1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự (nhặt nhạnh trên mạng và báo chí) về Nhạc TRỊNH

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 01/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. crystal_vase

    crystal_vase Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Diễm xưa được đưa vào chương trình giáo dục tại Nhật
    Năm 1970, nữ ca sĩ Khánh Ly được hãng đĩa Myrica Music mời sang Tokyo để ghi âm 2 bài Diễm xưa Ca dao mẹ của Trịnh Công Sơn bằng hai ngôn ngữ Việt - Nhật. Cũng năm đó Khánh Ly trình bày bài Diễm xưa trước hàng trăm ngàn khán giả Nhật tại Hội chợ Quốc tế Osaka và ngay lập tức Diễm xưa trở thành một ca khúc Top hit tại Nhật Bản. Năm 1980, Diễm xưa dịch qua tiếng Nhật là Utsukushii Mukashi, được đài truyền hình lớn nhất nước Nhật là NHK chọn làm nhạc phẩm chính cho một phim bộ chiếu nhiều kỳ, nội dung về những khác biệt văn hóa trong gia đình giữa một người đàn ông Nhật lấy vợ Việt Nam. Bộ phim được hàng triệu khán giả yêu thích và một lần nữa bản nhạc Diễm xưa lại dẫn đầu trong bảng sắp hạng âm nhạc trên đất nước Phù Tang.
    Trong suốt 34 năm, bài hát Diễm xưa do Khánh Ly hát liên tục được phát sóng và lần phát sóng mới nhất là đúng ngày mùng 1 Tết Giáp Thân của Nhật Bản. Ông Kumi Otsuka thuộc công ty Myrica Music cho biết Đại học Kansai Gakuin - một đại học danh tiếng của người Nhật - vừa quyết định chọn bài Diễm xưa để đưa vào chương trình giáo dục của trường này về bộ môn văn hoá Việt Nam. Ngoài một cuốn sách viết về bài hát, đại học Kansai còn kèm theo DVD để giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu.
    P.V (theo Calitoday.com)
    Nguồn : báo Thanh Niên, số 197 (3127) ra ngày thứ năm, 15-7-04
  2. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    CD: Cõi tình - Trịnh Công Sơn​

    TT - 10 ca khúc mà ca sĩ Việt kiều Pháp Thái Hòa đã hát trong hơn mười năm qua, từ Một cõi đi về, Dấu chân địa đàng (thu năm 1993) đến Cát bụi, Đêm thấy ta là thác đổ, Chiều trên quê hương tôi (2001), Phúc âm buồn, Diễm xưa, Lời thiên thu gọi, Thành phố mùa xuân, Chiếc lá thu phai (2003) đã được tập hợp trong album mới nhất Cõi tình - Trịnh Công Sơn vừa được Hãng phim Phương Nam phát hành.
    Trong album này còn có ca khúc Về nơi cuối trời (do Hoàng Công Luận sáng tác) mà Thái Hòa muốn kính dâng hương hồn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

    CD do chính Thái Hòa biên tập, thiết kế và trình bày, với nhiều hình ảnh cùng những lời tự sự chân tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    HỒNG SƠN
    Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=42506&ChannelID=175

    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 08:11 ngày 07/08/2004
  3. ziczac12

    ziczac12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bài này cũng lâu rồi nhưng thấy trong này chưa có nên Zic post lên cho bà con cùng xem
    Trịnh Công Sơn và nhạc khiêu vũ[/size=5]
    Bạn đã bao giờ khiêu vũ trên nền nhạc Trịnh Công Sơn chưa? Nghe có vẻ kỳ lạ phải không vì lâu nay, nhắc đến Trịnh Công Sơn, chúng ta thường hay nhắc đến những tình khúc buồn, những triết lý sống hiển hiện trong ca từ của ông. Chúng ta đã quen nghe nhạc Trịnh mà không nhận ra nhạc Trịnh còn có thể để khiêu vũ nữa. Không phải chỉ những địêu Slow buồn ảm đạm mà còn có cả tiết tấu Swing và Waltz. Chúng ta hãy bắt đầu với một bản Vienna Waltz theo kiểu Trịnh Công Sơn nhé.
    Bạn đã bao giờ khiêu vũ trên nền nhạc Trịnh Công Sơn chưa? Nghe có vẻ kỳ lạ phải không vì lâu nay, nhắc đến Trịnh Công Sơn, chúng ta thường hay nhắc đến những tình khúc buồn, những triết lý sống hiển hiện trong ca từ của ông. Chúng ta đã quen nghe nhạc Trịnh mà không nhận ra nhạc Trịnh còn có thể để khiêu vũ nữa. Không phải chỉ những địêu Slow buồn ảm đạm mà còn có cả tiết tấu Swing và Waltz. Chúng ta hãy bắt đầu với một bản Vienna Waltz theo kiểu Trịnh Công Sơn nhé.
    Được viết ở giọng Đô Trưởng (C dur) khá sáng sủa, giai địêu trong ?oHãy yêu nhau đi? của Trịnh Công Sơn nghe rất thiết tha và bay bổng.

