1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự nước Đức.

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi Quake3games, 12/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Kỉ niệm ngày giải phóng Ausschwitz
    Ngày 27-1 là ngày kỉ niệm 60 năm giải phóng trại tập trung Ausschwitz, hiện nằm trên lãnh thổ Ba Lan. Trong thời Đức Quốc Xã trại này là nơi diễn ra cuộc tàn sát từ 1,1 đến 1,5 triệu người bằng hơi ngạt, trong đó có 960.000 người Do Thái bị đưa từ Hung, Ba Lan, Pháp và Hoà Lan đến.
    Nhân dịp này người dân Đức đã bày tỏ những ân hận về quá khứ. Tổng thống Đức Köhler sẽ sang Ba Lan để dự lễ tưởng niệm ở trại Auschwitz dù se không có bài phát biểu. Quốc hội Âu châu sẽ đưa ra một nghị quyết chung để lên án vụ Đức Quốc Xã tàn sát dã man ở Ausschwitz.
    Trong buổi lễ tưởng niệm do Hội Nạn nhân Ausschwitz tổ chức vào ngày 25-1, thủ tướng Đức Schröder đã bày tỏ sự xấu hổ đối với người chết và người còn sống sót từ trại Ausschwitz. Ông tuyên bố rằng tuyệt đại đa số người Đức hiện nay không có tội gì trong việc tàn sát người Do Thái nhưng sẽ nhận trách nhiệm đặc biệt đối với cộng đồng Do Thái và sẽ dùng quyền lực nhà nước để ngăn chặn nạn kì thị Do Thái.
    Trước đó vào ngày 24-1, tại một buổi tưởng niệm Ausschwitz ở Liên Hiệp Quốc, ngoại trưởng Đức Fischer đã xác định rằng tội ác của Đức Quốc Xã ở Ausschwitz là một phần của lịch sử nước Đức và để lại cho Đức một bài học lịch sử. Đó là bài học bắt người Đức phải đấu tranh đối với mọi hình thức bài Do Thái, kì thị chủng tộc, bài ngoại và bất bao dung.
    Fischer xác định tầm quan trong đặc biệt của quan hệ Đức-Israel và xem quyền sinh tồn của Israel và an ninh của người dân Israel là một quan niệm bất di bất dịch trong chính sách ngoại giao của Đức. Cũng nên biết thêm rằng, các đại diện quốc gia Ả Rập đã phản đối Israel bằng cách không tham dự buổi tưởng niệm việc tàn sát người Do Thái tại LHQ này.
    Đức tìm cách chống biểu tình cực hữu
    Sau khi đảng cực hữu NPD khiêu khích quốc hội tiểu bang Sachsen, các chính đảng dân chủ Đức đã thảo luận sôi nổi về cách thức chống cực hữu. Hôm đó 12 dân biểu đảng cực hữu NPD (vừa đắc cử vào quốc hội) đã đứng dậy bỏ ra ngoài khi toàn thể dân biểu trong quốc hội tiểu bang Sachsen nghiêng mình tưởng niệm ngày giải phóng trại tập trung và tàn sát người Do Thái ở Ausschwitz.
    Các dân biểu NPD này đã lên án việc quân đội đồng minh giội bom tàn phá thành phố Dresden cũng giống như hành động tàn sát người Do Thái. Một dân biểu NPD còn đổ lỗi là chính phủ Mĩ là người gây ra Thế chiến thứ 2 và đòi mở rộng nước Đức ra tận đến những biên giới ngày xưa của đế quốc Đức - đến tận sông Maas ở phía Tây và sông Memel ở phía Đông.
    Sau khi nghiên cứu thấy khả năng nộp lại đơn xin cấm đảng NPD hoạt động không thành công, nhiều chính trị gia Đức nghiên cứu biện pháp giới hạn quyền biểu tình của các nhóm ca tụng Hitler - nhất là khi biết rằng các nhóm này dự định sẽ biểu tình lớn nhân ngày Kỉ niệm chấm dứt Đệ nhị Thế chiến 8-5. Bộ trưởng nội vụ tiểu bang Schily cho rằng trong lần bác đơn xin cấm đảng NPD vừa qua, toà án hiến pháp liên bang Đức đã chỉ để cho hành pháp 2 khả năng: hoặc hoạt động tình báo để theo dõi NPD hoặc cấm đảng NPD hoạt động.
    Hồi đó các cơ quan tình báo Đức đã không chịu bạch hoá tên tuổi những người mà họ gài vào nằm vùng trong các tổ chức cực hữu như đòi hỏi của toà. Do đó lá đơn chung đứng tên chính phủ liên bang, quốc hội liên bang và thượng việc đã bị Toà án hiến pháp liên bang bác bỏ.
    Thủ tướng Schröder (SPD) và bộ trưởng nội vụ liên bang Schily (SPD) muốn thắt chặt các qui định biểu tình lại. Tuy nhiên đảng SPD chưa thống nhất được phương thức thực hiện. Schily muốn thượng viện Đức (với đa số nằm trong tay đảng CDU) cho phép chính quyền liên bang ấn định các nơi bị cấm không được biểu tình xúc phạm đến danh dự của những nạn nhân của Đức Quốc Xã, thí dụ như có những phát biểu nhằm biện hộ hoặc làm nhẹ các tội ác Quốc xã ở gần các nơi tưởng niệm các nạn nhân của chế độ độc tài. Trong khi dân biểu Wiefelspütz, phát ngôn viên nội chính của SPD, lại đề nghị hợp tác với các tiểu bang để ấn định các khu vực bị cấm.
    Đảng Xanh đề nghị nếu các nhóm quốc xã biểu tình ở gần quốc hội liên bang, các toà nhà chính phủ và Cổng thành Brandenburg ở Berlin thì các dân biểu Xanh và SPD sẽ tổ chức biểu tình chống lại và nhất định không để cho các nhóm này chiếm sân khấu chính trị.
    Đảng Xanh ở bang Sachsen muốn ra luật cấm tuỳ tình huống giống như đề nghị của nghiệp đoàn cảnh sát. Quan điểm chính của đảng Xanh là không nên cấm quyền tự do biểu tình mà chỉ nên giới hạn khi thấy cần thiết và ở mức độ vừa phải mà thôi.
    Dân biểu Bosbach, phát ngôn viên nội chính đảng đối lập CDU, tuyên bố CDU ủng hộ mọi biện pháp của chính phủ liên bang nhằm siết chặt luật biểu tình, thí dụ như cải thiện mặt luật pháp về vấn đề này. CDU muốn ra một đạo luật để cấm chung những cuộc biểu tình xúc phạm những nơi tưởng niệm, thí dụ như đài tưởng niệm nạn nhân cuộc tàn sát người Do Thái ở Berlin, và muốn để cho các tiểu bang toàn quyền quyết định danh sách những nơi cấm biểu tình.
    CDU muốn mở rộng ?zkhu vực cấm quanh quốc hội liên bang ra đến Cổng thành Brandenbrug vì sợ rằng những cuộc biểu tình của quốc xã sẽ ?zlàm hại đến uy tín của nước Đức trên thế giới?o. Lí luận này bị đảng Xanh phản bác vì cho rằng nó vi phạm nhân quyền tự do tụ tập.
    Công dân Anh tố bị Hoa kỳ tra tấn
    Các công dân Anh vừa được Hoa kỳ trả tự do ngày 25-1 từ trại Guantanamo đã lên tiếng tố cáo Hoa kỳ đã tra tấn họ. Luật sư của 2 trong số 4 người vừa được Hoa kỳ thả ra nói rằng thân chủ ông đã bị tra tấn và hiện cần điều trị. Họ sẽ nộp đơn kiện chính phủ Hoa kỳ. 4 người Anh này bị Hoa kỳ cáo buộc là người được đào tạo trong các trại khủng bố của Al Qaeda ở Afghanistan.
    ?zNhững người này đã bị Hoa kỳ hành hạ và tra tấn trong 3 năm trời. Họ chỉ cần được phục hồi danh dự?o. Theo luật sư, họ chỉ muốn nhận được lời xin lỗi và nếu họ được hưởng tiền bồi thường thì họ sẽ dùng nó vào mục đích từ thiện.
    Moazzam Begg, Feroz Abbasi, Martin Mubanga và Richard Belmar là những tù nhân quốc tịch Anh cuối cùng rời Guatanamo. Ngoại trưởng và thủ tướng Anh đã can thiệp để Hoa kỳ trả tự do cho họ. Hồi tháng 3-2004, Hoa kỳ đã trả tự do cho 5 người Anh khác.
    Không được cấm thu học phí đại học
    Ngày 26-1, Toà án Hiến pháp Liên bang Đức ở Karlsruhe đã quyết định rằng đạo luật cấm các tiểu bang không được phép thu học phí đại học là vi hiến. Đây là đạo luật do chính phủ SPD/Xanh dùng đa số dân biểu của mình trong quốc hội để thông qua vào năm 2002 và bị các tiểu bang do đảng CDU cầm quyền đâm đơn kiện.
    Toà cho rằng luật này vi phạm quyền lập pháp của các tiểu bang. Như vậy với án quyết này các tiểu bang như Baden-Württemberg, Bayern, Hamburg, Saarland, Sachsen, Niedersachsen và Sachsen-Anhalt có quyền ra luật để thu học phí đại học.
    Toà Karlsruhe cho rằng liên bang có quyền ra những đạo luật khung nhưng không được đưa ra một qui định chung cho các tiểu bang như vậy. Nhưng liên bang sẽ phải can thiệp nếu dân cư của các bang bang bị thiệt thòi vì vấn đề học phí đại học hoặc có thật nhiều người dân phải di cư sang ở tại các tiểu bang không thu học phí. Toà Karlsruhe cũng khuyến cáo các tiểu bang phải đưa ra mức học phí phù hợp với hoàn cảnh xã hội.
    Bang Baden-Württemberg tuyên bố sẽ ra luật thu học phí vào tháng hai sắp tới. Bộ trưởng giáo dục liên bang Edelgard Bulmanhn (SPD) kêu gọi các tiểu bang không nên xé lẻ trong việc thu học phí. Bà bộ trưởng cho rằng quan niệm không thu học phí của những sinh viên đi học đại học lần đầu tiên của bà và của các tiểu bang do đảng SPD cầm quyền là đúng.
    Bà cho rằng thanh niên phải được hưởng quyền học đại học mà quyền này không lệ thuộc vào tài sản của cha mẹ. Ngoài ra bà còn muốn rằng các sinh viên phải có quyền tự do đổi sang các đại học ở tiểu bang khác. Đại diện đảng Xanh kêu gọi các tiểu bang đưa ra mức học phí nhân đạo vì tiền học bổng Bafög có mục đích cho các sinh mua thức ăn chứ không phải để trả học phí.
    Thống đốc Stoiber (CSU) của bang Bayern xem quyết định của toà Karlruhe là một thắng lợi cho các tiểu bang và một thất bại nặng nề của chính phủ liên bang. Stoiber cho biết sẽ đưa ra mức học phí cân đối về mặt xã hội. Ông xem rằng việc quyết định đi học đại học không phụ thuộc về mặt tài chính, mà vào năng khiếu và khả năng của người sinh viên. Hiệp hội Đại học (DHV) kêu gọi bà bộ trưởng liên bang Bulmahn nên từ chức vì phải chịu trách nhiệm về quyết định chính trị sai lầm và về chính sách vi hiến của bà.
    Các hội sinh viên kêu gọi các tiểu bang đừng thu học phí dù nay có được Toà án Hiến pháp Liên bang cho phép và doạ sẽ tổ chức biểu tình rộng khắp liên bang. Nghiệp đoàn Giáo dục và Khoa học chỉ trích án quyết của Karlsruhe vì cho rằng sự đồng thuận xã hội về việc mỗi con người có thể đi học mà không phải lo âu về mặt tài chính đã bị phá vỡ.
    Một điều tra viên FBI khai trước toà về vụ 11-9
    Trong một phiên toà xử bị cáo Mounir El Motassadeq diễn ra tại Hamburg vào ngày 25-1, một điều tra viên của cảnh sát liên bang Mĩ FBI đã mô tả lại quang cảnh của những giờ phút cuối cùng trên chuyến máy bay bị cướp ngày 11-9-2001. Ông Matthew Walsh xem đây là địa ngục.
    Những tên khủng bố đã cắt cổ một hành khách trên chuyến máy bay American Airlines số 11. Ông Dominic Puopolo, một phụ đơn trong vụ kiện, đã hỏi về tình trạng của khu vé hạng nhất vì người mẹ bị suyễn của ông ta cũng có mặt trên chuyến phi cơ đó. Walsh trả lời rằng tên khủng bố Atta và các đồng phạm của hắn đã xịt hơi cay để đề phòng sự chống đối của hành khách. Chúng dồn các hành khách ra phía sau phi cơ và đâm 2 người chiêu đãi viên.
    Walsh cho rằng FBI có thể dựng lại câu chuyện xảy ra trên phi cơ một cách khá chính xác vì có 2 chiêu đãi viên đã liên lạc được trong một thời gian dài với tổng đài của họ mặc dù họ rất sợ. Theo Walsh thì FBI xem rằng kế hoạch khủng bố đã được sửa soạn ở Hamburg dù rằng ý kiến tiên khởi có thể phát xuất tại Afghanistan. Những câu hỏi làm như thế nào, ai làm, bao giờ làm đã được giải quyết ở Hamburg. Nhất là những sắp xếp chi tiết đã được sắp xếp tại Hamburg.
    Như vậy Walsh đã phản bác lại quan điểm của cơ quan phản gián Đức. Cơ quan này cho rằng vụ khủng bố 11-9-2001 ở Hoa kỳ đã được sắp xếp ở Afghanistan. Ngoài ra Walsh cũng đưa ra một thông tin sai lệch về ngày tháng. Walsh khai rằng từ năm 2002 FBI không có thêm dữ kiện gì mới nữa. Thế nhưng quan toà đã vặn lại rằng, bản báo cáo cuối cùng mà FBI gửi cho toà lại đề ngày 5.11.2001. Walsh trả lời rằng vì có nhiều thông tin mới nên ông sẽ phải tìm lại bản báo cáo cập nhật.
    Đức chống tham chiến ở Iran
    Sau khi nghe tổng thống Hoa kỳ George W. Bush tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực quân sự với Iran nếu Iran không nhượng bộ trong cuộc thương thảo về việc sản xuất vũ khí nguyên tử của mình, thủ tướng Đức Schröder đã tuyên bố vào ngày 24-1 rằng, chiến tranh chống Iran sẽ không giúp ích gì được trong cuộc tranh cãi về bom nguyên tử với nước này. Schröder muốn sử dụng con đường đàm phán ngoại giao.
    Schröder tuyên bố chính phủ Đức sẽ không chấp nhận một cuộc tấn công Iran. Schröder mong rằng các quốc gia Âu châu khác sẽ ủng hộ đường lối này. Trước đó, ngoại trưởng Fischer đã kêu gọi Hoa kỳ và Âu châu hợp tác với nhau trong việc giải quyết mâu thuẫn với Iran. Fischer cho biết sẽ đưa vấn đề này ra bàn luận với bà Condoleezza Rice, vị ngoại trưởng được chỉ định của Hoa kỳ trong ngày hôm sau đó.
    Ba lính Anh tra tấn tù binh Irak
    Trong phiên xử công khai đầu tiên của một toà án quân sự của Anh vào ngày 19-1 tại thành phố Osnabrück (Đức), một nhân chứng đã khai rằng lính Anh đã tra tấn những tù nhân Irak theo lệnh cấp trên. Hiện các binh sĩ Daniel Kenyon, Mark Cooley và Darren Larkin bị đưa ra toà vì tội đánh, đá và hành hạ tù nhân.
    Một cố vấn luật pháp cho quân đội Anh tại Irak khai rằng vào tháng 5-2003, khi chấm dứt các cuộc giao tranh thành phố Basra thuộc Nam Irak, các cấp chỉ huy đã ra lệnh cho binh sĩ Anh phải đối xử ?zcứng rắn?o với các tù nhân Irak. Nhắc lại rằng hồi đó lính Anh đã phải đối phó với nạn cướp bóc. Một số người Irak đã bị quân đội Anh bắt giữ.
    Cảnh tra tấn đã được ghi nhận trên 22 tấm hình. Một tấm cho thấy lính Anh đứng bằng 2 chân trên người một tù nhân nằm dưới đất. Một hình khác cho thấy một lính Anh đánh tù nhân và một hình khác cho thấy 2 tù nhân nam bị buộc đóng cảnh ******** với nhau. Thủ tướng Anh Blair đã bày tỏ sự bàng hoàng khi thấy những tấm hình này và kêu gọi đừng nên đồng hoá quân đội với những cá nhân này.
    Vụ xử này bắt đầu vào ngày 11-1, bằng trường hợp của người binh sĩ Anh chụp được những bức hình hành hạ tù nhân trong đó người ta nhận diện được 3 binh sĩ nêu trên. Sự vụ bị lộ ra ngoài khi nhân viên một phòng ảnh nhận được cuốn phim để rửa và đi báo với cảnh sát Anh. Vì những binh sĩ Anh hiện đang đóng quân ở Đức nên vụ xử diễn ra tại Đức.
  2. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Koehler viếng Do Thái
    Là vị tổng thống Đức thứ hai sau người tiền nhiệm là Johannes Rau (SPD, vào tháng 2-2000), ông Horst Koehler (CDU) hôm 2-2 vừa qua đã khởi đầu chuyến công du bốn ngày sang Israel nhân kỉ niệm 40 năm Ngày bang giao hai nước.
    Trong diễn từ đọc trước Quốc hội Jerusalem (Knesset) bằng Đức văn và cổ ngữ Do Thái, TT Koehler đã có dịp nhấn mạnh về sự phát triển vững chắc của nền dân chủ Đức trong 60 năm từ sau Thế chiến II, nhận trách nhiệm lịch sử trước tội ác diệt chủng của Quốc xã Đức, tìm sự hoà đồng, ủng hộ tiến trình hoà bình Do Thái-Palastine cũng như khen ngợi mối bang giao hữu nghị gắn bó giữa Đức và Israel.
    Một số dân biểu Knesset đã chống đối sự có mặt của người đại diện tối cao nhà nước Đức bằng cách tẩy chay không tham dự. Hiệp hội nạn nhân sống sót từ Holocaust trước đó cũng đã phản ảnh yêu cầu Koehler nên dùng Anh ngữ trong diễn từ của ông vì tiếng Đức theo họ -60 năm sau tội ác diệt chủng người Do Thái- vẫn còn là thứ ngôn ngữ kẻ tội phạm không cần lên tiếng tại Knesset!
    Quân dịch Đức tối thiểu vẫn phải 6 tháng
    Trong cuộc tranh luận trong nội bộ đảng về việc rút ngắn thời hạn quân dịch hiện nay, biện pháp giảm từ 9 xuống 6 tháng theo bộ trưởng Quốc phòng Đức Peter Struck (SPD) đã ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được.
    Wolfgang Schneiderhan, tổng thanh tra quân lực Đức có cùng nhận định tương tự và cả hai cho là giới hạn như thế đã là mức tối thiểu để có thể tiếp tục duy trì hệ thống quân dịch Đức hiện nay.
    Đề nghị giảm từ 9 tháng hiện nay xuống còn 3 tháng hoặc về lâu về dài nên huỷ bỏ luôn theo chủ trương đảng FDP và Xanh/B90 như thế đã bị Struck phủ nhận trong lúc Liên đảng đối lập CDU-CSU còn đã yêu cầu bộ Quốc phòng tránh thay đổi và giữ nguyên tình trạng 9 tháng nghĩa vụ quân sự hiện nay.
    Truck nhấn mạnh lập trường ông trước nội bộ SPD là một sự thu ngắn thời gian quân dịch cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ chương trình huấn luyện quân sự và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng, tính bổ sung và lợi điểm kinh tế trong ngành quân lực Đức.
    SPD tiếp tục mất thêm đảng viên
    Hầu như tất cả chính đảng hiện diện tại Quốc hội Đức trong năm qua đã mất nhiều đảng viên hơn là con số mới xin gia nhập nhưng nhiều nhất vẫn là đảng Xã hội SPD đương quyền hiện nay tại Berlin. Nguồn tin dựa trên con số đưa ra từ tổng thư kí đảng SPD Klaus Uwe Benneter được nhật báo ?oDie Welt? loan tải mới đây.
