1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự (nhặt nhạnh trên mạng và báo chí) về Nhạc TRỊNH

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Khánh Ly 'Rơi Lệ Ru Người' Để Giúp Trẻ Mồ Côi Ở Huế

    Los Angeles - Một đêm ca nhạc đặc biệt sẽ được tổ chức vào thứ sáu ngày 4 tháng 10 năm 2002 tại sân khấu Majestic, đó là Đêm Khánh Ly và Bạn hữu "Rơi Lệ Ru Người".
    Gọi là đặc biệt vì, sau 5 năm (kể từ đêm Hát Cho Quê Hương Việt Nam 1997) Khánh Ly mới có dịp trình diễn ở Quận Cam, với những bản tình ca được khán thính giả yêu thích qua nhiều thế hệ.
    Khánh Ly cho biết cô rất vui khi hát ở "Sân nhà", sau những tháng ngày dài thường đi hát xa. Đây còn là dịp cô được sống lại một thời hạnh phúc xót xa như khi đứng trên bục gỗ của Quán Văn, của các Đại Học Dược Khoa, Văn Khoa ...năm nào.
    Khánh Ly cũng cho biết cô còn vui hơn nữa vì tất cả phần tiền mà cô nhận được trong đêm "Rơi Lệ Ru Người", cô sẽ tặng hết cho nhà dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng để trùng tu và nuôi các trẻ em tàn tật, mồ côi ở Huế. Số tiền này cô sẽ trao cho bà Sour đại diện nhà dòng hiện có mặt tại Mỹ ngay trong đêm này.
    Khánh Ly, người đã đóng góp tiếng hát rất nhiều cho hầu hết các Nhà Thờ, Nhà Chùa từ lúc khởi sự quyên tiền mua đất đến khi khánh thành ở khắp mọi nơi, đây là lần đầu tiên cô tự tận dụng hết khả năng của mình để thực hiện lời hứa với dòng Đức Mẹ Đi Viếng và các trẻ em mồ côi ở quê nhà.
    Đêm Khánh Ly và bạn hữu "Rơi Lệ Ru Người" còn có sự đóng góp Tuấn Ngọc, Nam Lộc, Trần Thái Hòa, MC Nguyễn Ngọc Ngạn
    .
    (Source: http://www.vietbaoonline.com/)
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 20:58 ngày 06/10/2002
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ca dao mẹ", "Vết lăn trầm" của Trịnh Công Sơn - lúc cho lúc không?


    Ca sĩ Quang Dũng

    Chuyện bắt nguồn từ album thứ hai của ca sĩ Quang Dũng, giọng hát đang dần được chú ý với những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Trong CD chưa phát hành này có 4 bài của nữ nhạc sĩ Việt kiều Diệu Hương và 2 bài của Trịnh Công Sơn. 6 bài bị ách lại tại cửa cơ quan quản lý là Phòng băng đĩa nhạc Cục nghệ thuật biểu diễn...
    Lý do: Diệu Hương đã định cư tại Mỹ. Chiểu theo quy định hiện hành, những bài hát của nhạc sĩ này muốn lưu hành trong nước cần có kết quả thẩm định của cơ quan an ninh văn hoá về thái độ chính trị của tác giả. Còn 2 bài của Trịnh Công Sơn được xếp vào dòng Ca khúc da vàng, ra đời trước 1975 ở miền Nam cho đến giờ vẫn chưa chính thức được cho phép sử dụng lại.
