1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự (nhặt nhạnh trên mạng và báo chí) về Nhạc TRỊNH

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blue293

    blue293 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    "Ông tây" yêu Việt Nam vì nhạc Trịnh
    "Tôi ngồi đốt thuốc giữa buổi trưa rực nắng, buồn nhiều lắm, nhất là thấm thía câu hát của anh Sơn: Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi? Nhạc Trịnh đã làm tôi yêu Việt Nam hơn". Đó là lời tâm sự của một người Pháp, anh Vagne Christan khi hay tin ông đã ra đi. Anh cũng là người tự nguyện thiết kế bìa cho CD nhạc Trịnh "Về nơi cuối trời" do một nhóm ca sĩ nghiệp dư trình bày."
    Christan hiện đang phụ trách thiết kế và quảng cáo tại Khu du lịch Bình Quới, Thanh Đa (TP HCM), nơi làm việc của anh cũng là nơi có nhà lưu niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bởi vậy, rất nhiều người biết đến một ông tây chính hiệu mê nhạc Trịnh như điếu đổ và thường xuyên có mặt tại đây. Anh kể rằng hồi 5-6 tuổi bất ngờ có được một cuốn băng casette Tình khúc Da Vàng và mê luôn đến nỗi đi đâu cũng mang theo. Năm 1996, khi có dịp sang Việt Nam, Christan tự tìm đến thăm Trịnh Công Sơn. Người nhạc sĩ này đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy một anh chàng mắt xanh mũi lõ thuộc khá nhiều bài hát của mình. Từ đó, ngôi nhà của ông luôn là điểm dừng chân thường xuyên của anh chàng người Pháp này.
    Khi CD Về nơi cuối trời chưa có người thiết kế bìa, Christian đã hăng hái nhận lời trình bày. Anh cho rằng đó là một cách để bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ và thương nhớ người nhạc sĩ mà anh yêu mến và hâm mộ.
    (Theo Thanh Niên)
    --------------------------------
    Tin này nâu nắm rồi
    Blue waits Raindogs
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Trịnh Công Sơn qua Cánh đồng hoang


    Một người viết văn, một người viết nhạc, khi còn sống, họ là bạn thân thiết của nhau, thân thiết đến độ tri âm. Bây giờ, người viết nhạc đã đi về cõi vĩnh hằng nhưng kỷ niệm về bạn mình thì sống mãi trong tâm tưởng người viết văn. Bao nhiêu là kỷ niệm, những lần uống rượu, những chuyến đi thực tếë, những chuyện vui và cả chuyện buồn...
    Chiều 23-4-2003, nhà thơ Nguyễn Duy khập khiễng đến chơi với tôi. Nguyễn Duy đi khập khiễng vì bị tai nạn giao thông, bạn bè trong giới và bạn đọc của anh đều biết.
    Hai chúng tôi vẫn ngồi dưới gốc hai cây mận, cũng như bao nhiêu năm trước, bạn bè cùng ngồi với nhau. Nhưng những lần sau này thì có khác, vắng Trịnh Công Sơn, nhưng Sơn vẫn còn đó. Pho tượng Trịnh Công Sơn - pho tượng bằng đồng với vầng trán thông minh, đôi kính cận đặt trên cái bàn giữa hai gốc cây mận, như Sơn đang ngồi đó với chúng tôi, tác giả của pho tượng là nhà điêu khắc Ngô Xuân Lai - là ?otài sản? của nhạc sĩ Từ Huy. Nhạc sĩ Từ Huy mang pho tượng này đến nhà tôi nói: ?oAnh Năm, anh cho em gởi pho tượng ở nhà anh, vì trước đây, anh Sơn và anh em chúng tôi thường ngồi dưới hai gốc cây mận này. Em gởi pho tượng anh Sơn ở đây, để anh em đến thăm anh Sơn và chơi với anh?. Mỗi lần ngồi với nhau, lần nào chúng tôi cũng rót cho Sơn một ly, đúng liều lượng như lúc Sơn vẫn còn ngồi với bạn bè.

