1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự (nhặt nhạnh trên mạng và báo chí) về Nhạc TRỊNH

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caddisfly

    caddisfly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Cái bài báo này thật là nhảm nhí...miễn bình luận ...!!! như vậy những ai mà hâm mộ Quang Dũng đều nhẹ dạ cả...thật là ... không chịu nổi!
    I''''m dreaming of a White Xmas...
    Được caddisfly sửa chữa / chuyển vào 16:54 ngày 23/08/2003
    Được caddisfly sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 23/08/2003
  2. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có đường phố mang tên Trịnh Công Sơn ở Huế


    UBND TP Huế cho biết, tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được đưa vào quỹ tên đường phố của Huế và họ đang tìm một con đường tương xứng ở phường Thuận Hoà để đặt tên. Ðồng thời, TP Huế cũng đang xúc tiến một vị trí hợp lý để xây dựng nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn.
    Con đường ấy, ngôi nhà lưu niệm ấy sẽ là nơi nghỉ chân của nhạc sĩ mỗi khi đi hát rong. Ông đã nguyện mình là kẻ hát rong, thì đâu còn chốn riêng tư cho mình. Nay đây mai đó, ở trọ với đời và mỗi ngày ông chọn một niềm vui.
    Nhưng dù ở cõi tạm trăm năm, ông sống với tình yêu lớn lao với nhân gian. Về không gian ngỡ như nơi trú ngụ hữu hạn, nhưng về thời gian không chỉ có chốn xa xăm cuối trời kia, mà ông đã sống bằng hàng triệu cuộc đời và tình nghĩa lại không cùng. Cái vô hạn của tình yêu cuộc sống ấy đã đem lại những niềm xúc động lớn lao cho người đời.
    Chính những nỗi đam mê trong tình yêu của ông đã bao trùm sự sống và tạo nên những mỹ cảm trác tuyệt trong bi kịch của số phận. Những nỗi buồn trong con tim ông đã đập theo một nhịp điệu khác lạ, nó lung linh hơi thở của nắng, nó reo vui theo khúc ca của biển cả, nó lắng đọng theo cánh diều tuổi thơ và nỗi buồn ấy đã trở thành một thánh địa ca tụng tình yêu.
    Nếu không có tình yêu trong ông thì làm sao có được nỗi đau Rơi lệ ru người, làm sao có được Phúc âm buồn và làm sao có được khúc cảm đồng dao Giữa ngọ. Nghe ông hát hồn nhiên với nỗi buồn, thành thật với lời ca Tôi ơi! Ðừng tuyệt vọng mới hay ông yêu cuộc đời này biết bao.
    Trong số những ca khúc trong CD Ca khúc da vàng, bài hát Ngủ đi con được trao giải Ðĩa vàng ở Nhật Bản năm 1972. Người đời nói ông đánh đổi cả cuộc đời mình vì tình yêu đất nước và âm nhạc. Có lẽ đúng, cái quán trọ trần gian này không chỉ là hình ảnh riêng lẻ khiêm nhường mà chính là bầu trời và đất mẹ đã nuôi dưỡng ông với nguồn sống bất tử.
    Và thật kỳ diệu thay, chính từ cái quán trọ tình yêu ấy ông đã viết tiếp những ca khúc để trả nợ đời như một sự dâng hiến trọn đời. Có thể nói niềm hân hoan về cuộc sống mới đã reo ngân trong những lời ca giàu sức truyền cảm qua Chiều trên quê hương tôi, Quỳnh hương, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Em còn nhớ hay đã quên, Ðời gọi em biết bao lần, Huyền thoại mẹ, Nhớ mùa thu Hà Nội... Và đặc biệt ca khúc Ðồng dao 2000 đánh dấu một điểm chói sáng về niềm vui và tình yêu của ông đối với dân tộc trước ngày tận thế.
    Tình yêu của người đời ở các quán trọ trần gian đối với ông thật cũng vô bờ bến, ngoài kỷ lục 2 triệu đĩa năm 1972 phát hành tại Nhật thì cho đến nay, ông cũng là người giữ kỷ lục được nhiều người yêu thích nhất.
    Ðã 100 ngày xa cách quán trọ tình yêu, ông để lại nguồn cảm hứng về tình yêu sự sống hết sức sâu lắng cho mọi người, rồi trở về với cát bụi. Ôi cát bụi tuyệt vời/Mặt trời soi một kiếp rong chơi là thế. Và, ông đã trả xong món nợ đời, để lại hàng trăm ca khúc, một kho tàng nhạc điệu, đánh thức tình yêu và lòng nhân ái giữa con người với con người ở cõi trần gian này.
    (Theo Tuổi Trẻ, Hà Nội Mới)
    Vô minh trói buộc phận đời
    Đổi thay mới thấu bi ai vô thường
    Ngộ mê vô trụ vô hình
    Thôi yêu vô ngã cho mình vô vi
  3. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Người yêu nhạc với cà phê ''hẻm'' Trịnh