    Tuy nhiên, trên thực tế, album đầu tiên của Quang Dũng phát hành cuối năm 2001 đã có 4 bài của Diệu Hương. Phải chăng lúc đó Sở VH-TT TPHCM và Cục NTBD chưa kịp biết Diệu Hương là ai, chưa biết chúng được sáng tác trong hay ngoài nước, trước hay sau khi tác giả xuất cảnh. Chỉ khi Cty Bạn Yêu Nhạc (MFC) gửi công văn xin phép sử dụng 4 bài mới của Diệu Hương cho album 2 của Quang Dũng và một giấy phép phát hành cho video Những ngôi sao mới trong đó cũng có 1 bài của Diệu Hương (Khắc khoải - Quang Dũng hát) thì Phòng băng đĩa nhạc mới ngỡ ngàng tại sao đang xin phép sử dụng bài của một nhạc sĩ hải ngoại mà trong chương trình sắp phát hành kia đã có sẵn một bài khác cùng tác giả rồi? Lý do bên sản xuất đưa ra: Bài đó đã phát hành audio nên mới dám làm video.
    Theo ông Lê Nam (Cục NTBD), phát hiện việc này ông có hỏi lại Sở VH-TT TPHCM tại sao lần trước chưa thẩm định gì về tác giả đã vội cấp giấy phép thì người có trách nhiệm trả lời: thôi lỡ rồi, mong thông cảm (!) Hiện MFC đã bóc bài Khắc khoải, Quang Dũng sẽ chọn bài khác thay vào. Bà Nguyễn Thanh Thuỷ giám đốc MFC kể, không hiểu từ đâu rộ lên tin đồn buồn cười là Quang Dũng và MFC làm nhạc chống Cộng (!) Quang Dũng bị săn lùng ráo riết về vụ này.
    Tác giả Diệu Hương còn xa lạ với người nghe nhạc trong nước và lại đang ở nước ngoài. Đáng nói là 2 bài của Trịnh Công Sơn: Ca dao mẹ và Vết lăn trầm.
    Ca dao mẹ đúng là thuộc loạt Ca khúc da vàng sáng tác những năm 60-70, xếp cùng dòng nhạc phản chiến ở miền Nam với tác phẩm của Trần Long ẩn, Tôn Thất Lập, Trương Quốc Khánh... Sau này nhiều bài trong số ấy vẫn được sử dụng rộng rãi đặc biệt là Nối vòng tay lớn. Ca dao mẹ đã được ca sĩ Hồng Hạnh thu âm phát hành 6-7 năm trước. Huế - Sài Gòn - Hà Nội, cũng thuộc dòng này là chủ đề album của Cẩm Vân ra cuối năm 2000, Hồng Nhung cũng đã thu bài này cùng Người già và em bé... chưa kể nhiều bài khác vẫn được biểu diễn trên sân khấu. Còn riêng bài Vết lăn trầm không nằm trong dòng ca khúc trên và cũng đã được Nguyễn Chánh Tín chọn làm chủ đề album của anh ra từ 1995, sau đó Trịnh Vĩnh Trinh hát trong album Văn Cao- Trịnh Công Sơn (CD và video) do Phương Nam phim sản xuất lâu lắm rồi. Thế sao lần này lại không được hát?
    Phòng băng đĩa nhạc (Cục NTBD) đã dựa vào 5 thông báo của Bộ VHTT (từ thông báo số 1 ngày 15/10/1989 đến số 5- 28/5/1995) về việc cho phép sử dụng các ca khúc trữ tình lãng mạn trước cách mạng và những sáng tác trước 1975 ở miền Nam, để ngưng chưa cấp phép cho 2 bài hát kể trên. Trong danh sách này có tổng cộng 265 bài hát được phép (NS Trịnh Công Sơn có vẻn vẹn 27 bài). Nhiều nghệ sĩ và nhà sản xuất cho rằng những thông báo này đã lạc hậu, không thực tế. 7 năm qua, khi âm nhạc trong nước phát triển mạnh mẽ nhất thì vẫn không có thêm thông báo báo nào cả. Và người nghe hẳn cũng nhận thấy trong nhiều năm qua có tới cả trăm bài của TCS viết trước 1975 được sử dụng lại trên sân khấu và băng đĩa cũng như in sách. Có nhiều bài tưởng viết sau này nhưng thực ra là trước 75 như Đoá hoa vô thường, Em hãy ngủ đi... Mới đây Trung tâm băng nhạc Hoa Sữa thuộc Công ty nghe-nhìn HN cũng gửi công văn xin sử dụng 10 bài Ca khúc da vàng, Bộ VH-TT đã yêu cầu Cục NTBD lập hội đồng thẩm định nhưng đến giờ vẫn chưa lập được.