    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và con trai Nguyễn Quang Dũng
    Chiều nay, cùng tôi ngồi bên pho tượng của Sơn, Nguyễn Duy bồi hồi nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm với Sơn. Nguyễn Duy nhắc, cái phòng nhỏ trong ngôi nhà tập thể của tôi, trước ngày anh Sáu (Võ Văn Kiệt) ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới, anh Sáu, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Duy, Trần Long Ẩn và tôi có một buổi cơm chia tay (Trần Long Ẩn chạy ngược đường, bị công an thổi còi). Trong buổi vui đó, Nguyễn Duy đòi hát, Trịnh Công Sơn cản: ?oÔng đọc thơ thôi chớ!?. Nguyễn Duy cự lại. Cuối cùng, Nguyễn Duy cũng hát, hát lời hai, lời ba theo dòng thời sự mà chúng tôi chưa từng nghe, vừa nghịch vừa duyên, không ai nín cười được... Trịnh Công Sơn quá thích.
    Bao nhiêu câu chuyện, cuối cùng Nguyễn Duy nói với tôi hết sức nghiêm túc: ?oAnh Sáng ạ! Ở tuổi anh bây giờ, anh nên viết hồi ức về kỷ niệm bạn bè?. Tôi nghe phải. Thì đây, Nguyễn Duy nhà thơ ạ, đây là một trong những hồi ức của tôi.
    ***
    Mùa nước lũ năm ngoái (2002), tôi về Đồng Tháp. Các đồng chí lãnh đạo Bưu điện Đồng Tháp đưa tôi vào vùng sâu trên chiếc ?ohô bo?. ?oHô bo? chạy với tốc độ trên 50 cây số/giờ. Chiếc ?ohô bo? chạy trên cánh đồng nước mênh mông. Nơi nào có xóm nhà, rặng cây thì đó là con kênh, nơi nào không có hai hàng cây, thì đó là đồng lúa, đồng cỏ. ?oHô bo? như chạy trên biển sóng nước dập dềnh. Chúng tôi đến gò ?oMười Tải?, cái gò cao nhứt của Đồng Tháp, chưa có mùa nước nào hàn qua nổi. Chính trên cái gò này, những ngày đầu chống Pháp, điện đài của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ đã đặt ở đây. Để kỷ niệm về truyền thống của bưu điện, trên gò đã dựng lên một tượng đài với người con gái Tháp Mười trên xuồng đang cất mũi trước sóng gió với tượng đài, tác giả là nhà điêu khắc Phạm Mười. Đây cũng chính là bối cảnh mà cố đạo diễn Hồng Sến chọn cho hai phim Mùa gió chướng và Cánh đồng hoang.
    Chiều, trở về trụ sở Bưu điện Đồng Tháp, tôi nghe các anh nói có mời anh Tư Hữu đến dự buổi cơm, trước khi tôi về thành phố - anh đang ngồi ở phòng khách. Anh Tư Hữu nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Tôi vội vàng chạy đến anh. Hơn hai mươi năm mới gặp lại anh, và anh đã xấp xỉ tuổi tám mươi. Tuổi già, anh có thể quên tôi. Tôi ghét những người trẻ mỗi lần gặp người già thì hay đố: ?oĐố chú cháu tên gì??. Sao lại đố trí nhớ của người già mà không gợi cho chú bác nhớ mình là ai!
    Vì lẽ đó, khi tôi đứng trước anh, một con người cao to, tuy có già hơn 20 năm trước nhưng gương mặt vẫn rạng rỡ lúc nhìn thấy tôi, tôi bèn xưng:
    - Em là Sáng, anh Tư!
    Anh cười:
    - Ba chữ ?oS?, bây giờ chỉ còn một chữ phải không?
    Sao anh Tư hỏi tôi như vậy? Vì trước đó, sau khi bộ phim Cánh đồng hoang ra đời, nhiều bạn bè bảo bộ phim này có ba cho chữ ?oS? - Sơn, Sến, Sáng. Sơn, Sến đã ra đi rồi, chỉ còn một ?oS? là tôi.
    Nhớ năm 1977, tôi đưa Sơn về quê tôi chơi. Đến Nha Mân thì xe hỏng, hai chúng tôi phải đi xích lô cho kịp chiều.
    Đến Sở VHTT Đồng Tháp, tôi bảo Sơn đứng ngoài cổng, tôi vào trước. Gặp anh em, tôi bảo rằng tôi đi với Trịnh Công Sơn, anh em reo lên anh Sơn đâu, anh Sơn đâu?. Tôi bảo:
    - Ở ngoài cổng có cái bảng ?oKhông tiếp người có tóc có râu!? làm sao tôi dám đưa vô. Năm đó, tóc Trịnh Công Sơn phủ đến vai với một bộ ria mép.
    Một vài anh em chạy ra, đón anh: Trịnh Công Sơn là một ngoại lệ!
    Tình cờ, buổi chiều hôm đó, Sở Công an Đồng Tháp có buổi liên hoan, anh Hai Hòa là giám đốc sở, (nguyên thứ trưởng Bộ Công an) mời chúng tôi đến chơi. Các anh xếp chúng tôi ngồi cùng bàn với anh Tư Hữu. Rượu chưa uống thì có một ông bạn già trông có vẻ đã ngà say, ông bắc cái ghế ngồi trước mặt Trịnh Công Sơn, nhìn Sơn lom lom rồi cà khịa mái tóc với bộ râu của Sơn. Mất vui. Anh Tư Hữu, Sơn và tôi thấy khó xử quá. Anh Tư không nói gì, cầm chai rượu đế rót đầy hai ly xây chừng, đặt một ly trước mặt người bạn già:
    - Cạn!
    Hai cái ly nâng lên, cạn. Anh Tư rót thêm ly thứ hai, hai người cùng cạn. Anh rót thêm ly thứ ba. Đến ly thứ ba (ba ly cấp tập), ông bạn già ngã lưng ngáy pho pho. Ông được dìu vào chỗ nghỉ. Anh Tư cười. Anh Tư ?ogiải thoát? cho Sơn bằng cái cách của anh thật tuyệt vời...
    Và còn biết bao nhiêu chuyện nữa trong chuyến đi. Đi là đi chơi chớ không hề nghĩ sẽ cùng nhau làm chuyện gì.
    Tôi kể dài dòng để nói Trịnh Công Sơn đã làm nhạc cho phim Cánh đồng hoang như thế nào.
    Phim Mùa gió chướng, tôi và đạo diễn Hồng Sến mời nhạc sĩ Hoàng Hiệp làm nhạc. Nhạc của Hoàng Hiệp rất đạt.
    Đến phim Cánh đồng hoang, về nhạc, tôi gợi ý đạo diễn Hồng Sến mời Trịnh Công Sơn.
    Trịnh Công Sơn có rất nhiều ca khúc nổi tiếng nhưng chưa bao giờ viết nhạc cho phim. Do đó, tôi phải ?odụ?. Đầu tiên, tôi kể chuyện phim với Sơn, sau đó gởi kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh cho Sơn nghiên cứu. Tôi nói:
    - Sơn đã đi nhiều lần về đồng bằng, sông nước cũng như con người Sơn biết, cái vốn sống của Sơn đủ sức viết.
    Trịnh Công Sơn nói:
    - Tôi chưa bao giờ làm nhạc phim. Nhưng theo tôi nghĩ, nhạc phim không phải để minh họa cho hình ảnh, mà góp thêm tiếng nói nhằm thể hiện chủ đề của phim!
    Tôi nghĩ bụng ?ocha này thông minh ghê!?. Tôi đồng ý với quan điểm của anh, nhưng Sơn vẫn dè dặt, nếu thấy không tự tin, thì tôi sẽ từ chối.
    Đạo diễn Hồng Sến kéo đoàn phim về những cánh đồng của Tháp Mười, gần ba tháng mới trở về. Trịnh Công Sơn vẫn chưa có một nốt nhạc nào, nhưng anh không từ chối. Sau một tháng vào hậu kỳ, hình ảnh đã xong, Sơn vẫn chưa viết. Hồng Sến sốt ruột rủ tôi qua nhà Trịnh Công Sơn.
    - Anh Sơn ơi! Phim xong hết rồi. Chỉ còn có nhạc của anh nữa thôi. Nước tới trôn rồi đó!
    Trịnh Công Sơn ngước cặp kính lên:
    - Xong rồi à! Thôi vào đây.
    Trịnh Công Sơn đưa hai chúng tôi vào phòng trong. Ngồi trước cây piano, anh mở nắp đàn, rồi hai tay tìm xuống phím đàn. Sóng gió nổi lên trên cánh đồng nước mênh mông. Khi hai tay Sơn buông xuống kết thúc, sóng nước và bom đạn của chiến tranh vẫn vang lên. Đóng lại nắp đàn, Sơn hỏi:
    - Được không?
    Hồng Sến lặng người:
    - Hay, hay lắm anh Sơn.
    Trịnh Công Sơn trở lại bàn, rút bút ghi lại. Đúng là nước tới trôn mới nhảy và đã nhảy thì nhảy cao!
    Cầm tờ nhạc, Hồng Sến lên xe, nổ máy, phơi phới như bay.
    Sau đó nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu phối và dàn dựng.
    Năm 1980, liên hoan phim ở Hà Nội, Trịnh Công Sơn được bằng khen ?oNhạc phim khá nhất?. Từ đó, dòng nhạc của Trịnh Công Sơn tiếp tục tràn vào phim của nhiều đạo diễn khác nhau, thật đắt hàng!
    Tôi và Trịnh Công Sơn cũng đã cùng nhau cộng tác vài ba bộ phim nữa, lai rai sẽ kể sau.
    Tôi có ý định sẽ cộng tác thêm với Sơn một hai phim nữa, nhưng anh đã đi rồi. Sơn đã đi, nhưng bạn bè của anh hãy còn đây...
    Nguyễn Quang Sáng 25-4-2003
    Báo NLĐ
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2003/thang4/tin93.htm
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. Solitaire

    Solitaire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    1.436
    Đã được thích:
    0
    Đêm Trịnh Công Sơn ở Lyon và Paris
    Hoà Bình và Tình Yêu
    "Chừng nào tật xấu của loài người (chiến tranh, hận thù...) vẫn còn đó thì những kiệt tác của Trịnh Công Sơn sẽ vẫn còn tiếp tục, và phải được tiếp tục để thức tỉnh trái tim con người" - đó là câu kết trong luận văn viết năm 1991 tại đại học Paris về ca khúc phản chiến TCS của nhà nghiên cứu người Nhật Yshoii Michiko.
    Vào các đêm không ngủ 20-4 ở Lyon rồi 3-5-2003 ở Paris, tôi lại nghe vang lên những ca từ nói về chiến tranh, tình yêu, thân phận con người của nhạc sĩ TCS. Cả người hát lẫn người nghe không chỉ đến từ Hà Nội, Huế, hoặc T/p HCM mà còn từ các thành phố khác của nước Pháp, từ Đức, Thụy Sĩ, Ý và xa hơn - từ Canada, Mỹ.
    Có hiện diện ở đây mới thấy ca khúc TCS rõ ràng không còn giới hạn trong một đất nước, một vùng đất mà đã vượt cả không gian lẫn thời gian để đến với bạn bè năm châu bốn bể, từ mấy thập kỷ trước trong chiến tranh VN đến ngày hôm nay trong một "thế giới vẫn còn chiến tranh, hận thù!".
    Thật xúc động khi nghe một người bạn Pháp, anh André ở Lyon, không biết tiếng Việt, chỉ bằng cảm xúc mà mày mò tìm dịch và hát bằng tiếng Pháp lẫn tiếng VIệt ngọng nghịu những lời nhạc Trịnh. Một Frank Gerke (tên Việt là Trịnh Công Long, nhà ngôn ngữ học châu Á của đại học Bonn, Đức) gây bất ngờ và cúc động khi hát thật chính xác những ca từ "Tôi có người yêu chết trận Pleime...", rồi "Người con gái Việt Nam da vàng".
    Thế hệ thứ hai trong nước như Trần Thu Hà, ở ngoài nước như Thái Hoà (từ Canada đến và từng hát ở quán Hội Ngộ, khu du lịch Bình Quới) cũng cất vang tiếng hát TCS. Bài Còn tuổi nào cho em do họ song ca đã được khán gải Paris yêu cầu hát thêm lần nữa. Thu Hà thật đặc sắc với Nhớ Mùa thu Hà Nội Tiến thoái lưỡng nan, trong khi Thái Hòa gây xúc động cho cử toại với bài Hát trên những xác người và bài hát kết thúc chương trình Có một ngày như thế.
    Thanh Hải (Đức) vẫn còn nồng nàn như ngày nào ở t/p HCM những năm 1980 với những Phúc âm buồn, Nước mắt cho quê hương, Du mục... Hồng Anh là gương mặt nữ có chất giọng lạ khi hát nhạc Trịnh ở thủ đô ánh sáng với Bà mẹ Ô Lý, Đợi có một ngày.
    Anh Cao Huy Thuần, nhà sử học và là một người bạn của TCS, trong thuyết văn đêm nhạc ở Paris đã nêu "chữ tình" xuyên suốt trong dòng nhạc của người nghệ sĩ quá cố dẫu anh có sáng tác về chủ đề chiến tranh, tình yêu hay thân phận con người. Anh Thuần cũng nêu bật được tầm vóc thế giới của "người hát rong về thân phận con người TCS".
    Phải chăng đây cũng là mục tiêu của những người đã tổ chức đêm nhạc ở Paris với mong muốn "giới thiệu TCS với các nước, thắt chặt mới dây hữu nghị giữa các dân tộc... và cũng là điều cần thiết để các thế hệ người Việt lớn lên trong các xã hội phương Tây làm quen với TCS và văn hoá VN qua TCS".
    Nguyễn Hữu Thái (Tuổi trẻ chủ nhật, 11/5/2003)