    Ảnh: (Một góc cà phê hẻm Trịnh)
    ?oNgười Sài Gòn yêu mến Trịnh Công Sơn thật kỳ lạ. Khi ông sống họ yêu đã đành nhưng khi ông mất, ngày ngày vẫn có kẻ tìm đến ngồi nhâm nhi với... ông?, một khán giả đã thốt lên với tôi khi nhắc đến quán cà phê gần căn nhà cũ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở 47 Phạm Ngọc Thạch, TP HCM.
    Trước nhà nhạc sĩ đến giờ vẫn treo lủng lẳng tấm biển "47C-Duy Tân", vốn là địa chỉ từ nhiều năm trước. Ngày còn sống, ông từng kể với tôi rằng, ông muốn lưu giữ dấu ấn một thời để bạn bè xưa cũ trở lại thăm sẽ không ngỡ ngàng. Tại nơi đây, ông đã viết nên bao ca khúc đầy tính chiêm nghiệm, đã phát hiện ra trong mưa "phố bỗng là dòng sông trói chân", hay "bốn mùa như gió/ bốn mùa như mây/ bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta?. Và cũng chính tại căn hẻm nhỏ, bao người hâm mộ đã tiễn đưa ông về "bên trời kia", nơi ông sẽ "hoá kiếp" thành hạt bụi.

    Ảnh: (Chị người làm của nhạc sĩ bế chú chó Tun Tun mà nhạc sĩ rất thương yêu)
    Đến với cà phê hẻm Trịnh, có thể bắt gặp những con người thuộc đủ mọi tầng lớp. Đó có thể là những người bạn tâm giao với Trịnh Công Sơn xưa kia, cũng có thể là các văn nghệ sĩ, và cả những anh xế lô, ba gác. Họ coi đây là điểm hẹn hò lý tưởng bởi ai cũng biết chốn này. Chị Thanh Hà, giảng viên piano nói: "Bạn bè tôi thường tập kết ở đây bởi nó đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, đã chứng kiến những gì "trôi qua đời ta". Với những ai có tâm sự, thì hẻm Trịnh lại là nơi để họ trút nỗi lòng với những tâm hồn đồng điệu. Anh Phan Bá Thọ, cán bộ xây dựng, trầm ngâm: "Tôi thích sự tĩnh lặng nơi đây. Nhạc Trịnh cũng lắng đọng như thế. Những khoảng lặng còn lại sau bản nhạc nói được rất nhiều..."
    Bản thân ông chủ quán tên Hoành cũng mang dấu ấn của Trịnh Công Sơn. Chị gái ông kết hôn với em của nhạc sĩ. Từ Huế, gia đình ông Hoành vào Sài Gòn với ước mơ tìm kiếm việc làm. Tên tuổi của ông anh "xa" đã giúp ông hình thành ý tưởng "cà phê hẻm Trịnh". Ông tin, những người hâm mộ sẽ không bỏ qua con hẻm nơi Trịnh Công Sơn đã đi về bao ngày nắng mưa. Thực tế là hàng ngày, người người cứ đến ngồi dựa lưng vào tường, mắt nhìn chăm chăm vào bức tường rêu phía trước. Biết đâu trong cùng khoảnh khắc, họ có chung cảm giác "mệt quá đôi chân này/ tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi" hay "nhìn lại mình đời đã xanh rêu"...
    Theo Vnexpress
    Vô minh trói buộc phận đời
    Đổi thay mới thấu bi ai vô thường
    Ngộ mê vô trụ vô hình
    Thôi yêu vô ngã cho mình vô vi
  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    khì khì công nhận ông nhà báo này lãng mạn quá!
    Vote mấy sao cho ông ấy bây giờ nhỉ?
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Mí cả cái tên "cafe hẻm Trịnh" nghe mà buồn cười muốn ngất... ặc ặc... Thiện tai thiện tai... Đầu óc mình dạo này bậy bạ quá...
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  6. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Sẽ lập thư viện về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Italy
    Ca sĩ Thái Hòa, người rất hâm mộ Trịnh Công Sơn đang cùng bạn bè chuẩn bị lập một thư viện về người nhạc sĩ tài hoa này ở Juventus, giới thiệu tranh ảnh, tác phẩm của ông đến công chúng châu Âu. Ngoài ra, họ còn nghiên cứu và giới thiệu nhạc Trịnh ở góc độ triết học. Nhân dịp về thăm Việt Nam và biểu diễn tại Huế, TP HCM, anh đã có cuộc trao đổi với VnExpress.
    - Tại sao anh lại có ý định thành lập thư viện Trịnh Công Sơn ở Italy?
    - Hồi đầu năm, tôi gặp vợ chồng Fulvio Albano (nghệ sĩ saxo hàng đầu của Italy) trong chương trình đêm nhạc Trịnh Công Sơn ở Italy. Tôi đã dịch và giới thiệu với họ về nhạc Trịnh, sau buổi gặp đó, chúng tôi trở thành thân quen và phối hợp biểu diễn liên tục ở Paris và Lyon. Nhạc Trịnh Công Sơn đối với tôi là một nền văn hóa vẫn chưa được khám phá một cách trọn vẹn, là mối nhân duyên cho tôi gặp gỡ và làm quen với mọi người. Trịnh Công Sơn đưa ra những khái niệm nhưng chưa hệ thống hoá và đó là công việc của chúng tôi. Ví dụ trong các bài như Cát bụi, Một cõi đi về, Tiến thoái lưỡng nan? thuộc chủ đề Đi về. Tập hợp và đưa ra những khái niệm đại chúng như vậy sẽ giúp cho việc phổ biến nhạc Trịnh với khán giả nước ngoài dễ hơn.
    - Thư viện này bao giờ hoàn thành?
    - Chúng tôi dự định ra mắt vào khoảng tháng 3/2004 với ba thứ tiếng Pháp, Italy, Việt Nam để kịp kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ. Trong năm sau chúng tôi sẽ trở lại với đại hội nhạc jazz ở Hà Nội, giới thiệu nhạc jazz qua nhạc Trịnh Công Sơn.
    - Anh biết đến nhạc Trịnh từ khi nào?
    - Bố mẹ tôi và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vốn là bạn rất thân, vì thế từ lúc 5-6 tuổi tôi đã làm quen với nhạc của ông. Tôi mê nhạc Trịnh ban đầu không phải qua giọng ca của Khánh Ly mà là anh Thanh Hải, người hát nhạc Trịnh với cây guitar thùng rất hay. Khi qua sống ở Canada, tôi chơi piano, sống bằng nghề dạy piano và đi hát ở các phòng trà lúc còn học đại học.
    - Cảm xúc của anh ra sao khi biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn tại Việt Nam?
    - Tôi rất xúc động khi cả hai đêm diễn ở Huế và TP HCM đều có rất đông khán giả đến tham dự, và mỗi nơi không khí đều tuyệt vời một cách khác nhau. Đặc biệt trong đêm diễn ở Hội Ngộ quán TP HCM, vừa hát xong một bài thì trời mưa. Dù trời mưa tầm tã, rất đông khán giả vẫn đội mưa để theo dõi chương trình. Tấm lòng của người hâm mộ đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thật không nơi nào có được.
    - Khán giả ở nước ngoài đón nhận dòng nhạc Trịnh Công Sơn như thế nào?
    - Sự đón nhận nhạc Trịnh ở nước ngoài rất khác. Ở châu Âu nhạc Trịnh là một cơ hội cho những người đã không gặp nhau hàng chục năm tìm đến với nhau và tưởng nhớ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chắc ông cũng không ngờ những tác phẩm mà mình sáng tác lại là một mối nhân duyên cho mọi người gặp gỡ. Những đêm diễn ở nước ngoài khán giả không đông như ở Việt Nam, một đêm diễn nhiều nhất là 200 người. Có điều khác biệt là khán giả nước ngoài biết đến nhạc của ông qua các ca khúc viết về chiến tranh nhiều hơn là nhạc tình. Tôi cho rằng nhạc Trịnh có sức ảnh hưởng và chinh phục lớn đối với khán giả, nó có thể tìm thấy những người bạn đồng cảm và chia sẻ ở khắp nơi trên thế giới.
    Bảo Thiện thực hiện (vnexpress)
  7. hailuahaudau

