1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự (nhặt nhạnh trên mạng và báo chí) về Nhạc TRỊNH

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Quang Dũng: 'Tôi là kẻ rong chơi đầy ngẫu hứng'​

    Ca sĩ Quang Dũng.
    Không có biểu hiện của một cuộc ?ora quân? rầm rộ, Quang Dũng xuất hiện trên sân khấu âm nhạc thầm lặng và nhẹ nhàng. Và, dường như đó chính là tính cách, suy nghĩ, cách hành xử của Quang Dũng ngoài đời...
    Chẳng bao giờ tôi nghĩ mình là ca sĩ, nó chẳng hợp với cá tính của tôi. Bạn bè xung quanh thường kêu tôi là ông cụ non vì cái tính... hay im lặng và trầm mặc, cùng với những cảm nhận rất đỗi người lớn của tôi. Tuổi thơ tôi gắn liền với nỗi lòng, những chiêm nghiệm và đam mê trong những ca từ của nhạc Trịnh. Tôi cũng chưa hiểu rõ lắm cái tứ của ?oChiều nay còn mưa sao em không lại, nhớ mãi trong cơn đau vùi, làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau...? hay là ?oTình ngỡ đã quên đi, nhưng lòng cố lạnh lùng, người ngỡ đã ra đi, nhưng người vẫn quanh đây...", nhưng tôi kịp nhận ra rằng, chính những giai điệu du dương và lãng mạn ấy, chẳng biết tự lúc nào, đã ngấm vào máu thịt của tôi mất rồi. Và lúc này, tôi đi hát như một cuộc hành trình để tìm người tri âm. Nó như một định mệnh, bất ngờ và không có sự sắp đặt trước.
    Rồi cũng có một ngày tôi rời vùng quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Tôi bỏ cả những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ, bỏ hàng dương xanh, bỏ những cơn sóng biển hằng ngày nhấp nhô, luôn vỗ về và hát với tôi. Tôi bỏ sự bình an và êm đềm. Lên Sài Gòn, tôi bắt đầu cuộc hành trình mới. Chấp nhận thử thách và gian khổ. Những ngày khó khăn ấy đã ập xuống quanh tôi, nó như những ngọn sóng ở quê nhà liên tiếp vỗ bờ. Tôi cố vùng vẫy. Tôi biết tự lập là tốt cho mình nhưng đôi lúc tôi thấy mình bất lực và thối chí. Tôi cảm thấy, đôi lúc Sài Gòn thật ngột ngạt, ồn ào và bon chen. Tôi sợ. Tôi không quen. Tôi luôn sống trong một tâm trạng rối bời: xa nhà và chẳng có gia đình, chẳng có bạn bè thân, sự nghiệp chưa phát triển. Và cũng có lúc tôi chán nản, muốn trở về vùng quê, bởi tôi chợt giật mình và ngẫm lại: Tôi có phải là một kẻ chẳng hợp thời, một khi dòng nhạc thời trang quá thịnh hành? Tôi lại suy nghĩ và có ý định khác.
    Có người khuyên tôi nên thay đổi phong cách sẽ dễ dàng nổi tiếng hơn. Là ca sĩ trẻ, tôi thấy mình loạng choạng trong dòng nhạc kén khán giả. Tôi biết mình có nhiều bất lợi. Tôi chẳng có sự cuồng nhiệt và dữ dội như Đàm Vĩnh Hưng, như Tuấn Hưng; cũng chẳng có nét baby lãng tử như Việt Quang, như Minh Quân... Đã có lúc tôi thay đổi phong cách và dòng nhạc. Nhưng, dường như lúc ấy tôi chẳng phải là tôi nữa rồi.
    Tôi vẫn nhớ hoài đêm nhạc Đêm xanh tổ chức ở phòng trà Long Phụng - đó là đêm đầu tiên tôi được hát chính. Tôi đã nhận được sự vỗ tay khích lệ từ phía đồng nghiệp và khán giả. Họ ngồi với tôi trong suốt buổi diễn. Và tôi chợt hiểu ra rằng, khán giả bây giờ đa dạng hơn tôi nghĩ: bên cạnh những tiết tấu sôi động, họ vẫn rất cần một chút lắng đọng, chút lãng mạn và suy tư. Tôi chợt thấy xấu hổ khi mình có những suy nghĩ lệch lạc. Tôi thấy mình mạnh mẽ hơn. Bên cạnh tôi, còn có những trái tim cùng chung một nhịp đập. Tôi không sợ mình lạc lõng.
    Tôi tự mình thực hiện album Biển nghìn thu ở lại với biết bao điều khó khăn ập tới. Có người dám đánh cá với tôi album này ra đời đồng nghĩa với sự lỗ vốn, khán giả sẽ khó lòng chấp nhận. Với tôi, lúc này tôi không sợ, bởi lẽ tôi chẳng phải là kẻ sành sỏi trong kinh doanh, tôi chỉ khát khao được sống trong âm nhạc, được nói với mọi người bằng ca từ trong từng ca khúc.
    Tôi thầm cảm ơn những người thầy, những người bạn đã cho tôi đồng cảm chân thật. Tôi sẽ không bao giờ quên sự da diết và đầy triết lý nhân sinh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tặng riêng cho tôi: ?oĐừng đánh nhau ơi biển sẽ tàn phai, đừng gạch tên vì yêu đừng xé nát. Biển là em, ngọt đắng trùng khơi? (Biển nghìn thu ở lại) hay những tâm sự và sẻ chia của tác giả Diệu Hương: ?oKhông cần biết em là ai, không cần biết em từ đâu, không cần biết em ngày sau, ta yêu em băng mây ngàn biển rộng...? (Vì đó là em). Tôi như một kẻ rong chơi đầy ngẫu hứng. Có thể tôi hát hay, có thể tôi hát chưa hay, nhưng đó là tất cả nhiệt huyết của tôi, là cảm nhận của chính tôi. Tôi đã hát bằng cả trái tim mình.
    Bây giờ cuộc sống của tôi đã khá hơn một chút. Tôi đã có thể tự mình sống và giúp đỡ ba mẹ, và lo cho hai đứa em. Cuộc sống và đam mê mãnh liệt nhất của tôi chính là âm nhạc. Trong mỗi ca khúc của tôi cũng vậy, album thứ hai Bên đời có em và mới đây là album Anh sẽ đến... Giấc mơ buồn tôi vẫn trung thành với phong cách của chính mình.
    Trên bầu trời thênh thang rộng lớn này, tôi chỉ là một áng mây bay trôi lơ lửng. Chẳng biết tự lúc nào, tôi lại phát hiện ra rằng trên bầu trời ấy cũng có những áng mây khác cùng bay với tôi. Tôi chẳng sợ sự cô đơn và lạc lõng vì một lý do tất yếu: Tôi chính là tôi. Vậy thôi!
    Quang Dũng
    Theo Vnexpress
    Chàng trai này được đấy, giá mà cậu ta biết rằng có một box nhạc Trịnh trong cuộc sống này thì hay biết mấy. Lúc đó sẽ có một buổi giao lưu đầy thú vị nhỉ!
    Một Hồng Nhung, một Lô Thuỷ, một Quang Dũng cũng là Một Cõi Đi Về của nhạc Trịnh ở Việt Nam.