    ?o Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá
    Hãy yêu nhau đi dòng nước đã trôi xa ...
    Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối
    dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới
    Mặt đất đã cho ta những ngày vui với
    Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời?
    Trong lời tựa Tuyển tập những bài ca đi cùng năm tháng của Trịnh Công Sơn có đoạn viết: ?oTừ lâu lắm, Trịnh Công Sơn đã được giới ái mộ trao tặng danh hiệu kẻ du ca về tình yêu, quê hương và thân phận?. Kẻ du ca ấy trên bước đường của mình đã kể cho mọi người nghe không biết bao nhiêu câu chuyện mà phần lớn là những trải nghiệm đớn đau rồi lại tự vỗ về bằng Ru ta ngậm ngùi hay Tôi ơi đừng tuyệt vọng. Còn bây giờ, người ấy lại tự khuyên mình và khuyên mọi người: Hãy yêu nhau đi...
    Tôi nhớ một người bạn của tôi đã từng nói: ?oNhững người thích nhạc Trịnh hẳn phải là người đang yêu?. Có lẽ đúng như vậy, bởi Trịnh Công Sơn viết rất nhiều về tình yêu, những tình yêu rất đẹp và thường vượt qua những riêng tư vị kỷ vốn có của con người. Tình yêu là phạm trù lớn lao và trừu tượng nhưng nó vẫn là phần tất yếu của đời người. Hãy yêu đi để quên những muộn phiền, những sóng gió, hãy cứ yêu đi cuộc đời này dù đã bao lần ta phải khổ đau trăn trở bởi xét đến tận cùng, cuộc đời cũng đã mang đến cho ta ít nhiều hạnh phúc.
    Âm nhạc Trịnh Công Sơn về bố cục và hoà thanh thường không phức tạp, khá thống nhất về điệu tính. Nhưng có lẽ khi nói đến nhạc của ông, ta không nên xem nó giống như với âm nhạc cổ điển Phương Tây mặc dù nó mang tính triết lý sâu sắc. Nhạc sĩ Văn Cao đã từng nhận xét:[i] ?oSơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc tự nó trào ra... Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi...?Những giai điệu dặt dìu làm ta liên tưởng đến những cô gái tinh khôi đang nhảy múa trên cánh đồng tràn ngập hoa đồng nội. Có thể khi viết ?oHãy yêu nhau đi?, Trịnh Công Sơn đã hoàn toàn không có ý niệm về một điệu nhảy thường xuất hiện nơi những lâu đài sang trọng giữa thành Viên cổ kính. Một cuộc gặp gỡ tình cờ thú vị giữa cảm hứng và một quy luật về tiết tấu (nhịp 3/4).
    Mở đầu ở giọng Đô trưởng (C dur) và kết thúc cũng ở C dur, lời đầu tiên là Hãy yêu nhau đi thì đến phần kết, Trịnh Công Sơn vẫn cứ khẳng định sức mạnh lớn lao của tình yêu:

