1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự (nhặt nhạnh trên mạng và báo chí) về Nhạc TRỊNH

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 01/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Vĩnh Trinh: ''Tôi may mắn vì được làm em anh Sơn''

    "Tôi chỉ là một ca sĩ bán chuyên nghiệp nên chẳng dám nói rằng mình đã có thành công thực sự. Tôi yêu ca hát từ nhỏ nhưng tính tình khá nhút nhát. Nhờ có anh động viên nên tôi đã hát và thu âm thành công nhiều ca khúc của anh", chị tâm sự.
    - Như vậy là nhờ có anh mà khán giả cũng chú ý hơn đến một ca sĩ hát nhạc Trịnh là em gái của anh?
    - Nếu tôi không phải là em anh Sơn, hiểu được những uẩn khúc và tâm tư của anh thì có lẽ tôi cũng không thể hiện được một phần nào những điều ấy. Bất cứ một ca sĩ nào khi cất tiếng hát đều phải đối mặt với sự khắt khe của công chúng. Khán giả sẽ chỉ thực sự đón nhận ca sĩ khi tiếng hát đi được vào con tim khối óc của họ. Chứ không phải bởi vì ca sĩ này là người thân của một nhân vật tiếng tăm nào đó.
    - Cái tên Vĩnh Trinh của chị rất đặc biệt và đẹp. Đó có phải là một cái tên của anh Sơn đặt cho chị hay là một nghệ danh?
    - Lúc mẹ tôi mang thai 4 tháng, ba tôi mất. Đó cũng đúng là lúc anh Sơn phải chuyển học vô Sài Gòn. Trước khi đi, anh dặn mẹ tôi, ''''Nếu sinh em gái thì đặt tên là Trinh'''', mà không nói nếu sinh con trai đặt tên gì. Tôi có tên từ trước khi ra đời, Trịnh Vĩnh Trinh. Dòng bên nội nhà tôi con gái đều mang họ là Trịnh Vĩnh, còn con trai là Trịnh Xuân. Thực ra tên đầy đủ của anh Sơn là Trịnh Xuân Công Sơn.
    - Trong video "Ru tình" của chị, anh Sơn có nói chị là khúc đuôi của con rắn và anh là cái đầu. Tại sao đuôi ấy lại ngọ nguậy quá muộn khi cái đầu đã ?ora khỏi hang??
    - ''''Ngứa cổ hát chơi'''' muộn ư? Có lẽ là do số phận. Một hôm khi nghe tiếng hát của tôi, anh Sơn hiểu ra cô em út của mình đã lớn. Và bởi vì anh chia sẻ với tôi khá nhiều điều nên anh cho rằng, nếu tôi là người hát, tôi có thể hiểu anh nhiều nhất.
    - Chẳng lẽ anh Sơn không hề biết khi còn nhỏ, chị cũng yêu nhạc của anh?
    - Tôi mê hát từ nhỏ mà không được hát. Gia đình tôi người Huế, tôi là con gái út nên chẳng ai muốn tôi dấn thân vào nghề ca hát. Năm tôi 8 tuổi, bên Nhật mời anh Sơn và tôi sang hát, nhưng lúc đó anh không đi được. Gia đình vì thế cũng không cho tôi đi luôn. Tới năm 16 tuổi, tôi mới bắt đầu hát nhạc của anh chỉ trong phạm vi các trường học. Lớn hơn một chút anh Sơn mới cho phép tôi đi hát cùng anh cho khán giả học sinh, sinh viên mà thôi. Năm tôi 18 tuổi, chị Khánh Ly lúc đó có phòng trà Khánh Ly trên đường Đồng Khởi cũng có rủ tôi về hát. Dĩ nhiên gia đình không cho phép tôi đi hát như một ca sĩ.
    - Vậy bản thu âm đầu tiên của chị là vào lúc nào?
    - Năm 1981, lần đầu tiên tôi về Việt Nam thăm anh Sơn có gặp nhạc sĩ Thanh Tùng làm hoà âm bên Mỹ. Trong một buổi ngồi chơi, tôi có hát cho mọi người nghe. Sau đó anh Tùng giới thiệu tôi với Khánh Hà. Chị Khánh Hà sau đó mời tôi từ Canada sang Mỹ thu thanh. Lúc đó, tôi phải giấu gia đình chuyện được mời hát. Sau khi Trung tâm Diễm xưa mời tôi ký hợp đồng thu thanh thì gia đình và anh Sơn mới biết. Nhưng lúc đó thì chẳng còn ai cấm nữa vì có lẽ tôi đã đủ lớn.
    - Chị để lại ấn tượng với khán giả qua ba ca khúc "Môi hồng đào", "Muôn trùng biển ơi" và "Còn tuổi nào cho em" (bản phối jazz). Theo chị, người yêu nhạc Trịnh đón nhận chị vì điều gì?
    - Anh Sơn luôn nói với tôi rằng phải hát nhạc của anh thật giản dị như là những lời tâm sự thôi, tránh lên gân và lạm dụng kỹ thuật. Tôi đã cố gắng làm theo lời anh dặn. Có thể chính vì sự mộc mạc như vậy mà người nghe đã chấp nhận tôi chăng? Còn anh, có lẽ anh thích những bài hát trên là vì chúng thật là trẻ.
    - Khánh Ly, Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh là ba giọng hát hiểu nhạc Trịnh. Trần Thu Hà, Quang Minh là 2 giọng hát làm đẹp nhạc Trịnh. Còn Thanh Lam luôn làm mới nhạc Trịnh? Theo chị đâu là lý do để có nhiều người hát nhạc của anh Sơn đến thế.
    - Tôi không thể đánh giá và xếp theo các tiêu chí nào cả. Chúng tôi hát nhạc của anh vì đơn giản chúng tôi giống như mọi người yêu những bài hát và tấm lòng của anh. Theo tôi, chỉ có thể nói rằng Khánh Ly là người hát nhạc Trịnh thành công nhất trong giai đoạn sáng tác đầu của anh. Những ca khúc anh Sơn viết sau này phù hợp hơn với những giọng ca trẻ. Cẩm Vân, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Quang Minh, Quang Dũng... đều gắn được tên tuổi của mình vào một số ca khúc của anh. Tôi xin được nhắc ưu ái đến một giọng hát ít tên tuổi hơn là ca sĩ Lô Thuỷ. Tôi thấy giọng hát này có sức mạnh tiềm ẩn. Nếu được đầu tư đúng hướng tôi nghĩ cô ấy sẽ thành công trong những ca khúc của anh tôi.

    - Đứng trên cương vị một người hát nhạc Trịnh, chị nghĩ sao khi có nhiều nhân vật - không chỉ ca sĩ - thường đem những câu chuyện giao tiếp hoặc những kỷ niệm với anh Sơn để làm phương tiện đánh bóng bản thân mình?