    Vô minh trói buộc phận đời
    Đổi thay mới thấu bi ai vô thường
    Ngộ mê vô trụ vô hình
    Thôi yêu vô ngã cho mình vô vi
  2. CafeNovember

    CafeNovember Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Hồng Nhung với 'Thuở Bống là người'


    Sau nhiều lần hoãn ra mắt, đầu tháng qua, album CD vol 7 của Hồng Nhung đã được phát hành. Theo cô, các ca khúc Cũng sẽ chìm trôi, Cỏ xót xa đưa, Để gió cuốn đi, Bên đời hiu quạnh... trong CD đều là những thông điệp của nhạc sĩ họ Trịnh với cuộc đời.
    - Trong album lần này, chị có gì phá cách không?
    - Hát nhạc của anh Sơn, Nhung không cho phép mình phá cách. Nhung muốn album không những là sự hoài niệm về một người anh, một người bạn đã mất mà qua đó còn gửi cho khán giả thông điệp: cuộc đời, thân phận con người ngắn ngủi, bởi vậy hãy yêu thương và nâng niu những điều bình dị trong cuộc sống. Đó cũng chính là điều mà Nhung học được từ anh Sơn.
    ện nay, nhiều ca sĩ trẻ chạy đua về số lượng phát hành album, trong khi những ngôi sao như chị, Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà... lại khá im lặng. Chị không sợ bị "lãng quên" sao?
    - Mỗi năm Nhung phát hành một album. Đây là cách tiếp cận khán giả nhanh nhất và tự làm mới mình. Tuy nhiên, Nhung không chọn dòng nhạc fashion. Nhạc của Nhung cần thấm sâu và cần có sự đồng cảm khi nghe.
    - định của chị trong năm nay là gì?
    - Nhung sẽ phát hành album vol 8 với chủ đề Khu vườn yên tĩnh. Tiết tấu âm nhạc sẽ mạnh hơn, nhanh hơn và có chiều sâu hơn. Hiện Nhung mới thu được 2 bài nhưng chưa ưng ý lắm. Album này có thể sẽ ra mắt vào mùa hè tới.
    Theo Thế giới Nghệ sĩ
    -----------------------------------
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
  3. CafeNovember

    CafeNovember Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Nhân nghe CD Thuở Bống là người của Hồng Nhung


    Đây có lẽ là CD cuối cùng mà Trịnh Công Sơn còn sống trên cõi đời để biên tập, nghĩa là để chọn bài, chọn người hoà âm, dàn dựng âm nhạc, tìm ban nhạc hát nền, và có lẽ cả việc chọn ảnh làm bìa nữa cùng với Hồng Nhung. Và hình như, nhất định phải là chỗ bạn bè; phải là Trần Mạnh Tuấn, Bảo Phúc, và ảnh, phải là của Dương Minh Long. Nhưng rồi, Trịnh Công Sơn đã đột ngột về nơi cuối trời, ngày 1/4 năm 2001.
    Bởi vậy, sau quá nhiều lận đận, CD Thuở Bống là người mới ra đời. Vào cuối tháng 2, cách sinh nhật của Trịnh Công Sơn: 28/2/2002 có mấy ngày.
    Dòng thứ nhất của bìa 1 CD vẫn ghi trang trọng: Biên tập: Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung. Trung tâm bìa 1 và bìa 2 chỉ là 2 tấm ảnh của Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung, và đã chia hai thế giới cách biệt âm - dương: ảnh của Trịnh Công Sơn mỉm cười nhìn Hồng Nhung trên ô vuông màu vàng đất của cõi âm. Ảnh Hồng Nhung cười, mắt nhìn xuống, tóc cắt mái bằng che hết trán, cái cười trong trẻo, răng khểnh, tuổi 22, năm 1992, trên ô vuông xanh nhạt...
    Trong những trang bìa trong, còn in ba tấm ảnh hai người chụp chung vào năm đó, khi họ bén quen tình cờ, cùng những lời tự sự của Bống - Hồng Nhung ghi chú dưới mỗi tấm ảnh. Tấm 1: Người nghệ sĩ lớn mà tôi gặp lần đầu tiên năm tôi 22 tuổi là người đàn ông nhỏ bé, rất hóm hỉnh và cười rất tươi. (Chính là năm 1992. Hồng Nhung sinh năm 1970). Trong ảnh Sơn vịn nhẹ vai Bống, tay phác một cử chỉ như đang dặn dò thân mật điều gì đó. Tôi nghĩ rằng Sơn đang chỉ bảo cho Hồng Nhung cách hát những ca khúc không dễ gì hát hay của mình, như người thầy âm nhạc lớn ân cần từng li từng tý với cô học trò ca sĩ thân thương của mình, và có chiều âu yếm như ru em từng ngón xuân nồng, với tình thương mềm dịu:
    Ru Người lận đận héo khô
    Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ

    Đúng như lời ca khúc mà Bống đã hát rất hay trong CD này: Bài Ru em, mà Trịnh Công Sơn đã viết với bao tình thương mến cho những người phụ nữ đã đi ngang qua cuộc đời ông, và ông đã yêu họ cho đến... cõi vĩnh hằng, như ông từng cảm biết:
    Cuối đời còn gì nữa đâu
    Đã tày mộng mị khát khao
    Đôi khi con tim hò hẹn
    Ngậm ngùi vì một ngày mưa bắt đầu

