, từng đến Việt Nam đã mặc "áo dài", hát bài Diễm xưa bằng tiếng Nhật (tựa đề Utsukushimukashi, Mỹ tích) vào tháng 8/2002, cũng do NHK thu và phát hình. Đến ngày 31/12/2003, Tendo tiếp tục trình diễn Utsukushimukashi trong chương trình Hồng Bạch (chương trình văn nghệ tổng kết thành tích nghệ sĩ trong năm) do NHK tổ chức. Năm nay chương trình bước vào lần thứ 54, được tiếp vận tới khoảng 50 quốc gia khác trên thế giới. Bà Tendo đã hát và thu đĩa bài Utsukushimukashi phiên bản 1 vào tháng 9 năm 2003 và phiên bản 2 vào tháng 2 năm 2004 với lối hòa âm dễ hát karaoke hơn. Việc cả hai phiên bản của 1 ca khúc cùng lọt vào "top 10" là chuyện lạ chưa từng có ở Nhật và có lẽ cả trên thế giới.
    Theo Calitoday.com
  8. EmPlayCu

    EmPlayCu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH CÔNG SƠN_NGƯỜI DẠY TÔI SỰ LỊCH LÃM
    Tôi học được ở Trịnh Công Sơn về sự lịch lãm lúc còn rất trẻ, chính xác hơn là lúc tôi rờI bỏ trường trung học Võ Tánh ?" Nha Trang, ra Huế học Mỹ thuật năm 1957. Sơn, lúc bấy giờ là một thanh niên của cố đô Huế, xuất thân là một cậu ấm được hấp thụ cả hai nền văn hóa Việt ?" Pháp. Trái lạI, tôi là một gã học sinh tỉnh lẻ, con nhà nghèo từ lúc lọt lòng mẹ.
    Tôi thích Sơn ngay lần gặp đầu tiên vì cách cảm thụ văn nghệ cũng như cách sống của anh, vừa tinh tế, vừa mớI mẻ lạI ấm áp tình bạn. Và tôi đã lớn dần về mặt tâm hồn lẫn sự lịch lãm từ tình bạn này.
    Ngoài sự chia sẻ về cảm thụ văn học, âm nhạc, Sơn còn dạy tôi khiêu vũ. Sơn nhảy beebop rất đẹp. MỗI lần bán được tranh, tôi và Sơn đi ăn cơm Tây và sau đó đến vũ trường. Không được làm bạn vớI sơn, chắc bây giờ khi ăn cơm Tây tôi sẽ lọng cọng vớI muỗng nĩa hay sẽ uống nhầm rượu vang đỏ khi ăn cá và uống rượu vang trắng khi ăn thịt. Cũng nhờ Sơn mà lúc trẻ tôi biết ăn mặc khi đi làm, khi đi dự tiệc, biết thế nào là một bộ veston đẹp, lịch sự vớI một chiếc cà vạt lụa và vững vàng vớI một đôi giày da đúng cách.
    Đó cũng là lần đầu tiên tôi sắm được cho mình một bộ veston bằng vảI dormeuil của Anh do nhà may nổI tiếng Jean Tailor thực hiện, và một đôi giày da của Trinh?Ts Shoes ?" nhà đóng giày bậc nhất của Việt Nam thờI ấy. Thật là thú vị khi khoác lên ngườI những áo quần được may bởI các thợ may tài danh thờI bấy giờ như Tân Tân, Jean Tailor chuyên về veston. Các nhà may De Fouquiere, La Ligne chuyên về sơ-mi. Giày da cho nam giớI có Trinh shoes, giày nữ có Belle. MỗI dịp về ăn Tết vớI mẹ và các em, Sơn đều mang về những món quà từ những thương hiệu ấy. Sự thú vị đặc biệt được cảm nhận khi ăn mặc, ngoài chất và màu của vảI, chính là ?onghệ thuật cắt? mà các nhà chuyên môn gọI là cách ?ocúp?. NgườI ta có thể may giống bất kỳ kiểu quần áo nào, nhưng để có một bộ quần áo ?ochic? đúng nghĩa, ngườI may phảI được học vớI những bậc thầy trong nghề để được truyền bí quyết cách ?ocúp?. HồI đó ở Sài Gòn, ngườI ta không dùng từ nhà tạo mẫu hay là nhà thiết kế thờI trang, mà chỉ dùng từ đơn giản là nhà may (tailor). Nhưng chắc chắn rằng các nhà thiết kế hiện đạI của chúng ta ngày nay ít có ngườI có trình độ ?ocúp? áo quần như những nhà may đã nêu.
    Vào năm báo ?oPhụ nữ? thành phố lần đầu tiên tổ chức cuộc thi hoa hậu áo dài, Sơn đã không mặc được bộ veston do một nhà may danh tiếng hàng đầu ở Sài Gòn thiết kế, dù đã được may đo cẩn thận. Đây là món quà giá trị của ban tổ chức tặng cho các giám khảo cuộc thi để mặc cho buổI lễ khai mạc, nhưng Sơn có cảm giác như mang trên ngườI một cái hộp bằng vải. Sau đó vài ngày, tôi đã chứng kiến anh đã tặng lạI bộ veston này cho ngườI bạn lớn tuổi.
    Sự lịch lãm trong đờI sống tinh thần và vật chất của Sơn đã ảnh hưởng một cách sâu đậm đến cách sống của tôi. Từ lúc còn đi học cho đến ngày nay, lúc nào và bất kỳ ở đâu, Sơn cũng đều có phong thái thanh lịch trong cư xử vớI bạn bè và mọI người. Sơn không bao giờ để cho những ngườI bạn nghèo hơn mình phảI trả tiền mỗI lần đi hàng quán, Sơn thường tổ chức góp tiền giúp bạn gặp tai nạn hoặc gặp khó khăn. Và tất nhiên, Sơn luôn là ngườI đóng góp nhiều hơn chúng tôi.
    Những ngày cuốI đờI của Sơn, dù bệnh tật đã vắt kiệt sức, Sơn vẫn giữ được phong thái thanh lịch khi nằm trên giường bệnh, tất cả mọI điều đau đớn và tuyệt vọng Sơn đều để nó diễn ra một cách nhẹ nhàng. Hơn 2 năm rồI, chúng ta không còn ngồI vớI anh ở một góc phố hay ở bất cứ nơi thân quen nào để nhìn cuộc đờI đang hốI hả ngược xuôi hay lặng lẽ chìm lắng, Trịnh Công Sơn - một con ngườI lịch lãm cho đến hơi thở cuốI cùng, như vẫn cùng chúng ta tiếp tục chia sẻ niềm vui và nỗI đau của đờI này.
    Họa sĩ Trịnh Cung (trích từ báo ?oPhụ nữ?)
    Được EmPlayCu sửa chữa / chuyển vào 20:28 ngày 27/05/2004
  9. EmPlayCu