    hailuahaudau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hàn Mặc Tử và Trịnh Công Sơn trên đồi Mộng Mơ

    TTCN - Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng vừa hoàn tất tác phẩm chân dung bán thân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cao 2,5m, ngang 0,8m; đặt trên một đồi thông ở khu Đa Thiện (phường 8, TP Đà Lạt).

    Nhân vật được tạc ở tuổi chừng 40, với khuôn mặt đăm đăm nhìn xuống cuộc đời để tìm kiếm ?ođóa hoa vô thường? cùng buồn vui trần thế, trong khi trên đầu là những cánh chim hòa bình ríu rít gọi bầy, cũng là vẫy gọi những tin yêu, tốt lành của đời sống, nhân tình. Sau lưng bức tượng là một lời nhạc của Trịnh Công Sơn: ?oCuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ!?.
    Cũng tại khu đồi này còn đặt tượng một nghệ sĩ lớn khác cũng vừa được Phạm Văn Hạng tạc xong: Hàn Mặc Tử. Với thi nhân, Phạm Văn Hạng đã thả cho tâm hồn ông bay bổng, xa xăm, lạc tới trăng, khói mây, tới cái thế giới đúng như những gì Hàn đã mơ tưởng, đã rót ruột sáng tạo. Sau bức tượng, nhà điêu khắc xứ Quảng đã kẻ những dòng chữ: ?oAi nói vườn trăng là nói bến mơ. Ai nói bến mộng là nói bến tình?.
    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhà thơ Hàn Mặc Tử đều để lại những dấu ấn khó quên đối với đời sống văn nghệ ở đất Đà Lạt đã trải qua lịch sử 110 năm hình thành.
    Với Trịnh, ông từng có những năm tháng lang bạt ở xứ này, và được đất trời Đà Lạt nuôi dưỡng sáng tạo, nhạc sĩ đã có khá nhiều bài hát để đời mang hình bóng Đà Lạt.
    Còn với nhà thơ tài hoa đoản mệnh Hàn Mặc Tử, có thể nói không quá lời rằng ông đã để lại cho đời một ?ođệ nhất thi phẩm viết về Đà Lạt? là Đà Lạt trăng mờ qua những câu: Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều/ Để nghe dưới đáy nước hồ reo/ Để nghe tơ liễu run trong gió/ Và để xem trời giải nghĩa yêu...
    Ông Hạng tâm tình sở dĩ đã tạc tượng Hàn Mặc Tử, Trịnh Công Sơn, chọn Đà Lạt đặt tượng và lại đặt hai nhân vật gần nhau, theo ông, vì cả hai đều là biểu tượng của vẻ đẹp lãng mạn, sự sáng tạo và cùng mang trái tim nghệ sĩ đích thực, đều là những ?ođóa hoa vô thường?.
    Tác giả đã quyết định tặng cả hai tác phẩm cho một đơn vị làm du lịch sở hữu ngọn đồi trên, và họ cho biết đã quyết định đặt tên khu du lịch rộng 10ha này là đồi Mộng Mơ.
    NGUYỄN HÀNG TÌNH
    Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspxArticleID=9054&ChannelID=119
    Được hailuahaudau sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 16/12/2003
  8. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    DỰ ÁN
    Chân dung Trịnh Công Sơn

