1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự (nhặt nhạnh trên mạng và báo chí) về Nhạc TRỊNH

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi tigerlily, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nhân 3 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Lần đầu tiên đưa hợp xướng Dã Tràng ca lên sân khấu



    3 năm sau ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4), nhiều đêm nhạc Trịnh sẽ được tổ chức tại nhà hát, tụ điểm và phòng trà ca nhạc trên cả nước. Ca sĩ ánh Tuyết, người đến với nhạc Trịnh một cách khá bất ngờ và muộn màng (đang chuẩn bị làm một album nhạc Trịnh với phong cách riêng), cất công tìm kiếm để đưa lên sân khấu một bản trường ca chưa bao giờ được trình diễn và rất ít người biết tới của nhạc sĩ: bản Dã tràng ca.
    Sau khi thành công tới mức "gắn chết" với ca khúc Văn Cao, chị muốn gây ấn tượng mới với nhạc Trịnh Công Sơn chăng?
    Tôi không hát nhạc Trịnh để tìm chỗ đứng cho mình hay tìm đỉnh cao nghệ thuật gì cả. Thực ra trước đây, khi hát ở Quán Nhạc sĩ tôi đã từng thể hiện 2 bài của Trịnh Công Sơn: Đường xa vạn dặm và Lặng lẽ nơi này. Đến khi mở phòng trà ATB, để phục vụ khán giả, mỗi tuần có một đêm nhạc Trịnh, tôi bắt buộc phải xuất hiện nên cũng "rón rén" hát 2 bài. Tôi rất thận trọng khi chọn tác giả đã có tên tuổi và có nhiều ca sĩ khác đã thể hiện thành công. Tôi cũng không có khả năng bẩm sinh thể hiện những tác phẩm của Trịnh Công Sơn như Khánh Ly. Tôi chỉ có thể hát theo phong cách của mình, thể hiện tâm trạng cảm xúc của mình, không ngờ một số khán giả nghe và thích. Chính khán giả đã khuyến khích tôi.
    Thế còn việc tìm kiếm "Dã tràng ca"?
    Gia tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn rất lớn, nhiều bài chưa ai hát, chưa dàn dựng. dã tràng ca là một tác phẩm khá đặc biệt. Nó là một trường ca với 2 phần, 13 chương, được viết khi nhạc sĩ còn là sinh viên sư phạm Quy Nhơn và lâu nay gần như "mất tích", ít người biết về nó, cho đến khi một thành viên ban hợp xướng trước đây của trường Sư phạm Quy Nhơn tìm thấy. Nếu có người hoà âm giỏi, theo tôi, đây sẽ là một bài dựng hợp xướng rất hay, và nó sẽ khẳng định thêm về tài năng của Trịnh Công Sơn ở khu vực âm nhạc còn ít người biết tới. Vì vậy tôi đã quyết định dàn dựng tác phẩm này trong điều kiện cho phép của nhóm ATB và lấy nó làm chủ đề cho một chương trình hơn 20 tác phẩm biểu diễn đúng vào dịp kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhạc sĩ (1 và 2/4), Trước đó, chương trình Dã tràng ca định ra diễn tại cung văn hoá Hữu nghị Hà Nội trong dịp này (1,2,3/4) nhưng do không lấy được địa điểm nên chỉ diễn tại phòng trà ATB. Tuy nhiên tôi sẽ tìm thêm cơ hội đưa chương trình này ra với khán giả, có thể trong Festival Huế 2004 tháng 6 tới đây.
    Theo Thể thao Văn hoá
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tưởng nhớ 3 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tối 2-4-2004, tại hội quán Hội Ngộ (làng du lịch Bình Quới 1, quận Bình Thạnh) sẽ diễn ra chương trình ca nhạc đặc biệt ?oĐồng dao Hòa Bình? với sự góp mặt của các ca sĩ, nhạc sĩ: Cẩm Vân, Bảo Phúc, Lan Ngọc, Phương Thanh, Hồng Hạnh, Quang Dũng, Khắc Dũng, Trần Mạnh Tuấn, Thùy Dương? Chương trình do nhà thơ Đỗ Trung Quân viết kịch bản và dẫn chuyện, đạo diễn Đinh Anh Dũng dàn dựng.
  3. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Một bản hợp xướng như thế mà lại tấu trong 1 phòng trà, nghĩ cũng là điều đáng tiếc.
    Nhưng dù sao, cũng là 1 cố gắng đáng khâm phục của ca sĩ Ánh Tuyết . Chỉ không hiểu là, nếu hát chung với 1 giàn đại hợp xướng, giọng Ánh Tuyết tuy kỹ thuật cao, nhưng có đủ cường độ để thể hiện sự tương phản và sự vô vọng của thân phận dã tràng âm thầm lặng câm giữa sóng biển gào thét không ?
    Ước ao được nghe thử .
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 23:22 ngày 01/04/2004
  4. g8ubvn