    Vì thế, trong CD này, vẫn còn nguyên đó, một nỗi buồn dịu dàng thấm thía dành cho con cá Bống nhỏ, lạc loài từ Hà Nội phiêu dạt vào Sài Gòn, không có mẹ, chỉ ở với bố như lời ghi chú của Bống cho tấm ảnh thứ hai với cánh tay của Trịnh Công Sơn chỉ về phía trước, Bống cười nhìn theo. Trên vai cô là những ngón tay mảnh khảnh của Trịnh Công Sơn: Có sự bình yên dịu dàng từ cuộc gặp gỡ dường như cho tôi một đời sống mới, như câu chuyện cổ tích "Bống Bồng ơi" (tên ca khúc đầu tiên Trịnh Công Sơn viết riêng cho Hồng Nhung) anh cho tôi.
    Cũng từ đó, xuất hiện tấm ảnh thứ ba, không còn phân biệt hai màu nữa. Ảnh đen trắng. Rất sáng dịu của Dương Minh Long. Bống ngồi cao và Sơn ngồi thấp với hai khuôn mặt tươi tắn, tràn đầy hạnh phúc của một cuộc trùng phùng âm nhạc, giữa người nhạc sĩ sáng tác cho người ca-sĩ-của-mình hát. Dưới tấm ảnh này, Bống ghi: "Anh sáng tác, và tôi hát, với cảm hứng hồn nhiên. Mỗi bài hát ấy, anh và tôi có mong muốn gì hơn, là có thể mang lại chút niềm vui cho mọi người".
    Đúng là CD cuối cùng mà Trịnh Công Sơn còn có thể làm chung với Hồng Nhung đã thực hiện được tâm nguyện ấy của cả hai: Thuở Bống là người thấm đẫm một niềm vui sống an nhiên và một nỗi buồn trong trẻo.
    Bống hát nhẹ nhõm, như tình tự, giãi bày. Mỗi ca khúc đều được hát theo cách riêng và đều được xử lý trau chuốt kỹ lưỡng. Và hình như, nhiều độ tuổi khác nhau đều có thể tìm thấy những ca khúc của riêng mình trong CD nhiều màu sắc âm thanh này.
    Có thể những cô bé cậu bé thiếu niên sẽ rất thích nghe Ra đồng giữa ngọ với giọng Hồng Nhung trong sáng, hơi nghịch ngợm, hồn nhiên, vô tư...
    Có thể tuổi đôi mươi nam thanh nữ tú sẽ yêu thích những ca khúc được Hồng Nhung hát rất trẻ trung và sâu lắng, phát âm tròn vành rõ chữ, với chất giọng Hà Nội sang trọng của riêng cô. Bống người Hà Nội gốc. Đó là những ca khúc mà cả ca từ lẫn giai điệu đều có thể đẹp và chín muộn, chất chứa nhiều tầng nghĩa gần xa, đậm nhạt, chồng chất như thơ... siêu thực, như Ru em, Xa dấu mặt trời, Cỏ xót xa đưa, Có những con đường, Bên đời hiu quạnh, Cũng sẽ chìm trôi.
    Ấy thế mà Hồng Nhung đã hát, không chỉ trong CD này, mà cả trong các CD trước của Trịnh Công Sơn, nhẹ êm... cứ như không. Như Cỏ xót xa đưa chẳng hạn, Hồng Nhung, bằng cách nào đó, đã hát được cả những chỗ vô ngôn của ca từ theo phong cách viết ca từ vốn là hoàn ngôn đến... vô ngôn của Trịnh Công Sơn, như đoạn ca từ sau:
    Những ngày ngồi rủ tóc âm u
    Nghe tiền thân về chào bóng lạ
    Những mai hồng ngồi nhớ thiên thu

    Kiểu ca từ này đòi người hát phải vốn là sức nặng hát nhẹ như bấc, nhưng lại phải hát hết được nghĩa... nặng như chì của ca từ, mà không có cách nào khác.
    Nhất là kiểu giai điệu và ca từ của Trịnh Công Sơn rất hay đặt bẫy người hát. Dường như ai nghe ca khúc của Trịnh Công Sơn cũng thấy dễ nhớ và dễ hát. Nhưng chỉ có những ca sĩ có phẩm chất chuyên nghiệp rất cao mới có thể thấy rằng rất khó có thể hát hay những ca từ dường như đơn giản, dễ hát như:
    Nhật nguyệt í a trên cao
    Ta ngồi í a dưới thấp
    Một dòng ối a trong veo
    Sao lòng ới a còn đục?

    Trong nhiều phong cách hát nhạc Trịnh Công Sơn, Bống - Hồng Nhung đã tìm ra một lối riêng, độc đáo. Trong cái thế giới ngữ nghĩa và âm thanh của ông vua ca từ Trịnh Công Sơn, dường như có một vẻ đẹp thẳm sâu của ân tình, dưới bóng rợp của một nỗi buồn mênh mang triết học Phật giáo. Nhưng từ khi gặp giọng hát Hồng Nhung, nỗi buồn này dường như được hóa giải trở nên nhẹ bỗng, nhẹ quá tơ tằm, và bỗng bừng nở một đóa hoa vô thường... Giọng hát Hồng Nhung đã đưa nỗi-buồn-âm-tính ấy đi về phía dương tính của cuộc đời sống động xanh tươi, và quả thật, nó đã làm thức dậy những loài sâu ngủ quên trong tóc chiều vốn nặng căn trong các tình khúc Trịnh Công Sơn. Và cách xử lý đi về phía dương của Hồng Nhung đã làm các ca khúc Trịnh Công Sơn xanh trở lại, bởi lòng nhạc sĩ Trịnh đã mềm dịu lại trước giọng hát mang vẻ đẹp duy lý, cứng cỏi, mãnh liệt của Hồng Nhung, với chất giọng riêng Hà Nội sâu lắng, tình cảm và phong nhã chỉ có ở một giọng hát đã được sinh ra và lớn lên trong vòng tay đầy tình thương mến của Hà Nội. Cộng thêm một định cư ở Sài Gòn phóng khoáng đầy nắng gió của vạm vỡ phương Nam, giọng hát này đã chín muồi, đã cân bằng âm dương mối quan hệ âm nhạc đặc biệt giữa nhạc sĩ Trịng Công Sơn và ca sĩ Hồng Nhung.
    Lắng lòng nghe CD Thuở Bống là người trong mấy đêm đầu Xuân ấm Hà Nội năm Quý Mùi, trong nỗi nhớ người nhạc sĩ họ Trịnh tài hoa đã khuất lên thân xác ở cuối trời, tiếng hát của Hồng Nhung là sự hiện diện chói sáng sự ở lại của ông, với âm nhạc của ông, và tấm lòng đầy thiện tâm của ông, như ông đã nghĩ và đã từng sống rất nhẹ trên Cõi tạm:
    Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng
    Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi...

    -----------------------------------
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
  4. CafeNovember

    CafeNovember Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    [sze=4]Sẽ có đường phố mang tên Trịnh Công Sơn ở Huế[/size=4]