    Thái Hòa 9/2002

    I.GIỚI THIỆU DỰ ÁN:
    Hoàn cảnh lịch sử, tiểu sử, gia đình ,..

    - Lần đầu tiên ra măt công chúng về tài năng âm nhạc : ƯỚT MI ?" 1958 lúc 19 tuổi ở Huế, Việt Nam.
    - Một hình ảnh vĩ đại của âm nhạc Việt Nam trong chiến tranh : ?oTrịnh Công Sơn là Bod Dylan của Việt Nam?. (Nhận định của Báo Le Monde, Pháp).
    Sự nghiệp :
    - Âm nhạc, văn học, thơ ca, truyện, ký, tranh hội hoạ ..
    - Số lượng : Từ 600 đến 700 tác phẩm, ca khúc với các thể loại gồm: tình ca, du ca, nhạc đồng quê, dân ca, nhạc thiếu nhi,..
    - Chủ đề : Tình yêu, nỗi buồn chiến tranh và thân phận (Đặc biệt trong ca khúc Da vàng), lãng du, tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên mang đậm âm hưởng Thiền Phật Giáo vàTriết lý Á Đông trong ca từ.
    - Ấn phẩm nổi tiếng :Ướt mi (1958), Ca khúc Da vàng, Khói trời mênh mông, Kinh Việt Nam, Tự tình khúc, Ta phải thấy mặt trời, Cỏ xót xa đưa, Lời đất đá cũ?, (trước 1975) và Em còn nhớ hay Em đã quên, Một cõi đi về, Chiều trên quê hương tôi, Những bài ca không năm tháng, ?(sau 1975).
    - Đĩa vàng 1972 ở Nhật Bản : Ngủ đi con ?" 2 triệu bản (Ca khúc Da vàng).
    - Rất nhiều băng, đĩa nhạc, Video, VCD ở Việt Nam, Bắc Mỹ, Pháp, Châu Aâu, Châu Uùc và các nước trên thế giới.
    - Nhiều ấn phẩm, sách, ký, truyện ngắn, thơ và hội hoạ cùng các tài liệu khác về Trịnh Công Sơn lưu hành tại Việt Nam trước và sau 1975.

    Tầm ảnh hưởng đặc biệt :
    - Ca khúc của Trịnh Công Sơn là đại diện tiêu biểu nhất về Thân phận Việt trong Chiến tranh Việt Nam và là một nhân cách Việt Nam đầy nhân bản trong kho tàng Văn Hóa Việt Nam mãi mãi về sau.
    - Ca từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn rất đặc biệt với âm hưởng triết lý Á Đông hết sức độc đáo về Tình yêu, các giá trị nhân văn và thân phận con người được thể hiện đầy nhân bản.
    - Trịnh Công Sơn nổi tiếng ở Mỹ bởi các nhạc phẩm phản chiến về chiến tranh Việt Nam : Nỗi buồn và thân phận người Việt Nam trong Chiến tranh. Ông cũng rất nổi tiếng ở Nhật Bản vì các giai điệu mang âm hưởng Á Đông gần gũi. Trong ca từ của Trịnh Công Sơn, chính Ông đã bộc bạch rằng ý nghĩa các ca từ của ông thường ảnh hưởng nhiều bởi vối tiếng Pháp thời Tiểu học và Trung học.
    - Trịnh Công Sơn là một trong ba danh nhân Việt Nam có tên trong tập Bách khoa Toàn thư Thế giới : Encyclopedie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions).