    g8ubvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    1
    Đạo diễn Lê Dân và bộ phim về Trịnh Công Sơn
    Tác phẩm có tên gọi "Trịnh Công Sơn sống và yêu" được quay tại Nhật và Pháp. Đạo diễn Lê Dân tâm sự, bộ phim của ông sẽ có chất lượng nghệ thuật cao nhưng vẫn ăn khách.
    - Ông sẽ mang đời sống thật của nhân vật vào phim hay thêm phần hư cấu?
    - Tôi không muốn một ai xem phim xong sẽ nói: ?oĐây không phải là Trịnh Công Sơn?. Cuộc đời và tác phẩm của anh quá phong phú, không cần phải hư cấu thêm điều gì, truyện phim vẫn đầy tính hấp dẫn. Tác phẩm này sẽ là một phim truyện đầy chất tài liệu. Điều đó sẽ tạo nên sức hấp dẫn của phim.
    - Những bản nhạc của Trịnh Công Sơn được đưa vào phim như thế nào?
    - Suốt đời anh, cuộc sống và âm nhạc gắn bó nhau, không tách rời. Vậy nói về anh, phải có nhạc và khi đưa nhạc vào phim, phải có anh. Điều cốt yếu là phải toát ra được cái hồn của nhạc, cái chất của Trịnh Công Sơn. Những người ái mộ hằng tôn vinh anh là nhạc sĩ của tình yêu, quê hương và thân phận. Anh vẫn sống mãi qua thời gian. Quan niệm cùng cách sống và cách yêu của anh qua hơn 500 bài hát là những thông điệp quý giá đầy lòng nhân ái gởi đến cho người đời. Phim phải chọn lọc những gì tinh túy nhất của anh để nói lên điều ấy.
    - Yếu tố hấp dẫn khán giả của phim ở điểm nào?
    - Chúng tôi không đặt nặng vào tính toán lời lỗ, chỉ mong sao tác phẩm thành công về mặt nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ hết sức cố gắng để làm nên một bộ phim hấp dẫn và xúc động với khán giả. Tháng 2/2004 vừa rồi, tôi đã đến Pháp để chuẩn bị bối cảnh quay ở Paris, nơi cô nữ sinh viên Nhật Yoshi Michiko đã trình bày luận án thạc sĩ: Những bài hát chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn và cũng là nơi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhà văn Nguyễn Quang Sáng được mời sang tiếp cận với kiều bào tại Pháp. Vào tháng 5 tới, chúng tôi lại đi Nhật để chuẩn bị những cảnh quay tiếp theo, tại xứ sở Trịnh Công Sơn đã được tiếp đón và tôn vinh, với giải thưởng Đĩa vàng năm 1969. Trong mỗi chuyến đi như thế, chúng tôi sẽ hợp tác với các bạn ở nước ngoài và chào hàng trước phim của mình.Chúng tôi muốn chứng minh rằng phim nghệ thuật vẫn có khán giả và có thị trường nếu được chuẩn bị tốt và làm tốt.
    Được g8ubvn sửa chữa / chuyển vào 04:23 ngày 02/04/2004
  5. TCSKL