    - Thật buồn khi có những người như vậy. Sinh thời anh Sơn là người rất bao dung độ lượng. Anh biết hết những ai sống nhờ vào tên tuổi của anh, nhưng anh vẫn luôn rộng lượng đối với họ. Bởi anh thường nghĩ rằng nếu nhờ đó mà họ có cuộc sống tốt hơn thì anh cũng không áy náy. Cá nhân tôi thấy rằng, cứ vô tư thả hết hồn mình vào âm nhạc của anh, làm cầu nối giúp người nghe đón nhận những điều mà anh Sơn gửi trong đó, thì người nghệ sĩ đã tự đánh bóng được tên tuổi của mình rồi. Kỷ niệm thuộc về dĩ vãng, ta chỉ có thể gìn giữ kỷ niệm chứ không thể ?oăn mày dĩ vãng?.
    - Anh Sơn để lại một gia tài lớn là các ca khúc. Trong số đó chị thích nhất bài hát nào?
    - Khó có thể nói tôi thích nhất bài nào, bởi mỗi bài hát đều là một kỷ niệm nào đó của anh tôi. Tất cả những kỷ niệm đó đối với tôi giờ đây đều là vô giá.
    - Ai là người hưởng bản quyền những ca khúc của anh. Có lẽ chị là ca sĩ duy nhất có trong tay những tác phẩm chưa công bố của anh. Chị có muốn độc quyền các ca khúc đó?
    - Đại gia đình của tôi còn lại 7 anh em là những người thừa hưởng bản quyền ca khúc của anh Sơn. Nhưng trong tình trạng bảo vệ bản quyền kém như hiện nay thì khó mà có thể nói đến việc sử dụng những khoảng tiền thu được từ tác quyền như thế nào. Còn những tác phẩm chưa được biết đến cũng như các ca khúc chưa được hát trong các tập sách nhạc của anh, tôi sẽ cố gắng thu âm dần dần. Còn những bài đã công bố rồi thì ai cũng có thể hát.

    - Nhiều ca khúc trong tập "Ca khúc da vàng" của Trịnh Công Sơn vì nhiều lý do mà chưa được phép công bố. Chị có hy vọng sau khi Giải thưởng âm nhạc vì hoà bình thế giới được trao cho anh, những bài hát này sẽ được nhìn nhận lại?

    - Tôi không hy vọng gì hơn thế. Lúc anh Sơn còn sống, hai anh em đã chọn lựa rất kỹ khoảng 20 bài hát với khát vọng hoà bình rất phù hợp hoàn cảnh bây giờ và xin phép được phát hành. Nhưng đã hơn 5 năm anh em tôi chưa nhận được hồi âm.
    - Đã gần 4 năm, chị im lặng không xuất hiện như một ca sĩ. Cuộc trở về làm album lần này sẽ níu chân chị lâu hơn và nhiều hơn?
    - Đã 3 năm sau khi anh ra đi, gia đình tôi vẫn bàng hoàng. Mọi người cũng thay nhau trở về Việt Nam để trông nom căn nhà của anh. Còn bản thân tôi, ngoài một số công việc ở Việt Nam tôi cũng thường xuyên trở về. Hiện nay đứa con trai thứ hai của tôi mới 5 tuổi vẫn đang ở cùng ông bà nội ở Sài Gòn. Tôi muốn con học hết phổ thông ở mảnh đất đã gắn bó nuôi dưỡng cả gia đình. Thời gian trước đây, tôi nhận được nhiều lời đề nghị làm CD Trịnh Công Sơn. Nhưng phải đến năm nay, sau lần giỗ thứ 3 của anh, tôi mới bình tĩnh hơn để có thể làm được những việc có ý nghĩa. Ngoài hai album đang thực hiện tôi sẽ cố gắng biến ngôi nhà của anh thành nhà lưu niệm và hoàn thành một cuốn sách, chỉnh sửa những chi tiết chưa chính xác về anh Sơn trong những tập sách gần đây.
    - Chị sẽ chăm sóc hơn vai trò ca sĩ hát nhạc Trịnh chứ?
    - Tôi thật sự sợ và không muốn được gọi là ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh. Tôi chỉ muốn hát thôi chứ chưa sống hết cuộc sống của một ca sĩ. Chữ ca sĩ này đòi hỏi mình phải sống nhiều hơn với nghề. Còn tôi sống bằng nhiều nghề, sống vì nhiều đời sống. Mà mỗi người chỉ nên có một nghề mà thôi.

    - Cuộc sống của chị hiện nay?

    - Hiện nay tôi đã chuyển qua Mỹ định cư. Cuộc sống cũng bình thường. Cháu lớn năm nay đã 19 tuổi sống tự lập ở Canada và đang học Luật tại Đại học Toronto.
    - Nghe nói, con trai chị trước đây được coi là một tài năng về âm nhạc?
    - Cháu lớn của tôi, tên là Nhất Thể. Đây là tên của anh Sơn đặt với ý nghĩa là ''''Vạn vật trong vũ trụ đều đồng nhất''''. Năm cháu 2 tuổi đã tham gia chương trình dành cho trẻ em chưa biết chữ và học nhạc bằng cảm âm. Và đến 3 tuổi rưỡi cháu đã được biểu diễn violon cổ điển trong trường nhạc. Năm 6 tuổi thì cháu được đặc cách nhận học bổng trước tuổi của một trường nhạc ở New York mà tôi không nhớ tên. Lúc đó tôi đã rất lo lắng và hỏi ý kiến anh Sơn về việc quyết định tương lai cho Nhất Thể. Tôi nghĩ ngành âm nhạc thật sự hấp dẫn nhưng quá nguy hiểm cho cháu. Nếu cháu trở thành một tài năng thì thật tốt, nhưng làm sao biết trước tương lai. Mà nếu cháu chỉ đi được nửa đường rồi dừng lại thì tôi rất khổ tâm. Cháu mới 6 tuổi, tôi không muốn để nó đi học xa. Sợ bị mất con nên tôi đã quyết định không cho cháu đi học, đó là quyết định của một người mẹ yêu con bình thường và anh Sơn rất ủng hộ tôi.
    - Bây giờ thì con trai chị đã chuẩn bị thành một luật sư không còn liên quan đến âm nhạc?
    - Không. Lúc đó, Nhất Thể muốn chuyển qua học guitar và tôi đã để cháu học trong Nhạc viện và song song với việc học phổ thông. Cháu vẫn học nhạc và chơi nhạc như một sự đam mê. Nhất Thể cũng như các anh em họ khác đều tự hào về cậu Sơn. Cháu cũng tự sáng tác nhưng chủ yếu là nghe và hát nhạc Tây, viết nhạc tiếng Anh. Cháu chỉ nói được tiếng Việt giỏi mà tiếc là không đọc và viết được. Đây cũng là lý do tôi muốn cậu em Thể Thiên của cháu được học phổ thông tại Việt Nam.
    Nguồn: vnexpress.net
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Hoãn vô thời hạn Lễ trao Giải âm nhạc vì hoà bình?
    Hôm nay (16/6), ông Matt Taylor, đã bắt đầu "cuộc đàm phán" với phía Việt Nam về việc hoãn tổ chức Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới lần 2 (WPMA) (dự kiến ban đầu sẽ tổ chức tại sân Mỹ Đình vào ngày 22/6).
    Cho đến thời điểm này chưa có bất cứ thông tin chính thức nào về thoả thuận đạt được từ cuộc đàm phán trên. Ngày 11/6, ông Matt Taylor đã gửi một bức thư điện tử cho Ban tổ chức của Việt Nam. Bức thư có đoạn: "Chúng ta đã có một quá trình chuẩn bị với khối lượng công việc rất lớn cùng biết bao công sức, tiền của phục vụ cho việc sản xuất chương trình. Trong khi toàn bộ đội ngũ sản xuất chương trình Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới đã sẵn sàng, tôi đành phải đưa ra quyết định tạm ngưng mọi hoạt động... một số cán bộ của chúng tôi đã được triệu hồi trong khi đang làm thủ tục lên máy bay đi VN...".
    Song nguyên nhân hoãn chương trình này chỉ được ông Matt Taylor giải thích chung chung: "Tuy nhiên, do những tình huống xảy ra quá khả năng giải quyết và kiểm soát của chúng tôi, dù chưa có ý kiến của những bên liên quan, tôi vẫn phải đi đến quyết định cực kỳ khó khăn này là chúng ta sẽ không tiến hành chương trình Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới lần thứ 2". Thời gian cụ thể sẽ tổ chức lễ trao giải vẫn chưa được đưa ra vì "quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi giải quyết tất cả các vấn đề liên quan" (lời ông Matt Taylor).
    Ngay sau "quyết định không dễ dàng này" của ông Matt Taylor, Bộ VH -TT đã ra thông cáo báo chí "về việc hoãn tổ chức chương trình biểu diễn Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới. "... Do có những khó khăn về kỹ thuật và giao thông nảy sinh vào thời điểm gần ngày tổ chức mà phía đối tác nước ngoài không thể khắc phục được, sau khi trao đổi và đuợc sự thông cảm của nước chủ nhà VN, WPMA và Ban tổ chức biểu diễn nghệ thuật thuộc Bộ VH -TT đồng ý hoãn buổi biểu diễn...".
    Ngày 14/6, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng không VN , một trong những đơn vị tài trợ chính cho lễ trao giải lần này đã có công văn số 613/TCTHK-KHTT giải trình với Bộ VH -TT về việc phía bạn đơn phương vi phạm hợp đồng. Đến ngày 14/6 vẫn Tổng công ty hàng không VN chưa nhận được bản hợp đồng do phía WPMA ký gửi lại. VietNamNet xin trích dẫn một đoạn của công văn này: "Trên tinh thần hợp tác cao nhất, Tổng công ty HKVN vẫn đơn phương tiến hành thực hiện các nghĩa vụ theo thoả thuận như đặt giữ chỗ và cấp vé theo đúng yêu cầu của tổ chức WPMA... mặc dù nhiều yêu cầu của phía bạn đưa ra không đúng quy định hợp đồng... Tuy nhiên, với lý do Vietnam Airlines không đáp ứng hết tất cả mọi yêu cầu... phía WPMA đã gửi thư điện tử tới tất cả các bên liên quan đề nghị ngừng thực hiện Lễ trao giải này mà không có bất cứ sự trao đổi nào với Vietnam Airlines ".
    Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả những diễn biến mới nhất xung quanh việc hoãn hay tiếp tục tổ chức Giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới lần thứ 2 tại Việt Nam.
    VNN