    UBND TP Huế cho biết, tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được đưa vào quỹ tên đường phố của Huế và họ đang tìm một con đường tương xứng ở phường Thuận Hoà để đặt tên. Ðồng thời, TP Huế cũng đang xúc tiến một vị trí hợp lý để xây dựng nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn.
    Con đường ấy, ngôi nhà lưu niệm ấy sẽ là nơi nghỉ chân của nhạc sĩ mỗi khi đi hát rong. Ông đã nguyện mình là kẻ hát rong, thì đâu còn chốn riêng tư cho mình. Nay đây mai đó, ở trọ với đời và mỗi ngày ông chọn một niềm vui.
    Nhưng dù ở cõi tạm trăm năm, ông sống với tình yêu lớn lao với nhân gian. Về không gian ngỡ như nơi trú ngụ hữu hạn, nhưng về thời gian không chỉ có chốn xa xăm cuối trời kia, mà ông đã sống bằng hàng triệu cuộc đời và tình nghĩa lại không cùng. Cái vô hạn của tình yêu cuộc sống ấy đã đem lại những niềm xúc động lớn lao cho người đời.
    Chính những nỗi đam mê trong tình yêu của ông đã bao trùm sự sống và tạo nên những mỹ cảm trác tuyệt trong bi kịch của số phận. Những nỗi buồn trong con tim ông đã đập theo một nhịp điệu khác lạ, nó lung linh hơi thở của nắng, nó reo vui theo khúc ca của biển cả, nó lắng đọng theo cánh diều tuổi thơ và nỗi buồn ấy đã trở thành một thánh địa ca tụng tình yêu.
    Nếu không có tình yêu trong ông thì làm sao có được nỗi đau Rơi lệ ru người, làm sao có được Phúc âm buồn và làm sao có được khúc cảm đồng dao Giữa ngọ. Nghe ông hát hồn nhiên với nỗi buồn, thành thật với lời ca Tôi ơi! Ðừng tuyệt vọng mới hay ông yêu cuộc đời này biết bao.
    Trong số những ca khúc trong CD Ca khúc da vàng, bài hát Ngủ đi con được trao giải Ðĩa vàng ở Nhật Bản năm 1972. Người đời nói ông đánh đổi cả cuộc đời mình vì tình yêu đất nước và âm nhạc. Có lẽ đúng, cái quán trọ trần gian này không chỉ là hình ảnh riêng lẻ khiêm nhường mà chính là bầu trời và đất mẹ đã nuôi dưỡng ông với nguồn sống bất tử.
    Và thật kỳ diệu thay, chính từ cái quán trọ tình yêu ấy ông đã viết tiếp những ca khúc để trả nợ đời như một sự dâng hiến trọn đời. Có thể nói niềm hân hoan về cuộc sống mới đã reo ngân trong những lời ca giàu sức truyền cảm qua Chiều trên quê hương tôi, Quỳnh hương, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Em còn nhớ hay đã quên, Ðời gọi em biết bao lần, Huyền thoại mẹ, Nhớ mùa thu Hà Nội... Và đặc biệt ca khúc Ðồng dao 2000 đánh dấu một điểm chói sáng về niềm vui và tình yêu của ông đối với dân tộc trước ngày tận thế.
    Tình yêu của người đời ở các quán trọ trần gian đối với ông thật cũng vô bờ bến, ngoài kỷ lục 2 triệu đĩa năm 1972 phát hành tại Nhật thì cho đến nay, ông cũng là người giữ kỷ lục được nhiều người yêu thích nhất.
    Ðã 100 ngày xa cách quán trọ tình yêu, ông để lại nguồn cảm hứng về tình yêu sự sống hết sức sâu lắng cho mọi người, rồi trở về với cát bụi. Ôi cát bụi tuyệt vời/Mặt trời soi một kiếp rong chơi là thế. Và, ông đã trả xong món nợ đời, để lại hàng trăm ca khúc, một kho tàng nhạc điệu, đánh thức tình yêu và lòng nhân ái giữa con người với con người ở cõi trần gian này.
    -----------------------------------
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
  5. CafeNovember

    CafeNovember Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Người tình trong ca khúc "Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng"


