1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự (nhặt nhạnh trên mạng và báo chí) về Nhạc TRỊNH

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CafeNovember

    CafeNovember Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn và những cảm tác đầu đời

    Một trong những khía cạnh đặc sắc của nhạc Trịnh Công Sơn được nhiều người thừa nhận là lời ca: lời ca như thơ, khác thường, độc đáo, sâu đậm... Nhiều chữ, nhiều đoạn, nhiều câu như khoác lên mình những hình ảnh, những bông hoa, những mảnh pha lê... với yến sáng, tinh thể cùng nhau đậu xuống sóng nhạc làm bằng khí huyết, xúc cảm của một thanh niên có năng khiếu riêng biệt, có sức cảm thụ nhạy bén trầm sâu, sống giữa một khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, hoài cảm và một hoàn cảnh xã hội có nhiều cơ duyên đáp ứng lòng người.
    Từ sau khi anh ra đi (1-4-2001), trở về với cát bụi, đã có rất nhiều bài viết, ấn bản nói về anh, tiếc thương anh. Và dưới đây là một chút hoài niệm của giáo sư Bửu Ý, một trong những người bạn Huế thân thiết của anh
    Tính quyết định trong những sáng tác đầu tay.
    - Thời gian 1957-1960 là những năm chứng kiến sự ra đời những ca khúc đầu tiên của Trịnh Công Sơn. Và những ca khúc này, dẫu là đầu tiên, có tính quyết định đối với sự nghiệp của nhạc sĩ. Quyết định trong nét nhạc, trong văn phong, cũng như chỗ đứng của nhạc sĩ trong nghệ thuật âm nhạc và trong lòng người thưởng thức. (Những sáng tác đầu tay mang tên Sương đêm, Chơi vơi... là những bài hát được ?othử lửa? qua giọng hát nổi tiếng nhất ở Huế lúc bấy giờ là Hà Thanh nhưng chưa ấn hành, nay đã thất lạc.)
    Riêng năm 1957 ghi dấu nhiều sự kiện và biến cố đặc biệt về tình hình xã hội và trong đời sống của Trịnh Công Sơn. Đó là năm thành lập Đại học (ĐH) Huế. Thành phố ĐH nghiễm nhiên mang một sắc thái mới, một nhiệm vụ mới. Trên đường phố lác đác có những sinh viên đầu tiên mang cà vạt hoặc đi trên những chiếc xe gắn máy hãy còn rất hiếm. Một số cơ sở vật chất được tạo dựng. Lớp giáo sư đầu tiên của ĐH là những người được đào tạo ở nước ngoài trở về, hăng say với sứ mệnh ?odu nhập những khoa học và tư tưởng hiện đại của thế giới?. Lần đầu tiên một giáo sư ĐH quan tâm đến một ca sĩ đã làm nên một hiện tượng trong làng ca nhạc và lan ra xã hội: Ông Nguyễn Văn Trung viết một tiểu luận nhan đề là Ảo ảnh Thanh Thúy gây chú ý ở các ĐH. Thanh Thúy là một ca sĩ rời Huế vào Sài Gòn lập nghiệp. Đó là một giọng ca trầm buồn, xuất hiện tại phòng trà ca nhạc Văn Cảnh ở Sài Gòn. Giọng ca ?oliêu trai? như tâm sự với người nghe trong cái vắng lặng của đêm khuya về những cảnh đời bất hạnh, trong đó hình như có bóng dáng của chính ca sĩ.
    Những chiêm nghiệm bắt nguồn từ sự giao thoa văn hóa Đông - Tây.
    - Năm 1957 cũng là năm đăng quang cho chủ nghĩa hiện sinh của Tây phương: Albert Camus, một tác giả hiện sinh hàng đầu, được trao giải thưởng Nobel Văn chương. Không phải chỉ có hiện sinh mà thôi. Thuở ấy có ba luồng tư tưởng từ Tây phương giao thoa tại miền Nam làm cho thanh niên bận tâm: đó là phân tâm học, siêu thực và hiện sinh.
    Phân tâm học đặt nặng vấn đề bản năng của con người, phân tích, giải thích các ứng xử, hành động bị dẫn dắt do những tầng sâu của ý thức là tiềm thức và vô thức. Mộng mị cũng là một đầu mối quan trọng để giải thích các bí ẩn.