    Hãy yêu nhau đi bên đời nguy khốn.
    Hãy yêu nhau đi bù đắp cho trăm năm...
    Hãy trao cho nhau hạnh phúc lẫn thương đau
    Trái tim cho ta nơi về nương náu
    Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều...
    [/i]
    Vâng, có lẽ hãy cứ yêu nhau đi và hãy thử cùng khiêu vũ trên nền nhạc Trịnh Công Sơn bạn nhé !
  4. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Chiếu Trên Đài TV Nam Hàn: Khánh Ly ?~Rừng Xưa Đã Khép?T​
    Little Saigon -- Một phần chương trình Rừng Xưa Đã Khép của Khánh Ly, tổ chức chiều Chủ Nhật 22 tháng 8 năm 2004 tại Majestic sẽ được chiếu trên đài truyền hình KRTV một đài Tivi tư nhân lớn của Hán Thành.
    Họ muốn như vậy để giới thiệu Khánh Ly với khán giả, trước khi mời cô sang trình diễn ở thủ đô Seoul vào năm tới.
    Từ năm 1981, Khánh Ly từng nhiều lần được mời tham dự các Chương Trình Đại Hội Âm Nhạc Á Châu nhờ vậy cô có nhiều giao hảo với các ca sĩ nổi tiếng của Thái Lan, Nam Dương, Hồng Kông và nhất là Đệ I danh ca Nam Hàn Cho Yong Pil - 조s.", ca sĩ Pil cũng có bài "I want come back Pusan" (Tôi muốn trở lại Pusan) đã có nhiều Top Hit tại Nhật giống như bài Diễm Xưa, Ngủ Đi Con của Khánh Ly, Trịnh Công Sơn.
    Bài hát mang lời nhạc vừa trữ tình vừa thương đau của một người muốn về đế đô Đại Hàn xưa, nơi đầy vẻ đẹp và máu xương, trước khi các vị Vua dời Pusan để chọn Seoul làm thủ đô mới.
    Theo ông Lee Chun Il, âm nhạc Trịnh Công Sơn rất hợp với Nam Hàn từ tình yêu, thân phận con người và đất nước chiến tranh bị đô hộ chia cắt. Ông hy vọng chuyến trình diễn của Khánh Ly không chỉ thu hút khán giả nước này mà còn có cả khán giả Việt Nam.
    Vẫn theo ông Lee, hiện có khoảng 10,000 (mười ngàn) người Việt Nam được thuê làm từng thời gian tại đây. Tuy họ ở rải rác ở các tỉnh lớn như Busan, Incheon.... nhưng vẫn có hàng ngàn người ở thủ đô, và việc di chuyển để về Seoul cũng rất dễ dàng, nhờ nước này khánh thành đường xe lửa cao tốc do Đức thiết kế đã hoạt động mấy tháng vừa qua.
    Theo ông Lee, một hãng dĩa đang bàn thảo để dịch bài Diễm Xưa, Ngủ Đi Con sang tiếng Nam Hàn để mời Khánh Ly thâu CD.
    Nguồn: vietbao.com
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Khi guitar hát nhạc Trịnh​
    TTCN - Nhạc Trịnh đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khí nhạc nhưng nay mới có người chuyển soạn và độc tấu guitar một số ca khúc của ông. CD Góp lá mùa xuân sẽ được phát hành vào đầu tháng chín tới (*).
    Một ca khúc khi chuyển thể sang nhạc cụ độc tấu phải làm sao vừa khai thác được khả năng kỹ thuật cũng như hòa âm của nhạc cụ, vừa đem lại cho người thưởng ngoạn những cảm xúc mới mẻ đối với những tác phẩm mà công chúng đã quá quen thuộc. Đó là một thách thức đối với người chuyển soạn.
