1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự trên mạng về nhạc cổ điển!!!!

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 06/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thời sự trên mạng về nhạc cổ điển!!!!

    Hòa nhạc giao hưởng Mozart và Beethoven. Kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập ngoại giao giữa hai nước Áo - VN, Đại sứ quán Áo phối hợp với nhạc viện Hà Nội tổ chức chương trình hòa nhạc giao hưởng Mozart và Beethoven vào tối 5 và 6.10 tại KS Horizon và Nhà hát lớn. Chỉ huy sàn nhạc: nhạc trưởng người Áo Wolfgang Gruhs

    ------------------------------------


    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Người phụ nữ đầu tiên giành giải nhất piano Tchaikovsky: Uehara Ayako


    Cuộc thi Tchaikovsky 12 (từ 7 đến 23-6-2002 tại Moscow) có tới 227 thí sinh của hơn 30 nước trên thế giới tham gia ở vòng I ở bốn môn thi. Ở mỗi môn thi có khoảng một nửa số thí sinh vào được vòng II. Trong số 17 người VN dự thi Tchaikovsky từ 1970 đến 2002 chỉ có 4 người vào tới vòng II.
    Giải thưởng môn piano: Huy chương vàng: Uehara Ayako (Nhật); Huy chương bạc: Nabiulin Alexei (Nga); Huy chương đồng: Jin Ju (Trung Quốc), A.Ponotchevny (Belorussia); Huy chương danh dự: D.Onischenko (Ukraine), Lim Dong ??" Min (Hàn Quốc); Diploma Finalist: P.Dombrovsky (Nga), D.Teterin (Nga).
    Suốt 44 năm qua, từ cuộc thi Tchaikovsky lần thứ nhất năm 1958 đến cuộc thi lần thứ 12 năm 2002 có 10 giải nhất piano (các lần thi thứ VII và X không có giải nhất, người Liên Xô hoặc Nga chiếm 7 giải, còn lại là Mỹ, Anh và lần này là Nhật) thì cả chín lần trước tất cả đều là nam, nhưng năm nay trật tự ấy đã bị đánh đổ. Tối 21-6-2002, sau khi biểu diễn tuyệt vời cùng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Nga (Russian State Symphony Orchestra) dưới sự chỉ huy của Mark Gorenshtein tác phẩm của Tchaikovsky (Concerto cho piano và dàn nhạc số 1, cung si thứ, tác phẩm số 23) và Rachmaninov (Rhapsody trên chủ đề Paganini, cung la thứ, tác phẩm số 43) tại phòng lớn Nhạc viện Moscow, Uehara Ayako đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới giành giải nhất piano của cuộc thi quốc tế Tchaikovsky. Thắng lợi lớn đến mức người Nhật quên được nỗi buồn World Cup đang diễn ra trên đất Nhật và Hàn Quốc mà đội chủ nhà Nhật không vào được vòng tứ kết, để ăn mừng thành công của Uehara.
