1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự trên mạng về nhạc cổ điển!!!!

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 06/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hôm 15.10, Đại diện Công ty Toyota Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu Đêm nhạc cổ điển lần thứ 6 tại Việt Nam trong khuôn khổ chương trình giao lưu văn hóa và quảng bá nhạc cổ điển mang tên Toyota Classics do Hãng Toyota Nhật Bản và các chi nhánh Toyota châu Á tài trợ. Chương trình này, như thường lệ, dành toàn bộ số tiền thu được qua bán vé đễ hỗ trợ cho các hoạt động thúc đẩy giao lưu văn hóa và từ thiện.

    Dàn nhạc Cadaques

    Buổi diễn duy nhất tại Nhà hát lớn (Hà Nội) đêm 27/10 sẽ giới thiệu với công chúng Việt Nam Dàn nhạc Cadaques với nhạc trưởng người Pháp, ông Philippe Entremont, một nghệ sĩ piano lão luyện từng giành giải nhất tại concour piano quốc tế lừng danh Marguerite Long-Jacques Thibaud năm 1953; với nhạc sĩ ghita nổi tiếng người Tây Ban Nha, ông Gallardo del Rey, nhà nghệ sĩ có ''ngón đàn gây sửng sốt và diễn xuất nhạy cảm'', có một sự nghiệp biểu diễn đầy danh tiếng ở châu Âu; và với một tài năng trẻ người Việt Nam, nghệ sĩ violon Nguyễn Hữu Nguyên, hiện đang là thành viên Dàn nhạc Quốc gia Pháp ở Paris. Chương trình của đêm hòa nhạc này sẽ dành toàn bộ phần hai cho các bậc thầy âm nhạc Tây Ban Nha, gồm tác phẩm Concierto de Aranjuez của J. Rodrigo và tác phẩm El amor brụo của nhà soạn nhạc vĩ đại M De Falla.
    Có thể gọi đây là một đêm nhạc đầu tiên giới thiệu hai diện mạo nổi bật: âm nhạc của de Falla và dàn ghita của âm nhạc Tây Ban Nha. Và đây cũng là lần đầu tiên có một Dàn nhạc Tây Ban Nha đến Việt Nam. Dàn nhạc Cadaques, thành lập năm 1988 tại thành phố Cadaques, tập hợp nhiều nhạc công từ khắp các xứ sở châu Âu chia sẻ những dự án biểu diễn khác với chương trình của các dàn nhạc truyền thống, trình tấu các tác phẩm kinh điển nổi tiếng cùng với những sáng tác cách tân hiện đại, đặc biệt chú ý các tác phẩm ít được biết đến trong lịch sử âm nhạc và tác phẩm của các nhạc sĩ đương thời. Như vậy, Dàn nhạc Cadaques vừa mang đến một phong cách âm nhạc Tây Ban Nha, đồng thời vừa là sự thể hiện một xu hướng phổ cập và năng động của âm nhạc cổ điển.
    Theo VASC Orient
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Ko post nữa!!!.
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 17:29 ngày 05/11/2002
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Kết thúc Dự án 5 năm nâng cấp Dàn nhạc giao hưởng VN

    Dự án 5 năm nâng cấp Dàn nhạc giao hưởng VN do Hội đồng Anh giúp đỡ kết thúc bằng chương trình hoà nhạc do Bộ VHTT Việt Nam và Hội đồng Anh tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong 2 tối 28 & 29.10 với sự chỉ huy của nhạc trưởng Colin Metters.
    Các nhạc phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình: Khúc mở đầu Những con ong bắp cày của R.V Williams, Biến tấu Rococo cho cello và dàn nhạc (P.Tchaikovsky) với sự tham gia của giọng đàn cello Ngô Hoàng Quân, và Bản giao hưởng số 5 Op. 98 (J.Sibelius).
    Báo Lao Động
    (25-10-2002)