    Thơ siêu thực đã từng thổi đến một luồng gió khác lạ, mới mẻ, làm mở rộng thế giới thi ca. Lẫn lộn vào nhau những thực và hư, người và vật. Những hình tượng bay bổng: ngựa, đôi cánh... Mặt trời trở thành một bầu đỏ ối hay một vòng xoay tròn. Những hình ảnh mà ta bắt gặp trong mơ hay trong dự ước hơn là có thật. Hai nhà thơ tiên phong về siêu thực của Huế lúc bấy giờ là Võ Ngọc Trác, ?othi sĩ Vỹ Dạ? - tác giả tập Thượng Thẩm và Ngô Kha với tập thơ Hoa cô độc do họa sĩ Rừng (Nguyễn Tuấn Khanh) trình bày và cả ba người này đều là bạn thân của Trịnh Công Sơn. Siêu thực cũng đi vào hội họa và lớp họa sĩ đầu tiên của ĐH Huế có những người hâm mộ các danh họa quốc tế như: Braque, Picasso, Chagall... và cũng là bạn thân của Trịnh Công Sơn. Đó là Đinh Cường, Rừng, Trịnh Cung.
    Phong trào hiện sinh phát triển mạnh. Nó đặt ra những khái niệm như lưu đày và quê nhà, thực chất hay huyền thoại, nhà văn dấn thân, thái độ buồn nôn hay phản kháng, thỏa hiệp hay vong thân, các khái niệm phi lý, tự do, trách nhiệm... hay những vấn nạn như: tôi là ai, cuộc đời đáng sống hay không đáng sống...
    Khởi đầu bằng thể thao và kết thúc bằng âm nhạc.
    - Năm 1957, Trịnh Công Sơn 18 tuổi, tuổi sung mãn, yêu đời. Không những vậy mà thôi, người nhạc sĩ này khởi đầu rất yêu chuộng thể thao, đặc biệt là các môn: tạ, chạy đua, judo, và anh đã từng giật giải về chạy đua. Không may cho anh, anh bị tai nạn thể thao.
    Nằm bệnh. Học hành trắc trở. Trịnh Công Sơn còn có một số bạn khác: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tường Phong, Nhương Sao, Bửu Ý. Nhóm bạn ấn hành một tạp chí lấy tên là Quan Điểm với chí hướng cao nhưng mệnh yểu. Anh em có ước vọng quy tụ nhau thành một nhóm bạn văn nghệ, phần nào đó như những nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Xuân Thu Nhã Tập, Đồng Vọng... trước đây, hay nhóm Sáng Tạo ở Sài Gòn. Anh em sinh hoạt với nhau không phải để đàn đúm mà là làm giàu cho nhau bằng cá tính, năng lực và sở trường của từng người.
    Thời gian dưỡng bệnh, tạm xa trường học, Trịnh Công Sơn bắt đầu viết bài hát. Anh bắt đầu có những chuyến đi vào Sài Gòn, bắt đầu làm quen với giới ca nhạc và không khí các phòng trà.
    Năm sau, 1958, Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn học ở Trường Jean - Jacques Rousseau (Chasseloup - Laubat cũ). Ca khúc Ướt mi chào đời, được Nhà Xuất bản An Phú ấn hành, do Hà Thanh và Thanh Thúy trình bày. Bài hát này cũng như bài hát ra đời năm sau là Thương một người là những bài viết về bóng đêm ôm ấp giọng hát ?oliêu trai? giữa thành phố Sài Gòn. Ban đêm là không gian của kiếp người lầm lũi, là thời gian của đèn màu và chén đắng.
    Giã từ nơi huyên náo năm 1959 để về lại với Huế êm đềm, với những đoàn học sinh áo trắng Đồng Khánh lóc cóc guốc mộc, với những hàng cây long não, những chiếc cầu, Trịnh Công Sơn sửa soạn rước vào tâm khảm một hình bóng thiếu nữ suốt đời không phai: đó là hình bóng của Diễm xưa, năm 1960, và ca khúc này cũng trở thành bất tử.
    Theo Người lao động
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2003/thang4/tin2.htm
    -----------------------------------
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
  2. CafeNovember

