1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự nước Đức.

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi Quake3games, 12/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Hai ứng cử viên tổng thống Đức
    Sau 3 ngày đêm giằng co căng thẳng, vào ngày 4-3, các đảng đối lập Đức đã trình làng ứng cử viên chung cho chức vụ tổng thống Đức.
    Người được CDU, CSU và FDP đề cử là Tiến sĩ Horst Köhler, đương kim Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Theo lời của 3 đảng này, thì Köhler vừa biểu hiện cho sự đoàn kết của phe đối lập mà vừa biểu hiện cho cái mà người Đức hiện nay cần có.
    Köhler là người có kinh nghiệm trên bình diện quốc gia và quốc tế, có thể đẩy mạnh ý chí cải tổ và thay đổi của nước Đức và có thể đại diện cho nước Đức ở ngoại quốc. Ông vừa có lòng quan tâm đến những nước đang phát triển vừa biết rõ những khó khăn của các nước kĩ nghệ.
    Chủ tịch đảng CDU Merkel cũng cho biết rằng bà và Stoiber, chủ tịch đảng CSU, đã không thể thuyết phục ông Westerwelle, Chủ tịch đảng FDP, chấp nhận ứng cử viên do liên đảng CDU/CSU chọn lựa là Wolfgang Schäuble. Nhiều chính trị gia CDU đã lớn tiếng chỉ trích Merkel về sự bỏ rơi này.
    Trong cùng ngày 2 đảng cầm quyền là SPD và Xanh cũng công bố đề nghị bà Giáo sư Tiến sĩ Gesine Schwan làm ứng cử viên tổng thống Đức. Bà Schwan hiện là Viện trưởng Đại học Âu Châu Viadrina ở thành phố Frankfurt/Oder.
    Bà Schwan là giáo sư chính trị học nổi tiếng. Vì 2 đảng chính quyền Xanh-Đỏ không nắm đa số phiếu trong Hội đồng Liên bang (Bundesversammlung), là cơ chế bầu lên tổng thống Đúc vào tháng 5 này, nên bà Schwan ít hi vọng thắng cử hơn ông Köhler.
    Tuy ông Köhler (CDU) và bà Schwan (SPD) có đảng tịch khác nhau nhưng có cùng một số đặc tính: có bằng cấp, quen thuộc với môi trường quốc tế và có niềm tin vào Âu Châu. Cả hai đều sinh năm 1943 và có nhiều liên hệ với Ba Lan.
    Cha mẹ của Köhler là người Rumani gốc Đức, phải chạy trốn Hồng quân Liên Xô và đẻ ông ra ở tỉnh Skierbieszow thuộc Ba Lan. Bà Schwan có thời gian dài ở hai thành phố Ba Lan Warschau và Krakau để viết luận án tiến sĩ về triết gia và nhà Mác xít học Leszek Kolakowski.
    Cả Schwan lẫn Köhler đều làm luận án tiến sĩ chính trị tại trường đại học Tübingen. Schwan nhảy vào lãnh vực đại học và trở thành giáo sư chính trị học tại Đại học Tự do Berlin. Bà viết rất nhiều về lí thuyết dân chủ và về nền văn hoá chính trị, chỉ riêng tên tác phẩm của bà cũng đủ lấp đầy 10 trang giấy.
    Sau nhiều năm giảng dạy ở Hoa kỳ, bà Schwan được mời về làm Viện trưởng Đại học Viadrina, một đại học với tỉ lệ sinh viên ngoại quốc cao nhất nước Đức (1/3 sinh viên là người Ba Lan). Ở đây, bà khuyến khích việc nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến toàn Âu Châu.
    Köhler đi vào con đường chính trị. Ông lần lượt làm việc tại bộ kinh tế liên bang, văn phòng thống đốc bang Schleswig-Holstein, bộ tài chính liên bang. Ông là cha đẻ của chính sách thống nhất tiền tệ và kinh tế của 2 nước Đức vào năm 1989.
    Từ năm 1990 ông cố vấn về chính sách tài chính cho thủ tướng Kohl và là người đại diện Đức thương thảo về Hiệp ước Thống nhất Tiền tệ Âu Châu. Năm 1992 Köhler trở thành Chủ tịch Liên hội các Quĩ Tiết kiệm và được thủ tướng Kohl gửi đến Nam Dương để tìm cách hạn chế cơn khủng hoảng tài chính Á Châu.
    Cũng trong năm 2002 ông trở thành Chủ tịch Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Âu Châu (EBRD). EBRD chuyên tài trợ cho tiến trình chuyển đổi ở Đông Âu. Đầu năm 2000 ông được thủ tướng Schröder đề nghị vào chức vụ Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IWF).
    Trong giới chuyên môn, ông được trọng nể vì ông quan niệm IWF phải trở lại với nhiệm vụ chủ yếu của nó là cứu chữa những cơ khủng hoảng tài chính và vì ông có thái độ thông cảm với sự khó khăn của những nước phát triển đang mang nợ.
    ---------------------------------------
    Liên đảng đưa ra luật lao động mới
    Để tạo nhiều việc làm và khẩn trương giải quyết nạn thất nghiệp, liên đảng bảo thủ đối lập CDU-CSU đã đưa ra một số ý kiến đòi chấn chỉnh lại quyền lợi và quy ước lao động tại Đức. Dự thảo quyết định qua đó được phát ngôn đảng CDU xác nhận hôm 6-3, đòi sửa đổi một cách gắt gao và triệt để các điều luật hiện hành mà trong đó, có cả quyền được bảo vệ không sa thải theo CDU-CSU cần nên dẹp bỏ toàn phần đối với công nhân viên mới nhận việc trong 4 năm đầu tiên! Ngay trong lập trường này, phe Liên đảng tức thời đã bị nhiều phía trong và ngoài đảng chỉ trích gay gắt.
    Cũng theo dự thảo đưa ra, quy ước lương và điều kiện lao động ràng buộc (giữa phe chủ và nghiệp đoàn) cũng có thể không cần ứng dụng trong trường hợp xí nghiệp tách khỏi Hiệp hội chủ nhân -là tổ chức bao dàn quyền lợi người chủ đối đầu với phía công đoàn. Sự liên kết vì công ăn việc làm tại phân xưởng trong tương lai cần đơn giản hoá và tương nhượng thêm nhiều đặc quyền quyết định tại địa phương cho xí nghiệp nhỏ. Ngoài ra giới hạn về sự mở cửa thương mại từ thứ Hai-thứ Bảy cũng phải được bãi miễn về nguyên tắc toàn bộ.
    Để biện hộ cho chủ xướng thay đổi này, tổng thư kí đảng CSU -Markus Soeder- còn cho là luật lệ hiện hành đã ngăn cản đà tăng triển trong kinh tế mà theo ông phương thức nào tạo ra việc làm đều mang tính xã hội.
    Ngay Hermann-Josef Arentz, chủ tịch CDA (Christlich-Demokratische Arbeitnehmerschaft), một tổ chức ngoại vi CDU đại diện cánh công nhân dân chủ-thiên chúa giáo, đã lên tiếng yêu cầu rút lại quyết định trên. Dự thảo theo ông đã ?zlạm dụng tình trạng kinh tế èo uột hiện nay mà trách nhiệm gây ra do Liên minh cầm quyền Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) tại Berlin, để chèn ép quyền lợi người lao động?o. Biện pháp theo Arentz cũng sẽ không đưa ra tăng triển, tạo được nhiều việc làm hơn mà chỉ gây thêm khủng hoảng sâu đậm và ?zcăng thẳng lâu dài?o giữa mọi phe phái.
    Ludwig Stiegler, phó trưởng khối dân biểu SPD tại Quốc hội cho các đề nghị CDU-CSU là một sự đánh phá thô bạo lên những giá trị cơ bản về quyền lao động. Chủ tịch tổ chức nghiệp đoàn Kim khí IG Metall Juergen Peters ghi nhận đây còn hành động ?ztấn công điên cuồng đến quyền lợi người đi làm và nền tảng dân chủ xã hội tại Đức?o và bằng cách này theo Peters, CDU-CSU cũng chỉ muốn đưa tập thể công nhân Đức lao lụng trở lại vào thế kỷ thứ 19!
    Bà Marget Moenig-Raane, phó chủ tịch nghiệp đoàn truyền thông ver. Di còn cảnh giác thêm là cử tri Đức nên nhìn kỹ và ghi nhận những gì CDU-CSU đang chủ xướng để biết chắc là điều gì sẽ xảy ra một khi phe bảo thủ lên cầm quyền thay Đỏ-Xanh.
    ---------------------------------------