    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  5. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Bỏ cái quote đi rồi. Bác home lần sau post bài cẩn thận hơn chút nhé!
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...
    Được Pakita sửa chữa / chuyển vào 18:03 ngày 05/11/2002
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    hiccccccc!!bác ơi!!~em hơi bị cẩu thả, bác thông cảm,
    Đây là tài liệu em lấy từ mạng của những ngưòi việt kiều, đang sinh sống ngaòi việt nam!!!
    bác thông cảm nhé!!!
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  7. rockbie

    rockbie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Những bài trước của home_nguoikechuyen tải lại đây khác hẳn với bài về Lữ Liên... làm tớ hơi hẫng. Không hiểu nhạc sĩ và các nghệ sĩ được đề cập đến trong bài thuộc dòng cổ điển (classical music) gì vậy? Nó khác với nhạc pop Việt Nam ở hải ngoại như thế nào?
    KEEP TOGETHER !
  8. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    đề nghị bạn home sửa lại nhá !
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nữ nhạc trưởng Hoàng Ðiệp:
    Cần đầu tư đúng hướng cho nhạc giao hưởng - thính phòng


    Nghệ sĩ Hoàng Ðiệp là một trong những nữ nhạc trưởng hiếm hoi của Việt Nam hiện nay, từng tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovski (LB Nga). Chị đang chuẩn bị cho chương trình hòa nhạc Giai điệu Nga vào 8-11 tới. Sau đây là cuộc trò chuyện của chị về nghề, về dòng âm nhạc giao hưởng - thính phòng.
    "Suốt 10 mùa đông lạnh giá ở Nga, tôi đã lao vào tập luyện chuyên môn với một ý chí cao độ. Một mình nơi xứ người không khỏi chạnh lòng bởi cảm giác cô đơn: sáng đội tuyết đến trường học tập, chiều tối trở về ký túc xá với những điều tư duy cho các tác phẩm chỉ huy hợp xướng, dàn nhạc...". Hoàng Ðiệp - một trong số nữ nhạc trưởng hiếm hoi của Việt Nam hiện nay nhớ lại những ngày học tại Nhạc viện Tchaikovsky - Moskva (1980 - 1990). Năm 1997, chị lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc và hiện là trưởng bộ môn chỉ huy thuộc khoa Lý luận - sáng tác - chỉ huy Nhạc viện TP Hồ Chí Minh.
    * Cái "duyên" âm nhạc đã đến với chị như thế nào?
    - Tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình truyền thống nghệ thuật. Thời kỳ chiến tranh, do điều kiện và yêu cầu của công việc, ba mẹ buộc phải gửi tôi học tại Trường nội trú 1 ở Thiên Thai (Hà Bắc). Thú vị là Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội cũng "đóng đô sơ tán" bên cạnh nên ngày nào tôi cũng được nghe đàn, hát thành ra "thấm" lúc nào không hay...
    * Ðược biết, trước khi trở thành nhạc trưởng chỉ huy hợp xướng và dàn nhạc, chị đã từng chọn học và theo đuổi nhiều loại nhạc cụ khác?
    - Ðể trở thành nhạc trưởng, tôi đã phải đi qua nhiều "đường vòng", nhưng nghĩ lại, chính "đường vòng" ấy đã hỗ trợ rất nhiều cho chuyên môn hiện nay. Ngay từ bé, tôi đã mê violin nhưng các thầy nói ngón tay của tôi quá ngắn, khó có thể thành công ở loại nhạc cụ này nên mãi đến chín tuổi, tôi mới đến với cây đàn violin sau hai năm theo học đàn tranh. Từ 1975, theo gia đình về Sài Gòn, phải thay đổi môi trường học tập, lúc ấy, tôi muốn theo học một ngành âm nhạc nào đó mà có thể tiến xa và phù hợp với cá tính độc lập của mình. Năm 1977, tôi quyết định gắn bó với bộ môn chỉ huy hợp xướng và theo học cô Bình Trang tại Nhạc viện TP Hồ Chí Minh.