    CafeNovember Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tưởng nhớ "Người viết tình ca hay nhất thế kỷ!"


    Chiều nay ở sân bay vừa đưa tiễn những người thân đi xa. Về nhà, một người bạn nói: "Ở nơi này vừa thiếu đi bốn người thì lập tức ở nơi xa xôi kia nhận được thêm bốn người...", bởi vì: "Triết học Ấn Độ nói rằng, nếu ở nơi này vừa có một kẻ bỗng dưng giàu lên thì lập tức ở một nơi khác sẽ có một kẻ mất hết sản nghiệp" (bài viết "Một cõi đi về" của Trịnh Công Sơn).
    Có một nỗi buồn ở nơi này thì sẽ có một niềm vui ở chốn khác.
    Có một trái tim khổ nạn ở người này thì tất nhiên sẽ có một trái tim hân hoan ở kẻ khác.

    Những ai đã đi đến với đời thì phải có lúc lìa xa nó.
    Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người.
    Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.
    Cái mất không bao giờ mất hẳn
    Cái còn không hẳn mãi là còn...!

    Nhớ về những nỗi niềm ấy của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, để tưởng nhớ ông và biết rằng ông đã ra đi vô cùng thanh thản. Sinh linh nào, ở nơi đâu sẽ được thay thế vào sự lìa xa "cõi đi về" của ông, không ai biết. Nhưng "Nhiều người chết mà vẫn sống trong tâm trí mọi người'' chắc chắn trong đó có ông, và những gì ông đã làm được trong âm nhạc của mình đã biến cái tên Trịnh Công Sơn và những bản nhạc không gì thay thế mà ông đã gọi là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành... chính là "cái mất không bao giờ mất hẳn''...!
    2 năm kể từ ngày ông đi, những bài hát của ông vẫn và sẽ còn đi mãi cùng cuộc sống, tình yêu và tâm hồn hàng nghìn con người của nhiều thế hệ với sự rung động và đồng cảm từ sâu thẳm. Có nhiều danh hiệu người ta đã trao tặng cho ông, như: "Người Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỷ", "Phù thủy của ngôn ngữ", "Người tình lãng du của nhiều thế hệ" hoặc "Nhà thơ Trịnh Công Sơn", "Hoạ sĩ Trịnh Công Sơn"... Tất cả những điều ấy đều có phần để ca tụng tài năng văn học hay khả năng sử dụng ngôn ngữ của ông trong ca từ. Nhưng nói như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái quan trọng hơn cả để níu giữ một Trịnh Công Sơn vô cùng đẹp đẽ trong lòng những người yêu mến ông và âm nhạc của ông chính là tâm hồn.
    Và đã có một lời nhận xét: "Nhạc của Trịnh Công Sơn không tuyền là nhạc, bài hát không chỉ là bài hát. Mỗi bài là một truyện ngắn, mỗi ca khúc là một chương khúc của truyện dài không có kết thúc, vẫn mở ra như một vết thương, một vết thương người, một vết thương thời đại, vết thương thiết thân, phải cưu mang và lưu truyền...''.
    Từ bài tình ca buồn đầu tiên ra mắt công chúng - "Ướt Mi" khi chàng nhạc sĩ mang tên Trịnh Công Sơn vừa mới 20 tuổi, những tình ca nối tiếp nhau ra đời và luôn mang theo chúng những nỗi niềm về thân phận, về cuộc đời, về tình yêu và về nỗi cô đơn dường như không bao giờ vơi cạn. Chúng được sống và được nâng niu, ai cũng có thể tìm thấy cái gì đó sâu kín của tâm hồn mình từ những nốt nhạc, lời ca trong những tình khúc của ông. Và phía sau mỗi ca khúc được bắt nguồn từ cảm hứng, nhiệt huyết và lòng nhân ái bao dung lại được bao bọc bởi triết học. Ông giải thích cho điều này: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian...".
    Vì thế, khi viết: ''Đêm thấy ta là thác đổ": "Một hôm thấy ta là lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do..." - nhạc sĩ thổ lộ: "Tôi còn nhớ ca khúc này và sự chiêm nghiệm của mình như là một tổng kết những gì mà tôi cảm nhận được từ cuộc đời tôi, của mọi người. Thực lòng mà nói, tôi chịu ảnh hưởng của Albert Camus trong bài hát này.Trong tác phẩm Ghi chép ở Angérie (Noté d'Algérie), ông ghi lại những tiếng chó sủa ban đêm, những bước chân đi mà ai cũng có thể một lần nghe thấy trong đời mình nhưng không mấy người nhìn ra được điều gì đó từ chúng. Ngẫm lại đời mình, tôi thấy nhiều muộn phiền. Không hiểu vì sao tôi đã day dứt về sự ra đi, ở lại của cuộc đời từ rất sớm.Tôi đã chọn hình tượng lá cỏ để ví với mình. Vì sao lại là lá cỏ? Có thể cuộc đời rộn ràng có quá nhiều điều phải lưu ý, nhưng trong đó không thể không có sự góp nhặt của những điều nhỏ nhoi. Ngọn cỏ, lá cây hay cây đa đều có bổn phận của nó với cuộc đời. Cỏ có bổn phận cỏ, lá có bổn phận lá. Tôi không mơ ưóc gì to lớn, mà nghĩ mình như một phận cỏ hèn. Vì hèn mọn nên nó không phải to lớn và bổn phận nặng nề như cây đa, vì vậy nó tự do lắm. Và vì sao lá cỏ lại hát? Bài hát là phương tiện để bày tỏ lòng mình với cuộc đời, có gì tuyệt vời hơn lá cỏ nhỏ nhoi nhưng tự hát ca với đời mình? Rũ bỏ những muộn phiền và thảnh thơi đời mình, điều này đã ám ảnh tôi từ lâu, lâu lắm rồi, nhưng chỉ đến khi viết được những câu hát như vậy tôi mới thấy nhẹ lòng. Ý tưởng này quanh quẩn trong tôi nhiều năm và chỉ được giải toả khi sáng tạo vụt đến và bật thành những giai điệu như vậy...".
    Và cũng chẳng thể nào phủ nhận khi người ta cảm nhận được từ âm nhạc của ông những ảnh hưởng của nhà Phật. Trịnh Công Sơn - một Phật tử trong một gia đình theo Phật Giáo, đọc và thuộc kinh Phật từ những ngày thơ ấu, nghe những lời kinh cầu và vùi giấc ngủ sâu những đêm mẹ bệnh. Cơ duyên với Phật đã vô tình kéo vào nhạc của ông những ca từ mang tinh thần và những âm thanh của kinh kệ. Với Trịnh Công Sơn thì "Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nằm ngồi. Không làm công việc này mà nghĩ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực... Qua ca khúc để đánh lên những tiếng chuông mai chuông chiều, mượn ánh nắng của trời đất để soi tỏ cái số phận đó cho mỗi người có thể nhìn mình và nhìn rõ hơn, chăm chú hơn cho đến một lúc nào đó thì mọi sự tốt lành, tình yêu sẽ khiến cho chúng ta thấy rằng con đường duy nhất đi đến với người khác trên mặt đất này không phải là sự độc ác mà chính là một lòng nhân ái vô biên. Hát lên lòng nhân ái đó mãi mãi, nỗ lực tìm những mạch nguồn sâu vào cội rễ của nó để có thể hoàn thiện một tiếng hát mới mẻ, đầy nhân hậu cho những ca khúc ngày mai của riêng mình, Trịnh Công Sơn có cách Thiền riêng như thế...!
    -----------------------------------
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
  3. CafeNovember