  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2

    Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc Trịnh


    [​IMG]

    Tôi nghe những ca khúc nhạc Trịnh từ mẹ tôi.
    Chuyện Đàm Vĩnh Hưng hát nhạc Trịnh trong phòng trà không còn là bất ngờ, nhưng album riêng hát toàn nhạc Trịnh là chuyện khác. Tháng 7, CD ?~Em đi bỏ mặc con đường?T của Đàm Vĩnh Hưng chắc chắn sẽ gây nhiều dư luận.

    "Tôi thu thanh tất cả là 14 bài. Trong đó có 3 bài chỉ thu âm vì yêu thích nó mà biết chắc không được phát hành. Bài Như cánh vạc bay thu rồi cũng phải bỏ đi vì nghe đi nghe lại thấy hát không ra được tinh thần của bài này, theo cảm nhận của tôi. 10 bài còn lại, đều là những bài quen thuộc cả, do Anh Khoa hoà âm. Trong số đó tôi mê nhất là Em đi bỏ mặc con đường, mỗi một câu hát đều như gắn với cuộc sống của riêng tôi?
     
    Tại sao anh lại chọn những bài cũ, quen thuộc qua nhiều giọng hát? Thường, người hát nhạc Trịnh bao giờ cũng chịu áp lực từ những người hát cũ?
     
    Tôi chọn những bài hát Trịnh Công Sơn mà bản thân tôi thuộc lòng, thấy hay và muỗn được hát. Mẹ tôi là người đặc biệt mê nhạc Trịnh. Bà là người đã cho tôi nghe Hạ Trắng, Nắng thuỷ tinh, Gọi tên bốn mùa, Tình nhớ?từ lúc tôi còn bé. Và vì thế, tôi hát tất cả những bài hát đó theo cảm nhận bản năng nhất của tôi chứ không chịu ảnh hưởng của giọng hát cũ nào cả. Tôi hát đúng kiểu Đàm Vĩnh Hưng mà?
     
    Hát kiểu Đàm Vĩnh Hưng, anh có nghĩ đến chuyện thị phi sau khi phát hành một album nhạc Trịnh không?
     
    Tôi đã trở thành một người không còn sợ hãi mọi tin đồn và dư luận. Làm album nhạc để phục vụ người yêu thích tôi, chứ đâu để gây tin đồn. Khi biết tôi làm album này, chính Mỹ Tâm nói, ?oAnh không sợ người ta nghĩ anh sân si với Quang Dũng sao??. Tôi đã trả lời Mỹ Tâm ?oTôi và Quang Dũng có hay con đường đi khác nhau. Tôi hát bao giờ cũng khác Quang Dũng?. Đấy là chưa kể đến tôi đã nghe những bài hát tôi hát từ trước khi Dũng ra đời?
     
    Đây là một album đột phá hay một album thường kỳ của anh?
     
    Tôi dự tính làm CD Trịnh Công  Sơn đã ba năm nay. Nhưng sau khi nhạc sĩ ra đi, dư luận khiến tôi phải im tiếng. Bản quyền ca khúc của nhạc sĩ cũng là một vấn đề cần phải giải quyết ổn thoả. Đến bây giờ, mọi việc hoàn tất khiến tôi rất mừng. Tôi vẫn đang làm một CD nhạc trẻ theo kế hoạch hằng năm của mình, không có gì thay đổi.
     
    Khán giả của anh nhìn nhận vấn đề Album Trịnh Công Sơn như thế nào?
     
    Nhạc Trịnh Công Sơn đã quá hay và quen thuộc rồi, vấn đề là tôi hát như thế nào thôi. Với những khán giả riêng và trung thành của tôi thì họ ủng hộ nhiệt tình? Tôi đã diễn thử Gọi Tên bốn mùa, Bên đời hiu quạnh?và thất tốt. Đặc biệt, bản phối Bên đời hiu quạnh luôn làm tôi có hứng thú biểu diễn vì nó đặc chất Đàm Vĩnh Hưng. Tôi vừa quay clip bài này ở Úc.
     
    Anh có mong muốn sau album này, mọi người sẽ nghĩ khác về Đàm Vĩnh Hưng?
     
    Tôi đã nói rồi, tôi làm album này vì sự kính trọng và lòng thành của mình chứ không phải vì điều gì khác.
     