    Nhạc sĩ của những bản tình ca, Trịnh Công Sơn, đã buồn tha thiết khi "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ". Dường như trong các ca khúc của anh luôn thấp thoáng những mối tình, khi thì như nắng như mưa, khi như sương như khói, khi lại hư ảo đến nao lòng.
    Hiểu tường tận những mối tình ấy, có lẽ là Trịnh Xuân Tịnh, người em từng theo anh đi tận cùng trời cuối đất, rong ruổi trên những nẻo đường giang hồ phiêu bạt. Anh kể: ?oHôm ấy, giữa phòng triển lãm tranh, có người con gái tha thướt trong chiếc áo lụa màu ve chai. Một thoáng ngỡ ngàng bởi anh Sơn rất quen. Đôi mắt, đôi môi, nụ cười ấy toả sáng và tinh khiết. Khoảnh khắc đó đã thực sự bùng cháy".
    Thế rồi, căn nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP HCM đã có thêm một dáng người. Không gian, thời gian ở đó chợt tình tứ, rộn ràng. Anh em, bạn bè rất mừng khi hay tin con người suốt mười mấy năm chưa hề lấy vợ, nay sắp sửa bước vào vườn địa đàng của trần gian. Người đó là Á hậu V.A.
    Từ đó, mỗi sáng, anh Sơn thường ngồi uống một chút gì ở quán café 81 Nguyễn Văn Trỗi cùng bạn bè. Câu chuyện thì tuỳ hứng, lúc là chuyện đời, chuyện người, có khi là chuyện tiếu lâm, nhưng ít nói chuyện âm nhạc. Lúc đó, trong anh đang có niềm hạnh phúc thật thanh thản, thật nhẹ nhàng. Người ấy cũng ghiền những món anh Sơn thường dùng như cá nục kho khô, thịt luộc, mắm ruốc, tôm chua, canh mít, mồng tơi, mướp đắng. Những ngày ấy, anh Sơn còn mẹ. Bà thương và rất cưng hai người. Bà cũng mong có cháu nội. Đây cũng là lúc anh Sơn có dự định cưới vợ mãnh liệt nhất, bởi trong anh tình yêu đang là thác đổ.
    Rồi một ngày, căn phòng đầy ắp cây cọ, bức tranh, sách vở, đàn và rượu đã không còn bóng dáng thanh thanh, dong dỏng của người tình. Người ấy đã ra đi như những dòng sông nhỏ. Cả nhà, bạn bè biết anh buồn lắm. Nỗi buồn không chùng xuống vực sâu, mà bay vút lên Đừng tuyệt vọng, tôi ơi! Đừng tuyệt vọng... Dặn dò với lòng mình như thế, nhưng làm sao mà không đau khi Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông, làm sao khỏi hoang mang khi trước đó Em là tôi và tôi cũng là em..., giờ Tôi là ai, là ai, là ai!
    Anh ngồi đó, nhìn nắng tàn phai như một nỗi đời riêng. Nhưng với người tình, anh vẫn độ lượng Em hồn nhiên, rồi em sẽ bình minh. Có thể ở một nơi nào đó, có người đang thầm thì... Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng...
    Theo Thanh Niên
    -----------------------------------
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Hồng Nhung và đêm độc diễn nhạc Trịnh
    Tin đưa ngày Thứ năm, 13/3/2003, 11:43 GMT+7
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/03/3B9C5D5A/
    Chị sẽ có một đêm hát nhạc Trịnh Công Sơn miễn phí tại sân khấu ngoài trời Hội Ngộ Quán (khu Du lịch Bình Quới, TP HCM) vào đêm 15/3. Đêm diễn này đúng vào ngày sinh của Hồng Nhung, và là một trong 3 đêm diễn nhằm tưởng nhớ 2 năm ngày mất của nhạc sĩ.
    - Vì sao chị quyết định làm đêm diễn này?
    - Bắt đầu từ một con số 10. Hai anh em chúng tôi quen và chơi thân nhau suốt 10 năm trời nhưng cho đến nay vẫn chưa bao giờ tổ chức được một show riêng cho nhau. 10 năm cũng là vệt nối giữa album nhạc Trịnh đầu tiên của Nhung (Bống Bồng ơi, 1993) và Thuở Bống là Người 2003. Album mới này do chính anh Sơn lựa bài, biên tập và lẽ ra đã ra đời từ 2 năm trước, nhưng sự ra đi của anh khiến Nhung phải gác lại.
    - Chị có thể tiết lộ một chút về đêm diễn này?
    - Hồng Nhung sẽ đứng hát trên một ngọn đồi nhỏ, trước mặt là một hồ nước nhân tạo, sau lưng là một hồ sen lớn, và khán giả sẽ ngồi xung quanh, dưới chân đồi. Sẽ cố gắng xoá nhoà khoảng cách giữa người thực hiện và khán giả, bằng một câu chuyện kể sâu lắng mà không cần đến vai trò của người dẫn chương trình. Phần giao lưu sẽ có sự tham dự của các vị khách mời là những người bạn thân thiết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhạc sĩ Dương Thụ, Bảo Phúc, Bảo Chấn... Sẽ không phải là thứ ánh sáng hoành tráng mà là một thứ ánh sáng ảo, không chủ yếu nhằm vào người hát mà tuỳ từng điểm nhấn, có thể rọi vào một vạt cỏ hay một gốc cây ở xung quanh sân khấu. Mở và đóng chương trình sẽ là hai ca khúc Thuở Bống là người và Để gió cuốn đi.
    - Chị có cho rằng chất giọng của chị cũng như nhạc Trịnh Công Sơn có thể bị loãng nếu đem ra trình diễn tại một sân khấu ngoài trời?
    - Như bất cứ một chương trình biểu diễn ngoài trời nào khác, sẽ rất khó cho việc bố trí hệ thống loa. Riêng với nhạc anh Sơn và cách tôi vẫn quen hát nhạc Trịnh (sâu lắng, thỏ thẻ, rõ lời) thì quả thật vấn đề kỹ thuật đó lại càng đáng lo hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ, nếu cần một sự sôi nổi mạnh mẽ khác thì người xem đã không chọn đến với chương trình này. Chưa nói, với tôi, việc lần đầu tiên được hát nhạc anh Sơn trong một không gian đẹp như vậy chắc chắn sẽ có xúc cảm mạnh.
    - Chị nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng album "Thuở Bống là người" không đưa ra được một list bài tiêu biểu và đặc trưng cho Trịnh Công Sơn?
    - Một số bài còn bị cho là lạ và không hẳn đắc địa với giọng hát của tôi. Nhưng đây hoàn toàn là lựa chọn của anh Sơn và tôi tôn trọng sự lựa chọn đó, giống như cách anh Sơn từng nói: "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui".
    - Trước và sau sự ra đi của Trịnh Công Sơn, chị có cảm thấy tâm trạng hát nhạc Trịnh của mình thay đổi không?
    - Tôi nghĩ là khác rất nhiều. Nếu như trước đây, khi anh Sơn còn sống, tôi hát nhạc của anh một cách vui vẻ, hồn nhiên, thì đến lúc này, mỗi bài hát của anh đã là một kỷ niệm về anh và nó khiến tôi thể hiện một cách có trách nhiệm hơn. Trước đây, tôi chưa bao giờ chịu hát bài Tiến thoái lưỡng nan ngay cả khi anh yêu cầu thì giờ đây, tôi lại rất hay hát nó. Tôi coi nó như một bản di chúc.
    - Một ca sĩ nổi tiếng tổ chức một chương trình độc diễn miễn phí, tại thời điểm không phải hoàng kim nhất của mình dễ bị nghĩ là một sự "đánh bóng tên tuổi". Chị có ngại điều đó không?
    - Tôi cho rằng nếu ai đó nỡ có ý nghĩ đó thì sẽ rất tội cho chương trình này. Hội Ngộ Quán - nơi có ngôi nhà tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - chưa bao giờ là nơi thu tiền vé của khán giả qua các chương trình nhạc Trịnh được tổ chức tại đây. Ngoài nguồn tài trợ có được từ những người bạn quý mến anh Sơn (để đầu tư cho các chi phí kỹ thuật), tất cả chúng tôi, từ người hát đến đạo diễn chương trình... đều không lấy một đồng thù lao nào.
    (Theo Lao Động)
    Chậc... một sự hoàn hảo tuyệt đối!
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  7. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Ngày Bống là mình...!
    http://www.vnn.vn/443/2003/3/5748/
    16:26', 18/3/ 2003 (GMT+7)
    (VietNamNet) - "Cô Bống" đã không còn quá nhỏ để nghe dỗ dành "Bống Bồng ơi" nữa, nhưng lễ sinh nhật với những ngọn nến cháy được chia đều cho hai miền tâm linh: một mừng cô thêm một tuổi, một dành cho hương hồn người bạn tri kỷ (cô gọi thế) đã kéo rất đông khán giả đến với Hội Ngộ quán - Khu Du lịch Bình Quới (TP. HCM) và mang về trong lòng nhiều nỗi niềm.