    CafeNovember Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn - Viết và thở
    "Không khí vốn vô tư. Ai muốn thở cũng được.
    Tôi vốn viết nhạc cũng như thở vậy.
    Có điều khi thở tôi chọn cái không khí trong lành để cho lá phổi không than phiền và cái sự hô hấp cũng bớt đi phần gian nan.
    Một bài hát cũng vậy. Hát để thăng hoa đồng thời cũng để an ủi. Sản phẩm văn nghệ chỉ đẹp khi có khả năng xoá đi những nỗi giận hờn. Nó có bao giờ muốn đèo bòng một thứ khác để tự hủy diệt nó đâu...".
    Trịnh Công Sơn thở với tất cả những gì diễn ra xung quanh mình, những gì ông thấy hàng ngày với sáng trưa chiều tối. Từ những con phố: Phố xa lạ (Yêu dấu tan theo), phố hẹn, phố xưa (Khói trời mênh mông), phố rộng (Tưởng rằng đã quên), phố thênh thang (Quỳnh hương), phố xa lạ (Bên đời hiu quạnh), phố cao nguyên (Lời thiên thu gọi). Hơi thở ấy không gấp gáp nhưng vẫn đơm đầy sự sống có khi hối hả, khi bình yên, khi trầm lặng và có khi náo nhiệt. Nhạc sĩ thở với những cây cầu, con sóng, hàng cây, mái nhà, buồng cau nải chuối, sợi nắng giọt mưa, thở với đêm, với ngày, với bình minh, với Ngọ, với hoàng hôn... Bất cứ lúc nào, nơi nào và hoàn cảnh nào, hơi thở vẫn được trút ra thanh thản, có khi cũng oán than với những ưu tư thường trực nhưng không trách cứ...
    Sự sống và cái chết là những gì ông rất hay nhắc tới trong những ca khúc của mình và lạ thay, chúng lại thường đi cùng với nhau: Dù rằng đã quả quyết sống là sống hết mình, không khuất hẹn, không chờ đợi, không uỷ quyền giống như mệnh lệnh "Hãy tận hưởng ngày hôm nay", thế mà vẫn Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời (Bên đời hiu quạnh) hay Một trăm năm mãi ngủ yên (Sẽ còn ai), Một hôm buồn lên núi nằm xuống (Tự tình khúc), Mai kia chào cuộc đời (Những con mắt trần gian)...
    Trịnh Công Sơn với tình yêu
    Tình yêu trong ca từ của nhạc Trịnh mang một vẻ đẹp siêu thực và ngoài cái đẹp của tình yêu người với người, những lời ca bật lên niềm yêu thương với quê hương và đồng loại. Tình yêu với quê hương của ông được bùng lên từ trong khói lửa chiến tranh, trong gian khó, nghèo nàn, trong biệt ly và tăm tối. Và tình yêu ấy đôi khi còn loé sáng dù với chỉ những ánh mắt nhìn lướt qua mà ông gặp đâu đó trong dòng đời xuôi ngược mỗi ngày. Với tình yêu trai gái, ta sẽ không thể tìm thấy trong đó những mối tình đau khổ lâm ly ướt át hay nhầy nhụa, bi ai. Chỉ biết rằng, buồn đấy, nhớ nhung thật nhiều đấy và nuối tiếc chẳng nguôi ngoai đấy, thế mà tình yêu vẫn đẹp, vẫn lên ngôi lung linh và người nghe mỗi người thấu hiểu chúng bằng cảm nhận của riêng mình. Hãy nghe lại Ca khúc da vàng và Kinh Việt Nam, tình yêu quê hương bùng lên và không thể kìm nén trong chí khí của một người trai trẻ đốt lên da diết trong từng lời dù những bài hát ấy đã từng một thời bị lên án.
    "Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu" - Một quan niệm hết sức giản đơn về tình yêu của ông như thế đã là nguồn cảm hứng dường như vô tận của ông khi viết về những mối tình. Dù là "Tình xa", "Tình nhớ" hay "Tình sầu" hay nhiều bài hát không có chữ Tình nhưng cái Tình thì lại luôn lấp ló ẩn hiện. Chỉ đưa ra đây những điều chính ông đã nói: "Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm rằng mình không được yêu"; "Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại..."; " Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu, nhưng yêu thì cay đắng lắm..."; "Không ai điên gì mà tự xưng mình là kẻ biết rõ về tình yêu nhất. Đau khổ cả trăm lần vẫn cứ là một đứa trẻ thơ trong tình yêu. Tình yêu có lẽ là lời nói dối uyên thâm nhất của trái tim"
    Thế có nghĩa là sự trải nghiệm của ông với tình yêu đã nhiều và những tình khúc là nơi ta có thể cảm nhận được những gì ông đã nghĩ, đã thấy khi biết rằng mình yêu và chờ mong tình yêu. Cả vài trăm ca khúc trước ngày ông đi liệu đã đủ để ông ghi lại hết những xúc cảm về tình yêu của mình...?
    "Có một nhà thơ tên Trịnh Công Sơn"
    Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng có một bài viết rất dài với tên gọi trên và những gì trong bài viết ấy đã chứng minh hùng hồn cho điều này, trong đó có đoạn: ''Cho dù khi sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có đoạn lời viết sau khi đã có nhạc, hay trước khi phổ nhạc thì mỗi lời ca của anh đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Mà Trịnh Công Sơn không phải là một nhà thơ bình thường, anh là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tư tưởng nhân sinh và thời cuộc với một thi pháp khá riêng biệt trong thơ Việt. Trịnh Công Sơn rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống như lục bát, đồng dao. Ngay từ lần đầu tiên nghe ca khúc ''Ở trọ'', tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thường trong đời, anh đã đẩy liên tưởng tới cái ''cõi tạm'' chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm. Anh nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dưới nước, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ:
    ''Trăm năm ở đậu ngàn năm
    Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn''

    Có những liên tưởng còn bất ngờ hơn khi nói tới vẻ đẹp ở trọ trong thân thể, hay tâm hồn của người nữ:
    ''Môi xinh ở đậu người xinh
    Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều''

    Vì thế mà có câu:
    ''Xin cho về trọ gần nhau
    Mai kia dù có ra sao cũng đành''

