1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự nước Đức.

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi Quake3games, 12/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Doạ tăng thêm lương qui ước đồng bộ
    Để phản ứng chính sách đòi xoá đi đặc quyền miễn thuế phụ trội cho việc làm ngày cuối tuần, lễ lượt cũng như ca đêm từ phe đối lập CDU-CSU chủ trương áp dụng nếu thắng cử bầu Quốc hội vào mùa Thu năm nay, phe công đoàn lao động tại Đức đã lên tiếng đòi tăng lương nhiều hơn trong các cuộc họp về qui ước sắp diễn ra. Đây còn là ?zgiá?o phải trả nơi phe chủ nhân khi mong muốn có sự thay đổi quyền lực chính trị hiện nay, còn theo lời chủ tịch Moellerbach thuộc nghiệp đoàn ngành ăn uống, khách trọ NGG (Gewerkschaft Nahrung-Genuss-Gaststaetten).
    NGG cho là một khi phe Liên đảng CDU-CSU lên cầm quyền và thực hiện màn cắt giảm như đã tuyên bố thì sẽ phải đối đầu bằng chính sách lương qui ước để chấn chỉnh và cũng để nhắc nhở phe chủ nhân là mọi thứ đều có cái giá phải trả của nó! Phát ngôn tổ chức nghiệp đoàn ngành xây dựng, nông nghiệp và môi sinh (IG Bauen-Argar-Umwelt) còn cho là theo kế sách cầm quyền, phe CDU-CSU cho thấy sẽ không thể là một chính đảng được giới thợ thuyền chấp nhận bỏ phiếu!
    Phó chủ tịch nghiệp đoàn Verdi (ngành Truyền thông, Giao thông, Phục vụ công cộng), bà Moenig-Raane cho là kế sách phe Liên đảng chỉ phục vụ duy nhất cho mục tiêu: moi tiền kẻ thấp cổ bé miệng vì người ta không dám đụng đến quyền lợi bọn giàu có.
    Cải tổ chính tả có hiệu lực từ 1-8
    Sau nhiều năm tranh luận dai dẳng về sự thay đổi trong ngữ pháp cho phép viết tách rời cũng như gộp chung ở một số từ ngữ, chương trình Cải tổ chính tả (?zRechtschreibreform?o) như sự hoạch định trong phiên họp hôm 2-6 qua tại Mannheim, đã được phe bênh vực lẫn chống đối thuộc hội đồng Cố vấn cải tổ (Expertenrat) đồng ý thông qua để có thể ứng dụng trên toàn quốc kể từ 1-8-2005 trở đi.
    Đại diện hội đồng Cố vấn, ông Hans Zehetmair (cựu bộ trưởng Văn hoá Bayern, CSU) cho biết nhiều từ nặng theo lối phát âm sẽ được viết chung trở lại. Các động từ ghép đang được viết rời hiện nay như ?zheilig sprechen?o, ?zfertig machen?o, ?zkrank schreiben?o hoặc voll quatschen?o, v.v? trong tương lai sẽ phải viết sát nhập vào nhau trong lúc động từ ?zkennenlernen?o nên chấp nhận ở cả phép viết rời cũng như liền nhau. Các đề nghị sửa đổi tương tự như trên còn sẽ được đưa ra trước các Hiệp hội giáo viên cũng như Phụ huynh học sinh chờ lắng nghe ý kiến thêm và sau cùng đệ trình trước Hội đồng bộ trưởng Văn hoá KMK (Kultusministerkonferenz) thông qua sự quyết định dứt điểm. Trong một số trường hợp còn tranh cãi, đề nghị sửa đổi bổ sung thêm vẫn sẽ được tôn trọng
    Chủ tịch KMK, bà Johanna Wanka (CDU, Brandenburg) trong cùng hôm nhóm họp tại Quedlinburg, cũng đã lên tiếng bênh vực cho sự đồng nhất nơi hội đồng Cố vấn mà theo bà đến một lúc nào đó, chương trình cải tổ này cũng phải đi đến sự chung kết sau khi các nguyên tắc thay đổi mới đã được thử nghiệm trên 5 năm qua trong hệ thống giáo dục trường lớp trên nước Đức. Thầy cô giáo viên khi đó cũng đã hiểu đâu là lĩnh vực cần giảng dạy một cách dứt khoát và nơi đâu còn có vấn đề nên co giãn.
    Một số cách viết mới được xem như đã thông suốt, chẳng hạn trong trật tự viết mẫu tự có dấu nơi ?zStängel?o thế cho ?zStengel?o, ?zaufwändig?o thay cho ?zaufwendig?o, ?zSoYe?o thay vì là ?zSauce?o mà lí do viện dẫn đã dựa theo âm phát cũng như danh từ gốc (Stängel từ chữ Stange, aufwändig từ chữ Aufwand). Viết hoa và viết nhỏ cũng đã có qui tắc rõ ràng không còn là vần đề tranh cãi.
    Được biềt chính sách Cải tổ chính tả có từ 1996, được các nước khác như Áo, Thuỵ Sĩ và Lichtenstein quyết định thực hiện chung mà cho đến nay vì nguyên tắc mới cho phép viết rời-chung, bỏ dấu, tách từ ghép trong một số trường hợp vẫn còn là đầu đề tranh cãi giữa các nhà ngôn ngữ học chuyên môn tại Đức trước khi đi đến sự đồng nhất để có thể ứng dụng kể từ thời điểm qui định là 1-8 trở đi.
    DB: đặt chỗ xe lửa lên giá
    Kể từ 12-6-2005 việc đặt chổ trước trên các tuyến đường xe lửa Đức khi mua vé ở các máy bán tự động cũng như trên mạng internet sẽ không còn được ưu tiên miễn phí. Công ti hoả xa Đức DB cho hay sẽ tính thêm 1,5 Euro lệ phí đặt chỗ cho mỗi chặng đường di chuyển và như thế vẫn còn rẻ hơn khi đặt trước ở các văn phòng du lịch hoặc ghi sê bán vé ở nhà ga phải trả hiện nay còn là 3 Euro.
    Được biết gần trước đây một năm, để giới thiệu mọi người làm quen lối mua vé online hoặc tự động ở các máy bán vé sẽ được tiết kiệm hơn, công ti đã đưa ra sự khuyến mại bằng cách miễn phí đặt chỗ trước, nhưng thống kê DB hiện đã cho thấy cứ 1 trong 2 vé xe lửa đã được mua bán theo lối máy móc này một cách tự nhiên và vì thế biện pháp đã không còn cần thiết phải ưu tiên tiếp tục.
    Kể từ 12-6 trở đi DB còn đưa ra một vài thay đổi trên các tuyến đường trường: các đoạn cao tốc ICE giữa Berlin và Hamburg vì nhu cầu sẽ được tăng đôi số ghế lên 714 chỗ ngồi trong 4 đoàn tầu hoả tốc. Tại Ingolstadt (Bayern) mỗi ngày còn có thêm 5 chuyến tàu nhanh ICE dừng lại đón khách đi tiếp về tiểu bang Hessen và Nordrhein-Westfalen. Giữa Erfurt và nhiều thành phố thuộc Bayern còn sẽ được nối trạm tiện hơn vào trục ICE Muenchen-Leipzig-Berlin mà qua đó khách di chuyển sẽ đỡ mất đi 40 phút chờ đợi. Cũng ngay thời điểm bắt đầu hè 2005, công ti DB còn sẽ lập lộ trình nối liền từ Đức đến thẳng các trung tâm nghỉ mát, chẳng hạn từ Hamburg và Dortmund có thể đến Rijeka thuộc CH Kroatien hoặc Venedig tại Ý.
    Xì căn đan Visa: Đỏ-Xanh dẹp luôn sự điều tra
    Cuộc tranh cãi đã bùng ra giữa liên minh cầm quyền Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) và phe đối lập thuộc liên đảng CDU-CSU và FDP ngay sau khi SPD và đảng Xanh/B90 với đa số thành viên trong Uỷ hội đã quyết định ngưng luôn sự vụ điều tra về xì căn đan cấp phát thông hành bị cho là lạm dụng với lí do kề cận cuộc bầu cử Quốc hội liên bang sắp được tổ chức lại vào tháng 9-2005 tới đây.
    Như thế, dự tính của phe đối lập muốn lôi một nhân vật chủ chốt liên hệ vấn đề là Bộ trưởng Otto Schily (Nội vụ, SPD) ra hỏi cung vào hôm 8-7 tới đây coi như bị huỷ bỏ. CDU-CSU và FDP đã tức tối đòi kiện khẩn lên Tối cao pháp viện nhờ can thiệp và tố giác phe SPD-Xanh cố tình cản trở việc lấy cung Schyli . Schily trong hồ sơ điều tra cho thấy có lúc đã bất đồng ý kiến với Ngoại trưởng Đức Fischer về con số người nước ngoài từ Ukraine được bộ Ngoại giao cho phép nhập cảnh ồ ạt (từ 1999-2004) mà bộ Nội vụ Đức bị tố là đã thiếu sự kiểm soát ngăn chận. Một số nhân viên thừa hành cao cấp toà đại sứ Đức tại nước ngoài trong cùng thời điểm đã lên tiếng ca cẩm về tình trạng lạm dụng cấp phát giấy tờ thông hành mà đứng đầu bộ Ngoại giao là Fischer về sau đã phải nhận trách nhiệm cá nhân ông đã sai xót trước Uỷ hội điều tra.
    Liên minh Đỏ-Xanh nại lí do từ chối tiếp tục thu thập thêm chứng cớ vì vấn đề cấp thiết hơn hiện nay là phải đúc kết tường trình kết quả làm việc của Uỷ hội đúng hạn kì theo luật lệ đòi hỏi mà lại trước thời điểm tổ chức tổng tuyển cử nên không thể vừa tiếp tục sửa soạn điều tra thêm, vừa phải đúc kết tường trình kề cận trước thời điểm bầu cử sắp diễn ra!
    Được biết Uỷ hội điều tra về Xì căn đan cấp phát thông hành Đức một cách bừa bãi đã được lập ra theo yêu sách CDU-CSU và FDP từ hôm 17-12-2004 mà cao điểm là cuộc hỏi cung Ngoại trưởng Đức Fischer được trực tiếp truyền hình vào cuối tháng 4-2005 vừa qua. Phe đối lập hi vọng càng kéo dài sự điều tra một hồi càng tan nát thêm uy tín đảng cầm quyền trước cuộc bầu cử cũng như làm mất thêm uy tín đối với lãnh tụ đảng Xanh/b90 hiện nay là Ngoại trưởng Đức

    Schroeder và Chirac họp về vụ khủng hoảng hiến pháp EU
    Thủ tướng Gerhard Schroeder của Đức và tổng thống Jacques Chirac của Pháp sẽ họp trong ngày hôm nay để bàn về vụ khủng hoảng liên quan đến hiến pháp Liên hiệp âu châu.
    Cả hai nhà lãnh đạo này đều kêu gọi tiếp tục thực hiện quá trình phê chuẩn, tuy cử tri Pháp và Hà lan mới đây đã bác bỏ hiến pháp này trong các cuộc trưng cầu dân ý. Cuộc họp tại Berlin diễn ra trong lúc các nhà lãnh đạo Liên hiệp âu châu chuẩn bị họp thượng đỉnh tại Brussels trong 2 ngày 16 và 17 tới đây.
    Ông Schroeder và ông Chirac là đồng minh thân cận trong Liên hiệp âu châu nhưng vị thế chính trị của họ đã bị sút giảm trong vài tuần qua. Sự thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý hôm chủ nhật khiến ông Chirac phải thực hiện cải tổ nội các.
    Thượng viện Đức đã phê chuẩn hiến pháp âu châu hồi tuần trước, nhưng đảng đương quyền của thủ tướng Schroeder gặp thất bại trong một cuộc bầu cử quan trọng ở cấp tiểu bang khiến ông phải quyết định tổ chức tổng tuyển cử vào mùa thu năm nay, 1 năm sớm hơn hạn kỳ.

    Schröder muốn giải tán quốc hội liên bang
    Ai cũng tin rằng kết quả bầu cử tại bang NRW vào ngày 22-5 sẽ là dự báo cho kết quả bầu cử quốc hội liên bang vào năm 2006 nhưng không ai có thể ngờ rằng thủ tướng Schröder (SPD) lại đề nghị giải tán quốc hội liên bang vì cho rằng chính phủ của ông không còn được ủng hộ đầy đủ cho công việc điều hành quốc gia.
    Nguyên văn lời tuyên bố của Schröder như sau: ?zVới kết quả bầu cử đau đớn ở NRW đối với đảng của tôi, tôi thấy nền móng chính trị để tiếp tục công việc (của chính phủ) bị lung lay. Tôi xem sự ủng hộ rõ ràng của đa số người dân Đức là điều không thể thiếu được và sẽ nói chuyện với tổng thống Köhler về vấn đề thủ tục tiến hành (giải tán quốc hội)?o. Theo Hiến pháp Đức, thủ tướng có quyền xin quốc hội biểu quyết tín nhiệm ông. Hiện nay người ta chưa rõ thủ tướng Schröder sẽ thực hiện việc này bằng cách nào. Nhiều nhà hiến pháp học chỉ trích Schröder đang lạm dụng hiến pháp để mưu cầu lợi ích đảng phái.
    Trước cuộc bầu cử ở NRW người ta tiên đoán rằng Schröder sẽ phải cải tổ nội các nếu đảng SPD thất cử ở bang này. Với sự thắng cử của đảng CDU ở NRW, phe đối lập hiện có đa số và trong tương lai chỉ cần tranh thủ thêm sự ủng hộ của một tiểu bang nhỏ là có đủ đa số 2/3 tại thượng viện là cơ quan đại diện các tiểu bang. Trong 16 tiểu bang của Đức, phe đối lập CDU/CSU và FDP hiện chiếm đa số, cụ thể CDU/CSU cầm quyền một mình ở 5 tiểu bang, CDU cùng FDP nắm chính quyền ở 4 tiểu bang. Những tiểu bang này thường hợp thành một khối để cản chặn những đạo luật do quốc hội (hạ viện) với đa số của SPD và Xanh đưa ra.
    Hiện nay SPD ở trong tình trạng rất yếu. So với 5 tiểu bang hồi năm 1998 hiện nay SPD không còn cầm quyền một mình ở bất cứ tiểu bang nào nữa. Một số tiểu bang miền Đông do SPD liên minh cầm quyền với CDU hoặc PDS sẵn sàng ngả về phe đối lập liên bang để bảo vệ quyền lợi riêng thay vì phải bỏ phiếu trắng khi có mâu thuẫn quyền lợi giữa 2 đảng cầm quyền. Kết quả là CDU sẽ dễ có đủ đa số 2/3 tại thượng viện để trở ngại rất lớn cho chính quyền liên bang. Chính vì thế mà Schröder muốn giải tán quốc hội liên bang (hạ viện) để tìm một thế chính danh mới.
    Để đối phó với sự bất mãn trong quần chúng cũng như những chỉ trích trong nội bộ đảng SPD đối với những chính sách cải tổ của ông, Schröder đã chọn con đường tiến công để ra khỏi đường cùng. Qua một cuộc bầu cử mới ông muốn dân chúng Đức xác nhận sự ủng hộ đối với ông. Cho dù cuối cùng có thua ?" dư luận cho rằng SPD sẽ thua cả cuộc bầu cử liên bang sắp tới - thì đây là một sự thất bại trong ?zdanh dự?o.
    Một số nhà hiến pháp học chỉ trích việc Schröder dự định cho quốc hội bỏ phiếu biểu quyết về vấn đề tín nhiệm ông mà không dựa trên cơ sở của một cuộc khủng hoảng cầm quyền. Thực ra đến nay phe đa số SPD và Xanh trong quốc hội chưa bao giờ bỏ rơi các dự luật do chính phủ Schröder đưa ra. Như vậy sắp tới Schröder sẽ phải dàn cảnh để cho phe đa số của mình tại quốc hội không ủng hộ mình và lấy cớ đó để xin tổng thống giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử lại. Toà án Hiến pháp Liên bang hồi năm 1983 đã ra án quyết nghiêm cấm những cuộc khủng hoảng cầm quyền giả tạo như vậy.
    Người ta dự đoán rằng, để tránh vi hiến, Schröder sẽ đưa một đạo luật thắt xiết về mặt an sinh xã hội vào quốc hội để rồi bị quốc hội bác bỏ. Dựa vào đó Schröder sẽ cho là chính phủ của mình không còn có đủ sự tín nhiệm nữa. Schröder tuyên bố dự định đưa vấn đề bất tín nhiệm vào ngày 1-7 vào quốc hội và sẽ cho bầu cử lại vào ngày 18-9 sắp tới.
    Bà Merkel sẽ là thủ tướng tương lai?
