1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự nước Đức.

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi Quake3games, 12/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heiner

    heiner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2005
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
    em đi linh tinh nhặt được cái này
    Cuộc sống tị nạn của người Việt trẻ ở Đức
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2006/01/3B9E5D74/
    Thứ ba, 10/1/2006, 08:45 GMT+7
    Vừa bước xuống sân ga của một thành phố ở phía tây Đức và đang tìm người ra đón thì bên cạnh tôi xuất hiện bốn vị cảnh sát, họ giơ tay chào đúng tác phong và lịch sự nói "Chúng tôi là cảnh sát cửa khẩu muốn kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của ngài".
    Tôi vội tìm quyển hộ chiếu đưa cho mấy vị cảnh sát, sau khi xem xong họ đề nghị tôi về đồn để kiểm tra hành lý. Thực lòng tôi không vui nhưng cũng đành miễn cưỡng theo họ, sau khi kiểm tra hành lý và hỏi vài câu theo thủ tục họ nhã nhặn xin lỗi và nói tôi có thể đi.
    Trước khi đi, tôi hỏi họ tại sao tôi bị mời tôi về đây. Một người cảnh sát cho biết họ nhận được tin báo có 4 thanh niên Việt Nam vừa ăn cắp đồ trong siêu thị đang trên đường tẩu thoát. Họ đã bắt được 3 người và số hàng hoá mà họ ăn cắp được, hiện một người đã chạy trốn. Họ xin lỗi vì nhầm lẫn.
    Tôi cảm thấy nhói đau và xấu hổ bởi lẽ người Việt xưa nay có tiếng là cần cù chịu khó và đoàn kết trên mảnh đất này, vậy mà sao lại có người đánh mất đi danh dự và niềm tự hào dân tộc đó. Đang suy nghĩ chợt tiếng của một vị cảnh sát cắt ngang: "Anh có thể giúp chúng tôi làm phiên dịch để chúng tôi lấy khẩu cung của 3 người mới bị bắt không?". Tôi đồng ý.
    Họ dẫn tôi qua một dãy hành lang khá dài tới phòng tạm giam, tại đây đã có 2 cảnh sát và 3 người Việt Nam, họ còn rất trẻ. Cậu thanh niên người nhiều tuổi nhất năm nay 21 còn lại hai cô gái mới bước vào tuổi 18. Điều đặc biệt là họ ăn mặc khá diện, nếu gặp ngoài đời chắc tôi nghĩ họ là tiểu thư hay cậu ấm của một gia đình thượng lưu.
    Hơn một tháng sau tôi may mắn có dịp gặp lại 4 người thuộc thế hệ 8x ấy. Họ đã được cảnh sát thả tự do. Gặp lại tôi, họ vô tư nói cười rất tự nhiên, chúng tôi nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, khi đề cập đến chuyện cũ họ tâm sự đa số họ mới tốt nghiệp PTTH tại Việt Nam rồi sau đó theo đường dây đưa người ra nước ngoài sang đây.
    Khi ở nhà ai cũng nghĩ sang đây sẽ là miền đất hứa, kiếm tiền rất dễ chỉ cần chịu khó là được, không ngờ khi sang mới biết mọi chuyện không đơn giản như mình nghĩ. Mới được có 3 tháng, họ đã nhận được giấy bác đơn không chấp nhận tị nạn và được cấp giấy tạm dung và ngày trở về quê hương treo lơ lửng trên đầu. Trước khi sang đây gia đình họ đã đi vay mượn rất nhiều nơi, có gia đình cầm cố cả nhà cửa để mong đưa con em sang bên này, bây giờ giấy tờ không có, tiếng Đức thì không biết, họ không xin được việc. Để kiếm đủ tiền vé sang bên này gửi về trả nợ họ đành phải làm như vậy.
    "Nhiều lúc họ bắt được cũng xấu hổ lắm, nhưng vì không biết tiếng, họ nói họ nghe chứ mình có hiểu đâu mà sợ", một em trong nhóm cho biết, và nói thêm rằng em phải kiếm đủ số tiền để trả nợ.
    "Nếu chẳng may bị trục xuất về Việt Nam, thì gia đình em có nước bán nhà đi mới trả nợ được".
    Những người Việt tị nạn ở Đức nói riêng cũng như những người tị nạn đến từ các quốc gia khác đều được chính phủ Đức tập trung vào trại tị nạn. Gọi là trại tị nạn nhưng cũng rất đầy đủ tiện nghi trong phòng ở, có lò sưởi, nước nóng cho mùa đông, ngoài ra mỗi tháng họ còn được cấp 160 euro (khoảng 3 triệu đồng) tiền trợ cấp xã hội. Cứ hai, ba tháng họ phải ra trình diện tại sở ngoại kiều để gia hạn giấy tạm trú, và họ có thể bị trục xuất về nước vào bất cứ lúc nào.
    Hồng, cô gái trong nhóm 4 người kể trên cho tôi biết, em sang Đức bằng một đường dây bất hợp pháp, phải trả 7.000 USD. Chính vì thế mục đích chính của Hồng luôn là kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ở Đức.
    Còn đối với Trung, ảo tưởng về một nước Đức giàu có, kiếm tiền dễ như trở bàn tay như lời của những người đưa em sang đây đã tan thành mây khói. Trung thật sự bị sốc bởi khi bị cảnh sát bắt và đưa vào trại giam, sau đó là vào trại tị nạn. Em không dám cho gia đình ở Việt Nam biết chuyện vì sợ mọi người lo lắng.
    Gia đình em ở Việt Nam vẫn đang nghĩ em đang ở Đức bình an và đang đi làm ở một nhà máy hay tập đoàn có tiếng nào đó. "Đến lúc phải rời nước Đức em sẽ không biết nói với gia đình thế nào nếu không kiếm được một ít tiền mang về", Trung tâm sự. "Nếu biết thế này, em đã không bao giờ đi".
    Hoàng Hải
  2. tmhv