    Và khi con người đã ở trọ vào nhau bằng tình yêu, thì dù có phải xa rời cõi tạm, vẫn mãi mãi khăng khít cùng nhau:
    ''Tim em người trọ là tôi
    Mai kia về chốn xa xôi cũng gần''
    Đấy là một ví dụ. Và còn nhiều bài hát - bài thơ tình khác nữa với cách lập ngôn đặc sắc của nhiều thể loại: Đồng dao (4 chữ) trong Em đi qua chiều, Nhật Nguyệt trên cao, hay thể loại nhịp thơ 5 chữ ở Ru ta ngậm ngùi, Tình nhớ, Như chim ưu phiền, Biết đâu nguồn cội, thậm chí là có cả nhịp thơ 6 chữ ở Nhìn những mùa thu đi hay Ru em.... Ở Mưa hồng, ta thấy một bài thơ nhịp 3 rất vui tươi nhí nhảnh: ''Trời ươm nắng/Cho mây hồng/Mây qua mau/Em nghiêng sầu/Còn mưa xuống/Như hôm nào/Em đến thăm/Mây âm thầm/Mang gió lên...''
    Và còn nhiều thể loại ta có thể xếp thành thơ trong hầu hết các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Cũng là nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: "Dường như anh thẩm thấu Đường thi, nhưng hơi thở thì đã khác. Những câu thơ bảy chữ vào bài hát của anh rất tự nhiên. Nhiều bài thơ (bài hát) đã mở đầu bằng câu thơ bảy chữ thật nhẹ nhàng như chẳng có một cố ý nào...".
    Ngoài thơ, Trịnh Công Sơn còn gắn bó với hội hoạ như một cách khác trút bỏ tâm sự ngoài âm nhạc. Theo quan niệm của ông, hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật. Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh. Khi bạn đứng trước một bức tranh hoặc nhiều bức tranh, trong yên lặng, bạn sẽ nghe từ những khối màu, từ những đường nét vang lên một thứ âm thanh mơ hồ nào đó. Trịnh Công Sơn chủ yếu vẽ những người ông gặp, ông yêu mến mà cũng có đôi khi là những cảnh vật mơ màng, lãng mạn. Trong nhiều năm liền, những lúc buồn là Trịnh Công Sơn lại cùng cây cọ và vẽ. Những tác phẩm hội hoạ ông để lại khiến cho nhiều người cảm phục dù với ông: ''Với tôi, đấy chỉ là một cuộc vui chơi và đã xem là cuộc chơi thì tất cả chỉ nhẹ như tơ hồng!''
    Thế đấy! người nhạc sĩ đã để lại cho đời - một cuộc chơi làm nên các cuộc chơi khác của ông những giai điệu về thân phận và tâm hồn không ai thay thế được. Cái tên Trịnh Công Sơn đã đi vào âm nhạc Việt Nam, đi vào tâm hồn của hàng ngàn con người Việt da vàng và luôn luôn được trân trọng.
    Khi nghe tin ông mất, ca sĩ Khánh Ly đã phát biểu: "Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi".
    Mong rằng, sự thanh thản như những gì trong lời ca ông viết là có thực. Lại xin được mượn lời của ông cho phần kết của bài viết này cùng nén nhang tưởng nhớ hương hồn ông: ''Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả...".
    -----------------------------------
    Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
  4. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị Blue đưa cái Topic này vào phần các chủ đề đáng chú ý phía trên cho gọn và hợp lý nhỉ!
    Vô minh trói buộc phận đời
    Đổi thay mới thấu bi ai vô thường
    Ngộ mê vô trụ vô hình
    Thôi yêu vô ngã cho mình vô vi
  5. mau_toc_roi

    mau_toc_roi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Hic, that la tui vo mang nay moi thay minh kem hieu biet ve nhac Trinh nhu vay, cac ban cho toi biet them nhieu dieu ve O^ng qua', co le day la san choi cho toi de tim hieu them ve nhac sy nay.
    CAM on cac ban
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Chương trình tưởng nhớ Trịnh Công Sơn Hoà Bình cho tình yêu ngày 10-13/4
    Nhạc sĩ Thanh Tùng tái xuất với 'Hòa bình cho tình yêu'
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/04/3B9C6B0A/
    Thứ tư, 9/4/2003, 15:26 GMT+7
    sẽ chỉ diễn trên 20 bài.
    - Nhạc Trịnh sẽ được thể hiện như thế nào trong chương trình này?
    - Nhạc Trịnh có nhiều dòng và tôi cùng nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Từ Huy, nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn đưa ra một bức chân dung toàn diện về các dòng nhạc, để thể hiện hết sự phong phú, tính nhân văn trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Ngoài tình ca là thế mạnh thì nhạc sĩ họ Trịnh còn viết những hành khúc thời chống Mỹ, nhạc thiếu nhi, nhạc có màu sắc dân gian. Chúng tôi đã định làm chuyến xuyên Việt mấy năm nay rồi, nhưng lúc đó anh Sơn yếu quá không đi lưu diễn được. Còn bây giờ, nếu được, chúng tôi sẽ đưa chương trình Hòa bình cho tình yêu ra Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trịnh Công Sơn "Vẫn sống bên đời"

    Hà Nội: Vẫn là "Như cánh vạc bay"


    Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ T.Ư làm lại chương trình ca nhạc "Như cánh vạc bay" trong hai đêm (5 và 6.4) tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
    Thực ra, âm nhạc Trịnh Công Sơn mang chất "thính phòng" nhiều hơn chất "quảng trường". Do đó, làm chương trình ca nhạc Trịnh Công Sơn thật không dễ. Những người làm chương trình "Như cánh vạc bay" đã biết hài hoà giữa "thính phòng" và "quảng trường" bằng cách đặt một màn ảnh rộng trên phông sàn diễn. Mặc dù băng từ làm còn ẩu nhưng một số hình ảnh đời thường Trịnh Công Sơn đã hiện lên ấm áp và gần gũi. Khi ấy, sự hiện diện của các ca sĩ, giống như một "nhịp cầu âm thanh" nối khán giả đến với Trịnh Công Sơn và lặng lẽ tâm sự. Tuy nhiên "Như cánh vạc bay" chưa thực sự xứng đáng với tầm vóc âm nhạc Trịnh Công Sơn, bởi vẫn là chương trình cũ làm hồi kỷ niệm 49 ngày mất của anh. Hai át chủ bài là Mỹ Linh và Thanh Lam hát chưa thật hay, vì có lẽ nhạc Trịnh Công Sơn không phải là sở trường của họ. Lô Thuỷ, một nữ ca sĩ được hy vọng khi hát nhạc Trịnh Công Sơn trong vài năm qua thì nay có dấu hiệu đi xuống, có lẽ chỉ còn anh chàng ca sĩ tài tử với cây đàn violon Tô Lịch thì vẫn còn đó với tình yêu âm nhạc Trịnh Công Sơn thực sự. Bên cạnh đó là một số giọng ca quá mờ nhạt. Điều đáng tiếc và cũng là "mối nguy" cho nhạc Trịnh Công Sơn: Ai cũng tưởng dễ thuộc, dễ hát (dù hay lại là chuyện khác) nhưng hoá ra không phải vậy. Không ít ca sĩ hát sai lời, thiếu lời, thậm chí có lúc còn sai cả nhạc. Thêm nữa cô ca sĩ trẻ Thanh Vân dẫn chương trình quá yếu, đọc sai, nói vấp, giọng nhoè... Hy vọng chương trình ở TPHCM sẽ khá hơn, lưu giữ được thêm trong ký ức người yêu nhạc một hình ảnh Trịnh Công Sơn "Vẫn sống bên đời"...
    TPHCM: Hoà bình cho tình yêu