    Từ câu chuyện này khơi ra một vấn đề: Đối xử sao đây với những bài hát ra đời trước 1975 ở miền Nam và sau này ở hải ngoại. Có những NS mà âm nhạc của họ tuyệt đối không được phép sử dụng như Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ... nhưng lại có những bài được Phạm Duy đặt lời Việt vẫn được hát rộng rãi như Dòng sông xanh (Tức Danube xanh của J. Strauss), Serenade (Schubert), Trở về Suriento... những bài ấy liệu có bị cấm không? Hay Ngô Thuỵ Miên chỉ có 2 bài được chính thức cho phép là áo lụa Hà Đông, Riêng một góc trời nhưng những bài khác như Niệm khúc cuối, Giọt nước mắt ngà vẫn được hát và thu âm nhiều nơi. Còn Vũ Thành An nổi tiếng với những Bài không tên cho đến giờ cũng chưa được phép hát lại nhưng hơn 10 năm trước Sài Gòn Audio đã sản xuất chương trình cassette Diễm Xưa dùng tới 4 Bài không tên (số 1, số 2, số 7, cuối cùng). Như vậy trách nhiệm thuộc về ai? Nhà quản lý, nhà sản xuất hay nghệ sĩ? Nói như người của Sở VH-TT TPHCM nhắc ở trên, là lỡ rồi mong thông cảm thì khi xảy ra "sự cố" ai là người "chịu trận" ?
    Theo NetNam
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2002/thang6/tin51.htm
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 21:01 ngày 06/10/2002
  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Quang Dũng hát nhạc Trịnh như một thách thức
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2002/10/3B9C10F8/
    Thứ tư, 9/10/2002, 08:13 (GMT+7)
    Giới nhạc sĩ phía Nam nhận xét, anh là một giọng ca có phong cách bởi trong thời điểm hiện nay, Quang Dũng là "của hiếm" khi chọn nhạc Trịnh để tạo lập sự nghiệp. Tuy nhiên, chàng ca sĩ này nói rằng sự lựa chọn của anh là vì cái duyên với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Quang Dũng nhớ như in lần hát cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nghe Biển nhớ, Diễm xưa tại quán Nhạc sĩ, ông đã chăm chú lắng nghe anh hát, sau đó nhận xét: ??oEm hát hay quá, thật hiếm hoi có giọng ca nam còn rất trẻ lại hát nhạc tình ngọt ngào và buồn đến thế???.
    Từ lời khen ấy, chàng ca sĩ trẻ đi theo nhạc Trịnh. Nhạc sĩ đã viết tặng anh ca khúc Biển nghìn thu ở lại và chỉ còn một câu cuối ông chưa kịp hoàn thiện. Sau này, Dũng quyết tâm thu đĩa và nhất định đặt tên đĩa là bài hát của nhạc sĩ viết tặng để tưởng nhớ người bạn vong niên đã dành quá nhiều ưu ái cho anh.
    Một album ra đời toàn thứ nhạc buồn với những bài rất ít người hát, có người bảo anh khùng khi làm nhạc chẳng thời trang chút nào. Anh tâm sự: ??oLàm được phần nội dung của album xong cũng là lúc tôi cạn tiền không làm nổi cái bìa cho rực rỡ. Tuy nhiên, thật bất ngờ là con số đĩa bán ra cũng được 5.000 chiếc, như vậy là hạnh phúc lắm rồi, khán giả đã chấp nhận một người trẻ như tôi hát nhạc già???. Thành công đầu tiên như một động lực để chàng ca sĩ trẻ thực hiện album nhạc Trịnh tiếp theo trong tháng tới.