    TCSKL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Những bức ảnh gợi nhớ Trịnh Công Sơn​
    Theo Thanh Niên
    Hầu như tất cả những ai có dịp cầm máy ghi lại hình ảnh nhạc sĩ họ Trịnh đều lưu giữ trong lòng những cảm xúc, kỷ niệm khó quên về người nhạc sĩ tài hoa này, cả trước, trong và sau khi chụp...
    Đào Hoa Nữ và "tấm thảm bay" Một cõi đi về
    Ở quán Hội Ngộ (Khu du lịch Bình Quới, Thanh Đa, TP Hồ Chí Minh) có một bức ảnh lớn chụp nhạc sĩ đang ngồi chơi guitar trên nền ca khúc Một cõi đi về khổng lồ, bản nhạc tựa như một tấm thảm bay để "Aladin - Trịnh Công Sơn" phiêu du... Dưới đây là lời tác giả Đào Hoa Nữ
    Hồi tôi còn là một cô bé thì anh Sơn đã nổi tiếng. Ở Huế, nhà tôi ở Phú Cam, còn nhà anh Sơn... gần cầu Phú Cam - nghĩa là rất gần nhau, cả địa lý lẫn "nghề nghiệp", nhưng vốn ngại tiếp xúc với người nổi tiếng nên tôi không dám cầu thân. Chỉ đến những năm 1977-1980, tôi mới có dịp đi hát "giới thiệu ca khúc mới" với các anh Trịnh Công Sơn, Trương Quốc Khánh, Nguyễn Nam, Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn... Có những khuya, đi diễn từ vùng xa về, xe bị "pan", các anh xuống xe, vừa hát hò vừa đẩy xe, chỉ có tôi được "ưu tiên" ngự trên xe... Lần đầu tiên tôi chụp ảnh anh Sơn là sau đợt anh xuất viện (lần đầu) về nhà. Lúc ấy, anh Đinh Hiếu ở Đài Phát thanh - Truyền hình Huế có vào TP HCM nhờ tôi dẫn đến nhà anh Sơn để anh ấy ghi hình, nhân đó tôi có chụp ảnh anh. Nhà chật, mà đèn quay phim nóng quá nên tôi chỉ chụp được khoảng chục kiểu ảnh. Về nhà thấy tiếc, vậy là tôi cố hình dung ra những kiểu ảnh mình sẽ chụp Trịnh Công Sơn. Tôi đã mua một cuộn giấy cứng khổ lớn (bề ngang 1,6 mét - dài 5 mét), kẻ khuôn nhạc và viết lên đó những nốt nhạc của ca khúc Một cõi đi về, còn phần tựa và lời sẽ nhờ anh Sơn ghi vào, như là thủ bút của tác giả. Tôi trao đổi với anh Sơn và được anh đồng ý. Một hôm anh gọi tôi đến, vẽ chữ xong, anh và tôi treo bản nhạc lên, phần cuối chạm nền nhà như hình chữ L, anh Sơn ôm đàn ngồi vào đó và hát chính bản nhạc "nền" này. Tôi chụp chân dung anh ở nhiều góc độ, nhiều tư thế nhưng mới chụp được khoảng 15 phút thì có người bạn đến giục anh đi viếng vợ họa sĩ Trịnh Cung. Anh Sơn bảo: "Mình quên khuấy đi. Hẹn tôi hôm khác vậy?. Nhưng tôi đã không còn dịp nào nữa".
    Duy Anh: "Tiếc là tôi đã... quá thần tượng anh"
    Tôi chụp chân dung Trịnh Công Sơn nhiều nhất vào những năm 1993-1994. Điều thú vị là những bức ảnh sau khi công bố có rất nhiều người quen có, lạ có, có cả đồng nghiệp nữa - ngỏ ý mua lại với mong muốn có một tấm ảnh đẹp của anh treo trong nhà. Thấy mọi người ái mộ, thương yêu anh, nên tôi tặng ảnh chứ không bán. Có khi tôi mang ảnh đến tặng anh thì được anh khen: "Ồ, cái lumière (ánh sáng) của Duy Anh lạ quá !".
    Những khi tôi ngỏ lời muốn chụp ảnh thì anh cũng tỏ ra rất thân tình, dễ chịu, nhưng tôi không nghĩ anh là người thích được chụp hình. Những lần tôi đến chụp, anh không nói gì nhiều, chỉ lặng lẽ bắc chiếc ghế ra ngồi cùng điếu thuốc trên tay, tôi cứ thế mà chụp. Chỉ một lần duy nhất tôi mạnh dạn đề nghị được chụp trong xưởng vẽ của anh và được anh chấp nhận. Điều tôi còn luyến tiếc mãi là trong nhà anh rất thiếu ánh sáng, nhưng anh ngồi sao thì tôi chụp vậy, chứ chưa dám một lần đề nghị anh được sắp xếp, dàn dựng một tấm ảnh đúng theo ý mình. Bởi vì tôi quá thần tượng anh, thần tượng ngay từ thời còn là học sinh trung học, sau này tôi cũng có những tác phẩm lấy ý tưởng từ âm nhạc của anh, nên đứng trước anh tôi không đủ sức để đưa ra ý kiến của mình nữa. Có lẽ vì thế nên mãi tận bây giờ tôi vẫn chưa có được một tấm ảnh ưng ý nhất về anh.
    Người chụp ảnh nghiệp dư và bức chân dung thần tượng
    Ngay lối đi vào của quán Hội Ngộ còn có tấm hình chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đen trắng được phóng lớn để ở một vị trí trang trọng. Bức ảnh được hội quán lấy làm hình ảnh chủ đề cho album nhạc Trịnh Công Sơn Về nơi cuối trời và được chọn làm hình nền chủ đề cho Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Festival âm nhạc đa quốc gia "San Valvario - Mon Amour" tại Turin, Italy (19/10/2003). Các tác phẩm trưng bày ở hội quán hầu hết là của những nghệ sĩ nổi tiếng hoặc những người bạn thân thiết của Trịnh Công Sơn gửi tặng. Nhưng tác giả tấm hình này, ông Lê Hưng, một tay máy nghiệp dư thì chỉ nhận mình là người hâm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
    Là một thầy giáo nhưng ông Lê Hưng lại có thú đam mê chụp ảnh. Khoảng năm 1978-1979, qua sự giới thiệu của họa sĩ Vũ Hối, ông đã gặp Trịnh Công Sơn lần đầu tiên ở Hội quán Văn nghệ. Ông xin được chụp chân dung nhạc sĩ và được nhạc sĩ đồng ý. "Tôi thấy anh Sơn hay hút thuốc mà hút thuốc thì phải có vẻ trầm ngâm suy tư, vì vậy phải làm sao tạo được một chút khói và phải nhìn nghiêng sẽ thấy khuôn mặt anh đầy đặn hơn, có chút trầm tư nhìn xa vắng như chờ đợi... Tôi cũng có "đạo diễn" nhưng chỉ ít thôi, ở thế giơ tay lên, đưa tay xuống. Phải mất 4-5 kiểu ảnh, anh Sơn hút hết gần điếu thuốc tôi mới có được tấm này". Ông còn cho biết một phát hiện thú vị: ?oNếu để ý kỹ bức hình này sẽ thấy cái băng keo trắng dán giữa hai mắt kính cho thấy hình như cái gọng kính đó đã bị nứt rồi. Có thể chiếc kính này là của một người nào đó tặng, anh Sơn quý và vẫn đeo".
    nguồn: vnexpress.net
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... (TCS)
  6. mct1174