    Lai như lưu thủy hề thệ như phong
    Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thêm những ý kiến về Ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn


    Tiếp tục đánh giá về những bài hát trong tuyển tập Ca khúc da vàng (CKDV) mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trước năm 1975, chúng tôi xin đăng ý kiến của Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan - Phó viện trưởng Viện Âm nhạc VN và Nhạc sĩ Hồng Đăng - Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ VN.
    NS Đặng Hoành Loan: Hiện chúng tôi đang có một chương trình nghiên cứu các tác giả, tác phẩm thuộc lĩnh vực âm nhạc, trong đó có NS Trịnh Công Sơn. Việc đánh giá những sáng tác của ông, nhất là những sáng tác trước 1975, khách quan nhất, theo tôi, phải đặt vào đúng thời điểm lịch sử mà mỗi ca khúc hình thành. Phải khẳng định là trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, tiếng nói bằng âm nhạc của Trịnh Công Sơn trong CKDV đã có tác dụng phản chiến mạnh mẽ, giá trị nghệ thuật của nó cũng đã được thẩm định. Hàng triệu triệu thanh niên Việt Nam đã hát những ca khúc đó với một tấm lòng yêu nước, yêu dân tộc thiết tha. Ngoài giá trị lịch sử, CKDV còn có giá trị hiện hữu do có sự phù hợp với tâm thế người VN hôm qua và hôm nay.
    Sau 1975, nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn đã được phổ biến rộng rãi khắp Bắc - Nam. Người dân đã hát trong một thời gian dài cho đến khi cơ quan quản lý văn hóa - tức Cục nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ VHTT - chính thức quy định những bài được phép hát, những bài không được phép hát. Vấn dề nằm ở chỗ: việc cấm hát mà không nói rõ lý do, không tán thành bài này bài kia mà không giải thích, thì người dân không biết đã đành, ngay cả những người có liên quan đến công tác quản lý điều hành văn hóa lẫn người thực hành nghệ thuật như các ca sĩ nhiều khi cũng không biết đầy đủ. Đó là chưa nói đến những quyết định, những văn bản không nhất quán với nhau như trường hợp CKDV được đọc bằng mắt mà không hát được bằng lời... Cách tháo gỡ những bất cập đó, theo tôi trước hết vẫn cứ phải nói rõ trước công luận ca khúc nào không được thông qua, nguyên nhân, Nếu thỏa đáng, tôi tin công chúng sẽ chấp nhận...
    NS Hồng Đăng: Nhìn lại những tác phẩm viết trước 1975, Trịnh Công Sơn đã có đóng góp trong phong trào sinh viên yêu nước, đặc biệt với CKDV nói về Tổ quốc, nhân dân. Chỉ có điều trong thời kỳ đó bút pháp âm nhạc của anh đang ở giai đoạn dò đường, chập chững dù đã bộc lộ những nhân tố yêu nước mạnh mẽ...
    Tôi nhất trí với nhà văn Nguyễn Quang Sáng là riêng cái nhìn về những tác phẩm của Trịnh Công Sơn phải thật ưu ái. Mấy chục bài hát trong số hàng trăm bài của anh cũng đã đủ là một dấu ấn tốt đẹp trong công chúng một cách thực sự, hình như mỗi chúng ta mỗi người đều có câu hát nào đó của anh. Nhạc sĩ hay nhà thơ, khi mất đi chỉ cần để lại một câu hát, một câu thơ, có khi chỉ vậy mà hàng nghìn năm sau người ta vẫn nhớ...
    Sau giải phóng, chúng tôi gặp nhau và có trao đổi nhẹ nhàng về khuynh hướng nghệ thuật. Trịnh Công Sơn là một người sâu sắc, hình như có đôi lúc anh có hơi ân hận vì thấy nhạc của mình viết có vẻ buồn quá, e rằng không hợp thời thế chăng... Tôi nói với anh rằng, nghệ thuật càng đánh động vào nội tâm sâu kín của con người bao nhiêu, càng có giá trị bấy nhiêu. Có những nỗi buồn đánh động được vào tâm thức hàng triệu người.
    Theo ý liến của riêng tôi, tình hình kiểm duyệt các ca khúc của ta hiện nay vẫn chưa sáng sủa. Có những bài đáng cấm thì không cấm (không phải chỉ vì ********* không thôi, mà còn vì khuynh hướng tạp nham và vô học trong ngôn ngữ ca khúc). Ngay cả trong các nhạc viện, hầu như các giảng viên ít khi chú trọng đến nội dung ngôn ngữ văn học trong các sáng tác thanh nhạc... Cho nên, việc phải thẩm định lại các tác phẩm âm nhạc cũng như các loại hình nghệ thuật khác là một vấn đề cực lớn, mà khó có bộ phận nào làm xuể ngay được. Tiếc thay, nhiều món ăn chưa ngon người ta lại cứ tưởng là ngon và ngược lại, do công tác thẩm định cũng như giáo dục chưa làm được đến nơi đến chốn.
    Theo Phụ nữ TP HCM
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ru mãi ngàn năm


    Album thứ 4 và cũng là album mới nhất của ca sĩ Quang Dũng. Album gồm các bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như: Còn tuổi nào cho em, Ru em từng ngón xuân nồng, Xin mặt trời ngủ yên... Một số bài được hoà âm phối khí khá lạ. Được xem là nam ca sĩ hát nhạc Trịnh truyền cảm nhất hiện nay, album này hy vọng sẽ phần nào đáp ứng mong đợi của người hâm mộ.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  6. winterm