    (Theo Đẹp)
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  4. netinventor

    netinventor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/07/2002
    Bài viết:
    281
    Đã được thích:
    0
    Quang Dũng, chàng trai Quy Nhơn, tưởng như lọt thỏm giữa thị trường nhạc trẻ của Sài Gòn. Dũng trẻ nhưng sớm chững chạc khi thể hiện nhạc Trịnh hay những ca khúc man mác buồn. Hơn 20 tuổi, Quang Dũng một mình một chất trong số các ca sĩ trẻ rộ lên như nấm sau mưa, đua nhau vừa hát vừa nhảy nhót với những bộ cánh bay ****. Người ta đã vội vàng nói Dũng sẽ rớt đài nhanh chóng vì đơn điệu. Thế nhưng, trái với những gì thất bại ở Quang Minh (anh trai Thu Phương cũng đã chọn con đường đi như Dũng), Quang Dũng sớm khẳng định được chất riêng mà không cần phải thay đổi nhiều về hình thức và phong cách. Sau album Biển nghìn thu ở lại, Dũng được các nhạc sĩ ưu ái nhận xét: ??oNó là đứa bền giọng và bền nghề???.
    Trích trong Những ca sĩ không chạy theo thị trường (Vnexpress/Vănhoá/24/10)
    Ừ... ứ... ư... ứ...ư...ừ...ư
    Em líu lo bên đời dạy tôi biết xa gần....
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Xây dựng 10 tập phim về nhạc Trịnh
    (Tin do ngochikien sưu tầm)
    Hãng TFS sẽ triển khai dự án này trong tháng 4 với nhóm thực hiện gồm Giám đốc TFS Nguyễn Hồ, nhạc sĩ Bảo Phúc, đạo diễn Ðinh Anh Dũng và Nguyễn Thị Minh Ngọc. Sau đây là tiết lộ của họ về kế hoạch làm phim này.
    Làm thế nào đặc tả chân dung Trịnh Công Sơn chỉ trong 20 phút mỗi tập phim?
    Theo kế hoạch, mỗi phim sẽ được làm theo dạng thơ, không có lời bình. Tự những thước phim tư liệu, âm nhạc, lời phát biểu của bạn bè, khán giả và ca sĩ sẽ vẽ lên chân dung anh. Mỗi tập có tựa đề chỉ với một chữ, ví dụ như: Mẹ, Bạn, Phố, Biển... những đề tài mà anh đã tạo nên dấu ấn với người nghe. Chúng tôi đang bàn bạc để thể hiện thật chắc ý đồ dàn dựng, tránh sự đơn điệu, lắp ghép. Nhạc sĩ Bảo Phúc sẽ chọn ca khúc theo từng chủ đề để đưa vào phim.
    TFS có nghĩ hãng sẽ dựng được một kịch bản đầy đủ về cuộc đời sáng tác cũng như đời sống riêng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?
    Thật khó nói khi phim chưa được bấm máy. Nhưng chúng tôi không nghĩ đó sẽ là một cuốn hồi ký được thu ngắn, mà là những chùm thơ hay, những bức tranh đẹp nói lên cá tính, nhân cách sống của người nhạc sĩ đã cống hiến đời mình cho âm nhạc. Trong phim sẽ sử dụng tư liệu thật về anh, nên có thể sẽ không có diễn viên nào đóng vai Trịnh Công Sơn.
    Ca sĩ Khánh Ly sẽ tham gia 10 tập phim này như thế nào?
    Trong những ngày sống ở nước ngoài, đạo diễn Ðinh Anh Dũng đã có dịp ghi hình nhiều lời phát biểu của các ca sĩ về Trịnh Công Sơn, trong đó có Khánh Ly. Tuy nhiên, chúng tôi còn đang tính toán để đưa vào phim một cách hợp lý, hợp chủ đề, để người xem có được một cái nhìn thật lãng mạn, trữ tình và cũng rất thật về anh, để thấy trên đời này Trịnh Công Sơn vẫn còn hiện diện, hòa điệu chân thành với tất cả chúng ta.