    SPD trong năm 2004 đã mất thêm gần 45 ngàn xuống còn 605 ngàn đảng viên trong lúc có thêm 14 ngàn người xin gia nhập. Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo CDU -12718 đảng viên còn 574.526 người. Đảng bảo thủ Xã hội Thiên chúa CSU -3500 còn 173 ngàn đảng viên. Đảng nhỏ Tự do FDP mất thêm 900 người trong số còn lại là 64150 đảng viên.
    Chỉ riêng đảng Xanh/B90 là còn tăng triển chút ít về nhân sự lên gần 44250 đảng viên (+160 người) trong năm qua.
    Khuyến khích tân trang lọc khói xe dầu
    Tài trợ khuyến khích bằng cách miễn hoặc giảm thuế xe cộ Kfz cho những ai sử dụng xe dầu có gắn thêm hệ thống lọc khói thải (Dieselpartikel-Filter) có thể tính áp dụng ngay trong năm nay theo nhận xét từ phát ngôn nhân bộ Môi sinh liên bang Đức.
    Thoả thuận về biện pháp tài trợ qua đó đã được Bộ trưởng Trittin (Môi sinh), Eichel (Tài chính) và Thủ tướng Đức Schroeder thông qua trong sự điều đình vừa qua mà vì hiệu lực ban hành cho đạo luật chỉ có thể ứng dụng kể từ năm tới, nên tài trợ nâng đỡ này sẽ được tính vào bồi khoảng 2006 cho đối tượng liên hệ. Số tiền theo dự trù sẽ là 350 Euro cho xe Diesel mới và 250 Euro cho xe cũ có trang bị hệ lọc khói này.
    Trước đó con số tài trợ được chính giới Berlin đề cập đến còn là 600Euro/xe mới và 300 Euro/xe cũ nhưng vì sự thất thu thuế khoá Kfz thuộc thẩm quyền các tiểu bang nên đã gặp sự chống đối từ phía đối lập. Biện pháp còn sẽ phải thông qua lưỡng viện Quốc hội Đức và người ta chờ đợi còn sẽ kéo dài sau sự tranh luận về gánh nặng tài trợ được phân bổ ra sao giữa chính quyền các cấp.
    Số thất nghiệp kỉ lục trên 5 triệu
    Chưa bao giờ kể từ sau Đệ nhị Thế chiến mà số người thất nghiệp ở Đức đã lên cao như trong tháng 1-2005. Vào ngày 2-2, Tổng công ti giới thiệu việc làm (BA) đã công bố con số thất nghiệp trong tháng Giêng là 5,037 triệu người và như thế đã xác nhận những tin đồn trước đó của báo chí.
    Con số này cáo hơn con số của tháng 12-2004 đến 573.000 và của tháng 1-2004 đến 439.700. Như vậy tỉ lệ thất nghiệp ở Đức là 12,1%. Số thất nghiệp ở Tây Đức tăng 406.000 lên 3,266 triệu và ở Đông đức tăng 167.000 lên 1,771 triệu. Theo BA, số thất nghiệp lần này cao là do cách tính mới theo luật Hartz IV.
    Theo Hartz IV số người bị xem là thất nghiệp không chỉ gồm những người trước đây lãnh tiến thất nghiệp hoặc trợ cấp thất nghiệp mà còn gồm cả những người lãnh trợ cấp xã hội còn khả năng đi làm và thân nhân của họ. Do đó theo BA, có người thất nghiệp không tăng nhưng cách đếm người thất nghiệp đã bị thay đổi và trước nay ở Đức vẫn có nhiều người đi tìm việc làm hơn là con số trên thống kê.
    Ngoài ra số người thất nghiệp gia tăng cũng vì lí do thời tiết, tăng 227.000 lên 4,714 triệu. Viện Thồng kê liên bang ở Wiesbaden cũng cho biết rằng số người có việc làm cũng vẫn giữ chiều hướng gia tăng kể từ tháng 11-2004. So với tháng 11-2003 số người đi làm đã tăng thêm 271.000 người hoặc 0,7% và so với tháng 12-2004 là 16.000 người.
    BA dự đoán rằng số thất nghiệp trong tháng 2 sẽ tiếp tục gia tăng nhưng không chịu nêu một con số cụ thể. Theo báo Dow Jones Newswire thì BA dự đoán lên khoảng 5,2 triệu.
    Giáo sư Bernd Ruerup, tân Chủ tịch Hội đồng Chuyên viên Đánh giá Phát triển Kinh tế, cho rằng con số thất nghiệp trên 5 triệu tuy có tác động mạnh đến dư luận nhưng nhiều người lại thổi phồng về ý nghĩa của nó.
    Theo Ruerup, việc đổ tội cho chính phủ liên bang là người có lỗi duy nhất trong việc này là sai. Ông cho rằng hiện nay không có một cách giải quyết vẹn toàn nào cho vấn đề khủng hoảng ở Đức cho nên các chương trình cải cách dù đúng cũng cần phải có thời gian để tác dụng. Ruerup kêu gọi chính phủ tiếp tục cải cách luật bảo hiểm tai nạn, luật bảo hiểm chăm sóc người già và luật thuế đối với các hãng xưởng. Đức chỉ có thể tạo thêm công ăn việc làm khi giá thành cho công ăn việc làm được rẻ hơn.
    Bộ trưởng kinh tế liên bang Wolfgang Clement (SPD) kêu gọi dân chúng đừng điếng người về con số thất nghiệp kỉ lục vì đây là con số thực tế trong nhiều năm qua. Clement tuyên bố vẫn giữ nguyên chính sách cải tổ kinh tế và thị trường để đến cuối năm sẽ giảm được 200.000 người thất nghiệp. Clement cũng khen ngợi khả năng giới thiệu việc làm của BA khiến cho cơ quan này có thể phục vụ nhanh hơn và tốt hơn trong việc giới thiệu việc làm ngay tại địa phương.
    Phe đối lập CDU, CSU và FDP xem con số thất nghiệp là bằng chứng sập tiệm của chính phủ liên bang. Chủ tịch FDP Westerwelle đòi chính phủ Schroeder từ chức và tổ chức bầu cử lại. Chủ tịch CSU cho rằng Schroeder đã thất bại vì đã hứa giảm thất nghiệp xuống còn 3,5 triệu nhưng nay lại khiến nó tăng lên 5 triệu.
    Giám đốc Điều hành Khối Dân biểu đảng CDU cho rằng nếu tính cả con số đen thì số thất nghiệp đã tăng lên 6,5 triệu. Con số thất nghiệp này đã đưa chế độ Weimar của nước Đức đến chỗ sụp đổ (dẫn đến sự lên cầm quyền của Hitler). Lời chỉ trích này đã làm cho bộ trưởng Clement rất tức giận.
    Tổng liên đoàn Công nhân Đức DGB cho rằng số thất nghiệp gia tăng là vì giới kinh tế đã đầu tư quá ít để tạo công ăn việc làm. Giới kinh tế cho rằng con số thất nghiệp kỉ lục có thể làm cho dân chúng lo ngại và kềm hãm sức tiêu thụ đang trên đà phục hồi. Giới chủ nhân kĩ nghệ đòi hỏi chính phủ Đức phải đẩy mạnh thêm các cải tổ kinh tế và giảm chi phí phụ trong lương xuống vì với mức bảo hiểm xã hội 42% của lương vẫn thuộc loại kỉ lục thế giới.
    Đức điều tra vụ cấp nhập cảnh trái phép
    Vào ngày 2-2, biện lí cuộc Berlin đã xác nhận rằng họ đang mở cuộc điều tra để truy tố 2 công chức cao cấp trong bộ ngoại giao và bộ nội vụ liên bang Đức về tội cấp visa trái phép cho những công dân của các quốc gia thuộc liên bang xô viết cũ. Viên chức của bộ nội vụ có thể đã ăn hối lộ còn viên chức của bộ ngoại giao có thể đã nhắm mắt làm ngơ để các băng đảng đưa người nhập cảnh lậu vào Đức.
    Vụ này liên quan đến một chỉ thị cấp nhập cảnh tràn lan của bộ ngoại giao Đức và đang là mục tiêu của một uỷ ban điều tra của quốc hội Đức đối với nguyên thứ trưởng ngoại giao Ludger Volmer. Các đảng đối lập Đức đòi hỏi ông Volmer phải chịu trách nhiệm về việc đã để cho một số lượng lớn những ?otội phạm hình sự, người đi làm lậu, đĩ điếm và quân khủng bố? vào Đức.
    Theo ông Bulles, Trưởng phòng chống Tội phạm có Tổ chức của Biện lí cuộc Berlin, viết trong cáo trạng đối với một thương gia Đức thì bộ ngoại giao Đức đã làm ngơ dù đã được cảnh báo nhiều lần về nạn lợi dụng visa này. Người thương gia nói trên sẽ bị đưa ra toà Koeln xét xử vào tháng tư tới đây.
    Tiến sĩ Volmer (Xanh) hiện gặp khó khăn tứ bề. Sau khi bị dư luận chỉ trích việc ban hành chỉ thị cấp hộ chiếu rộng rãi, trong đó ghi rõ sẽ giải quyết cấp visa cho các trường hợp không rõ ràng giấy tờ, Volmer đã đổ thừa cho ngoại trường Fischer (Xanh) là người trực tiếp chỉ thị cho ông và từ đó bị đảng Xanh xa lánh.
    Có nhiều dân biểu địa phương của đảng Xanh cho rằng Volmer sẽ không còn được đảng Xanh ủng hộ để ra ứng cử vào quốc hội liên bang vào năm 2006 nữa. Ngoài ra Volmer còn bị tố đã lạm dụng chức vụ dân biểu cho những công việc làm ăn riêng.
    Dân biểu Eckart von Klaeden (CDU), chủ tịch uỷ ban điều tra quốc hội về vụ cấp visa, tố cáo Volmer có hãng riêng là Synthesis và đại diện hãng này để cố vấn cho Nhà in Liên bang trong các dịch vụ về kĩ thuật in hộ chiếu cho ngoại quốc.
    Tuy xem việc dân biểu đi quảng cáo tìm mối cho các hãng Đức ở ngoại quốc là việc làm bình thường nhưng CDU cho rằng Volmer đã nhận tiền của Nhà in Liên bang để đi làm bổn phận của mình và như thế đã lẫn lộn việc công với việc tư.
    Dân biểu Stroebele (Xanh), thành viên của uỷ ban điều tra quốc hội, cho rằng những cáo buộc cho rằng Volmer tham những của CDU là vô căn cứ và do CDU dựng lên.
    Lục soát nhà nghi can khủng bố trên toàn nước Đức
    Vào ngày 2-2, 200 cảnh sát Đức đã thực hiện một chiến dịch khám xét nhà của những nghi can khủng bố Hồi giáo trên toàn nước Đức với trọng tâm là bang Bayern. 37 căn hộ đã bị khám xét nhưng không có ai bị bắt giữ.
    Trọng tâm vụ khám xét là vùng Niederbayern và Oberbayern. Cảnh sát Đức nghi ngờ 24 người đã yểm trợ tài chính cho các cuộc khủng bố ở ngoại quốc. Trong các cuộc lục soát ở các bang Bayern, Baden-Wuerttemberg, Hessen, Niedersachsen, Nordrhein-Westfalen, Sachsen và Thueringen cảnh sát đã tịch thu Computer, Handy, các băng ghi âm và ghi hình cũng như các giấy ghi trương mục.
    Theo cảnh sát Oberbayern thì đa số người tình nghi thuộc các quốc tịch Jordanien, Libanon, Irac, Ai Cập và Tunesi thuộc độ tuổi từ 20 đến 60 và đều có giấy phép cư trú hợp lệ ở Đức. Cảnh sát Đức đã theo dõi họ từ lâu vì biết họ có liên lạc với các nhóm Hồi giáo cực đoan.
    Cảnh sát nghi họ đã cho tiền hoặc dùng tiền để hỗ trợ các hoạt động trái phép ở ngoại quốc. Có 2 người đàn ông bị nghi đã tham dự các khoá huấn luyện dành cho quân Hồi giáo cực đoan tại ngoại quốc. Cảnh sát nói rằng vụ lục soát này không liên quan gì đến vụ khám xét ngày 12-1 tại thành phố Ulm. Hồi đó 700 cảnh sát đã tham gia vụ bắt giữ 22 nghi can khủng bố.
    Tiếp tục khui ra vụ cá độ đá banh
    Sau khi trọng tài Robert Hoyzer thú nhận đã gian lận trong các trận cầu, vào ngày 2-2, biện lí cuộc Đức đã mở các cuộc khám xét nhà trên 10 tiểu bang để điều tra 19 người bị cáo buộc. Nhà chức trách Đức nghi ngờ có đến 10 trận cầu của các đội thuộc hạng 1, hạng 2 và hạng 3 cũng như trong cúp vô địch DFB bị gian lận kết quả.
    Cảnh sát đã dựa nhưng không chỉ dựa vào lời khai của Holzer để tìm cách đồng phạm. Về phía các trọng tài, các cơ quan hữu trách Đức nghi ngờ bên cạnh Robert Holzer còn có Juergen Hansen, Felix Zwayer, Dominik Marks đã thổi còi gian lận. Về phía cầu thủ có 14 người thuộc các đội LR Ahlen, Chemnitzer FC, Energie Cottbus, Dinamo Dresden, Kickers Offenbach, SC Paderborn và một cầu thủ đã đổi từ đội Cottbus sang đội Alamannia Achen.
    Những nghi can này đã hợp tác cùng 2 anh em người Kroatien để gian lận kết quả trận đấu. Hai anh em này dùng tiền mua chuộc những người trong cuộc để lật ngược các kết quả giúp họ thắng hàng triệu Euro trong các trận cá độ banh lớn tại các hãng cá độ ở trong và ngoài nước Đức.
    Thủ môn Kresic của đội Dynamo Dresden hiện đã thú nhận rằng hồi tháng 6-2003, ông đã nhận 15.000 Euro để thưởng công cho các anh em cầu thủ thắng trận trong trận tranh giải địa phương với đội Preussen Muenster. Ông đã đưa tiền này cho cả đội dùng. Nhiều cầu thủ cho rằng họ bị oan vì là người Nam Tư, Kroatien hoặc Bosnien và hoặc vì họ đã thường xuyên lui tới quán Cà phê ở Berlin, nơi hai anh em họ S thường bắt mối.
    Tuy nhiên người ta cho rằng vụ này không phải là trường hợp đơn lẻ, ngay cả Liên đoàn Túc cầu Đức hiện cũng chấm dứt luận điệu cải chính làm nhẹ chuyện, mà có thể có bàn tay của giới mafia Đông Âu và kể cả những nhân viên tình báo Đông Âu cũ nhúng vào.
    Kanther có thể bị kết án
    Trong phiên xử cựu bộ trưởng nội vụ liên bang Đức Kanther, vào ngày 1-2, viên chánh án đã đưa ra lời thẩm định vụ án. Thẩm phán toà Wiesbaden tuyên bố rằng ông Kanther và 2 đồng phạm sẽ bị xem là có tội trong vụ gian lận tiền bạc của đảng CDU.
    Kanther phạm tội khi làm chủ tịch đảng CDU tiểu bang Hessen, thủ quỹ Casimir Wittgenstein và viên cố vấn tài chính Horts Weihrauch đã bị xem là cố tội khi chuyển 20 triệu DM ra ngoại quốc kể từ năm 1983. Quan toà xem họ có tội vì đàng CDU liên bang đã chịu trả 21 triệu Euro tiền phạt vào quỹ hành chánh liên bang sau khi nhận giấy quyết định phạt của chủ tịch quốc hội liên bang.
    Luật quốc hội đòi hỏi các chính đảng phải khai báo đúng số ngân quỹ nếu muốn nhận số tiền tài trợ tương ứng của ngân sách liên bang. Quan toà cho rằng ngay cả ban chủ tịch CDU Hessen cũng không được thông báo về số tiền quỹ 20 triệu cũng như không được dùng được số tiền này.
    Toà trách rằng, Kanther dù thường xuyên liên lạc với ban lãnh đạo đảng CDU ở Hessen nhưng đã không thông báo cho họ về số tiền nay. Do đó thống đốc bang Hessen Roland Koch đã chỉ biết về việc này có mấy ngày trước khi nộp tường trình hoạt động vào năm 1998.
    Hiện toà cũng chưa biết nguồn gốc của số tiền này. Ban đầu toà tưởng rằng số tiền này có nguồn gốc bất chính nên nhóm Kanther đã phải tìm cách giấu số tiền này. Nhưng bây giờ toà cho rằng đây là nhận định sai. Hiện toà cho rằng có lẽ chỉ có một phần tiền là xuất phát từ những quyên góp bất chính và đó là lí do của việc giấu tiền.
  3. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Koehler viếng Do Thái
    Là vị tổng thống Đức thứ hai sau người tiền nhiệm là Johannes Rau (SPD, vào tháng 2-2000), ông Horst Koehler (CDU) hôm 2-2 vừa qua đã khởi đầu chuyến công du bốn ngày sang Israel nhân kỉ niệm 40 năm Ngày bang giao hai nước.
    Trong diễn từ đọc trước Quốc hội Jerusalem (Knesset) bằng Đức văn và cổ ngữ Do Thái, TT Koehler đã có dịp nhấn mạnh về sự phát triển vững chắc của nền dân chủ Đức trong 60 năm từ sau Thế chiến II, nhận trách nhiệm lịch sử trước tội ác diệt chủng của Quốc xã Đức, tìm sự hoà đồng, ủng hộ tiến trình hoà bình Do Thái-Palastine cũng như khen ngợi mối bang giao hữu nghị gắn bó giữa Đức và Israel.
    Một số dân biểu Knesset đã chống đối sự có mặt của người đại diện tối cao nhà nước Đức bằng cách tẩy chay không tham dự. Hiệp hội nạn nhân sống sót từ Holocaust trước đó cũng đã phản ảnh yêu cầu Koehler nên dùng Anh ngữ trong diễn từ của ông vì tiếng Đức theo họ -60 năm sau tội ác diệt chủng người Do Thái- vẫn còn là thứ ngôn ngữ kẻ tội phạm không cần lên tiếng tại Knesset!
    Quân dịch Đức tối thiểu vẫn phải 6 tháng
    Trong cuộc tranh luận trong nội bộ đảng về việc rút ngắn thời hạn quân dịch hiện nay, biện pháp giảm từ 9 xuống 6 tháng theo bộ trưởng Quốc phòng Đức Peter Struck (SPD) đã ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được.
    Wolfgang Schneiderhan, tổng thanh tra quân lực Đức có cùng nhận định tương tự và cả hai cho là giới hạn như thế đã là mức tối thiểu để có thể tiếp tục duy trì hệ thống quân dịch Đức hiện nay.
    Đề nghị giảm từ 9 tháng hiện nay xuống còn 3 tháng hoặc về lâu về dài nên huỷ bỏ luôn theo chủ trương đảng FDP và Xanh/B90 như thế đã bị Struck phủ nhận trong lúc Liên đảng đối lập CDU-CSU còn đã yêu cầu bộ Quốc phòng tránh thay đổi và giữ nguyên tình trạng 9 tháng nghĩa vụ quân sự hiện nay.
    Truck nhấn mạnh lập trường ông trước nội bộ SPD là một sự thu ngắn thời gian quân dịch cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ chương trình huấn luyện quân sự và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng, tính bổ sung và lợi điểm kinh tế trong ngành quân lực Đức.
    SPD tiếp tục mất thêm đảng viên
    Hầu như tất cả chính đảng hiện diện tại Quốc hội Đức trong năm qua đã mất nhiều đảng viên hơn là con số mới xin gia nhập nhưng nhiều nhất vẫn là đảng Xã hội SPD đương quyền hiện nay tại Berlin. Nguồn tin dựa trên con số đưa ra từ tổng thư kí đảng SPD Klaus Uwe Benneter được nhật báo ?oDie Welt? loan tải mới đây.
    SPD trong năm 2004 đã mất thêm gần 45 ngàn xuống còn 605 ngàn đảng viên trong lúc có thêm 14 ngàn người xin gia nhập. Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo CDU -12718 đảng viên còn 574.526 người. Đảng bảo thủ Xã hội Thiên chúa CSU -3500 còn 173 ngàn đảng viên. Đảng nhỏ Tự do FDP mất thêm 900 người trong số còn lại là 64150 đảng viên.
    Chỉ riêng đảng Xanh/B90 là còn tăng triển chút ít về nhân sự lên gần 44250 đảng viên (+160 người) trong năm qua.
    Khuyến khích tân trang lọc khói xe dầu
    Tài trợ khuyến khích bằng cách miễn hoặc giảm thuế xe cộ Kfz cho những ai sử dụng xe dầu có gắn thêm hệ thống lọc khói thải (Dieselpartikel-Filter) có thể tính áp dụng ngay trong năm nay theo nhận xét từ phát ngôn nhân bộ Môi sinh liên bang Đức.