    winterm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Hồng Nhung trả lời trực tuyến bạn đọc Vietnam.net
    - Chào chị Hồng Nhung, em là người rất hâm mộ nhạc sĩ Trịnh, các bài hát của ông luôn đi vào lòng người, em hỏi chị thích những bài hát của ông vô tình hay cố ý?
    - Nhung nghe nhạc Trịnh đầu tiên là qua Sơn ca 7 do chị Khánh Ly hát. Lúc đó còn quá nhỏ, yêu thích mà không chắc đã hiểu hết được ý nghĩa của những bài hát. Nhưng âm nhạc có sức thuyết phục không cần giải thích, có khi không giải thích được. Đã yêu thích âm nhạc, Nhung nghĩ rằng không thể cố ý nhưng cũng không thể vô tình. Có lẽ bạn và mình giống nhau vì đều hâm mộ nhạc Trịnh.
    Vivian.La - Nam - vivian.la@msa.hinet.net
    - Chao chi Hong Nhung, em cung la mot nguoi rat ham mo giong hat cua chi va cung rat thich nghe nhac cua Trinh Cong Son, chi co the cho em biet tai sao chi lai thich chon nhung nhac pham cua Trinh sang tac va khi chi cat tieng hat thi nhu la co suc loi cuon truyen cam ca con tim ca con nguoi chi vao bai hat, chi co bi quyet gi ve nghe nghiep? Ve giong ca khi hat nhung bai hat tru tinh?
    - Xin cám ơn bạn đaf la? một ngươ?i cu?ng đô?ng ca?m với mi?nh trong do?ng nhạc cu?a Trịnh Công Sơn. Đaf tư?ng nghif không đu? sức hát nô?i nhưfng nhạc phâ?m cu?a nhạc sif, nhưng đến khi gặp gơf nhạc sif va? biết ră?ng mọi ngươ?i đê?u có thê? hát nhạc Trịnh với cách riêng cu?a mi?nh, Nhung đaf mạnh dạn hát chân thật như cách mi?nh ca?m nhận, va? với sự hướng dâfn cu?a nhạc sif.
    Bí quyết có lef chính ơ? chôf cứ hát nhạc Trịnh Công Sơn như nói thi? có lef sef truyê?n ca?m nhất.
    hongminh - Nữ - hhminh19@yahoo.com
    - Chào Hồng Nhung. Tôi sanh sống ở nước ngoài nhưng mến mộ giọng ca của bạn. Tôi là một loại người thích hoài niệm, tôi đã từng xem cuốn video Hồng Nhung hát nhạc Trịnh năm 1994 rất hay như bài Mưa Hồng, hát quay trên Đà Lạt hay là còn ai với ai... Câu hỏi của tôi là tại sao bây giờ Hồng Nhung đã thay đổi giọng ca và phong cách hát so với hồi đó thật là rất tiếc. Cám ơn nhiều!
    - Từ ngày bắt đầu hát (năm 1980), rồi ngày hát Mưa hồng mà bạn đã xem (1994), bây giờ (2003), mình đã sống, đã hát, đã trải qua có lẽ không ít những niềm vui và cả nỗi buồn. Con người của mình cũng vì thế mà chuyển biến, lớn lên (cũng có khi trẻ con đi!). Mình tiếp tục hát thật như là chính con người mình vậy. Mình cũng có khi là người hoài niệm, có lúc ngồi nhớ đến quá khứ và những kỷ niệm đẹp, thấy nhớ, có khi tiếc. Nhưng mình cũng là con người của hôm nay, sống hết mình với những điều bình dị xung quanh. Mình đang chuẩn bị cho những bài hát mới gần gũi với những ngày mình đang sống. Rất hy vọng bạn sẽ có kiên nhẫn dù chỉ nghe qua một lần thôi, mình cũng cảm thấy được an ủi rồi. Xin cám ơn
    .
    Le Quang Hung - Nam - [hunglq@stelecom.com.vn]
    - "Một cõi đi về" của Nhung như thế nào? Có một khoảng trời riêng không? Sài Gòn và Hà Nội, hay một thành phố khác... nơi nào là lý tưởng đối với Nhung. Lúc buồn, Nhung có hát nhạc Trịnh không? (Có bao giờ Nhung buồn không?) Còn vui thì sao?.
    - Khoa?ng trơ?i riêng nho? bé cu?a mi?nh la? một góc vươ?n cufng rất nho? bé va? khiêm tốn, chính la? "Khu vươ?n yên tifnh" ma? mi?nh đang cu?ng thực hiện với các nhạc sif be? bạn.
    Bây giơ? co?n được bay nha?y nay Ha? Nội, mai Sa?i Go?n đê? hát cho các bạn cu?ng nghe la? điê?u lý tươ?ng đối với mi?nh.
    Nie?m vui cu?a mi?nh la? được chia se? cu?ng mọi ngươ?i. Đêm hôm qua, ơ? Cung Văn hóa Việt Xô, mi?nh đaf rất hạnh phúc hát "Nhớ mu?a thu Ha? Nội" cu?ng với khán gia?. Ai cufng cươ?i rất tươi.
    Nhưfng lúc buô?n mi?nh có gia đi?nh va? bạn be? thân xung quanh, nhưfng ngươ?i luôn yêu thương, chia se? va? vôf vê?.
    Nguyen Quyen - Nam 30 tuổi - quyennt@vasc.com.vn
    - Chị thấy ca sĩ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn như thế nào? Nếu đem so sánh chị với Khánh Ly thì hai người hát Nhạc Trịnh khác nhau ở chỗ nào?
    - Chị Khánh Ly đaf hát nhạc Trịnh Công Sơn thật tuyệt vơ?i, thật liêu trai. Mi?nh cufng la? một ngươ?i hâm mộ giọng hát cu?a chị. Mi?nh chi? la? một ca sif đa?n em va? không thê? so sánh với chị được. Có điê?u khác la? mi?nh hát nhạc Trịnh với hơi thơ? va? cách nghif, cách ca?m nhận âm nhạc Trịnh cu?a thế hệ hôm nay. Mi?nh nghif, môfi chúng ta đê?u có quyê?n tự ha?o vi? âm nhạc cu?a nhạc sif Trịnh Công Sơn không chi? có giá trị lịch sư? ma? co?n có giá trị tô?n tại, sống cu?ng thơ?i gian, va? không chi? ca sif ma? tất ca? mọi ngươ?i đê?u có thê? hát hay được nhưfng ca khúc Trịnh Công Sơn theo cách riêng cu?a mi?nh.
    Nguyen Huu - Nam 30 tuổi - tnnguyenhuu@yahoo.com
    - Chao Chi Hong Nhung! Truoc het E chuc Chi co nhieu suc khoe de tiep tuc thanh cong. Em co cau hoi voi Chi rang: . Trong suot nghiep Ca si cho den nay, Co dem nao Chi cam thay minh nhu "Thac do" chua? Chi co danh doi dieu gi khi di theo nghiep Ca si khong? Neu sau nay, Chi la mot giao vien day thanh nhac, thi dieu dau tien Chi day cho hoc sinh la gi?
    - Cám ơn lơ?i chúc cu?a bạn. Đúng la? sức kho?e la? điê?u quý giá nhất. Mi?nh cufng chúc bạn sức kho?e đê? sống va? la?m được nhưfng điê?u ma? bạn mong muốn. Nghê? na?o cufng vậy thôi, có nhưfng niê?m vui va? nôfi buô?n, có nhưfng hy sinh điê?u na?y đê? da?nh thơ?i gian va? sức lực cho việc khác. Nghê? cu?a mi?nh không pha?i la? một ngoại lệ.
    Nếu trơ? tha?nh giáo viên dạy hát, mi?nh sef luôn nhắn nhu? các bạn tre? ră?ng, hafy hát với ti?nh ca?m va? nhưfng rung động cu?a mi?nh trước ca? kyf thuật thanh nhạc.
    Nguồn : Vietnam.net
    Được winterm sửa chữa / chuyển vào 12:03 ngày 25/06/2003