    EmPlayCu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Trịnh Công Sơn xuyên Việt

    Từ hôm nay đến 9/6, Lãnh sự quán Italy tại Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT các tỉnh thành tổ chức chương trình nhạc Trịnh Công Sơn xuyên Việt. Show diễn nhân dịp cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được trao giải Âm nhạc Hòa bình Thế giới 22/6, chào mừng quốc khánh Italy và hoạt động của thư viện Trịnh Công Sơn tại thành phố Torino.
    Tham dự có các nghệ sĩ từ nước ngoài và ban nhạc Jazz của Italy gồm: Fulvio Albano - saxophone, Roberto Pedroli - piano, Enrico Ciampini - double bass, Alberto Parone - drums, Nguyễn Thanh Huy - guitar, Hoàng Công Luận - piano, Quyền Văn Minh - saxophone, Trần Mạnh Tuấn - saxophone, cùng các ca sĩ Jennifer Thomas, Nguyễn Hữu Thái Hòa.
    Chương trình dự kiến tổ chức vào các ngày 1/6 tại Nhà hát lớn Hà Nội trong chương trình Hà Nội Opera, kết hợp cùng các nghệ sĩ chơi nhạc truyền thống như Vũ Bá Phổ - đàn nhị, Vũ Bá Nha - đàn nguyệt, Tạ Thị Ký - đàn T-rưng, Lê Tuấn Tú - sáo trúc. Ngày 4/6 tại Nhà hát Lớn thành phố Huế trong chương trình Festival Huế. Ngày 7/6 tại Bob café TP HCM. Ngày 9/6 tại Hội quán Trịnh Công Sơn, Khu du lịch Văn Thánh.
    Chương trình sẽ giới thiệu lại những tình khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như Còn tuổi nào cho em, Diễm xưa, Hạ trắng, Một cõi đi về, Chiếc lá thu phai, Nối vòng tay lớn.
    Nguyên Bảo


    .
    Ca sĩ Jennifer Thomas và Thái Hòa
    Được EmPlayCu sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 02/06/2004
  10. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0

    HOA VÀNG MẤY ĐỘ: Giao lưu Việt_Italia
    Tối thứ Tư tuần tới, 9/6/2004, tại làng Du Lịch Bình Quới TPHCM, đêm nhạc mang chủ đề ca khúc nổi tiếng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn- "Hoa Vàng Mấy Độ" , sẽ là cuộc hội ngộ và giao lưu giữa hai nghệ sỹ saxophone Trần Mạnh Tuấn (Việt Nam) và Fuvio Albano (Italia). Giai điệu chính của cuộc giao lưu này sẽ là những tình khúc của Trịnh Công Sơn. Ngoài phần trình diễn của hai cây sax sẽ là tiếng hát của Lan Ngọc, Hồng Hạnh, Hoàng Lan, Jenifer, Bảo Phúc, Thái Hòa, tiếng guitare Thanh Huy, violon Anh Tú, Hoàng Công Luận, piano Tường Chi... và MC Đỗ Trung Quân. 400 vé mời được phát miễn phí vào sáng thứ Hai (7/6/2004) tại Khu Du Lịch Văn Thánh (48/10 Điện Biên Phủ _Quận Bình Thạnh _TPHCM).
    PV
    Nguồn: Thể Thao&Văn Hóa số 45 (1554) , ra ngày 4/6/2004

Chia sẻ trang này