    ?zMinijob" thành công vực mức
    Sĩ số công việc làm ngắn hạn, đơn giản không đáng kể tại Đức hiện đã lên đến gần 7,5 triệu chỗ được chính thức ghi nhận. Con số cập nhật mới nhất cũng đã cao hơn lần thống kê hồi tháng 11-2003 gần 260 000 vụ và tính từ khi chương trình ?zMini-Jobs?o được áp dụng cách đây một năm cho đến cuối 2003 qua đã đem lại nhiều tài khoản thu nhập cho quỹ xã hội chính quyền như sau: 1,2 tỉ Euro bảo hiểm hưu trí; 1,1 tỉ đóng góp cho y tế và 159 triệu Euro thuế khoá cho nhà nước liên bang.
    Qua biện pháp còn được gọi là ?z400-Euro-Jobs?o (trước đó còn là 325 Euro), chính quyền Đức đã khuyến khích hãng xưởng cũng như người đi làm thích ứng hơn trong công việc phụ trội và như thế cũng sẽ tạo dựng được nhiều việc làm cùng có lợi cho mọi phía.
    Chương trình nầy cũng đã đi từ chính sách cải tổ thị trường nhân dụng của Uỷ ban Hartz (tên vị trưởng điều hành là Peter Hartz, giám đốc phòng nhân viên công ty xe VW), nhằm chận bớt tình trạng làm chui lậu thuế ở các công việc thấp kém, ngắn hạn và cũng thích nghi theo nhu cầu phe kinh tế đòi hỏi về giờ giấc lao động được uyển chuyển. Cho đến 400 Euro/tháng, người đi làm khỏi phải trả thuế và chủ nhân thuê mướn cũng chỉ phải đóng góp ít đi phụ phí xã hội và thuế khoá. Mức giới hạn được ưu tiên về thuế khoá cũng như đóng góp bảo hiểm xã hội theo quy định còn là 800 Euro/tháng. Cá nhân Hartz cũng đã chủ trương là nên cho phép các Minijob hiện nay tăng từ 400 lên 500 Euro/tháng để động lực thêm cho sự cải tổ thị trường.
    Các tổ chức nghiệp đoàn lao động tuy nhiên đã dè dặt lo ngại là biện pháp này cũng sẽ bị phe chủ nhân vì lợi điểm kinh tế sẽ lạm dụng, phân tán đi các việc làm toàn thời gian thông thường và tình trạng bóc lột bất công cũng sẽ ngày càng gia tăng.
    Cho đến nay theo ghi nhận, việc làm Minijob cũng chỉ được tận dụng khai triển nhiều trong lĩnh vực phục dịch tư nhân như nội trợ, giữ trẻ -cho gần 3,3 triệu nơi- mà con số chính thức đăng ký chỉ là 50 ngàn trường hợp.

     
  2. sweet-briar

    sweet-briar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    0
    Tăng rồi chẳng phải chờ đến mùng 1 tháng 4, Wochenendeticket bây giờ mua ở reisezentrum thì là 30,, còn automat vẫn 28,, nên các bác chịu khó đứng bấm bấm ở automat. Cái chuyện đền tiền nếu zug đến muộn thì có lâu rồi, năm ngoái lận em đi từ leipzig lên berlin bằng ICE, nó đến muộn hơn 30'', mỗi người được 1 cái gutschein 10,, lần sau đi mua vé thì đưa cái gutschein ra, được trừ 10,, nhưng còn lâu bọn nó mới đưa tiền mặt.
    DB mà cứ tăng giá thế này thì chết con nhà người ta. Như em có việc xuống leipzig thì cứ đi interconnex cho nó rẻ. Tarif cho sinh viên có 11,20,, mà người VN mình 40 cứ kêu 27 thì bọn nó cũng biết khối. Mỗi tội đông, ko nhanh chân là đứng, mà 1 ngày có mỗi 1 chuyến cũng bất tiện, nhưng tiết kiệm được bao nhiêu tiền xá gì mấy chuyện lẻ tẻ nhẩy