  7. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Sự thật về tấm ảnh "Trịnh Công Sơn cạnh Charlie Chaplin"
    Sâm Thương
    Trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 13.2001 ngày 8.4.2001 có đăng tãi một bức ảnh với ghi chú: "Một bức ảnh gây bất ngờ: Trịnh Công Sơn (trái ) chụp chung với Charlie Chaplin (vua hề Charlot) và con gái ông Geraldine Chaplin tại khách sạn Morin ( Huế) năm 1959 khi Sơn 20 tuổi ".
    Sau đó, tôi có đọc bài:"Quý trọng Trịnh Công Sơn hãy viết đúng về anh" của Nguyễn Đắc Xuân trên báo Pháp Luật Tp Hồ Chí Minh số 17.2001 ( 537) thứ ba 8.5.2001. Trong đó Nguyễn Đắc Xuân đã có nhận định lời chú thích của Tuổi Trẻ Chủ Nhật về bức ảnh trên như sau: "Lời chú thích trên không phù hợp với sự thật lịch sử" :
    - « Từ năm 1957, ông Ngô Đình Cẩn đã buộc ông Nguyễn Văn Yến phải giao khách sạn Morin để thuê làm trường Đại học Huế, làm gì đến năm 1959 còn khách sạn Morin để đón Charlie Chaplin. »
    - « Theo ông Nguyễn Đắc Vy ( thân sinh của tôi, làm việc tại khách sạn Morin từ năm 1930 đến năm 1945) và nhà văn Thanh Tịnh ( hướng dẫn viên du lịch nổi tiếng ở Huế trước năm 1954) thì Charlie Chaplin có đến Huế một lần vào năm 1943. Năm ấy Trịnh Công Sơn mới năm tuổi ta nên không thể là cậu thanh niên đẹp trai, mặc veston trịnh trọng đứng bên cạnh Charlie Chaplin. »
    - « Trong niên biểu của Charlie Chaplin ( 1889-1977) vào năm 1959 không thấy có chi tiết nào chứng tỏ "Charlot" có đến Việt Nam cả ».
    Vấn đề có liên quan đến Charles Chaplin, tức là vấn đề của điện ảnh, lãnh vực mà tôi có chút am hiểu, nên xin được trình bày sau khi đã kiểm chứng:
    Tôi có thể khẳng định người đứng bên phải Charles Chaplin không phải là Trịnh Công Sơn. Bức ảnh này được chụp ở khách sạn Morin khi Charles Chaplin đến Việt Nam trong một chuyến du lịch vòng quanh thế giới sau khi hòan thành bộ phim Thời Hiện Đại ( Modern Times(*), USA,1936 ) cùng với người vợ thứ ba Paulette Goddard ( 1911-1990) một trong những ngôi sao hàng đầu của Hollywood thời đó. Và hai người cưới nhau năm 1936, trong thời gian cả hai đang thực hiện bộ phim. Bộ phim mà lần đầu Paulette Goddard hợp tác với Chales Chaplin.
    Về chuyến đi của Charlie Chaplin và Paulette Goddard đến Việt Nam, tôi đã có nhắc đến: "(?) Trong cuộc sống tình cảm, Chaplin không may mắn gì hơn, và đã vấp ngã nhiều lần. Năm 1918, ông gặp gỡ và lập gia đình với Mildred Harris, một nữ diễn viên, nhưng chưa đầy hai nam sau ho đã phải đi đến quyết định ly dị. Năm 1924, Chaplin bước thêm một bước nữa với Lita Grey, có hai con, nhưng cuộc hôn nhân thứ hai cũng không kéo dài, và năm 1927 họ lại đành phải chia tay. Sự đỗ vỡ trong tình yêu lần này, cọng với những trò vu khống mạ lỵ của những kẻ tự coi là bị Chaplin công kích trong các tác phẩm của ông đã làm cho Chaplin có lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, muốn đi tới giải pháp tự tử. Những năm sau, ông tưởng trái tim mình đã chai lỳ, không coi tình yêu là cần thiết, nhưng đến năm 1936, ông tuyên bố kết hôn với Paulette Goddard, một trong những ngôi sao sáng chói nhất của Hollywood thời đó.Họ sống với nhau những ngày hạnh phúc, cùng đi du lịch vòng quanh thế giới, và từng đặt chân đến Việt Nam?Nhưng thực ra ông và Paulette Goddard là hai thái cực,khó thể hòa hợp với nhau, và năm 1941, họ đã phải chọn giải pháp mỗi người đi một ngả. Hai năm sau, ông gặp Oona O' Neill con gái của Eugen O' Neill, nhà viết kịch tiền phong của Mỹ ( Nobel Văn học 1936) .Oona O'Neill mới thật sự là người phụ nữ mà Chaplin cần. Họ cưới nhau năm 1943, có với nhau đến 8 đứa con, và biết hiến dâng cho nhau trọn vẹn, cho đến khi Chaplin từ giã cõi đời. Ông mất sáng sớm ngày 25.12.1977 giữa khi dân chúng châu Âu đang nô nức vui chơi trong dịp lễ Giáng Sinh" ( Sâm Thương, Những Đạo Diễn Nổi Tiếng Thế Giới, Nhà Xuất bản Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh 1998, tr.49-50 ).
    Một nhân chứng khác , đã từng có mặt trong buổi đón tiếp Charles Chaplin và Paulette Goddard đến Việt Nam, đạo diễn Mai lộc. Ông đã kể lại buổi đón tiếp đó trong hồi ký của ông: « (?) Cái năm trước chiến tranh thế giới lần thứ 2, Charlot và vợ ghé qua Sàigòn thăm Đông Dương, tôi cố hết sức chen lấn để được nhìn tận mặt Charles Chaplin và Paulette Goddard.
    Ôi! Thật khác xa trên màn bạc. Tôi say mê giữ gìn hình ảnh Charles Chaplin mãi trong trí nhớ với ước vọng sau này sẽ làm được gì đó theo bước đi của bậc thiên tài điện ảnh này » (Mai Lộc, Khi Tôi Còn Trẻ, Tạp chí Điện Anh TP Hồ Chí Minh, tháng 3.1986). Ông Mai Lộc viết rất rõ ràng "? trước chiến tranh thế giới lần thứ 2". Tôi nhấn mạnh, trước chứ không phải trong, cũng không phải sau. Rõ ràng hơn là trước năm 1939, khi Thế chiến thứ hai bùng nổ.
    Như vậy hình đứng bên trái của Charles Chaplin là Paulette Goddard , chứ không phải Geraldine Chaplin. Vì mãi đến 1942, Chales Chaplin ly dị với Paulette Goddard, và 1943 mới cưới Oona O' Neil, đến năm 1944, Oona mới sinh Geraldine. Hơn nữa, về mặt ngọai hình khuôn mặt Paulette Goddard tròn và sắc sảo, còn Geraldine dài, thon và có nét u buồn. Hơn nữa, nếu là năm 1959, thì Chaplin đúng 70 tuổi, không giống chút nào với độ tuổi ở trong hình.
    Đồng thời, hầu hết sách viết về tiểu sử của Charles Chaplin mà tôi được đọc chỉ có một lần duy nhất đến Việt Nam vào năm 1936, chứ không phải là 1943 như Nguyễn Đắc Xuân dẫn lại, cũng như không phải 1959 như chú thích của Tuổi Trẻ Chủ Nhật.