    (Theo VnExpress)
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Trịnh Công Sơn đã từng gặp Charlie Chaplin?
    theo www.hue.vnn.vn
    TTCN (13-2001) đã đăng bức ảnh được chú thích là Trịnh Công Sơn chụp chung với vua hề Charlie Chaplin (Charlot) và con gái. Sau đó, tòa soạn đã nhận được điện thoại của gia đình cụ H-T-K. cho biết người được cho là Trịnh Công Sơn trong ảnh thật ra chính là cụ H.T.K. Về việc này, TTCN xin ghi nhận và sẽ tiếp tục làm rõ. Tuy nhiên có dư luận cho rằng Trịnh Công Sơn chưa bao giờ gặp Charlie Chaplin. Ðiều này có chính xác hoàn toàn? TTCN vừa nhận được bài viết của nhà báo Hữu Thu, trưởng ban thời sự Ðài truyền hình VN tại Thừa Thiên - Huế, với nội dung như sau:

    Tháng 3-1998, chính xác là vào trưa 26, tình cờ tôi gặp anh Trịnh Công Sơn đang ngồi uống bia tại khách sạn Hương GIANG VỚI ANH BỬU Ý - một người bạn tri kỷ của anh Sơn. Vốn là chỗ anh em thâm tình của một thời cơ cực, anh Sơn giữ tôi ở lại để hàn huyên sau một quãng thời gian khá lâu không gặp nhau. Thấy anh gầy yếu, tôi cốt tìm chuyện vui để nói rồi đề nghị một cuộc phỏng vấn và cuối cùng anh Sơn thỏa thuận: "Lần cuối đành cho Thu một cuộc phỏng vấn đó nghe!". Y hẹn, khoảng 9 giờ sáng hôm sau, thấy tôi đến khách sạn Morin để trò chuyện cùng anh là nhà báo, nhà văn trẻ Văn Cầm Hải - phóng viên ban thời sự Ðài truyền hình VN tại Huế. Cuộc phỏng vấn, theo lời anh Sơn, là "dài nhất trong đời anh và chỉ dành cho Huế" nên mặc dù chị Bội Trân nhiều lần giục nghỉ để dùng cơm trưa nhưng anh Sơn không dứt ra được. (Văn Cầm Hải đã trích đăng một phần cuộc phỏng vấn trên tạp chí Sông Hương và Tuyển tập Trịnh Công Sơn - một người thơ ca, một cõi đi về của NXB âm Nhạc và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Ðông Tây). Cuộc phỏng vấn kéo dài mấy tiếng đồng hồ, không chỉ có anh Sơn trả lời mà có những lúc dịch giả, NHÀ VĂN BỬU Ý CŨNG HỨNG khởi tham gia đàm luận một cách sôi nổi. Cuộc gặp gỡ này chắc để lại trong anh Sơn nhiều ấn tượng nên trong lưu bút của Trịnh Công Sơn dành cho Văn Cầm Hải, anh đã viết: "Về Huế tháng ba. Trời đẹp ở Morin, nơi ngày xưa Charlot đã tìm ở. Thấy vui vì Huế như được phục sinh", cùng lời ký nhận 1.000 viên tạp lô của Hải tặng.