    finding...
    a piece of something...
    to call mine
  3. sweet-briar

    sweet-briar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    0
    Tăng rồi chẳng phải chờ đến mùng 1 tháng 4, Wochenendeticket bây giờ mua ở reisezentrum thì là 30,, còn automat vẫn 28,, nên các bác chịu khó đứng bấm bấm ở automat. Cái chuyện đền tiền nếu zug đến muộn thì có lâu rồi, năm ngoái lận em đi từ leipzig lên berlin bằng ICE, nó đến muộn hơn 30'', mỗi người được 1 cái gutschein 10,, lần sau đi mua vé thì đưa cái gutschein ra, được trừ 10,, nhưng còn lâu bọn nó mới đưa tiền mặt.
    DB mà cứ tăng giá thế này thì chết con nhà người ta. Như em có việc xuống leipzig thì cứ đi interconnex cho nó rẻ. Tarif cho sinh viên có 11,20,, mà người VN mình 40 cứ kêu 27 thì bọn nó cũng biết khối. Mỗi tội đông, ko nhanh chân là đứng, mà 1 ngày có mỗi 1 chuyến cũng bất tiện, nhưng tiết kiệm được bao nhiêu tiền xá gì mấy chuyện lẻ tẻ nhẩy


    finding...
    a piece of something...
    to call mine
  4. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Cái này dành cho ai ở lz hay Berlin muốn thăm nhau thì vào đây mà xem giá. Hôm nào có thời gian thì cũng đi thử interconnex đến Berlin chơi thăm em Ngọt cái chứ nhỉ
    http://www.interconnex.info/fahrscheine/fpreise.html
     
  5. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Cái này dành cho ai ở lz hay Berlin muốn thăm nhau thì vào đây mà xem giá. Hôm nào có thời gian thì cũng đi thử interconnex đến Berlin chơi thăm em Ngọt cái chứ nhỉ
    http://www.interconnex.info/fahrscheine/fpreise.html
     
  6. sweet-briar

    sweet-briar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    0
    Bác chưa đi cái X này bao giờ à, chán bác quá, nhưng từ leipzig lên bernin đi sơm lắm đấy, 8h sáng kìa, bác có dậy nổi ko mà kêu lên thăm iem. Từ leipzig lên bernin cho người dưới 27 tuổi chỉ có 11,2, thôi, mà kể cả người lớn cũng chỉ 16,, quá rẻ các bác nhỉ.


    finding...
    a piece of something...
    to call mine
  7. sweet-briar

    sweet-briar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    0
    Bác chưa đi cái X này bao giờ à, chán bác quá, nhưng từ leipzig lên bernin đi sơm lắm đấy, 8h sáng kìa, bác có dậy nổi ko mà kêu lên thăm iem. Từ leipzig lên bernin cho người dưới 27 tuổi chỉ có 11,2, thôi, mà kể cả người lớn cũng chỉ 16,, quá rẻ các bác nhỉ.