    mct1174 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    ''''Trịnh Công Sơn - sống và yêu'''': Phim truyện nhựa đầu tiên về nhạc sĩ

    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ngày 27.4.1995 tại Hà Nội.
    Cuối năm 2004, phim sẽ được bấm máy và khoảng cuối tháng 4.2005 sẽ hoàn thành. PV Báo Lao Động có cuộc trao đổi ngắn với NSƯT Lê Dân - tác giả kịch bản và đạo diễn của phim.
    Bắt tay vào viết kịch bản về một nhạc sĩ như Trịnh Công Sơn, ông gặp thuận lợi nhiều hơn hay khó khăn nhiều hơn, thưa ĐD Lê Dân?
    - Tôi và anh Sơn biết nhau đã lâu, từ thời còn tham gia phong trào đấu tranh của HS-SV Sài Gòn Gia Định những năm chống Mỹ. Khi anh mất, tôi đã tự hứa sẽ làm một bộ phim về anh. Tôi đã góp được nhiều tư liệu, từ nhiều nguồn. Có thể nói tôi đã "sống trong không khí Trịnh Công Sơn" từ ba năm qua, đặc biệt là từ nửa năm nay khi bắt tay viết kịch bản. Tôi muốn làm một bộ phim về anh mà sau đó, khi xem xong không khán giả nào thất vọng nói "Đây không phải là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn".
    ~ Ngay cái tên phim có vẻ đã hứa hẹn sẽ là phim thu hút khán giả?
    - Tôi và một số bạn bè cùng tâm huyết khi làm phim không đặt nặng vấn đề lời-lỗ. Chúng tôi đã thành lập hãng phim tư nhân mang tên Tân Hữu Nghị. Đúng ngày 1.4.2004 chúng tôi nhận được giấy phép thành lập. Ngoài ra, phim sẽ có sự hợp tác của hai đối tác từ Nhật Bản và Pháp. Theo dự kiến phim có hai tập, mỗi tập 90 phút khi chiếu trong nước còn khi phát hành ra nước ngòai thì gom lại thành một tập.
    ~ Một vấn đề "gay cấn" phải chăng là việc chọn diễn viên cho phim, thưa ông?
    - Đây là một bộ phim truyện nhựa. Tôi không mô tả cụôc đời của anh Sơn từ đầu chí cuối. Gương mặt của anh không xuất hiện nhiều. Chính vì vậy, là phim truyện nhưng đậm chất tư liệu. Một nhân vật nữa rất quan trọng của phim là những tác phẩm của anh. Phần hậu kỳ sẽ được thực hiện ở nước ngoài để bảo đảm chất lượng kỹ thuật âm thanh.