    tmhv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0

    http://tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=3272
    ?oCho thuê căn hộ rộng rải, tiện nghi, tại trung tâm thành phố. Gía 20 euro trên met vuông, tính luôn tiền điện nước?, đó là đôi dòng quảng cáo trên một trang web cho thuê nhà miêu tả về căn số 6, thuộc khu chung cư nằm trên đường Am Kupfergraben, thủ đô Berlin. Từ nhiều năm nay, đây là nơi cư ngụ của thủ tướng Angela Merkel và chồng.
    Trên con đường đang trong giai đoạn sửa chửa, đâu đâu cũng thấy công trình xây dựng, căn hộ mang con số 6 nằm khuất trên tầng 4, bên ngoài bảng tên ghi ?ogiáo sư Sauer?, người chồng thứ hai của bà Merkel. Hàng xóm xung quanh bao gồm một công ty liên doanh giữa Anh và Đức, một luật sư, một nhà kiến trúc, ngoài ra còn có đồng nghiệp của bà Merkel trong quốc hội.

    Dọc theo hành lang vào, đứng sẵn một người cận vệ với quân phục. Hai người nữa đứng canh trước lối ra. Họ có nhiệm vụ để ý các xe đậu ở bãi trước, canh chừng những người lạ ra vào tòa nhà, hoặc mấy thanh niên trẻ hay cặp kè ngang. Lâu lâu có một số khách du lịch hiếu kỳ đứng lấp ló trước cửa. Có người còn lại hỏi nhỏ với anh bảo vệ bằng tiếng anh: đây có phải là chổ ở của gia đình bà Merkel ?

    Từ khi Merkel trở thành thủ tướng, công việc thường ngày của bà trở nên bảo mật hơn. Bà ít ra ngoài trung tâm mua sắm, không còn thói quen dạo bộ mỗi ngày. Merkel và chồng ra khỏi nhà sớm, và hầu như đến tối mịt mới về. Tuy vậy, mọi người trong khu vực biết gia đình bà rất rõ. Một vài tài xế taxi vẫn hay vẫy tay chào khi vợ chồng bà ra khỏi cửa. Thêm một số cử chỉ thân mật của những người khách qua đường với thủ tướng Đức cũng đủ làm cho bộ phận an ninh hoảng hồn.

    Lẽ tất nhiên mọi người trong khu vực gia đình bà Merkel sống được thẩm tra rất rõ. Một người bán thức ăn nhanh gần đó đến từ Afganistan, bên cạnh ông là Sadik, một dân tị nạn khác từ Pakistan. Ngoài ra ở góc đường còn thêm vài tay say xỉn từ vô gia cư tụ tập, hay thường văng tục với mấy cô gái đi ngang.

    ?oKhông nơi đâu có sự an toàn 100%, chúng tôi chỉ đảm bảo mọi việc nằm trong tầm kiểm soát. Có ngày chúng tôi phải thay phiên làm việc không nghĩ suốt 12 tiếng liền? Ông Preis, một người trong đội bảo vệ thủ tướng phát biểu.

    Đã từng có đề nghị bà Merkel và chồng nên chuyển nhà vào phủ thủ tướng, thế nhưng cả hai đều từ chối. Có lẽ họ còn muốn tiếp tục gắn bó lâu dài với căn hộ chung cư số 6, đường Am Kufergraben.
  3. tmhv

    tmhv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tết Việt ở Berlin
    http://tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=3362