    finding...
    a piece of something...
    to call mine
  8. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Công ti xe lửa Đức mướn cựu quan chức làm cố vấn
    Báo Süddeutsche Zeitung (SZ) ra ngày 16-3 tố cáo rằng công ti xe lửa Đức (DB) đã mướn 6 cựu quan chức cao cấp ?" trong đó có cựu bộ trưởng giao thông liên bang Klimmt - làm cố vấn để tìm thêm nguồn tài chánh cho công ti. Trong số 6 người này có 4 người thuộc đảng SPD và 2 người thuộc CDU.
    Theo một tài liệu nội bộ thì DB nhờ những chính trị gia này giúp đỡ các giám đốc chi nhánh của DB tìm các nguồn tài trợ. Theo tài liệu này, DB muốn lợi dụng những quan hệ cũ của các chính trị gia này vào những vụ làm ăn mới của công ti, thí dụ như việc cạnh tranh tìm mối hợp đồng vận chuyển trong phạm vi địa phương kí với các chính phủ tiểu bang.
    Báo SZ cho biết có những chính trị gia sau đây làm cố vấn cho DB: cựu Tổng thị trưởng thành phố Baden-Baden Ulrich Wendt (CDU), cựu bộ trưởng tài chính bang Bayern Georg von Waldenfels (CSU), cựu thống đốc bang Bremen Klaus Wedemeier (SPD), cựu chủ tịch Uỷ ban Ngân sách Quốc hội Đức Helmut Wieczorek (SPD), cựu bộ trưởng giao thông liên bang Reinhard Klimmt (SPD) và cựu bộ trưởng giao thông tiểu bang Brandenburg Hartmut Meyer (SPD).
    Riêng Meyer hiện đang bị điều tra về tội tham nhũng. Người trong công ti DB chịu trách nhiệm vận động những chính trị gia này là trưởng phòng tiếp thị Klaus Daubertshäuser và cũng là cựu dân biểu liên bang của đảng SPD. Thí dụ vào cuối năm 2003, Daubertshäuser đã sử dụng những cố vấn của mình khi biết rằng 2 thống đốc Roland Koch (CDU, bang Hessen) và Peer Steinbrück (SPD, Nordrhein-Westfalen) đề nghị cắt giảm trợ cấp cho ngành chuyển vận trên đường sắt.
    Ban lãnh đạo DB cho rằng việc sử dụng các cựu viên chức cao cấp vào việc vận động hành lang là công việc bình thường mà các công ti lớn và các nhóm quyền lợi lớn thường làm. Tuy nhiên DB ?zquên?o không nói đến vụ cựu bộ trưởng Meyer và tổng giám đốc công ti DB Hartmut Mehdorn hiện đang bị biện lí cuộc bang Brandenburg điều tra về tội tham nhũng. Khi còn làm bộ trưởng giao thông bang Brandenburg, ông Meyer đã kí với DB một hợp đồng về giao thông có thời hạn 10 năm mà không bố cáo rộng rãi việc đấu thầu. Tổng trị giá hợp đồng này là 2 tỉ Euro.
    Sau đó, Meyer từ chức bộ trưởng nhưng lại kí ngay một hợp đồng làm cố vấn cho DB. Biện lý Wolfgang Schaupensteiner, một chuyên viên chống tham nhũng nổi tiếng tại thành phố Frankfurt/M, đã lên tiếng chỉ trích việc các công ti kí hợp đồng cố vấn với các cựu viên chức cao cấp. Theo ông, việc kí hợp đồng này trên nguyên tắc không vi phạm điều luật gì cả.
    Nhưng nhà nước pháp trị sẽ mang tiếng là bị mua chuộc. Schaupensteiner đề nghị quốc hội nên ra luật rõ ràng để cấm những dân biểu hoặc các viên chức chính phủ trong vòng 5 năm không được kí hợp đồng làm việc với những công ti mà trước đó họ có giao dịch công vụ.
    -------------------------
    17-3-2004
    Bayern sắp có luật cấm khăn trùm đầu
    Vào ngày 17-3, quốc hội tiểu bang Bayern đã thảo luận phiên đầu tiên về đạo luật cấm khăn trùm đầu do chính quyền tiểu bang của đảng CSU đệ nạp. Luật này cấm thầy giáo không được đeo mang những dấu hiệu tôn giáo trong nhà trường, nếu những dấu hiệu này ?zđi ngược lại với những giá trị của nền văn minh cơ đốc giáo Tây phương?o.
    Đảng SPD đối lập tại tiểu bang đòi tổ chức một buổi điều trần trong quốc hội để tránh cảm tưởng rằng trong bang đang xảy ra một cuộc chiến về văn hoá. Đảng SPD muốn rằng phụ huynh, học sinh và thầy giáo nên cùng ngồi lại với nhau để tìm cách giải quyết vấn đề một khi có tranh cãi. Đảng Xanh đối lập chỉ trích rằng dự luật hiện nay vi hiến và cho rằng đảng CSU sai lầm khi cho rằng nếu muốn bảo vệ những giá trị Cơ đốc giáo Tây phương thì phải ưu đãi những giá trị công giáo hoặc Tin lành.
    Trong khi đó đảng CSU lí luận rằng đạo luật này được họ đưa ra nhằm cấm những dấu hiệu hoặc trang phục có mục đích biểu hiện một thái độ trái ngược lại những giá trị đã được ghi trong hiến pháp (bang Bayern) và trái ngược với những mục đích của việc giáo dục được hiến pháp (Bayern) nêu lên, trong đó phải kể cả những giá trị về giáo dục và văn hoá của nền văn minh cơ đốc giáo Tây phương. CSU xác địng rằng khăn trùm đầu Hồi giáo là một dấu hiệu có nhiều ý nghĩa khác nhau và là một thành phần của lịch sử đàn áp người phụ nữ.
    Giáo hội Tin lành tại bang Bayern ủng hộ dự luật cấm khăn trùm đầu Hồi giáo vì cho rằng, khác với cây thánh giá, khăn trùm đầu Hồi giáo luôn luôn có thể được xem như một thái độ chính trị dựa trên nền tảng tôn giáo. Vì thế nó đụng chạm đến những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp Đức như nhân phẩm, quan hệ nam nữ (bình đẳng) và tự do tôn giáo. Ngoài ra vì phải đóng vai trò làm gương nên cô giáo không được phép đội khăn trùm đầu.
    -----------------------------------------
    16-3-2004
    Cấm nhập cảng chó dữ
    Trong phiên xử ngày 16-3, Toà án Hiến pháp Liên bang đã xác nhận lại lệnh cấm nhập cảng một số loại chó dữ của toà dưới. Như vậy toà hiến pháp đã chấp nhận luôn quan điểm của chính phủ liên bang Đức về việc phân loại một số loại chó dữ trong khi những người nuôi chó lâu nay đòi phải đem từng con chó đi khám xem nó có bản tính dữ dằn hay không.
    Tuy nhiên Toà án Hiến pháp Liên bang đã bác bỏ một phần khác của bộ luật cấm bằng cách không chấp nhận qui định cấm gầy giống chó dữ. Cho đến nay đạo luật này cấm nhập cảng và sản xuất các giống chó Pitbull-Terrier, American Staffordshire-Terrier, Staffordshire-Bullterrier và Bullterrier.
    Toà cho rằng liên bang không có quyền mà chỉ có tiểu bang mới có quyền ra lệnh cấm sản xuất các giống chó dữ. Các nhà nuôi chó phản đối lệnh cấm nhập cảng vì e rằng nếu không có chó mới thì sẽ không thể tránh khỏi tình trạng ?zloạn luân?o chó dữ ở Đức. Được biết luật cấm nhập cảng và sản xuất chó dữ ra đời hồi tháng 4-2001 sau khi một em học sinh 6 tuổi ở thành phố Hamburg bị hai con chó dữ cắn chết.
    ----------------------------
    Hoãn luật di dân
    Hôm 12-3, sau 8 phiên họp tìm cách thoả hiệp cho ra đời đạo luật di dân, một đề tài gây tranh luận gay gắt từ trên 4 năm qua về chính sách di dân nước Đức, tổ công tác đại diện Liên minh Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) cầm quyền tại Berlin và liên đảng đối lập CDU-CSU thuộc Uỷ ban điều trần Quốc hội cho hay sẽ tạm dời các phiên họp kế tiếp cho đến ngày 21-3 mà kết quả qua đó vẫn còn đang bỏ ngỏ.