    Theo Lao Động
  7. thegioitre

    thegioitre Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Trịnh, internet và ngôi nhà tình yêu

    Một poster design bởi thành viên box nhạc Trịnh
    TTO - Thể nào, hôm nay họ cũng gặp nhau vì đã là thông lệ từ vài năm nay, tính từ cái ngày đầu một gã si mê Trịnh nào đấy trên mạng Trái tim Việt Nam mở cửa chiêu hiền đãi sĩ dốc tay dựng cho Trịnh ngôi nhà tình yêu trên mạng.
    Gã si mê Trịnh ấy có cái nick rất mỹ miều: Nguyệt Ca. Vào một trưa tháng sáu năm 2002, gã post lên mạng một lời kêu gọi khá là tình cảm: "Thưa các bạn , lúc sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng có một ước muốn, một ước muốn thật giản dị mà đẹp vô cùng , đó là xây dựng một nhà tình yêu. Ngày hôm nay, tất cả chúng ta cùng ta cùng về tập họp nơi đây, box nhạc Trịnh Công Sơn này, với một lòng kính yêu và nuối tiếc một con người tài hoa - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi và các bạn đều mong mỏi Box nhạc TCS sẽ trở thành một "nhà tình yêu ", nơi mà mọi người yêu thương nhau và coi nhau như bạn bè, như người thân một nhà vậy...".
    Và chỉ chờ có thế, những trái tim từng bao lần thổn thức trước những giai điệu rất đời mà cũng rất thiền của người nhạc sĩ tên Sơn đã đến với box nhạc Trịnh. 10... 30... 50... 100... 300..., đến giờ không còn rõ đã có bao nhiêu thành viên của các box này nữa, nhưng nó lại là nơi lai vãng rất thường xuyên của những khách ngoại đạo, vì ngôi nhà tình yêu này là cả một kho tàng quý giá về nhạc Trịnh.
    Đó là nơi dành cho mọi người chia sẻ cảm xúc và cách Nghe nhạc Trịnh, nơi cùng nhau Hiểu nhạc Trịnh, Cảm nhạc Trịnh, đến những Lan man cùng nhạc Trịnh, những dòng nhật ký viết cho mình và cho những người cùng tâm hồn, cả những truyện ngắn, bài thơ dành cho các thành viên của ngôi nhà đặc biệt này...
    Ngôi nhà tình yêu, đó là một chốn hò hẹn trực tuyến để cùng chia cho nhau một bài nhạc mới tìm được, là nơi tranh luận về chuyện ai hát nhạc TCS hay nhất?, chuyện ca sĩ trẻ bây giờ hát nhạc Trịnh nghe có được không? hay thêm vào một chuyện cũ Xung đột giữa Cao siêu và Bình dị trong cảm nhận nhạc Trịnh... hay luận bàn về chữ vô thường trong âm nhạc và con người của nhạc sĩ tài hoa này...
    Có quá nhiều thứ để nói, để học, để cảm xoay quanh con người và nhân cách tuyệt diệu này, nên có lẽ rất thừa nếu cứ nói mãi về những chủ đề, những buổi họp mặt offline của những người còn trẻ, rất trẻ nhưng niềm đam mê âm nhạc Trịnh Công Sơn ăm ắp đầy.
    Theo Tuoi tre Online
    song trong doi song, can co mot tam long...
    de lam gi em biet khong? de gio cuon di....
  8. metnhi

    metnhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    TRỊNH CÔNG SƠN - NGƯỜI DẠY TÔI SỰ LỊCH LÃMHoạ sỹ Trịnh Cung
    Tôi học được ở Trịnh Công Sơn về sự lịch lãm từ lúc còn rất trẻ, chính xác hơn là lúc tôi rời bỏ trường trung học Võ Tánh - Nha Trang, ra Huế học Mỹ thuật năm 1957.Sơn, lúc bấy giờ là một thanh niên của cố đô Huế, xuất thân là một cậu ấm được hấp thụ cả hai nền văn hoá Việt - Pháp.Trái lại tôi là một gã học sinh tỉnh lẻ, con nhà nghèo từ lúc lọt lòng mẹ.
    Tôi thích Sơn ngay lần đầu gặp đầu tiên vì cách cảm về văn nghệ cũng như cách sống của anh, vừa tinh tế, vừa mới mẻ lại ấm áp tình bạn.Và tôi đã lớn dần lên về mặt tâm hồn lẫn sự lịch lãm từ tình bạn này.
    Ngoài sự chia sẻ về cảm thụ văn học, âm nhạc, Sơn còn dạy tôi khiêu vũ.Sơn nhảy beebop rất đẹp.Mỗi lần bán được tranh, tôi và Sơn đi ăn cơm Tây và sau đấy đến vũ trường.Không được làm bạn với Sơn, chắc bây giờ khi ăn cơm Tây tôi sẽ lọng cọng với muỗng nĩa hay uống nhầm rượu vang đỏ khi ăn cá và uống rược vang trắng khi ăn thịt.Cũng nhờ Sơn mà lúc trẻ tôi biết ăn mặc khi đi làm, khi đi dự tiệc, biết thế nào là một bộ veston đẹp, lịch sự với một chiếc cà vạt lụa và vững vàng với một đôi giày da đúng cách.
    Đó cũng là lần đầu tiên tôi sắm được cho mình một bộ veston bằng vải dormeuil của Anh do nhà may nổi tiếng Jean Tailor thực hiện, và một đôi giày da cuat Trinh Shoe''s - nhà đóng giày bậc nhất của VN thời ấy.Thật là thú vị khi khoác lên người những áo quần được may bởi các thợ may tài danh thời bấy giờ như Tân Tân, Jean Tailor chuyên về veston.Các nhà may De Fouquière, La Ligne chuyên về sơ - mi.Giày da cho nam giới có Trinh Shoe''s, giày nữ có Belle.Mỗi dịp về ăn Tết với mẹ và các em, Sơn đều mang về những món quà từ những thương hiệu ấy.Sự thú vị đặc biệt được cảm nhận khi ăn mặc, ngoài chất và màu vải, chính là " nghệ thuật cắt " mà các nhà chuyên môn gọi là cách "cúp".Người ta có thể may giống bất cứ kiểu quần áo nào, nhưng để có một bộ quần áo "chic" đúng nghĩa, người may phải đưọc học với những bậc thầy trong nghề để được truyền bí quyết của cách " cúp".Hồi đó ở Sài Gòn, người ta không dùng từ nhà tạo mẫu hày là nhà thiết kế thời trang, mà chỉ dùng từ đơn giản là nhà may ( tailor).Nhưng chắc chắn rằng các nhà thiết kế hiện đại của chúng ta ngày nay ít có người có trình độ " cúp" quần áo như những nhà may đã nêu.
    Vào năm báo Phụ nữ lần đầu tiên tổ chức cuộc thi Hoa hậu áo dài, Sơn đã không mặc được bộ veston do một nhà may danh tiếng ở SG thiết kế, dù đã được may đo cẩn thận.Đây là món quà giá trị của ban tổ chức tặng cho các giám khảo cuộc thi để mặc cho buổi lễ khai mạc, nhưng Sơn có cảm giác như mang trên người một cái hộp bằng vải.Sau đó vài ngày, tôi đã chứng kiến anh tặng lại bộ veston này cho người bạn lớn tuổi.
    Sự lịch lãm trong đời sống tinh thần và vật chất của Sơn đã ảnh hưởng một cách sâu đậm đến cách sống của tôi.Từ lúc còn đi học cho đến ngày nay, lúc nào và bất kì ở đâu,Sơn cũng đều mang phong thái thanh lịch trong cư xử với bạn bè và mọi người.Sơn không bao giờ để cho những người bạn nghèo hơn mình phải trả tiền mỗi lần đi hàng quán , Sơn thường tổ chức góp tiền giúp bạn gặp tai nạn hoặc gặp khó khăn.Và tất nhiên, Sơn luôn là người đóng góp nhiều hơn chúng tôi.
    Những ngày cuối đời của Sơn, dù bệnh tật đã vắt kiệt sức, Sơn vẫn giữ được phong thái thanh lịch khi nằm trên giường bệnh, tất cả mọi điều đau đớn và tuyệt vọng Sơn đều để nó diễn ra một cách nhẹ nhàng.Hơn 2 năm rồi, chúng ta không còn ngồi với anh ở một góc phố hay ở bất cứ nơi thân quen nào để nhìn cuộc đời đang hối hả ngược xuôi hay lặng lẽ chìm lắng, Trịnh Công Sơn - một con người sống lịch lãm cho đến tận hơi thở cuối cùng, như vẫn cùng chúng ta chia sẻ niềm vui và nỗi đau của cuộc đời này.
    Báo Phụ Nữ
    Được metnhi sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 03/04/2004
  9. minhminh

    minhminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Một thư viện Trịnh Công Sơn tại Ý