    Có nhiều tín hiệu cho thấy bà Angela Merkel sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Đức trong cuộc bầu cử sắp diễn ra. Lí do là bà chủ tịch đảng CDU kiêm trưởng khối dân biểu CDU này sẽ được liên đảng CDU/CSU đề cử chính thức làm ứng cử viên vào chức thủ tướng trong cuộc bầu cử mà phe CDU/CSU có nhiều khả năng thắng trong thế liên minh với đảng FDP.
    Sau một vài giờ bị choáng váng bởi đề nghị tổ chức bầu cử lại quốc hội liên bang của thủ tướng Schröder (SPD) phe CDU đã lấy lại được bình tĩnh để chuẩn bị nước rút trên con đường thẳng tiến về phủ thủ tướng. Hai thống đốc Wulf của bang Niedersachen cũng như thống đốc Koch của bang Hessen, là những chính trị gia trẻ trong CDU bị xem là có tham vọng ứng cử chức thủ tướng sắp tới, đã nhanh chóng rút lui bằng cách xác nhận sự ủng hộ của họ đối với bà Merkel. Việc đảng anh em CSU xác nhận bà Merkel là ứng cử viên chung của liên đảng CDU/CSU vào thứ hai 30-5 sắp tới cũng sẽ chỉ là vấn đề hình thức vì hồi năm 2002 bà Merkel đã nhường cho thống đốc Stoiber (CSU) ra tranh cử với Schröder.
    Như vậy hi vọng gây ra tranh chấp trong nội bộ đảng CDU/CSU cũng như dự định làm đảo lộn chương trình hành động của CDU/CSU của thủ tướng Schröder một phần nào đã bất thành. Ban đầu CDU/CSU dự định đến mùa thu năm nay mới công bố tên của ứng cử viên thủ tướng của mình để tránh cho búa rìu dư luận không chĩa quá sớm vào ứng cử viên này. Phía CDU/CSU hiện đang lúng túng trong việc thống nhất với nhau về nội dung chương trình tranh cử. Một vài người cho rằng áp lực thời gian hiện nay có thể là một điểm lợi vì sẽ giúp cho CDU và CSU bớt được nhiều cãi cọ.
    Bà Merkel đã cho biết 4 nét chính của chương trình tranh cử của CDU: chống thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, thêm công ăn việc làm và giảm nợ nhà nước. Bà Merkel, một tiến sĩ vật lí tại Đông Đức, bước vào chính trường Đức chưa đầy 15 năm. Hồi năm 1991 bà được thủ tướng Kohl (CDU) mời vào làm bộ trưởng môi sinh liên bang. Sau vụ lem nhem về tài chính của đảng hồi năm 2000, dẫn đến sự từ chức của 2 ông Kohl và Schäuble, bà được đại hội đảng bầu làm nữ chủ tịch đảng bảo thủ CDU. Từ đó bà đã củng cố quyền lực trong đảng và loại bỏ các chính trị gia đối thủ trong đảng như Friedrich Merz.

  2. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Chận đường đỗ xăng biên giới
    Bộ Kinh tế Đức trù liệu sẽ lập Quỹ hỗ trợ cho giá xăng vùng biên giới để lôi cuốn người lái xe dừng lại thay vì thường dọt sang các nước khác đỗ xăng (Tanktourismus) vì giá cả nơi đây còn rẻ hơn so với Đức. Màn ?zdu lịch đỗ xăng?o vùng gần biên giới Đức như Ba Lan, Áo và CH Tiệp theo chiết tính còn đã gây thất thu cả tỉ Euro thuế nhiên liệu (Mineraloelsteuer) thường niên trong ngân sách quốc gia và vì thế nên sớm có biện pháp ngăn chận.
    Bộ trưởng Wolfgang Clement (SPD) hôm 11-6 tại ?zDiễn đàn kinh tế Bayern-Tiệp?o cho hay đang dự trù đưa ra một thẻ xăng ở dạng Chip điện tử cung cấp cho cư dân khu vực chịu ảnh hưởng giá cả còn chênh lệch để từ đó tại Đức người ta vẫn có thể đỗ xăng được bao cấp ngang giá như các nước bên kia lãnh thổ. Kế hoạch này sẽ được tài trợ bởi một Quỹ công được thiết lập từ tài khoá thuế nhiên liệu liên bang và còn đang chờ được Uỷ hội khối Liên Âu (EU) cứu xét.
    Ông Michael Kretschmer, tổng thư kí đảng bộ CDU tiểu bang Sachsen hoan nghênh đề nghị từ Clement mặc dù cho hay sáng kiến đã quá trễ để có thể nâng đỡ các trạm xăng biên giới phải sập tiệm vì ế ẩm bấy lâu nay mà theo ông nguyên nhân tạo ra Tanktourismus là chính sách tăng thuế thuế Môi sinh (Oekosteuer) từ Liên minh cầm quyền Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) tại Berlin. Kretschmer hi vọng điều được Clement đưa ra không chỉ để lấy lòng cử tri trong lúc tranh cử!
    Theo bộ Kinh tế có gần 1500 trạm xăng biên giới Đức còn đang phải cạnh tranh vất vả với các nhà cung cấp xăng dầu bên kia biên giới mà nhờ vào lợi điểm thuế nên giá cả các nước kể trên đã hạ hơn so với tại Đức.
    Đức, Mỹ có nhiều tương đồng ngoại giao
    Trước khi kết thúc chuyến viếng thăm Hoa Kỳ 2 ngày, vào ngày 8-6, ngoại trưởng Đức Fischer đã đến gặp Cố vấn an ninh Quốc gia Stephen Hadley và ngoại trưởng Condoleezza Rice để bàn về vấn đề gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Fischer tuyên bố ủng hộ việc đàm phán với Thổ về việc gia nhập và viện dẫn quyết định của khối EU về vấn đề này. Hoa Kỳ ủng hộ việc Thổ gia nhập vào EU.
    Fischer cho rằng cả phe ủng hộ lẫn phe chống đối sự gia nhập của Thổ tại Âu châu đều ý thức về ý nghĩa chiến lược của Thổ đối với nền an ninh của Âu Châu. Và tất cả mọi người đều biết rằng Thổ hiện cần sự trợ giúp của Âu Châu trong tiến trình chuyển đổi. Theo Fischer ?zkhác biệt nằm ở chỗ là cuối cùng Thổ sẽ được công nhận là thành viên chính thức hoặc nhận được một qui chế mà hiện nay Thổ đang được hưởng, đó là qui chế đối tác ưu đãi?o. Việc quyết định sẽ được đặt ra khi Thổ đã hội đủ các điều kiện của EU.
    Hoa Kỳ lâu nay vẫn ủng hộ Thổ gia nhập EU vì Thổ là một đồng minh quân sự trung kiên của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện lo ngại rằng quá trình gia nhập EU của Thổ sẽ gặp trở ngại sau 2 cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp Âu Châu thất bại ở Pháp và Hoà Lan. Fischer và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng đồng ý với nhau về chính sách đối phó với chương trình chế bom nguyên tử của Iran, về tình hình tại Trung và Cận Đông. Tuy nhiên Hoa Kỳ hiện chưa tỏ ý ủng hộ cho Đức làm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Cho đến nay Hoa Kỳ chỉ mới công khai ủng hộ sự ứng cử của Nhật Bản, trong khi Nhật bị Trung Quốc chống.
    Liên Minh cộng sản ?
    Việc bàn thảo thành lập một liên minh cánh tả giữa hai đảng PDS (hậu thân đảng CS Đông Đức) và Đảng Lao động và Công bằng Xã hội (WASG) để gia tăng khả năng kiếm phiếu đang bước vào giai đoạn cuối. Đàng PDS kêu gọi ông Oskar Lafontaine, cựu chủ tịch đảng SPD, hãy rõ ràng cho biết có ứng cử cho liên minh này hay không. Lafontaine được xem là con gà nòi cho khu vực bầu cử Tây Đức bên cạnh ứng cử viên Gregor Gysi, cựu chủ tịch và cựu trưởng khối dân biểu của PDS, cho khu vực Đông Đức.
    Đảng PDS hi vọng đến cuối tuần này sẽ thống nhất được với WASG để thành lập một liên minh bầu cử. Hai 2 đảng PDS và WASG vẫn tồn tại độc lập. Hiện PDS đã đồng ý chấp nhận ghép tên của đảng PDS vào tên của liên minh vì cho rằng PDS là một nhản hiệu ăn khách ở miền Đông. PDS không chịu đứng trong một liên minh có cái tên hoàn toàn mới. Trước đây PDS đã chỉ chấp nhận dành cho người của WASG những chỗ tốt có triển vọng thắng cử trên danh sách ứng cử viên của PDS mà thôi chứ không chịu thành lập liên minh mới.
    Một số chính trị gia hàng đầu của PDS vẫn tiếp tục phản đối việc kết hợp với WASG. Nữ dân biểu liên bang Petra Pau (PDS) cho biết sẽ không ra ứng cử cho một liên minh mà trong tên không có chữ PDS. Bà Wagenknecht, trưởng nhóm mác xít trong đảng PDS, không chấp nhận đổi tên đảng. Cho đến nay Lafontaine vẫn chỉ ra sức kêu gọi hai đảng nên kết hợp với nhau và hứa sẽ ủng hộ nhưng chưa tuyên bố sẽ ra ứng cửa cho liên minh này. Tuy nhiên WASG cho biết họ vẫn hội ý với Lafontaine trong suốt diễn tiến đàm phán với PDS. Ngay cả con gà nòi Gysi của PDS cũng cho biết ông thường xuyên hội ý với Lafontaine.
    Gysi tuyên bố sẽ không gia nhập một liên minh cầm quyền với đảng SPD và Xanh trong cuộc bầu cử sắp tới vì ?zkhông chấp nhận đường lối tân tự do, dù đó là của Schröder hay Merkel?o.
    Thủ tướng Schröder lấy lòng tổng thống Köhler
    Vào ngày 8-6, văn phòng thủ tướng Schröder (SPD) đã dùng những chữ nặng như ?zhoàn toàn không thể chấp nhận được?o để phê bình những chỉ trích của những người lãnh đạo đảng SPD đối với tổng thống Köhler. Những người này cho rằng một số thông tin mật trong cuộc hội đàm giữa Köhler và Schröder về việc tổ chức bầu cử lại quốc hội liên bang đã bị Köhler hoặc phủ tổng thống cho xì ra dư luận. Phát ngôn viên chính phủ tuyên bố rằng mối quan hệ giữa thủ tướng và tổng thống Đức hiện rất tốt và đầy tin cậy.
    Schröder vẫn rất kính trọng công việc của Köhler. Cùng lúc đó Schröder đã mời những người lãnh đạo thuộc cánh tả trong đảng SPD, những người từng lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích Köhler, đến phủ thủ tướng. Trong cùng ngày, chủ tịch đảng SPD Müntefering cũng lên tiếng yêu cầu các đảng viên SPD chấm dứt việc tấn công Köhler. Hiện nay đảng SPD phải lấy lòng tổng thống Köhler vì nếu không có sự đồng ý của Köhler thì Schröder sẽ khó lòng thực hiện việc bầu cử lại.
    Trong những ngày qua, báo chí đã loan nhiều tin tức về cách thức mà thủ tướng Schröder dự định dùng để tự truất phế mình và giải tán quốc hội liên bang. Theo Hiến pháp Đức, muốn từ chức Schröder sẽ phải xin quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm mình, nghĩa là tổ chức cho phe đa số của mình ?zchống?o lại mình.
    Ngoài ra việc làm này phải được tổng thống Đức chấp thuận. Sự trục trặc bắt đầu khi tổng thống Köhler tuyên bố rằng Schröder đã không bàn trước với ông khi tuyên bố muốn tổ chức bầu cử lại vào đêm 22-5, khi đảng SPD của Schröder thua thê thảm trong cuộc bầu cử bang Nordrhein-Westfalen. Sau khi Schröder đến gặp Köhler thì có tin nói rằng Köhler có những e ngại về giải pháp của Schröder. Do đó Phó chủ tịch SPD Müller cho rằng Köhler đã xì tin này ra ngoài và trách Köhler tỏ ra thân thiện với đảng CDU (Köhler được 2 đảng đối lập CDU/CSU và FDP đưa lên làm tổng thống). Lại có tin rằng vì thấy chắc chắn sẽ thua nên SPD đang tính để Schröder từ chức và đưa chủ tịch SPD Müntefering lên làm thủ tướng cho đến hết nhiệm kì vào năm 2006.
    Tội phạm thường cũng bị lấy gien
    Vào ngày 8-6, nội các chính phủ Đức đã quyết định đưa một số sửa đổi vào luật sử dụng gien di truyền DNS trong lãnh vực điều tra tội phạm. Những sửa đổi này cho phép biện lí cuộc lẫn cảnh sát được quyền dùng phép điều tra DNS tại hiện trường. Trước đây họ phải xin giấy phép của một chánh án. Ngoài ra cảnh sát sẽ còn được phép lấy và lưu giữ mẫu DNS của những người đã nhiều lần phạm những tội nhẹ, thí dụ như tội phá hoại tài sản hoặc xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Trước đây cảnh sát chỉ có quyền lấy DNS của những thủ phạm ******** hoặc những người phạm trọng tội. Với những biện pháp đề nghị này, chính quyền Đức hi vọng sẽ dể phanh phui ra những vụ án hơn.
    Những sửa đổi này sẽ còn phải được quốc hội và thượng viện thông qua. Hiện nay người ta chưa biết thượng viện, do phe đối lập liên đảng cdu/csu nắm đa số, có chịu thông qua những sửa đổi này hay không. Liên đảng CDU/CSU tuy chấp nhận sự cần thiết của những điều trong dự luật mới nhưng cho rằng những sửa đổi này còn quá nhẹ nhàng. Liên đảng CDU/CSU muốn rằng việc lấy ?zdấu tay di truyền?o cũng phải được làm dễ dàng như việc lấy dấu tay thường của các can phạm. Bộ trưởng tư pháp bang Bayern Beate Merk (CSU) cho rằng phương pháp điều tra dùng nhiễm sắc thể DNS không xâm phạm vào quyền bảo vệ cá nhân nhiều hơn là việc chụp ảnh hoặc lấy dấu tay của phạm nhân.
    Những sửa đổi luật này do bộ trưởng tư pháp liên bang Brigitte Zypries (SPD) đề nghị. Trước đó bà bộ trưởng này đã nhờ ban pháp lí của quốc hội thẩm định về tính hợp hiến của những sửa đổi này. Hồi giữa tháng 3-2005, ban này đã công bố bản giám định và cho rằng việc lấy DNS của các người phạm tội nhẹ có thể vi hiến, vì có thể xâm phạm quyền tự quyết định cho người khác lấy thông tin của đương sự. Việc làm này cũng vi phạm nguyên tắc chừng mực, nghĩa là các biện pháp đem ra áp dụng phải có một tương ứng chừng mực đối với sự vi phạm. Nhưng hồi đó bà Zypries cho rằng bà có thể đưa cho quốc hội thông qua được những sửa đổi pháp luật này nếu bà tìm được cách viết câu luật cho thích hợp.
    Thưởng công hay bè phái?
    Phe đối lập tại Đức đã viết thư cho thủ tướng Schröder yêu cầu ông chấm dứt tình trạng thăng thưởng cho nhân viên các bộ trước ngày bầu cử được dự trù vào tháng Chín năm nay. Lí do được nêu lên là theo truyền thống dân chủ, chính phủ cũ không nên làm chuyện này trước kì bầu cử quốc hội liên bang và vì việc làm này rõ ràng có liên quan đến kì bầu cử sắp tới. Trước những lời cáo giác rằng bộ xã hội liên bang và bộ bảo vệ người tiêu thụ đã thăng thưởng cho 140 nhân viên của họ trong những ngày qua, phát ngôn viên chính phủ Đức đã tuyên bố chính phủ không có lí do gì để ngưng việc thăng thưởng vì việc thăng thưởng tại bộ xã hội liên bang là hậu quả của việc tái cấu trúc và không có công chức cao cấp nào được thăng thưởng.
    Trong những ngày qua báo chí Đức cho biết bộ xã hội liên bang dưới sự chỉ huy của bộ trưởng Schmidt (SPD) đã thăng thưởng cho 126 nhân viên thuộc nhiều cấp bực khác nhau. Bộ này cho rằng từ 2 năm nay bộ đã ngưng việc thăng thưởng và việc thăng thưởng lần này có liên quan đến một cuộc cải tổ bộ máy tổ chức trong bộ. Vào tháng 10-2002 bộ này được tái cấu trúc lại với nhiều bộ phận của các bộ lao động và bộ xã hội trước đây. Còn bộ bảo vệ người tiêu thụ dưới quyền của bộ trưởng Künast (Xanh) cho thăng thưởng 14 nhân viên.