    Dưới quyền chủ tịch điều hành từ thống đốc Peter Mueller (CDU, Saarland), các bộ nội vụ tiểu bang (7 nơi) và bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Otto Schily (SPD) sẽ tiếp tục đàm phán với hi vọng tìm ra giải pháp chung cho đến cuối tháng 3-2004.
    Trong lúc nhóm họp, mặc dù không bàn đến đề mục an ninh, nhưng đại diện phe liên đảng như Bechstein (CSU, Bayern) cũng như Mueller, trước tin tức khủng bố tại Madrid vừa xảy ra, đều cho là vấn đề sẽ được đề cập và câu hỏi lớn đặt ra là liệu có thể chấp nhận cho phép làn sóng ngoại nhân đến Đức hoặc tạm dung họ trong lúc tình hình an ninh bị xáo trộn hay không?
    Mueller đòi hỏi phải nghỉ đến biện pháp phòng thủ (trục xuất lẹ) trước mọi nguy cơ và không đồng tình về nguyên tắc chấp nhận để yên khi chỉ mới còn trong trường hợp tình nghi.
    Vấn đề hội nhập làn sóng người di dân, đoàn tụ gia đình và thành phần dân hồi cư cũng sẽ được tổ công tác bao gồm 20 chuyên viên chia nhau phân tích để tìm ra sự đồng thuận. Đạo luật di dân Đức còn có mục tiêu điều hoà con số kiều nhân ngoài khối Liên Âu (EU) trên thị trường nhân dụng, quyền tị nạn nhân đạo và khó khăn hội nhập trên nước Đức.
    Phía Đỏ-Xanh cũng đã cho thấy cho thấy có sự nhượng bộ rõ rệt khi chịu giới hạn lại khả năng lao động nơi ngoại kiều di dân mà trước đó còn đã cho ưu tiên dành cho giới chuyên viên ưu tú người nước ngoài sang Đức lập nghiệp.
    Ngoài ra, để bảo vệ việc làm nội địa trước lực lượng lao công rẻ rúng từ các nước thành viên EU mới sau khi mở rộng khối (kể từ 1-5-2004 có thêm 10 nước), Quốc hội Đức mới đây cũng đã đồng tình biểu quyết ban hành một đạo luật hạn chế sự qua lại tìm kiếm công ăn việc làm từ công dân các nước mới gia nhập.
    Thời hạn được ấn định là 7 năm sau khi mở rộng. Dân chúng các nước này mặc dù có đầy đủ quyền tự do đi lại mà trong đó bao gồm cả sự tự do chọn lựa nơi làm việc, nhưng họ vẫn phải tuân theo nguyên tắc mà chính quyền Đức đang áp dụng điều đã được chính thức ghi ra trong qui ước xin gia nhập EU trước đây.
    --------------------------------
    12-3-2004
    Đến cuối tháng 3 sẽ lại bàn tiếp về luật di dân
    Vào chiều ngày 12-3, hai phe chính phủ và đối lập Đức đã chia tay nhau trong cuộc thương thảo về luật di dân và hẹn sẽ gặp nhau lại 10 ngày sau đó vào ngày 21-3.
    Hai bên cho biết đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc họp kéo dài 4 tiếng nhưng không vượt qua được một số trở ngại khác. Một trong những chướng ngại chính là việc CDU/CSU đòi hỏi phải được trục xuất một cách dễ dàng hơn nữa những ngoại kiều sử dụng bạo lực, những ngoại kiều mới chỉ bị tình nghi nằm trong một tổ chức khủng bố.
    Thống đốc Mueller (CDU) cho rằng hai bên bắt buộc phải tìm cách giải quyết vấn đề an ninh này. Cũng như bộ trưởng nội vụ Schily (SPD) ông đòi phải đưa quy định xét cấp Duldung và giấy nhập cảnh vào trong dự luật tiêu chuẩn ?zchống hiểm nguy?o, chứ không thể chỉ ghi vào một nghị định thư đính kèm được. Bộ trưởng Schily tỏ ra lạc quan về việc sẽ tìm được đồng thuận với phe đối lập trong khi đảng Xanh nói họ cần nhiều thời giờ hơn để nghiên cứu cặn kẽ về vấn đề (an ninh) quan trọng này. Schily muốn có thể trình vào thượng viện một dự luật di dân chung với phe đối lập vào ngày 31-3 này.
    Vào ngày 11-3, phe chính phủ đã tập trung sức vào việc chửi rủa lẫn nhau. Trong khi đảng Xanh cho rằng phía đối lập CDU/CSU chỉ có thái độ phá hoại chứ không muốn thực sự đàm phán khi đưa ra vấn đề trục xuất những kẻ tình nghi khủng bố. Cho nên nếu cấn thì đảng Xanh cũng sẽ buông luôn luật di dân. Nhưng thay vì được bạn tiếp sức thì đảng Xanh lại bị đảng liên minh của mình là SPD chỉ trích dữ dội.
    Đại diện cho phái đoàn SPD là ông Schily đã tỏ ra bực mình về ?znhững chỉ trích?o của đảng Xanh và khuyên đảng Xanh ?zCần biết mình có thể đạt được những gì trong một cuộc đàm phán của uỷ ban hoà giải lưỡngviện quốc hội?o. Schily cho rằng việc nhượng bộ phe đối lập và bỏ dùng phương pháp tính điểm di dân không có gì là xấu vì sau này người ta vẫn có thể thay đổi lại luật khi thị trường nhân dụng bớt căng thẳng hơn.
    Chính Schily lại còn đề nghị giới hạn thời lượng đàm phán trong ngày hôm sau. Đảng Xanh rất cay cú về thái độ gia trưởng của Schily. Theo phương pháp tính điểm di dân do uỷ ban Suessmuth đề nghị thì chính phủ Đức sẽ dựa trên nhiều tiêu chuẩn để tính điểm cho mỗi ngoại kiều muốn di dân vào Đức. Ai đạt đủ một mức điểm nào đó thì sẽ được nhận, chứ việc di dân của họ không hoàn toàn bị phụ thuộc vào khả năng chuyên môn cao như đảng CDU muốn.
    Cuộc đàm phán bắt đầu từ thứ Hai 8-3 đã thăng trầm bất thường. Có ngày hai bên tỏ ra hài lòng và tin tưởng về thành quả. Có ngày hai bên lại chỉ trích nhau và doạ bỏ vòng đàm phán. Cho đến nay hai bên hình như đã bàn xong phần quy định nhân đạo trong đó có việc cho phép những ngoại kiều đã có Duldung quá 5 năm được ở lại lâu dài theo quy định về các trường hợp khó khăn (Haertefallregelung).
    Hai bên hình như cũng đồng ý tiếp nhân di dân tuỳ theo ?zquyền lợi của đất nước?o và quy định rằng chỉ khi nào ai đó chứng minh một cách vững chắc rằng họ không thể tìm được người cho một chỗ làm nhất định nào đó thì họ mới được phép đón chuyên viên từ ngoại quốc vào Đức.
    --------------------------------------
    10-3-2004
    Tăng tiền trợ cấp xã hội
    Vào ngày 10-3, chính phủ Đức đã quyết định tăng tiền cho những người lãnh tiền trợ cấp xã hội và người thất nghiệp lâu dài. Từ năm 2005 mỗi tháng họ sẽ được lãnh 345 Euro nếu ở miền Tây Đức hoặc 331 Euro nếu ở Đông Đức.
    Mức trợ cấp trung bình hiện nay là 298 Euro ở miền Tây và 285 Euro ở miền Đông. Bù lại chính phủ sẽ cắt các khoản trợ cấp bất thường khác (tiền mua sắm các vật dụng cần dùng)...
    Với biện pháp tăng lương này chính phủ Đức muốn cho những người lãnh trợ cấp xã hội có thể tự quyết định lấy việc mua sắm. Quy định mới này là một phần của chương trình cải tổ hệ thống trợ cấp xã hội và trợ cấp thất nghiệp. Mức tiền thất nghiệp Loại II (Arbeitslosengeld II) cũng được điều chỉnh theo mức mới này.