    II. CHỦ TRƯƠNG DỰ ÁN :
    - Đưa âm nhạc và tên tuổi Trịnh Công Sơn thành một trường phái mới của triết lý Á Đông trong Âm nhạc và Văn học. Tính lãng mạn và trữ tình, cộng với chất Thiền phật Giáo trong các ca khúc có những giá trị nhân văn rất lớn đối với loài người, nó vượt xa các biên giới và phạm trù của một quốc gia. Âm nhạc của Ông đi sâu vào tâm hồn người nghe bởi sự rung động và nhân bản của nó.
    - Nghiên cứu và khai thác đúng tầm vóc của Ca từ ?" Trịnh Công Sơn : Ca từ của Trịnh Công Sơn nên được dùng để giảng dạy trong các chương trình đại học về văn học, văn hoá và ngôn ngữ. Các giá trị nhân văn và số lượng ca từ trong các ca khúc đồ sộ của Oâng đủ để hình thành một chuyên nghành hay một khoá học đặc biệt về Văn hóa và Con người Á Đông (Việt Nam).
    - Nghiên cứu và khai thác đúng tầm vóc các giai điệu trong ca khúc Trịnh Công Sơn : Giai điệu của Trịnh Công Sơn rất đơn giản, không cường điệu dễ đi vào lòng người và đặc biệt hoà quyện tuyệt vời với ca từ : .. ?oNhạc của Sơn cứ thấm vào lòng người như suối tướt..? . Nhạc sỹ Văn Cao nhận xét như vậy. Các trường quốc gia âm nhạc cũng nên nghiên cứu tính đơn giản nhưng đầy xúc cảm của giai điệu Trịnh Công Sơn cho các khoá học sáng tác, lý luận vốn quá nặng nề và lý thuyết.
    - Giai điệu nhạc Trịnh còn là một đại diện độc đáo của âm hưởng Huế qua cách phát âm và các ca từ, các ca sỹ thuần Bắc thường diễn tả không thành công nhạc Trịnh ?" Đó cũng là điểm độc đáo riêng trong âm nhạc Việt Nam vốn nặng về cách phát âm theo độ chuẩn của giọng Bắc ở hầu hết các ca sỹ chuyên nghiệp.
    Có thể nói giai điệu và ca từ của Trịnh Công Sơn chinh phục mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi ngõ ngách của tâm hồn dân Việt.