    Thoả thuận về biện pháp tài trợ qua đó đã được Bộ trưởng Trittin (Môi sinh), Eichel (Tài chính) và Thủ tướng Đức Schroeder thông qua trong sự điều đình vừa qua mà vì hiệu lực ban hành cho đạo luật chỉ có thể ứng dụng kể từ năm tới, nên tài trợ nâng đỡ này sẽ được tính vào bồi khoảng 2006 cho đối tượng liên hệ. Số tiền theo dự trù sẽ là 350 Euro cho xe Diesel mới và 250 Euro cho xe cũ có trang bị hệ lọc khói này.
    Trước đó con số tài trợ được chính giới Berlin đề cập đến còn là 600Euro/xe mới và 300 Euro/xe cũ nhưng vì sự thất thu thuế khoá Kfz thuộc thẩm quyền các tiểu bang nên đã gặp sự chống đối từ phía đối lập. Biện pháp còn sẽ phải thông qua lưỡng viện Quốc hội Đức và người ta chờ đợi còn sẽ kéo dài sau sự tranh luận về gánh nặng tài trợ được phân bổ ra sao giữa chính quyền các cấp.
    Số thất nghiệp kỉ lục trên 5 triệu
    Chưa bao giờ kể từ sau Đệ nhị Thế chiến mà số người thất nghiệp ở Đức đã lên cao như trong tháng 1-2005. Vào ngày 2-2, Tổng công ti giới thiệu việc làm (BA) đã công bố con số thất nghiệp trong tháng Giêng là 5,037 triệu người và như thế đã xác nhận những tin đồn trước đó của báo chí.
    Con số này cáo hơn con số của tháng 12-2004 đến 573.000 và của tháng 1-2004 đến 439.700. Như vậy tỉ lệ thất nghiệp ở Đức là 12,1%. Số thất nghiệp ở Tây Đức tăng 406.000 lên 3,266 triệu và ở Đông đức tăng 167.000 lên 1,771 triệu. Theo BA, số thất nghiệp lần này cao là do cách tính mới theo luật Hartz IV.
    Theo Hartz IV số người bị xem là thất nghiệp không chỉ gồm những người trước đây lãnh tiến thất nghiệp hoặc trợ cấp thất nghiệp mà còn gồm cả những người lãnh trợ cấp xã hội còn khả năng đi làm và thân nhân của họ. Do đó theo BA, có người thất nghiệp không tăng nhưng cách đếm người thất nghiệp đã bị thay đổi và trước nay ở Đức vẫn có nhiều người đi tìm việc làm hơn là con số trên thống kê.
    Ngoài ra số người thất nghiệp gia tăng cũng vì lí do thời tiết, tăng 227.000 lên 4,714 triệu. Viện Thồng kê liên bang ở Wiesbaden cũng cho biết rằng số người có việc làm cũng vẫn giữ chiều hướng gia tăng kể từ tháng 11-2004. So với tháng 11-2003 số người đi làm đã tăng thêm 271.000 người hoặc 0,7% và so với tháng 12-2004 là 16.000 người.
    BA dự đoán rằng số thất nghiệp trong tháng 2 sẽ tiếp tục gia tăng nhưng không chịu nêu một con số cụ thể. Theo báo Dow Jones Newswire thì BA dự đoán lên khoảng 5,2 triệu.
    Giáo sư Bernd Ruerup, tân Chủ tịch Hội đồng Chuyên viên Đánh giá Phát triển Kinh tế, cho rằng con số thất nghiệp trên 5 triệu tuy có tác động mạnh đến dư luận nhưng nhiều người lại thổi phồng về ý nghĩa của nó.
    Theo Ruerup, việc đổ tội cho chính phủ liên bang là người có lỗi duy nhất trong việc này là sai. Ông cho rằng hiện nay không có một cách giải quyết vẹn toàn nào cho vấn đề khủng hoảng ở Đức cho nên các chương trình cải cách dù đúng cũng cần phải có thời gian để tác dụng. Ruerup kêu gọi chính phủ tiếp tục cải cách luật bảo hiểm tai nạn, luật bảo hiểm chăm sóc người già và luật thuế đối với các hãng xưởng. Đức chỉ có thể tạo thêm công ăn việc làm khi giá thành cho công ăn việc làm được rẻ hơn.
    Bộ trưởng kinh tế liên bang Wolfgang Clement (SPD) kêu gọi dân chúng đừng điếng người về con số thất nghiệp kỉ lục vì đây là con số thực tế trong nhiều năm qua. Clement tuyên bố vẫn giữ nguyên chính sách cải tổ kinh tế và thị trường để đến cuối năm sẽ giảm được 200.000 người thất nghiệp. Clement cũng khen ngợi khả năng giới thiệu việc làm của BA khiến cho cơ quan này có thể phục vụ nhanh hơn và tốt hơn trong việc giới thiệu việc làm ngay tại địa phương.
    Phe đối lập CDU, CSU và FDP xem con số thất nghiệp là bằng chứng sập tiệm của chính phủ liên bang. Chủ tịch FDP Westerwelle đòi chính phủ Schroeder từ chức và tổ chức bầu cử lại. Chủ tịch CSU cho rằng Schroeder đã thất bại vì đã hứa giảm thất nghiệp xuống còn 3,5 triệu nhưng nay lại khiến nó tăng lên 5 triệu.
    Giám đốc Điều hành Khối Dân biểu đảng CDU cho rằng nếu tính cả con số đen thì số thất nghiệp đã tăng lên 6,5 triệu. Con số thất nghiệp này đã đưa chế độ Weimar của nước Đức đến chỗ sụp đổ (dẫn đến sự lên cầm quyền của Hitler). Lời chỉ trích này đã làm cho bộ trưởng Clement rất tức giận.
    Tổng liên đoàn Công nhân Đức DGB cho rằng số thất nghiệp gia tăng là vì giới kinh tế đã đầu tư quá ít để tạo công ăn việc làm. Giới kinh tế cho rằng con số thất nghiệp kỉ lục có thể làm cho dân chúng lo ngại và kềm hãm sức tiêu thụ đang trên đà phục hồi. Giới chủ nhân kĩ nghệ đòi hỏi chính phủ Đức phải đẩy mạnh thêm các cải tổ kinh tế và giảm chi phí phụ trong lương xuống vì với mức bảo hiểm xã hội 42% của lương vẫn thuộc loại kỉ lục thế giới.
    Đức điều tra vụ cấp nhập cảnh trái phép
    Vào ngày 2-2, biện lí cuộc Berlin đã xác nhận rằng họ đang mở cuộc điều tra để truy tố 2 công chức cao cấp trong bộ ngoại giao và bộ nội vụ liên bang Đức về tội cấp visa trái phép cho những công dân của các quốc gia thuộc liên bang xô viết cũ. Viên chức của bộ nội vụ có thể đã ăn hối lộ còn viên chức của bộ ngoại giao có thể đã nhắm mắt làm ngơ để các băng đảng đưa người nhập cảnh lậu vào Đức.
    Vụ này liên quan đến một chỉ thị cấp nhập cảnh tràn lan của bộ ngoại giao Đức và đang là mục tiêu của một uỷ ban điều tra của quốc hội Đức đối với nguyên thứ trưởng ngoại giao Ludger Volmer. Các đảng đối lập Đức đòi hỏi ông Volmer phải chịu trách nhiệm về việc đã để cho một số lượng lớn những ?otội phạm hình sự, người đi làm lậu, đĩ điếm và quân khủng bố? vào Đức.
    Theo ông Bulles, Trưởng phòng chống Tội phạm có Tổ chức của Biện lí cuộc Berlin, viết trong cáo trạng đối với một thương gia Đức thì bộ ngoại giao Đức đã làm ngơ dù đã được cảnh báo nhiều lần về nạn lợi dụng visa này. Người thương gia nói trên sẽ bị đưa ra toà Koeln xét xử vào tháng tư tới đây.
    Tiến sĩ Volmer (Xanh) hiện gặp khó khăn tứ bề. Sau khi bị dư luận chỉ trích việc ban hành chỉ thị cấp hộ chiếu rộng rãi, trong đó ghi rõ sẽ giải quyết cấp visa cho các trường hợp không rõ ràng giấy tờ, Volmer đã đổ thừa cho ngoại trường Fischer (Xanh) là người trực tiếp chỉ thị cho ông và từ đó bị đảng Xanh xa lánh.
    Có nhiều dân biểu địa phương của đảng Xanh cho rằng Volmer sẽ không còn được đảng Xanh ủng hộ để ra ứng cử vào quốc hội liên bang vào năm 2006 nữa. Ngoài ra Volmer còn bị tố đã lạm dụng chức vụ dân biểu cho những công việc làm ăn riêng.
    Dân biểu Eckart von Klaeden (CDU), chủ tịch uỷ ban điều tra quốc hội về vụ cấp visa, tố cáo Volmer có hãng riêng là Synthesis và đại diện hãng này để cố vấn cho Nhà in Liên bang trong các dịch vụ về kĩ thuật in hộ chiếu cho ngoại quốc.
    Tuy xem việc dân biểu đi quảng cáo tìm mối cho các hãng Đức ở ngoại quốc là việc làm bình thường nhưng CDU cho rằng Volmer đã nhận tiền của Nhà in Liên bang để đi làm bổn phận của mình và như thế đã lẫn lộn việc công với việc tư.
    Dân biểu Stroebele (Xanh), thành viên của uỷ ban điều tra quốc hội, cho rằng những cáo buộc cho rằng Volmer tham những của CDU là vô căn cứ và do CDU dựng lên.
    Lục soát nhà nghi can khủng bố trên toàn nước Đức
    Vào ngày 2-2, 200 cảnh sát Đức đã thực hiện một chiến dịch khám xét nhà của những nghi can khủng bố Hồi giáo trên toàn nước Đức với trọng tâm là bang Bayern. 37 căn hộ đã bị khám xét nhưng không có ai bị bắt giữ.
    Trọng tâm vụ khám xét là vùng Niederbayern và Oberbayern. Cảnh sát Đức nghi ngờ 24 người đã yểm trợ tài chính cho các cuộc khủng bố ở ngoại quốc. Trong các cuộc lục soát ở các bang Bayern, Baden-Wuerttemberg, Hessen, Niedersachsen, Nordrhein-Westfalen, Sachsen và Thueringen cảnh sát đã tịch thu Computer, Handy, các băng ghi âm và ghi hình cũng như các giấy ghi trương mục.
    Theo cảnh sát Oberbayern thì đa số người tình nghi thuộc các quốc tịch Jordanien, Libanon, Irac, Ai Cập và Tunesi thuộc độ tuổi từ 20 đến 60 và đều có giấy phép cư trú hợp lệ ở Đức. Cảnh sát Đức đã theo dõi họ từ lâu vì biết họ có liên lạc với các nhóm Hồi giáo cực đoan.
    Cảnh sát nghi họ đã cho tiền hoặc dùng tiền để hỗ trợ các hoạt động trái phép ở ngoại quốc. Có 2 người đàn ông bị nghi đã tham dự các khoá huấn luyện dành cho quân Hồi giáo cực đoan tại ngoại quốc. Cảnh sát nói rằng vụ lục soát này không liên quan gì đến vụ khám xét ngày 12-1 tại thành phố Ulm. Hồi đó 700 cảnh sát đã tham gia vụ bắt giữ 22 nghi can khủng bố.
    Tiếp tục khui ra vụ cá độ đá banh
    Sau khi trọng tài Robert Hoyzer thú nhận đã gian lận trong các trận cầu, vào ngày 2-2, biện lí cuộc Đức đã mở các cuộc khám xét nhà trên 10 tiểu bang để điều tra 19 người bị cáo buộc. Nhà chức trách Đức nghi ngờ có đến 10 trận cầu của các đội thuộc hạng 1, hạng 2 và hạng 3 cũng như trong cúp vô địch DFB bị gian lận kết quả.
    Cảnh sát đã dựa nhưng không chỉ dựa vào lời khai của Holzer để tìm cách đồng phạm. Về phía các trọng tài, các cơ quan hữu trách Đức nghi ngờ bên cạnh Robert Holzer còn có Juergen Hansen, Felix Zwayer, Dominik Marks đã thổi còi gian lận. Về phía cầu thủ có 14 người thuộc các đội LR Ahlen, Chemnitzer FC, Energie Cottbus, Dinamo Dresden, Kickers Offenbach, SC Paderborn và một cầu thủ đã đổi từ đội Cottbus sang đội Alamannia Achen.
    Những nghi can này đã hợp tác cùng 2 anh em người Kroatien để gian lận kết quả trận đấu. Hai anh em này dùng tiền mua chuộc những người trong cuộc để lật ngược các kết quả giúp họ thắng hàng triệu Euro trong các trận cá độ banh lớn tại các hãng cá độ ở trong và ngoài nước Đức.
    Thủ môn Kresic của đội Dynamo Dresden hiện đã thú nhận rằng hồi tháng 6-2003, ông đã nhận 15.000 Euro để thưởng công cho các anh em cầu thủ thắng trận trong trận tranh giải địa phương với đội Preussen Muenster. Ông đã đưa tiền này cho cả đội dùng. Nhiều cầu thủ cho rằng họ bị oan vì là người Nam Tư, Kroatien hoặc Bosnien và hoặc vì họ đã thường xuyên lui tới quán Cà phê ở Berlin, nơi hai anh em họ S thường bắt mối.
    Tuy nhiên người ta cho rằng vụ này không phải là trường hợp đơn lẻ, ngay cả Liên đoàn Túc cầu Đức hiện cũng chấm dứt luận điệu cải chính làm nhẹ chuyện, mà có thể có bàn tay của giới mafia Đông Âu và kể cả những nhân viên tình báo Đông Âu cũ nhúng vào.
    Kanther có thể bị kết án
    Trong phiên xử cựu bộ trưởng nội vụ liên bang Đức Kanther, vào ngày 1-2, viên chánh án đã đưa ra lời thẩm định vụ án. Thẩm phán toà Wiesbaden tuyên bố rằng ông Kanther và 2 đồng phạm sẽ bị xem là có tội trong vụ gian lận tiền bạc của đảng CDU.
    Kanther phạm tội khi làm chủ tịch đảng CDU tiểu bang Hessen, thủ quỹ Casimir Wittgenstein và viên cố vấn tài chính Horts Weihrauch đã bị xem là cố tội khi chuyển 20 triệu DM ra ngoại quốc kể từ năm 1983. Quan toà xem họ có tội vì đàng CDU liên bang đã chịu trả 21 triệu Euro tiền phạt vào quỹ hành chánh liên bang sau khi nhận giấy quyết định phạt của chủ tịch quốc hội liên bang.
    Luật quốc hội đòi hỏi các chính đảng phải khai báo đúng số ngân quỹ nếu muốn nhận số tiền tài trợ tương ứng của ngân sách liên bang. Quan toà cho rằng ngay cả ban chủ tịch CDU Hessen cũng không được thông báo về số tiền quỹ 20 triệu cũng như không được dùng được số tiền này.
    Toà trách rằng, Kanther dù thường xuyên liên lạc với ban lãnh đạo đảng CDU ở Hessen nhưng đã không thông báo cho họ về số tiền nay. Do đó thống đốc bang Hessen Roland Koch đã chỉ biết về việc này có mấy ngày trước khi nộp tường trình hoạt động vào năm 1998.
    Hiện toà cũng chưa biết nguồn gốc của số tiền này. Ban đầu toà tưởng rằng số tiền này có nguồn gốc bất chính nên nhóm Kanther đã phải tìm cách giấu số tiền này. Nhưng bây giờ toà cho rằng đây là nhận định sai. Hiện toà cho rằng có lẽ chỉ có một phần tiền là xuất phát từ những quyên góp bất chính và đó là lí do của việc giấu tiền.
  4. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0

    Tưởng niệm 60 năm Thế chiến II tàn phá Dresden
    Trong cuối tuần 12-13 tháng 2 mới đây, nhiều buổi tổ chức tưởng niệm nạn nhân và tàn phá trong chiến cuộc nhân dịp 60 năm Ngày giội bom đã được diễn ra tại thành phố Dresden, nơi quân đội đồng minh Anh-Mỹ vào cuối Thế chiến II (hôm 13-14 Tháng 2-1945) đã oanh tạc khốc liệt các vị trí quan trọng về chiến lược, kỹ nghệ và hạ tầng giao thông của quân đội Quốc xã Đức, gây thiệt mạng cùng lúc cho hàng chục ngàn thường dân tại đây.
    Ý nghĩa sự tưởng niệm từ chính giới địa phương tuy nhiên còn đã bị phá rối bởi phe đảng Tân Phát-xít Đức tại Dresden. Cùng lúc chúng cũng đã tổ chức các buổi mít tinh xuống đường, có cả sự tham dự xách động của băng đảng cực hữu Quốc gia Đức NPD (lọt được vào Hội đồng tiểu bang Sachsen từ sau bầu cử tháng 9-2004).
    Chúng lên án ?zBombenholocaust?o và xem sự kiện giội bom như ?zmột tội ác của đồng minh?o đã tàn phá một ?zđô thị văn hoá?o lớn, giết hại ?zngười Đức nạn nhân?o một cách không cần thiết theo sử quan của chúng! Nhóm đại biểu NPD còn đã công khai lên tiếng tại diễn đàn quốc hội tiểu bang về lập trường này khi tẩy chay dịp tưởng niệm 60 năm Ngày kết thúc chiến tranh và lên án tội ác Quốc xã Đức.
    Dịp này cũng đã được băng đảng Neonazis Đức tận dụng khai thác đều đặn hàng năm qua ho các cuộc xuống đường xô xát và đụng độ với cảnh sát cùng nhiều nhóm cực tả chống đối chúng.
    Buổi lễ chính sẽ diễn ra tại giáo đường nổi tiếng Frauenkirche, nơi bị nhiều tàn phá thời chiến tranh và hiện nay đã được trùng tái thiết bằng tài trợ từ HK và Anh quốc. Dân chúng tham dự còn sẽ được gắn lên biểu tượng một bông hồng trắng như thái độ chối bỏ khuynh hướng cực hữu.
    Chủ tịch Quốc hội Đức Wolfgang Thierse, bộ trưởng Giao thông kiêm Đặc trách sự vụ tái thiết Miền đông Manfred Stolpe (cả hai SPD), đại diện sứ quán Anh, Pháp và HK tại Đức còn sẽ có mặt trong số quan khách tham dự dịp tưởng niệm.
    Tội ác Nazi và nạn nhân
    Nhân dịp tưởng niệm Ngày quân đội đồng minh giội bom Dresden, Thủ tướng Đức Gehard Schroeder (SPD) kêu gọi dân chúng nên tránh có sự so đo giữa một bên là nạn nhân chiến cuộc và bên kia là tội ác chế độ Quốc xã Đức.
    Trong nhật báo ?zWelt am Sonntag?o, Schroeder cho là ?ztrách nhiệm trước lịch sử không thể là việc mang điều xằng bậy và nổi đau thương ra đối chọi nhau để có được sự quân bình?o và một khi tưởng nhớ, ông luôn nghỉ đến bao nhiêu sự mất mát từ cuộc chiến nước Đức đã tạo ra cho các dân tộc khác. Đồng thời ông cũng cho là không có lí do gì để phải tránh tưởng niệm về sự mất mát ngay trên đất nước này và điều quan trọng là không được bôi xoá trách nhiệm liên hệ.
    Trước những tuyên bố ồn ào đòi xuống đường, mít tinh, lạm dụng dịp tưởng niệm nạn nhân -60 năm Ngày Dresden bị quân đội đồng minh Anh-Mỹ giội bom- từ các nhóm tân Phát xít Đức và đảng cực hữu Quốc gia NPD tại tiểu bang Sachsen, Schroeder đưa nhận định ?zChúng ta không được phép để yên cho sự nhập nhằng tráo trở giữa nguyên nhân và hệ quả?o và ông tuyên bố sẽ dùng mọi phương tiện có được để đối đầu với những ai tìm cách lật lọng lại giá trị lịch sử.
    Để sửa soạn cho các cuộc biểu tình diễn ra tại Dresden trong hôm 13-2, qui tụ đến vài ngàn tên băng đảng Tân phát-xít Đức từ nhiều nơi kéo về, cảnh sát tiểu bang đã được qui động đối phó. Các tên dân biểu NPD tại hội đồng tiểu bang Sachsen trước đó cũng đã so sánh màn đồng minh giội bom tàn phá các thành phố Đức như tại Dresden vào những ngày cuối Thế chiến II tương tự như tội ác diệt chủng người Do Thái của Quốc xã Đức!