    Người Nhật thứ ba đoạt giải nhất ở cuộc thi Tchaikovsky.- Uehara sinh ngày 20-7-1980 tại Kagawa, lớn lên tại Kobe, học piano từ ba tuổi sau đó du học ở Pháp. Cô phát triển tài năng âm nhạc từ rất sớm và nghệ thuật biểu diễn phát triển nhanh khi tham gia các cuộc biểu diễn quốc tế và các cuộc thi lớn. Năm 1994, khi mới 14 tuổi, Uehara đã biểu diễn concerto số 1 của Beethoven cùng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Washington (Mỹ) dưới sự chỉ huy của nghệ sĩ vĩ đại Mstilav Rostropovich. Khi 17 tuổi, Uehara là thí sinh trẻ nhất vào vòng II của cuộc thi Tchaikovsky 11 (1998). Năm 2000, để mừng tuổi 20, Uehara thi hai cuộc thi piano lớn (thuộc WFIMC) và giành thắng lợi tuyệt vời. Ðồng giải nhì cuộc thi Hamamatsu lần thứ 4 (Nhật, không có giải nhất). Giải nhì cuộc thi Sydney lần thứ 7 (Úc). Cần cung cấp một thông tin này để rõ hơn về hai cuộc thi trên. Hai pianist trẻ đang nổi tiểng nhất của ta đang du học ở nước ngoài đã thi các cuộc thi này và chỉ thi được ở vòng I, có người còn không qua vòng loại khu vực. Một chi tiết khác là người đồng giải nhì Hamamatsu với Uehara là Dong ??" Hyek Lim (Hàn Quốc) ngay năm sau - 2001- đã giành giải nhất M.Long ??" J.Thibaud (Pháp). Sau Akiko Suwanai đoạt giải nhất violin (năm 1990), Mieko Sato đoạt giải nhất thanh nhạc (1998), Uehara là người Nhật thứ ba đoạt giải nhất ở cuộc thi nổi tiếng Tchaikovsky (còn nhiều người đoạt giải ở các cuộc thi khác nữa), nhưng đặc biệt hơn cả cô là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải nhất piano trong lịch sử của cuộc thi này sau 44 năm.
    Trông người mà ngẫm đến ta.- Nhìn vào thành tích của cô gái tài năng âm nhạc của Nhật Bản, (xin nói thêm là Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc đều là những nước rất đề cao vốn âm nhạc dân tộc và âm nhạc của họ có bản sắc riêng đến mức ai cũng nhận ra) ta thấy rõ họ đầu tư cho âm nhạc bác học cơ bản và có chiến lược đúng đến mức nào. Cho đến giờ này, chúng ta vẫn chỉ có một tên tuổi ở tầm cỡ ấy là NSND Ðặng Thái Sơn trong lĩnh vực biểu diễn nhạc cụ giao hưởng. GS - NSND Trọng Bằng, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ VN, đã nói: ??oÐi thi concours là việc đua tài, càng tạo điều kiện cho các em càng tốt nhưng phải nắm được trình độ của thế giới và đi thi quốc tế không thể nào tách rời với phong trào thi đua, đua tài ở trong nước. Phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Cần phải đặt lại vấn đề đào tạo. Nhất là cần phải có chiến lược. Chúng ta quá hám concours, không chọn lọc và không biết mình sẽ đạt kết quả như thế nào. Nếu không đáp ứng được yêu cầu: trò tài năng ??" thầy giỏi, thà không dự thi còn hơn???.
    Theo Người lao động
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nhạc sĩ Bùi Thế Dũng tham gia ban giám khảo giải guitar quốc tế tại Bỉ