     
  9. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Công ti xe lửa Đức mướn cựu quan chức làm cố vấn
    Báo Süddeutsche Zeitung (SZ) ra ngày 16-3 tố cáo rằng công ti xe lửa Đức (DB) đã mướn 6 cựu quan chức cao cấp ?" trong đó có cựu bộ trưởng giao thông liên bang Klimmt - làm cố vấn để tìm thêm nguồn tài chánh cho công ti. Trong số 6 người này có 4 người thuộc đảng SPD và 2 người thuộc CDU.
    Theo một tài liệu nội bộ thì DB nhờ những chính trị gia này giúp đỡ các giám đốc chi nhánh của DB tìm các nguồn tài trợ. Theo tài liệu này, DB muốn lợi dụng những quan hệ cũ của các chính trị gia này vào những vụ làm ăn mới của công ti, thí dụ như việc cạnh tranh tìm mối hợp đồng vận chuyển trong phạm vi địa phương kí với các chính phủ tiểu bang.
    Báo SZ cho biết có những chính trị gia sau đây làm cố vấn cho DB: cựu Tổng thị trưởng thành phố Baden-Baden Ulrich Wendt (CDU), cựu bộ trưởng tài chính bang Bayern Georg von Waldenfels (CSU), cựu thống đốc bang Bremen Klaus Wedemeier (SPD), cựu chủ tịch Uỷ ban Ngân sách Quốc hội Đức Helmut Wieczorek (SPD), cựu bộ trưởng giao thông liên bang Reinhard Klimmt (SPD) và cựu bộ trưởng giao thông tiểu bang Brandenburg Hartmut Meyer (SPD).
    Riêng Meyer hiện đang bị điều tra về tội tham nhũng. Người trong công ti DB chịu trách nhiệm vận động những chính trị gia này là trưởng phòng tiếp thị Klaus Daubertshäuser và cũng là cựu dân biểu liên bang của đảng SPD. Thí dụ vào cuối năm 2003, Daubertshäuser đã sử dụng những cố vấn của mình khi biết rằng 2 thống đốc Roland Koch (CDU, bang Hessen) và Peer Steinbrück (SPD, Nordrhein-Westfalen) đề nghị cắt giảm trợ cấp cho ngành chuyển vận trên đường sắt.
    Ban lãnh đạo DB cho rằng việc sử dụng các cựu viên chức cao cấp vào việc vận động hành lang là công việc bình thường mà các công ti lớn và các nhóm quyền lợi lớn thường làm. Tuy nhiên DB ?zquên?o không nói đến vụ cựu bộ trưởng Meyer và tổng giám đốc công ti DB Hartmut Mehdorn hiện đang bị biện lí cuộc bang Brandenburg điều tra về tội tham nhũng. Khi còn làm bộ trưởng giao thông bang Brandenburg, ông Meyer đã kí với DB một hợp đồng về giao thông có thời hạn 10 năm mà không bố cáo rộng rãi việc đấu thầu. Tổng trị giá hợp đồng này là 2 tỉ Euro.
    Sau đó, Meyer từ chức bộ trưởng nhưng lại kí ngay một hợp đồng làm cố vấn cho DB. Biện lý Wolfgang Schaupensteiner, một chuyên viên chống tham nhũng nổi tiếng tại thành phố Frankfurt/M, đã lên tiếng chỉ trích việc các công ti kí hợp đồng cố vấn với các cựu viên chức cao cấp. Theo ông, việc kí hợp đồng này trên nguyên tắc không vi phạm điều luật gì cả.
    Nhưng nhà nước pháp trị sẽ mang tiếng là bị mua chuộc. Schaupensteiner đề nghị quốc hội nên ra luật rõ ràng để cấm những dân biểu hoặc các viên chức chính phủ trong vòng 5 năm không được kí hợp đồng làm việc với những công ti mà trước đó họ có giao dịch công vụ.
    -------------------------
    17-3-2004
    Bayern sắp có luật cấm khăn trùm đầu
    Vào ngày 17-3, quốc hội tiểu bang Bayern đã thảo luận phiên đầu tiên về đạo luật cấm khăn trùm đầu do chính quyền tiểu bang của đảng CSU đệ nạp. Luật này cấm thầy giáo không được đeo mang những dấu hiệu tôn giáo trong nhà trường, nếu những dấu hiệu này ?zđi ngược lại với những giá trị của nền văn minh cơ đốc giáo Tây phương?o.
    Đảng SPD đối lập tại tiểu bang đòi tổ chức một buổi điều trần trong quốc hội để tránh cảm tưởng rằng trong bang đang xảy ra một cuộc chiến về văn hoá. Đảng SPD muốn rằng phụ huynh, học sinh và thầy giáo nên cùng ngồi lại với nhau để tìm cách giải quyết vấn đề một khi có tranh cãi. Đảng Xanh đối lập chỉ trích rằng dự luật hiện nay vi hiến và cho rằng đảng CSU sai lầm khi cho rằng nếu muốn bảo vệ những giá trị Cơ đốc giáo Tây phương thì phải ưu đãi những giá trị công giáo hoặc Tin lành.
    Trong khi đó đảng CSU lí luận rằng đạo luật này được họ đưa ra nhằm cấm những dấu hiệu hoặc trang phục có mục đích biểu hiện một thái độ trái ngược lại những giá trị đã được ghi trong hiến pháp (bang Bayern) và trái ngược với những mục đích của việc giáo dục được hiến pháp (Bayern) nêu lên, trong đó phải kể cả những giá trị về giáo dục và văn hoá của nền văn minh cơ đốc giáo Tây phương. CSU xác địng rằng khăn trùm đầu Hồi giáo là một dấu hiệu có nhiều ý nghĩa khác nhau và là một thành phần của lịch sử đàn áp người phụ nữ.
    Giáo hội Tin lành tại bang Bayern ủng hộ dự luật cấm khăn trùm đầu Hồi giáo vì cho rằng, khác với cây thánh giá, khăn trùm đầu Hồi giáo luôn luôn có thể được xem như một thái độ chính trị dựa trên nền tảng tôn giáo. Vì thế nó đụng chạm đến những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp Đức như nhân phẩm, quan hệ nam nữ (bình đẳng) và tự do tôn giáo. Ngoài ra vì phải đóng vai trò làm gương nên cô giáo không được phép đội khăn trùm đầu.
    -----------------------------------------
    16-3-2004
    Cấm nhập cảng chó dữ
    Trong phiên xử ngày 16-3, Toà án Hiến pháp Liên bang đã xác nhận lại lệnh cấm nhập cảng một số loại chó dữ của toà dưới. Như vậy toà hiến pháp đã chấp nhận luôn quan điểm của chính phủ liên bang Đức về việc phân loại một số loại chó dữ trong khi những người nuôi chó lâu nay đòi phải đem từng con chó đi khám xem nó có bản tính dữ dằn hay không.
    Tuy nhiên Toà án Hiến pháp Liên bang đã bác bỏ một phần khác của bộ luật cấm bằng cách không chấp nhận qui định cấm gầy giống chó dữ. Cho đến nay đạo luật này cấm nhập cảng và sản xuất các giống chó Pitbull-Terrier, American Staffordshire-Terrier, Staffordshire-Bullterrier và Bullterrier.
    Toà cho rằng liên bang không có quyền mà chỉ có tiểu bang mới có quyền ra lệnh cấm sản xuất các giống chó dữ. Các nhà nuôi chó phản đối lệnh cấm nhập cảng vì e rằng nếu không có chó mới thì sẽ không thể tránh khỏi tình trạng ?zloạn luân?o chó dữ ở Đức. Được biết luật cấm nhập cảng và sản xuất chó dữ ra đời hồi tháng 4-2001 sau khi một em học sinh 6 tuổi ở thành phố Hamburg bị hai con chó dữ cắn chết.
    ----------------------------
    Hoãn luật di dân
    Hôm 12-3, sau 8 phiên họp tìm cách thoả hiệp cho ra đời đạo luật di dân, một đề tài gây tranh luận gay gắt từ trên 4 năm qua về chính sách di dân nước Đức, tổ công tác đại diện Liên minh Đỏ-Xanh (SPD-Xanh/B90) cầm quyền tại Berlin và liên đảng đối lập CDU-CSU thuộc Uỷ ban điều trần Quốc hội cho hay sẽ tạm dời các phiên họp kế tiếp cho đến ngày 21-3 mà kết quả qua đó vẫn còn đang bỏ ngỏ.