    Theo Thị trường & tiêu dùng
    http://www.tintucvietnam.com/Am-Nhac/2004/6/55794.ttvn
     
     
  4. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Phim về Trịnh Công Sơn - cõi riêng dành cho tình yêu

    (Ảnh) Khánh Ly - Trịnh Công Sơn - Trịnh Vĩnh Trinh.
    Paris: Trịnh Công Sơn đến muộn nửa giờ trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ của cô gái Nhật yêu mến không chỉ âm nhạc của ông. Khi cô sang Việt Nam, cũng là lúc nhạc sĩ họ Trịnh trở về quê hương gặp lại cố nhân... Đó là những cảnh mở đầu bộ phim truyện nhựa "Trịnh Công Sơn - Sống và Yêu", bấm máy vào tháng 9/2004, đạo diễn Lê Dân.
    - Ông có thể cho biết âm hưởng chủ đạo của bộ phim?
    - Đây không phải là bộ phim kể chuyện mà là tâm trạng. Tâm trạng của một nghệ sĩ lớn với những đức tính mà tôi rất quý. Một người sống trong lòng dân tộc, rất yêu đời và biết vượt qua hoàn cảnh, số phận... Cả đến lúc bạo bệnh, ông vẫn rất thiết tha với cuộc sống này và con tim không nguôi khát khao yêu thương... Những mối tình đi qua để lại cho ông nhiều day dứt, như những bài tình ca của ông với tất cả tâm trạng lo âu của con người nhạy cảm nhìn ra thế giới hiện đại...
    Xuyên suốt bộ phim sẽ là tình yêu của Trịnh Công Sơn với ba người phụ nữ. Mối tình đầu với ca sĩ Khánh Ly, rồi với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc Trịnh Công Sơn, mối tình thứ ba với ca sĩ Hồng Nhung. Sau này còn có một cô gái trẻ, lúc ông mất đã đến để tang, nhưng tôi không đưa vào đây để nội dung phim được tập trung. Tất nhiên, sẽ tế nhị không dùng tên thật của những người phụ nữ này trong phim.
    - Câu chuyện về cuộc đời Trịnh Công Sơn được khá nhiều người biết đến qua sách, báo và cả những người trong gia đình kể lại. Vậy bộ phim của ông có gì mới?
    - Đây là phim nghệ thuật chứ không phải phim tài liệu nên chúng tôi có thể hư cấu, miễn là giữ được "cái thần", "cái chất" của Trịnh. Tôi không có điều kiện tiếp xúc với tất cả người thân của ông, nhưng hai người em của ông là Trịnh Xuân Tịnh và Trịnh Vĩnh Trinh cùng một số bạn bè thân hữu của ông khi xem đề cương kịch bản đều tỏ ra rất ủng hộ. Trong quá trình tìm hiểu lấy tư liệu để viết kịch bản, tôi cũng biết thêm một số thông tin mới. Điều quan trọng là xâu chuỗi lại trong một câu chuyện hoàn chỉnh, thống nhất và gắn kết với những ca khúc của ông.
    Có thể câu chuyện không mới, nhưng cách kể mới vẫn gây được hấp dẫn. Tôi cũng có dịp sang Nhật Bản, sang Pháp và ghi nhận thêm một số tư liệu khá lý thú. Cô gái Nhật Bản đem lòng yêu nhạc sĩ giờ đã yên bề gia thất, nhưng còn nhiều người Nhật vẫn dành tình cảm yêu mến cho người nhạc sĩ tài hoa này... Nhắc đến Trịnh Công Sơn, nhiều người Nhật vẫn nhớ bài Ngủ đi con đoạt đĩa Vàng của Nhật năm 1972.
    - Với bộ phim về người nhạc sĩ tài hoa này, việc chọn ca khúc và giọng hát - một phần rất quan trọng được ông làm thế nào?
    - Trịnh Công Sơn để lại trên 500 bài hát, tôi rất phân vân trong việc chọn ca khúc đưa vào phim, mặc dù tiêu chí là chỉ chọn những bài thích hợp với câu chuyện phim. Hơn nữa, nếu đưa không khéo thì sẽ tạo cảm giác nhàm vì cùng tâm trạng nên nhiều bài có giai điệu gần gũi nhau.
    Tôi nhờ nhạc sĩ Bảo Phúc, người từng hoà âm cho nhiều tác phẩm của ông, chọn khoảng gần 2 chục đoạn nhạc và hoà âm phối khí lại. Chính Trịnh Công Sơn cũng khá hài lòng với những tác phẩm do Bảo Phúc hoà âm. Không thể lấy các bản nhạc có sẵn của Khánh Ly, Hồng Nhung và những ca sĩ khác đã hát nhạc Trịnh vì bộ phim làm hậu kỳ tại Pháp, âm thanh surround, đòi hỏi phần tiếng phải hiện đại và đồng bộ. Ca sĩ thể hiện, tôi sẽ mời Hồng Nhung và một số giọng hay bây giờ...
    - Ngoài Trịnh Công Sơn, hầu hết các nhân vật đều đang sống. Vậy sự lựa chọ diễn viên gặp phải khó khăn gì?
    - Rất may tôi đã gặp được anh Trần Mai Sinh, khoảng 35 tuổi, hiện công tác tại Nhà văn hoá Thanh niên TP HCM. Anh có ngoại hình giống Trịnh Công Sơn đến 80-90%, và độ tuổi như vậy cũng phù hợp để thể hiện quãng đời của Trịnh từ lúc còn là sinh viên đến lúc mất, tất nhiên sẽ cần nghệ thuật hoá trang. 3 cô gái đóng vai người tình của Trịnh, sẽ chọn những gương mặt gần giống với các hình mẫu ngoài đời.
    - Còn bối cảnh bộ phim?
    - Bối cảnh chính là Huế, TP HCM, Đà Lạt, Bảo Lộc, Pháp, Nhật Bản... Đà Lạt là nơi ông đã gặp ca sĩ Khánh Ly, còn Bảo Lộc là nơi ông dạy học trong những năm tháng cơ cực.
    - Bộ phim sẽ là sản phẩm của công ty Tân Hữu Nghị, vậy ông có bị áp lực vì mục tiêu lợi nhuận?
    - Nếu nói không tính đến lời lỗ là không đúng, nhưng tôi chỉ mong không lỗ là được rồi. Chúng tôi hướng đến một bộ phim chất lượng. Người ta nói rằng âm nhạc của Trịnh là một cõi riêng dành cho tình yêu, tôi cũng hy vọng bộ phim thể hiện được một cõi tình yêu của ông và mong nhận được sự đồng cảm của người xem.
    Theo VN express.net
  5. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Thư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi nhà thơ Ngô Kha in trên Báo Thơ: Thực hay giả?
    Báo Thơ, phụ bản của Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam (số 12/6/2004) đăng một bản như tư liệu có nhan đề Thư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi nhà thơ Ngô Kha nhân sự kiện cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được trao Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới.
    Lời giới thiệu bức thư này viết ngắn gọn: ?oXin trân trọng được giới thiệu lá thư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi nhà thơ (liệt sĩ) Ngô Kha trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước?.
    Bức thư được đăng có ba đoạn (hay dòng) bị lược bỏ, nhưng phần còn lại dài đến 1,5 trang báo. Thư lại không ghi ngày tháng viết, chỉ ghi năm 1974 ở cuối thư, như ghi chú của một tác phẩm văn học. Và với một tư liệu quan trọng như thế về hai con người nổi tiếng đều đã quá cố, liên quan đến một giai đoạn lịch sử của đất nước, tờ báo lại không đăng kèm theo bút tích hoặc thủ bút nào của tác giả, cũng không hề có một dòng về xuất xứ của nó.
    Trước khi nói đến vấn đề bức thư, tôi xin được nói một chút về mối quan hệ của tôi với hai người vì có thể nó sẽ làm sáng tỏ một số khúc mắc. Tôi quen biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và thân thiết như ruột thịt với nhà thơ - liệt sĩ Ngô Kha từ năm 1968. Năm 1970, nhà thơ Ngô Kha, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và các anh Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn và tôi cùng chủ trương tờ báo đấu tranh bán công khai Tự Quyết, xuất bản được 2 số ở Huế. Bản nhạc Ta phải thấy mặt trời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên được in ở đây. Từ đó cho đến giữa năm 1972 (lúc tôi thoát ly, anh Ngô Kha bị ngụy quyền bắt rồi bị thủ tiêu) anh Ngô Kha và tôi có gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn một vài lần, cả ở Huế, cả ở Sài Gòn. Đó là thời gian tôi gần như có mặt thường xuyên bên cạnh anh Ngô Kha.
    Thư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn... đoạn mở đầu viết: ?oKha, lá thư nhận được sau cùng của Kha gởi từ Huế vào, mình còn nhớ một điều: Kha không chịu lánh mặt một thời gian dù đã bị hăm dọa...". Đọc đoạn thư này tôi cảm thấy ngờ ngợ vì vào thời gian bức thư ra đời (1974, theo ghi chú ở cuối thư) là lúc nhà thơ Ngô Kha đã bị ngụy quyền thủ tiêu (lúc bấy giờ gọi là mất tích). Còn thời gian trước đó, tôi có thể khẳng định rằng anh Ngô Kha không hề viết cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn một bức thư nào. Đó là những năm cao trào của phong trào đô thị Huế mà nhà thơ Ngô Kha là một ngọn cờ, anh gần như suốt ngày có mặt trên đường phố trong các cuộc bãi khóa, xuống đường. Cả trong thời gian ở tù, anh Ngô Kha cũng không viết thư cho ai, kể cả những người thân nhất của anh, trong đó có tôi. Mặt khác, vào thời điểm ấy, nếu có một bức thư nào của nhà thơ Ngô Kha gửi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì chắc chắn bây giờ gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn còn lưu giữ, vì giữa hai người ngoài tình bạn còn có mối quan hệ khác. Thứ hai, tôi lại càng ngờ ngợ hơn nữa khi đọc một số từ, cụm từ trong bức thư vốn rất xa lạ với Trịnh Công Sơn trước năm 1975 như: ?otiêu diệt tự do tư tưởng?, "tập thể nhân dân", "vấn đề tổ chức cơ cấu"... Tôi cũng rất lấy làm lạ rằng, vào thời điểm ấy (1974) mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có thể viết được một bức thư dài như thế (có thể dài nhất trong đời Trịnh Công Sơn) và lại thể hiện rất rõ ràng quan điểm của mình. Đây không phải là vấn đề tô hồng hay bôi đen nhưng quả thật với riêng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì đây là một hiện tượng rất lạ.
    Tất nhiên trên đây là cảm nhận riêng tư của tôi thông qua mối quan hệ với hai người. Tôi cũng đã hỏi ý kiến của một số người quen biết, gần gũi với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Ngô Kha, như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhà thơ Võ Quê... và họ cũng đều bày tỏ mối cảm nhận như tôi. Và vừa qua, nhân Festival thơ Huế 2004, vấn đề bức thư cũng rộ lên trong câu chuyện bên lề của cuộc gặp gỡ. Điều rất lạ ở đây là nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (Trưởng ban Biên tập Báo Thơ và là người trực tiếp cung cấp bức thư) thay vì cho biết nguồn gốc bức thư, ông lại nói cười một cách lấp lửng, làm cho mối nghi ngại càng lớn hơn.
    Tôi nghĩ rằng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhà thơ - liệt sĩ Ngô Kha đều là người nổi tiếng mà cuộc đời, sự nghiệp của họ gắn liền với một giai đoạn lịch sử của đất nước. Và do hai người đều đã khuất, nên tất cả các tư liệu lịch sử liên quan đến họ cần phải có cơ sở kiểm chứng, không chỉ để cho họ mà còn cho những người yêu mến họ và các thế hệ sau. Và tôi cũng nghĩ rằng, chỉ một thông tin, một tư liệu nhỏ đăng trên báo, người viết cũng cần phải ghi chú nguồn trích dẫn, thế thì tại sao với một bức thư quan trọng như thế mà người cung cấp và tờ báo lại không có một dòng nào ghi chú về xuất xứ của nó ?
    Thái Ngọc San
    http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/VanHoa/2004/6/25/21178/
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đêm nhạc Trịnh Công Sơn
    [
    Ca sĩ Quốc Đại - Ảnh: H.Sơn
    TTO - Vào lúc 20g30 thứ sáu (9-7) tại CLB Doanh nghiệp Việt Kiều sẽ diễn ra đêm nhạc Trịnh Công Sơn với những ca khúc bất hủ của ông như: Tuổi đá buồn, Rừng xưa đã khép, Cho đời chút ơn, Còn tuổi nào cho em, Hãy yêu nhau đi, Góp lá mùa xuân, Hành hương trên đồi cao...
    Tham gia chương trình là các ca sĩ Bích Hồng, Quỳnh Lan, Tường Vy, Chiêu Quân, Quốc Đại, Thùy Dương...
    Vé mời được phát miễn phí tại CLB Doanh nghiệp Việt Kiều (khách sạn Equatorial 242 Trần Bình Trọng, Q.5, ĐT: 8305785).
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Sự thật về lá thư Trịnh Công Sơn gửi Ngô Kha