    Đại sứ Anh tại Đức, Sir Peter Torry nhân dịp cũng đã lên tiếng ghi nhận địa danh Dresden ngày nay đã trở nên một biểu tượng cho sự hoà giải giữa 2 nước Anh và Đức. Theo Torry, Dresden cũng như một nơi khác tại Anh từng bị quân Đức giội bom tan nát là Coventry đã trở thành các biểu tượng kinh hoàng của chiến tranh nhưng cũng là nơi đã hoá giải hận thù hai nước sau năm 1945.
    Tưởng niệm nạn nhân tại Dresden theo ông là điều đúng nhưng ?zcũng nên nhắc nhở đến nhiều triệu con người đã chết trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Phát xít, kể cả những phi công hoàng gia Anh đã bỏ mạng?o.
    Sẵn sàng can dự khi Nato kêu gọi
    Tại Nghị hội quốc tế về chiến lược và an ninh toàn cầu được tổ chức thường niên tại Muenchen hôm 12-2, qui tụ chuyên gia quân sự và chính trị hàng đầu từ nhiều nước, đại diện Đức thay mặt Thủ tướng Schroeder bị bệnh, bộ trưởng Quốc phòng Peter Struck (SPD) cho hay nước ông sẵn sàng đóng góp vào tiến trình hoà bình giữa Do Thái và Palastine khi có sự can thiệp từ khối Minh ước Bắc Đại tây dương (Nato).
    Ông tuy nhiên đã tránh xác nhận liên hệ cho sự đóng góp trực tiếp của các binh đoàn Đức một khi điều kiện xảy ra và hiện nay theo ông, tình hình chưa đến nỗi phía Do Thái lẫn Palastin cần đến sự giúp đỡ quốc tế này.
    Struck cho là một khi Nato được cả hai phía tranh chấp yêu cầu có sự can thiệp, sẽ không có gì nghi ngại là nước Đức sẽ làm tròn trách nhiệm của mình và điều này dĩ nhiên còn phải được người Do Thái lẫn Palastin chấp nhận. Tại đây, đặc sứ Ngoại vụ khối các nước Liên Âu (EU) Javier Solana cũng đã nêu ý kiến tương tự và thêm vào là sự kiện còn phải có sự đồng ý từ phía chính giới Đức.
    Tổng thư kí Nato Jaap de Hoop Scheffer đã rõ ràng hơn khi cho là các nước đừng chờ đợi Nato sẽ tự đưa ra một ý kiến đặc biệt nào đó tại vùng Cận Đông nhưng sẽ trong tư thế sẵn sàng một khi các phe phái cần thiết có sự giúp đỡ mà điều kiện tiên quyết là phải có sự ủy nhiệm từ Liên Hiệp Quốc.
    Đại sứ Israel tại Đức, ông Schimon Stein đón nhận ý kiến một cách dè dặt và cho là còn quá sớm để có thể bàn đến biện pháp có hay không chấp nhận quân đội Đức tham dự trong các quân đoàn vì hoà bình của Nato trấn đóng vùng Cận Đông mà theo ông trước hết người ta còn đang phải thương lượng tìm kiếm cho hoà bình khu vực.
    Nên cho phép làm thêm bên cạnh ALG II
    Sáu tuần ngay sau khi chương trình cải tổ thị trường nhân dụng Đức thông qua đạo luật Hartz IV được ứng dụng kể từ đầu năm 2005, ngày càng có thêm nhiều tiếng nói -ngay trong nội bộ Liên minh cầm quyền Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) tại Berlin- đòi chấn chỉnh lại định chế tài trợ thất nghiệp ALG II (Arbeitslosengeld II, gộp chung tiền xã hội và thất nghiệp thâm niên).
    Trước đó phe đối lập bảo thủ thuộc Liên đảng CDU-CSU cũng cho thấy đã có sự đồng tình theo đề nghị cho phép người nhận lãnh ALG II được kiếm thêm tiền trong các công việc 400 Euro-Jobs. Bộ Lao động-Kinh tế liên bang, nơi có thẩm quyền tuy nhiên cho là nên chờ đợi rút tỉa thêm kinh nghiệm trong các qui tắc Hartz IV mới đang được ứng dụng từ đầu năm hiện nay.
    Thống đốc Platzeck (SPD, Brandenburg) và bà Dueckert, phó trưởng khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội đã lên tiếng cảnh giác thái độ chần chờ thay đổi từ bộ trưởng Kinh tế Đức Clement (SPD). Cả hai cho là nên sớm có sự chấn chỉnh, cho phép người thất nghiệp thâm niên phụ việc với đồng lương có giới hạn thay vì gắn bó họ vào các công việc 1-Euro-Jobs như kế hoạch hiện nay. Sự nâng cấp và cho phép này còn sẽ đưa đến thái độ chấp nhận nhiều hơn cho chương trình cải tổ của chính quyền đưa ra còn theo nhận xét từ Platzeck.
    Được biết theo luật lệ hiện hành, người thất nghiệp chỉ được làm các công việc Minijobs ngắn hạn có thu nhập thêm tối đa là 15% mức nhận lãnh ALG II. Platzeck đòi hỏi nên có sự đồng đều về tài trợ ALG II còn chênh lệch 14 Euro/tháng hiện nay giữa 2 miền Đông-Tây (331 Euro/Ost và 345 Euro/West) mà theo ông là điều không còn hợp lí.
    Một chuyên gia xã hội đảng CDU, ông Karl-Josef Laumann còn đưa đề nghị thay đổi nhanh chóng là nên cho phép những ai thất nghiệp hoặc thành phần nhận lãnh ALG II giữ lại 30% lợi tức làm việc thêm của họ. Trong lúc đó đảng Xanh/B90 chủ trương nên chấp nhận cho đến 50% lợi nhuận trong các 400 Euro-Jobs thuộc về họ.
    Deutsche Bank sa thải 6400 việc
    Tập đoàn ngân hãng tư nhân lớn nhất tại Đức là Deutsche Bank AG theo kế hoạch sắp xếp nhân sự đưa ra dự trù sẽ sa thải cho đến 6400 nhân viên tại nhiều chi nhánh quốc tế, riêng tại Đức là 1920 nơi. Phát ngôn trung tâm Deutsche Bank tại Frankfurt cho hay sẽ không có sự thay đổi mặc dù còn đang dàn xếp tìm giải pháp ổn thoả với phía đại diện tập thể công nhân về biện pháp sa thải này.
    Trước đó để trấn an dư luận, tránh búa rìu chỉ trích và đòi hỏi tẩy chay từ nhiều phía, một đại diện cao cấp trong tập đoàn là Nobert Walter đã phải lên tiếng hoà hoãn trong sự điều đình với phía đại diện công nhân và công đoàn. Trong chương trình ?zBerlin Mitte?o đài Ti vi ZDF, Walter cho là Deutsche Bank dĩ nhiên sẽ thích giữ lại nhân viên hơn một khi tìm được giải pháp giảm giá lao động để có thể cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
    Tổng giám đốc Deutsche Bank AG là Josef Ackermann trong tuần trước đó tại cuộc họp về tài vụ thường niên đã tuyên bố về biện pháp sa thải lực lượng nhân viên cùng lúc với công bố là lãi nhuận của tập đoàn trong năm 2004 đã lên 2,5 tỉ Euro! Điều tưởng như mâu thuẫn này cũng đã đưa ra cuộc tranh luận về ý thức trách nhiệm xã hội của một đại tập đoàn kinh tế như Deutsche Bank trước nhân sự viên cộng tác.
    Nhiều chính trị gia SPD đã kêu gọi nên tẩy chay thương vụ với Deutsche Bank gây áp lực. Trong một thư nội bộ sau đó, Ackermann tuy nhiên vẫn cho thấy quyết định cứng rắn và viện dẫn lí do tồn tại. Trách nhiệm giải quyết về mặt xã hội, nạn thất nghiệp tăng giảm theo ông không thuộc nhiệm vụ của một công ti mà nằm nơi chính quyền tại Berlin.
    Phía Tổng công đoàn Lao động Đức DGB kêu gọi giới chủ nhân Đức nên xứng đáng hơn trong trách nhiệm đương đầu với nạn thất nghiệp hiện nay. Chủ tịch DGB Sommer ghi nhận các tổ chức nghiệp đoàn lao động Đức trong những năm qua đã bày tỏ thái độ một cách có ý thức trong yêu sách lương bổng cũng như giờ giấc sản xuất một cách uyển chuyển theo nhu cầu phe chủ nhân.
    Điều này một khi vẫn chưa đủ thì người ta có thể nghi ngờ là chỉ có hạng người vơ vét mà không chịu cống hiến thuộc phía chủ nhân kinh tế Đức. Chính trị theo Sommer vẫn sẽ không tạo dựng được việc làm mà việc làm chỉ được tạo ra bởi sự quyết định nơi phe hãng xưởng trong chính sách đầu tư và kế hoạch nhân sự. Công nhân Đức theo DGB đã đóng góp thành quả trước và giờ đây phía chủ nhân phải tạo thêm việc làm như sự hứa hẹn.
    Bosch tiếp tục mất thêm uy tín
    Tập đoàn Robert Bosch GmbH lớn hàng đầu thế giới về cung cấp phụ tùng cho kỹ nghệ xe hơi trong những ngày qua đã phải đối phó với nhiều vấn đề khiếm khuyết trong kỉ năng chế tạo.
    Tại HK, bộ phận tăng cường cho hệ thống thắng (Hydro-Boot-Systeme) được Bosch cung cấp cho các hiệu xe leo núi và Van thuộc tập đoàn General Motor (GM tại Detroit) đã gặp trục trặc khiến GM phải cho kiểm soát lại tất cả 155 ngàn xe cộ đang lưu hành.
    Trước đó tại Đức, các máy bơm được Bosch lắp ráp ở các kiểu xe dầu của hãng DaimlerChrysler (30 ngàn chiếc) và BMW (21500 chiếc) cũng đã hư hỏng khiến cho khâu chế xuất tại 2 nơi này đã phải trì trệ. Thiệt hại gây ra được ước tính lên đến hàng trăm triệu Euro được Bosch và các tập đoàn chế tạo xe liên hệ đang thương lượng để giải quyết.
    Tchibo bị chỉ trích bóc lột sức lao động
    Tại Đức, tập đoàn thu mua, cung cấp cà phê và là một trong số thương hiệu hàng hoá lớn nước Đức mới đây đã bị Hiệp hội nhà thờ và các tổ chức viện trợ phát triển cho các nước nghèo tố giác đã vi phạm nhân quyền và luật lệ lao động trong một số chế phẩm hàng tơ vải cung cấp tại Bangladesh.
    Tổ chức CCC-Clean Clothes Campaign (tiếng Đức ?zKampagne fuer saubere Kleidung?o), một tập hợp nhiều nhóm nhỏ khác nhau đã lên tiếng cho là các công ty cung cấp trực thuộc Tchibo tại Bangladesh đã khinh thường và vi phạm bất kể đến quyền lợi người lao động một cách phạm pháp. Tại quốc gia này, gần 3/4 nguồn ngoại tệ trong lĩnh vực xuất cảng đã đi từ kĩ nghệ chế tạo hàng may mặc ra khắp thế giới.
    Theo đại diện CCC, bà Gisela Burckhardt thì trong gần 3000 xí nghiệp nước này, đã có sự lao lụng của trên 2 triệu công nhân -đa số là phụ nữ- cho thị trường tiêu thụ trên thế giới. Nơi đây họ phải làm việc cật lực cho đến 90 tiếng trong tuần với đồng lương ít ỏi là 13 Euro/tháng, nhận lãnh mọi sự áp bức và thiếu an toàn cho sự bảo hộ lao động.
    Tchibo tuy nhiên đã lên tiếng bác bỏ chỉ trích từ CCC và xem đó chỉ là sự phê phán quá tổng quát. Tất cả hãng xưởng nhận hợp đồng cung cấp hàng tại đây cho Tchibo cũng đã cam kết tuân thủ theo một số nguyên tắc làm việc, giá lương, giờ giấc cố định cũng như cấm đoán sự lao động nơi trẻ em. Trường hợp CCC có thể chứng minh được sự vi phạm này, tập đoàn Tchibo cho hay sẽ kiểm soát lại nơi các xí nghiệp hợp tác.

    Thống kê mới: 5, 037 triệu người thất nghiệp
    Sĩ số người mất việc tại Đức từ sau áp dụng đạo luật cải tổ thị trường nhân dụng (Hartz IV) vào đầu năm 2005 theo thống kê chính thức đã lên mức kỉ lục trên 5 triệu người vào cuối tháng 1-2005.
    Tổng cục Lao động liên bang BA (Bundesagentur fuer Arbeit) cho hay con số bao gồm cả thành phần người thụ hưởng trợ cấp xã hội nhưng được xem còn hội đủ sức lao động bị thất nghiệp hiện nay.
    Bộ trưởng Kinh tế-Lao động Đức Clement (SPD) xác nhận trong đài n-tv là sĩ số này lần đầu trong lịch sử CHLB Đức đã vượt trên mức 5 triệu mà theo ông ?ochưa là kỉ lục từ sau thời hậu chiến, mà giờ đây chỉ là cơ hội đầu tiên, dữ kiện đã được tính gộp chung và đưa ra con số cao nhất nhưng tình trạng vẫn không có gì thay đổi so với trước đó?.
    Clement bổ túc thêm là bên cạnh con số chính thức theo thống kê còn có thêm 1,4-1,5 triệu người đang làm, tu nghiệp hoặc học chuyển đổi tay nghề trong các biện pháp tạo dựng việc làm của chính phủ đưa ra, và như thế nước Đức có gần 6,5 triệu người gặp vấn đề trên thị trường nhân dụng và 5 triệu người trong số đang phải tìm ra việc làm sinh kế.
    Phó trưởng khối dân biểu đảng Xã hội SPD tại Quốc hội Ludwig Stiegler cho là chỉ số tăng thêm theo thống kê không ảnh hưởng chiều hướng phục hồi kinh tế hiện nay. Thị trường nhân dụng tháng giêng vẫn tương tự như tháng 12 cuối năm 2004 và công cuộc cải tổ còn sẽ mang lại thành quả tốt hơn trong năm nay một cách rõ nét.
    Trong khi đó phe đối lập thuộc Liên đảng CDU-CSU và FDP đã xem sự kiện như bằng chứng cho thấy thất bại và tính chất phá sản trong sự cầm quyền hiện nay giữa SPD và đảng Xanh/B90 tại Berlin. Thống đốc Stoiber (CSU, Bayern) đổ lỗi cho Thủ tướng Đức Schroeder (SPD) trước sự thất bại hoàn toàn trong chính sách kinh tế của ông.
    Phe tập đoàn chủ nhân qua đại diện Dieter Hundt yêu cầu đưa biện pháp phục hoạt con số người thất nghiệp bằng cách giảm nguyệt phí đóng bó buộc trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp từ 6,5 xuống 5,5% lương lao động (trong đó phe chủ và công nhân chia đều mỗi bên 50% đóng góp vào quỹ nhà nước).
    Cách này để đối phó theo ông là một giải pháp tạm cần thiết để có thể giảm gánh vác xã hội vào khoảng 42% xuống còn 40% lương lao động hiện nay. Phía tổng công đoàn Lao động Đức DGB đã từ chối đề nghị Hundt, nhận xét là tình trạng thất nghiệp kỉ lục đã tăng dần từ hàng thập niên qua và vì thế không thể đổ lỗi cho riêng chính quyền Berlin.
  5. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0

    Tưởng niệm 60 năm Thế chiến II tàn phá Dresden
    Trong cuối tuần 12-13 tháng 2 mới đây, nhiều buổi tổ chức tưởng niệm nạn nhân và tàn phá trong chiến cuộc nhân dịp 60 năm Ngày giội bom đã được diễn ra tại thành phố Dresden, nơi quân đội đồng minh Anh-Mỹ vào cuối Thế chiến II (hôm 13-14 Tháng 2-1945) đã oanh tạc khốc liệt các vị trí quan trọng về chiến lược, kỹ nghệ và hạ tầng giao thông của quân đội Quốc xã Đức, gây thiệt mạng cùng lúc cho hàng chục ngàn thường dân tại đây.
    Ý nghĩa sự tưởng niệm từ chính giới địa phương tuy nhiên còn đã bị phá rối bởi phe đảng Tân Phát-xít Đức tại Dresden. Cùng lúc chúng cũng đã tổ chức các buổi mít tinh xuống đường, có cả sự tham dự xách động của băng đảng cực hữu Quốc gia Đức NPD (lọt được vào Hội đồng tiểu bang Sachsen từ sau bầu cử tháng 9-2004).
    Chúng lên án ?zBombenholocaust?o và xem sự kiện giội bom như ?zmột tội ác của đồng minh?o đã tàn phá một ?zđô thị văn hoá?o lớn, giết hại ?zngười Đức nạn nhân?o một cách không cần thiết theo sử quan của chúng! Nhóm đại biểu NPD còn đã công khai lên tiếng tại diễn đàn quốc hội tiểu bang về lập trường này khi tẩy chay dịp tưởng niệm 60 năm Ngày kết thúc chiến tranh và lên án tội ác Quốc xã Đức.
    Dịp này cũng đã được băng đảng Neonazis Đức tận dụng khai thác đều đặn hàng năm qua ho các cuộc xuống đường xô xát và đụng độ với cảnh sát cùng nhiều nhóm cực tả chống đối chúng.
    Buổi lễ chính sẽ diễn ra tại giáo đường nổi tiếng Frauenkirche, nơi bị nhiều tàn phá thời chiến tranh và hiện nay đã được trùng tái thiết bằng tài trợ từ HK và Anh quốc. Dân chúng tham dự còn sẽ được gắn lên biểu tượng một bông hồng trắng như thái độ chối bỏ khuynh hướng cực hữu.
    Chủ tịch Quốc hội Đức Wolfgang Thierse, bộ trưởng Giao thông kiêm Đặc trách sự vụ tái thiết Miền đông Manfred Stolpe (cả hai SPD), đại diện sứ quán Anh, Pháp và HK tại Đức còn sẽ có mặt trong số quan khách tham dự dịp tưởng niệm.
    Tội ác Nazi và nạn nhân
    Nhân dịp tưởng niệm Ngày quân đội đồng minh giội bom Dresden, Thủ tướng Đức Gehard Schroeder (SPD) kêu gọi dân chúng nên tránh có sự so đo giữa một bên là nạn nhân chiến cuộc và bên kia là tội ác chế độ Quốc xã Đức.
    Trong nhật báo ?zWelt am Sonntag?o, Schroeder cho là ?ztrách nhiệm trước lịch sử không thể là việc mang điều xằng bậy và nổi đau thương ra đối chọi nhau để có được sự quân bình?o và một khi tưởng nhớ, ông luôn nghỉ đến bao nhiêu sự mất mát từ cuộc chiến nước Đức đã tạo ra cho các dân tộc khác. Đồng thời ông cũng cho là không có lí do gì để phải tránh tưởng niệm về sự mất mát ngay trên đất nước này và điều quan trọng là không được bôi xoá trách nhiệm liên hệ.
    Trước những tuyên bố ồn ào đòi xuống đường, mít tinh, lạm dụng dịp tưởng niệm nạn nhân -60 năm Ngày Dresden bị quân đội đồng minh Anh-Mỹ giội bom- từ các nhóm tân Phát xít Đức và đảng cực hữu Quốc gia NPD tại tiểu bang Sachsen, Schroeder đưa nhận định ?zChúng ta không được phép để yên cho sự nhập nhằng tráo trở giữa nguyên nhân và hệ quả?o và ông tuyên bố sẽ dùng mọi phương tiện có được để đối đầu với những ai tìm cách lật lọng lại giá trị lịch sử.
    Để sửa soạn cho các cuộc biểu tình diễn ra tại Dresden trong hôm 13-2, qui tụ đến vài ngàn tên băng đảng Tân phát-xít Đức từ nhiều nơi kéo về, cảnh sát tiểu bang đã được qui động đối phó. Các tên dân biểu NPD tại hội đồng tiểu bang Sachsen trước đó cũng đã so sánh màn đồng minh giội bom tàn phá các thành phố Đức như tại Dresden vào những ngày cuối Thế chiến II tương tự như tội ác diệt chủng người Do Thái của Quốc xã Đức!