    Những ngày giáp Tết năm Tuất này, giữa cái lạnh tái tê tới âm mười mấy độ nơi xứ người, tôi không ngờ lại được đón một cái Tết nồng ấm quê mình ngay tại trung tâm thủ đô Berlin của nước Đức.
    Cũng đủ cả hoa mai vàng (tất nhiên là hoa nhựa), bánh chưng xanh, giò nem ninh mọc như ở nhà, và đặc biệt có cả một bàn thờ nghi ngút khói hương. Đó là buổi đón Tết sớm của hàng trăm người Việt quê Quảng Bình đang lao động, học tập tại nước Đức.
    Lơ ngơ giữa Berlin đương trắng xóa một màu tuyết, giữa một mùa đông lạnh giá khắc nghiệt chưa từng thấy ở xứ này đã nửa tháng trời, lần đầu tiên tôi bắt gặp một không gian văn hóa thuần Việt đến thế.
    Tiếng trẻ con chí chóe nô đùa, tiếng ồn ào chúc tụng, chuyện bàn ra tán vào, chuyện làm ăn được mất của hàng trăm người Việt xa xứ cứ râm ran khắp cả một hội trường rộng lớn.
    Cái không gian náo nhiệt ấy bỗng như trầm hẳn xuống khi nén hương tưởng nhớ tổ tiên của những đứa con xa xứ được thắp lên. Bài hát ?oQuảng Bình quê ta ơi? do chị Doãn từng là văn công quân khu IV những năm 1975-1988 thể hiện, thực sự đã làm nhiều người xúc động, da diết nỗi nhớ quê hương. Những bài thơ, câu hát về quê hương đất nước, về xứ Quảng cứ thế tiếp nối ngân vang trong cái Tết của người Việt nơi này?
    Gọi là hội trường chứ ban ngày nơi đây chính là một kho hàng của Trung tâm thương mại quốc tế Thái Bình Dương do người Việt mình sở hữu. Đó là một chợ bán buôn lớn thứ hai sau khu chợ Đồng Xuân cũng đều tọa ở phần Đông Berlin của bà con ta.
    Người Việt bên này hay gọi bằng chính địa chỉ của nó cho dễ nhớ : Mahnzahn 17. TTTM Thái Bình Dương có 192 gian hàng cho thuê, hiện đã kín chỗ tới 95%, anh Võ Văn Long quê Quảng Bình, một trong những ông chủ của TTTM này cho biết.
    Được biết, anh Long cũng là người Việt đầu tiên ở Đức bỏ ra 2,5 triệu euro để xây dựng một khách sạn 3 sao (tiêu chuẩn châu Âu) ngay giữa thủ đô Berlin.
    Cứ nhìn dãy xe hơi của người Việt mình đậu san sát ở các TT thương mại như Đồng Xuân, Thái Bình Dương?, trong đó không hiếm những chiếc Mercerdes, BMW đời mới sang trọng có gắn thiết bị định vị vệ tinh GPS, đủ biết nhiều doanh nhân Việt đã thành công nơi đây.
    Bên mâm cỗ Tết xa xứ, anh Ngô Tùng Lâm sang Đức học nghề rồi làm đội trưởng từ năm 1982, hiện là Chủ tịch hội đồng hương xứ Quảng tâm sự : ?oBên này người Quảng Bình riêng ở Berlin cũng cỡ 500-700, nhiều cháu sinh ra ở đây không biết tiếng Việt do bố mẹ bận đi làm quanh năm suốt tháng.