    Nhạc sĩ Bùi Thế Dũng cho biết, ông là một trong sáu người được mời tham gia Ban giám khảo giải guitar quốc tế mang tên Printemps de la guitar lần thứ 8 được tổ chức tại Bỉ từ ngày 7 đến 20/9/2002. Giải guitar này được tổ chức hai năm một lần. Cùng với giải Francisco Tarrega của Tây Ban Nha, đây là một trong hai giải lớn về guitar trên thế giới được UNESCO công nhận.
    Tham dự giải lần này, Việt Nam có hai thí sinh Nguyễn Thị Thanh Hằng và Nguyễn Thanh Chung. Trước đó, năm 1998, Việt Nam đã cử bốn thí sinh tham dự và Bùi Tuấn Anh đã xếp thứ 8 trong số 10 thí sinh ở vòng chung kết. Năm 2000, Việt Nam chỉ có hai thí sinh tham dự và Nguyễn Thị Phương Thảo đã lọt vào vòng hai. Theo ông Dũng, các thí sinh tham dự giải năm nay cũng chỉ để tập dượt và mục tiêu của Việt Nam là giải guitar lần thứ 9 năm 2004.
    Báo Thanh Niên

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nguyễn Thế An - Tiếng guitar dàn nhạc từ Canada

    Sinh 1970 tại Hải Phòng, Nguyễn Thế An đã làm quen với cây đàn guitar từ khi lên 5 tuổi. Sau khi học tại Nhạc viện Hà Nội từ năm 1989, anh chuyển đến định cư tại Canada năm 1991 và năm 1999 tốt nghiệp khoa guitar trường Đại học Western Ontario với tấm bằng xuất sắc. Một năm sau, anh học lối chơi guitar kiểu dàn nhạc tại Czech dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ nổi tiếng Stephan Rak. Tháng 5/2002, anh là khách mời đặc biệt của Đại nhạc hội guitar toàn quốc tại Hà Nội.
    + Canada có phải là thiên đường cho một nghệ sĩ chơi guitar?
    - Nếu bạn muốn có một cuộc sống an bình thì hãy ở Canada, hoặc bạn sẽ nên học tập ở Canada sau đó trở về VN làm việc thì rất tốt. Nhưng nếu bạn muốn có một môi trường hâm mộ guitar thì có lẽ ở Canada hơi thiếu, cây guitar có đất sống mạnh mẽ ở VN, nơi mà nó đã trở thành hình ảnh quen thuộc của đông đảo học sinh, sinh viên, người lính. Cũng giống như Mỹ, Canada cũng chưa có một lịch sử phát triển lâu dài, hơn nữa cây guitar ở Canada phải cạnh tranh trong môi trường mà violon và chiếc piano thống trị, thế nên nó cũng chưa thể có một vị trí thật tốt. Có lẽ không kể Tây Ban Nha là cái nôi của guitar, ở một số nước châu Âu như Pháp, Ba Lan, Czech hay ở châu Á như Nhật Bản cũng ưa chuộng guitar hơn. Sau đợt biểu diễn ở VN lần này, tôi cũng muốn đi biểu diễn ở Ba Lan hoặc Đức nếu những lời mời từ anh Đặng Ngọc Long, giảng viên Trường Âm nhạc Marzahn (Berlin) không gặp trở ngại gì, chủ yếu cũng biểu diễn cho cộng đồng người Việt thôi.
    + Kiểu chơi dàn nhạc là gì? Đó là kỹ thuật đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn guitar hiện nay trên thế giới chăng?
    - Nếu nói đây là kỹ thuật đỉnh cao thì có lẽ còn hơi thiên vị. Đúng hơn có thể nhìn nhận kiểu chơi dàn nhạc chỉ là một trường phái. Trước đây thường khi chơi guitar chỉ có một bè đệm nhưng khi chơi kiểu dàn nhạc thì người chơi tạo nhiều bè đệm xung quanh, bản nhạc lúc này như một bức tranh có nhiều gam màu cùng thể hiện cho một ý tưởng cảm xúc. Kiểu chơi này đem lại một hiệu quả rất cao cho sự cảm thụ của người nghe. Theo tôi thì ở VN chưa có ai chơi theo kiểu này, kể cả trên thế giới cũng hiếm người chơi được kỹ thuật này.
    + Ai đang đứng ở đỉnh cao của kỹ thuật chơi guitar kiểu dàn nhạc?
    - Vị trí đó thuộc về ông thầy người Czech của tôi, Stephan Rak, ông là người phát minh ra kiểu chơi này và đã phát triển hoàn thiện nó chừng 20 năm nay. Tôi cũng đã từng chuyển soạn bản Cha và con vốn được dành cho violon sang cho guitar biểu diễn kiểu dàn nhạc và đã được khán thính giả hưởng ứng. Đây có lẽ là một trong những bản chơi khó nhất của guitar.
    + Những sáng tác của anh thường ra đời trong bối cảnh như thế nào?
    - Thường thì về khuya, sau khi xem xong một bộ phim nào đấy, hoặc khi có ấn tượng về một câu chuyện mà mình vừa được tham dự hoặc chứng kiến. Khi cảm xúc dâng lên là có thể nửa đêm rồi vẫn ôm đàn thả sức đánh và từ đó hình thành những giai điệu của sáng tác mới. Có lẽ cũng do lối sống và sáng tác như thế nên mặc dù gia đình tôi cũng ở Canada, nhưng tôi sống một mình để dễ bề xoay sở.