    Thách thức ấy càng lớn hơn khi Trần Hoài Phương chọn các ca khúc của Trịnh Công Sơn để thể hiện trong khi nhạc Trịnh là một khối hòa quyện khó tách rời giữa giai điệu và ca từ. Bằng cách sáng tác thêm những dạo khúc và những đoạn gian tấu phù hợp để dẫn dắt và nối kết các ý nhạc trong giai điệu Trịnh Công Sơn, sử dụng các tầng lớp hòa âm tinh tế để tăng sức biểu cảm thay cho ca từ; cùng với xử lý kỹ thuật guitar đúng chỗ, Phương đã giải quyết được những vấn đề nan giải đó.
    Nếu như ca khúc Góp lá mùa xuân mở đầu CD này phảng phất chất nhạc baroque qua những hợp âm rải (arpeggio) tiết tấu nhanh uốn lượn quanh giai điệu thì với tiết tấu swing nhún nhảy và những nhịp chỏi nghịch ngợm cùng với những đoạn pizzicato mô phỏng tiếng đàn contrebass của nhạc jazz, Phương đã đem lại một sắc thái đặc biệt cho ca khúc Con mắt còn lại của Trịnh Công Sơn.
    Chất trầm tư tự sự của Lặng lẽ nơi này càng thêm da diết khi tương phản với Em đi trong chiều đầy say đắm. Người nghe sẽ khám phá nhiều điều thú vị khi nghe lại Ru em, Vẫn có em bên đời, Trong nỗi đau tình cờ, Đời gọi em biết bao lần, Tôi đang lắng nghe và Em còn nhớ hay em đã quên qua tiếng đàn guitar độc tấu của Trần Hoài Phương.
    Học đàn từ năm 10 tuổi, Phương chơi guitar cùng bạn bè cho đến những ngày đầu tiên tại giảng đường đại học. Anh được giới thiệu đến học với danh cầm guitar Phùng Tuấn Vũ và theo anh, đây là mốc quan trọng trong việc định hình một tình yêu ban đầu đối với âm nhạc cổ điển. Năm 1983, rời Đại học Bách khoa sau hai năm học tập, anh đã trở thành người đầu tiên đậu vào hệ đại học chính qui bộ môn guitar Nhạc viện TP.HCM mà không qua đào tạo trung cấp.
    Tốt nghiệp năm 1989, một lần nữa Phương muốn thử sức mình tại một môi trường khác. Trải qua năm năm tại khoa ngoại thương Đại học Kinh tế TP.HCM, Phương có may mắn được đến Pháp tu nghiệp trong năm cuối. Có lẽ chính tại đây, những cảm nhận về âm nhạc của anh trở nên sâu sắc hơn và qua đó chợt nảy ra ý tưởng chuyển soạn một số ca khúc VN một cách nghiêm túc cho guitar cổ điển.
    Trở về nước, Phương chọn 10 bài Trịnh Công Sơn để thực hiện ý định của mình nhưng mãi đến nay mới có điều kiện thu âm. Hiện công tác tại Ngân hàng Standard Chartered (TP.HCM), anh vẫn cố dành thời gian để cầm đàn như một đam mê riêng của bản thân.
    Người Tây Ban Nha đã trìu mến đặt tên cho sáu dây guitar từ thấp lên cao như sau: dây mi trầm (E) là Esposo (chồng), dây la (A) là Amor (tình yêu), dây re (D) là Dulce (nhẹ nhàng, êm ái), dây sol (G) là Guitarra (đàn guitar), dây si (B) là Beso (nụ hôn), và dây mi cao (cũng là E) được gọi là Esposa (vợ). Chất lãng mạn của tiếng đàn guitar gỗ và ca khúc Trịnh Công Sơn có thể coi là một cuộc hôn phối âm nhạc đẹp đẽ. Và điều đó phần nào đã được chứng tỏ trong CD Góp lá mùa xuân.
    HOÀNG THẢO
    ------------------
    (*) Hãng phim Phương Nam và Trung tâm Văn hóa quận Phú Nhuận sẽ tổ chức một chương trình guitar cổ điển để giới thiệu CD Góp lá mùa xuân vào ngày 7-9 với sự tham gia của các guitarist Trần Hoài Phương, Nguyễn Trí Đoàn, Trần Phương Quang và Phạm Thành Lộc.
    Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn
  6. 2010_Nhucanhvacbay