    Một nhân viên cao cấp của bộ này mới được tuyển hồi tháng 9-2004 vào bực lương A16 (mức lương 4311 Euro) nay được đưa lên làm trưởng phòng (bậc B6, 7206 Euro). Trong một trường hợp khác, bộ này đã cho tách một phòng thành 2 vì người trưởng phòng cũ thuộc đảng SPD đã không chịu rời ghế. Ngoài ra bộ trưởng kinh tế liên bang Clement (SPD) cũng thăng thưởng cho phát ngôn viên báo chí của ông ta từ bậc A16 lên B6. Bộ trưởng quốc phòng liên bang Struck (SPD) đã thăng cho thư kí trưởng của ông lên bậc B6. Bộ trưởng tài chính liên bang Eichel (SPD) đã đưa thư kí trưởng của ông vào chức Giám đốc Cơ quan Tài chính với mức lương 200.000 Euro/năm. Ông Däke, chủ tịch Hiệp hội Người đóng thuế, kêu gọi chính phủ phải xem xét lại việc thăng thưởng vì người đóng thuế sẽ không thể nào hiểu nổi chuyện này.
    Con chỉ phải nuôi cha mẹ khi có tiền
    Vào ngày 7-6, Toà án hiến pháp liên bang đã phán rằng con cái chỉ phải trả tiền cho việc chăm sóc cha mẹ trong viện dưỡng lão nếu tại thời điểm đó họ có khả năng. Chính quyền không được phép bắt họ phải mượn nợ để làm chuyện này. Nguyên đơn là một người đàn bà có mẹ được đưa vào sống 4 năm trong việc dưỡng lào và chết trong đó vào năm 1995. Hồi đó người mẹ đang nhận tiền hưu trí nên không có khả năng trả tiền cho viện dưỡng lão. Do đó thành phố Bochum đã trả tiền trợ cấp xã hội cho người mẹ. Sau khi người mẹ chết, thành phố Bochum gửi giấy đòi nợ người con và bắt phải trả lại 63.000 Euro.
    Người con gái không chịu trả tiền cho thành phố vì cho rằng thời đó bà chỉ đi làm có nửa ngày, có thêm ít tiền qua việc mướn nhà và cho sang lại phần nhà thừa kế của bà nên không dư dả gì. Sau đó thành phố Bochum đã đề nghị cho người con gái vay tiền không lấy lãi với điều kiện bà này phải lấy bất động sản để bảo đảm cho việc hoàn trả nợ. Thành phố hứa rằng số nợ này sẽ được đòi lại sau khi bà ta chết.
    Toà án thành phố Duisburg ra án quyết bắt người đàn bà phải nhận cách thức trả tiền này. Theo Toà án hiến pháp liên bang thì án quyết của toà Duisburg và việc làm của thành phố Bochum là sai. Theo toà, con cái chỉ phải trả tiền nuôi cha mẹ nếu trong thời điểm đó họ dư dả tiền để trả. Thành phố không được phép bắt họ phải mượn nợ vào một thời điểm sau đó - hoặc sau khi họ chết - để trả tiền nuôi cha mẹ.
    Phe Liên đảng dẫn đầu
    Nếu xảy ra ngay cuộc đầu phiếu Quốc hội liên bang, phe Liên đảng đối lập CDU-CSU theo thống kê thăm dò từ viện Infratest dimap sẽ chiếm đa số phiếu cầm quyền tại Berlin với 48% (+1% so thăm dò tuần trước đây), SPD tuột còn 28% (-1%), đảng Xanh/B90 được 9% và FDP 7% (mỗi đảng tăng được 1%). PDS miền Đông có thể chiếm 4% (vẫn lọt sổ vào Quốc hội theo định chuẩn phải có trên 5%).
    72% người được hỏi chờ đợi có sự thay đổi quyền lực (+12% so với lần thống kê hồi tháng 3-2005). Chỉ có 23% tin là Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) có thể cầm cự và lãnh đạo tốt tiếp tục. 35% nghỉ là CDU-CSU có thể độc quyền trong lúc 42% cho là phải có liên kết thêm FDP. Một liên minh lớn giữa CDU và SPD có đến 46% người được hỏi nghỉ là cần thiết.
    Sự thay đổi quyền lực tuy nhiên cũng không gây lạc quan nhiều: chỉ có 37% người được hỏi tin là chính phủ mới sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn phe Đỏ-Xanh đương quyền. 48% không tin điều này có thể thực hiện nổi. Infratest dimap đã nhận uỷ nhiệm từ đài ti vi Đức ARD mở cuộc thăm dò trong hôm 30 và 31 tháng 5 qua ở 1500 cử tri đủ mọi giới
    Lính Đức trụ lại ở Kosovo
    Quốc hội Đức hôm 2-6 qua đã biểu quyết với tuyệt đại đa số phiếu chấp nhận cho phép quân đội Đức gia hạn thêm 12 tháng trú đóng trong các binh đoàn quốc tế KFOR (The Kosovo Force, dưới quyền điều động khối NATO) có nhiệm vụ giải giới các phe tranh chấp, kiểm soát hoà bình, lập khu phi quân sự, xây dựng hạ tầng và thiết lập cấu trúc dân chủ trong vùng tự trị Kosovo từ sau chiến tranh Balkan (1991-1995).
    Cùng quân nhân nhiều nước đồng minh khác, hiện có gần 2600 lính Đức có mặt trong các công tác quân sự từ tháng 6-1999 tại đây. KFOR còn đã nhận uỷ nhiệm từ Hội đồng Bảo an LHQ đến trấn đóng tại Kosovo. Quân phí tốn thêm cho sự gia hạn này được ước lượng lên đến 202 triệu Euro từ ngân sách bộ Quốc phòng Đức.
  3. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Chận đường đỗ xăng biên giới
    Bộ Kinh tế Đức trù liệu sẽ lập Quỹ hỗ trợ cho giá xăng vùng biên giới để lôi cuốn người lái xe dừng lại thay vì thường dọt sang các nước khác đỗ xăng (Tanktourismus) vì giá cả nơi đây còn rẻ hơn so với Đức. Màn ?zdu lịch đỗ xăng?o vùng gần biên giới Đức như Ba Lan, Áo và CH Tiệp theo chiết tính còn đã gây thất thu cả tỉ Euro thuế nhiên liệu (Mineraloelsteuer) thường niên trong ngân sách quốc gia và vì thế nên sớm có biện pháp ngăn chận.
    Bộ trưởng Wolfgang Clement (SPD) hôm 11-6 tại ?zDiễn đàn kinh tế Bayern-Tiệp?o cho hay đang dự trù đưa ra một thẻ xăng ở dạng Chip điện tử cung cấp cho cư dân khu vực chịu ảnh hưởng giá cả còn chênh lệch để từ đó tại Đức người ta vẫn có thể đỗ xăng được bao cấp ngang giá như các nước bên kia lãnh thổ. Kế hoạch này sẽ được tài trợ bởi một Quỹ công được thiết lập từ tài khoá thuế nhiên liệu liên bang và còn đang chờ được Uỷ hội khối Liên Âu (EU) cứu xét.
    Ông Michael Kretschmer, tổng thư kí đảng bộ CDU tiểu bang Sachsen hoan nghênh đề nghị từ Clement mặc dù cho hay sáng kiến đã quá trễ để có thể nâng đỡ các trạm xăng biên giới phải sập tiệm vì ế ẩm bấy lâu nay mà theo ông nguyên nhân tạo ra Tanktourismus là chính sách tăng thuế thuế Môi sinh (Oekosteuer) từ Liên minh cầm quyền Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) tại Berlin. Kretschmer hi vọng điều được Clement đưa ra không chỉ để lấy lòng cử tri trong lúc tranh cử!
    Theo bộ Kinh tế có gần 1500 trạm xăng biên giới Đức còn đang phải cạnh tranh vất vả với các nhà cung cấp xăng dầu bên kia biên giới mà nhờ vào lợi điểm thuế nên giá cả các nước kể trên đã hạ hơn so với tại Đức.
    Đức, Mỹ có nhiều tương đồng ngoại giao
    Trước khi kết thúc chuyến viếng thăm Hoa Kỳ 2 ngày, vào ngày 8-6, ngoại trưởng Đức Fischer đã đến gặp Cố vấn an ninh Quốc gia Stephen Hadley và ngoại trưởng Condoleezza Rice để bàn về vấn đề gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Fischer tuyên bố ủng hộ việc đàm phán với Thổ về việc gia nhập và viện dẫn quyết định của khối EU về vấn đề này. Hoa Kỳ ủng hộ việc Thổ gia nhập vào EU.
    Fischer cho rằng cả phe ủng hộ lẫn phe chống đối sự gia nhập của Thổ tại Âu châu đều ý thức về ý nghĩa chiến lược của Thổ đối với nền an ninh của Âu Châu. Và tất cả mọi người đều biết rằng Thổ hiện cần sự trợ giúp của Âu Châu trong tiến trình chuyển đổi. Theo Fischer ?zkhác biệt nằm ở chỗ là cuối cùng Thổ sẽ được công nhận là thành viên chính thức hoặc nhận được một qui chế mà hiện nay Thổ đang được hưởng, đó là qui chế đối tác ưu đãi?o. Việc quyết định sẽ được đặt ra khi Thổ đã hội đủ các điều kiện của EU.
    Hoa Kỳ lâu nay vẫn ủng hộ Thổ gia nhập EU vì Thổ là một đồng minh quân sự trung kiên của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện lo ngại rằng quá trình gia nhập EU của Thổ sẽ gặp trở ngại sau 2 cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp Âu Châu thất bại ở Pháp và Hoà Lan. Fischer và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng đồng ý với nhau về chính sách đối phó với chương trình chế bom nguyên tử của Iran, về tình hình tại Trung và Cận Đông. Tuy nhiên Hoa Kỳ hiện chưa tỏ ý ủng hộ cho Đức làm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Cho đến nay Hoa Kỳ chỉ mới công khai ủng hộ sự ứng cử của Nhật Bản, trong khi Nhật bị Trung Quốc chống.
    Liên Minh cộng sản ?
    Việc bàn thảo thành lập một liên minh cánh tả giữa hai đảng PDS (hậu thân đảng CS Đông Đức) và Đảng Lao động và Công bằng Xã hội (WASG) để gia tăng khả năng kiếm phiếu đang bước vào giai đoạn cuối. Đàng PDS kêu gọi ông Oskar Lafontaine, cựu chủ tịch đảng SPD, hãy rõ ràng cho biết có ứng cử cho liên minh này hay không. Lafontaine được xem là con gà nòi cho khu vực bầu cử Tây Đức bên cạnh ứng cử viên Gregor Gysi, cựu chủ tịch và cựu trưởng khối dân biểu của PDS, cho khu vực Đông Đức.
    Đảng PDS hi vọng đến cuối tuần này sẽ thống nhất được với WASG để thành lập một liên minh bầu cử. Hai 2 đảng PDS và WASG vẫn tồn tại độc lập. Hiện PDS đã đồng ý chấp nhận ghép tên của đảng PDS vào tên của liên minh vì cho rằng PDS là một nhản hiệu ăn khách ở miền Đông. PDS không chịu đứng trong một liên minh có cái tên hoàn toàn mới. Trước đây PDS đã chỉ chấp nhận dành cho người của WASG những chỗ tốt có triển vọng thắng cử trên danh sách ứng cử viên của PDS mà thôi chứ không chịu thành lập liên minh mới.
    Một số chính trị gia hàng đầu của PDS vẫn tiếp tục phản đối việc kết hợp với WASG. Nữ dân biểu liên bang Petra Pau (PDS) cho biết sẽ không ra ứng cử cho một liên minh mà trong tên không có chữ PDS. Bà Wagenknecht, trưởng nhóm mác xít trong đảng PDS, không chấp nhận đổi tên đảng. Cho đến nay Lafontaine vẫn chỉ ra sức kêu gọi hai đảng nên kết hợp với nhau và hứa sẽ ủng hộ nhưng chưa tuyên bố sẽ ra ứng cửa cho liên minh này. Tuy nhiên WASG cho biết họ vẫn hội ý với Lafontaine trong suốt diễn tiến đàm phán với PDS. Ngay cả con gà nòi Gysi của PDS cũng cho biết ông thường xuyên hội ý với Lafontaine.
    Gysi tuyên bố sẽ không gia nhập một liên minh cầm quyền với đảng SPD và Xanh trong cuộc bầu cử sắp tới vì ?zkhông chấp nhận đường lối tân tự do, dù đó là của Schröder hay Merkel?o.
    Thủ tướng Schröder lấy lòng tổng thống Köhler
    Vào ngày 8-6, văn phòng thủ tướng Schröder (SPD) đã dùng những chữ nặng như ?zhoàn toàn không thể chấp nhận được?o để phê bình những chỉ trích của những người lãnh đạo đảng SPD đối với tổng thống Köhler. Những người này cho rằng một số thông tin mật trong cuộc hội đàm giữa Köhler và Schröder về việc tổ chức bầu cử lại quốc hội liên bang đã bị Köhler hoặc phủ tổng thống cho xì ra dư luận. Phát ngôn viên chính phủ tuyên bố rằng mối quan hệ giữa thủ tướng và tổng thống Đức hiện rất tốt và đầy tin cậy.
    Schröder vẫn rất kính trọng công việc của Köhler. Cùng lúc đó Schröder đã mời những người lãnh đạo thuộc cánh tả trong đảng SPD, những người từng lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích Köhler, đến phủ thủ tướng. Trong cùng ngày, chủ tịch đảng SPD Müntefering cũng lên tiếng yêu cầu các đảng viên SPD chấm dứt việc tấn công Köhler. Hiện nay đảng SPD phải lấy lòng tổng thống Köhler vì nếu không có sự đồng ý của Köhler thì Schröder sẽ khó lòng thực hiện việc bầu cử lại.
    Trong những ngày qua, báo chí đã loan nhiều tin tức về cách thức mà thủ tướng Schröder dự định dùng để tự truất phế mình và giải tán quốc hội liên bang. Theo Hiến pháp Đức, muốn từ chức Schröder sẽ phải xin quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm mình, nghĩa là tổ chức cho phe đa số của mình ?zchống?o lại mình.
    Ngoài ra việc làm này phải được tổng thống Đức chấp thuận. Sự trục trặc bắt đầu khi tổng thống Köhler tuyên bố rằng Schröder đã không bàn trước với ông khi tuyên bố muốn tổ chức bầu cử lại vào đêm 22-5, khi đảng SPD của Schröder thua thê thảm trong cuộc bầu cử bang Nordrhein-Westfalen. Sau khi Schröder đến gặp Köhler thì có tin nói rằng Köhler có những e ngại về giải pháp của Schröder. Do đó Phó chủ tịch SPD Müller cho rằng Köhler đã xì tin này ra ngoài và trách Köhler tỏ ra thân thiện với đảng CDU (Köhler được 2 đảng đối lập CDU/CSU và FDP đưa lên làm tổng thống). Lại có tin rằng vì thấy chắc chắn sẽ thua nên SPD đang tính để Schröder từ chức và đưa chủ tịch SPD Müntefering lên làm thủ tướng cho đến hết nhiệm kì vào năm 2006.
    Tội phạm thường cũng bị lấy gien
    Vào ngày 8-6, nội các chính phủ Đức đã quyết định đưa một số sửa đổi vào luật sử dụng gien di truyền DNS trong lãnh vực điều tra tội phạm. Những sửa đổi này cho phép biện lí cuộc lẫn cảnh sát được quyền dùng phép điều tra DNS tại hiện trường. Trước đây họ phải xin giấy phép của một chánh án. Ngoài ra cảnh sát sẽ còn được phép lấy và lưu giữ mẫu DNS của những người đã nhiều lần phạm những tội nhẹ, thí dụ như tội phá hoại tài sản hoặc xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Trước đây cảnh sát chỉ có quyền lấy DNS của những thủ phạm ******** hoặc những người phạm trọng tội. Với những biện pháp đề nghị này, chính quyền Đức hi vọng sẽ dể phanh phui ra những vụ án hơn.
    Những sửa đổi này sẽ còn phải được quốc hội và thượng viện thông qua. Hiện nay người ta chưa biết thượng viện, do phe đối lập liên đảng cdu/csu nắm đa số, có chịu thông qua những sửa đổi này hay không. Liên đảng CDU/CSU tuy chấp nhận sự cần thiết của những điều trong dự luật mới nhưng cho rằng những sửa đổi này còn quá nhẹ nhàng. Liên đảng CDU/CSU muốn rằng việc lấy ?zdấu tay di truyền?o cũng phải được làm dễ dàng như việc lấy dấu tay thường của các can phạm. Bộ trưởng tư pháp bang Bayern Beate Merk (CSU) cho rằng phương pháp điều tra dùng nhiễm sắc thể DNS không xâm phạm vào quyền bảo vệ cá nhân nhiều hơn là việc chụp ảnh hoặc lấy dấu tay của phạm nhân.