    + Sống ở nước ngoài, với cảm xúc của một nghệ sĩ guitar, hình ảnh quê hương VN trong anh có khác nhiều không?
    - Sống ở Canada thì tôi gần như không có nhớ gì về VN cả nhưng trong thời gian sang Czech thì lại nhớ VN quá. Thời gian đó tôi không được nói tiếng Anh chứ chưa nói đến tiếng Việt. Có lần được xem phim Ba mùa và Của để dành, phim để nguyên phần tiếng Việt và kèm phụ đề và thế là tôi chợt cảm động và nhớ VN đến cồn cào, rồi quyết định về VN. Tôi rời VN năm 1991 và về lần đầu tiên năm 2001, lần đó tôi ngỡ ngàng vì VN thay đổi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tôi. Cuộc sống ở VN luôn ồn ào, còi xe náo nhiệt chứ không bình lặng như ở Canada. Về đây được nghe tiếng Việt quen thuộc, không như bên kia chỉ toàn nghe tiếng Anh xì xào, thậm chí nói thật là tôi về VN có lúc nghe tiếng người ta cáu giận chửi nhau ngoài đường cũng thấy vui tai (cười)... Nhưng có lẽ Sài Gòn không gây ấn tượng bằng Hà Nội, vì Hà Nội có nhiều cây xanh, chùa chiền bên những ngôi nhà, góc phố có hồn, cả một khu phố cổ như một bảo tàng về cuộc sống của con người.
    + Chưa bao giờ tới Tây Nguyên nhưng anh đã chơi một bản nhạc tự sáng tác đầy màu sắc mang âm hưởng Tây Nguyên (bản ??oNgẫu hứng Tây Nguyên???). Sao lạ nhỉ?
    - (Cười) Khi còn nhỏ ở VN tôi đã thường nghe và rất thích những giai điệu mang âm hưởng Tây Nguyên. Đến khi sang Canada có một người bạn trong nước gửi tặng một cuốn sách về kỹ thuật phối nhạc Tây Nguyên và thế là tôi hồi tưởng về VN, những âm thanh ngày xưa ùa về và tôi đã ghi lại những cảm xúc đó.
    + Vừa trở về biểu diễn ở quê nhà trong dịp Đại nhạc hội guitar toàn quốc, đánh giá của anh về đội ngũ guitarist trẻ trong nước?
    - Nói thật là tôi đã giật mình, không ngờ VN ngày nay lại có nhiều tay chơi guitar giỏi đến thế. Những tay chơi guitar trẻ như Tuấn Anh, Tuấn Khang (Giải nhất Đại nhạc hội guitar toàn quốc 2002) thực sự là những tài năng. Tôi chỉ tiếc rằng có một bạn nữ, sinh viên Nhạc viện Hà Nội (mới tốt nghiệp), tên là Lê Thu đã từng biểu diễn với tôi cũng chơi tuyệt hay, nhưng lại không tham dự Đại nhạc hội. Tôi nghĩ trình độ của Lê Thu có lẽ đứng vào hàng có một không hai ở VN.
    + Ở nước ngoài anh thường biểu diễn ở đâu, trong những dịp nào?
    - Thường thì trong cộng đồng người Việt và một số bạn bè, những người yêu guitar ở Canada. Nhưng dẫu sao vẫn không thể có không khí ấm áp bằng về biểu diễn ở VN được. Khi biểu diễn cho sinh viên ở VN, thấy nhiều người cảm nhận được tôi sướng lắm. Tôi cũng hay tới chơi ở quán Nhạc Tranh trên đường Thái Thịnh (Hà Nội), ở đó tôi có một không gian của những tấm lòng biết cảm thụ âm thanh từ cây guitar, biết trân trọng những giá trị của nó và chắc là về nước lần nào tôi cũng sẽ không thể không mò tới chơi ở đó.
    + Với tài nghệ của mình, chắc là anh giàu lắm?
    - Ôi chà! Cũng khó khăn đấy. Nói thật là nếu chỉ biểu diễn thì không thể sống được. Gia đình cũng luôn tài trợ cho tôi trong sự nghiệp nghệ thuật, thêm vào đó khi đi biểu diễn cũng phải mong nhận được sự tài trợ của các tổ chức. Định đợt này sẽ ra một đĩa đơn mới xem có ăn thua gì không. Ở Canada tôi cũng phải đi dạy học guitar thêm nữa đấy.
    + Khi biểu diễn, anh thường dùng một cây guitar có âm thanh rất đẹp, nó hẳn phải có gì đặc biệt và giá chắc phải vài nghìn USD?
    - Nó tương đối đắt đấy, vào khoảng 15.000 USD, nhưng không phải có tiền là mua được đâu. Đấy là một cây đàn cổ Tây Ban Nha của ông thầy tôi ở Đại học Western Ontario, giáo sư Alan Torok người Canada. Nhưng tôi đã mượn của thầy để đi biểu diễn hai năm nay rồi. Đời người nghệ sĩ cũng chỉ mong gắn bó với một cây đàn như thế.
    Nghệ sĩ & Cuộc sống
    (20-09-2002)