    Nhiều ý kiến về bài viết có nhan đề Thư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi nhà thơ Ngô Kha đăng trên Báo Thơ(số 12/6/2004). Dưới đây là bài viết của nhà thơ Lê Minh Quốc - người đã thực hiện một tập sách có in bức thư này - xung quanh việc có hay không lá thư này.
    Trong những lần đến Huế, một trong những người mà tôi thường tìm gặp là nhà thơ Thái Ngọc San. Để được anh giới thiệu về di tích, thắng cảnh và những văn nghệ sĩ ở một vùng đất mà nói theo Bùi Giáng là "Vẫn còn núi Ngự trên bờ sông Hương". Còn nhớ trước ngày khai mạc Festival Huế lần thứ nhất, ngồi uống bia Huda bên dòng Hương Giang, anh San đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều.
    Từ đó, trong thâm tâm tôi luôn dành cho anh nhiều tình cảm quý mến. Nay trên Báo Thanh Niên số ra ngày 26/6/2004, thấy tên anh đứng dưới bài báo Thư của Trịnh Công Sơn gửi nhà thơ Ngô Kha in trên báo Thơ: Thực hay giả, tôi vội đọc trước nhất. Qua bài viết của anh, tôi nhận thấy vấn đề anh nêu ra là đúng, được nhiều người quan tâm.
    Vậy có hay không lá thư của Trịnh Công Sơn gửi Ngô Kha?
    Là người "trong cuộc" tôi tự nghĩ mình phải viết bài báo này. Nói như thế bởi nguyên cớ như sau: Ngay sau khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất, từ Hà Nội, chị Trần Thu Hương - Giám đốc NXB Phụ Nữ gọi điện thoại cho tôi, bảo: "Quốc có thể làm gấp cho chị một tập sách gì về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không?". Không một chút ngần ngừ, tôi đáp là "được", vì từ lâu nay, tôi đã có ít nhiều sưu tập về Trịnh Công Sơn. Nhưng quan trọng hơn là thế hệ tôi hoặc thế hệ đàn anh của tôi ít nhiều đã được âm nhạc của Trịnh Công Sơn nuôi dưỡng tâm hồn.
    Chúng tôi lớn lên và từng có những lúc sống trong những giai điệu bát ngát ấy. Khi nghe lời đề nghị làm một tập sách về người mà mình ngưỡng mộ, quả là một sự thú vị. Nghĩ thì nghĩ thế. Nhưng một khi làm mà sách bán không được thì phụ lòng của người đã tin cậy mình. Vì thế trong tập sách này, tôi nghĩ, phải có gì mới hơn các tập đã in và sẽ in về Trịnh Công Sơn.
    Lâu nay, công chúng đã biết về tình ca, phản chiến, quê hương, thân phận con người... trong các ca khúc của anh Sơn, nhưng thực chất con người chính trị của anh như thế nào? Nếu có một tài liệu gì về vấn đề này thì chắc chắn sẽ hấp dẫn bạn đọc, vì chưa có mấy ai đề cập đến một cách cụ thể. Suy nghĩ như thế nên khi làm tập sách Trịnh Công Sơn, rơi lệ ru người (NXB Phụ Nữ - 1991), bên cạnh bài viết của nhiều người, tôi quyết định chọn in Thư gửi Ngô Kha.
    Đây là lần đầu tiên Thư gửi Ngô Kha được công bố trên sách. Để bạn đọc phần nào hiểu thêm về lá thư này, tôi viết "chapeau" như sau: "Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, là bạn thân với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, anh tốt nghiệp thủ khoa khóa 1 Đại học Sư phạm Huế (1958 - 1959) và sau đó đi dạy học. Anh cùng Trịnh Công Sơn, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn, Thái Ngọc San chủ trương tập san Tự quyết. Từ năm 1972, anh chủ trương tập san Mặt trận văn hóa dân tộc miền Trung do Thành ủy Huế chỉ đạo.
    Trong thời gian hoạt động phong trào đấu tranh đô thị miền Nam, Ngô Kha đã bị chính quyền Sài Gòn bắt giam ba lần vào các năm 1966, 1971 và lần cuối cùng bị thủ tiêu bí mật sau Hiệp định Paris, 1973. Hiện nay, Ngô Kha đã được Nhà nước ta phong liệt sĩ. Hội Văn học Thừa Thiên - Huế đã xuất bản tập Thơ Ngô Kha - gồm 3 tập thơ của anh xuất bản trước 1975: Hoa cô độc, Ngụ ngôn của người đãng trí, Trường ca hòa bình.
    Thư gửi Ngô Kha là bài viết của Trịnh Công Sơn đã đăng trên tập san in ronéo tại miền Nam mà nay đã tuyệt bản, chúng tôi chọn in lại để thấy được thái độ dấn thân của Trịnh Công Sơn trong những ngày mà anh đã viết các ca khúc phản chiến nổi tiếng như Kinh Việt Nam, Ta phải thấy mặt trời..." (trang 26).
    Dựa vào đâu tôi chọn in lại Thư gửi Ngô Kha?
    Trong nhiều ngày tìm kiếm tư liệu để làm tập sách trên, tôi đặc biệt chú ý đến bộ Đối Diện, có lúc đổi tên thành Đứng Dậy - mà tôi giữ được gần như trọn bộ. Tạp chí Đứng Dậy này số 64 - 65 phát hành vào dịp Giáng sinh năm 1974, khổ 13x19 cm, dày 160 trang, không kể bìa; là báo "lậu", vì thế nó không in typo như thường lệ mà chỉ in ronéo, ở bìa 4 cho biết "chủ nhiệm: Linh mục Trần Tam Tỉnh; tòa soạn: CP Box 334 Sillery, P.Q. Canada" (!).
    Nhân đây, xin nhắc lại một chi tiết nhỏ để thấy bản lĩnh của những người làm báo miền Nam chống đối chế độ phát xít Nguyễn Văn Thiệu. Dù không được chế độ ngụy Sài Gòn cấp giấy phép nhưng họ đã ghi rõ đây là tờ báo thực hiện theo "giấy phép số: Điều 11 Hiệp định Ba Lê ngày 27/11/1974; bổ túc bởi Điều 9 TTC ngày 13/9/1973". Thế thì, dựa vào Điều 11, trong đó có quyền "tự do báo chí" thì họ cứ ra báo, bất chấp dùi cui, lựu đạn cay và tù ngục... Nhờ vậy, nay ta mới có được nhiều tài liệu quý về phong trào đấu tranh đô thị miền Nam.