    Những sửa đổi luật này do bộ trưởng tư pháp liên bang Brigitte Zypries (SPD) đề nghị. Trước đó bà bộ trưởng này đã nhờ ban pháp lí của quốc hội thẩm định về tính hợp hiến của những sửa đổi này. Hồi giữa tháng 3-2005, ban này đã công bố bản giám định và cho rằng việc lấy DNS của các người phạm tội nhẹ có thể vi hiến, vì có thể xâm phạm quyền tự quyết định cho người khác lấy thông tin của đương sự. Việc làm này cũng vi phạm nguyên tắc chừng mực, nghĩa là các biện pháp đem ra áp dụng phải có một tương ứng chừng mực đối với sự vi phạm. Nhưng hồi đó bà Zypries cho rằng bà có thể đưa cho quốc hội thông qua được những sửa đổi pháp luật này nếu bà tìm được cách viết câu luật cho thích hợp.
    Thưởng công hay bè phái?
    Phe đối lập tại Đức đã viết thư cho thủ tướng Schröder yêu cầu ông chấm dứt tình trạng thăng thưởng cho nhân viên các bộ trước ngày bầu cử được dự trù vào tháng Chín năm nay. Lí do được nêu lên là theo truyền thống dân chủ, chính phủ cũ không nên làm chuyện này trước kì bầu cử quốc hội liên bang và vì việc làm này rõ ràng có liên quan đến kì bầu cử sắp tới. Trước những lời cáo giác rằng bộ xã hội liên bang và bộ bảo vệ người tiêu thụ đã thăng thưởng cho 140 nhân viên của họ trong những ngày qua, phát ngôn viên chính phủ Đức đã tuyên bố chính phủ không có lí do gì để ngưng việc thăng thưởng vì việc thăng thưởng tại bộ xã hội liên bang là hậu quả của việc tái cấu trúc và không có công chức cao cấp nào được thăng thưởng.
    Trong những ngày qua báo chí Đức cho biết bộ xã hội liên bang dưới sự chỉ huy của bộ trưởng Schmidt (SPD) đã thăng thưởng cho 126 nhân viên thuộc nhiều cấp bực khác nhau. Bộ này cho rằng từ 2 năm nay bộ đã ngưng việc thăng thưởng và việc thăng thưởng lần này có liên quan đến một cuộc cải tổ bộ máy tổ chức trong bộ. Vào tháng 10-2002 bộ này được tái cấu trúc lại với nhiều bộ phận của các bộ lao động và bộ xã hội trước đây. Còn bộ bảo vệ người tiêu thụ dưới quyền của bộ trưởng Künast (Xanh) cho thăng thưởng 14 nhân viên.
    Một nhân viên cao cấp của bộ này mới được tuyển hồi tháng 9-2004 vào bực lương A16 (mức lương 4311 Euro) nay được đưa lên làm trưởng phòng (bậc B6, 7206 Euro). Trong một trường hợp khác, bộ này đã cho tách một phòng thành 2 vì người trưởng phòng cũ thuộc đảng SPD đã không chịu rời ghế. Ngoài ra bộ trưởng kinh tế liên bang Clement (SPD) cũng thăng thưởng cho phát ngôn viên báo chí của ông ta từ bậc A16 lên B6. Bộ trưởng quốc phòng liên bang Struck (SPD) đã thăng cho thư kí trưởng của ông lên bậc B6. Bộ trưởng tài chính liên bang Eichel (SPD) đã đưa thư kí trưởng của ông vào chức Giám đốc Cơ quan Tài chính với mức lương 200.000 Euro/năm. Ông Däke, chủ tịch Hiệp hội Người đóng thuế, kêu gọi chính phủ phải xem xét lại việc thăng thưởng vì người đóng thuế sẽ không thể nào hiểu nổi chuyện này.
    Con chỉ phải nuôi cha mẹ khi có tiền
    Vào ngày 7-6, Toà án hiến pháp liên bang đã phán rằng con cái chỉ phải trả tiền cho việc chăm sóc cha mẹ trong viện dưỡng lão nếu tại thời điểm đó họ có khả năng. Chính quyền không được phép bắt họ phải mượn nợ để làm chuyện này. Nguyên đơn là một người đàn bà có mẹ được đưa vào sống 4 năm trong việc dưỡng lào và chết trong đó vào năm 1995. Hồi đó người mẹ đang nhận tiền hưu trí nên không có khả năng trả tiền cho viện dưỡng lão. Do đó thành phố Bochum đã trả tiền trợ cấp xã hội cho người mẹ. Sau khi người mẹ chết, thành phố Bochum gửi giấy đòi nợ người con và bắt phải trả lại 63.000 Euro.
    Người con gái không chịu trả tiền cho thành phố vì cho rằng thời đó bà chỉ đi làm có nửa ngày, có thêm ít tiền qua việc mướn nhà và cho sang lại phần nhà thừa kế của bà nên không dư dả gì. Sau đó thành phố Bochum đã đề nghị cho người con gái vay tiền không lấy lãi với điều kiện bà này phải lấy bất động sản để bảo đảm cho việc hoàn trả nợ. Thành phố hứa rằng số nợ này sẽ được đòi lại sau khi bà ta chết.
    Toà án thành phố Duisburg ra án quyết bắt người đàn bà phải nhận cách thức trả tiền này. Theo Toà án hiến pháp liên bang thì án quyết của toà Duisburg và việc làm của thành phố Bochum là sai. Theo toà, con cái chỉ phải trả tiền nuôi cha mẹ nếu trong thời điểm đó họ dư dả tiền để trả. Thành phố không được phép bắt họ phải mượn nợ vào một thời điểm sau đó - hoặc sau khi họ chết - để trả tiền nuôi cha mẹ.
    Phe Liên đảng dẫn đầu
    Nếu xảy ra ngay cuộc đầu phiếu Quốc hội liên bang, phe Liên đảng đối lập CDU-CSU theo thống kê thăm dò từ viện Infratest dimap sẽ chiếm đa số phiếu cầm quyền tại Berlin với 48% (+1% so thăm dò tuần trước đây), SPD tuột còn 28% (-1%), đảng Xanh/B90 được 9% và FDP 7% (mỗi đảng tăng được 1%). PDS miền Đông có thể chiếm 4% (vẫn lọt sổ vào Quốc hội theo định chuẩn phải có trên 5%).
    72% người được hỏi chờ đợi có sự thay đổi quyền lực (+12% so với lần thống kê hồi tháng 3-2005). Chỉ có 23% tin là Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) có thể cầm cự và lãnh đạo tốt tiếp tục. 35% nghỉ là CDU-CSU có thể độc quyền trong lúc 42% cho là phải có liên kết thêm FDP. Một liên minh lớn giữa CDU và SPD có đến 46% người được hỏi nghỉ là cần thiết.
    Sự thay đổi quyền lực tuy nhiên cũng không gây lạc quan nhiều: chỉ có 37% người được hỏi tin là chính phủ mới sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn phe Đỏ-Xanh đương quyền. 48% không tin điều này có thể thực hiện nổi. Infratest dimap đã nhận uỷ nhiệm từ đài ti vi Đức ARD mở cuộc thăm dò trong hôm 30 và 31 tháng 5 qua ở 1500 cử tri đủ mọi giới
    Lính Đức trụ lại ở Kosovo
    Quốc hội Đức hôm 2-6 qua đã biểu quyết với tuyệt đại đa số phiếu chấp nhận cho phép quân đội Đức gia hạn thêm 12 tháng trú đóng trong các binh đoàn quốc tế KFOR (The Kosovo Force, dưới quyền điều động khối NATO) có nhiệm vụ giải giới các phe tranh chấp, kiểm soát hoà bình, lập khu phi quân sự, xây dựng hạ tầng và thiết lập cấu trúc dân chủ trong vùng tự trị Kosovo từ sau chiến tranh Balkan (1991-1995).
    Cùng quân nhân nhiều nước đồng minh khác, hiện có gần 2600 lính Đức có mặt trong các công tác quân sự từ tháng 6-1999 tại đây. KFOR còn đã nhận uỷ nhiệm từ Hội đồng Bảo an LHQ đến trấn đóng tại Kosovo. Quân phí tốn thêm cho sự gia hạn này được ước lượng lên đến 202 triệu Euro từ ngân sách bộ Quốc phòng Đức.
  4. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0

    Đi xuyên Đức với giá 9 Euro
    Một hãng xe bus mới của Đức quảng cáo bán vé xe đi từ Hamburg đến München hoặc từ Köln đến Leipzig với giá 9 Euro. Như vậy là sau các hãng hàng không và các hãng xe lửa, đến lượt hãng xe bus bán đại hạ giá cho khách hàng đi khắp nước Đức.Tuy nhiên khách hàng phải chấp nhận mất nhiều thời gian hơn đi bằng xe lửa hoặc máy bay và phải nghe quảng cáo mệt nghỉ.
    Hãng xe bus do bà Andrea Raschak thành lập hồi đầu tháng Sáu tại thành phố Leipzig. Khách hàng chỉ có thể mua vé qua internet và hiện chỉ có thể đi đến Berlin, München, Köln, Frankfurt và Hamburg. Hoặc đi thăm khu ăn chơi ở Soltau và Rust hay đi nghe nhạc opera ở Verona ở Ý. Theo Raschak, nếu thấy có trên 15 người cùng ghi tên muốn đi đến một nơi nào đó thì bà mới đi tìm mướn xe bus cho họ. Giá vé 9 Euro được dành cho 20% số chỗ trên xe. Số chỗ còn lại sẽ được bán với giá đến 39 Euro. Để giảm giá vé bà Raschak có sáng kiến chiếu video quảng cáo trên xe bus, thí dụ cho dịch vụ của những người huấn luyện trí nhớ. Sau này bà định sẽ bán thức ăn, cho mướn laptop hoặc máy DVD cho khách hàng trên xe.
    Bà Raschak trước đây là người kiểm soát vé trên xe lửa. Sau khi bị thất nghiệp bà nẩy sinh ra sáng kiến tổ chức các chuyến đi xe bus và tìm được người tài trợ vốn 250.000 Euro ban đầu. Hiện nay bà có 12 nhân viên và hàng ngày có từ một đến 8 chuyến xe chạy.
    Trong tương lai bà định sẽ tăng lên 30 chuyến. Hiện nay hãng xe bus của bà còn bị lỗ nhưng bà định đến cuối năm sẽ bắt đầu có lời. Các đối thủ của bà hiện vẫn còn tỏ vẻ khinh thường sáng kiến của bà. Một hãng xe bus lớn có 30 chuyến xe chạy mỗi ngày (giá Berlin-München 44 Euro) cho rằng sáng kiến này sẽ không thành công. Nhưng đại diện Hiệp hội Hãng xe Chở khách lại cho rằng đây là một sáng kiến hay, đến đúng lúc để cạnh tranh với xe lửa và máy bay nhưng vẫn nghi ngờ rằng xe của bà Raschak không bảo đảm được chất lượng tiện nghi.

    AMD sắp xây thêm cơ xưởng thứ 3 ở Dresden
    Công ti sản xuất processor AMD của Hoa Kỳ cho biết vào ngày 15-6 rằng họ dự định xây thêm một cơ xưởng thứ 3 ở Dresden thuộc tiểu bang Sachsen tại Đông Đức. Cơ xưởng này sẽ tạo ra công ăn việc làm cho 1.000 người ở trong vùng. AMD sẽ có quyết định chậm nhất trong mùa hè năm 2006, theo lời của tổng giám đốc Hector Ruiz. Số tiền đầu tư lên đến 2,5 tỉ Euro.
    Chính quyền bang Sachsen hiện đang điều đình với AMD và chắc chắn sẽ dùng tài trợ để lôi kéo AMD. Trước đây bang này đã tài trợ cho cơ xưởng thứ 2 của AMD 600 triệu Euro. Thống đốc Mildbradt (CDU) cho rằng bang Sachsen rõ ràng tạo ra những điều kiện thuận lợi để kéo AMD về Dresden. Tổng giám đốc Ruiz tỏ ra hài lòng với những kinh nghiệm thu thập được tại Dresden: việc huấn luyện nhân viên diễn ra trôi chảy, phong cách làm việc của họ đàng hoàng. Ruiz: công nhân tại đó làm việc rất kỉ luật ?" theo phong cách truyền thống của Đức. Ruiz cho rằng mức lương tại Dresden không phải là vấn đề cho AMD vì công nhân tại đó tuy được trả lương cao nhưng họ xứng đáng để được hưởng mức lương đó. Mức sản xuất tại đó luôn luôn vượt chỉ tiêu.
    Hồi tháng 5-2004, hãng AMD đã khai mạc cơ xưởng thứ 2 mang tên ?zFab 36?o tại Dresden. AMD đầu tư 2,5 tỉ Euro để xây dựng cơ xưởng và thu nhận 1.000 công nhân ở Dresden. Hồi năm 1996, hãng AMD đã đầu tư 2,2 tỉ Euro để xây dựng cơ sở đầu tiên mang tên ?zFab 30?o.
    Từ từ chấm dứt chính sách trợ cấp than đá
    Trong cuộc họp về việc liên minh cầm quyền tại tiểu bang Nordrhein-Westfalen (RRW) vào ngày 15-6, hai đảng CDU và FDP của Đức đã thống nhất với nhau về chính sách từ từ giảm thiểu để đi chấm dứt việc tài trợ cho kĩ nghệ than đá truyền thống trong bang NRW. Như vậy trong tương lai ngành than đá tại bang này sẽ chết. Vấn đề trợ cấp cho kĩ nghệ than đá là một vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay của tất cả các chính phủ từ liên bang đến tiểu bang. Ngành khai thác mỏ than đá là một ngành kĩ nghệ tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân NRW từ nhiều thập niên qua và tạo phồn thịnh cho họ trong những năm sau chiến tranh thứ 2 nhưng nay đang trở thành gánh nặng cho ngân sách vì một mặt giá than đá bị mất giá và mặt khác chính phủ phải bỏ tiền tài trợ rất lớn cho một ngành không có tương lai.
    Các chính sách tái cấu trúc bằng cách tạo ra những ngành kĩ nghệ khác tại bang hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm của những nhân viên phải rời bỏ ngành hầm mỏ. Các chính phủ trù trừ cải tổ vì sợ người dân bất mãn vì bị thất nghiệp.Thâm thủng ngân sách là một trong những vấn đề nhức nhối do chính quyền SPD-Xanh cũ để lại cho bang NRW. Hai đảng CDU và FDP hiện cũng thống nhất sẽ ngưng tăng ngân sách và tiết kiệm trên mọi lãnh vực - ngoại trừ các chương trình dành cho người tàn tật. Vì bắt đầu cầm quyền vào giữa năm nên chính quyền mới tại NRW sẽ không hi vọng tiết kiệm được nhiều nhưng đưa ra mục tiêu tiết kiệm hàng năm 20% ngân sách trong những năm tới
    Hai đảng CDU và FDP không dám đưa ra một thời điểm chắc chắn cho việc chấm dứt tài trợ ngành than đá. Tuy nhiên việc 2 đảng này thống nhất về điểm khó nhai này được xem là một thành công lớn. Trong khi tranh cử CDU đã không đả động gì đến việc ngưng tài trợ trong khi FDP đòi chấm dứt tức khắc tài trợ. Hiện nay CDU và FDP chấp nhận thực hiện lời hứa của chính quyền SPD trước là trả trợ cấp đến năm 2008, sau đó phần đóng góp của tiểu bang NRW sẽ giảm một nửa cho đến năm 2010, tương đương với 750 triệu Euro.
    Tuy nhiên chính quyền bang NRW không thể quyết định một mình trong việc này mà phải hội ý với chính phủ liên bang nữa. Nếu liên minh CDU-FDP lại thắng cuộc bầu cử liên bang vào tháng 9 năm nay thì hai chính phủ tiểu bang và liên bang sẽ ngồi lại để tìm một giải pháp chung để làm sao giảm thiểu khó khăn cho những công nhân ngành than đá. Viên thống đốc tiểu bang tương lai Rüttgers (CDU) hiện không muốn sa thải các nhân viên.