    Ngày 15/3 - ngày sinh nhật Bống (Hồng Nhung), ngày 1/4, ngày mất Trịnh Công Sơn - Một lễ sinh nhật có cả tiếng cười, tiếng thở dài, nỗi nhớ, hoa và cả nước mắt. Và món quà cô mang tới cho những khán giả yêu nhạc Trịnh Công Sơn và thích nghe cô hát là những gì gắn bó giữa hai người mà họ đã ấp ủ từ lâu: Đĩa CD mới nhất của cô: "Thuở Bống là người".
    Gọi thế nào cũng được: Tiếp thị đĩa nhạc, giới thiệu, làm mới mình hay tưởng nhớ người đã khuất vì tất cả những điều này xem ra đều hợp lý. Gần 400 đĩa nhạc "Thuở Bống là người" đã bán hết veo - như một quà tặng gián tiếp thể hiện thịnh tình của khán giả TP.HCM, Hà Nội đến Hội Ngộ quán cũng như bạn bè dành cho cô. Những ngả đường nhỏ dẫn vào Hội Ngộ quán được trải đầy rơm vàng, trên con đường ấy từng đoàn người kéo nhau vào khoảng cỏ rộng trước sân khấu và ngồi yên đấy, trật tự, lịch sự, và lắng nghe. Có rất nhiều gương mặt quen thuộc của người thân, bè bạn cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Hồng Nhung đã đến để nghe cô hát và để nhớ về một người nhạc sĩ mà họ yêu mến.
    Sân khấu là một hồ nước nhân tạo nhỏ có những đoá hoa sen hồng hàm tiếu, một mô đất nhỏ cũng được trải đầy rơm cao lên, nơi ấy Hồng Nhung đứng trong bộ đồ cùng màu với những đoá sen, ban nhạc lấp ló phía sau gần những ngọn đèn dầu treo trên cây với ánh sáng vàng nhạt. Cũng trên mỗi cây, chữ ký đầu tiên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được phóng to và treo trang trọng cùng những hình ảnh của ông. Khán giả ngồi trên triền cỏ trước Hội Ngộ quán, vì sân khấu quá nhỏ và người xem rất đông nên họ đã phải nhìn cô Bống từ xa qua những chiếc màn hình được đặt ở nhiều nơi trong khuôn viên khu du lịch. Hồng Nhung vừa là ca sĩ, vừa là người dẫn dắt chương trình và dẫn người xem theo những cảm xúc vui buồn của cô khi nhớ về mỗi kỷ niệm với nhạc sĩ. Cùng hát và nói với cô là nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhạc sĩ Dương Thụ, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Thái, nghệ sĩ kèn saxophone Trần Mạnh Tuấn...Hồng Nhung đã hát những bài mà từ trước đến giờ cô ít hát giữa công chúng. Sự thể hiện chắc chắn không giống và quyến rũ đông đảo khán giả như Khánh Ly, như Trịnh Vĩnh Trinh, nhưng cùng với những bài Bống..., nhạc Trịnh hồn nhiên, nhẹ mát và có phần tươi tắn hơn qua sự thể hiện của Hồng Nhung.
    Có thể nói, buổi biểu diễn đã rất thành công với sự nhiệt tình của bản thân ca sĩ và sự hài lòng đón nhận của khán giả. Tiến thoái lưỡng nan, Thuở Bống là người, Ru tình, Ở trọ, Để gió cuốn đi...và nhiều tác phẩm khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cô đã cố gắng thể hiện hết mình. Mỗi bài hát ấy đều dễ được đồng cảm hơn vì được chính cô cùng những người thân thiết với cô và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dẫn dắt, kể lại những kỷ niệm gắn bó giữa hai người, những câu nói không thể nào quên mà người nhạc sĩ này đã dành cho cô Những kỷ niệm vui buồn, những hờn giận trách móc..tất cả đều trở thành những kỷ niệm đẹp. Để rồi sau này, mỗi khi hát nhạc Trịnh, những kỷ niệm ấy đã khiến cô phải ý thức rằng: mình cần chau chuốt và... có trách nhiệm hơn.
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  8. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Cuốn sách mới nhất viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    http://www.vnn.vn/443/2003/3/5267/
    18:8', 10/3/ 2003 (GMT+7)

    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Cuốn sách mới nhất viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của dịch giả Bửu Ý có tựa đề: ''Trịnh Công Sơn - Nhạc sĩ thiên tài'' hiện đang được NXB Trẻ và Phương Nam in gấp rút, để kịp ra mắt công chúng vào đúng ngày 1/4 (ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn).
    Khác với những cuốn trước đây gồm một số bài của nhiều cây bút hợp lại, cuốn sách ''Trịnh Công Sơn - Nhạc sĩ thiên tài'' được viết chỉ bởi một người vốn là bạn thân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ hồi còn học qua những ''đường phượng bay'' ở Huế. Cuốn sách được dịch giả Bửu Ý viết sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất, dày hơn 250 trang, phân tích ý nghĩa triết lý, tính nhân bản và lãng mạn trong các ca từ của Trịnh Công Sơn, những cuộc tình, bằng hữu và quan niệm sống của nhạc sĩ. Phần phụ lục in một số thư từ Trịnh Công Sơn gửi cho Bửu Ý lúc còn sống, nhiều ảnh tư liệu trong đó có hình chụp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và thi sĩ Bùi Giáng đang ''hội ngộ bên dòng'' (dòng người và dòng thời gian bất tuyệt).
    Sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chọn dịch giả Bửu Ý làm tác giả viết kịch bản một cuốn phim tài liệu về cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình. Kịch bản đó đã viết xong và đã giao cho Công ty Văn hoá Phương Nam theo hợp đồng cách đây hơn 2 năm, tiếc rằng chưa kịp thực hiện phim trên thì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời.
    Dịch giả Bửu Ý từng được độc giả biết đến cách đây hơn 30 năm qua một số bản dịch như Nhật ký Anna Frank (Journal de Anne Frank) của A.Frank, hoặc Vở mộng (Isabelle) của André Gide xuất bản tại Sài Gòn 1970 - 1971 và sau này là cuốn Chúa tể đầm lầy (Les rois des aulnes) của Michel Tournier hơn 600 trang ấn hành bởi NXB Hội Nhà văn (Hà Nội 1997).
    (Theo Thanh Niên)

    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đoá hoa vô thường
    (Nhân ngày giỗ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 1/4 )

    Trong cuộc đời sáng tác của mình, Trịnh Công Sơn đã cần mẫn và mải miết góp nhặt cho đời những nét nhạc đẹp đến mức huyền hoặc. Âm nhạc của Trịnh đã gần như tạo thành một dòng nhạc riêng. Ông cũng là một nhạc sĩ khá hiếm hoi được đông đảo giới yêu nhạc từ trẻ đến già yêu mến và ngưỡng mộ.
    "Vì tình yêu nên có âm nhạc. Vì khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc". Trịnh quan niệm về âm nhạc giản dị và gần gũi vậy. Nét nhạc của Trịnh không hề đao to búa lớn. Nó nhẹ nhàng, đằm thắm mà vẫn sang trọng. Nó đi vào từng con người, chạm vào từng số phận nhỏ nhoi. Nó khiến mỗi người khi nghe nhạc Trịnh đều cảm thấy có bản thân mình trong đó.
    Ông đã nằm xuống sau 63 năm vui chơi trên cõi đi về. Trong cuộc đời sáng tác của mình, Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời một gia sản âm nhạc đồ sộ với gần 600 ca khúc. Điều đặc biệt là những ca khúc của Trịnh nhiều là vậy nhưng phần lớn chúng đều đến được với khán giả. Người nghe luôn chờ đón nhạc Trịnh. Và hiếm có ai không thuộc một vài câu hát Trịnh. "Trịnh Công Sơn viết nhạc dễ như lấy trong túi ra? (Nguyễn Xuân Khoát). Nhạc Trịnh đọng lại trong lòng người nghe bởi nó có sức truyền cảm mạnh qua những triết lí sống buồn nhưng lành mạnh, ẩn hiện một cách tài tình trong từng ca khúc.
    Trịnh Công Sơn là một trong những người hiếm hoi đã đập tan ranh giới giữa thơ và nhạc. Nhạc của ông thấm đẫm chất thơ. Những lời hát của ông lóng ánh âm điệu du dương và ắp đầy hình tượng đẹp khiến những nhà thơ ao ước. Lời hát như lời thơ:
    "Nghe xót xa hằn lên tuổi trời.
    Trẻ thơ ơi!
    Trẻ thơ ơi!
    Tin buồn từ ngày mẹ cho
    mang nặng kiếp người"