    III. PHÁT TRIỂN DỰ ÁN:
    - Sưu tập thông tin, tài liệu : Tất cả các thông tin về Trịnh Công Sơn qua gia đình, bạn bè, người thân, ? các tổ chức xả hội, đặc biệt Hội Quán Hội Ngộ ?" Trịnh Công Sơn ở Việt Nam do chính Oâng sáng lập năm 2001.
    Các thông tin bao gồm :
    - Thông tin về tác giả : Trịnh Công Sơn
    o Các nhạc phẩm của Oâng (rất nhiều bị thất lạc), hiện tại chỉ lưu hành khoảng 250 đến 300 nhạc phẩm trên tổng số 600 đến 700 bài (nhiều bài chưa phát hành)
    o Tất cả các thông tin, tài liệu về tác giả, nguồn gốc bài hát, các bản thảo, bút ký của Trịnh Công Sơn, ?
    - Thông tin của công luận về Trịnh Công Sơn (Việt Nam & Thế giới):
    o Các bài báo, ấn phẩm về Trịnh Công Sơn trong và ngoài nước, trước và sau 1975, trước và sau 01/04/2002 .. ngày mất của Trịnh Công Sơn.
    o Các nhận xét của Quốc tế về Trịnh Công Sơn và các công trình nghiên cứu về Trịnh Công Sơn.
    - Đánh giá, phân loại thông tin : Phân loại theo chủ đề và các giai đoạn thời gian. Nhấn mạnh các lịch sử và tình huống sáng tác tạo nên tư tưởng và hình ảnh chính vào chủ đề các ca khúc.
    Nhạc Trịnh Công Sơn có thể chia thành 3 chủ đề :
    o Tình ca lãng mạn trước 1975.
    o Chiến tranh và ca khúc Da vàng ?" trong chiến tranh Việt Nam (1960-1975).
    oTình ca và Quê hương, thân phận con người sau 1975.
    - Sản xuất, thực hiện dự án :
    Thực hiện loạt dự án ?oChân dung Trịnh Công Sơn? bao gồm :
    o Album nhac, (CD ?" cassette).
    o Album nhạc và hình ảnh (Video, CD-ROM, DVD, Web publishing..).
    o Tạp chí kèm theo các Album.
    o Chương trình biểu diễn ?" trình bày các Album.
    o Ấn phẩm và lưu niệm theo các Album và chương trình.
    o Quỹ bảo trợ tài năng trẻ ?" Trịnh Công Sơn
    (Do hội quán Hội Ngộ ?" Trịnh Công Sơn tổ chức ở Việt Nam)
    - Kinh phí hoạt động :
    Tổ chức thực hiện dự án về Trịnh Công Sơn phi vụ lợi và thiện nguyện.
    Các chương trình về Trịnh Công Sơn có kinh phí hoạt động từ các nguồn :
    o Đóng góp của sáng lập viên và nhà đầu tư.
    o Tài trợ của các nhà nước, tổ chức văn hóa Quốc tế.
    o Quảng cáo và bán các Album, ấm phẩm văn hoá.
    o Thu phí các chương trình biểu diễn, trình bày về Trịnh Công Sơn.
    Kinh phí thu được sẽ dùng vào việc :
    o Tiếp tục đầu tư quay vòng vào các Album, ấm phẩm mới.
    o Tài trợ cho các hoạt động về Trịnh Công Sơn.
    o Tài trợ cho quỹ bảo trợ Tài năng trẻ ?" Trịnh Công Sơn ?" Hội quán Hội ngộ, Việt Nam.
    - Phát hành các ấn phẩm :
    Phát hành các ẩn phẩm, Album (Chân dung Trịnh Công Sơn? tại:
    o Việt Nam : các đối tác ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh ..
    o Hải ngoại : Cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, Canada, Pháp, Châu Âu, Châu Úc, ?.
    o Ngoại quốc : Các bản dịch tiếng Anh,Pháp, Đức, Nhật, Hoa,.. gởi đến các nước, các bản lưu vào các thư viện âm nhạc Việt Nam ở các nước, thư viện UNESC và các hãng phát hành lớn trên thế giới như Sony, MTV Music ,?
    IV. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA DỰ ÁN:
    Tổ chức văn hóa thực hiện dự án Chân dung Trịnh Công Sơn là tổ chức thiện nguyện và phi vụ lợi hoạt động bởi một ban điều hành và các ban liên quan :
    - Ban điều hành : (Tối đa 10 người)
    o Giám đốc điều hành, Tổng thư ký, các nhà đầu tư tài trợ, các giám đốc dự án (ấn phẩm, Album) và các trưởng ban.
    o Đại diện gia đình Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
    o Đại diện Hội quán Hội ngộ.
    - Ban biên tập và Quản trị : (1 trưởng ban)
    o Biên tập viên trưởng, các biên tập viên, nhà nghiên cứu, nhà văn, ?
    o Thư viên, quản trị, văn thư.
    - Ban âm nhạc : (1 trưởng ban ).
    o Trưởng ban âm nhạc, (biểu diễn và thâu âm)
    o Nhạc sỹ hoà âm, phối khí, nhạc cụ..
    o Ca sỹ, ca sỹ đọc thoại, ca sỹ ca bè,?
    o Nhạc sỹ thâu âm và MIX, kỹ thuật viên phòng thâu
    o Ban âm thanh, kỹ thuật viên trình diễn, show nhạc.
    - Ban hình ảnh : (1 trưởng ban)
    o Trưởng ban hình ảnh (bao gồm : Video, CD-ROM, Web, Đồ hoạ(Graphic) )
    o Chuyên viên Video, phim,..
    o Chuyên viên CD-ROM, vi tính,..
    o Chuyên viên nhiếp ảnh và kỹ thuật ảnh,..
    o Chuyên viên Web và mạng quốc tế,..
    - Ban sản xuất và ấn phẩm : (1 trưởng ban)
    o Trưởng ban sản xuất ?" ấn phẩm.
    o Các nhà phát hành Video ?" Audio.
    o Các nhà phát hành mạng Web Site.
    o Các nhà phát hành sách, báo, tạp chí, in ấn.
    o Các nhà phát hành lưu niệm và ấn phẩm phụ.
    - Ban tiếp thị : (1 trưởng ban)
    o Trưởng ban tiếp thị, nhân viên tiếp thị.
    o Nhà tài trợ và ủng hộ viên.
    o Fans club và thành viên.
    - Ban tài chánh và kế toán : (1 trưởng ban )
    o Kế toán trưởng kiêm trưởng ban tài chánh.
    o Nhân viên kế toán.
    o Nhân viên bán hàng.
    - Ban cố vấn : (1 trưởng ban)
    o Trưởng ban cố vấn : cố vấn chính trị, văn hoá, luật pháp, âm nhạc, văn học, trình diễn, phát hành, ..
    o Đại diện nhà nước Việt Nam (Hội quán Hội ngộ, Việt Nam).
    V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN: 2001 ?" 2002
    - Hỗ trợ Hội quán Hội ngộ ?" Trịnh Công Sơn : 7 đêm tưởng niệm (suốt 7 tuần) ?" 49 ngày tưởng niệm Trịnh Công Sơn tại Hội quán Hội ngộ (01/04/2001 ?" 20/05/2001), Việt Nam.
    - Đêm diễn "Trịnh Công Sơn & Đà Lạt? tại Cao Đẳng Sư phạm Đà Lạt. (Đà Lạt là nơi gắn bó với nhiều kỷ niệm của Trịnh Công Sơn trong sáng tác) 07/2001.
    Kỷ niệm 100 năm ngày mất ?" Trịnh Công Sơn tại Hội quán Hội ngộ, ra mắt 2 ấn phẩm gồm :
    - Sách mới : ?oTrịnh Công Sơn ?" người hát rong qua nhiều thế hệ?.
    - CD mới : ?oTrịnh Công Sơn ?" về nơi cuối trời? Tháng 07/2001.
    - Đêm nhạc Nối vòng tay lớn (6 tháng ngày mất Trịnh Công Sơn) tại Hội quán Hội ngộ, Việt Nam.
    - Kỷ niệm 1 năm ngày mất Trịnh Công Sơn 01/04/2002 tại Hội quán Hội ngộ, Việt Nam.
    - Chuẩn bị phát hành bản dự thảo dự án ?oChân dung Trịnh Công Sơn? từ Pháp và Hội quán Hội ngộ đến các thành viên, bạn hữu toàn thế giới tháng 05/2002.
    - Chuẩn bị thành lập danh sách Ban điều hành và các Ban liên quan trong dự án ?oChân dung Trịnh Công Sơn?.
    - Chuẩn bị ra mắt Web Site về Trịnh Công Sơn liên lạc bạn bè, thân hữu, người hâm mộ trên tòan Thế giới hổ trợ dự án ?oChân dung Trịnh Công Sơn?.
    - Liên lạc các nhà Tài trợ và các tổ chức Văn hóa Việt Nam và Quốc tế giới thiệu về dự án và bàn các hoạt động hổ trợ.
    - Chuẩn bị ?oChiec la thu phai? (ấn bản đầu tiên) của ?ochân dung Trịnh Công Sơn? thực hiện trong và ngòai Việt Nam, tháng 04/2003.
    - Chính thức thành lập và tổ chức Lễ ra mắt dự án ?oChân dung Trịnh Công Sơn?, ấn phẩm đầu tiên tại Việt Nam, tháng 01/2003 (trước Tết Việt Nam).
    -Chuẩn bị tổ chức họp mặt Ban điều hành và các Ban trong dự thảo tại Việt Nam, tháng 01/2003; Chuẩn bị kế hoạch và kinh phí cho các hoạt động 2003-2005.
    - Chuẩn bị thành lập Fan Club : ?oChân dung Trịnh Công Sơn? tháng 01/2003.
    - Tổ chức họp định kỳ hằng năm vào ngày kỷ niệm ngày mất Trịnh Công Sơn tại Việt Nam.

