1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự nước Đức.

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi Quake3games, 12/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heiner

    heiner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2005
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
    Thứ bảy, 18/3/2006, 10:43 GMT+7
    Cựu thủ tướng Đức sẵn sàng làm cố vấn cho VN
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/03/3B9E7C78/
    Hai lần trước đến VN với tư cách nguyên thủ quốc gia, lần trở lại này, ông Gerhard Schroeder tỏ ra mãn nguyện trong vai trò cố vấn cấp cao của tập đoàn in ấn và truyền thông Ringier AG (Thuỵ Sĩ). Trao đổi với báo giới tối qua tại Hà Nội, ông cho biết sẵn sàng cố vấn miễn phí cho Chính phủ VN.
    "Tôi không hụt hẫng. Không có chính trường thì đời vẫn đẹp", ông trả lời như vậy khi được hỏi về tâm trạng sau ngày rời vị trí người đứng đầu của một cường quốc kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
    Ông dường như rất hài lòng với công việc hiện nay, cố vấn về các vấn đề quan hệ quốc tế để giúp cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn Ringier AG. Thiện cảm và sự hiểu biết của ông về văn hoá, lịch sử VN cũng giúp cho Ringier hiểu thêm nhiều về nơi mà tập đoàn này đã kinh doanh tròn 15 năm qua.
    "Nếu Chính phủ VN đặt ra cho tôi một câu hỏi và tôi có khả năng giúp đỡ để giải thích câu hỏi đó, tôi sẵn sàng đưa ra câu trả lời miễn phí. Tôi sẵn sàng làm với tư cách cố vấn miễn phí cho Chính phủ Việt Nam. Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam cần một lời khuyên của tôi, tôi sẵn sàng đưa ra lời khuyên của mình trên cơ sở tình hữu nghị giữa hai bên", ông trao đổi với các phóng viên tối qua.
    [​IMG]
    Ông Gerhard Schroeder đến thăm VN cùng Chủ tịch tập đoàn Ringier AG, ông Michael Ringier, nhân dịp kỷ niệm 15 năm tập đoàn này hoạt động tại VN. Mục đích của chuyến thăm ngoài việc thể hiện quyết tâm hoạt động kinh doanh lâu dài tại đây, Ringier AG còn thể hiện sự thiện chí, sự nghiêm túc và cam kết không những trong các hoạt động kinh doanh mà còn trong hoạt động nhân đạo của công ty tại Việt Nam.
    Cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Ringier và ông Gerhard Schroeder đã có buổi tiếp kiến Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Phan Văn Khải.
    Tại buổi tiệc chiêu đãi tối qua ở Hà Nội, đại diện của Trung ương đoàn TNCS HCM đã trao tặng ông Michael Ringier kỷ niệm chương vì thế hệ trẻ nhằm đánh giá những đóng góp của Công ty Ringier AG vào các hoạt động của thanh niên trong gần 15 năm qua. Đồng thời Hội liên hiệp phụ nữ VN cũng trao tặng kỷ niệm chương của Hội cho ông vì những đóng góp nhân đạo của công ty thông qua quỹ Dariu cho chương trình xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ nông thôn VN trong gần 5 năm qua. Thay mặt quỹ Dariu, ông Michael Ringier đã trao tặng cho trường Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố thuộc quận Hoàn Kiếm một bộ máy vi tính và máy in đặc chủng để có thể in tài liệu dưới dạng chữ nổi dành cho người khiếm thị.
    Ringier có mặt từ những ngày đầu VN mở cửa và sau đó quyết định đầu tư vào lĩnh vực xuất bản báo chí tại đây. Từ năm 1991, Ringier bắt đầu đầu tư vào Thời Báo Kinh tế Việt Nam, sau đó là tạp chí Thời Trang Trẻ.
    X.H.
  2. danhcon

    danhcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Frank Gerke, tín đồ nhạc Trịnh
    05/04/2006
    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=4321