    (Gọi tên bốn mùa)
    Hiếm ai có thể thể hiện triết lí nhà Phật: "Đời là bể khổ" một cách uyển chuyển trong âm nhạc và tài tình trong thơ như vậy. Nếu như tập hợp tất cả những bài hát của Trịnh Công Sơn lại, bỏ phần nhạc đi mà chỉ giữ lại phần lời, ta cũng sẽ có được một gia sản thơ kha khá.
    Từ ca khúc đầu tay ?oƯớt mi? (1959) cho đến ca khúc cuối cùng ?oĐồng dao năm 2000? (2001) nhạc của Trịnh luôn hướng tới một tình yêu cao cả. Tình yêu đó có thể là tình yêu lứa đôi. Những bóng hồng trong ca khúc của Trịnh đẹp là thế mà sao vẫn cứ xa vời. Phải chăng đó là định mệnh? Trịnh Công Sơn sống đơn lẻ cho tới tận cuối đời. Tuy nhiên bên ông luôn có nhiều những người bạn hữu và nhiều nhất là những người yêu nhạc Trịnh đến mê đắm. Tình yêu trong nhạc Trịnh đôi khi vươn lớn thành tình yêu nhân loại. Nó được thể hiện đơn giản ở tư tưởng ?ochống chiến tranh, yêu hoà bình, muốn kết bạn với mọi người". Đó cũng là lí do chính ông đã hát "Nối vòng tay lớn" trên đài truyền thanh Sài Gòn vào đúng ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975.
    Tuy nhiên đôi khi ta vẫn thường thắc mắc, nhạc Trịnh hay thì hay thật đấy, lời ca của ông đep thì đẹp đấy thế nhưng sao đôi khi nó trở nên khó hiểu. ?oEm đi về cầu mưa ướt áo? là gì hay "Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan giữa trời". Nó hàm ý nghĩa gì vậy???. Cũng có lúc Trịnh Công Sơn giải thích lời ca của mình nhưng trong những giây phút cuối cùng, ông chỉ trả lời một cách đơn giản: "Nghệ thuật cốt sao mở được con đường ngắn nhất từ trái tim đến trái tim mà không cần bất cứ một sự giải thích nào cả?. Đó cũng là một nét đặc trưng tạo thành sức cuốn trong nhạc Trịnh: đòi hỏi ở người nghe sự cảm nhận.
    Đã hai năm rồi nước Việt vắng bóng Trịnh Công Sơn, đã hai năm rồi âm nhạc vắng bóng Trịnh Công Sơn? Không! Trịnh vẫn sống. Ông đã trở thành một đoá hoa vô thường tỏa hương dịu buồn giữa bộn bề cuộc sống. Ông vẫn hiện hữu trong tâm trí của mọi người. Và đâu đó vang lên trong từng con ngõ nhỏ, trong những quán cà phê và trong tiềm thức của mỗi người yêu nhạc Trịnh là lời ca: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi???? ta thấy bóng dáng Trịnh đâu đó ấm áp trong ?ocõi Trịnh" mà ông đã tạo ra và để lại cho đời./.
    Theo Đài Tiếng nói VN
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trịnh Công Sơn - Một hạt bụi lấp lánh



    Nhân kỷ niệm hai năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, chúng tôi xin giới thiệu một số tư liệu quý về nhạc sĩ, trong đó có những dòng nhật ký, thư và những lời tâm sự của ông và bạn bè ông...
    * "Tôi thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào ca khúc của mình, một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc lời ru con của mẹ... Tôi cố gắng làm thế nào để có thể trong bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến mọi người..." (Trịnh Công Sơn tâm sự với nhạc sĩ Phạm Tuyên).
    * Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi! Cát bụi tuyệt vời mặt trời soi một kiếp rong chơi... (Cát bụi). "Câu hát định mệnh ấy trang nghiêm một triết lý sống, một định lý kiếp người, mà tác giả của nó vừa hoàn tất một chu kỳ huyền thoại cát bụi. Tôi lắng nghe, âm nhạc Trịnh Công Sơn linh thiêng như tiếng gọi hồn, như sóng âm, như địa chấn, làm loạn nhịp tim tôi và làm loạn nhịp tim biết bao triệu người hâm mộ... Cái âm nhạc dồi dào ma lực từng lay động tâm hồn nhiều thế hệ bất kể quốc gia và chủng tộc, âm nhạc đã nâng cao, nối dài, và vô hạn hóa cuộc đời vốn hữu hạn... Bao nhiêu người sẽ còn hát với anh và khóc vì anh..." (nhà thơ Nguyễn Duy).



    * "Ở anh, tài năng được nhân lên gấp nhiều lần bởi chính tâm hồn anh. "Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa...". Trái tim anh lúc nào cũng cháy bỏng tình yêu, cho dù là đơn phương hay song phương, cho dù là đa phương hay vô định. Tình yêu đã đầy ắp thì phải cho, cho mà chẳng mong nhận lại, trong sáng, cao thượng hiện hữu nhưng chẳng phải bao giờ cũng nắm giữ được, đó là tình yêu của Sơn" (nhạc sĩ Thanh Tùng).
    * "Lần đầu tiên vào năm 1975 khi vô tình nghe một câu hát trong băng: "Nắng có hồng bằng đôi môi em?", tôi sững sờ vì sự trìu mến, giản dị của người viết ra câu hát đó. Lần thứ hai khi tôi nghe chính anh hát trên sân khấu: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt", tôi thấy thương anh và thương cả chính mình, đến muốn khóc. Âm nhạc của anh sâu xa mà dung dị, hồn nhiên. Thường khi bình tĩnh, độ lượng như một nhà hiền triết, vậy mà cũng có khi cuống quít như trẻ thơ được những câu hỏi ngỡ ngàng trước những va đập của cuộc đời..." (nhạc sĩ Phú Quang).
    * Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Trịnh Công Sơn là của mọi người. Anh ấy là một nửa trong đời sống của tôi. Những ca khúc của anh cứ đi thẳng vào tim rồi ở lại đó. Ca khúc của anh và người nghe đã trở thành tâm giao chẳng thể chia lìa... ngọt ngào êm ái xuyên vào tim tôi... Làm sao người ta có thể hiểu được vì đâu con chim hót trên những cành lau... nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối ấy lại có thể nặng lòng với quê hương, gia đình và bằng hữu đến vậy. Đó cũng chính là điều tôi đã tìm ở anh và tôi đã hiểu, đã biết... Anh để lại cho những thế hệ sau một bài học yêu thương... Những ca khúc của anh chính là tấm gương soi cho tôi nhìn lại rõ mình, tìm lại được chính mình từ những mất mát. Tôi được chia sẻ. Được an ủi nâng đỡ ngay cả trong giây phút phân ly... (ca sĩ Khánh Ly).
    * Khi hát nhạc của anh, Nhung vừa cảm thấy cô đơn đến cùng cực, nhưng lại yêu đời đến lạ lùng... và rất hạnh phúc trong cõi vô thường ấy của anh... (ca sĩ Hồng Nhung).
    (Báo Thể thao TP Hồ Chí Minh)
    Về niềm bí ẩn của con người (trích nhật ký của Trịnh Công Sơn)