    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  5. ngochau

    ngochau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    DANG NGOC LONG - A TALENTED GUITARIST
    ??oI often played the piece of music ??~Tay Nguyen Mountains and Forests??T as the last item in my performance programmes abroad. People said that hearing its melody they seemed to live in Tay Nguyen (the Central Highlands) although they had never been therê??. Dang Ngoc Long confided at the National Guitar Festival 2002, the first ever held in Hanoi. For the young artists, the festival provided an opportunity for them to see an artist they admired and enjoy his performance. At 22, Dang Ngoc Long graduated from the Hanoi Conservatory and went to Tay Nguyen to work as a guitar teacher at Tay Nguyen Culture and Art School. Three years later, he returned to the place where he had been trained, and worked as a music-master. During his stay in Tay Nguyen the people, the voice, the nature and the water source, which he drank imbued his sensitive heart and he composed the piece ??oTay Nguyen mountains and forests??? with a great emotion. This piece is an excellent composition, which has been performed abroad by many musicians. After a period of working as a music master Dang Ngoc Long became the first teacher of the Conservatory to be sent to Germany for guitar training. Long confided: ??oIn the early days it was very strange, as if I was lost in a forest. That musical forest included great artists with skilled guitar techniques who played on high-quality guitars???. Yet, with great effort, Long obtained excellent results at the graduation exams and became the only student of the Hauns Eisler Music School in Berlin to take the post-graduation study in solo guitar. After the course he intended to return home, but he was selected to attend a Konzelshedium (performing in a concert) course for two years (1991-1992). During this time he was invited to work as a teacher at a music school in Berlin. Now Long works as a teacher at Berlin Marzaha and Bernau Music School and is director of Berlin Logiber Publishing House and Chairman of the Berlin Art Council for International Music Festivals. Returning home to perform at the First National Guitar Festival 2002, Long had an opportunity to expand his ??oback to the sourcê?? activities. He said: ??oI have many plans but in the coming time I will co-operate with the Music Publishing House to exchange and provide some pieces translated from German to Vietnamese and vice versa. I will play sample pieces with a new method and have them recorded as references for the Vietnamese students, and *****pport young talents???. Long??Ts plans are very interesting for they will provide good con***ions to guitar students and teachers to approach the foreign musical trends. Long also said that he would invite foreign guitarists to Vietnam and Vietnamese guitarists to other countries to exchange experiences. Long presented a guitar to a guitarist who had won a second prize at the second table of the National Guitar Festival 2002. ??oBack in Germany I will try to find a scholarship for this young talent. I know that without support and good luck, a talent sometimes must give up???, Long said. Long has won many international prizes and was the first Vietnamese to win a special prize at an international guitar contest held in Esztergom, Hungary in 1987. In 1994 the Bernau Music School in Berlin organised a guitar contest named after him. Long was the first Vietnamese musician to have an album ??oDang Ngoc Long - Guitar Music??? published by Planc Ton Compact Disc Company.
    During his performance tours in Germany, Spain, Italy, Czech Republic and Hungary, the pieces which he composed and compiled for his guitar, such as ??oTay Nguyen mountains and forests???, ??oDrifting duckweed and floating cloud???, ??oReminiscencê?? and ??oPrelude No. 11??? won much praise from many people, who loved the blend between the melodies of Vietnamese folk songs and European music. Many newspapers and magazines praised Long??Ts talent. ??oWith unique techniques with which he played his guitar, Dang Ngoc Long played the tra***ional folk pieces with unexpected effects, helping the audience feel close to his native home, Vietnam, a place tens of thousands of miles away....??? (Magazine Tip- Berlin-1992). ??oPlaying the masterpieces of Brazil, Spain, Cuba and Vietnam, artist Dang Ngoc Long introduced to the audience performances full of dramatics through his excellent execution on his guitar, which sounds like a symphonic orchestra with different musical instruments???. (Maerkische Oderzeitung Newspaper - 1993). Long said: ??oI still remember my feeling when I set foot on Vietnamese soil at the airport on a scorching day. I thought that in this tropical land, only having a passionate love for the guitar can the Vietnamese artists devote to it???. He did not fail to promise: ??oI will try to do whatever I can to enhance the young talents??T passion???.
    theo vnagency
    http://vietnam.vnagency.com.vn/vnreview/english/2002%2D09/ghita.htm
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ối sao bạn post tiếng anh lên đây làm gì!! ai đọc chứ!~!!!
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  7. ngochau