    Frank Gerke hát trước mộ Trịnh Công Sơn
    Một buổi chiều tháng ba gần đây, có một người nước ngoài cao to ôm đàn ngồi hát những ca khúc của Trịnh ngay trước phần mộ của người nhạc sĩ đã khuất. Trong không gian yên tĩnh, vắng lặng của nghĩa trang, tiếng hát anh trầm ấm bay xa...
    Với những ai chưa biết Frank Gerke hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến anh chàng người Đức hát bằng tiếng Việt tròn tiếng, rõ lời, với ngữ điệu không bị cứng và với một cảm xúc có thể thấy rõ trên gương mặt.
    Đó chính là Trịnh Công Long mà nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng giới thiệu trên TTCN. Đó cũng chính là tác giả một chùm thơ viết bằng tiếng Việt từng được nhà thơ Nguyễn Duy giới thiệu trên TTCN. Nhưng vẫn còn nhiều điều thú vị khác ở Long hay Frank.
    Chẳng hạn, anh chàng người Đức 42 tuổi này thông thạo Hán văn, đã tốt nghiệp Đại học Bonn về văn học Trung Quốc, làm luận văn cao học về nhà văn Tào Ngu trước khi thông thạo tiếng Việt và làm luận án tiến sĩ về đối chiếu văn học VN và văn học Trung Quốc thời kỳ đổi mới, cải cách. Nhưng bất ngờ là khi được hỏi vì sao lại chọn Trung văn để học ở đại học, Trịnh Công Long chìa ngay ra một nắm đấm chắc nụi - một cánh tay gân guốc, khỏe mạnh của con nhà võ.
    * Vì võ thuật ư?
    - Đúng vậy. Long mê võ từ bé. Hiện là võ sư đệ tam đẳng karate, từng thi đấu quốc tế và sắp thi lên tứ đẳng. Mê võ nên Long tìm hiểu võ thuật, võ đạo phương Đông rồi từ đó bước sang lĩnh vực văn chương lúc nào không hay.
    Long còn đùa, bảo: để có được vốn tiếng Việt như hiện nay (Long không chỉ làm thơ bằng tiếng Việt mà còn có thể viết truyện ngắn, viết tiểu luận văn học bằng tiếng Việt thật trơn tru, còn nói tiếng Việt thì có thể diễn đạt đủ cách với một vốn từ đời sống khá dồi dào) là nhờ học từ những quán... thịt chó! Từng làm việc nhiều năm tại VN trong một chương trình về phát triển cây cà phê tại Tây nguyên, hiện Long sang Áo, sống tại thành Vienne.
    Sắp tới đây, Long sẽ sang VN làm việc với tư cách là chuyên viên của một dự án cải tạo hệ thống đường sắt tại VN do Bộ Giao thông nước Cộng hòa Áo tài trợ và ?osẽ sống luôn ở VN?. Làm công việc ấy nhưng Long vẫn dành thời gian cho văn chương, nghệ thuật. Anh đã bắt đầu dịch sang tiếng Đức những bài thơ thiền trong tập Thơ thiền Lý - Trần.
    * Khi làm luận án tiến sĩ, những tác phẩm nào của VN được Long đọc và tìm hiểu kỹ nhất? Tác phẩm nào (cả cổ điển lẫn hiện đại, cả văn xuôi lẫn thơ) được Long thích nhất?
    - Để làm luận án Long đã nghiên cứu, chủ yếu về văn xuôi, những tác giả VN như Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Sáng... Đã đọc hết tác phẩm của các tác giả kể trên và bình luận về văn chương của họ trong luận án. Về sau Long đã từng dịch sang tiếng Đức một số truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng cũng như thơ Nguyễn Duy, thơ Hồ Xuân Hương và dĩ nhiên không thể thiếu ca khúc Trịnh Công Sơn.
    Cũng có thể nói cho đến nay đó là những nhà văn, nhà thơ Long ưa thích nhất dù còn đọc và thích nhiều tác giả khác như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính của thơ; Tô Hoài, Nhất Linh, Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Hồ Biểu Chánh... của văn xuôi.