  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Cũng trong số báo Đứng Dậy này, tòa soạn đã dành từ trang 81 đến trang 143 công khai đòi hỏi chính quyền Sài Gòn trả lời về trường hợp Ngô Kha bị thủ tiêu. Ngoài "Tuyên cáo của các giáo sư, văn nghệ sĩ Huế về việc bắt giữ Ngô Kha cuối năm 1972", "Thư đòi con" của bà cụ Cao Thị Uẩn - mẹ Ngô Kha viết ngày 25/12/1974 gửi Tổng thống VNCH, chủ tịch thượng nghị viện, hạ nghị viện, tối cao pháp viện và nhiều bài viết khác thì còn có lá thư của Trịnh Công Sơn với tựa "Lá thư gửi cho người đang ở trong tù hay đã bị thủ tiêu" (từ trang 107 - 114). Gọi là thư, nhưng thực ra đây là một bài viết nhằm bày tỏ một quan điểm chính trị, đăng báo công khai; chứ không phải lá thư viết với mục đích gửi đến tận tay người nhận. Thông thường đôi lúc người ta chọn hình thức này, vì qua đó cách trình bày vấn đề thân mật hơn, giàu cảm xúc hơn, như đang chuyện trò với một người thân chứ không phải tranh luận...
    Không riêng gì Trịnh Công Sơn mà đã có nhiều nhà văn chọn cách viết này. Do đó, dù giữa người viết thư và người nhận thư "ngoài quan hệ tình bạn còn có mối quan hệ khác" như anh Thái Ngọc San cho biết thì việc không còn lưu giữ "lá thư" này cũng là lẽ tất nhiên.
    Qua văn bản này ta thấy gì?
    Thứ nhất, vấn đề thời điểm mà anh Thái Ngọc San nêu ra, theo anh lá thư Trịnh Công Sơn viết năm 1974 là không hợp lý vì năm 1973, Ngô Kha đã bị thủ tiêu. Đó là chuyện sau này ta mới khẳng định như thế, chứ ngay trong năm 1974, chưa một ai dám quả quyết là Ngô Kha còn sống hay đã bị thủ tiêu.
    Chứng cứ là ngay cả bà cụ Uẩn, lúc đó đã 80 xuân, khi kết thúc "Thư đòi con" còn viết: "Con trai tôi có tội gì xin chính quyền cho biết và xin đưa ra tòa án xét xử. Nếu nó vô tội, xin thả nó về với gia đình, với học sinh của nó. Nếu có bằng chứng buộc tội, xin tuyên án nó một cách công khai minh bạch" (trang 85). Chứng cứ là trong "Tuyên cáo của các giáo sư, văn nghệ sĩ Huế về việc bắt giữ Ngô Kha cuối năm 1972" - trong đó có chữ ký của Trịnh Công Sơn - ký ngày 4/11/1974 còn nêu rõ: "Chúng tôi tha thiết kêu gọi tất cả mọi đoàn thể, tổ chức liên quan đến việc cải thiện chế độ lao tù và chống áp bức trên thế giới can thiệp kịp thời và làm sáng tỏ trường hợp GS Ngô Kha, đồng thời đòi chính quyền phải tức khắc trả tự do cho GS Ngô Kha như Hiệp định Paris đã quy định".
    Thứ hai, về những từ, cụm từ trong thư, theo anh San "vốn rất xa lạ với Trịnh Công Sơn" thì cũng không có gì khó hiểu. Có thể lúc ấy, bằng sự nhạy cảm chính trị của một người trực tiếp sống trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam, tiếp xúc với nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội nên Trịnh Công Sơn đã tiếp thu những vốn từ ấy.
    Ai dám quả quyết trước 1975, anh Sơn chưa một lần tiếp xúc với "*********", với "cán bộ nằm vùng" để nghe nói đến "tiêu diệt tự do tư tưởng", "tập thể nhân dân", "vấn đề tổ chức cơ cấu"? Mà "*********" với "cán bộ nằm vùng" nào ở đâu xa, ở ngay trong đám bạn bè thân cận nhất của anh Sơn như Chu Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Bửu Chỉ, Võ Quê, Tôn Thất Lập... trong trường học của mỗi người, trong nhà mình đấy thôi! Đó là một thực tế của lịch sử, một điều kỳ diệu của cuộc chiến tranh nhân dân tại Việt Nam.
    Cuối cùng, tôi cũng xin khẳng định lá thư này đã công bố trên tạp chí Đứng Dậy, một tờ báo nổi tiếng "vác chiếu hầu tòa" nhiều nhất tại miền Nam vì vi phạm Luật Báo chí của chính quyền Sài Gòn thì không thể là một lá thư của "ai đó" bịa ra. Hơn nữa, thông qua một lá thư, theo đánh giá của anh Thái Ngọc San là "thể hiện rõ ràng quan điểm của mình", nếu không phải do Trịnh Công Sơn viết thì chắc chắn ngay thời điểm đó anh Sơn đã lên tiếng phản đối. Bởi lẽ, một lá thư lên án chế độ đăng công khai như thế sẽ làm người viết bị liên lụy, thậm chí bị bỏ tù như chơi!
    Tóm lại, qua lá thư này, chúng ta hiểu hơn nữa con người chính trị của Trịnh Công Sơn. Bên cạnh những tình khúc lứa đôi, anh Sơn còn là một người dấn thân - một người đã sống và thở những nhịp thở của một dân tộc một thời vùng lên chống bạo lực, áp bức để đòi tự do và thống nhất. Như chúng ta đã biết, nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn trong Ca khúc da vàng đã có những tư tưởng rất dấn thân như câu hát ?oMột bầy thú tay sai cho người ngoài? trong một bài hát anh viết riêng cho các sinh viên - học sinh bị chế độ cũ cầm tù và tra tấn dã man thời đó.
    Cho nên ở đâu đó, một tổ chức quốc tế nào đó đã có một giải thưởng âm nhạc về hòa bình cho Trịnh Công Sơn của Việt Nam thì tôi cho đó là một đánh giá rất tốt đối với nền âm nhạc chung của đất nước chúng ta.
    Lê Minh Quốc
    Theo Thanh Niên
    Nguồn:http://www4.tintucvietnam.com/Am-Nhac/2004/5/56742.ttvn
  9. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    "Trịnh Công Sơn - sống và yêu": Sự trở lại của phim ca nhạc