    Quyết định của hai đảng CDU và FDP tại bang NRW đã bị chính phủ liên bang và nghiệp đoàn công nhân hầm mỏ IGBCE chỉ trích. Phát ngôn viên của chính phủ SPD-Xanh ở liên bang Thomas Steg cũng như IGBCE cho rằng việc cắt giảm phần đóng góp của tiểu bang sẽ đương nhiên dẫn đến việc sa thải nhân viên. IGBCE cho rằng việc chấm dứt tài trợ là ?zhành động điên cuồng trong chính sách năng lượng?o và doạ sẽ chống đối kịch liệt chính sách này. Cho đến nay ngành khai thác than đá đã chỉ sống được nhờ có tài tài trợ. Chỉ riêng trong năm nay, 9 mỏ khai thác còn sót lại tại Đức đã được chính phủ tài trợ tổng cộng 2,7 tỉ Euro. Nếu đem chia số tiền này cho 37.000 công nhân mỏ thì mỗi người đã nhận 77.000 Euro mỗi năm.


    Biểu tình online bị đưa ra toà
    Ngày 15-6, toà án Đức tại thành phố Frankfurt/M đã thụ lý vụ án ?zbiểu tình trên internet?o. Hồi năm 2001, trang web libertad.de đã kêu gọi dân Đức biểu tình trên internet để chống lại việc hãng hàng không Luftthansa tiếp tay trục xuất các ngoại kiều. Nhóm biểu tình đã làm ngưng trệ hệ thống computer của Luftthansa. Ông Andreas-Thomas Vogel, người chủ xướng cuộc biểu tình này và là chủ nhân trang web nói trên, đã bị cáo buộc tội ép bức người khác và kêu gọi người khác phạm tội. Đã có khoảng 50 người đứng trước toà án để biểu tình chống trục xuất. Toà cũng đã ra lệnh đuổi 10 người khác ra khỏi phòng xử vì họ đã vỗ tay hoan hô bị cáo.
    Theo cáo trạng thì vào tháng 6-2001, đúng vào lúc khai mạc phiên họp cổ đông của công ti Lufttahnsa, 13.000 người sử dụng internet đã tham gia vào việc ?zgây cản trở ảo?o đối với trang web cua hãng Luftthansa. Những người ?zbiểu tình?o này đã sử dụng những Software đặc biệt do trang libertad.de cung cấp để gọi các trang web của Luftthansa đến 1,2 triệu lần. Do đó trang web của hãng Luftthansa đã bị tê liệt trong 8 phút, sau đó chạy rất chậm trong suốt buổi sáng. Các khách hàng của Luftthansa đã bị bực bội vì phải chờ nhiều phút mới gọi được trang Luftthansa. Mặc dù trước đó Luftthansa đã cho tăng hiệu suất các Server của mình lên gấp 10 lần nhưng cũng không ngăn chặn được tình trạng phá đám này. Một nhân chứng khai rằng trong buổi sáng đó hãng Luftthansa đã không có nhiều người đặt vé nhưng không thể cho biết con số thiệt hại.
    Vấn đề có liên quan đến quyền tự do biểu tình tại Đức và việc xét xem quyền này có áp dụng trên mạng internet không. Ông Vogel đã không chịu kí giấy nhận tội để huỷ vụ án vì cho rằng ông có quyền biểu tình trên internet. Hồi năm 2001 liberda.de đã làm đơn xin phép biểu tình với sở trật tự công cộng Đức. Cảnh sát Đức đã được thông báo về việc này nhưng không thấy cần thiết phải cản trở. Trong phiên xử đầu tiên, ông Vogel đã đọc một tuyên bố cho rằng chiến dịch do ông khởi xướng là một vấn đề hoàn toàn dân chủ và cần thiết. Qua việc này ông muốn thể hiện việc chống hành động trục xuất của hãng Luftthansa cũng như quyền được biểu tình trên internet. Toà án sẽ phải quyết định xem việc cản trở trang web có bị xem là hành động ép bức không. Phiên xử sẽ tiếp tục vào ngày 1-7-2005.
    Các hãng bảo hiểm sức khoẻ chỉ giảm nguyệt liễm theo mức luật định
    Theo thăm dò của đài truyền hình ZDF vào ngày 13-6 thì đa số các hãng bảo hiểm sức khoẻ Đức sẽ chỉ giảm tiền nguyệt liễm cho thân chủ ở mức mà luật cải tổ qui định. Như vậy ý định dùng luật để giảm chi phí cho các hãng bảo hiểm và từ đó bắt họ phải giảm nguyệt liễm một cách đáng kể của bà bộ trưởng y tế Ulla Schmidt (SPD) coi như không thành. Theo luật định thì kể từ ngày 1-7, các hãng bảo hiểm sức khoẻ phải giảm nguyệt liễm tối thiểu là 0,9% cho các khách hàng. Mặt khác người dân Đức phải trả thêm tiền cho các dịch vụ sức khoẻ khác như trả lệ phí hành chánh mỗi quí khi đi khám bác sĩ, trả tiền làm răng, tiền săn sóc khi già yếu.
    Bộ trưởng Schmidt cho rằng các hãng bảo hiểm có thừa khả năng để giảm nguyệt liễm. Theo đài ZDF thì hiện có 222 hãng bảo hiểm chịu giảm đúng 0,9% nguyệt liễm, 30 hãng chịu giảm khoảng 1%. Có 6 hãng định sẽ định cho tăng nguyệt liễm.
    Kể từ ngày 1-7, một mặt người dân Đức được giảm 0,9% tiền nguyệt liễm (chỉ còn phải đóng 13,3% tiền lương vào quỹ bảo hiểm sức khoẻ) nhưng mặt khác lại phải đóng thêm đúng 0,9% các khoản đặc biệt khác vì từ nay họ phải tự gánh phần đóng góp của phía chủ nhân. Tính chung những người đi làm sẽ đóng góp trung bình 7,55% (thay vì 7,1% như trước đây) vào ngân sách các hãng bảo hiểm sức khoẻ. Ông Walter Hirrlinger, chủ tịch Hội Xã hội VdK, xem khoản đóng này là vi hiến. Ông định sẽ bắt các nhà làm luật Đức phải thu hồi biện pháp tống tiền này bằng cách đâm đơn kiện luật cải tổ hệ thống bảo hiểm sức khoẻ lên toà án hiến pháp liên bang.

    Stoiber đòi cắt giảm an sinh xã hội
    Edmund Stoiber, chủ tịch đảng bảo thủ CSU kiêm thống đốc tiểu bang Bayern, tuyên bố trong trường hợp lên cầm quyền, phe Liên đảng CDU-CSU sẽ thực hiện một chính sách cần kiệm triệt để mà theo ông, tài khoá chi dùng cho lĩnh vực an sinh xã hội trước hết sẽ phải cúp giảm vì là điều ?zcấp thiết để sinh tồn mà nhà nước Đức còn phải học hỏi trở lại sự thích nghi tiêu xài với những gì thu nhập được?o.
    Trong tuần báo ?zSpiegel?o, Stoiber cho là việc cắt giảm trong lĩnh vực xã hội và bao cấp không thể được xem tiếp tục là điều tai tiếng. Cán cân chi tiêu cho hệ thống xã hội từ 1998- 2002 trung bình đã tăng thêm 3,2% trong lúc nền kinh tế cũng chỉ tăng triển được 2,3%, đến lúc không thể gánh vác nổi và ông chủ trương phải có sự thay đổi một cách triệt để hơn ở các lĩnh vực: thị trường nhân dụng phải uyển chuyển và hệ thống thuế khoá cần ưu tiên đơn giản hơn.
    Giới chính trị CDU hàng đầu tại Baden-Wuerttemberg, Sachsen-Anhalt và Rheinland-Pfalz (nơi xảy ra các cuộc bầu cử Hội đồng tiểu bang trong năm 2006) tuy nhiên đã kêu gọi một chính sách vị xã hội mà các tuyên bố đòi cúp giảm từ Stoiber cũng như chủ trương thân thiện với phe kinh tế sẽ tạo ảnh hưởng xấu nơi lá phiếu cử tri. CDU theo chủ tịch đảng bộ tại Rheinland-Pfalz Christoph Boehr, không là loa phóng thanh cho quyền lợi phe kinh tế BDA (Hiệp hội chủ nhân) và BDI (Tổng hội Kỹ nghệ Đức) mà trọng điểm phải là công ăn việc làm cho người thất nghiệp hiện nay và dĩ nhiên không thể chờ đợi gánh nặng xã hội ngày càng gia tăng nhưng cũng không thể cắt giảm nó đi! Trưởng khối dân biểu CDU tại Baden-Wuerttemberg Stefan Mappus cho là nên tránh gây ấn tượng là chính sách liên đảng CDU-CSU sẽ ưu tiên cho phe chủ nhân, người có lợi tức cao trong lúc gánh nặng đè lên giới thợ thuyền lao động, vì ?zchúng ta cần cho sự thắng cử lá phiếu của những ai làm việc cũng như đang thất nghiệp?o.
    SPD xoay chiều đòi hãng xưởng tăng lương
    Như để lấy lòng dân chúng trước màn vận động tranh cử, đảng Xã hội Đức SPD đương quyền có vẽ chia tay với chính sách thắt lưng buộc bụng bấy lâu nay chủ trương và quay 180 độ khi cùng lúc, Bộ trưởng Clement (Kinh tế-Lao động) và Eichel (Tài chính, cả hai SPD) đã lên tiếng đòi hỏi phe chủ nhân Đức nên tăng lương rộng rãi cho công nhân viên. Cho đến nay, thái độ của chính phủ Liên minh Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) tại Berlin thường đã kêu gọi phe Công đoàn lao động nên nhún nhường trong yêu sách tăng lương thường niên để bớt đi gánh nặng cho phe chủ nhân.
    Clement mới đây đã ngược lại cho là qui ước lương giữa công nhân và phe chủ còn sẽ có trách nhiệm tạo ra nhu cầu tiêu thụ làm tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều lợi nhuận cho phe kỹ nghệ và vì thế cần cải thiện lợi tức người lao động khi có lời. Eichel còn cho là nền kinh tế Đức đã trở lại vị thế cạnh tranh quốc tế vững vàng không chỉ nhờ từ 10 năm qua, công nhân Đức đã có một chính sách lương ôn hoà (tránh đòi hỏi nhiều) nên đã đến lúc phe chủ nhân phải có bổn phận đồi đáp.
    Tổng thư kí đảng SPD Uwe Benneter cũng đã hưởng ứng, cho hay mặc dù với tổng số mậu dịch lên đến 35,7 tỉ Euro nhưng chỉ riêng 30 hãng xưởng Đức trong danh mục các công ti có cổ phiếu dẫn đầu (Deutscher Aktienindex/ Dax-Unternehmen) cũng đã sa thải đi 6400 người. Benneter tại đại hội Thanh niên đảng (Juso) hôm 10-6 ở Leipzig nhấn mạnh ?znguyên tắc khai thác và đòi hỏi cũng phải có giá trị đối với phe chủ chứ không chỉ ứng dụng nơi giới công nhân?o. Chủ tịch SPD Muentefering cũng đã phát biểu tương tự.
    Phe chủ nhân cũng như Liên đảng đối lập CDU-CSU ngay sau đó đã lên tiếng cảnh giác về sự chuyển hướng trong chính sách lương SPD. Chủ tịch tổng hội Kim khí Đức (Gesamtmetall) Martin Kannegiesser trong đài ti vi ZDF nhắc nhở cho là người ta nên ?zluôn dòm chừng sự tương quan giữa đòi hỏi tăng lương và thất thoát việc làm tại Đức?o. Thống đốc Oettinger (CDU, Baden Wuerttemberg) chỉ trích đòi hỏi thay đổi từ SPD là ?zlãnh đạo vô trách nhiệm?o mà theo ông trong tương lai việc tránh đòi hỏi tăng lương còn phải đặt ra tiếp tục.
  5. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​
    Được Nadeshiko sửa chữa / chuyển vào 02:35 ngày 10/07/2005
  6. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Cảnh giác về khả năng bị khùng bố
    Ngay sau diễn biến thủ đô London hôm 7-7 bị khủng bố đánh bom, bộ trưởng Nội vụ Đức Otto Schily (SPD) đã bay sang Anh quan sát hiện trường, về lại cho hay nước Đức mặc dù là một trong số các quốc gia có sự an ninh hàng đầu trên thế giới và hệ thống khủng bố quốc tế tuy đã yếu đi, nhưng chính giới Berlin vẫn phải có sự cảnh giác trước khả năng bị tấn công.
    Schily cho biết ông đã luôn cảnh giác về ảo tưởng nghĩ là nguy cơ khủng bố đã trôi qua. Mạng lưới chúng tuy đã yếu nhưng vẫn hội đủ sức phá hoại như trường hợp tại London rất tiếc đã xảy ra mà theo ông, Đức cần ban hành các đạo luật bài trừ khủng bố gắt gao hơn. Schily còn cho là những ai đang chống đối và chỉ trích về các kế hoạch tăng cường an ninh phòng thủ, chẳng hạn ghi lại dấu ấn điện tử cá nhân trong hộ chiếu thông hành công dân, nới rộng thẩm quyền các cơ quan hình sự liên bang, nên xét lại thái độ trước những gì mà bộ Nội vụ Đức đã làm được cho nền an ninh quốc gia hiện nay.
    Sau biến cố đánh bom London, Schily cho biết thêm là biện pháp canh chừng hệ thống xe điện ngầm, nhà ga tại Đức đã được gia tăng. Cảnh sát, nhân viên tình báo, mạng lưới thu hình video, các kế hoạch báo động ngành giao thông cũng đã được kiểm soát chặt chẽ hơn.
    Lafontaine còn đòi tiền nhuận bút báo ?zBild?o
    Ứng cử viên hàng đầu cho đảng Lao động và Công bằng xã hội WASG, ông Lafontaine (61 tuổi, cựu chủ tịch đảng Xã hội Đức SPD), theo tuần báo ?zSpiegel?o đưa tin vẫn còn đang đòi tiền nhật báo ?zBild?o thuộc tổ hợp xuất bản Axel-Springer trả nhuận bút tháng cho ông theo hợp đồng đã kí kết trước đây mặc dù hiện nay Lafontaine đã ngưng viết lách.
    Theo ?zSpiegel?o, Lafontaine đã nhận trên 5000 Euro/tháng thù lao đều đặn cho phần viết bình luận chính trị trong tờ nhật báo lá cải ?zBild-Zeitung?o từ sau khi rút khỏi chức vụ bộ trưởng Tài chính liên bang và chủ tịch đảng SPD vào năm 1999. Cho đến tháng 5-2005, sau khi Lafontaine tuyên bố nhảy ra hoạt động chính trị trở lại, toà soạn ?zBild?o đã có ý ngưng sự cộng tác nhưng cho đến nay vẫn còn bị ông này đòi thù lao mãn hợp đồng kí kết là vào tháng 1-2006. Nguồn tin cũng đã phát ngôn báo Bild xác nhận.
    Trong tuần báo ?zFocus?o, Lafontaine cho biết trong tương lai ông sẽ cùng ứng viên Gregor Gysi thuộc đảng PDS miền Đông (hậu thân đảng CS Đông Đức) bắt tay trở thành cặp bài trùng đứng đầu đảng Tả khuynh (WASG và PDS liên minh) như theo sự qui ước có từ lâu.
    Kết quả họp thượng đỉnh G-8
    Các quyết nghị về cứu trợ Phi châu và bảo vệ bầu khí quyển toàn cầu sau cuộc họp thượng đỉnh G-8 qui tụ cấp lãnh đạo 7 cường quốc kinh tế hàng đầu là HK, Đức, Pháp, Anh, Canada, Nhật, Ý và CH Nga trong các hôm 5-7 tháng 7 qua tại Gleneagles, Tô Cách Lan, đã đưa lại nhiều phản ứng khác nhau.
    Tại Đức trong lúc chính quyền cũng như phe kỹ nghệ cho là cuộc họp G-8 lần này đã có nhiều tiến bộ thì nhiều nhà chính trị khác vẫn tiếp tục kêu gọi HK nên công nhận Nghị định thư Kyoto về hạn chế khí độc trong khí quyển mà Washington là cường quốc cho đến nay chưa muốn tôn trọng để kí kết. Tổ chức thiện nguyện ?zBrot fuer die Welt?o còn đã chỉ trích sự hứa hẹn tại Gleneagles là chưa đủ thiết thực.
    Đại diện bộ Viện trợ-Phát triển Đức, bà Heidemarie Wieczoek-Zeul (SPD) đánh giá thành quả đạt được đã mang tính lịch sử về công bằng trên thế giới sau khi các nước G-8 nhìn nhận và chịu hứa hẹn đưa ra biện pháp chống lại nạn nghèo đói cho 700 triệu người tại Phi châu. Bộ trưởng Môi sinh Đức, JuergenTrittin (đảng Xanh/B90) nhấn mạnh là các quốc gia kỹ nghệ tại nghị hội đã nhận thức về trọng trách đặc biệt và đây còn là tín hiệu cho thấy có sự tiến bộ trong chính sách bảo vệ khí quyển toàn cầu từ các nước. Trittin cho là chính phủ Mỹ qua TT George W. Bush trong tuyên bố chung cũng đã nhìn nhận công khai là sự thay đổi khí quyển địa cầu hiện nay do chính nhân loại tạo ra và trước cơn đói năng lượng hiện nay, ông kêu gọi một sự thay đổi trên toàn cầu khi tránh dùng dầu hoả, nguyên tử năng để chuyển đổi dần sang các nguồn năng lượng thiên nhiên phù hợp cũng như có thể tái tạo.