    * Riêng với Trịnh Công Sơn thì Long quen và thân cách nào?
    - Đó là vào năm 1996, nhân dịp có một triển lãm sách Đức tại TP.HCM mà Long tham gia tổ chức. Một buổi trưa, khoảng ba ngày trước khi khai mạc triển lãm, Long uống bia hơi tại nhà một người bạn VN. Vì chỉ mới mời được duy nhất nhà văn Nguyễn Quang Sáng dự lễ khai mạc, nên Long đề nghị với anh bạn nên mời Trịnh Công Sơn.
    Vậy là Long và bạn phóng xe qua Hội Âm nhạc xin địa chỉ của anh Sơn. Đúng chiều hôm đó Long đến nhà anh Sơn nói chuyện về triển lãm và uống vài ly rượu. Sau đó gần như buổi trưa nào Long cũng ghé nhà anh Sơn ăn cơm...
    * Khi đó Long đã biết gì về âm nhạc Trịnh Công Sơn chưa?
    - Đã biết. Khi còn là học sinh trung học (cấp III) bên Đức, Long đã làm quen với vài người Việt. Vì không biết tiếng Việt, chả hiểu họ nói chuyện gì với nhau nên Long bắt đầu học tiếng Việt mỗi tuần một buổi tại nhà anh Vinh, một trong những người VN Long quen khi đó.
    Anh Vinh lại rất thích nhạc Trịnh Công Sơn và có tặng cho Long một băng cassette ?oSơn Ca 7? nên lần đầu tiên Long nghe nhạc Trịnh Công Sơn là qua tiếng hát Khánh Ly. Mặc dù gần như không hiểu gì hết về ca từ nhưng không biết vì sao Long vẫn mê nhạc anh Sơn ngay. Hồi đó Long mới 17 tuổi và không thể tưởng tượng nổi có một ngày được làm quen và kết bạn với chính tác giả của những ca khúc trong cái băng cassette ấy!
    * Long thích nhất những ca khúc nào của Trịnh Công Sơn và vì sao lại thích, bởi để có thể cảm được những lời hát trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, với một người nước ngoài như Long đâu phải dễ dàng?
    - Nói chung Long thích tất cả các bài hát của anh Sơn - những bài phản chiến, yêu quê hương, những bài trữ tình hoặc đầy tính triết lý... Long nghĩ trong nhiều bài hát của mình anh Sơn đã cô đọng triết lý đời sống nhân gian của người Việt. Dĩ nhiên để có thể hiểu được lời của những bài hát ấy không dễ chút nào, thậm chí có những ca từ lạ lùng đến mức gần như không thể hiểu được, kể cả với người Việt.
    Nhưng qua thời gian được gần gũi với anh Sơn, Long ngày càng hiểu anh. Có lần, anh Sơn nói với Long: ?oMuốn hiểu âm nhạc của anh thì Long nên biết rằng những ca khúc của anh phản ánh ?ole monde à moi? (cái thế giới riêng của tôi). Long đến chơi với mình thì sẽ hiểu âm nhạc của mình?.
    Có thể nhắc lại chi tiết: cái tên Việt là do Long tự đặt vì tuổi Thìn, còn họ là do chính Trịnh Công Sơn tặng cho anh.
    * * *
    Nhà thơ Nguyễn Duy bảo Frank Gerke là một ?otín đồ thuần thành? của nhạc Trịnh Công Sơn. Bởi Long có thể hát thuộc vài chục bài bằng tiếng Việt và trong những chuyến đi rong ruổi đến nhiều nước, khi cần đàn hát thì anh chỉ hát mỗi một thứ là nhạc Trịnh Công Sơn.
    Nếu bạn có dịp nghe Frank Gerke đàn và hát, chắc bạn cũng tin rằng đó là một người yêu và hiểu nhạc Trịnh Công Sơn chẳng kém bất kỳ người Việt nào yêu mến những Phôi pha, Cát bụi, Ướt mi, Lời buồn thánh... hay Hát trên những xác người, Đại bác ru đêm, Người con gái Việt Nam da vàng...
  3. danhcon

    danhcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Sự báo ứng của Châu Âu
    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=4525
  4. tunphuong

    tunphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Theo Tin tức Việt Đức: http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=4566
    MỌI NGƯỜI CÓ Ý KIẾN GÌ VỀ MẤY CHỖ HIGHLIGHT KHÔNG? HÌNH NHƯ TÁC GIẢ VIẾT CÓ VẺ HƠI... CHỦ QUAN VÀ THIẾU TIN TỨC CHÍNH XÁC....
    Cuộc sống ở Đức có thể khó khăn đối với những người làm việc quá tải hoặc thất nghiệp. Tuy nhiên, đối với giới sinh viên, nó là sân chơi của bia giảm giá, phí thuê nhà thấp và cuộc sống thú vị về đêm. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi biết rằng, hầu hết sinh viên Đức không màng đến chuyện tốt nghiệp cho đến khi họ gần 30 tuổi, thậm chí trên 30.
    Khi bước vào khuôn viên một trường đại học ở Đức, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi "sinh viên đâu rồi nhỉ?". Bạn trông thấy nhiều người đeo túi, tay cầm sách rảo bước khắp nơi, nhưng gương mặt hay bề ngoài của họ không có vẻ gì của một sinh viên. Vâng, đó đích thực là sinh viên "made in Germany" đấy! Một trong những điều đầu tiên người ta nhận thấy khi bước vào một trường đại học tại Đức, là tuổi tác của sinh viên khác xa với bất kỳ trường nào trên thế giới. Trong khi hầu hết sinh viên ở những nơi khác mang bộ mặt măng sữa, ngây thơ mặc dù cố tỏ vẻ ?ota đây đã là người lớn?, sinh viên Đức thật sự đã "mọc nanh" do ở quá lâu trong trường đại học.
    Tuổi trung bình của sinh viên Đức trong học kỳ đầu tiên của năm thứ 1 là 23 tuổi, một phần do nhiều sinh viên mất đến... vài năm chỉ để kết thúc học kỳ ngắn ngủi này. Tuy nhiên, cũng có lý do nhiều thanh niên phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự trước khi vào đại học. Một khi đã lọt vô được cổng trường, sinh viên bắt đầu tận hưởng cuộc sống thoải mái và ít người thật sự đến lớp. Sau khi tìm được chỗ ở và kết bạn với những người cùng thuê phòng trong ký túc xá, những sinh viên này sẽ tìm một việc làm bán thời gian nhàn hạ. Giới chủ thích thuê sinh viên làm thêm vì họ sẽ không phải trả khoản tiền bảo hiểm xã hội hay tiền trợ cấp như thuê người khác. Thực tế cho thấy có nhiều mục rao vặt ghi rõ "chỉ nhận sinh viên". Cuộc sống muôn màu của sinh viên là một khía cạnh khác khiến thời gian ở giảng đường của họ cứ kéo dài ra mãi. Họ có bao nhiêu thứ để mà "bận rộn": hộp đêm, yêu đương, tiệc đứng tiệc ngồi hay những chuyến du lịch ba lô kéo dài 3 tháng xuyên châu Âu. Đó là chưa kể những cuộc biểu tình liên miên chống chiến tranh, chống phát-xít, chống toàn cầu hóa...
    Có nhiều cách để kéo dài quãng đời sinh viên tươi đẹp tại Đức. Cứ cho là bạn đã hoàn thành xong các môn chính, bạn còn có lý do để chưa thể tốt nghiệp: thực tập tại các liên hoan phim, viện bảo tàng hay một đảng chính trị nào đó. Thậm chí một số người mất đến 1 hay 3 năm để hoàn thành luận văn do thường xuyên "xả hơi" tại các bãi biển tuyệt đẹp ở mãi tận Thái Lan. Tại sao phải vội vã khi có hằng hà sa số lý do để trở thành một "cụ" sinh viên: bảo hiểm y tế rẻ, thuế thấp, được giảm giá khi đến các điểm giải trí, du lịch và dĩ nhiên là được trợ giá khi dùng các phương tiện giao thông công cộng. Tại Berlin, sinh viên được tặng kèm thẻ xe buýt, xe lửa khi đóng học phí.
    Tuy nhiên, cuối cùng thì chính phủ Đức cũng để ý đến các "cụ" sinh viên này. Đối mặt với tình trạng sinh viên quá đông trong khi nguồn tài chính ít ỏi, một vài bang đã bắt đầu tăng học phí đối với các sinh viên "dài hạn". Những người vẫn chưa tốt nghiệp sau 15 học kỳ (tương đương với 7 năm rưỡi) sẽ phải đóng đến 600 USD/học kỳ so với mức bình thường vào khoảng 180 USD. Biện pháp này có vẻ mang lại hiệu quả. Tuổi trung bình một sinh viên hoàn thành bậc đại học đã giảm từ 30 trong năm 2002 xuống còn 28 trong năm 2005. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn... bàng hoàng khi bị ép phải rời trường học ở độ tuổi 30. Tất nhiên, cũng sẽ có ông chủ nhận những người có "1 thập niên kinh nghiệm học đại học" cùng tấm bằng đôi siêu hình học và môn gốm Hy Lạp cổ đại, nhưng chắn hẳn các "cụ" sinh viên cuối cùng cũng phải đối mặt với thực tế cuộc sống.
  5. danhcon

    danhcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0


    Những rạn nức của liên minh đen-đỏ

    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=4590
  6. danhcon

    danhcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Chính trị trên sân cỏ World Cup 2006
    http://www.tintucvietduc.net/modules.php?name=News&file=article&sid=5005
  7. deckelrand

    deckelrand Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    132
    Mấy hôm nay để ý vụ 6 người bị bắn trong nhà hàng Tàu http://www.spiegel.de/panorama/0,1518,464503,00.html
    Vậy mà thế quái nào cũng có mấy anh an nam dính vào vụ này
    http://www.n-tv.de/762645.html
    http://magazine.web.de/de/themen/nachrichten/panorama/gewalt/3570538,cc=000005480300035705381DtUSS.html
  8. Thaohuong

    Thaohuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, về những highlight, tớ cũng có nhận xét là tác giả đưa thông tin chưa thực sự chính xác, nếu mà đang ở VN thì tớ tin thật, vì viết cứ như...đúng hết rồi ấy Nhưng cũng đang ngày ngày lên giảng đường, thì tớ thấy sinh viên Đức chăm lắm. Đi học không bị điểm danh như ở Việt Nam, mà lớp đông kín giảng đường luôn, tớ còn lười hơn các bạn ấy đấy chứ, đấy là đang nói chỗ tớ nhé! Còn chỗ tác giả viết bài viết này chắc... khác!
    Thứ hai, tunphuong mà tìm thêm vài bài viết nữa thì cũng có nhiều cái "lạ" lắm, nhưng tại mình không đóng góp, không viết gì, cũng ko hiểu biết nhiều, nên im lặng thôi. Có bài báo rất dài viết về "Sinh viên Đức sống dưới sự nghèo khổ" và trong đó dịch BAföG là học bổng của sinh viên Đức, ở nhà mà đọc, sẽ nghĩ sang đây cố mà kiếm cái học bổng đó mới được!
  9. llittlecasper

    llittlecasper Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    0
    Bài viết chuối, nó quá mang tính chủ quan, sẽ khiến rất nhiều người không học tại Đức cứ nghĩ rằng bọn sinh viên Đức toàn party, chơi bời, không học hành gì. Nhận định đó sẽ hoàn toàn sai lầm, nếu ai đang hay từng học tại Đức, tôi tin sẽ không đưa ra những ý kiến như vậy.
    Bên Đức hay trong châu Âu, độ tuổi sinh viên thường cao hơn ở Việt Nam. Ở Việt Nam khi hết cấp 3, con đường duy nhất là vào đại học, cao đẳng, nhưng bên này khi học hết cấp 3 họ có thể đi làm một vài năm, đi thực tập lấy kinh nghiệm, nên độ tuổi thường lớn hơn so với bên mình. Họ có thể party nhiều, đi du lịch nhiều, đi chơi nhiều, nhưng ngược lại khi học thì rất đáng nể. Hay nên nhớ Đức là nền kinh tế thứ 3 thế giới, nếu sinh viên của họ mà như tác giả viết bài nhận định, thì lấy đâu ra những kỹ sư, tài năng đảm bảo cho nền kinh tế Đức phát triển như bây giờ ?
    Những điều tác giả nêu chỉ là một vài hiện tượng, cá nhân chứ không tiêu biểu.
    Ps: Nhiều lúc mấy ông viết báo đến chuối, toàn theo kiểu câu khách, làm cho nhiều người không biết nhận định sai hết.
  10. tunphuong

    tunphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Post von @seeTrocKD:
    -------------------------------
    Thứ Năm, 07/06/2007 - 11:10 AM


    Đức buộc tội 2 người Việt giết người


    Cảnh sát đang kiểm tra hiện trường vụ thảm sát.
    Theo Hãng tin DPA của Đức, các công tố viên nước này hôm qua cho biết 2 người Việt nhập cư đã chính thức bị buộc tội giết chết 7 người tại một nhà hàng Trung Quốc vào ngày 4/2 vừa qua.
    Những người thiệt mạng là các nhân viên đến từ Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Hong Kong.
    Chủ nhà hàng Lin Yue ở thành phố Sittensen tên là Danny Wing Hong Fan, 36 tuổi, và vợ ông cũng bị bắn chết. Hai nghi can người Việt đã bị cảnh sát Đức bắt một ngày sau khi gây án. Ngoài hành vi giết người, hai người này cũng bị buộc tội cướp máy tính xách tay, tiền mặt và điện thoại di động. Cũng theo các công tố viên, một nghi can khác có thể sớm bị kết tội và vụ xét xử có thể bắt đầu vào tháng tới.
    Vụ thảm sát tại nhà hàng Lin Yue đã khiến cộng đồng châu Á ở Đức bị sốc và gây lo ngại rằng những băng nhóm tội phạm có tổ chức đang đe dọa cộng đồng này. Tuy nhiên, các công tố viên Đức hôm qua tin chắc vụ tấn công chỉ đơn thuần là vụ cướp và chủ nhà hàng bị tra tấn để tiết lộ nơi ông cất tiền. Cảnh sát Đức đang điều tra liệu băng nhóm này có các thành viên khác nữa hay không

    http://www19.dantri.com.vn/Thegioi/2007/6/182314.vip

Chia sẻ trang này