    Đại sứ Anh tại Đức, Sir Peter Torry nhân dịp cũng đã lên tiếng ghi nhận địa danh Dresden ngày nay đã trở nên một biểu tượng cho sự hoà giải giữa 2 nước Anh và Đức. Theo Torry, Dresden cũng như một nơi khác tại Anh từng bị quân Đức giội bom tan nát là Coventry đã trở thành các biểu tượng kinh hoàng của chiến tranh nhưng cũng là nơi đã hoá giải hận thù hai nước sau năm 1945.
    Tưởng niệm nạn nhân tại Dresden theo ông là điều đúng nhưng ?zcũng nên nhắc nhở đến nhiều triệu con người đã chết trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Phát xít, kể cả những phi công hoàng gia Anh đã bỏ mạng?o.
    Sẵn sàng can dự khi Nato kêu gọi
    Tại Nghị hội quốc tế về chiến lược và an ninh toàn cầu được tổ chức thường niên tại Muenchen hôm 12-2, qui tụ chuyên gia quân sự và chính trị hàng đầu từ nhiều nước, đại diện Đức thay mặt Thủ tướng Schroeder bị bệnh, bộ trưởng Quốc phòng Peter Struck (SPD) cho hay nước ông sẵn sàng đóng góp vào tiến trình hoà bình giữa Do Thái và Palastine khi có sự can thiệp từ khối Minh ước Bắc Đại tây dương (Nato).
    Ông tuy nhiên đã tránh xác nhận liên hệ cho sự đóng góp trực tiếp của các binh đoàn Đức một khi điều kiện xảy ra và hiện nay theo ông, tình hình chưa đến nỗi phía Do Thái lẫn Palastin cần đến sự giúp đỡ quốc tế này.
    Struck cho là một khi Nato được cả hai phía tranh chấp yêu cầu có sự can thiệp, sẽ không có gì nghi ngại là nước Đức sẽ làm tròn trách nhiệm của mình và điều này dĩ nhiên còn phải được người Do Thái lẫn Palastin chấp nhận. Tại đây, đặc sứ Ngoại vụ khối các nước Liên Âu (EU) Javier Solana cũng đã nêu ý kiến tương tự và thêm vào là sự kiện còn phải có sự đồng ý từ phía chính giới Đức.
    Tổng thư kí Nato Jaap de Hoop Scheffer đã rõ ràng hơn khi cho là các nước đừng chờ đợi Nato sẽ tự đưa ra một ý kiến đặc biệt nào đó tại vùng Cận Đông nhưng sẽ trong tư thế sẵn sàng một khi các phe phái cần thiết có sự giúp đỡ mà điều kiện tiên quyết là phải có sự ủy nhiệm từ Liên Hiệp Quốc.
    Đại sứ Israel tại Đức, ông Schimon Stein đón nhận ý kiến một cách dè dặt và cho là còn quá sớm để có thể bàn đến biện pháp có hay không chấp nhận quân đội Đức tham dự trong các quân đoàn vì hoà bình của Nato trấn đóng vùng Cận Đông mà theo ông trước hết người ta còn đang phải thương lượng tìm kiếm cho hoà bình khu vực.
    Nên cho phép làm thêm bên cạnh ALG II
    Sáu tuần ngay sau khi chương trình cải tổ thị trường nhân dụng Đức thông qua đạo luật Hartz IV được ứng dụng kể từ đầu năm 2005, ngày càng có thêm nhiều tiếng nói -ngay trong nội bộ Liên minh cầm quyền Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) tại Berlin- đòi chấn chỉnh lại định chế tài trợ thất nghiệp ALG II (Arbeitslosengeld II, gộp chung tiền xã hội và thất nghiệp thâm niên).
    Trước đó phe đối lập bảo thủ thuộc Liên đảng CDU-CSU cũng cho thấy đã có sự đồng tình theo đề nghị cho phép người nhận lãnh ALG II được kiếm thêm tiền trong các công việc 400 Euro-Jobs. Bộ Lao động-Kinh tế liên bang, nơi có thẩm quyền tuy nhiên cho là nên chờ đợi rút tỉa thêm kinh nghiệm trong các qui tắc Hartz IV mới đang được ứng dụng từ đầu năm hiện nay.
    Thống đốc Platzeck (SPD, Brandenburg) và bà Dueckert, phó trưởng khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội đã lên tiếng cảnh giác thái độ chần chờ thay đổi từ bộ trưởng Kinh tế Đức Clement (SPD). Cả hai cho là nên sớm có sự chấn chỉnh, cho phép người thất nghiệp thâm niên phụ việc với đồng lương có giới hạn thay vì gắn bó họ vào các công việc 1-Euro-Jobs như kế hoạch hiện nay. Sự nâng cấp và cho phép này còn sẽ đưa đến thái độ chấp nhận nhiều hơn cho chương trình cải tổ của chính quyền đưa ra còn theo nhận xét từ Platzeck.
    Được biết theo luật lệ hiện hành, người thất nghiệp chỉ được làm các công việc Minijobs ngắn hạn có thu nhập thêm tối đa là 15% mức nhận lãnh ALG II. Platzeck đòi hỏi nên có sự đồng đều về tài trợ ALG II còn chênh lệch 14 Euro/tháng hiện nay giữa 2 miền Đông-Tây (331 Euro/Ost và 345 Euro/West) mà theo ông là điều không còn hợp lí.
    Một chuyên gia xã hội đảng CDU, ông Karl-Josef Laumann còn đưa đề nghị thay đổi nhanh chóng là nên cho phép những ai thất nghiệp hoặc thành phần nhận lãnh ALG II giữ lại 30% lợi tức làm việc thêm của họ. Trong lúc đó đảng Xanh/B90 chủ trương nên chấp nhận cho đến 50% lợi nhuận trong các 400 Euro-Jobs thuộc về họ.
    Deutsche Bank sa thải 6400 việc
    Tập đoàn ngân hãng tư nhân lớn nhất tại Đức là Deutsche Bank AG theo kế hoạch sắp xếp nhân sự đưa ra dự trù sẽ sa thải cho đến 6400 nhân viên tại nhiều chi nhánh quốc tế, riêng tại Đức là 1920 nơi. Phát ngôn trung tâm Deutsche Bank tại Frankfurt cho hay sẽ không có sự thay đổi mặc dù còn đang dàn xếp tìm giải pháp ổn thoả với phía đại diện tập thể công nhân về biện pháp sa thải này.
    Trước đó để trấn an dư luận, tránh búa rìu chỉ trích và đòi hỏi tẩy chay từ nhiều phía, một đại diện cao cấp trong tập đoàn là Nobert Walter đã phải lên tiếng hoà hoãn trong sự điều đình với phía đại diện công nhân và công đoàn. Trong chương trình ?zBerlin Mitte?o đài Ti vi ZDF, Walter cho là Deutsche Bank dĩ nhiên sẽ thích giữ lại nhân viên hơn một khi tìm được giải pháp giảm giá lao động để có thể cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
    Tổng giám đốc Deutsche Bank AG là Josef Ackermann trong tuần trước đó tại cuộc họp về tài vụ thường niên đã tuyên bố về biện pháp sa thải lực lượng nhân viên cùng lúc với công bố là lãi nhuận của tập đoàn trong năm 2004 đã lên 2,5 tỉ Euro! Điều tưởng như mâu thuẫn này cũng đã đưa ra cuộc tranh luận về ý thức trách nhiệm xã hội của một đại tập đoàn kinh tế như Deutsche Bank trước nhân sự viên cộng tác.
    Nhiều chính trị gia SPD đã kêu gọi nên tẩy chay thương vụ với Deutsche Bank gây áp lực. Trong một thư nội bộ sau đó, Ackermann tuy nhiên vẫn cho thấy quyết định cứng rắn và viện dẫn lí do tồn tại. Trách nhiệm giải quyết về mặt xã hội, nạn thất nghiệp tăng giảm theo ông không thuộc nhiệm vụ của một công ti mà nằm nơi chính quyền tại Berlin.
    Phía Tổng công đoàn Lao động Đức DGB kêu gọi giới chủ nhân Đức nên xứng đáng hơn trong trách nhiệm đương đầu với nạn thất nghiệp hiện nay. Chủ tịch DGB Sommer ghi nhận các tổ chức nghiệp đoàn lao động Đức trong những năm qua đã bày tỏ thái độ một cách có ý thức trong yêu sách lương bổng cũng như giờ giấc sản xuất một cách uyển chuyển theo nhu cầu phe chủ nhân.
    Điều này một khi vẫn chưa đủ thì người ta có thể nghi ngờ là chỉ có hạng người vơ vét mà không chịu cống hiến thuộc phía chủ nhân kinh tế Đức. Chính trị theo Sommer vẫn sẽ không tạo dựng được việc làm mà việc làm chỉ được tạo ra bởi sự quyết định nơi phe hãng xưởng trong chính sách đầu tư và kế hoạch nhân sự. Công nhân Đức theo DGB đã đóng góp thành quả trước và giờ đây phía chủ nhân phải tạo thêm việc làm như sự hứa hẹn.
    Bosch tiếp tục mất thêm uy tín
    Tập đoàn Robert Bosch GmbH lớn hàng đầu thế giới về cung cấp phụ tùng cho kỹ nghệ xe hơi trong những ngày qua đã phải đối phó với nhiều vấn đề khiếm khuyết trong kỉ năng chế tạo.
    Tại HK, bộ phận tăng cường cho hệ thống thắng (Hydro-Boot-Systeme) được Bosch cung cấp cho các hiệu xe leo núi và Van thuộc tập đoàn General Motor (GM tại Detroit) đã gặp trục trặc khiến GM phải cho kiểm soát lại tất cả 155 ngàn xe cộ đang lưu hành.
    Trước đó tại Đức, các máy bơm được Bosch lắp ráp ở các kiểu xe dầu của hãng DaimlerChrysler (30 ngàn chiếc) và BMW (21500 chiếc) cũng đã hư hỏng khiến cho khâu chế xuất tại 2 nơi này đã phải trì trệ. Thiệt hại gây ra được ước tính lên đến hàng trăm triệu Euro được Bosch và các tập đoàn chế tạo xe liên hệ đang thương lượng để giải quyết.
    Tchibo bị chỉ trích bóc lột sức lao động
    Tại Đức, tập đoàn thu mua, cung cấp cà phê và là một trong số thương hiệu hàng hoá lớn nước Đức mới đây đã bị Hiệp hội nhà thờ và các tổ chức viện trợ phát triển cho các nước nghèo tố giác đã vi phạm nhân quyền và luật lệ lao động trong một số chế phẩm hàng tơ vải cung cấp tại Bangladesh.
    Tổ chức CCC-Clean Clothes Campaign (tiếng Đức ?zKampagne fuer saubere Kleidung?o), một tập hợp nhiều nhóm nhỏ khác nhau đã lên tiếng cho là các công ty cung cấp trực thuộc Tchibo tại Bangladesh đã khinh thường và vi phạm bất kể đến quyền lợi người lao động một cách phạm pháp. Tại quốc gia này, gần 3/4 nguồn ngoại tệ trong lĩnh vực xuất cảng đã đi từ kĩ nghệ chế tạo hàng may mặc ra khắp thế giới.
    Theo đại diện CCC, bà Gisela Burckhardt thì trong gần 3000 xí nghiệp nước này, đã có sự lao lụng của trên 2 triệu công nhân -đa số là phụ nữ- cho thị trường tiêu thụ trên thế giới. Nơi đây họ phải làm việc cật lực cho đến 90 tiếng trong tuần với đồng lương ít ỏi là 13 Euro/tháng, nhận lãnh mọi sự áp bức và thiếu an toàn cho sự bảo hộ lao động.
    Tchibo tuy nhiên đã lên tiếng bác bỏ chỉ trích từ CCC và xem đó chỉ là sự phê phán quá tổng quát. Tất cả hãng xưởng nhận hợp đồng cung cấp hàng tại đây cho Tchibo cũng đã cam kết tuân thủ theo một số nguyên tắc làm việc, giá lương, giờ giấc cố định cũng như cấm đoán sự lao động nơi trẻ em. Trường hợp CCC có thể chứng minh được sự vi phạm này, tập đoàn Tchibo cho hay sẽ kiểm soát lại nơi các xí nghiệp hợp tác.

    Thống kê mới: 5, 037 triệu người thất nghiệp
    Sĩ số người mất việc tại Đức từ sau áp dụng đạo luật cải tổ thị trường nhân dụng (Hartz IV) vào đầu năm 2005 theo thống kê chính thức đã lên mức kỉ lục trên 5 triệu người vào cuối tháng 1-2005.
    Tổng cục Lao động liên bang BA (Bundesagentur fuer Arbeit) cho hay con số bao gồm cả thành phần người thụ hưởng trợ cấp xã hội nhưng được xem còn hội đủ sức lao động bị thất nghiệp hiện nay.
    Bộ trưởng Kinh tế-Lao động Đức Clement (SPD) xác nhận trong đài n-tv là sĩ số này lần đầu trong lịch sử CHLB Đức đã vượt trên mức 5 triệu mà theo ông ?ochưa là kỉ lục từ sau thời hậu chiến, mà giờ đây chỉ là cơ hội đầu tiên, dữ kiện đã được tính gộp chung và đưa ra con số cao nhất nhưng tình trạng vẫn không có gì thay đổi so với trước đó?.
    Clement bổ túc thêm là bên cạnh con số chính thức theo thống kê còn có thêm 1,4-1,5 triệu người đang làm, tu nghiệp hoặc học chuyển đổi tay nghề trong các biện pháp tạo dựng việc làm của chính phủ đưa ra, và như thế nước Đức có gần 6,5 triệu người gặp vấn đề trên thị trường nhân dụng và 5 triệu người trong số đang phải tìm ra việc làm sinh kế.
    Phó trưởng khối dân biểu đảng Xã hội SPD tại Quốc hội Ludwig Stiegler cho là chỉ số tăng thêm theo thống kê không ảnh hưởng chiều hướng phục hồi kinh tế hiện nay. Thị trường nhân dụng tháng giêng vẫn tương tự như tháng 12 cuối năm 2004 và công cuộc cải tổ còn sẽ mang lại thành quả tốt hơn trong năm nay một cách rõ nét.
    Trong khi đó phe đối lập thuộc Liên đảng CDU-CSU và FDP đã xem sự kiện như bằng chứng cho thấy thất bại và tính chất phá sản trong sự cầm quyền hiện nay giữa SPD và đảng Xanh/B90 tại Berlin. Thống đốc Stoiber (CSU, Bayern) đổ lỗi cho Thủ tướng Đức Schroeder (SPD) trước sự thất bại hoàn toàn trong chính sách kinh tế của ông.
    Phe tập đoàn chủ nhân qua đại diện Dieter Hundt yêu cầu đưa biện pháp phục hoạt con số người thất nghiệp bằng cách giảm nguyệt phí đóng bó buộc trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp từ 6,5 xuống 5,5% lương lao động (trong đó phe chủ và công nhân chia đều mỗi bên 50% đóng góp vào quỹ nhà nước).
    Cách này để đối phó theo ông là một giải pháp tạm cần thiết để có thể giảm gánh vác xã hội vào khoảng 42% xuống còn 40% lương lao động hiện nay. Phía tổng công đoàn Lao động Đức DGB đã từ chối đề nghị Hundt, nhận xét là tình trạng thất nghiệp kỉ lục đã tăng dần từ hàng thập niên qua và vì thế không thể đổ lỗi cho riêng chính quyền Berlin.
  6. roma3

    roma3 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Ngoại trưởng Đức nhận sai lầm trong chính sách nhập cảnh
    Hôm 26.2, Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer đã lần đầu tiên nhận trách nhiệm về những sai lầm của mình trong chính sách nhập cảnh kéo dài từ năm 1999 đến năm 2003. Hàng nghìn người lợi dụng những kẽ hở của quy định mới về nhập cảnh đã nhập cư bất hợp pháp vào Đức, và ông Fischer bị buộc tội giúp đỡ bọn buôn nguời.
    Ông Fischer lên tiếng nhận sai lầm của mình trong cuộc họp của Đảng Xanh ở Cologne hôm 26.2, và ông khẳng định đó là sai lầm cá nhân chứ không phải chính sách của đảng. Ông Fischer thừa nhận, Bộ Ngoại giao của ông, kể từ năm 1998 đã có hai quyết định gây tổn hại đến chính sách về thị thực nhập cảnh.
    Việc nới lỏng chính sách nhập cảnh xuất phát từ những khiếu nại tới Bộ Ngoại giao Đức nói rằng, việc xin thị thực vào Đức chữa bệnh và đoàn tụ gia đình quá khó khăn. Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao Đức đã ra chỉ thị khuyến khích các đại sứ quán Đức ở Đông Âu giảm bớt quan liêu trong việc cấp thị thực nhập cảnh, cho phép các nhân viên sứ quán quyết định chiếu cố cấp thị thực cho người nộp đơn. Hậu quả là sự tăng vọt số thị thực do các sứ quán Đức cấp. Năm 2001, riêng số thị thực cấp ở sứ quán Đức tại Kiev, Ukraina, đã lên tới 400 nghìn. Đây là con số rất lớn, nếu tính tương quan với 190 đại sứ quán Đức trên toàn thế giới chỉ cấp trung bình 3 triệu thị thực mỗi năm. Phải đến tận tháng 3.2003, Chính phủ Đức mới dừng thực hiện các chỉ thị nói trên.
    Nhưng đến lúc đó, dòng người nhập cư đã kịp tràn vào nước Đức bằng thị thực du lịch, mà nhiều người đến Đức bằng sự móc nối với các nhóm tội phạm có tổ chức. Người ta nghi ngờ rằng, trong số đó có cả những phụ nữ bị ép đi làm gái mại dâm, cả bọn buôn ma tuý, công nhân tìm việc làm bất hợp pháp và thậm chỉ cả những nghi phạm khủng bố.
    Uỷ ban Châu Âu đã quyết định mở cuộc điều tra xem liệu Đức có vi phạm luật nhập cư của EU. Còn phe đối lập ở Đức, từ tháng 12.2004, cũng mở một uỷ ban đặc biệt điều tra về việc cấp thị thực nhập cảnh. Phe đối lập cho rằng, sự thiếu cảnh giác của ông Fischer đã dẫn tới việc hàng trăm nghìn người nhập cư bất hợp pháp từ khối Xôviết trước đây có thể vào được nước Đức, do vậy đã làm gia tăng nạn tội phạm có tổ chức, gây hại cho nền kinh tế và làm xấu đi tình hình an ninh nước Đức. Bà Angela Merkel, Chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) đã kêu gọi ông Fischer từ chức vì sai lầm của ông.
    Nhưng Thủ tướng Schroeder đã dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho ngoại trưởng của mình. Trả lời phỏng vấn báo chí Đức, ông Schroeder đã bác bỏ lời kêu gọi của phe đối lập. Ông Fischer là thành viên quan trọng nhất của Đảng Xanh - một trong những đối tác chính trong chính, phủ liên minh do Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Schroeder đứng đầu.
    Vì vụ này mà ông Fischer đã mất vị trí là chính trị gia được yêu mến nhất ở nước Đức. 3 năm liên tiếp trước đó, ông đã đứng đầu danh sách 10 chính trị gia quan trọng nhất, còn năm nay ông tụt xuống vị trí thứ hai. Còn theo một thăm dò ý kiến, số người tin tưởng ông cũng giảm xuống: 42% số người được hỏi nói rằng ông Fischer phải chịu trách nhiệm cá nhân trong vụ này, trong khi chỉ 41% nói ông không phải chịu trách nhiệm cá nhân và 16% nói rằng họ không quy trách nhiệm cho cá nhân ông.
    V.N (Theo AFP, DW)
  7. roma3

    roma3 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Ngoại trưởng Đức nhận sai lầm trong chính sách nhập cảnh
    Hôm 26.2, Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer đã lần đầu tiên nhận trách nhiệm về những sai lầm của mình trong chính sách nhập cảnh kéo dài từ năm 1999 đến năm 2003. Hàng nghìn người lợi dụng những kẽ hở của quy định mới về nhập cảnh đã nhập cư bất hợp pháp vào Đức, và ông Fischer bị buộc tội giúp đỡ bọn buôn nguời.
    Ông Fischer lên tiếng nhận sai lầm của mình trong cuộc họp của Đảng Xanh ở Cologne hôm 26.2, và ông khẳng định đó là sai lầm cá nhân chứ không phải chính sách của đảng. Ông Fischer thừa nhận, Bộ Ngoại giao của ông, kể từ năm 1998 đã có hai quyết định gây tổn hại đến chính sách về thị thực nhập cảnh.