    Dưới quyền chủ tịch điều hành từ thống đốc Peter Mueller (CDU, Saarland), các bộ nội vụ tiểu bang (7 nơi) và bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Otto Schily (SPD) sẽ tiếp tục đàm phán với hi vọng tìm ra giải pháp chung cho đến cuối tháng 3-2004.
    Trong lúc nhóm họp, mặc dù không bàn đến đề mục an ninh, nhưng đại diện phe liên đảng như Bechstein (CSU, Bayern) cũng như Mueller, trước tin tức khủng bố tại Madrid vừa xảy ra, đều cho là vấn đề sẽ được đề cập và câu hỏi lớn đặt ra là liệu có thể chấp nhận cho phép làn sóng ngoại nhân đến Đức hoặc tạm dung họ trong lúc tình hình an ninh bị xáo trộn hay không?
    Mueller đòi hỏi phải nghỉ đến biện pháp phòng thủ (trục xuất lẹ) trước mọi nguy cơ và không đồng tình về nguyên tắc chấp nhận để yên khi chỉ mới còn trong trường hợp tình nghi.
    Vấn đề hội nhập làn sóng người di dân, đoàn tụ gia đình và thành phần dân hồi cư cũng sẽ được tổ công tác bao gồm 20 chuyên viên chia nhau phân tích để tìm ra sự đồng thuận. Đạo luật di dân Đức còn có mục tiêu điều hoà con số kiều nhân ngoài khối Liên Âu (EU) trên thị trường nhân dụng, quyền tị nạn nhân đạo và khó khăn hội nhập trên nước Đức.
    Phía Đỏ-Xanh cũng đã cho thấy cho thấy có sự nhượng bộ rõ rệt khi chịu giới hạn lại khả năng lao động nơi ngoại kiều di dân mà trước đó còn đã cho ưu tiên dành cho giới chuyên viên ưu tú người nước ngoài sang Đức lập nghiệp.
    Ngoài ra, để bảo vệ việc làm nội địa trước lực lượng lao công rẻ rúng từ các nước thành viên EU mới sau khi mở rộng khối (kể từ 1-5-2004 có thêm 10 nước), Quốc hội Đức mới đây cũng đã đồng tình biểu quyết ban hành một đạo luật hạn chế sự qua lại tìm kiếm công ăn việc làm từ công dân các nước mới gia nhập.
    Thời hạn được ấn định là 7 năm sau khi mở rộng. Dân chúng các nước này mặc dù có đầy đủ quyền tự do đi lại mà trong đó bao gồm cả sự tự do chọn lựa nơi làm việc, nhưng họ vẫn phải tuân theo nguyên tắc mà chính quyền Đức đang áp dụng điều đã được chính thức ghi ra trong qui ước xin gia nhập EU trước đây.
    --------------------------------
    12-3-2004
    Đến cuối tháng 3 sẽ lại bàn tiếp về luật di dân
    Vào chiều ngày 12-3, hai phe chính phủ và đối lập Đức đã chia tay nhau trong cuộc thương thảo về luật di dân và hẹn sẽ gặp nhau lại 10 ngày sau đó vào ngày 21-3.
    Hai bên cho biết đã đạt được một số tiến bộ trong cuộc họp kéo dài 4 tiếng nhưng không vượt qua được một số trở ngại khác. Một trong những chướng ngại chính là việc CDU/CSU đòi hỏi phải được trục xuất một cách dễ dàng hơn nữa những ngoại kiều sử dụng bạo lực, những ngoại kiều mới chỉ bị tình nghi nằm trong một tổ chức khủng bố.
    Thống đốc Mueller (CDU) cho rằng hai bên bắt buộc phải tìm cách giải quyết vấn đề an ninh này. Cũng như bộ trưởng nội vụ Schily (SPD) ông đòi phải đưa quy định xét cấp Duldung và giấy nhập cảnh vào trong dự luật tiêu chuẩn ?zchống hiểm nguy?o, chứ không thể chỉ ghi vào một nghị định thư đính kèm được. Bộ trưởng Schily tỏ ra lạc quan về việc sẽ tìm được đồng thuận với phe đối lập trong khi đảng Xanh nói họ cần nhiều thời giờ hơn để nghiên cứu cặn kẽ về vấn đề (an ninh) quan trọng này. Schily muốn có thể trình vào thượng viện một dự luật di dân chung với phe đối lập vào ngày 31-3 này.
    Vào ngày 11-3, phe chính phủ đã tập trung sức vào việc chửi rủa lẫn nhau. Trong khi đảng Xanh cho rằng phía đối lập CDU/CSU chỉ có thái độ phá hoại chứ không muốn thực sự đàm phán khi đưa ra vấn đề trục xuất những kẻ tình nghi khủng bố. Cho nên nếu cấn thì đảng Xanh cũng sẽ buông luôn luật di dân. Nhưng thay vì được bạn tiếp sức thì đảng Xanh lại bị đảng liên minh của mình là SPD chỉ trích dữ dội.
    Đại diện cho phái đoàn SPD là ông Schily đã tỏ ra bực mình về ?znhững chỉ trích?o của đảng Xanh và khuyên đảng Xanh ?zCần biết mình có thể đạt được những gì trong một cuộc đàm phán của uỷ ban hoà giải lưỡngviện quốc hội?o. Schily cho rằng việc nhượng bộ phe đối lập và bỏ dùng phương pháp tính điểm di dân không có gì là xấu vì sau này người ta vẫn có thể thay đổi lại luật khi thị trường nhân dụng bớt căng thẳng hơn.
    Chính Schily lại còn đề nghị giới hạn thời lượng đàm phán trong ngày hôm sau. Đảng Xanh rất cay cú về thái độ gia trưởng của Schily. Theo phương pháp tính điểm di dân do uỷ ban Suessmuth đề nghị thì chính phủ Đức sẽ dựa trên nhiều tiêu chuẩn để tính điểm cho mỗi ngoại kiều muốn di dân vào Đức. Ai đạt đủ một mức điểm nào đó thì sẽ được nhận, chứ việc di dân của họ không hoàn toàn bị phụ thuộc vào khả năng chuyên môn cao như đảng CDU muốn.
    Cuộc đàm phán bắt đầu từ thứ Hai 8-3 đã thăng trầm bất thường. Có ngày hai bên tỏ ra hài lòng và tin tưởng về thành quả. Có ngày hai bên lại chỉ trích nhau và doạ bỏ vòng đàm phán. Cho đến nay hai bên hình như đã bàn xong phần quy định nhân đạo trong đó có việc cho phép những ngoại kiều đã có Duldung quá 5 năm được ở lại lâu dài theo quy định về các trường hợp khó khăn (Haertefallregelung).
    Hai bên hình như cũng đồng ý tiếp nhân di dân tuỳ theo ?zquyền lợi của đất nước?o và quy định rằng chỉ khi nào ai đó chứng minh một cách vững chắc rằng họ không thể tìm được người cho một chỗ làm nhất định nào đó thì họ mới được phép đón chuyên viên từ ngoại quốc vào Đức.
    --------------------------------------
    10-3-2004
    Tăng tiền trợ cấp xã hội
    Vào ngày 10-3, chính phủ Đức đã quyết định tăng tiền cho những người lãnh tiền trợ cấp xã hội và người thất nghiệp lâu dài. Từ năm 2005 mỗi tháng họ sẽ được lãnh 345 Euro nếu ở miền Tây Đức hoặc 331 Euro nếu ở Đông Đức.
    Mức trợ cấp trung bình hiện nay là 298 Euro ở miền Tây và 285 Euro ở miền Đông. Bù lại chính phủ sẽ cắt các khoản trợ cấp bất thường khác (tiền mua sắm các vật dụng cần dùng)...
    Với biện pháp tăng lương này chính phủ Đức muốn cho những người lãnh trợ cấp xã hội có thể tự quyết định lấy việc mua sắm. Quy định mới này là một phần của chương trình cải tổ hệ thống trợ cấp xã hội và trợ cấp thất nghiệp. Mức tiền thất nghiệp Loại II (Arbeitslosengeld II) cũng được điều chỉnh theo mức mới này.