    Hẳn người yêu điện ảnh vẫn còn nhớ những bộ phim khá ấn tượng như: "Em còn nhớ hay em đã quên", "Tình em, cô ca sĩ", "Hoàng hôn dang dở", "Người đi dọc biển không để lại dấu chân".
    Sau thời "hoàng kim" ấy, bẵng đi một thời gian, các nhà làm phim dường như không hào hứng với thể loại này nữa khi thị trường tràn ngập video clip với những cảnh quay đẹp, thậm chí nhiều video còn được thực hiện công phu như một câu chuyện phim đầy lãng mạn. Song, cũng chính vì thế mà các đạo diễn lại thức thời nhận ra khán giả đã bắt đầu chán những video clip lặp đi lặp lại kiểu đó. Và nữa, các đề tài khác như thế giới người mẫu, bầu sô ca nhạc và đời sống của các ả **** cũng không còn hấp dẫn công chúng. Họ bắt tay vào làm các bộ phim ca nhạc hi vọng tạo cảm giác mới và lôi cuốn khán giả.
    Hãng phim Giải phóng đang bắt tay thực hiện phim "Hoạ mi hót trong mưa" mà diễn viên chính là cô ca sĩ đang "sốt" nhất hiện nay - Mỹ Tâm. Ðạo diễn Phi Tiến Sơn hợp tác với Lam Trường trong phim ca nhạc "Ban nhạc trong mưa". Còn "cô bống" Hà Nội, Hồng Nhung sẽ vào vai chính trong bộ phim "Hoạ mi hót trong mưa". Có lẽ rầm rộ hơn hết là bộ phim "Trịnh Công Sơn - sống và yêu" của đạo diễn Lê Dân (Hãng phim tư nhân Tân Hữu Nghị) sẽ bấm máy vào tháng 9 tới bằng những cảnh quay đầu tiên tại Nhật Bản. Bộ phim là tâm trạng của một nghệ sĩ lớn, một người sống trong lòng dân tộc, rất yêu đời và biết vượt qua hoàn cảnh, số phận làm nên một sự nghiệp âm nhạc được thế giới ngưỡng mộ. Ðó chính là Trịnh Công Sơn - "nhạc sĩ của tình yêu và thân phận". Câu chuyện về cuộc đời Trịnh Công Sơn được khá nhiều người biết đến qua sách, báo và qua lời kể của những thân nhân họ Trịnh, nhưng phim là hư cấu, là nghệ thuật, đảm bảo được tính bất ngờ, hấp dẫn. Ðạo diễn Lê Dân cho biết, xuyên suốt bộ phim là tình yêu của Trịnh Công Sơn với 3 người phụ nữ. Mối tình đầu với ca sĩ Khánh Ly, rồi với một cô gái Nhật Bản, mối tình thứ 3 với ca sĩ Hồng Nhung. Tất nhiên, phim sẽ tế nhị không dùng tên "cúng cơm" của những người phụ nữ ấy. Cái khó của đạo diễn trước hết là phải tìm được người vào vai Trịnh Công Sơn sao cho vừa giống về ngoại hình, vừa toát lên được "cái thần", "cái chất" của Trịnh. Ðạo diễn Lê Dân phấn khởi tiết lộ, ông đã tìm được người đóng Trịnh Công Sơn, đó là anh Trần Mai Sinh, 35 tuổi, hiện công tác tại Nhà văn hoá Thanh niên TP. HCM. Anh có ngoại hình giống nhạc sĩ đến 80 - 90%, và độ tuổi như vậy rất phù hợp để thể hiện quãng đời của Trịnh từ lúc còn là sinh viên đến lúc mất, tất nhiên sẽ cần đến nghệ thuật hoá trang. 3 cô gái đóng vai người tình cuả Trịnh sẽ là các gương mặt gần giống với các hình mẫu ngoài đời của Khánh Ly, Hồng Nhung và cô gái Nhật Bản. Các ca khúc trong phim do Hồng Nhung và một số ca sĩ có "hồn" với nhạc Trịnh thể hiện. Dựa trên nền nhạc những tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ, khán giả sẽ được gặp trong phim một Trịnh Công Sơn của tình yêu quê hương da diết, của những bài tình ca sâu lắng, chứa đựng triết lí nhân văn sâu sắc và một nhân cách cao cả. Những mối tình đi qua để lại cho ông nhiều day dứt, như những bài tình ca với tất cả tâm trạng lo âu của con người nhạy cảm nhìn ra thế giới hiện đại.
    Bộ phim sẽ được quay không chỉ ở trong nước mà sẽ có một số phân cảnh được thực hiện tại Nhật Bản và Pháp, đặc biệt phần hậu kì được phía đối tác Pháp tài trợ, còn phần quay tại Việt Nam, dự tính sẽ "ngốn" hết 2 đến 3 tỉ đồng. Trước đây, phim "Em còn nhớ hay em đã quên" về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đề cập đến mối tình dang dở giữa nhạc sĩ với 2 cô người yêu trẻ đẹp và dịu hiền ở miền Nam trước ngày giải phóng. Bộ phim này đã giành được 5 giải thưởng trong Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 11. Ðây quả là sức ép cho đạo diễn Lê Dân khi thực hiện "Trịnh Công Sơn - sống và yêu". Tuy nhiên, cho đến bây giờ, Lê Dân vẫn tin tưởng vào sức hút của bộ phim đối với khán giả. Ông nói: "Chúng tôi không đặt nặng vào việc tính toán lỗ lãi, chỉ mong sao làm được một bộ phim có chất lượng nghệ thuật và kĩ thuật cao về một nghệ sĩ tài hoa được rất nhiều người trong nước và ở nước ngoài ái mộ. Tôi mong ước những ai chưa biết nhiều về Trịnh Công Sơn sau khi xem phim sẽ yêu mến anh, và những người nào đã từng yêu anh trước đây sẽ yêu anh hơn qua phim".
    Hải Lý
    Theo www.Hanoinet.com.vn