    ...Tôi bỗng thiết tha nghĩ rằng trong đời sống lớn này có quá nhiều đời sống nhỏ. Mỗi đời sống nhỏ là một định mệnh lẻ loi. Có khi là một hòn đảo hiu hắt với một loại đam mê buồn tẻ riêng biệt. Những ý nghĩ như thế thường kéo dài, nối liền với những ý nghĩ khác và bao giờ cũng tan biến bằng một nỗi thất vọng mơ hồ cùng với sự mỏi mệt của trí óc.
    Một vài khi tôi muốn tránh thật sự những ý nghĩ tuyệt nhiên không có lợi ích gì cho hạnh phúc của mình - Nhưng sao tâm hồn tôi dễ mở ra để đón nhận những điều buồn bã quá. Nhất là những hình ảnh mà, dưới con mắt tôi, không mặc lấy thứ ánh sáng bình thường của cuộc đời này. Tôi nghiệm ra rằng cái thứ triết lý về nhân sinh đã trở thành một thứ triết lý bình dân . Mỗi người đều đã một lần thắc mắc về sự sống chết- Cũng khó hiểu thật khi con người chỉ sinh ra để chờ chết- Một cuộc hẹn hò có khi dài hạn có khi ngắn hạn nhưng tựu trung không có gì vui vẻ.
    Bao nhiêu khối óc tinh mẫn của nhân loại đã không ngừng cúi xuống đời sống con người để cố đào xới lên niềm bí ẩn- Có lẽ người ta đã nghĩ rằng điều bí ẩn nào cũng dấn thân vào một đáy sâu đến được. Đã có bao nhiêu cuốn sách dày cộm, kể cả Kinh thánh, dẫn giải về điều bí ẩn đó nhưng sao tôi vẫn chưa thấy được tí ánh sáng nào. Vẫn còn lạc loài trên những ý nghĩ gượng gạo về nhân sinh. Lòng khát khao tìm đạt tới được đời mình vẫn thôi thúc không nguôi. Nhưng niềm tin thì đã bị dát mỏng đi nhiều. Một vài lần tôi đã nghĩ sao mọi người không thử ghi lại đời mình bằng sự kiện, tình cảm, và ý nghĩ cùng những kinh nghiệm đã sống, đã thấy đã nghe- Tất cả những tập ghi chép đó mang để vào một nơi làm kho tàng cho đời sau nghiên cứu. Đó có thể là đầu mối dẫn về niềm bí ẩn của con người...
    Một xứ sở đau thương và yêu hòa bình...
    Thư của Trịnh Công Sơn gửi ca sĩ Mỹ Joan Baez*:
    Chị Joan Baez thân mến!
    Trong lúc viết lá thư này cho chị thì trước mặt tôi có lá thư ngỏ của chị và bên tai tôi thì có tiếng hát "We shall over come" của chị.
    Đây là một lá thư tâm tình gửi chị Joan Baez nghệ sĩ với đầy đủ sự khiêm tốn của nó chứ không phải thư ngỏ gửi cho President, Humanitan/International Human Rights Committe.
    Năm ấy, tôi lên một thành phố nhỏ ở vùng cao nguyên và nhân tiện ghé thăm một người bạn gái cũng là ca sĩ có một quán cà-phê ở đó. Vào quán, tôi thấy những đĩa hát có hình chị đính ở các vách tường bằng gỗ. Ở ngoài trời rất lạnh, quán đèn màu hồng và ở chiếc quầy trên ghế cao cách tôi khoảng hai mét có một người lính Mỹ ngồi im lặng trước ly rượu. Tiếng hát của chị bay la đà trên từng mặt bàn, ghé vào từng tách cà phê, từng ly rượu và dường như muốn thăm hỏi từng trái tim. Khi người lính Mỹ đứng dậy bước ra tôi thấy trên mắt y có một giọt nước mắt mầu hồng....
    Nếu phút này tôi nói tôi yêu quê hương của tôi, tôi yêu những người thân thiết của tôi nơi này thì dĩ nhiên, chị sẽ chẳng có gì ngạc nhiên cả. Bởi vì trên mặt đất này ai cũng có một quê hương, nơi đó như một chiếc nôi êm ái mỗi người đã được sinh ra, lớn lên, sống rồi chết. Ở đó cũng còn có cả hạnh phúc lẫn sự đau khổ như hai khuôn mặt muôn đời của đời sống nhân loại.
    ...Có thể chị rất đau lòng khi viết lá thư ngỏ này, kể cả những người cùng ký tên trong lá thư mà tên tuổi của họ đã từng gắn liền với cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng chị làm thế nào hiểu được hết số phận của một đất nước trên một ngàn năm chưa hề biết đến sự nghỉ ngơi. Khát vọng về hoà bình, về tình yêu, về hạnh phúc của chính chúng tôi là những kẻ cần hơn bất cứ ai trên mặt đất này. Tôi không muốn kể ra đây thật nhiều thí dụ nhưng tôi tin rằng chị chẳng bao giờ biết được trong những nhà tù cũ tại Việt Nam có những người tù từ 1954 chưa hề biết đến ổ bánh mì là gì, có những cô gái ở nhiều tỉnh trên đất nước tôi, vì chiến tranh, biết nhiều B52 nhưng lại ngạc nhiên thích thú không hiểu vì sao một cái tủ lạnh lại có thể cho mình những viên đá lạnh để uống mát đến thế. Làm thế nào nói cho hết được về con người trong một xứ sở mà chiến tranh đè nặng suốt hơn một nghìn năm. Và số phận của những con người ấy sẽ như thế nào nếu không có cuộc cách mạng vừa qua để mang lại độc lập và thống nhất trên đất nước của chúng tôi. Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?...
    (Theo báo Tiền phong)
    Joan Baez, sinh 1941. Nổi tiếng là một trong những ca sĩ hàng đầu của âm nhạc Mỹ thập kỷ 60-70. Từ năm 1964, là một trong những nghệ sĩ phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến tranh Việt Nam và bị chính quyền Mỹ gây khó dễ. Tháng 12-1972, Joan đến Hà Nội đúng thời điểm Điện Biên Phủ trên không. Năm 1973 ra mắt album Where Are You Now, My Son? ghi lại những cảm xúc trong hành trình tới Hà Nội.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

Chia sẻ trang này