     
  10. sweet-briar

    sweet-briar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói thầy cô giáo đứng trên nền tảng tôn giáo phải neutral nên phải bỏ khăn trùm đầu thì còn được, chấp nhận được, chẳng ai nói gì. Chứ chẳng lẽ trong hiến pháp Đức nói: tự do tôn giáo, quan hệ nam nữ bình đẳng thì ko cho phép người ta theo tôn giáo tập tục của người ta à. Theo như em được biết, ko phải phụ nữ đạo Hồi nào cũng được đội khăn đâu, mà phải đến 1 bậc nào đó (như kiểu học sinh lên lớp ấy mà, sớm thì lớp 3 mới được vào Đội đeo khăn quàng đỏ ấy) Đội khăn là cả 1 niềm tự hào chứ có phải đội khăn để chống đối lại cái gì đâu mà cấm. Trên quan điểm của mình thì là đó là thành phần của việc đàn áp phụ nữ, nhưng họ có nghĩ thế đâu. Giống như việc cấm ăn thịt chó ở bên Hàn Quốc hồi WC đó. Nào là vô nhân đạo rồi gì gì, đấy là phương Tây nghĩ thế chứ chúng ta có nghĩ thế đâu nào.
    "khác với cây thánh giá, khăn trùm đầu Hồi giáo luôn luôn có thể được xem như một thái độ chính trị dựa trên nền tảng tôn giáo" đúng là đứng trên tư cách hay cách nhìn của người công giáo hay tin lành thì rõ ràng cây thánh giá của họ là nhất rồi, thiêng liêng cao cả nhất rồi (xin lỗi nếu đụng chạm phải ai đó, chỉ vì em tôn giáo không nên ko nghĩ như người theo đạo)
    Chẳng lẽ chính sách giáo dục ở Bayern là đề cao Công giáo và Tin lành, còn đè thấp các giá trị của Hồi giáo xuống à. Đấy mà là tự do tôn giáo hay sao? Hay trong đạo luật của Bayern có ghi tự do tôn giáo dựa trên Công giáo và Tin lành. Bạn hãy chọn 1 trong 2..


    finding...
    a piece of something...
    to call mine

Chia sẻ trang này