    · Henry NGUYEN (Thai Hoa)
    29 Rue de Faussillons
    71640 GIVRY, France.
    Tel. 0033 03 85 44 42 32
    Email: henry_nguyen@mail.schneider.fr
    NGUYEN-HUU-THAI-HOA@wanadoo.fr

    * Cao Lap
    Hoi Quan Hoi Ngo-Trinh Cong Son
    Lang Du Lich Binh Quoi I
    1147 Xo Viet Nghe Tinh
    F. 28, Q. Binh Thanh
    Ho Chi Minh City, Viet Nam.
    Tel. & Fax. 00 84 8 8994103
    Email: caolap@hcm.vnn.vn

    <FONT face="Times New Roman" color=darkviolet><EM>Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)</EM></FONT>
    u?c solitaire s?a vo 20:44 ngy 02/01/2004
  9. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Tôi cảm giác như anh Sơn vẫn kề bên
    Thu Trang
    Lần trở về VN này, người em gái của nhạc sĩ họ Trịnh không được khỏe, bị sốt và đau họng. Tuy nhiên, chị vẫn hát say mê trong đêm nhạc ?oChiếc lá thu phai? ở Huế và TP HCM (23/11). Mỗi lần nói về người anh yêu mến, lòng chị lại tràn ngập cảm xúc...
    Thu Trang: Chị cảm nhận thế nào về các chương trình tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua 2 đêm diễn ở Huế và TP HCM?
    Trịnh Vĩnh Trinh: Thực ra, từ ngày anh Sơn mất, tôi rất buồn bã, và ngưng các hoạt động biểu diễn, nhưng 2 đêm diễn vừa qua khiến tôi rất vui. Ở Huế, sân khấu thiết kế đơn giản, âm thanh, ánh sáng không bằng ở TP HCM, sinh viên thì nghèo đến tội nghiệp, nhưng họ luôn nhớ về anh Sơn. Ở TP HCM, đang hát thì trời mưa, phải ngừng nửa tiếng, vậy mà khán giả vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Điều này làm tôi xúc động ghê gớm. Mỗi lần nhìn thấy khán giả khóc thương anh Sơn, tôi cảm thấy vừa hãnh diện, vừa xúc động.
    TT: Có người nhận xét, giọng hát của chị không giống ai, và chị hát không theo một khuôn mẫu nào. Vậy cảm xúc của chị thế nào khi hát ca khúc của Trịnh Công Sơn?
    TVT: Ngay từ thời còn trẻ, tôi đã được anh Sơn giảng giải, phân tích về từng câu hát, và những giai điệu cùng lời ca bay bổng như thơ của anh thấm dần trong máu. Ban đầu, dù cảm nhận hết nội dung, nhưng nhiều khi tôi không tìm được cách biểu đạt trên sân khấu. Giờ đây, qua thời gian, tôi cảm thấy mình đã chín hơn, đã thể hiện được những điều anh Sơn muốn nói. Trong chương trình vừa rồi, tôi có một cảm giác rất lạ, như thể anh Sơn đứng ở phía sau lưng, vô hình, lặng lẽ nghe tôi hát. Và tôi hát bình thản một cách lạ lùng.
    TT: Lần trở về Việt Nam này, chị có kỷ niệm gì đặc biệt?
    TVT: Có rất nhiều điều đáng nhớ, đặc biệt là đêm sinh nhật của tôi trong phòng anh Sơn. Kể từ khi anh qua đời, anh em chúng tôi ít sinh hoạt văn nghệ, và căn phòng lúc nào cũng tĩnh lặng, nhưng hôm ấy, chị gái tôi đã đem đến một bất ngờ lớn. Ngoài bạn bè, chị mời hai vợ chồng thân thiết với gia đình, một người chơi piano, một người chơi violon, họ đánh lại đúng bản nhạc đã dành tặng anh Sơn vào sinh nhật cuối cùng của anh.
    TT: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng cảm mến nhiều bóng hồng, nhưng rồi cuối cùng ông vẫn sống cô đơn. Gia đình chị trước kia có ý kiến gì về chuyện gia đình của nhạc sĩ?
    TVT: Có lẽ đó một phần là duyên số. Mẹ tôi rất thoáng, không giục giã anh về chuyện xây dựng tổ ấm. Anh quý mến ai, gia đình cũng không có ý kiến gì. Thế nhưng, cả ba người phụ nữ qua đời anh đều không đậu lại. Mối tình đầu của anh là với một cô gái gốc Việt sống ở Pháp, người thứ hai là cô gái Nhật Bản, cô từng làm luận án tiến sĩ về anh Sơn. Người thứ ba thì nhiều người biết, đó là á hậu Vân Anh. Cô ấy rất dễ thương, buồn nỗi hai người không đi đến hôn nhân.
    Tuy nhiên, cũng có thể do nặng gánh gia đình mà anh Sơn đã lãng quên chuyện của bản thân. Ba tôi mất sớm, khi mẹ đang mang bầu tôi. Vì vậy, anh dồn cả tình thương, cùng mẹ lo cho cuộc sống của 7 đứa em. Chúng tôi rất quý trọng, đồng thời cũng nể sợ anh Sơn. Anh sống rất kỷ luật và có nguyên tắc. Mỗi khi đi đâu xa, anh đều gọi điện hoặc báo cho gia đình.
    TT: Điều chị mong mỏi nhất hiện nay là gì?
    TVT: Tôi đang cố gắng làm thế nào để biến căn nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, nơi anh Sơn đã sống, trở thành một nhà tưởng niệm. Tôi thấy mình có bổn phận làm việc này vì hàng ngày, vẫn có những người đến đây thăm viếng anh. Bản thân tôi ngày nào cũng thắp nhang, rồi hát cho anh nghe. Tôi cảm giác vẫn như có anh bên cạnh.
    nguồn: vnexpress.net
    <FONT face="Times New Roman" color=darkviolet><EM>Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)</EM></FONT>
    Được TCSKL sửa chữa / chuyển vào 22:15 ngày 02/01/2004
  10. realstar112