    Chúng tôi đứng ra tổ chức hội đồng hương để nương tựa vào nhau, để mở lớp dạy tiếng Việt, dạy văn hóa Việt cho các cháu và ủng hộ cho quê nhà?. Anh cho biết, tính trung bình thu nhập của người Việt mình bên này khoảng 1200-1500 euro/tháng, đa số là buôn bán nhỏ hoặc mở cửa hàng ăn, nhìn chung là cuộc sống tương đối ổn định.
    Ngay trong năm 2006 này, hội đồng hương Quảng Bình sẽ quyên góp để mở lớp dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Berlin. ?oMỗi khi bà con mình bên này gặp chuyện khó khăn hay ốm đau bệnh tật, chúng tôi đều cử người đến thăm hỏi động viên, quyên góp??, anh Lâm nói.
    Được biết, hội đồng hương Quảng Bình tuy mới thành lập chưa đầy 1 năm, song luôn có tấm lòng hướng về quê hương. Năm qua, hội đã quyên góp gửi về giúp gia đình anh Lương, chị Thuận có hoàn cảnh khó khắn ở Bố Trạch 1700 euro, tặng cháu Vũ Hoàng đoạt giải nhất cuộc thi ?oĐường lên đỉnh Olympia? 800 euro?
    Và ngay tại buổi đón Tết này, anh Trần Công Thành, phó chủ tịch Hội đồng hương đã đứng lên kêu gọi bà con ủng hộ cho làng trẻ em SOS Quảng Bình. Người nhiều thì 500-600 euro, người ít cũng 100 euro, tôi nhẩm tính số tiền ủng hộ ngay tại chỗ cũng phải tới một vài ngàn.
    Người Việt tại Đức hiện có khoảng trên dưới 80.000 người, được chia làm 3 thành phần chính : Làm kinh doanh, làm cho các cơ quan, xí nghiệp của Đức và người thất nghiệp hưởng trợ cấp xã hội. Người Việt chưa có giấy định cư vẫn được chu cấp nhà ở, bảo hiểm y tế và tiền tiêu vặt khoảng 200 euro/tháng.
    Kinh tế nước Đức năm qua bị suy giảm nên cũng ảnh hưởng tới chuyện làm ăn sinh sống của người Việt, song không lớn. Một phần do chính sách phúc lợi của Đức vẫn khá tốt, đủ đảm bảo cuộc sống tương đối cho ngay cả những người thất nghiệp.
    Trên nhiều con phố của thủ đô Berlin, ta có thể dễ dàng bắt gặp những quán ăn hay cửa hàng bán hoa của người Việt mình. Thi thoảng, ở một vài bến tàu điện ngầm, nếu để ý vẫn có cảnh bán thuốc lá lẻ song không còn công khai như trước đây nữa.
    Tại lối lên xuống ở một ga tàu điện ngầm hun hút gió lạnh, có lần tôi đã bắt chuyện với một đồng bào mình đứng bán hoa tươi. Anh lấy vợ người Đức và thuê chỗ giá 500 euro/tháng để có quyền đặt một quầy hoa nho nhỏ.
    Anh tâm sự, đứng bán ở đây từ sáng sớm tới tận 9,10 giờ đêm cũng đủ ăn, cố gắng làm thêm vài năm nữa có chút vốn liếng sẽ về nước để sống, làm ăn ở xứ người đâu có biết Tết nhất là gì?
    Và chỉ ngay sáng sớm mai thôi, tại nơi vừa tổ chức đón Tết này sẽ lại buôn bán ra vào tấp nập. Người Việt mình ở đâu cũng tần tảo, chịu thương chịu khó để mưu sinh, để hòa nhập và vươn lên nơi xứ người.
    Tết ở đây chỉ thoảng qua như thế, dường như chỉ đủ để những người con xa xứ gặp nhau ôn cố tri tân và nhớ về cội nguồn.
    Việt Hùng
    Từ Berlin, Đức
  4. tmhv