    Việc nới lỏng chính sách nhập cảnh xuất phát từ những khiếu nại tới Bộ Ngoại giao Đức nói rằng, việc xin thị thực vào Đức chữa bệnh và đoàn tụ gia đình quá khó khăn. Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao Đức đã ra chỉ thị khuyến khích các đại sứ quán Đức ở Đông Âu giảm bớt quan liêu trong việc cấp thị thực nhập cảnh, cho phép các nhân viên sứ quán quyết định chiếu cố cấp thị thực cho người nộp đơn. Hậu quả là sự tăng vọt số thị thực do các sứ quán Đức cấp. Năm 2001, riêng số thị thực cấp ở sứ quán Đức tại Kiev, Ukraina, đã lên tới 400 nghìn. Đây là con số rất lớn, nếu tính tương quan với 190 đại sứ quán Đức trên toàn thế giới chỉ cấp trung bình 3 triệu thị thực mỗi năm. Phải đến tận tháng 3.2003, Chính phủ Đức mới dừng thực hiện các chỉ thị nói trên.
    Nhưng đến lúc đó, dòng người nhập cư đã kịp tràn vào nước Đức bằng thị thực du lịch, mà nhiều người đến Đức bằng sự móc nối với các nhóm tội phạm có tổ chức. Người ta nghi ngờ rằng, trong số đó có cả những phụ nữ bị ép đi làm gái mại dâm, cả bọn buôn ma tuý, công nhân tìm việc làm bất hợp pháp và thậm chỉ cả những nghi phạm khủng bố.
    Uỷ ban Châu Âu đã quyết định mở cuộc điều tra xem liệu Đức có vi phạm luật nhập cư của EU. Còn phe đối lập ở Đức, từ tháng 12.2004, cũng mở một uỷ ban đặc biệt điều tra về việc cấp thị thực nhập cảnh. Phe đối lập cho rằng, sự thiếu cảnh giác của ông Fischer đã dẫn tới việc hàng trăm nghìn người nhập cư bất hợp pháp từ khối Xôviết trước đây có thể vào được nước Đức, do vậy đã làm gia tăng nạn tội phạm có tổ chức, gây hại cho nền kinh tế và làm xấu đi tình hình an ninh nước Đức. Bà Angela Merkel, Chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) đã kêu gọi ông Fischer từ chức vì sai lầm của ông.
    Nhưng Thủ tướng Schroeder đã dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho ngoại trưởng của mình. Trả lời phỏng vấn báo chí Đức, ông Schroeder đã bác bỏ lời kêu gọi của phe đối lập. Ông Fischer là thành viên quan trọng nhất của Đảng Xanh - một trong những đối tác chính trong chính, phủ liên minh do Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Schroeder đứng đầu.
    Vì vụ này mà ông Fischer đã mất vị trí là chính trị gia được yêu mến nhất ở nước Đức. 3 năm liên tiếp trước đó, ông đã đứng đầu danh sách 10 chính trị gia quan trọng nhất, còn năm nay ông tụt xuống vị trí thứ hai. Còn theo một thăm dò ý kiến, số người tin tưởng ông cũng giảm xuống: 42% số người được hỏi nói rằng ông Fischer phải chịu trách nhiệm cá nhân trong vụ này, trong khi chỉ 41% nói ông không phải chịu trách nhiệm cá nhân và 16% nói rằng họ không quy trách nhiệm cho cá nhân ông.
    V.N (Theo AFP, DW)
  8. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0

    Tố Vatikan tội kích động
    Tại Đức, đảng Xanh/B90 trong Liên minh cầm quyền Berlin đã lên tiếng chỉ trích nặng nề Đức Giáo hoàng Johannes Paul II về một số nhận định trong tác phẩm sách mới của Ngài sắp được phổ biến hôm 23-2 tới đây.
    Trưởng điều hành khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội, ông Volker Beck còn đã yêu cầu Đức Thánh cha thu hồi lại tác phẩm. Paul Spiegel, chủ tịch Cộng đồng người Do Thái tại Đức, cũng đã lên tiếng phê phán về đường lối Vatikan xuyên qua vị lãnh đạo tối cao của giáo hội Thiên chúa La-Mã.
    Trong báo điện tử ?oNetzeitung?, Beck cho là ?omột khi Đức Cha đặt ra sự liên hệ giữa vấn đề phá thai và tội ác Holocaust thì Ngài đã thiếu sót trong định hướng về đạo đức và luân lí?. Beck đưa quan điểm cho là đặt ngang nhau vấn đề phá thai và tội ác diệt chủng sẽ không được chấp nhận cũng giống như danh từ bậy bạ vô nghĩa là ?oBombenholocaust? (được bọn tân Phát xít Đức phổ biến gần đây hầu lên án việc quân đồng minh Anh-Mỹ dội bơm Đức trong Thế chiến II lúc bại trận).
    Trong sách, Đức giáo hoàng mặc dù xác nhận là sự tận diệt người Do Thái đã chấm dứt sau khi thể chế Quốc xã Đức sụp đổ nhưng ?ođiều vẫn còn tiếp tục xảy ra là sự tiêu diệt một cách chính thức các mầm sống chưa trở thành người? (ám chỉ sự kiện phá thai).
    Tại đây, Beck phê bình là giáo hội đã đánh mất quyền nhận cho mình có uy tín trong đạo đức, khi không muốn phân biệt rõ ràng ?ogiữa sự tha thứ tội lỗi về quyết định phá thai từng cá thể và tội ác của một chế độ tổ chức sự diệt chủng? và ông yêu cầu Đức Thánh cha nên cho thu hồi lại tác phẩm của Ngài.
    Đức giáo hoàng còn đã đề cập đến việc kết hôn đồng giới tính, nghi ngại rằng ?ocó thể bằng một cách che đậy và nham hiểm, một chủ thuyết phi nhân nào đó đang được lạm dụng, chống lại con người, gia đình và kể cả nhân quyền, khi Quốc hội Âu châu đang thúc đẩy việc công nhận sự liên hệ đồng tính luyến ái như một thể thức thay thế giá trị gia đình?. Beck phê phán ngay việc xem xét chính sách xoá bỏ kì thị đối với người đồng tính luyến ái là thành quả một chủ thuyết xấu xa, Vatikan còn đã phạm tội kích động (?oVolksverhetzung?)!
    Được biết trong tác phẩm dày 224 trang phổ biến hôm 23-2 (tựa Đức ngữ ?oErinnerung und Identitaet ?" Gespräche an der Schwelle zwischen den Jahrtausenden?), ngoài nhận định liên hệ sự kiện phá thai, vấn đề hôn phối cùng giống, đề mục về dân chủ, tự do và hoà bình theo quan điểm Thiên chúa giáo cũng đã được Đức Thánh cha đưa ra. Nội dung đã dựa trên các cuộc đối thoại với 2 nhà triết học người Ba Lan trước đây.
    Đại diện Cộng đồng Do Thái tại Đức cũng đã lên tiếng đánh giá so sánh của Đức giáo hoàng là khó thể chấp nhận. Ông Spiegel nhắc lại lời tuyên bố tương tự trước đây của ************* địa phận Koeln là Hồng y Joachim Meisner và cho là quan điểm này còn đã tiếp tục thể hiện nơi cấp lãnh đạo tối cao tại Vatikan.
    Giáo hội Thiên chúa theo ông đã ?okhông hiểu? hoặc ?okhông muốn hiểu? là người ta không được phép so đo sự tận diệt dân tộc Do Thái với vấn đề phá thai, vì có sự khác biệt lớn lao ?ogiữa tội ác diệt chủng và điều liên can đến phụ nữ muốn làm việc gì đó đối với cơ thể của họ?. Spiegel tuy tỏ ra sự thông cảm cho người phụ nữ đã phá thai nhưng theo ông người ta cũng phải nhìn nhận cách đánh giá là phá thai còn là một hình thái giết chết sự sống chưa ra đời.
    Ngoại trưởng Fischer nói dối?
    Trong ngày 16-2, báo chí Đức và phe đối lập CDU đã đưa thêm một số bằng chứng cho thấy ngoại trưởng Fischer biết về vụ lạm dụng visa sớm hơn thời gian mà ông tuyên bố trong những ngày qua. Quốc hội Liên bang Đức hiện đã thành lập một uỷ ban điều tra vụ việc này.
    Do một chỉ thị cấp visa dễ dãi cho những công dân thuộc các nước thuộc khối Xô viết cũ mà hàng trăm ngàn người đã được nhập cảnh vào Đức - kể cả thành phần bất hảo. Chỉ thị này nằm trong chính sách cởi mở về du lịch của đảng Xanh. Nhưng Sở Cảnh sát Hình sự liên bang Đức lại cho rằng nó đã dẫn đến một ?zhình thức nô lệ tân thời?o và dân biểu Glos của đảng đối lập CSU gọi Fischer là tên ?zma cô?o (buôn gái điếm từ Ukraine).
    Vì vụ xì căng đan này mà viên cựu thứ trưởng ngoại giao Lutger Volmer (Xanh) đã từ chức phát ngôn viên ngoại giao của khối dân biểu đảng Xanh vào ngày 11-2 vừa qua. Phe đối lập hiện tìm cách chứng minh rằng Fischer đã biết vụ lạm dụng từ lâu nhưng lại đưa ra biện pháp ngăn chặn quá trễ.
    Cần nhắc lại rằng từ năm 1999 bộ ngoại giao Đức đã ra lệnh cho các toà đại sứ ở các quốc gia LX cũ cấp visa cho những người có mua loại bảo hiểm du lịch của hãng ADAC. Đây là loại bảo hiểm mua để đề phòng trường hợp đau bệnh và bị trục xuất. Ai có mua loại bảo hiểm này thì không cần nộp thêm bất cứ loại giấy tờ chứng minh nào khác cho các toà đại sứ Đức nữa.
    Đến ngày 3-3-2000, ngoại trưởng Fischer kí thêm một sắc lệnh (do thứ trưởng Volmer đề nghị) cho các toà đại sứ Đức được phép rộng quyền cấp visa, dù có nghi ngờ cũng vẫn cấp visa cho người xin nếu họ đã có mua bảo hiểm nói trên. Mặc dù ngay sau đó đã được bộ nội vụ liên bang cảnh báo về tình trạng đưa người nhập cảnh lậu qua phương thức mua bảo hiểm này nhưng vào tháng Giêng 2002 bộ ngoại giao Đức lại ra một sắc lệnh khác cho phép bán các loại giấy bảo hiểm du lịch tại ngoại quốc (như tại Ukraine) và gây ra nạn bán lậu các giấy này (sang tay với giá 1.000 Euro ở Kiew).
    Trong thời gian này các toà đại sứ báo cáo rằng họ bị tràn ngập bởi đơn xin visa. Đến giữa tháng 3 và 4-2003 bộ ngoại giao mới chỉ thị các toà đại sứ không chấp nhận các loại giấy bảo hiểm nữa. Sau khi toà án Köln vào tháng 2-2004 tuyên án một tên Ukraine chuyên đưa người nhập cảnh lậu và qua đó chỉ trích thái độ thiếu trách nhiệm của bộ ngoại giao, cũng như sau khi bộ trưởng nội vụ liên bang Schily yêu cầu Fischer chấm dứt tình trạng này vào tháng 7-2004, đến tháng 10-2004 Fischer mới cho rút lại sắc lệnh 3-3-2000.
    Sau nhiều ngày giữ yên lặng, đến ngày 14-2 Fischer tuyên bố ông ?zchỉ mới tìm hiểu về chuyện này trong thời gian gần đây?o, ông sẽ ra điều trần trước uỷ ban điều tra của quốc hội và nếu có sai sót thì ông sẽ chịu trách nhiệm cho nhân viên của ông. Lời tuyên bố này như chế thêm dầu vào lửa vì phe đối lập cho rằng Fischer đã cố tình nói dối.
    Vì báo Rheinische Post ra ngày 15-2 đã hỏi và được bộ ngoại giao xác nhận rằng Fischer đã biết về chuyện chậm nhất từ tháng 3-2003 nên 9 ngày sau đó ông đã ra lệnh chấm dứt nhận giấy bảo hiểm. Sang ngày 16-2, nhiều cơ quan truyền thông Đức khui thêm ra rằng thứ trưởng ngoại giao Chrobog đã cảnh báo Fischer về việc này từ tháng 8-2002. Phát ngôn viên của Fischer chối rằng không phải bất cứ bức thư nào viết gửi cho Fischer cũng được Fischer mở ra đọc.
    Đài truyền hình ARD cho biết rằng bộ trưởng nội vụ tiểu bang Baden-Württemberg đã cảnh báo với Fischer vào tháng 3-2000 về tình trạng lạm dụng visa có thể xảy ra. Như vậy Fischer phải biết đến những rắc rối visa từ năm 2002 hoặc 2003.
    Hiện nay uỷ ban điều tra cần nghiên cứu hồ sơ và sau đó sẽ quyết định mời Fischer - theo lời đề nghị của phe đối lập CDU. Cá nhân Fischer cũng cần thời gian để nghiên cứu hồ sơ của bộ ngoại giao cho nên có thể đến cuối năm 2005 mới nhận lời ra điều trần. Phe đối lập muốn mời Fischer ra điều trần càng sớm càng tốt với hậu ý kiếm điểm yểm trợ cho các cuộc bầu cử tiểu bang sắp tới. Đảng Xanh cũng muốn giải quyết nhanh gọn vấn đề để tránh bị búa rùi dư luận quá lâu nên chấp nhận đề nghị mời Fischer càng sớm càng tốt.
    Đảng Xanh cho rằng chính sách cởi mở du lịch nói chung là tốt và đã được bắt đầu từ đầu thập niên 90 dưới thời kì chính phủ Kohl (CDU) để tháo gỡ những thắt xiết trong thủ tục cấp visa. Chỉ thị 3-3-2000 đã được nhiều viện trưởng các viện đại học, các viện nghiên cứu, các hiệp hội kĩ nghệ cũng như nhiều dân biểu CDU trong uỷ ban nhân quyền quốc hội Đức ủng hộ. Đảng SPD hiện trù trừ và tuyên bố hậu thuẫn tối đa cho Fischer. Đảng Xanh và SPD cho rằng phe đối lập chỉ muốn triệt hạ uy tín của Fischer và chính phủ liên minh Xanh-Đỏ mà thôi.
    Trên 150 đầu đạn nguyên tử của Mĩ tại Đức
    báo Stern ra ngày 16-2 loan tin rằng chính phủ Mĩ đã để nhiều đầu đạn nguyên tử ở Đức hơn người ta tưởng. Mĩ đến nay vẫn giữ bí mật con số này. Tạp chí này trích dẫn một báo cáo của viện nghiên cứu về vũ khí nguyên tử Natural Resources Defense Council và cho biết ở căn cứ không quân Mĩ tại Ramstein có 130 và căn cứ Büchel trên dãy núi Eichel có 20 đầu đạn nguyên tử.
    Đến nay người ta vẫn phỏng đoán ở Đức có 65 đầu đạn nguyên tử mà thôi. Viện nghiên cứu nói trên cho rằng căn cứ Ramstein chuyên bảo trì kĩ thuật và căn cứ không quân Spangdahlheim chuyên việc bảo vệ các vũ khí này.
    Theo báo Hamburger Abendblatt, cũng dựa theo viện nghiên cứu nói trên, Mĩ có tổng cộng 480 đầu đạn nguyên tử đặt tại Âu Châu, cụ thể ở Đức, Bỉ, Ý, Hoà Lan, Thổ và Anh Quốc.
    Theo chủ thuyết nguyên tử của Mĩ, nếu xảy ra chiến tranh lớn ở Âu Châu thì Mĩ sẽ trao vũ khí nguyên tử cho các quốc gia không có loại vũ khí này - kể cả Đức. Viện nghiên cứu nói trên chỉ trích chủ thuyết này vì cho rằng nó vi phạm thoả ước cấm chuyển nhượng vũ khí nguyên tử.
    Đức dẫn đầu trong việc giảm CO2
    mặc dầu không được Hoa Kì đồng ý nhưng Hiệp định thư đính kèm Thoả ước Quốc tế để Bảo vệ Khí hậu (gọi là Thoả ước Kyoto) đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16-2. Những quốc gia kí vào Hiệp định thư này sẽ tự nguyện chấp nhận các biện pháp chế tài nếu không tuân thủ đúng theo thoả ước.
    Bộ trưởng Môi sinh Liên bang Đức, Jürgen Trittin (Xanh), tuyên bố rằng ông mừng khi thấy Hiệp định thư nay đã có hiệu lực và đây là một bước tiến quan trọng trong việc giới hạn sự thay đổi về khí hậu. Nhân dịp này Trittin cũng bác bỏ lời chỉ trích của các hội bảo vệ môi sinh Đức đối với chính sách về khí hậu của chính phủ Đức. Các hội này cho rằng Đức sẽ không thể nào đạt được mục tiêu ghi trong Thoả ước Kyoto là giảm được 21% khí CO2 cho đến năm 2012.
    Trittin cho rằng chưa có nước Âu Châu nào đã giới hạn được nhiều khối lượng thán khí CO2 trong những năm qua như Đức. Từ năm 1998 Đức đã giảm được 200 triệu tấn CO2 và như thế mục tiêu giảm khói thải coi như gần đạt được. Theo thống kê 1990-2002, Đức dẫn đầu bảng các quốc gia Âu Châu giảm lượng khói thải gồm Đức, Lục Xâm bảo, Anh, Thuỵ Điển, Pháp, Đan Mạch.
    Thoả ước Kyoto, hiện đã được 140 quốc gia tham gia phê chuẩn, bắt các quốc gia kĩ nghệ cho đến năm 2012 phải giảm khối lượng 6 chất khói thải xuống dưới 5,2% của mức 1990. Thoả ước này đã chỉ có vào hiệu lực nhờ trước đó Nga tham gia vào cuối năm 2004. Trong khí đó Hoa Kì, hiện thải ra 1/3 lượng khói thải trên thế giới, đã không chịu kí vì sợ làm thiệt hại đến quyền lợi của giới kĩ nghệ của mình.
    Dân Tây Ban Nha chấp thuận hiến pháp mới của EU
    Cử tri Tây Ban Nha đã đồng thanh chấp thuận hiến pháp mới của liên hiệp châu Âu trong một cuộc trưng cầu dân ý không có tính cách bắt buộc. Nhưng các nhà phân tích cho rằng sự lãnh đạm của cử tri có thể gửi đi các tín hiệu đáng lo ngại trong khắp khối 25 quốc gia này.
    Các kết quả chính thức cho thấy gần 77% cử tri tham gia bỏ phiếu đã đồng ý với hiến chương của liên hiệp trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cử tri vừa ra khỏi phòng phiếu ước tính chỉ có khoảng 42% cử tri đi bầu.
    Đó là tỷ lệ thấp nhất trong thể chế dân chủ hiện đại của Tây Ban Nha. Hiến pháp cần phải được tất cả các nước thành viên liên hiệp châu Âu phê chuẩn, và có thể sẽ vấp phải những trở ngại tại những nước như Pháp và Anh, nơi sự chống đối mạnh mẽ hơn.
    9 quốc gia Âu châu dự định mở các cuộc trưng cầu dân ý giống như ở Tây Ban Nha, trong khi Đức và các nước khác sẽ đệ trình văn bản lên quốc hội thay vì lấy ý kiến của quần chúng. Hiến chương đã được chấp thuận ở Lithuania, Hungary và Slovenia.
    Chính phủ bác bỏ dự luật của Schily
    Dự luật hạn chế quyền biểu tình của các nhóm cực hữu do bộ trưởng nội vụ liên bang Schily (SPD) và bộ trưởng tư pháp Zypries soạn thảo (SPD) đã bị bác trong phiên họp của nội các Đức vào ngày 16-2. Ban đầu chính phủ liên bang định sẽ thông qua và đệ nạp dự luật này vào quốc hội trong ngày hôm sau nhưng nay có lẽ vì có e ngại vi hiến nên đã hoãn lại dự tính này. Các phe liên hệ không nói rõ thêm lí do.
    Giám đốc điều hành Khối dân biểu đảng SPD Schmidt không muốn giải thích vì sao nội các lại đột ngột bác dự luật của Schily sau 4 ngày cứu xét mà chỉ nói rằng hai bên vẫn đồng ý về mục đích của dự luật là tìm cách ngăn chặn quyền biểu tình của những tên cực hữu tại những địa điểm nhạy cảm về mặt lịch sử và cần bàn thêm về một số điều khác.