    ngochau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Đặng Ngọc Long sinh ra trong một gia đình công chức yêu nghệ thuật. Thuở bé Đặng Ngọc Long thường được nghe bố hát một số bài kháng chiến, mẹ hát ru và từ đó thích âm nhạc và ước m được học nhạc.
    Năm 1975, anh thi đỗ vào khoa ghi-ta Trường âm nhạc Vịệt Nam (nay là Nhạc vịện Quốc gia Hà Nội). Người thầy đầu tiên của Đặng Ngọc Long là nghệ sĩ lão thành Tạ Tấn. Năm 1979, sau khi tốt nghịệp xuất sắc hệ trung cấp bốn năm anh được trường giữ lại làm ging viên. Nhưng ngay sau đó anh đã xung phong vào ging dạy âm nhạc tại Trường văn hóa Tây Nguyên. Sau ba năm ở Tây Nguyên, Đặng Ngọc Long đã sáng tác một số tác phẩm mà sau này anh chọn để thi tốt nghiệp tại Nhạc vịện Béclin.
    Khi anh trở về làm ging viên tại Nhạc vịện, ngoài ging dạy, Đặng Ngọc Long cùng với nghệ sĩ ghi-ta danh tiếng Hi Thoại tổ chức biểu diễn, dấy lên phong trào chi ghi-ta khá sôi động. Năm 1985, Đặng Ngọc Long được Bộ Văn hóa Thông tin cử sang học tập tại CHDC Đức ( trước dây), anh thi đỗ vào khoa ghi ta Nhạc vịện Béc lin và theo học nhiều bậc thầy ghi-ta châu Âu. Năm 1987, anh được Bộ văn hóa nước này cử đi thi quốc tế tại Hung ga ri đua tài với nhiều thí sinh ở 30 nước trên thế giới. Thật vinh dự, Ban giám kho cụộc thi đã trao gii Đặc bịệt cho thí sinh Đặng Ngọc Long. Như vậy anh đã là người Vịệt nam đầu tiên đoạt gii thưởng chuyên ngành ghi ta cao nhất nước.
    Sau khi tốt nghiệp hệ đại học bốn năm, với điểm số tốt nghiệp là 1 (điểm tối ưu), Đặng Ngọc Long là sinh viên duy nhất được nhà trường đề nghị Bộ văn hoá Đức tiếp tục cấp học bổng nghiên cứu chưng trình 3 năm trên đại học. Trong thời gian ở nước ngoài anh đã tham dự nhiều lớp bồi dưỡng của các bậc thầy ghi ta thế giới như A-ben Ca-lê-va-rô, Ma-tin Mi-sli-vê-xếch, Mô-ni-ca Rốt, An-va-rô Pi-ê-ri ..., được trường âm nhạc Béc- lin ký hợp đồng ging dạy vô thời hạn. Trong ging dạy Đặng Ngọc long đã đưa một số tác phẩm Việt nam vào giáo trình, giáo án. Nhiều học sinh ở châu Âu thích thú khi làm quen những giai điệụ châu á trên cây đàn ghi-ta cổ điển do chính người thầy giáo Việt nam truyền thụ.
    Đặng Ngọc long đã sáng tác nhiều tác phẩm mang mầu sắc á - âu được giới ghi-ta trên thế giới đánh giá cao. Có thể nói nghệ thuật ghi-ta đang phát triển nhiều thể loại, trong đó hướng khai thác âm sắc lạ của phưng Đông, do đó phong cách của Đặng Ngoc Long được phát huy và người nghe ở châu Âu ưa chuộng. Nét đặc sắc của Đăng Ngọc Long là bất kỳ chưng trình biểu diễn nào của anh cũng kết thúc đêm diễn bằng một tác phẩm Việt nam do anh chỉnh lý, biên soạn hoặc sáng tác. Cũng vì vậy mà âm hưởng Việt nam ngày càng có ấn tượng đặc biệt với người nghe qua kh năng diễn đạt của cây đàn ghi-ta.