  10. crystal_vase

    crystal_vase Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0

    Còn ai nhóm lửa vườn khuya?
    1. Tuần đầu, mở YM, trong hộp offline đầy nhóc những đường link ai đó tiện tay gửi vào. Tất cả đều dẫn đến những trang web có post những tấm ảnh gây sốc của người mẫu ca sĩ nhiều scandal Hồ Ngọc Hà. Chuyện hóa ra không có gì mà ầm ĩ. Và thực tế, câu chuyện về những tấm ảnh khỏa thân và bán khỏa thân cũng chỉ đủ sức gây rộn ràng trên các forum được khoảng vài ngày. Nếu ai chỉ thỉnh thoảng mới vào net, cảm nhận tất nhiên là những chuyện trên mạng quả thực có nhiều điều rất vớ vẩn.

    2. Một forum khác của du học sinh, trong suốt tuần qua, cũng xôn xao vì một bài viết của Nguyễn Thiếu Dũng về một đề tài chẳng mới : "Kinh Dịch là của người Việt Nam". Bài viết này được dẫn nguồn từ trang web của báo Thanh Niên online. Chuyện thiên địa mang mang, nguồn gốc thế nào, chân lý ra sao thật khó khẳng định, thế mà nhiều thành viên cũ và mới nhảy vào cãi nhau váng đầu. Giọng điệu có vẻ cổ kính, nhưng rốt cục cũng chỉ là những câu văn sáo rỗng. Và tệ hơn là trong một không gian tương tác dân chủ bậc nhất, vẫn khư khư kiểu độc thoại oang oang tay che mặt trời. Nếu một ai thỉnh thoảng vào net, tình cờ bắt gặp, tất nhiên thấy thanh niên Việt Nam bây giờ sao cổ lỗ thế. Lên mạng, sử dụng cái công cụ hiện đại bậc nhất mà sao vẫn giữ thói khề khà uống trà đọc thơ, sáo rỗng tập cổ mà hồi đầu thế kỷ, ông cụ kỵ chúng ta vốn đã từng chán lắm.

    3. "Nhạc Trịnh đê! Nhạc Trịnh đê! " Không tuần nào trên net không có những lời rao về các đường link có thể load các bài hát của Trịnh Công Sơn, mà phải là Khánh Ly hát cơ mới đáng để truyền tụng. Thật ra chuyện này không có gì đáng trách, vì nghe nhạc và nhu cầu nghe nhạc là chuyện đáng khuyến khích nhiều hơn. Nhưng quanh năm suốt tháng, chừng ấy đường link, chừng ấy bản nhạc vẫn cứ loanh quanh hết forum này sang forum khác. Một ngày, gõ một chữ Trịnh Công Sơn hay Khánh Ly vào ô tìm kiếm, thấy hiện ra hàng loạt, mà lại toàn những lời tán tụng của những nick trẻ trai, tất nhiên thấy đời sống tinh thần người Việt trẻ hôm nay sao mà tẻ nhạt.

    4. Vơ vẩn, cũ kỹ và tẻ nhạt là những điều mà ta có thể gặp trên hầu hết các forum tiếng Việt bây giờ. Ai đó nói, thì cuộc sống ra sao, trên không gian ảo giống thế. Nếu thế thì Internet cũng chẳng để làm gì, ngoài công dụng luyện ngón type của những người online. Cách đây một vài năm, có những nhóm bạn thầm lặng tụ tập nhóm lửa vườn khuya, đã bàn luận là dốc hết tinh hoa, đến nơi đến chốn. Forum trở thành nơi chốn di dưỡng tâm hồn, mài dũa trí tuệ, thỏa mãn tư duy, đi khóa về mở mà tình cờ gieo hi vọng vào lòng bao nhiêu khách vãng lai. Không biết bây giờ họ đang ở đâu, hay cũng đã hòa giọng tập cổ viết xong tự sướng một mình?

    Hà Nhân.

    Theo Sinh viên Việt Nam số 28, tuần lễ từ 14-7 đến 21-7, ra ngày thứ 4, 14-7
    Bài viết có những chỗ được viết in đậm, in nghiêng, crystal_vase xin được giữ nguyên, không thay đổi chút nào.

Chia sẻ trang này