    tmhv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0

    Hai điều ước của bà ?oMerkel giả?
    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=3485
    Từ ngày 22-11-2005, trong lịch sử của mình lần đầu tiên nước Đức có một nữ thủ tướng. Ngày này không chỉ làm thay đổi cuộc đời của bà Angela Merkel mà còn xáo trộn cả cuộc sống của bà Susane Knoll - một phụ nữ 46 tuổi ở Lübeck, bang Schleswig Holstein.
    Vào ngày bà Merkel được bầu làm thủ tướng, chuông điện thoại ở nhà bà Knoll cũng réo liên tục, mọi người gọi đến để báo tin và thậm chí chúc mừng bà Knoll, người được coi là ?ogiống bà Merkel như đúc?.
    Mọi chuyện bắt đầu từ khi bà Knoll đi làm tóc. Đó là vào mùa hè năm 2003. ?oTôi chỉ muốn đơn giản là thay đổi ngoại hình đi một chút, cắt bỏ mái tóc dài đã quá quen thuộc thành mái tóc ngắn ngang gáy? - bà Knoll kể lại.
    Susane Knoll
    Bà Knoll không hề biết rằng mái tóc ngắn mới cắt đã hoàn thiện nốt những gì còn khác biệt về ngoại hình giữa bà với bà Angela Merkel. Thế rồi trong một buổi liên hoan vào tháng 8-2003, giám đốc một công ty nghệ thuật nhìn bà chằm chằm rồi nói: ?oBà rất giống Angela Merkel?.
    ?oTôi cảm thấy mình bị lăng mạ vì tôi luôn nói xấu ngoại hình của bà Merkel? - do không hiểu ý định của giám đốc công ty nghệ thuật nên lúc đầu bà Knoll đã nghĩ như vậy.
    Được giám đốc công ty nghệ thuật giải thích ý định ?ohợp tác làm ăn? với nhiệm vụ là đóng thế bà Merkel khi có đơn đặt hàng. Ban đầu bà Knoll chối đây đẩy.
    Cuối cùng thì bà cũng đồng ý tới văn phòng của công ty này ở Mühlheim để bàn về công việc. Công ty này đã có người có thể đóng thế Claudia Schiffer, Nữ hoàng Anh Elizabeth ll và cả Tổng thống Mỹ George Bush.
    Từ khi được phát hiện, bà Knoll bắt đầu bận rộn với ?ovai mới? của mình. Khi thì đóng vai bà Merkel dự một hội chợ ở Dortmund, lúc thì mang đến sự bất ngờ cho một buổi liên hoan của một xí nghiệp lớn.
    Lịch làm việc của bà luôn chật kín. ?oTôi trở thành nổi tiếng và nhiều lúc cũng tự cảm thấy mình là Angela Merkel? - bà Knoll tâm sự. Rất nhiều lần bà ?obị? hỏi ở nơi công cộng: ?oNgài có phải là bà Merkel không??.
    Còn khi bà xuất hiện ở các cuộc mittinh hay liên hoan, hội họp theo ?ohợp đồng? của công ty biểu diễn nghệ thuật thì không ai có thể nhận ra đó là bà ?oMerkel giả?.
    Thế nhưng ít người hiểu được rằng để có thể đóng thế thủ tướng Đức, bà Knoll đã phải dày công luyện tập như thế nào. Dưới sự đạo diễn và chỉ dẫn của công ty nghệ thuật, bà phải học cặn kẽ từng ly từng tí cách đi đứng, ăn nói và mọi cử chỉ của bà Merkel để làm theo.
    ?oNếu tôi cười thì mọi chuyện sẽ hỏng hết?, nhưng bà Knoll đã khắc phục được điểm yếu này của mình. ?oChỉ có giọng nói là khó bắt chước nhất?, bà thú nhận.
    Bà cũng tìm đọc cuốn sách của bà Merkel để hiểu rõ hơn nhân vật nổi tiếng mà mình đóng vai, tập cách nhìn theo ánh mắt nghiêm nghị của bà Merkel và học tính ?ophớt lờ? ở những nơi công cộng khi mọi người nhìn bà một cách tò mò rồi nói... giống, chứ không phải Merkel thật.
    Đó là với những người dân ở Lübeck đã biết rõ câu chuyện, còn với ngay cả người phát ngôn của đảng bộ CDU bang Schleswig Holstein khi nghe tin cũng phải nói: ?oChúng tôi rất muốn có một tấm ảnh của bà Knoll?.
    Ngay từ lúc bà Merkel còn chưa trở thành thủ tướng, bà Knoll đã nói: ?oChừng nào Angela Merkel còn nổi tiếng thì chừng đó tôi còn phải bơi theo làn sóng của bà ấy. Nếu bà Merkel trở thành thủ tướng thì tôi cũng theo đó mà lên cao. Nếu như một ngày nào đấy người ta không cần đến bà ấy nữa thì cũng không sao, tôi vẫn là Susane Knoll?.
    ?oThủ tướng Angela Merkel?
    Công việc mới làm bà mẹ ba con này vô cùng bận rộn. Thế nhưng nhờ nó mà bà Knoll có cơ hội gặp gỡ và làm việc với những người nổi tiếng. Bà đã tham gia quay video cùng ca sĩ Udo Lindenberg biểu diễn bài hát Hallo Angie (Angie là tên gọi thân mật của bà Angela Merkel), gặp gỡ nhiều nhà chính trị tầm cỡ và tham gia các talk-show của các đài truyền hình.
    Duy chỉ có một điều là theo qui định đã ký kết với công ty nghệ thuật bà không được phép tham dự một hoạt động nào mà ở đó có mặt bà Merkel, cho dù có được chính nữ thủ tướng này mời.
    Bà Knoll ủng hộ SPD chứ không ủng hộ đảng CDU của bà Merkel. ?oRiêng về chính trị thì tôi không thể giống bà Merkel được?.
    Từ khi đóng thế thủ tướng Đức, bà bắt đầu để ý đến chính trị và gia nhập đảng SPD. ?oTôi muốn tham gia hoạt động chính trị và muốn một lần được gặp trực tiếp bà Merkel?. Đó là hai điều ước của người đóng thế thủ tướng Đức.
    Được tmhv sửa chữa / chuyển vào 03:49 ngày 08/02/2006
  5. danhcon

    danhcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Schảnebeck: Bỏằ' ngỏằĐ vỏằ>i con gĂi
    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=3559


    Theo cĂc nguỏằ"n tin cỏằĐa cỏằTng 'ỏằ"ng ngặỏằi Viỏằ?t Nam ỏằY Magdeburg và vạng phỏằƠ cỏưn, mỏằTt ngặỏằi 'àn ông VN ỏằY Schảnebeck 'Ê bỏằp, 'ỏằâa bỏĂn này kỏằf lỏĂi cho mỏạ. Mỏạ nó 'Ê 'em chuyỏằ?n này thông bĂo cho cô giĂo biỏt và ngặỏằi giĂo viên này 'Ê bĂo cho cỏÊnh sĂt.
    ĐặỏằÊc biỏt ngặỏằi 'àn ông này trặỏằ>c kia là công nhÂn lao 'ỏằTng xuỏƠt khỏâu 'Ê 'ón vỏằÊ con sang 'oàn tỏằƠ tỏằô lÂu. Hiỏằ?n nay có nhiỏằu nguỏằ"n tin thỏƠt thiỏằ?t thêu dỏằ?t thên vỏằ vỏằƠ này trong dặ luỏưn cỏằTng 'ỏằ"ng ngặỏằi Viỏằ?t Nam ỏằY 'Ây.
    VỏằƠ viỏằ?c còn 'ang 'ặỏằÊc tiỏn hành 'iỏằu tra. Chỏằ? có mỏằTt 'iỏằu chỏc chỏn 'ặỏằÊc khỏng 'ỏằi 'ỏằâa con gĂi và ông ta vỏôn 'ang bỏằ< tỏĂm giam.
  6. danhcon

    danhcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Cơn bif cực cu?a ngươ?i Việt tại Đức
    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=3615