    Theo anh Bửu Ý, NĂM 1959 KHÁCH SẠN MORIN TRÊN DANH nghĩa đã được giao cho Viện Ðại học Huế (do linh mục Cao Văn Luận làm viện trưởng), nhưng lúc này Viện Ðại học Huế chỉ mới lấy một phần ở tầng trên để mở các lớp dành cho sinh viên văn khoa và dự bị khoa học, còn phần dưới ông Nguyễn Văn Yến vẫn sử dụng để làm khách sạn, nhà hàng do cô Cúc trực tiếp quản lý. Nhà hàng Morin lúc ấy vẫn lớn nhất Huế. Cũng cần nói thêm anh BỬU Ý QUEN ANH TRỊNH CÔNG Sơn từ năm 1957, thuở anh Sơn còn là một chàng thanh niên trai tráng, rất đẹp trai, khác hẳn với hình ảnh gầy guộc sau này khi anh đã là một nhạc sĩ thành danh. Vì vậy hình anh của anh Sơn của thập kỷ trước 60 khác xa với hình ảnh của nhạc sĩ tài ba sau những năm 70 như mọi người thường thấy.

    Dịch giả Bửu Ý CÒN HÉ LỘ MỘT BÍ MẬT VỐN ÍT AI biết: Sơn thường lui tới khách sạn Morin lúc đó là vì anh thân thiết với cô Hồng - ái nữ của cụ Nguyễn Văn Yến - chủ nhân phần khách sạn nhà hàng mang tên Morin. Việc anh Sơn gặp vua hề Charlot tại khách sạn Morin, theo anh Bửu Ý, LÀ HOÀN TOÀN CÓ THẬT. Còn theo nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, anh Trịnh Công Sơn từng kể cho anh Tạo nghe về việc gặp Charlie Chaplin tại khách sạn Morin.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  7. ngochikien

    ngochikien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    384
    Đã được thích:
    0

    IT'S BETTER TO BURN OUT THAN TO FADE AWAY!
    Được ngochikien sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 01/12/2002
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ru mãi ngàn năm, ba đêm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị (HN) vào các ngày 14,15,16.12 do Trung tâm UNESCO hỗ trợ văn hóa và thể thao thanh niên tổ chức. Chương trình hội tụ đủ các giọng ca hát nhạc Trịnh hay nhất: Ánh Tuyết, Hồng Nhung, Thùy Dung, Mỹ Linh, Lô Thủy
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  9. CafeNovember

    CafeNovember Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Vĩnh Trinh hát và... tạo mẫu

    Người mãu Trương Ngọc Ánh trong trang phục do Trịnh Vĩnh Trinh thiết kế bên cạnh những bức ảnh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Nằm nép mình bên con hẻm nhỏ êm đềm đường Paster, chiếc cổng gỗ cổ xưa theo lối kiến trúc cung đình Huế "gọi" người ta bước vào một không gian thơ mộng, một bình sen nở lặng lẽ bên những bức ảnh của Trịnh Công Sơn, thoang thoảng một mùi hương hoa rất trầm và ấm của Huế. Không gian như dành riêng chỉ để thưởng thức nhạc của Trịnh Công Sơn. Người ta bỗng nhiên thấy mình dịu lại, nói năng cũng khẽ khàng hơn... Và ở đó, không thể thiếu một nụ cười như đem lại niềm vui, mọt giọng Huế chưa hề phai, một tiếng hát như ở đâu đó vọng về, đó là Trịnh Vĩnh Trinh, cô em gái út của Trịnh Công Sơn. Ở Trinh tồn tại những tính cách thật trái ngược, vừa mạnh mẽ, vừa mềm yếu, vừa lãng mạn, vừa thực tế, vừa từng trải, vừa ngây thơ... Có lẽ nhờ vậy Trinh đã có một cách cảm thật riêng tư khi hát nhạc của anh mình, một nghị lực thật phi thường để vượt qua nỗi đau, tiếp tục những công việc mà anh Sơn đang làm dang dở, và đam mê với một công việc thật mới mẻ: tạo mẫu.
    Người nghe vẫn chờ đợi rất nhiều sự trở lại của Trinh sau sự ra đi của anh Sơn, như một gợi nhớ thân thương nhất về anh?