    2010_Nhucanhvacbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Thứ hai, 13/9/2004,

    Trịnh Công Sơn - sống và yêu

    Diễn viên Trần Mai Sinh trong vai diễn Trịnh Công Sơn.
    Bộ phim truyện nhựa đầu tiên về nhạc sĩ họ Trịnh có tựa đề "Trịnh Công Sơn - sống và yêu" do NSƯT Lê Dân viết kịch bản và đạo diễn, dự kiến bấm máy vào đầu tháng 11. Sẽ có một Hội đồng nghệ thuật gồm những người thân và bạn bè nhạc sĩ tham gia góp ý cho bộ phim này.

    - Vì sao phim lại có tên là "Trịnh Công Sơn - sống và yêu"?
    - Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng ông luôn giữ phong thái sống thoải mái, cởi mở với bạn bè. Ông yêu tất cả mọi người, tình yêu của ông không có giới hạn, nó ở mức trên tình bạn, luôn có sự cảm thông, chia sẻ rất thiêng liêng. Phim là sự hồi tưởng của Trịnh Công Sơn về cuộc đời đã qua với một cô gái Nhật. Ông đã kể lại những kỷ niệm của đời mình cho cô. Tôi muốn làm nổi bật hình ảnh Trịnh Công Sơn qua những thăng trầm lịch sử với tiết tấu nhẹ nhàng nhưng có sức gợi cảm mạnh mẽ và đặc biệt chất nhân văn phải thật nổi bật.
    - Cô gái Nhật sẽ là một trong những nhân vật trung tâm của phim. Cô gái ấy đã để lại trong ông những cảm xúc như thế nào khiến ông chọn đưa vào tác phẩm giữa rất nhiều giai nhân trong cuộc đời của Trịnh?
    - Cô Michiko, tên trong kịch bản là Sakura (Sakura có nghĩa là hoa anh đào) là hình ảnh xuyên suốt phim bên cạnh Trịnh Công Sơn. Dường như ít người nhớ đến cô mỗi khi nhắc đến những mối tình của người nhạc sĩ đa tài này. Bằng tình yêu, cô đã đưa nhạc Trịnh đến với công chúng Nhật, Pháp. Cô ấy là người Nhật làm luận án về nhạc Trịnh Công Sơn bằng tiếng Pháp tại Paris và vì thế đã phải học tiếng Việt trong vòng 4 năm trời. Cách đây 15 năm mà một người nước ngoài lưu giữ được hơn 100 bản nhạc của Trịnh Công Sơn cũng là chuyện hiếm có. Sakura đã yêu Trịnh bằng một tình yêu trong sáng, thiêng liêng, coi ông là nguồn cảm hứng của cuộc đời mình. Tôi chọn cô cũng vì muốn tô điểm thêm vẻ đẹp Á Đông trong sự kết hợp văn hóa Việt - Pháp - Nhật. Tôi sẽ tìm một cô gái Nhật biết tiếng Việt để đóng vai này.
    - Còn những nhân vật khác và cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Trịnh Công Sơn với ca sĩ Khánh Ly sẽ được thể hiện ra sao?
    - Phim không quá nhiều nhân vật, ngoài cô gái Nhật sẽ có mối tình của Trịnh Công Sơn với ca sĩ Khánh Ly và Hồng Nhung. Trong phim Khánh Ly có tên là Khánh Mai. Tại phòng trà, Khánh Mai đang hát cho các sĩ quan chế độ cũ, không gian là một màu xám buồn. Trịnh Công Sơn đến bên và nói: ?oNếu bằng lòng, đi với tôi về Sài Gòn, em sẽ thấy?. Đêm, cô trằn trọc vì những lời nói của anh và cảnh Khánh Mai hát cho sinh viên ở sân trường Đại học Sài Gòn.
    - Ai sẽ là người đóng vai Trịnh Công Sơn và tiêu chí nào để ông chọn người vào vai này?
    - Hình ảnh Trịnh Công Sơn quá quen thuộc với người xem hôm nay, do vậy ngoại hình của diễn viên được chọn có vai trò rất quan trọng. Tôi đã chọn anh Trần Mai Sinh, cán bộ Nhà Văn hóa Thanh niên, đóng vai này. Anh từng vào vai Trịnh Công Sơn trong một số phim ca nhạc, rất nhiều người lầm tưởng hai người là một.
    - Phim có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của nước ngoài. Vậy ông đã có ý định phát hành phim ra thị trường các nước?
    - Các chuyên viên kỹ thuật của tập đoàn điện ảnh và truyền hình Kantana ở Bangkok (Thái Lan) sẽ hỗ trợ chúng tôi về mặt kỹ thuật. Tôi cũng đang đắn đo giữa hai cách: hoặc quay bằng phim nhựa hoặc quay kỹ thuật số với máy HD (độ nét cao) rồi chuyển sang nhựa. Quay bằng máy quay kỹ thuật số không tốn phim lại dựng rất nhanh, có thể tiết kiệm được 2/3 thời gian mà hình ảnh và âm thanh vẫn tốt. Hướng đến khán giả nước ngoài cũng là mục tiêu của tôi. Nhiều người nước ngoài yêu quý Trịnh Công Sơn và họ rất muốn biết bộ phim mới về ông có gì đặc biệt so với những phim về danh nhân khác hoặc những phim ca nhạc đã làm về nhạc sĩ trước đó.
    - Phim nghệ thuật thường rất kén khán giả trong nước. Ông có tính đến điều này?
    - Cũng chính điều này đã làm chậm thời gian bấm máy của phim, thay vì dự định khởi quay vào tháng 9 này. Đây là phim đầu tiên của hãng Tân Hữu Nghị nên chúng tôi phải thận trọng, kỹ lưỡng trong mọi vấn đề. Nhưng tôi tin khán giả sẽ đón nhận, bởi Trịnh Công Sơn là con người của công chúng.
    (Theo Người Lao Động)