    Wolfgang Gerhard, trưởng khối dân biểu FDP cho là hội nghị đã thực hiện như sự tuyên bố trước đó về quyết định xoá nợ một cách rộng rãi cũng như tăng cường phương tiện cứu trợ cho Phi châu mà theo ông giờ đây giới lãnh đạo chính trị tại các quốc gia này phải tự sắn tay áo bài trừ tệ trạng tham nhũng thối nát theo lối gia đình trị và vơ vét viện trợ quốc tế. Tổng hội Kỹ nghệ Đức BDI hoan nghênh sự đồng nhất trong quan điểm các nước có chủ trưởng bớt đi chính sách bao cấp cho sản phẩm nông nghiệp trên thương trường thế giới và cho đó là chìa khoá để các nước đang phát triển có cơ hội dự phần vào tiến trình toàn cầu hoá thương mại hiện nay. BDI tuy nhiên đã phê phán là sự cứu trợ Phi châu từ G-8 chỉ mới là bước hứa hẹn về tài trợ mà một chương trình mang tính chất phát triển đã không trở nên trọng tâm giải quyết tại hội nghị.
    Bà Cornelia Fuellkrug-Weitzel, giám đốc ?zBrot fuer die Welt?o, một tổ chức cứu tế thuộc giáo hội Tin lành Đức, cho là chừng đó quyết định tại Gleneagles chưa đủ mà HK và Đức là hai nước đã tạo ra sự trì trệ trong chính sách viện trợ phát triển quốc tế hiện nay. Cả hai theo bà cho đến lúc bế mạc hội nghị vẫn đã lên tiếng cân nhắc chống lại mức độ tăng cường tài khoản viện trợ từ các nước lên 50 tỉ USD mỗi năm cho đến năm 2010. Bà cho là G-8 như thế rõ ràng đã vắng bóng các chủ ý chính trị không muốn đầu tư vào những nơi bần cùng mà chỉ thích ở các nơi c.ó thể mọc lên các thị phần béo bổ hoặc vì đeo đuổi theo quyền lợi kinh tế riêng các nước.
    Giá xăng dầu leo thang kỉ lục
    Dân lái xe tại Đức trong nhiều ngày qua đã phải trả giá kỉ lục cho xăng dầu tiêu thụ. Văn phòng thông tin Năng lượng EID tại Hamburg (Energie-Infomationsdienst) hôm 8-7 qua cho hay các hiệu xăng có tiếng tại Đức trung bình đã tính đến 1,26 Euro cho mỗi lít xăng super và dầu Diesel là 1,12 Euro/lít. Giá dầu sưởi cũng đã đắt như chưa hề có: 60 Euro cho mỗi 100 lít tiêu xài thông thường và như thế đã đắt hơn 10% so với tuần trước đó.
    Lí do theo EID là giá đầu thô trên thương trường quốc tế cho một Barrel (159 lít) có lúc đã lên trên 62 USD và còn trên đà leo thang sau trận cuồng phong Hurrican mang tên ?oDenni? thổi ngang các giếng dầu làm đình trệ sự khai thác ở các dàn khoan ngoài vịnh Mễ Tây Cơ và hiện nay cũng đã thổi vào bờ phía đông HK. Trong hôm 7-7 ngay sau khi xảy ra vụ khủng bố đánh bom London, giá dầu tuy nhiên cũng đã giảm đến 5 USD/Barrel vì sự nghi ngại hệ quả còn sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra sự đi lại quốc tế còn có thể giảm xuống làm sức tiêu thụ xăng dầu cũng sẽ bớt lại. Tại Á châu, giá dầu hiện cũng đã lên lại trên 60 USD/Barrel và cho loại dầu thô HK, giá được đòi hỏi còn là 60,48 USD/Barrel.
    Clement muốn cứu gỡ phân xưởng AEG
    Bộ trưởng Kinh tế Đức Wolfgang Clement (SPD) cho hay ông sẽ tìm cách điều đình với tập đoàn Electrolux của Thuỵ Điển về việc cứu giúp tồn tại cho các phân xưởng trực thuộc Electrolux tại Đức là AEG (Allgemeine Elektricitaets-Gesellschaft) tại Nuernberg mà một khi bị đóng cửa chính thức, các phân xưởng chế tạo máy giặt và rửa chén nơi đây còn sẽ thất thoát đến 1750 việc làm tại địa phương.
    Tại Stockholm, Clement và xếp lớn Electrolux là Hans Straberg hôm 11-7 qua đã mở sự điều đình về số phận AEG. Cùng tháp tùng Clement còn có thứ trưởng kinh tế tiểu bang Bayern là ông Hans Spitzner (CSU). Cả hai cho thấy sự chờ đợi có thể giữ lại phân xưởng AEG, từ đó giải quyết được phần lớn con số 1750 việc làm bị đe doạ thất thoát mà theo Straberg đánh giá, điều kiện tiên quyết là phải hạ giá thành chế xuất một cách triệt để hơn. Bộ Kinh tế tiểu bang Bayern cùng lúc cũng đã đưa tin là quyết định sau cùng về tương lai AEG/Nuernberg tuy nhiên đã chưa được nêu ra sau cuộc đàm phán đôi bên.
    Được biết từ hồi tháng 6, Hội đồng quản trị tập đoàn chế tạo máy móc nội trợ hàng đầu thế giới Eletrolux đã đặt uỷ nhiệm cho ban trị sự AEG Đức cứu xét về biện pháp đóng cửa chi nhánh chính tại Nuerbnberg. Lí do theo Straberg là giá thành các chế phẩm AEG đã quá đắt trong lúc trên thị trường, giá cả mặt hàng như máy giặt trung bình đã rẻ hơn 15% so với trước đây và ngoài ra, phí xuất chế tạo tại Đức cũng đã tốn kém rõ rệt so với chi nhánh tại các quốc gia Đông Âu.
    Từ nhiệm sở VW
    Giám đốc nhân sự tập đoàn chế tạo xe hơi lớn nhất Âu châu Volkswagen AG (VW), ông Peter Hartz (nhận uỷ nhiệm từ chính phủ Berlin đưa ra đạo luật cải tổ thị trường nhân dụng mang tên ông đang được áp dụng bấy lâu nay/ Hartz IV) trong hôm 8-7 qua đã lên tiếng xin rút khỏi nhiệm sở và còn chờ hội đồng quản trị chấp nhận tìm người thay thế.
    Hartz cho hay ông muốn nhận lấy trách nhiệm từ một vài cộng sự viên cao cấp trong thời gian qua đã bê bối tạo xì căn đan tham ô đút lót gây tai tiếng và ảnh hưởng đến uy tín tập đoàn xe VW (cùng đưa ra các hiệu xe như: Audi, Bentley, Bugatti, Lamborghini, Seat, Škoda và nhiều loại xe vận tải trên thị trường Âu châu).
    Tổng giám đốc trị sự VW hiện nay là ông Bernd Pischetsrieder cũng đã đánh giá tương tự như Hartz, đòi hỏi sự kiện phải được giải thích tường tận bất kể chức tước cũng như nhân sự trực thuộc tập toàn đã cấu kết tham nhũng là những ai. Pischetsrieder cũng đã nhìn nhận có sự lem nhem kế toán về chi phí công cán của viên chức tập đoàn và cám ơn sự cộng tác của Hartz trong 12 năm tại VW. Hartz trong hôm 9-7 cũng đã nhường lại chức vụ cho Pischetsrieder lo về công tác móc nối giữa tập đoàn VW với chính phủ Berlin cũng như chính giới EU tại Bruessel.
    Hartz chịu áp lực từ nhiều phía sau khi một số nhân sự chóp bu VW trong hội đồng quản trị bị mua chuộc đã bị VW sa thải sau khi lem nhem nhận tiền đi ăn chơi trác táng được báo chí Đức phanh phui, điều mà cho đến nay Hartz đã phủ nhận biết đến và còn cho là chuyện ?zvu khống?o uy tín các cộng sự viên của ông. Trước đó, cựu giám đốc nhân sự hãng Skoda trực thuộc tập đoàn mẹ VW là ông Helmut Schuster cùng một tay quản trị cao cấp tại VW còn đã bị Biện lí cuộc thành phố Braunschweig đệ đơn truy tố tội thất tín và lường gạt. Schuster trong lúc tại chức, đại diện điều đình cho tập đoàn VW đã đòi và nhận 2 triệu Euro tiền hối lộ môi giới cho một dự án xây cất phân xưởng VW trị giá 700 triệu Euro tại Ấn Độ mà sau khi đổ bể, dự án này đã bị VW cho đình chỉ tiến hành. Cuộc điều tra còn đang tiến hành tuy nhiên đã không moi thêm các đương sự bị nghi ngờ trong đó có ông Peter Hartz ra khởi tố.
    Nội vụ từ đầu còn đã gây phương hại đến uy tín tổ chức công đoàn IG Metall mà vị chủ tịch hiện nay là ông Juergen Peters đồng thời còn là một trong số các thành viên hội đồng quản trị VW. Một số báo chí lá cải như Bild-Zeitung còn đã đưa tin bới móc đến một vài đại diện công đoàn bị nghi ngờ dính dấp trong xì căn đan. Peters lên tiếng cho hay cánh đại diện công nhân như ông sẽ có quyền đề đạt người mới lên thay thế Hartz và phủ nhận nguồn tin cho là tập thể công nhân sẽ phải đối đầu nhiều khó khăn sau khi Hartz ra đi.
    Bằng lái xe ở tuổi 17
    Tại Đức, sau một quyết định được Hội đồng quốc gia (Thượng viện Đức) thông qua hôm 8-7, quyền lái xe sẽ được cấp phát cho giới trẻ 17 tuổi đậu bằng khi có người giám sát cùng đi chung. Điều luật đã có hiệu lực ngay trên toàn quốc mà tại 3 tiểu bang vùng Bắc Đức là Niedersachsen, Hamburg và Schleswig-Holstein, giới chức hữu trách đã cho phép ứng dụng trong lúc các nơi khác còn đang cân nhắc chờ kết quả thử nghiệm.
    Giới trẻ sau khi đậu bằng lái ở tuổi 17 có thể sử dụng xe khi đi cùng một người khác ở tuổi ít nhất trên 30, có bằng liên tục lâu trên 5 năm mà hạnh kiểm lái không vì lí do nào đó bị bộ giao thông khấu trừ quá 3 điểm. Bạn này ngoài ra còn phải dợt qua một khoá học chuẩn bị cũng như không được phép có trên 0,5 Promille cồn rượu trong máu khi ngồi hướng dẫn cho người trẻ mới có bằng lái xe.
    Tiểu bang Niedersachsen là nơi đã tự khởi xướng mô thức này và cho biết hiện đã có trên 2500 thí sinh tham dự với kết quả thử nghiệm được xem là thành công. Con số tai nạn từ đó gây ra đã không nhiều đúng như dự đoán trước đó. Người trẻ có bằng và lái xe theo số liệu thống kê trước giờ vẫn là một nguy cơ gây tai nạn cao. Vì thế việc cho phép lái đi kèm với người có kinh nghiệm vững vàng hơn là một cách thử nghiệm mới tại Đức.
    Giới kinh tế chống ?zTuyên ngôn?o SPD
    Vào ngày 4-7, ban chủ tịch đảng SPD đã nhất trí thông qua văn bản mà họ gọi là Tuyên ngôn Tranh cử dài 37 trang của đảng cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Đức. Trọng tâm là tăng phúc lợi cho các gia đình, xây dựng việc bảo hiểm sức khoẻ cho mọi người và đánh thuế người giàu để lấy tiền đầu tư vào lãnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học. Nói chung SPD muốn tiếp tục chương trình cải tổ Agenda 2010 của thủ tướng Schröder và thực hiện việc đổi mới xã hội một cách công bằng. Nhóm tả khuynh trong đảng SPD tỏ vẻ hài lòng về bản Tuyên Ngôn này.
    Trong tài liệu Tuyên ngôn Tranh cử của SPD (có tên hơi giống tên của Tuyên ngôn Cộng sản) này, những đề nghị của nhóm khuynh tả trong đảng đã được đưa vào. Thí dụ như đảng SPD dự định sẽ bắt dân nhà giàu phải đóng thêm thuế. Ngoài việc phải đóng thuế lợi tức 42%, những người độc thân có mức lương trên 250.000 Euro/năm hoặc gia đình có mức lương trên 500.000 Euro/năm sẽ phải đóng thêm 3% tiền thuế. Ngoài ra Tuyên ngôn còn đề nghị chính phủ ra luật để qui định mức lương tối thiểu cho người đi làm, nếu như phe chủ nhân và phe công đoàn trong một ngành nghề không thống nhất được một về một giải pháp chung.
    Tuyên Ngôn đề nghị giảm mức thuế xí nghiệp từ 25 xuống 19% để giữ các xí nghiệp Đức khỏi chạy ra nước ngoài. Vì thị trường tiêu thụ nội địa yếu và tăng trưởng kinh tế chưa vững nên SPD đề nghị giảm chi trong ngân sách. Để nâng đỡ các thợ thủ công, SPD muốn cho phép các gia đình tư nhân được phép trừ thuế các khoản tiền bỏ ra mướn thợ thủ công. Những món chi tiêu dưới 2.000 Euro cho việc này có thể đem trừ vào khoảng 20% của thuế lợi tức. Những xí nghiệp hạng trung nào có sáng kiến độc đáo thì sẽ được mượn tiền nhà băng với lãi suất thấp.
    Các nhà bình luận cho rằng Tuyên ngôn này không ra ngô ra khoai vì một mặt muốn giữ Schröder làm thủ tướng nên phải giữ ủng hộ chính sách cải tổ kinh tế xã hội của ông ta để ông ta khỏi mất mặt, trong khi mặt khác lại muốn xoa dịu sự bất mãn trong dân chúng bằng cách đưa ra những biện pháp an sinh xã hội. Giới kinh tế và học giả cho rằng bản tuyên ngôn này không giúp ích được gì trong tình trạng kinh tế hiện nay. Liên đoàn Kĩ nghệ và Thương mãi (DIHK) cho rằng Tuyên ngôn này đã không mang tính phê phán mà còn giữ nguyên hiện trạng của 7 năm cầm quyền của SPD-Xanh làm điểm khởi đầu. SPD đã không nhìn thấy một cách giải quyết nào đối với những vấn đề lớn như thị trường nhân dụng, hệ thống bảo hiểm xã hội, hệ thống thuế khoá. Theo Viện nghiên cứu kinh tế tôn giáo HWWA ở Hamburg thì người ta không thể giải quyết các vấn đề ngân sách và lao động bằng cách dựa duy nhất vào sức tăng trưởng kinh tế.
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn quake. Tôi đọc bài của quake nhiều lần rồi, có lẽ cũng nên viết một câu cám ơn. Thân và chúc nhiều may mắn.
  8. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác luuthuy đã động viên.
    Tổng thống Đức giải tán Quốc hội
    Ngày 21/7, Tổng thống CHLB Đức Horst Koehler đã ra thông báo giải tán Quốc hội khoá 15, mở đường cho việc tổ chức bầu cử quốc hội khoá mới trước thời hạn.
    Trong phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Koehler khẳng định dựa trên Hiến pháp Đức, có đủ cơ sở để giải tán Quốc hội và tổ chức tổng tuyển cử sớm, coi đây là quyết định tốt nhất để "phục vụ nhân dân". Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, Chủ tịch Quốc hội Wolfgang Thierse và lãnh đạo các đảng đã ra tuyên bố hoan nghênh quyết định của Tổng thống Koehler và coi đây là quyết định cần thiết.
    Theo quy định của Hiến pháp Đức, Quốc hội mới sẽ được bầu lại trong vòng 60 ngày từ khi bị giải tán. Như vậy cuộc bầu cử trước thời hạn sắp tới dự kiến được tổ chức vào ngày 18/9 tới.
    Chương trình tranh cử của CDU/CSU
    Vào ngày 11-7, hai chủ tịch đảng CDU và CSU, Angela Merkel và Edmund Stoiber, đã trình làng chương trình tranh cử chung của liên đảng CDU/CSU. Trọng điểm của chương trình mang tên ?zTận dụng cơ hội cho nước Đức?o này là việc giảm nguyệt liễm bảo hiểm thất nghiệp xuống 2% và tăng tiền thuế trị giá gia tăng MwSt lên 2%. Stoiber tuyên bố rằng chương trình sẽ thực hiện một sự thay đổi căn bản về chính sách để đưa nước Đức đi lên. Merkel nói rằng việc tạo ra công ăn việc làm là ưu tiên số một trong chương trình cầm quyền của Liên đảng CDU/CSU.