    Thời gian đầu, không bao giờ Trinh nghĩ mình có thể hát lại được. Nhưng bây giờ thì Trinh hiểu, hát là để cho anh vui... Sau ba tháng ở Canada về, trong đầu Trinh luôn ám ảnh bởi một món nợ rất lớn với anh, đó là CD ca khúc Da vàng mà hai anh em đang làm dang dở. Những ngày nằm trên giường bệnh, chính anh đã cùng Trinh chọn kỹ từng bài, và rất may anh đã nghe Trinh hát nháp để gửi ra Hà Nội xin giấy phép. Ý nguyện lớn nhất của anh là muốn nhắc lại một thời đẹp nhất trong cuộc đời sáng tác của mình, như bài Dựng lại người, dựng lại nhà, Ngủ đi con, một bài hát đã được đĩa vàng tại Nhật Bản, bài Huế - Sài Gòn - Hà Nội... Những bài rất hợp với không khí hiện tại. Và một số bài hát về tình yêu của anh Sơn.
    Có nhiều chuyện bất chợt đến không thể nói trước, như chuyện tình cờ gặp những em nhỏ ở Huế mới vào Sài Gòn, tình cảnh quá khó khăn, cầm lòng không đặng, Trinh tạo điều kiện cho hơn 10 em đi học nghề, để có được cuộc sống ổn định về sau... Trinh rất hạnh phúc được thay anh Sơn làm tiếp công việc anh đang làm dang dở.
    Ngay sau khi anh mất, nhiều tập sách về anh do bạn bè thực hiện đã ra đời, người ta trông chờ một tiếng nói từ chính gia đình, người thân để hiểu rõ hơn về anh, liệu gia đình có dự định ấy?
    Thời gian qua, gia đình ai cũng buồn, biết là phải làm điều gì đó cho anh, có rất nhiều công việc phải làm, như việc biên soạn, cất giữ và bảo tồn tất cả những di cảo của anh, những việc ấy không thể vội vàng... Thực ra một số cuốn đã viết về anh, hầu như cuốn nào cũng sai về chi tiết, nên gia đình cũng muốn cùng với những người bạn thân thiết của anh xuất bản một cuốn sách chính xác hơn về anh.
    Chuyện về những người đẹp trong gia đình Trịnh Công Sơn đã nhiều người biết, nhưng chuyện Trinh chuyển sang làm nghề thiết kế và đã có được những lô hàng xuất sang Úc, Mỹ, Canada, Nhật... được nhiều khách hàng đánh giá cao thì là chuyện rất bất ngờ?
    Ngày xưa, anh Sơn đã có một bài viết mang tựa đề: "Ăn ngon, mặc đẹp". Ngay từ nhỏ, ba mất sớm, mẹ lo làm lụng nuôi một bầy con, nên mọi việc dạy dỗ các em đều do anh đảm nhận. Anh dạy dỗ từng đứa em từ đi đứng, ăn mặc... Anh đã nhiều lần vẽ từng kiểu áo, đi mua vải và chọn từng đôi giày thích hợp cho từng đứa. Khi lớn lên 5 chị em đều thừa hưởng được từ anh một gu thẩm mỹ tốt, lại biết may vá, thêu thùa, nên đều tự cắt may cho riêng mình. Tuy anh Sơn ăn mặc rất đơn giản, nhưng trong đó là cả một nghệ thuật. Trinh quan niệm mở nhà hàng, hay làm thời trang, cũng là để làm đẹp cho mọi người. Ban đầu cũng chỉ định làm cho vui, không ngờ nhiều người biết đến, thành nghề luôn. Nhiều nghệ sĩ, cô dâu cũng đến nhờ thiết kế... Ông trời cho mình làm được nhiều thứ, mình phải lấy đó làm vui và làm bằng cả trái tim mình...
    Trải qua nhiều mất mát, đổ vỡ, chuyến trở lại này tâm trạng của Trinh ra sao?