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/09/3B9D668B/
  7. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Phòng tranh Phạm Mùi - điểm hẹn cùng Trịnh Công Sơn

    Bức Đôi bạn Trịnh Công Sơn - Khánh Ly.
    "Tôi xin được thắp lên những ngọn nến nhớ thương người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Tôi biết ơn anh đã làm hiện lên trong tôi một thế giới siêu thực mong manh đầy biểu cảm", đó là lời tựa của họa sĩ cho phòng tranh khai mạc hôm nay (21/9) tại số 21, ngõ 133 đường Thái Hà, Hà Nội.
    Tình yêu nhạc Trịnh đến với họa sĩ từ những năm chiến tranh. Ca từ đẹp và thơ đến lạ kỳ trong nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn đã ám ảnh trong tâm trí Phạm Mùi. Ông tâm sự: "Mỗi khi cầm cây đàn guitar trên tay, hát Như cánh vạc bay hay Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi..., tôi lại thấy hiện lên trước mắt mình một thế giới hình ảnh đầy màu sắc và đường nét, muốn cầm cọ để vẽ ra và kiếm tìm sự đồng cảm với ông". Chàng trai trẻ ngày nào luôn tâm đắc với những lời "dạy" rất đời của nhạc sĩ: "Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời". Sau lần gặp và làm việc cùng nhạc sĩ khi Trịnh Công Sơn khi thực hiện ca khúc cho Đứa con rơi - bộ phim do Phạm Mùi viết kịch bản và thiết kế mỹ thuật, sự cảm mến tài năng và tâm hồn Trịnh đã thôi thúc anh cầm bút.
    Sau ngày định mệnh 1/4/2001, khi Trịnh Công Sơn giã biệt cõi tạm để về với vĩnh hằng thì ý tưởng ấy hiện hình rõ nét hơn trong Phạm Mùi. Cảm giác hẫng hụt như mất đi một cái gì đó rất thiêng liêng đã khiến anh phải trăn trở nghĩ suy, có lúc trắng đêm thao thức trong xưởng vẽ. Anh vẽ cho chính mình và cho ước nguyện làm một cái gì có ý nghĩa cho người nhạc sĩ quá cố.
    65 bức tranh, chủ yếu sử dụng chất liệu màu dầu và màu nước là sự tái hiện các nhạc phẩm của Trịnh theo cảm nhận rất riêng từ Phạm Mùi. Thấp thoáng gương mặt của tình yêu qua nét vẽ phóng khoáng trong "Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng cỏ buồn khô", có sự cô đơn trống trải đến rợn ngợp trong "Ngày mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn". Tác giả tạo nên không gian xa và sâu thẳm trong "Tôi tìm thấy tôi trong từng gót xa". Cuộc sống của Trịnh Công Sơn hiện lên trong tranh rất đỗi đời thường, từ một nụ cười hóm với người bạn tri kỷ Bửu Ý, Văn Cao, gương mặt rạng ngời hạnh phúc của Trịnh bên Khánh Ly, cô em gái Trịnh Vĩnh Trinh. Họa sĩ đi vào tận cùng nỗi cô đơn, trống trải của tâm hồn nhạc sĩ qua những gam màu vàng úa nhợt nhạt trong bức Trịnh Công Sơn - những ngày sắp giã từ nhân thế.