    realstar112 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    295
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH CÔNG SƠN ĐƯƠC TRAO GIẢI VÌ HOÀ BÌNH.
    ĐÂY LÀ NĂM THỨ 2 CỦA GIẢI NÀY.NGÀY 14/6/2003 , GIẢI NÀY LẦN ĐẦU ĐƯỢC TRAO TẠI BALI, TRƯỚC SỰ CHỨNG KIẾN CỦA 30 000 KHÁN GIẢ. NĂM THỨ 2 , GIẢI THƯỞNG SẼ ĐƯỢC TRAO TẠI HÀ NỘI. TỔNG ĐAO DIỄN LÀ MATT TAYLOR MỘT ĐẠO DIỄN NGƯỜI NHẬT SẼ LÀ TỔNG ĐAO DIỄN.
    CŨNG NHƯ LẦN TRƯỚC CÁC NGHỆ SỸ TRÊN THẾ GIỚI SẼ ĐẾN HÀ NỘI ĐỂ NHẬN SỰ TÔN VINH CỦA BAN TỔ CHỨC VỀ SỰ CỐNG HIẾN CỦA MÌNH CHO HOÀ BÌNH . CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN SẼ TỔ CHỨC TẠI NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI ĐÊM 19/6 NĂM NAY .
    TRỊNH CÔNG SƠN NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM TRONG HƠN 3 THẬP KỶ QUA . CÓ THỂ COI ANH LÀ NHẠC SỸ CHIẾN TRANH ĐẦU TIÊN Ở MIỀN NAM VIỆT NAM BỞI NHỮNG BẢN BALLAD VÀ NHỮNG BÀI CA PHẢN CHIẾN TỪ NHỮNG NĂM 60 .CA SỸ JOAN BEAZ CÒN VÍ TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ BOB DYLAN CỦA VIỆT NAM .ÔNG CHO RẰNG VỚI ƯỚT MY ( 59 ) KO AI GÂY ẢNH HƯỞNG TỚI TÂM TƯ NGƯỜI VIỆT NHIỀU NHƯ TRỊNH CÔNG SƠN.
    VÌ TRỊNH CÔNG SƠN ĐÃ MẤT NÊN TRỊNH VĨNH TRINH SẼ ĐẠI DIỆN THAM DỰ BUỔI HỌP BÁO TẠI NEW YORK 3/2 .
    NHẬN GIẢI LẦN NÀY NGOÀI TRỊNH CÔNG SƠN CÒN CÓ CÁC NGHỆ SỸ :BOB DYLAN , JOAN BEAZ , PETER PAUL N MARY .....

Chia sẻ trang này