    Một nguồn tin cho biết rằng các nhà luật học trong số các dân biểu đã chỉ trích điều 130 khoản 4 được tu chỉnh của bộ luật hình sự. Điều nghiêm cấm sự đề cao và vô hại hoá của chế độ Đức Quốc xã nếu những việc này phá hoại sự bình an công cộng. Các luật gia cho rằng Toà án Hiến pháp Liên bang không cho phép giới hạn khơi khơi quyền biểu tình.
    Hiện nay người ta chưa rõ liệu hai đảng cầm quyền có kịp đưa cho quốc hội biểu quyết thông qua dự luật này để ngăn chặn các nhóm cực hữu diễn hành trước cổng thành Brandenburg và trước những khu tưởng niệm nạn nhân Đức Quốc Xã hoặc các người Do Thái bị giết vào ngày 8-5 hay không. Ngày 8-5 là ngày kỉ niệm 60 chấm dứt Đệ nhị Thế chiến.
    Được biết trong dự luật của mình, ông Schily đề nghị cho phép các tiểu bang được quyền cấm các cuộc biểu tình cực hữu. Phía chính phủ liên bang sẽ được giao cho quyền ra sắc lệnh ấn định những địa điểm bị cấm. Như đã trình bày ở trên điều luật cấm kích động sự hận thù của nhân dân trong luật Đức được mở rộng thêm bằng sự đề cao và vô hại hoá của chế độ Đức Quốc xã.
    Ngay từ đầu phe đối lập gồm Liên đảng CDU/CSU và đảng FDP tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại dự luật của Schily. Liên đảng CDU/CSU cho biết sẽ đệ nạp một dự luật riêng. Phía đảng cực hữu NPD tuyên bố họ sẽ kiện đến cùng nếu quốc hội ra luật chỉ để cấm các ?zngười Quốc gia(cực hữu) ?o biểu tình, nếu cần sẽ kiện đến cả Toà án Hiến pháp Liên bang.
  9. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0

    Tố Vatikan tội kích động
    Tại Đức, đảng Xanh/B90 trong Liên minh cầm quyền Berlin đã lên tiếng chỉ trích nặng nề Đức Giáo hoàng Johannes Paul II về một số nhận định trong tác phẩm sách mới của Ngài sắp được phổ biến hôm 23-2 tới đây.
    Trưởng điều hành khối dân biểu đảng Xanh tại Quốc hội, ông Volker Beck còn đã yêu cầu Đức Thánh cha thu hồi lại tác phẩm. Paul Spiegel, chủ tịch Cộng đồng người Do Thái tại Đức, cũng đã lên tiếng phê phán về đường lối Vatikan xuyên qua vị lãnh đạo tối cao của giáo hội Thiên chúa La-Mã.
    Trong báo điện tử ?oNetzeitung?, Beck cho là ?omột khi Đức Cha đặt ra sự liên hệ giữa vấn đề phá thai và tội ác Holocaust thì Ngài đã thiếu sót trong định hướng về đạo đức và luân lí?. Beck đưa quan điểm cho là đặt ngang nhau vấn đề phá thai và tội ác diệt chủng sẽ không được chấp nhận cũng giống như danh từ bậy bạ vô nghĩa là ?oBombenholocaust? (được bọn tân Phát xít Đức phổ biến gần đây hầu lên án việc quân đồng minh Anh-Mỹ dội bơm Đức trong Thế chiến II lúc bại trận).
    Trong sách, Đức giáo hoàng mặc dù xác nhận là sự tận diệt người Do Thái đã chấm dứt sau khi thể chế Quốc xã Đức sụp đổ nhưng ?ođiều vẫn còn tiếp tục xảy ra là sự tiêu diệt một cách chính thức các mầm sống chưa trở thành người? (ám chỉ sự kiện phá thai).
    Tại đây, Beck phê bình là giáo hội đã đánh mất quyền nhận cho mình có uy tín trong đạo đức, khi không muốn phân biệt rõ ràng ?ogiữa sự tha thứ tội lỗi về quyết định phá thai từng cá thể và tội ác của một chế độ tổ chức sự diệt chủng? và ông yêu cầu Đức Thánh cha nên cho thu hồi lại tác phẩm của Ngài.
    Đức giáo hoàng còn đã đề cập đến việc kết hôn đồng giới tính, nghi ngại rằng ?ocó thể bằng một cách che đậy và nham hiểm, một chủ thuyết phi nhân nào đó đang được lạm dụng, chống lại con người, gia đình và kể cả nhân quyền, khi Quốc hội Âu châu đang thúc đẩy việc công nhận sự liên hệ đồng tính luyến ái như một thể thức thay thế giá trị gia đình?. Beck phê phán ngay việc xem xét chính sách xoá bỏ kì thị đối với người đồng tính luyến ái là thành quả một chủ thuyết xấu xa, Vatikan còn đã phạm tội kích động (?oVolksverhetzung?)!
    Được biết trong tác phẩm dày 224 trang phổ biến hôm 23-2 (tựa Đức ngữ ?oErinnerung und Identitaet ?" Gespräche an der Schwelle zwischen den Jahrtausenden?), ngoài nhận định liên hệ sự kiện phá thai, vấn đề hôn phối cùng giống, đề mục về dân chủ, tự do và hoà bình theo quan điểm Thiên chúa giáo cũng đã được Đức Thánh cha đưa ra. Nội dung đã dựa trên các cuộc đối thoại với 2 nhà triết học người Ba Lan trước đây.
    Đại diện Cộng đồng Do Thái tại Đức cũng đã lên tiếng đánh giá so sánh của Đức giáo hoàng là khó thể chấp nhận. Ông Spiegel nhắc lại lời tuyên bố tương tự trước đây của ************* địa phận Koeln là Hồng y Joachim Meisner và cho là quan điểm này còn đã tiếp tục thể hiện nơi cấp lãnh đạo tối cao tại Vatikan.
    Giáo hội Thiên chúa theo ông đã ?okhông hiểu? hoặc ?okhông muốn hiểu? là người ta không được phép so đo sự tận diệt dân tộc Do Thái với vấn đề phá thai, vì có sự khác biệt lớn lao ?ogiữa tội ác diệt chủng và điều liên can đến phụ nữ muốn làm việc gì đó đối với cơ thể của họ?. Spiegel tuy tỏ ra sự thông cảm cho người phụ nữ đã phá thai nhưng theo ông người ta cũng phải nhìn nhận cách đánh giá là phá thai còn là một hình thái giết chết sự sống chưa ra đời.
    Ngoại trưởng Fischer nói dối?
    Trong ngày 16-2, báo chí Đức và phe đối lập CDU đã đưa thêm một số bằng chứng cho thấy ngoại trưởng Fischer biết về vụ lạm dụng visa sớm hơn thời gian mà ông tuyên bố trong những ngày qua. Quốc hội Liên bang Đức hiện đã thành lập một uỷ ban điều tra vụ việc này.
    Do một chỉ thị cấp visa dễ dãi cho những công dân thuộc các nước thuộc khối Xô viết cũ mà hàng trăm ngàn người đã được nhập cảnh vào Đức - kể cả thành phần bất hảo. Chỉ thị này nằm trong chính sách cởi mở về du lịch của đảng Xanh. Nhưng Sở Cảnh sát Hình sự liên bang Đức lại cho rằng nó đã dẫn đến một ?zhình thức nô lệ tân thời?o và dân biểu Glos của đảng đối lập CSU gọi Fischer là tên ?zma cô?o (buôn gái điếm từ Ukraine).
    Vì vụ xì căng đan này mà viên cựu thứ trưởng ngoại giao Lutger Volmer (Xanh) đã từ chức phát ngôn viên ngoại giao của khối dân biểu đảng Xanh vào ngày 11-2 vừa qua. Phe đối lập hiện tìm cách chứng minh rằng Fischer đã biết vụ lạm dụng từ lâu nhưng lại đưa ra biện pháp ngăn chặn quá trễ.
    Cần nhắc lại rằng từ năm 1999 bộ ngoại giao Đức đã ra lệnh cho các toà đại sứ ở các quốc gia LX cũ cấp visa cho những người có mua loại bảo hiểm du lịch của hãng ADAC. Đây là loại bảo hiểm mua để đề phòng trường hợp đau bệnh và bị trục xuất. Ai có mua loại bảo hiểm này thì không cần nộp thêm bất cứ loại giấy tờ chứng minh nào khác cho các toà đại sứ Đức nữa.
    Đến ngày 3-3-2000, ngoại trưởng Fischer kí thêm một sắc lệnh (do thứ trưởng Volmer đề nghị) cho các toà đại sứ Đức được phép rộng quyền cấp visa, dù có nghi ngờ cũng vẫn cấp visa cho người xin nếu họ đã có mua bảo hiểm nói trên. Mặc dù ngay sau đó đã được bộ nội vụ liên bang cảnh báo về tình trạng đưa người nhập cảnh lậu qua phương thức mua bảo hiểm này nhưng vào tháng Giêng 2002 bộ ngoại giao Đức lại ra một sắc lệnh khác cho phép bán các loại giấy bảo hiểm du lịch tại ngoại quốc (như tại Ukraine) và gây ra nạn bán lậu các giấy này (sang tay với giá 1.000 Euro ở Kiew).
    Trong thời gian này các toà đại sứ báo cáo rằng họ bị tràn ngập bởi đơn xin visa. Đến giữa tháng 3 và 4-2003 bộ ngoại giao mới chỉ thị các toà đại sứ không chấp nhận các loại giấy bảo hiểm nữa. Sau khi toà án Köln vào tháng 2-2004 tuyên án một tên Ukraine chuyên đưa người nhập cảnh lậu và qua đó chỉ trích thái độ thiếu trách nhiệm của bộ ngoại giao, cũng như sau khi bộ trưởng nội vụ liên bang Schily yêu cầu Fischer chấm dứt tình trạng này vào tháng 7-2004, đến tháng 10-2004 Fischer mới cho rút lại sắc lệnh 3-3-2000.
    Sau nhiều ngày giữ yên lặng, đến ngày 14-2 Fischer tuyên bố ông ?zchỉ mới tìm hiểu về chuyện này trong thời gian gần đây?o, ông sẽ ra điều trần trước uỷ ban điều tra của quốc hội và nếu có sai sót thì ông sẽ chịu trách nhiệm cho nhân viên của ông. Lời tuyên bố này như chế thêm dầu vào lửa vì phe đối lập cho rằng Fischer đã cố tình nói dối.
    Vì báo Rheinische Post ra ngày 15-2 đã hỏi và được bộ ngoại giao xác nhận rằng Fischer đã biết về chuyện chậm nhất từ tháng 3-2003 nên 9 ngày sau đó ông đã ra lệnh chấm dứt nhận giấy bảo hiểm. Sang ngày 16-2, nhiều cơ quan truyền thông Đức khui thêm ra rằng thứ trưởng ngoại giao Chrobog đã cảnh báo Fischer về việc này từ tháng 8-2002. Phát ngôn viên của Fischer chối rằng không phải bất cứ bức thư nào viết gửi cho Fischer cũng được Fischer mở ra đọc.
    Đài truyền hình ARD cho biết rằng bộ trưởng nội vụ tiểu bang Baden-Württemberg đã cảnh báo với Fischer vào tháng 3-2000 về tình trạng lạm dụng visa có thể xảy ra. Như vậy Fischer phải biết đến những rắc rối visa từ năm 2002 hoặc 2003.
    Hiện nay uỷ ban điều tra cần nghiên cứu hồ sơ và sau đó sẽ quyết định mời Fischer - theo lời đề nghị của phe đối lập CDU. Cá nhân Fischer cũng cần thời gian để nghiên cứu hồ sơ của bộ ngoại giao cho nên có thể đến cuối năm 2005 mới nhận lời ra điều trần. Phe đối lập muốn mời Fischer ra điều trần càng sớm càng tốt với hậu ý kiếm điểm yểm trợ cho các cuộc bầu cử tiểu bang sắp tới. Đảng Xanh cũng muốn giải quyết nhanh gọn vấn đề để tránh bị búa rùi dư luận quá lâu nên chấp nhận đề nghị mời Fischer càng sớm càng tốt.
    Đảng Xanh cho rằng chính sách cởi mở du lịch nói chung là tốt và đã được bắt đầu từ đầu thập niên 90 dưới thời kì chính phủ Kohl (CDU) để tháo gỡ những thắt xiết trong thủ tục cấp visa. Chỉ thị 3-3-2000 đã được nhiều viện trưởng các viện đại học, các viện nghiên cứu, các hiệp hội kĩ nghệ cũng như nhiều dân biểu CDU trong uỷ ban nhân quyền quốc hội Đức ủng hộ. Đảng SPD hiện trù trừ và tuyên bố hậu thuẫn tối đa cho Fischer. Đảng Xanh và SPD cho rằng phe đối lập chỉ muốn triệt hạ uy tín của Fischer và chính phủ liên minh Xanh-Đỏ mà thôi.
    Trên 150 đầu đạn nguyên tử của Mĩ tại Đức
    báo Stern ra ngày 16-2 loan tin rằng chính phủ Mĩ đã để nhiều đầu đạn nguyên tử ở Đức hơn người ta tưởng. Mĩ đến nay vẫn giữ bí mật con số này. Tạp chí này trích dẫn một báo cáo của viện nghiên cứu về vũ khí nguyên tử Natural Resources Defense Council và cho biết ở căn cứ không quân Mĩ tại Ramstein có 130 và căn cứ Büchel trên dãy núi Eichel có 20 đầu đạn nguyên tử.
    Đến nay người ta vẫn phỏng đoán ở Đức có 65 đầu đạn nguyên tử mà thôi. Viện nghiên cứu nói trên cho rằng căn cứ Ramstein chuyên bảo trì kĩ thuật và căn cứ không quân Spangdahlheim chuyên việc bảo vệ các vũ khí này.
    Theo báo Hamburger Abendblatt, cũng dựa theo viện nghiên cứu nói trên, Mĩ có tổng cộng 480 đầu đạn nguyên tử đặt tại Âu Châu, cụ thể ở Đức, Bỉ, Ý, Hoà Lan, Thổ và Anh Quốc.
    Theo chủ thuyết nguyên tử của Mĩ, nếu xảy ra chiến tranh lớn ở Âu Châu thì Mĩ sẽ trao vũ khí nguyên tử cho các quốc gia không có loại vũ khí này - kể cả Đức. Viện nghiên cứu nói trên chỉ trích chủ thuyết này vì cho rằng nó vi phạm thoả ước cấm chuyển nhượng vũ khí nguyên tử.
    Đức dẫn đầu trong việc giảm CO2
    mặc dầu không được Hoa Kì đồng ý nhưng Hiệp định thư đính kèm Thoả ước Quốc tế để Bảo vệ Khí hậu (gọi là Thoả ước Kyoto) đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16-2. Những quốc gia kí vào Hiệp định thư này sẽ tự nguyện chấp nhận các biện pháp chế tài nếu không tuân thủ đúng theo thoả ước.
    Bộ trưởng Môi sinh Liên bang Đức, Jürgen Trittin (Xanh), tuyên bố rằng ông mừng khi thấy Hiệp định thư nay đã có hiệu lực và đây là một bước tiến quan trọng trong việc giới hạn sự thay đổi về khí hậu. Nhân dịp này Trittin cũng bác bỏ lời chỉ trích của các hội bảo vệ môi sinh Đức đối với chính sách về khí hậu của chính phủ Đức. Các hội này cho rằng Đức sẽ không thể nào đạt được mục tiêu ghi trong Thoả ước Kyoto là giảm được 21% khí CO2 cho đến năm 2012.
    Trittin cho rằng chưa có nước Âu Châu nào đã giới hạn được nhiều khối lượng thán khí CO2 trong những năm qua như Đức. Từ năm 1998 Đức đã giảm được 200 triệu tấn CO2 và như thế mục tiêu giảm khói thải coi như gần đạt được. Theo thống kê 1990-2002, Đức dẫn đầu bảng các quốc gia Âu Châu giảm lượng khói thải gồm Đức, Lục Xâm bảo, Anh, Thuỵ Điển, Pháp, Đan Mạch.
    Thoả ước Kyoto, hiện đã được 140 quốc gia tham gia phê chuẩn, bắt các quốc gia kĩ nghệ cho đến năm 2012 phải giảm khối lượng 6 chất khói thải xuống dưới 5,2% của mức 1990. Thoả ước này đã chỉ có vào hiệu lực nhờ trước đó Nga tham gia vào cuối năm 2004. Trong khí đó Hoa Kì, hiện thải ra 1/3 lượng khói thải trên thế giới, đã không chịu kí vì sợ làm thiệt hại đến quyền lợi của giới kĩ nghệ của mình.
    Dân Tây Ban Nha chấp thuận hiến pháp mới của EU
    Cử tri Tây Ban Nha đã đồng thanh chấp thuận hiến pháp mới của liên hiệp châu Âu trong một cuộc trưng cầu dân ý không có tính cách bắt buộc. Nhưng các nhà phân tích cho rằng sự lãnh đạm của cử tri có thể gửi đi các tín hiệu đáng lo ngại trong khắp khối 25 quốc gia này.
    Các kết quả chính thức cho thấy gần 77% cử tri tham gia bỏ phiếu đã đồng ý với hiến chương của liên hiệp trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cử tri vừa ra khỏi phòng phiếu ước tính chỉ có khoảng 42% cử tri đi bầu.
    Đó là tỷ lệ thấp nhất trong thể chế dân chủ hiện đại của Tây Ban Nha. Hiến pháp cần phải được tất cả các nước thành viên liên hiệp châu Âu phê chuẩn, và có thể sẽ vấp phải những trở ngại tại những nước như Pháp và Anh, nơi sự chống đối mạnh mẽ hơn.
    9 quốc gia Âu châu dự định mở các cuộc trưng cầu dân ý giống như ở Tây Ban Nha, trong khi Đức và các nước khác sẽ đệ trình văn bản lên quốc hội thay vì lấy ý kiến của quần chúng. Hiến chương đã được chấp thuận ở Lithuania, Hungary và Slovenia.
    Chính phủ bác bỏ dự luật của Schily
    Dự luật hạn chế quyền biểu tình của các nhóm cực hữu do bộ trưởng nội vụ liên bang Schily (SPD) và bộ trưởng tư pháp Zypries soạn thảo (SPD) đã bị bác trong phiên họp của nội các Đức vào ngày 16-2. Ban đầu chính phủ liên bang định sẽ thông qua và đệ nạp dự luật này vào quốc hội trong ngày hôm sau nhưng nay có lẽ vì có e ngại vi hiến nên đã hoãn lại dự tính này. Các phe liên hệ không nói rõ thêm lí do.
    Giám đốc điều hành Khối dân biểu đảng SPD Schmidt không muốn giải thích vì sao nội các lại đột ngột bác dự luật của Schily sau 4 ngày cứu xét mà chỉ nói rằng hai bên vẫn đồng ý về mục đích của dự luật là tìm cách ngăn chặn quyền biểu tình của những tên cực hữu tại những địa điểm nhạy cảm về mặt lịch sử và cần bàn thêm về một số điều khác.
    Một nguồn tin cho biết rằng các nhà luật học trong số các dân biểu đã chỉ trích điều 130 khoản 4 được tu chỉnh của bộ luật hình sự. Điều nghiêm cấm sự đề cao và vô hại hoá của chế độ Đức Quốc xã nếu những việc này phá hoại sự bình an công cộng. Các luật gia cho rằng Toà án Hiến pháp Liên bang không cho phép giới hạn khơi khơi quyền biểu tình.
    Hiện nay người ta chưa rõ liệu hai đảng cầm quyền có kịp đưa cho quốc hội biểu quyết thông qua dự luật này để ngăn chặn các nhóm cực hữu diễn hành trước cổng thành Brandenburg và trước những khu tưởng niệm nạn nhân Đức Quốc Xã hoặc các người Do Thái bị giết vào ngày 8-5 hay không. Ngày 8-5 là ngày kỉ niệm 60 chấm dứt Đệ nhị Thế chiến.
    Được biết trong dự luật của mình, ông Schily đề nghị cho phép các tiểu bang được quyền cấm các cuộc biểu tình cực hữu. Phía chính phủ liên bang sẽ được giao cho quyền ra sắc lệnh ấn định những địa điểm bị cấm. Như đã trình bày ở trên điều luật cấm kích động sự hận thù của nhân dân trong luật Đức được mở rộng thêm bằng sự đề cao và vô hại hoá của chế độ Đức Quốc xã.
    Ngay từ đầu phe đối lập gồm Liên đảng CDU/CSU và đảng FDP tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại dự luật của Schily. Liên đảng CDU/CSU cho biết sẽ đệ nạp một dự luật riêng. Phía đảng cực hữu NPD tuyên bố họ sẽ kiện đến cùng nếu quốc hội ra luật chỉ để cấm các ?zngười Quốc gia(cực hữu) ?o biểu tình, nếu cần sẽ kiện đến cả Toà án Hiến pháp Liên bang.