    Ngươ?i Việt ơ? Potsdam đang gặp nhiê?u khó khăn
    La?n gió mu?a đông lạnh lefo thô?i qua khu chợ vắng ve?, khiến mấy khách ha?ng đang đi dạo bên trong vội chi?nh lại chiếc muf len cu?a mi?nh.
    Mấy món ha?ng may mặc re? tiê?n đung đưa trước gió, trong khi nhưfng ngươ?i bán co ro trong cái lạnh.
    Chợ Potsdam mu?a đông la? một nơi chă?ng dêf chịu gi?. Có thê? thấy nhưfng ngươ?i Việt Nam bán ha?ng ơ? đây không mấy ha?i lo?ng. Một phụ nưf 38 tuô?i không muốn cho biết tên nói:
    "Tôi không có việc la?m va? chi? kiếm sống nhơ? bán ha?ng ơ? đây. Trước kia ha?ng bán chạy hơn bây giơ?".
    "Có thê? bây giơ? ngươ?i ta không có nhiê?u tiê?n như xưa. Chúng tôi bây giơ? ít khách hơn trước".
    Một ngươ?i bán ha?ng khác la? nam giới nhiê?u tuô?i hơn, cufng xác nhận la? ha?ng họ bây giơ? không được như trước kia nưfa.
    Thơ?i Chiến tranh lạnh
    Ca? hai ngươ?i bán ha?ng nói trên đê?u tới Đông Đức trong nhưfng năm 1980 trong diện Vertragsarbeiter, tức công nhân theo dạng hợp đô?ng. Ha?ng chục nga?n ngươ?i Việt đaf nhận việc la?m tại các doanh nghiệp cu?a nha? nước, khác với số ngươ?i tỵ nạn hay ''thuyê?n nhân'' bo? Việt Nam chạy tới Tây Đức.
    Thế nhưng khi chu? nghifa cộng sa?n sụp đô? thi? nhưfng công nhân na?y pha?i xoay sang kiếm sống một cách vô cu?ng cực nhọc, nhiê?u khi la?m việc tới 12 hay 14 tiếng đô?ng hô? một nga?y, va? chu? yếu la? bán ha?ng dệt may re? tiê?n nhập tư? châu Á.

    Năm mới cufng mang theo nhưfng lo lắng mới
    Ba? Tamara Hentschel, ngươ?i đứng đâ?u một tô? chức thiện nguyện chuyên hôf trợ ngươ?i Việt, gia?i thích:
    "Nhưfng Vertragsarbeiter chi? có the? cư trú ơ? Đông Đức ma? thôi, thế cho nên ngay ca? sau khi nước Đức hợp nhất thi? họ không thê? sang Tây Đức đê? la?m việc".
    "Họ bị kẹt lại Đông Đức, nơi ma? ty? lệ thất nghiệp tự nó cufng đaf rất cao, va? pha?i tự bắt đâ?u công việc kinh doanh".
    Lúc na?y, theo ba? Hentschel, ngươ?i Việt đang pha?i chịu a?nh hươ?ng tiêu cực cu?a nê?n kinh tế Đức, va? pha?i chịu cạnh tranh tư? các cư?a ha?ng lớn bán ha?ng với giá re? hơn.
    "Nhiê?u ngươ?i vâfn co?n la?m ăn tốt. Thế nhưng đối với đại đa số họ, ti?nh hi?nh rất khó khăn. Ha?ng nga?n ngươ?i trong số họ sef phá sa?n trong thơ?i gian tới".
    Căng thă?ng trong gia đi?nh
    Ba? Hentschel có ba?i nói chuyện tại một buô?i lêf ơ? Berlin nhân dịp năm mới Âm lịch. Không khí buô?i lêf khá thoa?i mái va? nhưfng tiê?u thương Việt Nam nâng cốc chúc nhau may mắn.
    Thế nhưng đă?ng sau ve? thoa?i mái đó la? nhiê?u vấn đê?.
    Ba? Hentschel nói :" Nhiê?u ngươ?i trong số họ đang cố gắng khắc phục khó khăn bă?ng cách la?m việc cật lực hơn va? tiết kiệm chit iêu hơn trước".
    "Nhiê?u ngươ?i thậm chí co?n hu?y hợp đô?ng ba?o hiê?m y tế cu?a mi?nh".
    Va? các khó khăn vê? kế sinh nhai không pha?i la? nhưfng vấn đê? duy nhất. Ba? Karin Weiss, một nha? xaf hội học tư?ng nghiên cứu vê? các Vertragsarbeiter cho biết nhưfng ngươ?i na?y co?n hay gặp pha?i các vấn đê? trong cuộc sống gia đi?nh vi? khác biệt ngôn ngưf.
    "Họ pha?i la?m việc ca? nga?y nên con cái thươ?ng được gư?i tới trươ?ng Đức học bán trú. Đa số tre? con Việt Nam nói tiếng Đức, học văn hóa va? lối sống Đức".
    "Trong khi cha mẹ chúng chă?ng có lúc na?o ma? học tiếng ca? thi? bọn tre? con lại chi? nói tiếng Đức. Tiếng Việt đối với chúng la? tiếng thứ hai".