    Còn người đàn ông đứng bên phải Charles Chaplin trong hình là ai? Tôi xin thưa đó là ông Hồ Du Quê, nguyên là công chức tại tòa Đô chính Trung Kỳ ( Huế ) vào những năm 1930-1940. Trước năm 1975, ông là Tổng Giám Đốc Ngân Khố. Đồng thời, có một sự ngẫu nhiên kỳ lạ, là mộ của ông Hồ Du Quê chỉ cách mộ của Trịnh Công Sơn chưa tới 10m thuộc phạm vi nghĩa trang Quãng Bình tại Gò Dưa, Thủ Đức.,
    Mặt khác, tôi có lưu trữ một bài trả lời phỏng vấn của ông Hồ Du Quê, trong đó có in chính bức ảnh ba người đăng lại trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật, tôi xin trích lại những đoạn có liên quan: "Tháng 6.1937, Sác-lô tới Việt Nam (?). Hồi đó tôi mới 27 tuổi và đang làm công chức tài chính tại tòa Đô chánh Huế. Nghe tin Sạc-lô ra Huế tôi vội vàng đến tìm ngay. Thực ra hồi đó tôi chưa có mối quan hệ nào với Sạc-lô, vả lại cũng chẳng có người quen nào có thể giới thiệu với Sạc-lô. Tất cả chỉ vì hồi đó tôi là một người quá đam mê phim ảnh. Và mê nhất là những phim của Sác-lô. Chính vì thế tôi quyết định tìm cho bằng được. Sác-lô ra Huế ở tại khách sạn Morin. Tôi lên phòng Sác-lô trọ cứ ngỡ tưởng là sẽ được gặp dễ dàng. Nào ngờ canh cửa phòng của Sác-lô là một tay võ sĩ người Nhật Bản to cao lực lưỡng. Tay võ sĩ người Nhật không cho tôi vào gặp, với lý do là không hẹn trước.
    Đang co kéo nhau trước cửa phòng, thì bất chợt Sác-lô bước ra. Tôi kêu lên bằng tiếng Pháp "Chào Sác-lô, tôi thăm anh mà người ta không cho tôi vào". Sác -lô niềm nở cười và ra lệnh cho tay võ sĩ kia phải dẹp đường cho tôi vào trong phòng. Ở trên phòng tôi đã hội đàm hơn hai tiếng đồng hồ với Sác-lô những vấn đề điện ảnh. Nhưng đáng tiếc khả năng Pháp văn của Sác-lô cũng giống như khả năng Anh văn của tôi, chính vì thế dù cả hai đều rất muốn tìm hiểu lẫn nhau vẫn rất là khó khăn. Tuy nhiên lần hồi chúng tôi cũng tàm tạm thống nhất với nhau vài vấn đề xung quanh một số bộ phim chiếu của Sác-lô. Gần cuối buổi họp mặt, tôi có đưa ra một số bức hình của chính ông, nhằm xin chữ ký. Trong đó có một bức ảnh đã gây được sự thú vị bất ngờ của Sác-lô. Đó là bức ảnh chụp ông đang đánh bi-a với diễn viên người Mỹ Douglas Fairbanks. Theo Sác-lô thì chính bản thân ông cũng không hề biết là có bức ảnh như vậy. Ông thú vị lắm và đề nghị tôi san làm hai bức để cho ông một.
    Chia tay với Sác-lô, tôi bước ra ngòai đường thì bất chợt gặp hai phụ nữ đi ngược trở lại. Chỉ thóang qua tôi đã nhận ngay ra một người là Paulette Goddard. Tôi cúi chào và thật bất ngờ tôi nhận ra Paulette nói tiếng Pháp rất lưu loát. Ngay từ lúc đầu chị đã coi tôi như một người bạn thân, nên rất cởi mở. Té ra là hai mẹ con (2) đã sục khắp thành phố Huế để tìm mua xòai xanh và măng cụt. Nhưng đáng tiếc, xòai ngòai Huế không có, còn măng cụt thì chưa tới mùa. Tôi chạy ngay ra chợ Đông Ba mua tặng hai người hai chiếc nón bài thơ xứ Huế. Paulette rất cảm động cám ơn.
    Như vậy là tôi đã làm quen được với cả hai người. Chiều hôm sau vì biết trước họ sẽ đi tắm biển Thuận Anh, tôi đem máy chụp hình tới đợi ở khách sạn. Cả ba người về khách sạn, bước xuống xe, Paulette Goddard vẫn giữ nguyên bộ đồ tắm. Trông cô tuyệt đẹp, đúng là minh tinh điện ảnh. Tôi bấm liền mấy kiểu, Paulette chỉ mỉm cười đi qua, nhưng Sác-lô bảo tôi: "chụp ngược nắng thế này thì chắc chắn ảnh của anh hư hết". Y như rằng khi về nhà tráng phim, mấy kiểu đó chẳng được ảnh nào, thật đáng tiếc.
    ( ?) Hôm sau, Sác-lô nhận lời mời của Hội Ai hữu Huế đi thăm các lăng tẩm?Rồi tiếp tục chuyến đi ra ngòai Hà Nội" ( Trương Tố Huyền, Charlot ở Việt Nam, Văn Nghệ Đồng Nai (đặc san) số 101,1988.
    Trong bài trả lời phỏng vấn trên đây, có một chi tiết cần được xác minh, đó là ông Hồ Du Quê ( trên bia mộ lại ghi Hồ Thu Quê ) cho biết tháng 6.1937, Sác-lô đến Việt Nam, trong khi đối chiếu với tiểu sử của Charlie Chaplin, và những tư liệu khác thì đều ghi nhận thời gian Charlie Chaplin và Paulette Goddard đến Việt Nam là sau khi hòan tất bộ phim Thời Hiện Đại(*) là năm 1936 để hưởng tuần trăng mật, nhưng không rõ bức ảnh được chụp vào ngày và tháng nào cụ thể. Trong bài trả lời phỏng vấn ông Hồ Du Quê đã xác dịnh là tháng 6.1937. Có lẽ khi trả lời phỏng vấn báo Văn Nghệ Đồng Nai (1988) ông Hồ Du Quê cũng đã gần tới tuổi 70 , nên ông đã không nhớ chính xác (3)
    Với những minh chứng trên đây, những nghi vấn: "người con trai trong tấm ảnh trên có phải là Trịnh Công Sơn không, hai người Tây phương trong ảnh có phải là cha con vua hề Charlot không, ảnh chụp năm nào, ở đâu" của Nguyễn Đắc Xuân đặt ra đã không còn là nghi vấn nữa./.
    Sâm Thương
    11.5.2001
    ______________________
    ( 1 ) Bài viết này đã đăng trên báo Thanh Niên số 114 ( 2001) Thứ bảy 12.5.2001, nhưng vì giới hạn bởi số lượng chữ cho phép, nên bài viết đã được cắt bớt và giản lược một số đọan.
    ( 2 ) Có lẽ người phụ nữ đi cùng với Paulette, mà ông Hồ Du Quê gọi là:"hai mẹ con" có khả năng là mẹ của Paulette, hoặc một người quen thân nào đó, chứ không thể là con gái của Paulette. Vì Paulette sinh ngày 3.6.1911, kết hôn lần đầu với Edward James năm 1932, và ly dị ngay trong năm đó thì không thể có con đã trở thành một phụ nữ như ông Hồ Du Quê mô tả. Đồng thời, có khả năng chính người phụ nữ này đã bấm máy hình chụp ba người trên đây.
    (3 ) Trên báo Thanh Niên số 117 (2001) Thứ tư 16.5.2001, tức 4 ngày sau, trong bài Vua hề Charlot đến Việt Nam vào năm nào?, Lê Minh Quốc đã trả lời bằng cách dẫn bài" Phong Hóa phỏng vấn Charlot" của nhà văn Thạch Lam đăng trên Phong Hóa số 185 ngày 1.5.1936. Như vậy tấm ảnh có Charlie Chaplin và Paulette Goddard cùng ông Hồ Du Quê tại khách sạn Morin, Huế có thể suy đóan nó được chụp vào khỏang cuối tháng 4.1936.
    (còn tiếp)
  8. hothanhphuong

    hothanhphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Sự thật về tấm ảnh "Trịnh Công Sơn cạnh Charlie Chaplin"
    (tiếp theo và hết)
    Charlie Chaplin đã ngủ ở Sofitel Metropole Hà Nội
    Vua hề Charlie Chaplin, ngôi sao điện ảnh Jane Fonda và tác giả "Người Mỹ trầm lặng" Graham Green đều có một điểm chung - họ đã dừng chân tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội.
    Năm 1936, danh hài Charlie Chaplin đến đây từ Quảng Đông, Trung Quốc, nơi ông bí mật làm lễ cưới với nữ minh tinh màn bạc Paulette Goddard. Họ đã quyết định chọn Metropole Hà Nội làm địa điểm cho tuần trăng mật của mình.
    Đầu những năm 50, Graham Green đã từng sống tại đây với tư cách phóng viên của báo Paris March. Ông đặt văn phòng riêng tại Metropole, trụ sở của các nhà báo nước ngoài viết về chiến tranh Việt Nam. Những ngày tháng đó đã giúp ông hiểu phần nào về đời sống và tâm hồn người Việt, tạo cảm xúc để ra đời tiểu thuyết nổi tiếng Người Mỹ trầm lặng (hiện đang được dựng thành phim). Có người nói đây là cuốn tự truyện của cuộc đời ông, mối tình giữa một phóng viên nước ngoài và cô gái Việt Nam. Hiện giờ, tại đây vẫn còn riêng một phòng mang tên Graham Green.
    Căn phòng tầng hai chính là nơi nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ, Jane Fonda lưu lại gần hai tháng trong thời gian cô đến thăm Hà Nội (6/1972), để ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chính tại đây, chị đã gặp Tom Hayden và mối tình của hai người nảy nở. Kết quả là một cậu bé người Mỹ ra đời được Jane đặt cho cái tên rất Việt Nam - Trỗi.
    Năm nay, Sofitel Metropole Hà Nội kỷ niệm 100 năm thành lập. Sau ngày khánh thành đúng một năm (1902) nó đã được đưa vào danh sách những khách sạn sang trọng bậc nhất Đông Dương lúc đó.
    (Theo Tiền Phong, 22/3/2001)
    ______________________________________________________________________
    Trịnh Công Sơn đã từng gặp Charlie Chaplin?
    TTCN (13-2001) đã đăng bức ảnh được chú thích là Trịnh Công Sơn chụp chung với vua hề Charlie Chaplin (Charlot) và con gái. Sau đó, tòa soạn đã nhận được điện thoại của gia đình cụ H-T-K. cho biết người được cho là Trịnh Công Sơn trong ảnh thật ra chính là cụ H.T.K. Về việc này, TTCN xin ghi nhận và sẽ tiếp tục làm rõ. Tuy nhiên có dư luận cho rằng Trịnh Công Sơn chưa bao giờ gặp Charlie Chaplin. Ðiều này có chính xác hoàn toàn? TTCN vừa nhận được bài viết của nhà báo Hữu Thu, trưởng ban thời sự Ðài truyền hình VN tại Thừa Thiên - Huế, với nội dung như sau:
    Tháng 3-1998, chính xác là vào trưa 26, tình cờ tôi gặp anh Trịnh Công Sơn đang ngồi uống bia tại khách sạn Hương Giang với anh Bửu Ý - một người bạn tri kỷ của anh Sơn. Vốn là chỗ anh em thâm tình của một thời cơ cực, anh Sơn giữ tôi ở lại để hàn huyên sau một quãng thời gian khá lâu không gặp nhau. Thấy anh gầy yếu, tôi cốt tìm chuyện vui để nói rồi đề nghị một cuộc phỏng vấn và cuối cùng anh Sơn thỏa thuận: "Lần cuối đành cho Thu một cuộc phỏng vấn đó nghe!". Y hẹn, khoảng 9 giờ sáng hôm sau, thấy tôi đến khách sạn Morin để trò chuyện cùng anh là nhà báo, nhà văn trẻ Văn Cầm Hải - phóng viên ban thời sự Ðài truyền hình VN tại Huế. Cuộc phỏng vấn, theo lời anh Sơn, là "dài nhất trong đời anh và chỉ dành cho Huế" nên mặc dù chị Bội Trân nhiều lần giục nghỉ để dùng cơm trưa nhưng anh Sơn không dứt ra được. (Văn Cầm Hải đã trích đăng một phần cuộc phỏng vấn trên tạp chí Sông Hương và Tuyển tập Trịnh Công Sơn - một người thơ ca, một cõi đi về của NXB âm Nhạc và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Ðông Tây). Cuộc phỏng vấn kéo dài mấy tiếng đồng hồ, không chỉ có anh Sơn trả lời mà có những lúc dịch giả, nhà văn Bửu Ý cũng hứng khởi tham gia đàm luận một cách sôi nổi. Cuộc gặp gỡ này chắc để lại trong anh Sơn nhiều ấn tượng nên trong lưu bút của Trịnh Công Sơn dành cho Văn Cầm Hải, anh đã viết: "Về Huế tháng ba. Trời đẹp ở Morin, nơi ngày xưa Charlot đã tìm ở. Thấy vui vì Huế như được phục sinh", cùng lời ký nhận 1.000 viên tạp lô của Hải tặng.
    Theo anh Bửu Ý, năm 1959 khách sạn MORIN trên danh nghĩa đã được giao cho Viện Ðại học Huế (do linh mục Cao Văn Luận làm viện trưởng), nhưng lúc này Viện Ðại học Huế chỉ mới lấy một phần ở tầng trên để mở các lớp dành cho sinh viên văn khoa và dự bị khoa học, còn phần dưới ông Nguyễn Văn Yến vẫn sử dụng để làm khách sạn, nhà hàng do cô Cúc trực tiếp quản lý. Nhà hàng Morin lúc ấy vẫn lớn nhất Huế. Cũng cần nói thêm anh Bửu Ý quen anh Trịnh Công Sơn từ năm 1957, thuở anh Sơn còn là một chàng thanh niên trai tráng, rất đẹp trai, khác hẳn với hình ảnh gầy guộc sau này khi anh đã là một nhạc sĩ thành danh. Vì vậy hình anh của anh Sơn của thập kỷ trước 60 khác xa với hình ảnh của nhạc sĩ tài ba sau những năm 70 như mọi người thường thấy.
    Dịch giả Bửu Ý còn hé lộ một bí mật vốn ít ai biết: Sơn thường lui tới khách sạn Morin lúc đó là vì anh thân thiết với cô Hồng - ái nữ của cụ Nguyễn Văn Yến - chủ nhân phần khách sạn nhà hàng mang tên Morin. Việc anh Sơn gặp vua hề Charlot tại khách sạn Morin, theo anh Bửu Ý, LÀ HOÀN TOÀN CÓ THẬT. Còn theo nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, anh Trịnh Công Sơn từng kể cho anh Tạo nghe về việc gặp Charlie Chaplin tại khách sạn Morin.
    Hữu Thu
    TTCN
    Nguồn: http://tcs-forum.chez.tiscali.fr/
    Có nói được gì những tiếng bi ai...
  9. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Hôm nay tình cờ gặp lại vài bức hình người bạn gửi từ tháng tư, về đêm nhạc kỷ niệm 2 năm ngày mất của NS TCS tại Hội quán Hội Ngộ, Sàigon ngày 02.04.2003. Gửi lên đây cho bạn nào chưa thấy .
    1.[​IMG]
    2. [​IMG]
    3. [​IMG]]​
    Hình thứ nhất là vé mời của Đêm nhạc.
    Hình 2 là sân khấu đêm nhạc.
    Hình 3 là kệ hoa của ca sĩ Khánh Ly gửi về, hình như cũng là kệ hoa duy nhất được đem tới sân khấu.
    Theo tin trên báo : "Tại hội quán Hội Ngộ (khu du lịch Bình Quới, TPHCM) lại tiếp tục tổ chức đêm nhạc ngoài trời khá quy mô với chủ đề "Người về bỗng nhớ" (vào một đêm duy nhất 2/4/2003). Theo đạo diễn Ðoàn Khoa, chương trình diễn ra trong thời buổi mà thế giới đang xảy ra chiến tranh (tại Iraq) nên những tình khúc ca ngợi sự bình yên, yêu quý giá trị cuộc sống của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ là những lựa chọn chính của chương trình lần này, bên cạnh những ca khúc phản chiến nổi tiếng của ông như Ca dao mẹ, Ngủ đi con, Ta đã thấy gì trong đêm nay... Tham gia đêm diễn là Ðỗ Lộc, Bảo Phúc, Trần Mạnh Tuấn, Hồng Nhung, Bích Hồng, Lan Ngọc, Hồng Hạnh, Thùy Dương, HoàngTrung, Khắc Dũng... "
    Và lời kể của bạn T về sân khấu, về tấm hình chụp phía trên :
    "San khau len hinh dep hon ben ngoai, co le nho hieu qua anh sang. Tiec la hinh chu.p amateur, lai. bi han che^'''' boi goc nhin, nen ko la^''''y duoc ke^. hoa vang cua Khanh Ly, co le la ke hoa duy nhat duoc bay o ben hong san khau. Hay tuong tuong san khau nay tran ngap khoi va nhoa''''ng nhoa`ng a''''nh cho*''''p bom da.n, tieng su''''ng re^`n ho`a la^~n tieng khoc thet cua tre con, nguoi lon. Khi hoat canh tang thuong nhat nhoa dan, mot be gai tien ra san khau tha bay len troi mot chu chim bo cau. Do la hoat canh mo ma`n cho dem nhac. Chi tiec la chu chim bo cau, bieu tuong cho uoc mo hoa binh, lai ko bay vut len troi cao huong ve phia khan gia, ma lai le?n ngay sang phia ca''''nh ga`, co le dao dien Doan Khoa ko tinh den chuyen chim so. lua?, anh lu?a dang chay ngu`n ngu.t ngay phia truoc san khau........"