    Như vậy kể từ đầu năm 2006, nếu đắc cử, một chính quyền liên bang dưới quyền của CDU/CSU sẽ giảm nguyệt liễm thất nghiệp từ 6,5% xuống còn 4,5%. Như vậy mỗi bên chủ nhân và nhân viên sẽ được giảm 1% tiền lương đóng góp. Biện pháp này nhằm mục đích hạ giảm phụ phí lương bổng cho phía chủ nhân để khuyến khích họ thu nhận thêm người làm. Phần thiếu hụt ngân sách khoảng 16 tỉ Euro sẽ được bù lỗ bởi việc tăng thuế tiêu thụ MwSt.
    Liên đảng CDU/CSU cũng dự định sẽ đơn gián hoá luật thuế khoá và giảm thuế thu nhập vào năm 2007, với mức thuế thấp nhất là 12% và cao nhất giảm còn 39%. Số thất thu thuế này sẽ được bù đắp bằng cách cắt khoản tiền xe đi làm và đánh thuế trở lại những ngày làm việc vào chủ nhật và ngày lễ. CDU/CSU cũng định sẽ khép các khe hở luật thuế lại, theo lời Merkel, ?zđể cho những người có mức thu nhập thật thật cao phải đóng đúng mức thuế của mình?o.
    Cho đến nay những người nhiều tiền có thể xin trừ thuế nếu bị thua lỗ khi mua bán chứng khoán. Quyền bảo vệ khỏi bị sa thải và thương lượng về mức lương của người nhân viên sẽ bị giới hạn. Thí dụ người nhân viên sẽ phải chấp nhận một số tiền bồi thường để đổi lấy việc họ không đâm đơn kiện khi bị sa thải. Để chống khủng bố, CDU/CSU dự định sẽ cho phép quân đội hoạt động trong nội địa và siết chặt luật bảo về an ninh.
    Chỉ trích CDU/CSU
    Đảng FDP, đảng có thể được chọn để liên minh cầm quyền tại liên bang với CDU/CSU, đã lên tiếng chỉ trích chương trình tranh cử của CDU/CSU về mặt kinh tế và an ninh. FDP hiện không chấp nhận tăng thuế MwSt vì cho rằng nguyên tắc kinh tế thị trường không chấp nhận dùng tiền thuế để bù lỗ cho ngân quỹ an sinh xã hội. FDP cũng không chấp nhận việc sự dụng quân đội trong các lãnh vực trách nhiệm của cảnh sát trong nội địa. Đảng FDP doạ sẽ tranh đấu gay gắt với CDU/CSU nếu kết quả tổng tuyển cử cho phép 2 đảng ngồi lại với nhau để bàn về việc cầm quyền.
    Đảng SPD đang cầm quyền hiện nay thì cho rằng chương trình của CDU/CSU không để ý gì đến người nghèo. Thủ tướng Schröder (SPD) nói, việc tăng thuế MwSt chỉ làm khổ người hưu trí và người có con nhỏ. Ngoài ra CDU/CSU không có cách gì để tài trợ cho các chương trình này cả vì sẽ khiến ngân sách bị hụt mất 40 tỉ. SPD gọi chương trình này là ?zNhững ước mơ Giáng sinh không bao giờ thành sự thật?o.
    Đảng Xanh cũng chỉ trích kịch liệt chương trình tranh cử của CDU/CSU. Đảng Xanh cho rằng đây là một chương trình không có tiền bảo chứng vì nếu giảm tiền đóng thất nghiệp thì cũng không có tiền để nâng đỡ người thất nghiệp. Về mặt y tế, nếu muốn để cho mọi người đóng một số tiền đồng đều như nhau vào quĩ bảo hiểm sức khoẻ thì chính phủ phải tăng thuế để bù lỗ. Những gia đình có con nhỏ sẽ là nạn nhân của chương trình này. Theo đảng Xanh, nếu CDU/CSU thắng cử thì nhiều người làm trong lãnh vực canh nông có lợi cho việc bảo vệ môi trường và những chỗ làm trong các ngành kĩ thuật tiên tiến sẽ bị đe doạ.
    Nghiệp đoàn Công nhân IG Metall cho rằng CDU/CSU đang từ bỏ con đường kinh tế thị trường nhằm tạo phúc lợi xã hội và đang tấn công vào quyền lợi người công nhân. IG Metall xem việc gia tăng thuế MwSt, giới hạn quyền được bảo vệ khỏi bị xa thải và quyền tự quyết về mức lương là cuộc tổng tấn công vào quyền lợi của công nhân. IG Metall doạ sẽ chống đối mạnh mẽ kế hoạch này.
    Nghiệp đoàn Cảnh sát DPolG cũng chỉ trích rằng CDU/CSU làm mất uy tín ngành cảnh sát khi cho rằng cảnh sát không đủ sức giữ gìn an ninh trong nước nên phải đưa quân đội thay thế. DPolG tuyên bố rằng Hiến pháp Đức ấn định rằng việc bảo vệ an ninh nội chính thuộc trách nhiệm của cảnh sát. Sự khác biệt giữa cảnh sát và quân đội nằm ở chỗ quân đội được huấn luyện để chống ?zkẻ thù?o trong khi cảnh sát được đào tạo để chống tội phạm. Do đó quân đội không thể có các khả năng của cảnh sát bởi vì họ không được đào tạo cho những mục đích khác.để.

    Thành lập cơ quan lưu trữ hồ sơ khủng bố?
    Sau vụ đánh bom khủng bố tại Anh, dư luận Đức lại nổi lên những đòi hỏi siết chặt các biện pháp an ninh. Theo Tophoven, Giám đốc Viện nghiên cứu Khủng bố và Chính sách an ninh tại Essen, Đức cần xoá bỏ sự phân chia vô lí giữa 2 ngành cảnh sát và tình báo. Tuyên bố vào ngày 13-7, Tophoven cho rằng sự phân chia này bắt nguồn từ lịch sử nước Đức, nhưng nay nếu phải bảo vệ dân chúng thì cũng phải bỏ qui định này. Tophoven ủng hộ việc thành lập một cơ quan lưu trữ các hồ sơ về khủng bố. Tophoven kêu gọi cộng đồng Hồi giáo ở Đức hợp tác với các cơ quan an ninh.
    Vào ngày 13-7, đảng Xanh đã tỏ ý cho biết sẽ có thể chấp nhận thành lập một cơ quan lưu trữ hồ sơ khủng bố hiện nằm trong một dự luật mà bộ trưởng nội vụ liên bang Otto Schily (SPD) vừa đệ trình nội các. Cơ quan này sẽ tập trung vào một chỗ các chỉ số mã hiệu (Index) của những thông tin về khủng bố đang nằm trong tay cảnh sát và cơ quan tình báo. Cách lưu trữ này khác với cách lưu trữ tất cả các tài liệu dưới dạng chữ điện tử mà phe đối lập CDU/CSU đề nghị. Cách lưu trữ văn bản này của CDU/CSU sẽ giúp người ta tìm ra những chữ có trên nhiều văn bản một cách dễ dàng.
    CDU/CSU muốn có một trung tâm lưu trữ để cho phép cảnh sát, cơ quan phản gián của liên bang và tiểu bang, cơ quan tình báo quân sự và cơ quan quan thuế sử dụng chung. Trong khi đó dự luật của Schily nhằm bảo đảm rằng sự thông tin phải đến tay các cơ quan an ninhh liên bang. Đảng Xanh cho rằng CDU/CSU vẫn chưa hiểu một điều căn bản là hầu hết các tin tức về tình báo hiện do các quốc gia Âu Châu khác cung cấp. Do đó nếu Đức muốn sử dụng các thông tin này thì Đức phải có cách nào để bảo vệ nguồn thông tin.

    1-Euro-Jobber làm giảm lương hưu
    Tại Đức, bởi các công việc có đồng lương 1 Euro/giờ dành cho người thất nghiệp thâm niên theo thống kê sát nhập đã tạo ra tỉ lệ giảm giá lương bình quân mà với công thức tính hiện nay thì mức lương hưu trí từ đó cũng sẽ cắt giảm đáng kể. Bộ trưởng Y tế-Xã hội Ulla Schmidt (SPD) cho hay đang tìm cách thay đổi tình trạng này.
    Một khi thực hiện sự khai triển tối đa các công việc được xem là ?z1-Euro-Jobs?o tăng đến 600 ngàn vụ -như kế hoạch chỉ tiêu đề ra từ bộ Kinh tế Đức cho năm nay- thì lương hưu trí đổ đồng trong năm 2006 còn sẽ bị ít đi 150 Euro. Nguồn tin đã được tuần báo ?zSpiegel?o trong số mới đây đăng tải khi dựa trên cách tính từ Bộ Y tế-Xã hội và Hiệp hội các Quỹ hưu trí Đức đưa ra số liệu.
    Sĩ số việc ?z1-Euro-Jobs?o này nếu chỉ lên đến 300 ngàn vụ thì lương hưu trong năm tới chỉ mất đi 0,2% và sẽ không thay đổi khi các công việc này ít hơn. Từ đầu năm cho đến nay, tổng số việc làm này tuy nhiên đã leo thang từ 70 ngàn lên 200 ngàn vụ mà theo ?zSpiegel?o chỉ cần có thêm 100 ngàn trường hợp thì tiền hưu sẽ bị ít đi 0,2% trong năm.
    Nguyên nhân đưa đến sự cắt giảm đáng lo ngại này là hiện tượng lực lượng người lao động ?z1-Euro-Jobs?o -không như trước miễn tính đến- mà hiện đã được xem như có việc làm chính thức mà vì lợi tức quá ít nên khi bị sát nhập vào thống kê, giá lương đổ đồng chung làm nền tảng cho việc tính lương hưu trí đã bị xuống cấp theo nguyên tắc: tuỳ theo sự phát triển của đồng lương, tiền hưu sẽ được giảm hay tăng trong mỗi năm. Bà Schmidt vì thế cũng đã lên tiếng báo động và đang tìm giải pháp đương đầu.
    Việc làm theo ca kiếp và cuối tuần gia tăng
    Theo số liệu công bố hôm 16-7 tại Duesseldorf từ viện nghiên cứu kinh tế-khoa học xã hội WSI (Wirstschafts-u. Sozialwissenschaftliches Institus) trực thuộc Học viện Hans-Boeckler-Stiftung có khuynh hướng đi gần với cánh công đoàn lao động, tại Đức đã có hơn phân nửa con số người luôn hoặc ít nhất cũng đã thường xuyên làm việc vào đêm, theo ca kiếp và vào cuối tuần mà nếu phụ trội có được từ sự làm việc thất thường này bị tính thuế như yêu sách đòi hỏi trong chương trình tranh cử của liên đảng đối lập CDU-CSU thì giới thợ thuyền liên hệ sẽ thiệt đi rất nhiều quyền lợi lương bổng.
    Theo WSI trong năm 2004 đã có đến 19,3 triệu người có sự liên hệ đến các công việc điển hình như trên, tương đương 51% tổng số người lao động mà hồi 1991, tỉ lệ này chỉ mới là 38%. 4,2 triệu người trong số (14,1%) này còn đã luôn luôn hoặc đều đặn làm việc vào chúa nhật cũng như các ngày lễ. 2,7 triệu người khác (9,2%) còn đã làm thường xuyên và ca đêm.


    Lương bổng tại Đức: gần 40 ngàn Euro/năm
    Theo số liệu Viện Thống kê liên bang đưa ra hôm 16-7 tại Wiesbaden, lợi tức năm chưa trừ thuế (Bruttoeinkommen) tại Đức trong năm 2004 đã tăng được trên 2% (so 2003) lên mức bình quân là 39 815 ngàn Euro/năm trong lúc mức độ lạm phát toàn quốc cùng thời điểm chỉ là 1,6%.
    Lợi tức năm nơi người lao động giữa hai miền tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch đáng kể: miền Đông trung bình +2,7% lên 29 352 Euro/năm trong lúc phía Tây +2,4% lên 41 068 Euro/năm (nhiều hơn 30% so với đồng nghiệp phía Đông). Viện Thống kê đã dựa trên số liệu các ngành nghề sản xuất, thương mại, ngân hàng cũng như bảo hiểm để đưa ra kết số. Người nữ tuy nhiên cũng đã có lợi tức năm trung bình là 33 220 Euro, còn kém đến 9000 Euro so đồng nghiệp nam giới mà theo viện Thống kê thì công việc không nhất thiết có sự khác nhau. Giá cả còn chênh lệch có thể do cấu trúc tổ chức việc làm khác nhau nơi xí nghiệp cho nam và nữ, trong đòi hỏi đặt ra về thành quả cũng như sự phân công mà mức lương tốt hoặc xấu hơn còn đã tuỳ thuộc theo các ngành nghề trong kinh tế.

  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Việc bầu cử sớm truớc thời hạn hay ko là còn tuỳ thuộc vào Phán quyết của Toà Án Hiến Pháp ở Karlsruhe trong tuần tới. Có hai nghị sĩ quốc hội của SPD và Xanh đã đưa kiện chuyện này.
    Quake3 dịch hay lấy nguồn tin đâu và ai dịch mà có bản tin hàng tuần vậy?
    Mà làm gì bị treo với tội danh đau đớn thế.
  10. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    toluuthuy: Cái này là tôi copy từ báo và Internet đấy. Bị treo vì nói năng về ***y nhiều quá.
    Lệnh truy nã của EU vi phạm Hiến pháp Đức
    Vào ngày 18-7, Toà án Hiến pháp Liên bang Đức đã quyết định cấm chính quyền Đức không được giải giao một công dân Đức bị tình nghi là quân khủng bố sang Tây Ban Nha. Như vậy đạo luật Đức áp dụng qui định của khối EU nhằm giải giao nhanh các nghi can đã bị xem là vi hiến và phải bị huỷ bỏ. Toà án Hiến pháp Liên bang Đức đã xử cho đơn kiện của Mamoun Darkazanli, một công dân Đức gốc Syri, được thắng. Sau khi toà tuyên án, trại giam Hamburg đã trả tự do cho Darkanzali.
    Thương gia Darkanzali, 46 tuổi, bị Tây Ban Nha cáo buộc là một trong những nhân vật quan trọng của tổ chức khủng bố Hồi giáo Al Qaeda. Darkanzali đã hỗ trợ tổ chức khủng bố này bằng những giúp đỡ về mặt tiếp vận và tài chính. Theo cáo buộc, Darkanzali đã tham gia mua tàu cho lãnh tụ khủng bố Osama Bin Laden và làm đại diện cho tên này ở Đức. Từ sau vụ khủng bố 11-9-2001, Darkanzali đã bị cảnh sát Đức câu lư điều tra nhưng không đủ chứng cớ để truy tố. Sau vụ đánh bom ở Tây Ban Nha, nhà chức trách Tây Ban Nha đã đòi Đức giải giao Darkanzali. Đức do đó đã bắt giữ Darkanzali vào tháng 10.2004.
    Thoả ước truy nã của khối EU nhằm giải giao đơn giản và nhanh chóng các tội phạm giữa các nước EU nếu họ phạm vào một trong 32 tội danh được ghi trên một danh sách của khối EU như khủng bố, buôn người, khai thác ******** trẻ em, buôn ma tuý, giết người, ... Thoả ước này giúp các nhà chức trách tránh được những kiểm tra pháp lí nhiêu khê của bộ tư pháp ở các nước thành viên. Để áp dụng thoả hiệp này Đức đã thông qua một đạo luật có hiệu lực từ ngày 23-8-2004. Việc Toà án Hiến pháp Liên bang xem đạo luật này vi hiến (vì đã không bảo vệ công dân Đức một cách đúng mức) là một cái tát cho toàn thể quốc hội Đức nói chung (vì quốc hội Đức đã thông qua nó với đồng thuận lớn) và cho bà bộ trưởng tư pháp liên bang Zypries nói riêng (vì bà là tác giả đạo luật này). Bà Zypries dự định sẽ sửa đổi đạo luật này lại để nhanh chóng đưa vào quốc hội để thông qua trước ngày tổng tuyển cử. Nghiệp đoàn Cảnh sát Đức (DPolG) đã chỉ trích quyết định của Toà án Hiến pháp Liên bang như là một bước lùi trong việc đấu tranh chống khủng bố Hồi giáo và cú giáng cho ngành cảnh sát) vì việc chống khủng bố sẽ không đơn giản mà sẽ phức tạp hơn.