    Vừa qua, vài chục khách mời danh dự người Ý (những VIP của thành phố Torino) và một số khách người Pháp đã có mặt trong hội quán nhạc jazz ở Trung tâm văn hóa Việt - Ý tại Torino để thưởng thức một đêm hòa nhạc và tiệc nhẹ nhằm ủng hộ và tài trợ kinh phí cho việc hình thành một thư viện về Trịnh Công Sơn tại Ý.
    Ý tưởng này là của chị Sandra Scagliotti - giám đốc Nhà văn hóa Việt - Ý. Trong buổi tiệc ra mắt thư viện, chị Sandra đã kể lại những cảm xúc trong chuyến lưu diễn cùng chồng tại VN vào cuối năm 2003.
    Chính những tình cảm và sự nồng nhiệt của công chúng VN tại Hà Nội - Huế - TP.HCM đã thôi thúc chị và ?oông xã?, nghệ sĩ nhạc jazz Fulvio Albano, mạnh dạn thành lập thư viện Trịnh Công Sơn từ đề xuất của những người bạn trẻ của Trịnh Công Sơn ở châu Âu, đặc biệt là những anh em trong nhóm Quĩ tương trợ cựu sinh viên Việt - Ý (Group Vietnamiti) đã thầm lặng từ nhiều năm nay hết lòng hỗ trợ các dự án văn hóa của chị Sandra Scaglotti.
    Thư viện Trịnh Công Sơn tại Ý sẽ phối hợp chặt chẽ cùng gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các bè bạn tại VN, các hội đoàn và tổ chức văn hóa yêu mến Trịnh Công Sơn ở các nước để thực hiện việc lưu trữ, dịch thuật, phân loại, đánh giá về gia tài âm nhạc và con người của Trịnh Công Sơn, phục vụ công chúng và giới sinh viên, các nhà nghiên cứu ở nước ngoài.
    Trong giai đoạn 2004-2005, thư viện Trịnh Công Sơn sẽ nhắm đến các hoạt động sau:
    - Thành lập và phát triển một thư viện về tài liệu, sách báo, nhạc phẩm? thật đầy đủ về Trịnh Công Sơn tại Torino, dự kiến mở cửa phục vụ công chúng vào tháng 6-2004.
    - Thành lập và phát triển song song một thư viện về Trịnh Công Sơn trên mạng theo địa chỉ www.TrinhCongSonONLINE.com để góp phần trao đổi thông tin đến bạn bè khắp nơi.
    - Phát hành định kỳ mỗi sáu tháng một đặc san song ngữ Việt - Anh (cùng nhiều phụ lục bằng tiếng Pháp, Ý, Đức, Nhật, Hoa?) mang tên Chân dung Trịnh Công Sơn để giới thiệu những bài viết về Trịnh Công Sơn cũng như các hoạt động mới nhất của thư viện.
    Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về thư viện Trịnh Công Sơn cũng như Nhà văn hóa Việt - Ý tại Torino qua website www.centrostudivietnamiti.it/emporio.

    Theo TTO
    Tôi vẫn nhìn thấy em giữa đám đông xa lạ
    Vì em mang trong mắt nỗi yêu đời thiết tha...
  10. hayashi