    Cufng có ngươ?i la?m ăn tha?nh đạt
    Thế nhưng ba? Weiss nhất mạnh ră?ng cufng có các trươ?ng hợp ngươ?i Việt tha?nh đạt. Tre? em Việt Nam nói chung học gio?i vi nhiêfm tính câ?n cu? chăm chi? tư? cha mẹ chúng.
    Một số cựu Vertragsarbeiter cufng tha?nh công trong kinh doanh.
    Thí dụ như ông Vuf Duy Toa?n, một doanh nhân Việt Nam, chu? VDT Touristik, một công ty du lịch.
    Ông tới Đức năm 1981 đê? học hóa học tại một trươ?ng đại học ơ? Đông Đức.
    Sau khi nước Đức thống nhất, ông bị thất nghiệp thế nhưng sau đó bắt đâ?u la?m cho một công ty du lịch va?o năm 1992.
    Tưư? 1994 ông bắt đâ?u công ty du lịch cu?a riêng mi?nh va? nay có tới sáu nga?n khách ha?ng tư? toa?n nước Đức.
    "Với con số năm triệu ngươ?i Đức thất nghiệp thi? cơ hội kiếm việc cu?a ngươ?i Việt Nam la? không có. Bơ?i vậy họ pha?i tự nghif ra việc đê? la?m va? khi sức mua cu?a ngươ?i dân thấp xuống thi? cuộc sống cu?a họ bị a?nh hươ?ng ngay".
    "Việc la?m ăn cu?a các công ty du lịch cufng tương tự vậy, thế nhưng rất may la? ngươ?i Việt Nam nói chung rất gắn bó với gia đi?nh va? quê hương nên họ luôn ti?m cách vê? thăm Việt Nam ít nhất ba năm một lâ?n".
  7. tmhv

    tmhv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    ?oQuốc hội? của sinh viên

    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=3705
  8. tmhv

    tmhv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Đức bác tin trao kế hoạch chiến tranh của Iraq cho Mỹ
    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=3840
  9. danhcon

    danhcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Đông Đức tư? gánh nặng tha?nh gương sáng
    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=3995
  10. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    Thứ năm, 16/3/2006, 15:50 GMT+7
    Những gia đình sinh viên Việt ở Đức
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Nguoi-Viet-5-chau/2006/03/3B9E7B86/
    Họ là sinh viên cao học, hoặc nghiên cứu sinh tại các trường đại học của Đức, thành hôn trong nước sau đó bảo lãnh cho vợ hoặc chồng sang Đức sinh sống.
    Là những gia đình trí thức, lại được chính phủ nước sở tại trợ cấp nên cuộc sống của họ khá phong lưu và có nhiều điều khác biệt so với ở trong nước.
    Cặp vợ chồng trẻ Thu Hà - Thanh Ngọc là một ví dụ. Thu Hà là sinh viên cao học ngành Dược-Sinh tại ĐH Aachen. Ngọc, giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội, hiện là nghiên cứu sinh ở cùng trường Aachen.
    Tốt nghiệp cao học tại Bỉ, Ngọc giành luôn học bổng của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) rồi sang làm nghiên cứu sinh cách đây hơn 1 năm. Chỉ vài tháng sau, anh đã hoàn thành thủ tục bảo lãnh đưa cả vợ con sang Đức.
    ?oCuộc sống khá dễ chịu và hạnh phúc, nhất là thời gian mình chưa đi học. Cứ như là bọn mình đang đi tuần trăng mật ấy? - Hà kể. Quả thật, với phong cảnh thơ mộng của châu Âu, chắc hẳn cặp vợ chồng nào mới sang cũng như được sống lại những ngày trăng mật lãng mạn.
    Cách đây mấy tháng, vợ chồng Hà lại đón mẹ sang chăm con giúp nên họ lại càng có nhiều thời gian cho công việc học tập và chăm sóc gia đình hơn trước. Trước khi đón mẹ sang, họ cũng không mất nhiều thời gian cho con gái bởi hằng ngày cháu được chăm sóc tại lớp mẫu giáo của trường nơi hai người theo học.
    Dù giá cả đắt đỏ và phải chi phí rất nhiều khoản, cặp vợ chồng trẻ này cũng không phải lo đến vấn đề tài chính bởi cả hai đều được nhận học bổng của DAAD. ?oVới mức học bổng hiện tại, cuộc sống của cả gia đình nói chung là ổn? - Hà cho biết.
    Chi phí lớn nhất là tiền thuê nhà, mất đứt khoảng 1/3 thu nhập. Do có con nhỏ, cần căn hộ rộng, có phòng riêng cho con nên vợ chồng Hà thuê căn hộ rộng hơn 70 m2.
    Khi Ngọc xin bảo lãnh cho vợ con sang đây, phía Đức yêu cầu phải đảm bảo tối thiểu 12 m2 cho mỗi thành viên trong gia đình. Chi phí ăn uống không quá tốn kém nếu chịu khó mua thức ăn trong những siêu thị rẻ của các hãng Aldi, Lidl, Pennymarkt.
    Thậm chí, giá đường, sữa, bánh kẹo còn rẻ hơn nhiều so với giá những thứ này được bán ở Việt Nam. Mới đến Đức được 1 năm, nhưng cả nhà đã có dịp đi du lịch vài nước châu Âu láng giềng do cân đối được các khoản thu chi. Đi du lịch trong nước Đức lại càng dễ. Chỉ cần chịu khó lên mạng là có thể tìm thấy những chương trình khuyến mãi đi khắp nước Đức vào cuối tuần bằng tàu cho 5 người chỉ mất 30 euro.
    Cuộc sống của gia đình Hà - Ngọc cũng diễn ra bình lặng như những gia đình bản xứ. 2 ngày nghỉ cuối tuần là thời gian riêng tư để sum họp, vui chơi của mỗi gia đình. Những ngày này, dù bận rộn đến mấy, họ dứt hẳn khỏi công việc và hầu như không bị vướng bận bởi tiệc tùng, cưới hỏi, ma chay.
    Những sự kiện này thường được người Đức tổ chức đơn giản, nhanh gọn trong diện quan hệ hẹp. Muốn tặng quà cho bạn bè, Hà - Ngọc cũng phải bàn tính rất kỹ bởi người Đức không có thói quen nhận quà không có lý do và sẽ tìm mọi cách đáp lại.
    Sinh con mà cứ nhàn tênh
    Trong những cái sướng của các bà mẹ sinh viên Việt ở Đức phải kể đến chuyện sinh nở. ?oSinh con mà cứ nhàn tênh? - Quế Anh, nghiên cứu sinh ngành Luật so sánh ĐH Lueneburg với kinh nghiệm 1 lần ?ovượt cạn? ở Đức, cho biết.
    Chồng cô, Tuấn Hải, nghiên cứu sau Tiến sĩ ngành Hóa ĐH Hamburg cũng chẳng phải chạy ngược, chạy xuôi lo tìm bệnh viện, bác sĩ và bà đỡ như ở nhà. Họ cũng chẳng mất bất kỳ khoản bồi dưỡng hay lót tay nào cho bác sĩ để con mình được chú ý và chăm sóc tốt hơn.
    ?oMình chẳng phải lo lắng gì vì đã đóng bảo hiểm đầy đủ?. Bảo hiểm y tế thông thường dao động từ 50 đến 150 euro/tháng, tùy độ tuổi và loại hình bảo hiểm.
    Từ khi bắt đầu mang thai đến sau khi sinh nở, mẹ con Quế Anh được chăm sóc miễn phí, mọi chi phí phía bảo hiểm y tế thanh toán cho bệnh viện. Trong thời gian mang thai, cô được khám thai 6 lần.
    Bà mẹ này được tham dự lớp tập huấn chuẩn bị sinh, sinh xong lại tiếp tục được học lớp phục hồi sức khỏe cho bà mẹ. 10 ngày sau khi sinh, bác sĩ đến tận nhà theo dõi sức khỏe 2 mẹ con và tư vấn chăm sóc sắc đẹp cho mẹ. Ngoài ra, bà mẹ còn được trợ cấp mang thai cho khoảng thời gian 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh (Mutterschutzgeld), trợ cấp từ hội chữ thập đỏ và từ bộ phận quản lý sinh viên của trường.
    Dù sinh ở Việt Nam, nhưng con gái của Thu Hiền - nghiên cứu sinh ngành Tiền tệ Ngân hàng ĐH Martin-Luther Universitaet Halle Witternberg - vẫn được nhận khoản trợ cấp 150 euro/tháng dành cho trẻ em sinh ra tại Đức hoặc đến cư trú hợp pháp.
    Khoản trợ cấp này được duy trì đến khi cô con gái Thu Hiền 18 tuổi. ?oCho nên nhiều người khuyên mình sinh thêm một em bé nữa rồi tính tiếp đường học. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì bọn mình cũng không quên nhiệm vụ chính là học? - Hiền tâm sự.
    (Theo Tiền Phong)

Chia sẻ trang này