    Bayern và NRW xé lẻ giữ cách viết cũ
    Vào ngày 19-7, hai tiểu bang Niedersachsen và Baden-Württemberg đã tuyên bố bắt đầu áp dụng những qui luật mới để viết chữ Đức. Kể từ ngày 1-8-2005 hai tiểu bang này sẽ dùng cách viết mới trong trường học và công sở. Như vậy 2 tiểu bang này đã nhập đoàn với tất cả các tiểu bang khác - ngoại trừ 2 tiểu bang Bayern và Nordrhein-Westfalen (NRW). Hai tiểu bang vừa kể cũng là 2 tiểu bang đông dân nhất nước Đức.
    Trước khi hai tiểu bang Niedersachsen và Baden-Wüttemberg có quyết định trên, bà Johanna Wanka (CDU), hiện là chủ tịch Hội nghị các bộ trưởng văn hoá Đức, đã kêu gọi những tiểu bang do đảng CDU/CSU cầm quyền nên áp dụng luật viết mới. Bà cho rằng hiện đã có hàng trăm ngàn trẻ em viết chữ Đức theo luật mới cho nên việc trì hoãn áp dụng luật viết mới là vô vọng và là hành động chống lại việc hợp tác trên lãnh vực liên bang trong vấn đề giáo dục.
    Hai tiểu bang Bayern và Nordrhein-Westfalen hiện vẫn giữ nguyên ý định áp dụng qui định chuyển tiếp, theo đó, các trường học tại hai bang này sẽ dạy luật viết mới nhưng không bắt lỗi những học trò viết theo kiểu cũ. Hai bang này lí luận rằng họ không muốn áp dụng một phần của luật ngữ học mới. Họ muốn chờ quyết định chung cuộc vì luật viết hiện nay còn được đem ra duyệt xét lại. Lập luận của hai tiểu bang này này nhận được sự ủng hộ của ông Hans Zehetmair, chủ tịch của Uỷ ban Ngữ học Đức và cũng là cựu bộ trưởng khoa học của bang Bayern. Cùng đồng tình với ông là bà Cornelia Pieper, phó chủ tịch liên bang của đảng FDP. Pieper đòi hoãn áp dụng luật ngữ học mới trên toàn liên bang vì cho rằng không thể để các tiểu bang áp dụng luật ngữ học từng phần một và vào những thời điểm khác nhau.
    Trong khi đó, ông Klaus Wowereit, thống đốc Berlin và hiện là chủ tịch Hội nghị các thống đốc tiểu bang, đã kêu gọi các tiểu bang nên đi theo những gì đã được quyết định chung trước đây, cho dù họ có những cách nhìn chính trị khác nhau nhưng mọi tiểu bang đều muốn giải quyết vấn đề một cách thống nhất. Cần biết rằng Hội nghị các Thống đốc Tiểu bang đã quyết định áp dụng luật ngữ học mới kể từ ngày 1-8-2005 và đã bác bỏ đơn xin trì hoãn thêm một năm của các tiểu bang do liên đảng CDU/CSU cầm quyền. Hồi năm 1997 tất cả các tiểu bang Đức đã đồng ý áp dụng việc cải cách chữ viết. Luật cải cách này đã được Đức hợp soạn với Áo và Thuỵ Sĩ.
    Hành động cò cưa của các bộ trưởng văn hoá giáo dục tiểu bang đã bị các nhà xuất bản sách giáo khoa và Nghiệp đoàn Giáo dục và Khoa học (GEW) chỉ trích. Họ e sợ rằng các sách giáo khoa được in theo luật ngữ học mới có thể bị huỷ bỏ nếu luật này bị thay đổi. Ngoài ra các học sinh Đức hiện hoang mang vì những quyết định tiền hậu bất nhất và sợ gặp khó khăn nếu chúng phải đổi trường từ một tiểu bang này sang một tiểu bang khác.
    CDU-CSU đòi tăng thuế tiêu thụ Mwst
    Chủ tịch đảng Xã hội Đức đương quyền SPD Franz Muentefering hôm 16-7 đã lập lại chỉ trích phe liên đảng đối lập CDU-CSU về chủ trương tăng thuế tiêu thụ (Mehrwertsteuer, viết tắt Mwst), từ 16 lên 18% khi lên thay thế quyền lực tại Berlin. Trong báo ?zWelt am Sonntag?o (17-7), Muentefering nhận xét đường lối này sẽ tai hại cho sự phục hưng kinh tế, tiêu diệt công ăn việc làm và là một chính sách gãy cổ trong chính trị mà bà Angela Merkel (chủ tịch CDU) phải có trách nhiệm thu hồi những gì đã đưa ra.
    Liên đảng bảo thủ CDU-CSU dự định sau khi thắng phiếu bầu cử Quốc hội (trù liệu diễn ra hôm 18-9) sẽ đưa ra một số thay đổi, trong đó chính sách tăng thuế Mwst lên 2% đã được quyết định. Tài khoản thu được qua đó sẽ chi sang lãnh vực bảo hiểm thất nghiệp để có thể hạ nguyệt phí đóng góp bó buộc hiện nay từ 6,5 xuống 4,5% mức lương. Phe chủ khi đó cũng sẽ bớt được phụ phí trong sản xuất khi chia đều lợi điểm này với phía công nhân.
    Chủ tịch CSU Edmund Stoiber biện hộ chính sách đã mang tính công bằng xã hội vì mỗi người lao động qua đó sẽ có thêm 1% lương. Điều quan trọng theo ông là khi ứng dụng, Mwst sẽ không ảnh hưởng đến giá thực phẩm, xe bus, tàu hoả di chuyển, nhật báo hàng ngày và kể cả tiền thuê bao phòng trọ cho gia đình cũng như người già về hưu. Stoiber cho là cùng lúc với biện pháp tăng Mwst, CDU-CSU còn sẽ bớt đi tối đa trong lợi điểm khai báo khấu trừ thuế khoá nơi giới thượng lưu để ngân quỹ có thêm 3 tỉ Euro, gấp đôi số tiền mà SPD trù liệu thu được khi đòi hỏi đánh ?zthuế nhà giàu?o. Viện nghiên cứu kinh tế Đức DIW chiết tính từ đó nền kinh tế còn có thể đẻ ra thêm 500 ngàn chỗ làm mới.
    Lập luận từ bộ trưởng Tài chính liên bang Hans Eichel (SPD) tuy nhiên đã ngược lại khi cho là tổng số tài khoản bội thu từ 16 lên 18% Mwst cũng chỉ có thể là 12,4 tỉ Euro, trong lúc 53% hộ gia cư trên toàn quốc sẽ phải gồng gánh thêm phí xuất tiêu thụ cho nhu cầu thường nhật mà cũng chẳng lợi được gì từ chính sách giảm bảo hiểm thất nghiệp đưa ra. Trong số đông này theo Eichel, là người già về hưu, kẻ thất nghiệp, công chức và giới hành nghề tự do. Tốn kém hơn cho việc nội trợ được ước lượng sẽ từ 150-330 Euro/năm sau khi Mwst bị tăng thêm 2%.
    ?zTrách nhiệm Hồi giáo?o
    Tại Đức, các hiệp hội Hồi giáo sau vụ khủng bố đánh bom London hôm 7-7 làm thiệt mạng trên 54 người và hàng trăm người khác bị thương, đã lên tiếng kêu gọi tín đồ Moslem nên mạnh dạn tố giác các phần tử khủng bố cực đoan. Chủ tịch Cộng đồng Hồi giáo (?zZentralrat der Muslime?o) -ông Nadeem Elyas- chờ đợi ?zmỗi một tín đồ đạo Hồi sẽ lên tiếng tố giác các hình thái cực đoan vì đó là một bổn phận của Hồi giáo?o. Ali Kizilkaya, chủ tịch Hội đồng cố vấn Hồi giáo (?zIslamrat?o) kêu gọi ?ztất cả mọi hoạt động phạm pháp, kể cả sự xách động và xúi giục trong tư tưởng cũng cần phải được tố giác?o.
    Trước đe doạ có thể bị khủng bố, cựu điều hành cơ quan phản gián Bernd Schmidtbauer (CDU) đòi hỏi nên lập ra một trung tâm chống trả khủng bố tại Đức, nơi qui tụ và hợp tác giới chức chuyên môn tất cả các cơ quan an ninh cũng như có thẩm quyền sử dụng mọi dữ kiện quan trọng.
    Ông Konrad Freiberg, chủ tịch nghiệp đoàn cảnh sát Đức tuy nhiên đã lên tiếng chỉ trích chính giới trong đòi hỏi gắn nhiều máy móc thu hình chỉ để gây bất an trong dân chúng. Theo ông nên tăng cường nhân viên tuần tra kiểm soát an ninh thay cho biện pháp tân trang máy móc một cách tốn kém mà không biết đào đâu ra tiền. Freiberg mỉa mai là sau khi sa thải hàng ngàn nhân viên công lực, giờ đây người ta chỉ muốn đưa ra máy móc thu hình tân tiến như một cách tự diễn trong thái độ muốn bài trừ khủng bố!
    Theo Freiberg, sau các vụ khủng bố tại Madrid hồi 2004 cho đến nay, hồ sơ tập trung dữ kiện về những phần tử cực đoan gốc Hồi giáo vẫn chưa được thiết lập mà theo ông công tác quan sát về tình báo trong sinh hoạt cộng đoàn Hồi giáo tại địa phương -nơi thường tự biến chất trở nên quá khích- còn phải được tăng cường sự kiểm soát.
    Khoá sổ điều tra xì căn đan Visa Đức
    Hôm 15-7, sau bảy tháng thu thập chứng liệu (từ 17-12-2004), uỷ ban điều tra của Quốc hội Đức về xì căn đan lạm dụng chiếu kháng nhập cảnh Đức, đã chính thức kết thúc phần lấy cung nhân chứng sau cùng là bộ trưởng Nôi vụ Đức Otto Schily (72 tuổi, SPD). Cho đến 30-8, dự thảo tường trình sự kiện điều tra còn sẽ được uỷ ban biểu quyết thông qua và vào 7-9 còn sẽ được mang ra trước Quốc hội tranh luận
    Trái với ngờ vực từ phía đối lập, Schily đã phủ nhận mọi liên hệ cá nhân gây ra lỗi lầm nhưng đồng thời cũng đã thừa nhận bộ Nội vụ của ông cũng có khuyết điểm. Theo ông, việc cấp phát thông hành, nơi có thẩm quyền và hoàn toàn gánh lấy trách nhiệm là bộ Ngoại giao Đức cùng các toà đại sứ trực thuộc chứ không phải bộ Nội vụ, nơi thiếu kiểm soát chuyên môn cũng như có quyền ra lệnh cho bộ Ngoại giao.
    Schily còn đã nhắc lại chính sách cấp phát thông hành Đức của chính quyền Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) tại Berlin sau 1998 chỉ nối tiếp qui tắc cũ có truyền thống từ thời Thủ tướng Helmut Kohl do CDU-CSU lãnh đạo. Kết thúc thủ túc lấy cung, ông cũng đã cảnh giác thái độ gắt gao khi cứu xét trong thủ tục cho phép nhập cảnh mà một khi nhìn xa hơn, nước Đức còn sẽ lệ thuộc vào mối liên hệ tốt với các quốc gia khác trước giải Túc cầu thế giới vào năm 2006. Dưới tiêu đề ?zthế giới sẽ là khách đến với những người bạn Đức?o, Schily tuy nhiên đã cho thấy là sự an ninh tại Đức còn cần được bảo vệ hơn hết.
    Phe đối lập CDU-CSU và FDP chỉ trích Schily trong các năm 1999 và 2000 đã thụ động trước nguồn tin xảy ra màn lạm dụng. Thời đó Schily tuy có lần đã viết thư cho Ngoại trưởng Đức Fischer để phản ảnh quyết định cấp phát thông hành một cách rộng rãi theo một văn thư của thứ trưởng Ngoại giao Đức là Vollmer (đảng Xanh/B90, còn được gọi là ?zVolmer-Erlass?o) mà về sau Schily đã tương đối hoá thái độ chống đối này sau khi bất đồng đã được cấp thứ trưởng hai bên giải quyết ổn thoả với hứa hẹn từ bộ Ngoại giao là sẽ giải quyết ?zVolmer-Erlass?o đúng theo khung khổ luật lệ cho phép. Schily từ đó cũng đã im lặng mặc dù tình trạng lạm dụng còn tiếp diễn.
    Được biết sau 7 tháng làm việc, uỷ ban điều tra còn sẽ phải đưa ra giải thích là chính sách cấp phát thông hành của chính quyền SPD-Xanh/B90 hiện nay có tạo ra điều kiện dễ dàng cũng như khuyến khích đưa ra tệ trạng làm chui lậu, nhập cư bất hợp pháp và nạn mại dâm cưỡng ép trong số hàng trăm ngàn hồ sơ nhập cảnh đã bị lạm dụng hay không. Có tất cả 30 cuộc họp và 50 nhân chứng mà Fischer cũng như Schily là 2 bộ trưởng chính phủ Schroeder đã bị mời ra đối chất.
    Hoãn ứng dụng cải tổ chính tả Đức
    Chính quyền CDU 2 nơi đông dân nhất tại Đức là tiểu bang Bayern và Nordrhein-Westfalen (NRW) hôm 16-7 qua đã thông báo sẽ dời đi thời điểm ứng dụng chương trình cải tổ chính tả dự trù theo qui ước có hiệu lực đồng nhất kể từ 1-8, áp dụng ở tất cả công sở nhà nước và trường lớp từng phần trong niên khoá mới sau mùa hè năm nay.
    Tại Muenchen, Thống đốc Stoiber (CSU) cho hay sẽ hoãn đi việc áp dụng với lí lẽ phải chờ cho đến khi có sự chấn chỉnh sau cùng thay gì áp dụng mà về sau còn sẽ thay đổi tới lui theo đề đạt từ một hội đồng cố vấn cải tổ bao gồm 39 vị thành viên đang thu thập ý kiến đóng góp mọi nơi. Hội đồng này đã được lập ra ngay sau khi có sự tranh cãi gay go giữa các phe bênh và chống lại việc cải tổ. Bộ giáo dục Bayern cho hay sẽ gia hạn thêm định kỳ cho phép dùng cả 2 lối viết mới và cũ trong lúc chờ đợi.
    Thống đốc Ruettgers (NRW) cho thấy có sự hưởng ứng và tại Niedersachsen, chính quyền CDU cũng đã hoan nghênh lời kêu gọi từ Stoiber. Tuy nhiên tại các nơi khác như Baden Wuerttemberg, Hessen (cả 2 nơi CDU lãnh đạo), Thueringen, Sachsen và các tiểu bang SPD cầm đầu đã cho thấy thái độ muốn tiến hành ngay chương trình cải tổ kể tứ 1-8.
    Quyền quyết định ở cấp cao nhất là Hội đồng bộ trưởng Giáo dục Đức (Kultusministerkonferenz, gọi tắt KMK) mà trong một quyết định đưa ra hồi tháng 6 vừa qua đã thông báo ở một vài khía cạnh -nơi còn có thể đưa đề nghị sửa đổi- thì lối viết cũ chưa có nghĩa là sai. Từ 1996 sau khi ban hành sơ khởi, chương trình cải tổ chính tả Đức đã gây tranh luận dữ dội, bị giới văn nghệ sĩ tên tuổi, nhật báo, tạp chí và một số tập đoàn xuất bản lớn tại Đức tẩy chay áp dụng, gây áp lực đòi KMK nên quay về lối chính tả cũ. Các nước dùng Đức ngữ khác như Áo, Thuỵ Sĩ và Lichtenstein tuy nhiên cùng lúc cũng đã qui ước việc thực hiện chung mà cho đến nay tại Đức, vì nguyên tắc mới cho phép viết rời-chung, bỏ dấu, tách từ ghép trong một số trường hợp vẫn còn là đầu đề tranh luận giữa các nhà ngôn ngữ học chuyên môn trước khi đi đến sự đồng nhất để cùng ứng dụng kể từ thời điểm qui định là 1-8 trở đi.
    KMK đã lên tiếng chỉ trích gắt gao thái độ khó thể chấp nhận và thông cảm từ Stoiber cũng như Ruettgers sau khi Bayern, NRW đơn phương tuyên bố dời đi thời điểm ứng dụng. Theo KMK, mỗi một quyết định đưa ra đều đã có sự bàn luận và biểu quyết trước với Hội đồng thống đốc các bang bang MPK (Minister-Praesidentenkonferenz) và viện dẫn là dân chúng Đức, Áo cũng như Thuỵ Sĩ đang chờ đợi sự quyết định rõ ràng và dứt khoát từ Đức mà một khi xé lẻ thì sự hoang mang còn sẽ thể hiện nơi thành phần giáo chức cũng như học sinh.

Chia sẻ trang này