    hayashi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ Thái Hoà với ''Đồng dao hòa bình''
    Đã ba năm nay, người dân Sài Gòn có một thói quen: chờ đợi ngày giỗ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào đầu tháng tư. Ngày mồng 1, căn nhà của nhạc sĩ như chật chội hơn với đông đảo khán giả đến thắp hương. Dưới đây là dòng tâm sự của ca sĩ Thái Hoà.
    Tôi bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất buổi sáng ngày giỗ cố nhạc sĩ. Vẫn thổn thức như mọi chuyến về nước hàng năm của một đứa con xa Tổ quốc, nhưng lần này là trở về vòng tay của gia đình và bạn bè Hội quán hội ngộ? Hai giờ sau, tôi cùng bạn bè đi đón ca sĩ người Mỹ Jennifer Thomas - một người bạn mà sau 7 năm mới gặp lại. Theo ngôn ngữ tiếng Việt lơ lớ của Jennifer, tất cả tình cảm là để "nhớ đến chú Sơn".
    11h30'', chúng tôi có mặt tại nghĩa trang Gò Dưa, chùa Quảng Bình bên phần mộ người nhạc sĩ, thắp một nén hương lòng, mở chai rượu mạnh và ngẫm nghĩ lại vào đúng giờ phút này 3 năm trước.
    - Jennifer ơi! Phải hát thôi. - Nhưng làm sao có đàn ở đây. Và chúng tôi chợt nhìn thấy một người đang ngồi ôm đàn hát nghêu ngao cách đó không xa? Vậy là trên điệu nhạc dạo thật đơn giản của chiếc đàn guitar chưa kịp so dây, với người bạn vừa mới quen, chúng tôi hát lại bài hát quen thuộc trước nấm mồ người nhạc sĩ qua giọng hát trong vắt của Jennifer? ?oTuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay, tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời?. Sau đó, chúng tôi đã thăm lại ngôi nhà 47 C Phạm Ngọc Thạch vào buổi tối, tham dự đêm Đồng Dao Hoà Bình tối 2/4 ở Hội quán Hội ngộ Bình Quới và đêm hôm sau tại Khu Đồng Vọng, Bình Dương.
    19h30'' đêm 2/4, hơn 7.000 người đã đến khu Bình Quới, Thanh Đa - một con số vượt xa mọi dự tính của ban tổ chức. Đúng 20h, chương trình bắt đầu với những đoạn video tưởng niệm ghi sẵn của đạo diễn Đinh Anh Dũng, biên tập Đỗ Trung Quân và guitar Thanh Huy. Nhân ảnh về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dần dần tái hiện, hoành tráng nhưng chân tình, mộc mạc nhưng đầy ấn tượng.
    Hai hôm sau đêm Đồng dao hòa bình, tôi và những người trong cuộc vẫn không vượt qua cảm xúc ?obồng bềnh? khó tả về ấn tượng của một sân chơi âm nhạc. Một Hồng Hạnh với Ca dao mẹ như xuất hiện từ Thủy Cung để trả lời cho thắc mắc ?oSân khấu ở đâu??. Một Jennifer Thomas trong tà áo dài trắng thanh thoát như giọng hát của cô, rón rén bước ra cùng MC và biên tập chương trình Đỗ Trung Quân để hát Còn tuổi nào cho em. Và cô gái Mỹ tóc vàng đã tình nguyện trả lời MC Phương Thảo bằng tiếng Việt rành rõi về những kỷ niệm với chú Sơn. Cảm xúc được đưa lên đến cao trào trong phần trình diễn của Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh và Trần Mạnh Tuấn? Tiếng trực thăng ầm ĩ, hỏa châu sáng chói đạn bom nổ xé tai trong đoạn video minh họa làm choáng ngợp không gian bỗng chốc chùng xuống đến xé lòng qua tiếng khóc của trẻ thơ và lời ru của cô "bống" Hồng Nhung.
    Rồi tôi trở về với những lời buồn trong bài Phúc âm buồn? Tôi hát như thả hồn mình vào tiếng guitar của Huy và tiếng violon réo rắt của Luận. Và tôi chợt nhớ đến đoạn cô gái người Nhật Bản Michiko Yoshii đã viết trong luận văn tốt nghiệp: ?oChừng nào cái xấu và cái ác của con người vẫn còn tồn tại thì những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn sẽ mãi mãi còn được phổ biến để thức tỉnh trái tim con người?.
    Trịnh Vĩnh Trinh với chất giọng Huế độc đáo trong Ru đời đi nhé lại làm say mê người nghe với cách nhả lời độc quyền của giọng Trịnh: ?oChân đi nằng nặng hoang mang, tai nghe tịch lặng rơi nhanh, dưới khe im lìm?. Phương Thanh bỗng thật dịu dàng đến bất ngờ trong tà áo dài trắng thật dễ thương và khép nép với Diễm Xưa? làm mọi người thích thú khi luôn nghĩ về một cô ?oChanh? vốn rất sôi động trên sân khấu ca nhạc. Cẩm Vân, Lan Ngọc vẫn nồng nàn với những phong cách và bản lĩnh của những giọng ca lâu năm đã gắn bó cùng âm nhạc Trịnh.
    Bảo Phúc và Trần Mạnh Tuấn lúc sâu lắng, lúc dữ dội khi tưởng nhớ người anh, người bạn Trịnh Công Sơn? Thanh Lam vẫn gân guốc và huyễn hoặc nhạc Trịnh theo triết lý của riêng cô và còn nhiều lắm sự góp mặt của các giọng ca Khắc Dũng, Thùy Dương, Hoàng Trung, Bích Hồng, những người đã luôn gắn bó với nơi này qua những đêm nhạc tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa. 30 hội viên HQHN đã kết thúc đêm nhạc bằng hợp ca Đồng dao hòa bình - chủ đề của năm nay.
    Hình ảnh sau cùng đọng lại trong tôi sau đêm diễn là cành bông sen tím, xám ngắt bỗng được hồi sinh, bớt xanh xao và từ từ lấy lại sắc màu đỏ thắm? một thông điệp đầy nhân bản về luật luân hồi trong triết lý Phật giáo.
    Thái Hòa
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/04/3B9D1655/

Chia sẻ trang này