    Nhân kỷ niệm 2 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhóm "Những người bạn" đứng ra tổ chức 4 đêm nhạc Trịnh Công Sơn mang chủ đề "Hoà bình cho tình yêu" (10-13.4). Chương trình đã trải qua hơn một tháng chuẩn bị, dàn dựng công phu, đặc biệt có phần trình diễn của Dàn nhạc Giao hưởng TPHCM, ban nhạc nhẹ New Friends và dàn hợp xướng Nhạc viện TPHCM. Có thể thấy được phần nào quy mô của chương trình này qua nhận xét ban đầu dưới đây của các thành viên trong ban tổ chức..
    Tất cả gồm 28 ca khúc. Những người làm chương trình mong muốn tạo được một diện mạo của Trịnh Công Sơn trong đủ mọi thể loại, với những ca khúc về tình yêu, thân phận con người và ước nguyện hòa bình. Đặc biệt, lần này, nhà văn Nguyễn Quang Sáng tham gia biên tập cùng nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Từ Huy; tổng đạo diễn-nhạc sĩ Thanh Tùng. Sau đây là một số ý tưởng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và nhạc sĩ Thanh Tùng về bốn đêm nhạc ở TPHCM.
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: (Biên tập chương trình): Một chương trình được thai nghén từ lâu
    Nhạc sĩ Thanh Tùng đã bàn với Trịnh Công Sơn lúc Sơn còn ngồi chơi với anh em cách đây đã mấy năm về chương trình này. Nay, Trịnh Công Sơn không còn, nhưng ý tưởng ấy vẫn được ấp ủ trong người bạn Thanh Tùng. Hơn một tháng qua, Thanh Tùng bắt đầu làm việc từ hai giờ khuya cho đến sáng. Sáng sớm, xong việc, Thanh Tùng gọi điện cho tôi để cùng chia sẻ niềm vui với anh.
    "Khác với các chương trình trước thường mang chủ đề tình khúc Trịnh Công Sơn, ở đây chúng tôi muốn nâng thêm ý nghĩa chính trị. Thường thì người ta lấy tên một bài hát nào đó của ông Sơn để đặt cho chương trình. Chính con người Trịnh Công Sơn là con người phản kháng quyết liệt với chiến tranh. Ngay cả trong những ca khúc viết về tình yêu cũng mang đậm yếu tố này. Thứ hai, đây là một chương trình có dàn nhạc giao hưởng, dàn đồng ca, quy mô lớn hơn rất nhiều những chương trình trước đây và hoành tráng hơn. Sẽ có khoảng 3.000 người xem mỗi đêm tại sân vận động Phan Đình Phùng.
    Hiện nay, ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn hay chưa nhiều, tôi chấm được Hồng Nhung, Mỹ Linh, Cẩm Vân, Trần Thu Hà. Nhưng ca sĩ hát nhạc Trịnh ngoài giọng hát còn cần phải có am hiểu nhất định về văn học, nhất là về thơ ca thì hát mới sâu; nếu không chỉ là "hát phát biểu lời" mà thôi".
    Nhạc sĩ Thanh Tùng: (Chỉ đạo nghệ thuật, Tổng đạo diễn): 4 nét đặc biệt của chương trình
    Về mặt nghệ thuật, chương trình Trịnh Công Sơn - Hòa bình cho tình yêu có một số nét đặc biệt: Thứ nhất là quy mô đồ sộ của dàn nhạc đệm có đủ khả năng đáp ứng và mô tả sự tinh tế cũng như chất bao la rộng lớn của âm nhạc Trịnh Công Sơn; thứ hai là sự phong phú của các thể loại nhạc (chọn lọc từ 600 ca khúc của Trịnh Công Sơn), trong đó có những bài mà nhiều bạn trẻ chưa có dịp nghe; thứ ba là các ca sĩ - nhạc sĩ tham gia chương trình đều thể hiện sự công phu trong tập luyện, dàn dựng và biểu diễn, thứ tư là các nhà tổ chức muốn một chương trình công phu, có quy mô đồ sộ như vậy được giới thiệu rộng rãi đến thanh niên và công nhân - lao động trẻ, điều này thể hiện qua giá vé (từ 50.000 đồng/vé đến 70.000 đồng/vé).
    Về âm nhạc Trịnh Công Sơn, quả có rất nhiều điều để phải suy nghĩ bởi sự ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với đời sống tinh thần của nhiều thế hệ trong cộng đồng, những đóng góp quý báu cho nền âm nhạc VN.
    Vì Trịnh Công Sơn và công chúng yêu nhạc của anh, chúng tôi cố gắng vượt qua khó khăn về nhiều mặt, kể cả về tài chính. Chúng tôi nói với nhau: ?oNhân dân sẽ tài trợ cho chúng ta?!
    Nhạc sĩ TỪ HUY (Biên tập chương trình): Sẽ dành một phần kinh phí làm học bổng
    Trước đây, vào mỗi đêm thứ sáu hàng tuần, chúng tôi đều tổ chức chương trình Trịnh Công Sơn tại CLB Nhạc sĩ (7 Nguyễn Văn Chiêm, Q.1). Sau đó, nhiều lần chương trình Trịnh Công Sơn đã biểu diễn tại Đà Nẵng, Huế, Hà Nội... Sinh thời, anh Sơn đã bàn với các nhạc sĩ việc tổ chức chương trình quy mô, kết hợp giữa dàn giao hưởng - hợp xướng và nhạc nhẹ phục vụ công chúng. Anh nói: ?oChúng ta bày ra một bữa tiệc âm nhạc thật hay, thật lớn để cảm ơn những người yêu âm nhạc của chúng ta?. Sau hai năm từ ngày anh Sơn đi xa, chúng tôi cùng với sự hỗ trợ của Công ty Tổ chức Biểu diễn TPHCM và các thân hữu đã chung sức thực hiện chương trình này. Chương trình này nhận được sự ủng hộ của gia đình anh Trịnh Công Sơn. Theo dự kiến, ban tổ chức sẽ dành một phần kinh phí làm học bổng tặng Quỹ Phát triển Văn hóa TPHCM.
    Báo Lao đông và Người lao động
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lắng nghe, chiêm nghiệm cùng Trịnh Công Sơn


    Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá/ Hãy yêu nhau đi dòng nước đã trôi xa... Ca khúc Hãy yêu nhau đi qua phần biểu diễn của dàn hợp xướng Nhạc viện TPHCM khép lại chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn - Hòa bình cho tình yêu nhưng sự tiếc nuối dường như vẫn hiện rõ trên nhiều gương mặt khán giả tại CLB Phan Đình Phùng.
    Không phông màn, không có cảnh trí cầu kỳ như ở những sân khấu ca nhạc ?othị trường? khác, song chất hoành tráng của bốn đêm diễn vẫn cứ ngập tràn. Bởi khán giả đến với chương trình Trịnh Công Sơn -Hòa bình cho tình yêu là để lắng nghe và chiêm nghiệm hơn là để ?onhìn?.
    Những ca sĩ: Mỹ Linh, Cẩm Vân, Thùy Dung, Lam Trường, Hồng Nhung (thay đổi nhau mỗi đêm) được xem là những ?ongôi sao? đang ăn khách, bên cạnh những ca sĩ trẻ và nhóm ca như: Hồng Ngọc, Mỹ Lệ, Quang Minh, Đoan Trang, Nam Khánh, Như Ý, nhóm Ty My Ty... đã góp phần lôi cuốn khán giả. Chính giá trị nghệ thuật của dòng nhạc Trịnh Công Sơn cùng với sự đồng cảm, đồng điệu giữa người nghe, người hát và người tổ chức đã làm nên thành công của chương trình. Các ca khúc: Nối vòng tay lớn, Diễm xưa, Nguyệt ca, Ướt mi, Như cánh vạc bay, Còn thấy mặt người, Mưa hồng, Để gió cuốn đi, Ru ta ngậm ngùi, Hạ trắng, Tình nhớ, Phôi pha, Ngẫu nhiên, Biết đâu nguồn cội, Người về bỗng nhớ, Nắng thủy tinh, Bên đời hiu quạnh, Hãy yêu nhau đi... chỉ là một phần rất nhỏ trong gia tài âm nhạc hơn 600 ca khúc mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho đời. Những tràng pháo tay nối tiếp nhau của khán giả trước và sau mỗi ca khúc, hay trong từng đoạn nhạc, đã nói lên điều đó...
    Sự cố... Hồng Nhung
    Trong điều kiện thị trường hóa sân khấu âm nhạc như hiện nay, một chương trình âm nhạc của một tác giả thành công trong bốn đêm diễn liên tục quả là điều chưa từng thấy. Điều đáng tiếc cần phải nói đến là trường hợp ca sĩ Hồng Nhung đã ?otùy tiện? đưa hình ảnh của cô và Trịnh Công Sơn lên màn hình, nhưng không thông qua ban tổ chức trong đêm 10-4 (!) . Đây là những hình ảnh ?oriêng tư?, không nhất thiết phải ?otung hê? ra giữa chương trình. Trước sự cố này, một số khán giả rất bức xúc đã gửi thư phản đối đến ban tổ chức.
    Theo Người lao động
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Xem chương trình Trịnh Công Sơn - Hòa bình cho tình yêu


    Sân khấu chỉ 2 màu đen, trắng. Dàn nhạc của Nhà hát giao hưởng TP HCM và Ban nhạc New Friends được đặt ở vị trí thấp hơn sàn diễn. Toàn thể ca sĩ, nhạc công đều cho trang phục trắng hoặc đen. Tất cả như để trân trọng tôn vinh một giá trị: Âm nhạc Trịnh Công Sơn.
    Khán phòng vỡ òa, xúc động khi ca sĩ khúc Nối vòng tay lớn (nhóm AC & M và dàn hợp xướng Nhạc viện Tp HCM trình diễn) vang lên trong đêm 10.4.2003 tại CLB Phan Đình Phùng (TP HCM) để mở màn cho 4 đêm ca nhạc Trịnh Công Sơn - Hòa bình cho tình yêu.
    Âm nhạc Trịnh Công Sơn như một dòng chảy thổn thức trong lòng mỗi người có mặt. m xưa, Nắng thủy tinh, Ướt mi, Em hãy ngủ đi, Ru em từng ngón xuân nồng... phần trình bày của các ca sĩ Thùy Dung, Mỹ Lệ, Quang Minh dẫu chưa phải diễn tả hết được cái tình của Trịnh Công Sơn, nhưng đủ thấy được sự cố gắng của các ca sĩ khi muốn đem một cái gì đó thật riêng của mình để thể hiện nhạc Trịnh. Rồi Cẩm Vân xuất hiện. Hình như lâu lắm rồi mới nghe lại một Cẩm Vân nồng nàn và khát vọng đến thế. Những tràng pháo tay vang dội khi chị cất lên những lời ca Người về bỗng nhớ, Sóng về đâu... Với Cẩm Vân mỗi lần hát nhạc Trịnh Công Sơn, người nghe như cảm nhận được chị hát bằng cả trái tim mình. Không chỉ có Cẩm Vân mà còn có Hồng Nhung, Mỹ Linh, Quang Dũng. Hồng Nhung với các ca khúc Thuở Bống là người, Cũng sẽ chìm trôi, bằng lối thể hiện mới qua cách phối âm và hát theo lối dân ca. Trong những đêm nhạc này khán giả có cảm giác biết đến Hồng Nhung như là một người bạn tri kỷ của Trịnh Công Sơn qua hàng loạt bức ảnh được chiếu lên màn ảnh sân khấu hơn là một người hát nhạc Trịnh thành công. Phải chi Hồng Nhung giản dị hơn, bớt đi một chút "phần diễn" thì có lẽ thật đẹp cho một giọng hát, mà không ít người công nhận là "hát khá hay nhạc Trịnh theo cách Hồng Nhung". Sự giản dị đó, hát như không hát đó, không ngờ lại "rơi" vào ca sĩ Mỹ Linh. Nếu ai đã từng nghe Mỹ Linh hát nhạc Trịnh Công Sơn qua album Còn mãi tìm nhau trước đây sẽ thật sự ngạc nhiên về một Mỹ Linh với nhạc Trịnh của ngày hôm nay. Không còn phải "gồng" lên theo từng nốt nhạc, Mỹ Linh của Đêm thấy ta là thác đổ, Ru ta ngậm ngùi như đang thủ thỉ cùng mọi người về thân phận con người để từ đó biết sống đẹp hơn, sống cho nhiều hơn - như thông điệp của âm nhạc Trịnh Công Sơn và cũng là thông điệp của chương trình Hòa bình cho tình yêu. Sau đêm diễn, Mỹ Linh nói trong nước mắt: "Linh hát như muốn dâng hiến tiếng hát của mình cho tất cả".
    Chương trình còn có những tiết mục của các nhóm ca, các ca sĩ trẻ. Có tiết mục thật dễ thương Em là hoa hồng nhỏ của nhóm ca Nhà thiếu nhi TP HCM. Có một điều tiếc rẻ là hình như dàn nhạc Giao hưởng - Vũ kịch TP HCM chưa được ban tổ chức tận dụng hết khả năng để đảm trách hết các tiết mục trong chương trình! Dẫu sao, lâu lắm rồi mới có được những đêm nhạc Trịnh như vậy.
    Theo Thanh niên
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Cần một sự rõ ràng với nhạc Trịnh