    Từ sự cảm thông và đồng điệu không lời, Phạm Mùi đã chọn cho mình lối đi riêng của một người bình thường trong hàng vạn người yêu nhạc Trịnh.
    Hiểu và yêu nhạc Trịnh, họa sĩ muốn mang tình yêu đến với tình yêu. Phạm Mùi có ý định sẽ bán đấu giá 5 bức tranh trong số các tác phẩm của mình: Như cánh vạc bay, Như cánh chim ưu phiền, Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ, Nghe tháng ngày chết trong thu vàng, và Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Số tiền thu được qua bán đấu giá ba bức tranh, họa sĩ ủng hộ cho các trẻ em nhiễm chất độc màu da cam, hai bức còn lại dành để tu sửa phòng tranh. Ông hy vọng sẽ biến nơi đây thành nơi giao lưu của những người yêu nhạc Trịnh. Một ngày không xa, ông mơ về một ngõ nhỏ lưu tên Trịnh Công Sơn.
    Thu Hà
    Nguồn: www.vnexpress.net
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Giải âm nhạc hòa bình sẽ diễn ra tại San Francisco


    Kế hoạch về một giải thưởng âm nhạc hòa bình thế giới (WPMA) lần chức thứ II tại Việt Nam (cho dù là dời lịch diễn đến cuối năm) đã không diễn ra khi mới đây BTC giải đã quyết định chọn địa điểm mới là San Fransisco và ấn định ngày tổ chức là 25/9 tới.
    San Francisco vào những năm 60 của thế kỷ trước nổi tiếng với những cuộc xuống đường đòi hòa bình, đòi chính phủ Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam và không được đem con em họ vào lò nướng thịt người, làm bia đỡ đạn cho cuộc chiến phi nghĩa. Chính ngay tại Quảng trường Tòa thị chính (nơi sẽ diễn ra WPMA 2004) trước đây trở thành diễn đàn thường xuyên của các nhạc sỹ, ca sỹ đứng trước hàng trăm ngàn người kêu gọi chấm dứt đổ máu, ủng hộ hòa bình và họ đòi chính phủ Mỹ phải ngưng ngay lập tức những đợt tuyển lính sang Việt Nam, ngưng tài trợ, tiếp vận cho một cuộc chiến phi nghĩa.
    Đó là những năm tháng không thể nào quên, hàng trăm ngàn người hăng say lắng nghe, hưởng ứng lời kêu gọi của những Bob Dylan, Joan Baez, Peter, Paul & Mary... cài hoa trên tóc, lấy những nụ hôn tôn vinh hương vị hoà bình. Gần đấy là hàng rào dày đặc cảnh sát với dùi cui trên tay và hàng dài những xe bít bùng chực chờ can thiệp. Hai hình ảnh tương phản nhưng làm nổi rõ một thông điệp nhất quán của thời kỳ này: Súng và hoa hồng, hoà bình và chiến tranh.
    Lễ trao giải tại San Francisco này vẫn là 6 người được công bố lần trước: Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, Michael McDonald, Bob Dylan, Joan Baez, Harry Belafonte và nhóm Peter, Paul & Mary. Bên cạnh đó, những người tham gia biểu diễn sẽ vẫn là những gương mặt trong danh sách dự tính từ trước và cộng thêm sự xuất hiện của ca sỹ Khánh Ly.
    Theo ông Miles Copeland, một trong những người đồng tổ chức của WPMA và cũng là cựu thành viên của nhóm nhạc nổi tiếng The Police thì cuộc biểu diễn lần này vẫn quy tụ những gương mặt sáng giá nhất của nhiều quốc gia "Chúng tôi có cả những người Ả rập và Do Thái, có cả Ấn Độ và Pakistan, tất cả họ sẽ cùng nhau chia xẻ một thông điệp có ý nghĩa chung bằng sức mạnh của âm nhạc, một thông điệp mang tính hội tụ hơn là chia rẽ". Tuy thế cả 24 gương mặt này vẫn chưa được xác nhận một cách chính thức, có nghĩa sẽ vẫn còn có thể thay đổi vào giờ chót.
    Có một điểm khác ở khâu vé vào vào cửa, nếu như dự tính trước đây (khi định diễn ở VN) tiền mua vé sẽ được thay thế bằng các hiện vật của BTC thì bây giờ số tiền ấy được góp vào Quỹ hỗ trợ các trẻ em mồ côi từ các cuộc chiến tranh và khủng bố và giá của nó cũng rẻ hơn rất nhiều (10,15 và 20 USD). Buổi lễ sẽ diễn ra vào ngày 25/9 tại Quảng trường toà thị chính San Francisco và được truyền hình trực tiếp tới nhiều quốc gia.
    Theo Vietnamnet

Chia sẻ trang này