    Cảm ơn hoa đã vì ta nở
    Thế giới vui, từ mỗi lẻ loi

    Được temely sửa chữa / chuyển vào 06:37 ngày 22/08/2003
  10. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Bài này đọc buồn cười lắm:
    Hiện tượng Quang Dũng và sự nhẹ dạ của khán giả
    Quang Dũng có lẽ là nam ca sĩ được "ca ngợi" nhiều nhất hiện nay, những lời khen ná ná nhau về một giọng hát đẹp, sang trọng với những tình khúc Trịnh Công Sơn.
    Quả là Quang Dũng đã thật may mắn trên con đường ca hát của mình. Nhưng đằng sau sự thành công của một ca sĩ, nhất là một "hiện tượng", thường nói lên nhiều điều về đời sống âm nhạc, về khán giả. Cùng thử tìm hiểu những điều ấy xung quanh "hiện tượng Quang Dũng".
    Quang Dũng xuất hiện vào lúc cơn sốt ca sĩ ngôi sao thị trường lên đến đỉnh điểm. Rời miền Trung, gia nhập đời sống ca nhạc Sài Gòn, khi ấy chắc chắn Dũng mang theo rất nhiều khát khao, nhiều tham vọng. Đó là chuyện bình thường. Nếu không có khát khao, tham vọng, người ta không thể thành công trong bất cứ lĩnh vực gì chứ dừng nói đến môi trường ca hát cạnh tranh khốc liệt như ở Sài Gòn.
    Thoạt đầu, Quang Dũng đã có một cái "phao" rất ổn để làm nổi mình lên giữa thị trường ca nhạc Sài Gòn, đó là câu chuyện của Dũng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Khán giả của Trịnh Công Sơn phân thành 2 nhóm không khó nhận diện: Nhóm 1 gồm những người thật sự yêu thích nhạc Trịnh, yêu quý và hâm mộ một cách vô tư; Nhóm 2 là những người mượn nhạc Trịnh như một cơ hội để khoác một lớp vỏ trí thức, am hiểu lên mình. Hai lớp khán giả này đã khiến xuất hiện những ca sĩ cũng tranh thủ nhạc Trịnh và các mối quan hệ với Trịnh Công Sơn như một cơ hội thăng tiến.
    Album đầu tiên của Quang Dũng có chủ đề mang tên ca khúc cuối cùng của Trịnh nhạc sĩ, một bài hát còn dang dở: Biển nghìn thu ở lại. Cùng với bài hát này là câu chuyện (do Dũng kể lại) về tình thân giữa Dũng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Câu chuyện ấy, những bài hát ấy là đảm bảo để ít nhất Quang Dũng kéo được khán giả nhóm 2 của nhạc Trịnh về bên mình.
    Chiếc phao thứ hai là mối quan hệ gây nhiều tò mò của Quang Dũng với nữ nhạc sĩ Diệu Hương ở hải ngoại (người được Dũng giới thiệu là chị họ ! ), người đã góp phần lăng-xê Quang Dũng ở thị trường người Việt nước ngoài. Nhạc của Diệu Hương đa số là những bài tình ca đơn giản, cách viết nghiệp dư nhưng hợp với thị hiếu của số đông khán giả bên kia, do vốn tiếng Việt mai một nên không chuộng những bài hát lời lẽ lắt léo cao siêu. Dù những sáng tác Diệu Hương chưa chính thức được phép lưu hành tại Việt Nam (có bị lọt sổ vài bài trong album đầu của Quang Dũng do cơ quan quản lý chưa kịp biết Diệu Hương là ai ) thì Diệu Hương vẫn có sự hậu thuẫn không nhỏ cho những album của Dũng đang đuợc xuất xưởng liên tục, dự tính trong năm nay phải lên tới 6, 7 đĩa!
    Quang Dũng có một chất giọng đủ để không lẫn vào ai, dù không xuất sắc lắm nhưng cũng có những điểm nhấn đáng chú ý. Tuy nhiên cách hát của Quang Dũng luôn khiến những người biết nghe nghĩ đến Tuấn Ngọc. Khi hát, Dũng gồng lên ở từng câu nhạc như để cố cho giống một ai đó, hoàn toàn khác cách hát thời kỳ đầu vào nghề. Cách hát này khiến cho người hát cũng như người muốn thưởng thức thật sự rất mệt mỏi. Dù được ca ngợi nhiều, được ưu ái trong những chương trình lớn nhưng đứng trên sân khấu, Quang Dũng luôn bị lép trước những ca sĩ đẳng cấp cao như Ánh Tuyết, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Mỹ Lệ. Dũng chỉ sáng trên sân khấu khi hát với Thanh Thảo, Hồng Ngọc, những giọng hát của dòng nhạc thị trường.
    Vậy tại sao Quang Dũng lại ăn khách như vậy?

    album Hoài niệm dấu yêu, Quang Dũng hợp tác với Thanh Thảo
    Như đã nói ở phần đầu về những fan của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Xung quanh một ca sĩ luôn có hai dạng khán giả: Fan yêu thích thật sự và fan ăn theo, đua đòi. Hiện tượng này không chỉ có ở các fan vị thành niên mà còn có không ít ở người lớn. Một số người cho rằng phải nghe nhạc này nhạc kia thì mới là "sang", cũng như phải đi xe hiệu này, xài mobile hiệu nọ mới là biết chơi. Trường hợp của Quang Dũng cũng gần giống như với Trần Thu Hà, có khá nhiều fan a dua, về hùa.
    Dòng nhạc mà Quang Dũng thể hiện được một số người cho là nhạc sang, một khái niệm rất mập mờ, hiểu sao cũng được. Và vì thế nghe nhạc sang là một cái mốt để chứng tỏ mình là người sang, một sự nhẹ dạ đầy chủ ý. Những khán giả như vậy rất dễ chạy theo những trào lưu làm sang, làm dáng khác. Việc yêu thích một ca sĩ nào đó của họ luôn có tính phô trương, phải để cho càng nhiều nguời biết càng tốt. Sự phô trương này không phản ánh đúng số lượng fan thực sự của ca sĩ, mà chỉ thấy nhiều fan ảo.
    Với những ai để ý ngay từ bước đầu sự nghiệp của Quang Dũng, không khó để nhận thấy nam ca sĩ này dường như bị rơi vào tình thế phải hát như những gì anh đang hát. Đã từng có lúc Quang Dũng có những dấu hiệu nôn nóng với vinh quang khi hát những bài nhạc trẻ ăn khách thịnh hành với cách phô trương ngoại hình dễ dãi. Nhưng chính những fan làm sang kia đã kéo Dũng về với sự sang trọng.
    Thành công ngày hôm nay của Quang Dũng nhờ rất nhiều ở những fan dặc biệt như thế, và Quang Dũng sẽ còn tiếp tục phải chiều lòng những fan này. Nhưng ồn ào về một ca sĩ dũng cảm, dám nghĩ khác, dám làm khác có lẽ sẽ dịu đi nhường cho những suy nghĩ sâu sắc, chín chắn hơn về một "hiện tượng". Nhất là lúc "hiện tượng" này bộc lộ phông văn hoá có vấn đề của mình khi thản nhiên hát những bài không được phép lưu hành, có nội dung chống chế độ mà thản nhiên "thấy bình thường!"
    Quang Dũng không có lỗi trong thành công của mình dù anh thành công bằng phưong cách nào đi nữa. Nhưng giữa lúc thị trường ca nhạc lộn xộn như lúc này, không có thành công nào được bảo đảm.
    Lam Trường đã mất đi vị trí số 1, năm ngoái năm kia, cô ca sĩ Lô Thuỷ gây ồn ào như một Khánh Ly mới bây giờ những fan đã từng xưng tụng cô cũng quên phắt cô rồi. Dũng đã thành công với nhạc sang cho những khán giả nhạc thị trường thì cũng sẽ chịu sự chi phối của thị trường thôi. Con đưòng lên đẳng cấp cao trong nghệ thuật (không phải là vị trí cao trên thị trường) phải do chính nghệ sĩ vạch ra chứ không phải được quy định bởi những fan thích làm sang.
    theo Giai Điệu Xanh
    http://www.tintucvietnam.com/News/Story.aspx?ID=12759
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys


    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 11:14 ngày 23/08/2003

Chia sẻ trang này