    Năm 1994, trường âm nhạc Bec-nau quyết định tổ chức cuộc thi ghi-ta độc tấu để ghi nhận công lao đào tạo xuất sắc của anh cho nhiều cây ghi-ta người Đức và người nước ngoài. Kế đó năm 2001, anh được trường này bầu chọ làm chủ tịch hội đồng nghệ thuật liên hoan ghi-ta quốc tế diễn ra hai năm một lầm tại Đức.
    Mới đây, Đặng Ngoc Long đã về nước biểu diễn với tư cách là khách mời danh dự của Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc 2002. Trong Đêm nhạc tình yêu ghi-ta tối 26-5 tại nhà hát lớn Hà nội và Đêm nhạc tình yêu sinh viên tối 27-5 tại Đại học quốc gia Hà nội, anh đã biểu diễn rất thành công, nhất là bn Núi rừng Tây Nguyên do anh chuyển soạn trước sự thán phục của công chúng thủ đô. Đặng Ngọc Long xúc động nói: ??zĐại nhạc hội là sự kiện lớn nhất từ trước tới nay trong đời sống âm nhạc ghi-ta tại Việt nam. Tôi đã có hàng trăm cuộc biểu diễn ở hầu hết các nước châu âu, nhưng lần này tôi rất hồi hộp khi được trở về biểu diễn tại quê nhà sau 17 năm xa cách trong bầu không khí toàn là những âm hưởng đích thực. Tôi hy vọng có một sự hợp tác về ghi-ta ở trong nước với các nghệ sĩ ở châu Âu. Hy vọng qua hình thức biểu diễn giao lưu quốc tế này những nghệ sĩ ghi-ta ở trong nước sẽ tiếp xúc nhiều hn với các nghệ sĩ và các trường phái ghi-ta quốc tế để phát triển nền nghệ thuật ghi-ta nước nhà??o.
    theo Nhân dân 3-7-2002
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chương trình hòa nhạc giao hưởng của các nghệ sĩ Pháp diễn ra tối 13.10 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Dàn nhạc giao hưởng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam sẽ biểu diễn cùng nữ nghệ sĩ piano người Pháp Francoise Chaffiaud và nhạc trưởng André Peyregne - Giám đốc Nhạc viện Quốc gia Nice, các tác phẩm viết cho piano và dàn nhạc của Chopin, Beethoven, Ravel
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  9. Gabi

    Gabi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Đọc thấy mà thèm, vé thấy mà xót :
    80.000,đ
    100.000,đ
    120.000,đ
    Hic......
    Gabi
  10. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Chị Gàbí đấy à? Lại cùng chung một nỗi niềm rồi. Thỉnh thoảng nghiến răng bỏ ra 80K ngồi ghế hạng bét nghe mấy chương trình ở Nhà hát lớn mà đã thấy rách hết cả ruột. Thôi để bao giờ em giầu, kinh tế khá giả, em sẽ mời chị đi nghe một chương trình hoà nhạc cổ điển, vé hạng nhất nhé.

Chia sẻ trang này