  10. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Hơn chục ngàn người biểu tình chống Bush
    Chiếc máy bay Air Force 1 của tổng thống Mỹ George W. Bush và phu nhân đã đáp xuống phi trường quân sự ở thành phố Frankfurt/Main vào sáng sớm ngày 23-2.
    Thủ tướng Đức Schröder, ngoại trưởng Đức Fischer và thống đốc bang Hessen Koch đã ra đón Bush tại phi trường. Sau đó phái đoàn đi bằng xe hơi về toà lâu đài của thành phố Mainz ở gần đó, nơi diễn ra cuộc tiếp đón theo đúng lễ nghi dành cho quốc trưởng.
    Cả một khu vực Rhein Main rộng lớn đã bị phong tỏa vì lí do an ninh nên đã gây ra nhiều xáo trộn về giao thông đường bộ, trên không và đường sắt, gây ra nhiều bất mãn cho người đi làm bằng xe hơi, các hãng hàng không và xe lửa. Hiện người ta chưa biết ai có lỗi về vấn đề cản trở quá đáng này.
    Cảnh sát Đức đổ thừa cho các nhân viên an ninh Mỹ, còn phía Mỹ cho rằng cảnh sát Đức đã quá cẩn thận. Hơn 10.000 cảnh sát đã được điều động để bảo vệ an ninh cho Bush. Khoảng 12.000 người thuộc các nhóm chủ hòa đã tụ tập về Mainz để biểu tình chống chính sách hiếu chiến của Bush tạ Irak.
    Cuộc biểu tình diễn ra ở ngoài tầm nhìn của tổng thống Bush và rất ôn hòa, vui vẻ, theo lời của cảnh sát.
    Khẳng định vẫn giúp người lao động già
    Sau khi gây phẫn nộ trong dư luận, vào ngày 23-2, ông Weise, Giám đốc Tổng công ti giới thiệu việc làm (BA) đã cải chính lời phát biểu trước đó và khẳng định rằng BA vẫn giúp người lao động già nua. Trước đó ông Weise đã nói với báo Financial Times rằng, cơ quan của ông không giúp đỡ được gì cho những người lớn tuổi ở các tiểu bang miền Đông đức trong tình hình kinh tế hiện nay.
    Đây là thành phần trên 55 tuổi và không có trình độ nghệ nghiệp thích hợp thời thế nữa. Do đó cần phải tìm một giải pháp tạm thời cho họ. Như vậy Weise đã ủng hộ quan điểm của đảng SPD nhằm trả cho những người này một số tiền trợ cấp và đồng thời bắt họ phải làm những việc công ích xã hội. Biện pháp này sẽ giúp chính phủ đưa họ ra khỏi bản thống kê về người thất nghiệp.
    Nay Weise đã đính chính rằng cơ quan BA của ông sẽ tiếp tục tìm việc làm cho những người lớn tuổi ở Đông đức, mặc dù cơ quan BA phải thành thật nói rằng với tình trạng kinh tế thê thảm ở Đông đức thì cơ hội kiếm được việc làm của họ rất nhỏ. Tuy nhiên cơ quan của ông sẽ không bỏ những người này.
    Trong dịp này Weise cũng gián tiếp xác nhận rằng luật cải cách thị trường lao động Hartz IV đã đẻ ra cho chính phủ thêm nhiếu chi phí. Tin này do báo Süddeutsche Zeitung loan đi ngày 21-2, theo đó chính phủ liên bang phải chi thêm đến 6,4 tỉ Euro cho người thất nghiệp. Nếu đem nhân lên 12 tháng số chi cho người thất nghiệp của tháng Giêng 2005 là 1,83 tỉ Euro thì sẽ thành 22 tỉ Euro, trong khi ngân sách chỉ dự trù có 14,6 tỉ. Hiện nay bộ trưởng kinh tế Clemens đang trách các địa phương nhân cơ hội có luật Hartz IV mà dồn các chi phí cho liên bang.
    Theo ông các địa phương đã đưa cả tên những người đang hưởng trợ cấp xã hội mà không có khả năng lao động vào danh sách thất nghiệp để bắt chính phủ liên bang phải trả tiền thấp nghiệp loại 2 (Arbeitslosengeld 2) cho họ. Clemens nói rằng trong số này có cả những người bị bệnh AIDS, đang hấp hối, nghiện hút, sắp đi mổ, học sinh dưới 18 tuổi, ? Theo luật người có khả năng lao động là người có thể làm tối thiểu 3 tiếng một ngày.
    Bầu cử hồi hộp tại bang Schleswig-Holstein
    Cuộc bầu cử vào ngày chủ nhật 20-2 tại tiểu bang Schleswig-Holstein của Đức đã không đem lại một kết quả rõ ràng về việc ai sẽ đứng ra cầm quyền trong 4 năm tới. Theo kết quả chính thức thì đảng CDU được 30 ghế dân biểu tiểu bang, SPD 29 ghế, FDP 4 ghế, Xanh 4 ghế và đảng SSW của thiểu số người Đan Mạch ở Đức 2 ghế. Theo luật đa số liên minh chính đảng nào bảo đảm được 35 trên 69 ghế dân biểu thì sẽ được cầm quyền.
    Như vậy liên minh cầm quyền cũ gồm SPD và Xanh dưới quyền chỉ huy của thống đốc Heide Simonis (SPD) được 33 ghế và liên minh đối lập CDU và FDP được 34 ghế cho nên cả 2 liên minh đã không hội đủ điều kiện cầm quyền. Do đảng SSW lâu nay có chiều hướng thân đảng SPD nên liên minh SPD và Xanh có hi vọng được SSW ủng hộ. Sự ủng hộ này có thể biểu hiện qua việc tham chính hay bằng một hình thức ?zủng hộ bằng cách dung túng?o của SSW.
    Hiện nay các chính đảng lớn CDU và SPD đang nỗ lực tiếp xúc với nhau và với các đảng nhỏ khác để tìm thế liên minh trong đó có đảng SSW có thế giá nhất. Một liên minh các đảng lớn SPD và CDU khó trở thành hiện thực vì cả hai đối thủ Heide Simonis (SPD) và Harry Carstensen (CDU) đều đòi được giữ ghế thống đốc. Liên minh CDU-FDP khó lòng cầm quyền vì không tìm được thêm sự ủng hộ. Liên minh SPD-Xanh tuy ít phiếu hơn CDU-FDP nhưng lại có nhiều hi vọng vì được sự ủng hộ của SSW.
    Trước ngày bàu cử các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy đảng SPD và Xanh sẽ thắng cử. Nhưng cuộc kiểm phiếu đã diễn ra rất hồi hộp và hấp dẫn. Ngay từ đầu các dự báo kiểm phiếu cho biết đảng SPD sẽ mất nhiều phiếu và CDU sẽ thắng phiếu.
    Cuối cùng SPD mất 4,4% và CDU thêm được gần 5%. Cho đến khi kiểm lá phiếu cuối cùng người ta vẫn đinh ninh rằng liên minh CDU và FDP sẽ tìm đủ được 35 ghế để cầm quyền.
    Thế nhưng như con ngựa về ngược, khi kiểm đến những thùng phiếu tại các thành phố thì SPD dần dần thu ngắn khoảng cách với đảng CDU trong khi đảng FDP lại không giữ được phong độ ban đầu (rớt từ 7,6% của năm xuống 6,6%).
    Dân biểu khai gian sẽ bị phạt tiền
    Một đạo luật về những thu nhập phụ của dân biểu quốc hội liên bang có triển vọng ra đời sau khi hai khối đảng cầm quyền thống nhất về những nét chính của đạo luật này vào ngày 23-2. Hai đảng SPD và Xanh muốn dung hoà cả những đề nghị của phe đối lập và muốn có những qui định trừng phạt bằng tiền đối với những dân biểu khai gian. Nhưng dù có được các đảng đối lập ủng hộ hay không, hai đảng này sẽ đệ nạp dự luật này vào quốc hội để biểu quyết chậm nhất là vào tháng 5-2005.
    Trước đó đảng đối lập CDU/CSU cho biết họ sẽ đồng ý chấp nhận cho vị chủ tịch quốc hội được quyền tìm hiểu chi tiết về số tiền thu nhập qua các việc làm phụ của dân biểu nhưng bác bỏ đề nghị công bố chính xác số tiền thu nhập này. Nói chung dự luật tương lai về các nguồn thu nhập phụ của dân biểu sẽ khắt khe hơn những qui định trước đây.
    Trong dự luật này các dân biểu sẽ phải khai báo hạn mức thu nhập của tất cả các việc làm phụ của họ. Họ không cần cho biết chính xác nhưng chỉ cần cho biết trong mức trên hay dưới 3.500 hoặc trên 7.000 Euro. Khoảng thu nhập này sẽ được công bố trong niên giám quốc hội và đưa lên Internet.
    Biện pháp này sẽ tránh được việc kê khai chi tiết mức lương hoặc thù lao khiến ảnh hưởng đến quyền lợi ngành nghề của các dân biểu (thí dụ nghề luật sư). Ngoài ra vị chủ tịch quốc hội sẽ có quyền kiểm tra lại lời khai của các dân biểu. Muốn xác định sự vi phạm thì phải có biểu quyết của toàn thể ban điều hành quốc hội. Trong trường hợp vi phạm, các dân biểu sẽ bị phạt tiền nặng. Hiện người ta chưa biết định mức tiền phạt cụ thể.
    Clement: số thất nghiệp tiếp tục gia tăng
    Theo tuyên bố từ bộ trưởng Kinh tế-Lao động Đức Wolfgang Clement (SPD), số thất nghiệp trong tháng 2-2005 còn sẽ leo thang trên 5 triệu người. Nguyên nhân đi từ con số thành phần nhận cấp dưỡng xã hội còn đủ khả năng lao động hiện nay đã bị Tổng cục lao động liên bang BA (Bundesagentur fuer Arbeit) tính gộp chung vào thống kê thất nghiệp trên toàn quốc kể từ đầu năm 2005.
    Tình trạng hiện có vẽ căng thẳng nhưng điều có thể vững tin theo Clement là cho đến cuối năm nay, số thất nghiệp tại Đức sẽ bớt được trên 200 ngàn người.
    Thống kê tháng 1-2005 vừa qua cũng đã cho ra con số trên 5 triệu người hội đủ khả năng lao động đang phải tìm việc làm hiện nay.
    Tại phiên họp Quốc hội hôm 18-2 qua, trước đề nghị sẵn sàng hợp tác trong chính sách thuế xí nghiệp đưa ra bao gồm 10 điểm (kế hoạch ?oPakt fuer Deutschland?) từ chủ tịch Merkel của đảng đối lập CDU: đòi giảm 1,5% nguyệt phí bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân (hiện nay còn là 6,5% lương lao động, trong đó chủ và nhân công mỗi bên đóng 50%); nới lỏng luật bảo vệ chống sa thải nhân viên cũng như áp dụng thang lương dưới qui ước từng thời kì, Liên minh Đỏ-Xanh cầm quyền (SPD-Xanh/B90) đã lên tiếng phê phán tính chất không thể hiện thực cũng như gánh vác nổi về mặt tài chính cho sự hoạch định từ CDU.
    Ông Karl-Josef Laumann, chuyên gia thị trường lao động đảng CDU nhấn mạnh là hiện trạng thất nghiệp hiện nay sẽ không giải quyết nổi bằng phương tiện đi từ chính sách nhân dụng được Berlin đối phó. Sự cải tổ thị trường theo đạo luật Hartz nếu đúng lối thì trong vòng 3 năm sẽ tạo ra việc làm cho 2 triệu người mà vào ngày 16-8 tới đây đúng hạn và trước con số người thất nghiệp ngày càng đông hơn trước đây!
    Ich-AG thất nghiệp trở lại
    Gần ½ con số người thất nghiệp tự chủ theo dạng Ich-AG (đứng ra mở cơ sở làm ăn độc lập, nhận tài trợ khuyến khích từ chính phủ) theo thử nghiệm thăm dò các nhà nghiên cứu thị trường IAB (Institus fuer Arbeitsmarkt- und Berufsforschung) đã trở lại tình huống thất nghiệp như trước kia. 1/3 trong số họ tuy nhiên đã tìm thấy việc làm ổn định và 4,5% khác cũng đã quyết định làm công trở lại thay vì tiếp tục các công việc Ich-AG tự chủ như chính sách cải tổ thị trường nhân dung theo đạo luật Hartz đưa ra từ đầu năm 2003 nâng đỡ cho đến nay.
    IAB trực thuộc Tổng cục lao động liên bang BA (Bundesagentur fuer Arbeit) cho hay 57% giới lao động Ich-AG đã thất bại do thiếu hợp đồng; 48% kẹt tài chính và gần 1/5 trong số 643 người hành nghề này được hỏi cho hay đã đánh giá thấp các phí tổn bảo hiểm xã hội họ phải gánh vác khi độc lập nghề nghiệp. 16,5% trong số cũng phải thú nhận là sáng kiến tự chủ của họ đã xa rời thực tế.
    Theo IAB cho đến cuối 2004, số 268 ngàn công việc Ich-AG được mọc lên từ năm 2003 chỉ còn gần 220 ngàn nơi tồn tại. Con số tuy nhiên đã không có gì là cố định đi từ sự trễ nải trong thủ tục tái nạp đơn xin tài trợ vào mỗi đầu năm và cũng có thể bị BA từ chối nếu lợi tức các công việc Ich-AG cao trên 25000 Euro/năm.
    Được biết từ tháng 1-2003, luật lệ lao động tại Đức đã cho phép những ai thất nghiệp với sáng kiến cá nhân có thể thiết lập các tổ hợp làm ăn theo dạng Ich-AG hoặc Familien-AG tự chủ. Chính quyền khi đó sẽ ưu tiên tài trợ, tối đa cho đến 3 năm, đi kèm điều kiện các cơ sở này không tạo lợi tức trên mức 25 ngàn Euro/năm. Từng năm theo đơn xin nộp tại các ti sở lao động địa phương, sự tài trợ sẽ là 600 Euro/tháng trong năm đầu; 360 Euro cho năm thứ hai và 240 Euro cho năm sau cùng. Chi tiết có thể tìm thấy tại Website: www.ich-ag-foerderung.de
    Phó trưởng khối dân biểu đảng Xanh/B90 tại Quốc hội Đức, bà Thea Drueckert -sau kết quả thăm dò IAB- cho là điều này chưa nói được sự thất bại về cách thể hiện các Ich-AG mà đã có đến 82% trong giới này cũng đã thành công sau một năm khởi sự. Vả lại theo bà, việc ?zbảo đảm thành công trong kinh tế cũng không thể có được?o từ trước cho đến nay.
    Trễ nải đường bay: bồi thường cho đến 600 Euro
    Kể từ 18-2 qua theo luật lệ khối Liên Âu (EU) có hiệu lực thì quyền lợi du khách hàng không tại Âu châu sẽ được bênh vực nhiều hơn trong trường hợp kiện tụng đòi sự bồi thường khi bị trễ nải, thay đổi giờ cũng như đường bay. Biện pháp bồi thường sẽ được ứng dụng cho tất cả chuyến bay dân sự khởi hành hoặc đến một trong số phi trường các nước thuộc khối.
    Trưởng uỷ viên Giao thông EU Jacques Barrot cho là phải đến lúc cải thiện phẩm chất sự du lịch trước ngày càng nhiều màn đại hạ giá đi lại bằng nhiều phương tiện trong những năm qua mà mỗi năm đã có gần ¼ triệu du khách than phiền bị đưa đẩy tới lui phí nhiều thì giờ ở các trạm xét vé du hành. Trong thời gian tới, Barrot dự trù sẽ áp dụng luôn nguyên tắc này sang các ngành du lịch khác như tàu thuỷ, xe bus, v.v...
    Một số qui định thay đổi quan trọng được ghi nhận như sau:
    Bồi thường tài chính: khi chờ đợi ở phi trường vì hết chỗ hoặc huỷ bỏ hẳn tuyến đường, du khách có quyền đòi hỏi sự đền bù tuỳ đường bay xa gần: 250 Euro cho đến 1500 Km; 400 Euro từ 1500-3500 Km và 600 Euro cho các tuyến đường bay xa hơn. Thiệt hại này tuy nhiên chỉ được tính 50% khi cuộc du hành tuỳ khoảng cách không chậm trễ quá 2, 3 hoặc 4 giờ đồng hồ.
    Các hãng bay sẽ tránh được trách nhiệm này nếu thông báo kịp 2 tuần trước đó sự thay đổi về chuyến đi cho du khách. Trễ nải hơn, các công ti hàng không trong một hạn kì chính xác nào đó sẽ phải xắp lại lộ trình thay thế khác nếu không muốn bị phạt vạ như thí dụ nêu trên.
    Hoàn lại giá vé bay: chuyến bay hết chỗ hoặc huỷ bỏ vào phút chót, ngoài quyền được bồi thường, du khách còn có thể trả vé nhận lại tiền hoặc đổi chuyến bay khác. Điều lệ này cũng có thể áp dụng cho những ai đợi lâu trên 5 giờ đồng hồ tại các sân bay.
    Khách sạn và ăn uống: khi phải chờ đợi không ngờ trước lâu hơn 2 giờ đồng hồ (3 tiếng ở các đường bay 1500-3500 Km và 4 tiếng nếu đi xa hơn), du khách còn có quyền đòi hỏi được cung cấp thức ăn và nước giải khát cũng như có thể trọ lại khách sạn qua đêm kể cả quyền được các hãng hàng không cung cấp dịch vụ điện đàm liên lạc.
    Qua luật lệ như trên từ Bruessel, tình trạng bán vé đại hạ giá và tổ chức du lịch cẩu thả sau đó đã được ngăn chận kịp thời, nhưng theo Tổng hội Bảo vệ người tiêu thụ tại Đức thì vẫn còn một số nghi vấn chưa được EU qui định rõ ràng: về sự chờ đợi tối đa bao lâu lúc kiểm vé khách tại phi trường? Về định nghĩa rõ rệt là điều gì xem là một biến cố bất thường xảy ra để các hãng bay thối thác trách nhiệm phải bồi thường. Barrot cũng đã không xác nhận chính xác được trong trường hợp đình công, khủng bố đe doạ, thời tiết thì sự bồi thường có được xem như chính đáng hay không?

    Khủng bố đòi mời bộ trưởng làm chứng
    Luật sư biện hộ cho nghi can khủng bố Mounir El Motassadeq đòi mời bộ trưởng nội vụ liên bang Đức Otto Schily làm nhân chứng cho phiên xử ở Hamburg. Vào ngày 16-2, luật sư này nêu lí do rằng trong chuyến viếng thăm Hoa Kì vừa rồi, bộ trưởng Schily đã được thông báo chính thức rằng trong thời gian gần đây phía Mĩ sẽ cung cấp cho Đức thêm nhiều tài liệu chứng minh về khủng bố.
    Luật sư này cho biết ông phải dùng biện pháp này để thúc đẩy việc cung cấp tài liệu. Phía biện lí cuộc liên bang Đức hiện cũng rất muốn biết các chứng liệu này. Motassadeq bị buộc tội tòng phạm trong trên 3.000 vụ giết người và tham gia vào một tổ chức khủng bố. Trong một phiên xử của toà tiểu bang hồi năm 2003, Motassadeq đã bị tuyên án 15 năm tù nhưng án quyết này sau đó đã bị toà án liên bang bác bỏ vì toà cho rằng phía Hoa Kì đã không cung cấp đầy đủ những lời khai của một nghi can khủng bố đang bị giam ở Mĩ cho toà.
    Trong phiên toà ngày 1-2, một nhân viên của Sở Hình sự Liên bang đã khai rằng những phần tử cực đoan Hồi giáo tại thành phố Hamburg đã được đào tạo thành khủng bố trong những trại huấn luyện tại Afghanistan. Một nhân chứng đã khai với ông rằng ông ta thấy 2 nghi can khủng bố khác là Said Bahaji và Zakariya Essabar tại các trại ở Afghanistan.
    Hai người này đang bị Đức truy lùng và đang trốn tránh vì bị nghi có liên quan đến vụ khủng bố 11-9-2001. Hai người này thuộc thành phần nồng cốt của tổ khủng bố Hồi giáo ở Hamburg trong đó có thể có cả Motassadeq. Phía nhà điều tra Đức cho rằng Motassadeq cũng từng dự các trại huấn luyện ở Afghanistan.

Chia sẻ trang này