    Thật kỳ lạ, mười năm qua, mỗi lần Trinh trở về Việt Nam là mỗi lần phát hiện ra một điều mới mẻ. Sự nghiệp của Trinh đã tạo dựng được ở chính quê hương mình. Trinh sẽ cố sắp xếp cuộc sống để tiếp tục thâu đĩa, vì đó là mục đích lớn nhất về công việc và gia đình, Trinh cảm thấy mình là người rất may mắn.
    Theo Người đẹp VN
    --------------------------------------------------------------------------------
    -----------------------------------
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
  10. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Người tình trong ca khúc "Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng"
    Nhạc sĩ của những bản tình ca Trịnh Công Sơn đã buồn tha thiết khi "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ". Dường như trong các ca khúc của anh luôn thấp thoáng những mối tình, khi thì như nắng như mưa, khi như sương như khói, khi lại hư ảo đến nao lòng.
    Hiểu tường tận những mối tình ấy, có lẽ là Trịnh Xuân Tịnh, người em từng theo anh đi tận cùng trời cuối đất, rong ruổi trên những nẻo đường giang hồ phiêu bạt. Anh kể: ?oHôm ấy, giữa phòng triển lãm tranh, có người con gái tha thướt trong chiếc áo lụa màu ve chai. Một thoáng ngỡ ngàng bởi anh Sơn rất quen. Đôi mắt, đôi môi, nụ cười ấy toả sáng và tinh khiết. Khoảnh khắc đó đã thực sự bùng cháy".
    Thế rồi, căn nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP HCM đã có thêm một dáng người. Không gian, thời gian ở đó chợt tình tứ, rộn ràng. Anh em, bạn bè rất mừng khi hay tin con người suốt mười mấy năm chưa hề lấy vợ, nay sắp sửa bước vào vườn địa đàng của trần gian. Người đó là Á hậu V.A.
    Từ đó, mỗi sáng, anh Sơn thường ngồi uống một chút gì ở quán café 81 Nguyễn Văn Trỗi cùng bạn bè. Câu chuyện thì tuỳ hứng, lúc là chuyện đời, chuyện người, có khi là chuyện tiếu lâm, nhưng ít nói chuyện âm nhạc. Lúc đó, trong anh đang có niềm hạnh phúc thật thanh thản, thật nhẹ nhàng. Người ấy cũng ghiền những món anh Sơn thường dùng như cá nục kho khô, thịt luộc, mắm ruốc, tôm chua, canh mít, mồng tơi, mướp đắng. Những ngày ấy, anh Sơn còn mẹ. Bà thương và rất cưng hai người. Bà cũng mong có cháu nội. Đây cũng là lúc anh Sơn có dự định cưới vợ mãnh liệt nhất, bởi trong anh tình yêu đang là thác đổ.
    Rồi một ngày, căn phòng đầy ắp cây cọ, bức tranh, sách vở, đàn và rượu đã không còn bóng dáng thanh thanh, dong dỏng của người tình. Người ấy đã ra đi như những dòng sông nhỏ. Cả nhà, bạn bè biết anh buồn lắm. Nỗi buồn không chùng xuống vực sâu, mà bay vút lên Đừng tuyệt vọng, tôi ơi! Đừng tuyệt vọng... Dặn dò với lòng mình như thế, nhưng làm sao mà không đau khi Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông, làm sao khỏi hoang mang khi trước đó Em là tôi và tôi cũng là em..., giờ Tôi là ai, là ai, là ai!
    Anh ngồi đó, nhìn nắng tàn phai như một nỗi đời riêng. Nhưng với người tình, anh vẫn độ lượng Em hồn nhiên, rồi em sẽ bình minh. Có thể ở một nơi nào đó, có người đang thầm thì... Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng...
    Lấy từ Vnexpress
    Vô minh trói buộc phận đời
    Đổi thay mới thấu bi ai vô thường
    Ngộ mê vô trụ vô hình
    Thôi yêu vô ngã cho mình vô vi

Chia sẻ trang này