    Giữa khá nhiều sao của chương trình "Trịnh Công Sơn (T.C.S) - Hoà bình cho tình yêu" vừa diễn ra khá thành công trong bốn đêm ở TPHCM, nổi lên hai ngôi sao mà hầu như không khán giả nào có thể phủ nhận: ca sĩ Mỹ Linh và... nhạc sĩ Thanh Tùng. Với các ca khúc thích hợp, Mỹ Linh xuất sắc từ giọng ca đến phong cách biểu diễn. Riêng nhạc sĩ Thanh Tùng không nổi bật trong vai trò đạo diễn (chương trình còn đầy cập rập) mà là với cương vị của một nhạc trưởng - nghề nghiệp mà ông đã được đào tạo chính quy ở CHDCND Triều Tiên cách nay hơn 30 năm. Tiết mục giao hưởng - hợp xướng "Hãy yêu nhau đi" do ông chỉ huy đã thật sự gây ấn tượng cho người xem bởi một phong cách rất mạnh mẽ, phóng khoáng. Đây chính là lần cầm đũa trở lại đầu tiên của ông sau 16 năm, từ sau Gala 87.
    Tuy nhiên điều đáng nói về chương trình này lại nằm ở những gì diễn ra bên ngoài sàn diễn. Có ba ca khúc đã được dàn dựng tập luyện công phu với dàn nhạc giao hưởng, nhưng giờ chót đã không được phép diễn, vì không nằm trong danh mục được cho phép. Đó là: Nhân danh Việt Nam (hợp xướng), Xin cho tôi (Cẩm Vân) và Ngủ đi con (Hồng Nhung). Lý do, theo nhạc sĩ Thành Sơn, trưởng phòng ca múa nhạc Sở Văn hoá - thông tin TPHCM: "Theo qui định chung của Bộ VH-TT, những ca khúc của các nhạc sĩ ở miền Nam viết trước 1975 phải được bộ xét duyệt lại và cho phép bằng một danh mục cụ thể". Thật ra hầu hết ca khúc T.C.S trước 1975 đều đã được cho phổ biến tiếp, trừ một dòng nhạc được gọi là "phản chiến" - Ca khúc da vàng còn ựôt số tranh luận cho đến nay, 28 năm sau giải phóng, vẫn chưa ngã ngũ. Cũng theo nhạc sĩ Thành Sơn, thật ra nói về "danh mục được cho phép" thì vẫn còn nhiều bài của T.C.S chưa có trong đó, tuy nhiên Sở VH-TT TP đã linh động cho phép biểu diễn cả những bài không có trong danh mục nhưng đã được xuất bản thành sách với giấy phép của Cục xuất bản - cũng coi như một hình thức cho phép của bộ.
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, một trong những người chịu trách nhiệm biên tập "Hoà bình cho tình yêu", cho biết Ca khúc da vàng là một dòng nhạc không thể thiếu khi làm một chương trình về T.C.S. Và theo ông, một người đã đi theo cách mạng từ năm 14 tuổi thì "nhạc T.C.S không có bài nào không phổ biến được". Tuy nhiên ông cũng thận trọng nói thêm: "Nếu vì cân phân đo đếm có lợi - bất lợi gì đó thì nên công khai, rõ ràng lại tất cả di sản của T.C.S, bài nào được và bài nào không. Nếu không cho thì cũng phải có lý do thuyết phục, rõ ràng. Chứ cứ để lửng lơ như hiện nay thật không hay và cũng bất công". Được cho phổ biến lại các Ca khúc da vàng cũng là một ý nguyện từ lâu của T.C.S.
    Khi quyết định ở lại đất nước và tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho đời sống âm nhạc VN sau 1975, nhạc sĩ T.C.S đã có thái độ chọn lựa rất rõ ràng. Anh đáng được chúng ta có thái độ đối xử rõ ràng và công bằng trở lại
    (Theo TT)

    Mấy bài viết này là mấy bài mới, đăng trên www.hue.vnn.vn
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 17:34 ngày 21/04/2003

Chia sẻ trang này