    Hoàng Ðiệp và đội hợp xướng Chim vành khuyên trong Festival
    hợp xướng thiếu nhi quốc tế tại Vladivostok - CHLB Nga 2002.
    * Là một trong ba người đầu tiên của thành phố được các chuyên gia Nga tuyển chọn và cũng là sinh viên đầu tiên của Nhạc viện TP Hồ Chí Minh thi đậu vào Nhạc viện Tchaikovsky, điều đó là khả năng thật sự của chị hay vì một lý do ưu đãi nào khác?
    - Ðược chọn sang Nga du học, tôi phải trải qua nhiều đợt thi tuyển vấn đáp công khai cùng với các thí sinh khác. Nếu không phải là khả năng thật sự của mình thì chắc chắn sẽ không trúng tuyển và không có được như ngày hôm nay. Suốt 10 năm học ở Nga, tôi không hề mặc cảm về khả năng của mình trước bạn đồng môn. Ðặc biệt, tôi từng được chọn là người lĩnh xướng giọng soprano của dàn hợp xướng sinh viên tại Nhạc viện Tchaikovsky. Với tác phẩm dự thi tốt nghiệp cuối khóa "Requiem" của A.Bruckner và các tác phẩm A cappella của Tchaikovsky, Tanheev... tôi vinh dự là một trong ba sinh viên đạt điểm xuất sắc, được báo ảnh Liên Xô bản tiếng Việt dành hẳn một chuyên mục để giới thiệu...
    * Hiện nay, sinh viên nhạc viện ra trường thường... thất nghiệp và cơ hội được tham gia dàn nhạc giao hưởng thành phố rất mong manh. Chị nghĩ gì về tình trạng các sinh viên muốn "hành nghề", nhưng do không có sân khấu biểu diễn thường xuyên nên buộc phải xuất hiện và nhận show ở các nhà hàng?
    - Có thể nói, âm nhạc là một chuyên ngành có những đặc thù riêng, khác hẳn với những ngành nghề khác; bởi muốn thành tài phải bắt đầu từ năm bảy tuổi và học với sự khổ luyện liên tục suốt 15 năm. Ðầu tư nhiều, nhưng lại khó sử dụng được ở "đầu ra". Tất cả những điều này cho thấy sự lãng phí của việc đầu tư thiếu định hướng. Thật xấu hổ khi với một thành phố trẻ, số dân vào loại đông nhất nhì trong cả nước như TP Hồ Chí Minh lại không có một nhà hát opera hoặc một dàn nhạc giao hưởng hoạt động thường xuyên hàng tuần, hàng đêm, mà chỉ "năm thì mười họa" mới có một chương trình. Chúng ta cần hiểu rằng: loại hình âm nhạc cao cấp này chính là yếu tố thể hiện, khẳng định trình độ văn hóa và bộ mặt âm nhạc của một thành phố, một quốc gia...
    * Là người của dòng nhạc giao hưởng - thính phòng, theo chị cần phải làm gì để loại hình âm nhạc này phát triển, tiếp cận với công chúng một cách gần gũi hơn?
    - Ngay cả những người trong giới còn có những suy nghĩ rất thực dụng khi phát biểu: đầu tư cho nhạc giao hưởng tốn kém gấp bốn lần so với một chương trình giới thiệu ca khúc. Cứ theo những quan niệm như thế thì chắc chắn dòng nhạc giao hưởng - thính phòng sẽ bị mai một và chết dần. Muốn dòng nhạc này "sống" thì Nhà nước phải có chính sách đầu tư, cấp ngân sách cho các dàn nhạc - hợp xướng chuyên nghiệp hoạt động. Giao hưởng - thính phòng thường bị cho là khó hiểu, cao siêu, tốn kém...; lại ít được tổ chức, hướng dẫn trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì làm sao thu hút được người nghe?!
    * Cụ thể, cách của bản thân chị thực hiện trong thời gian qua là gì?
    - Ðể cho dòng nhạc của mình đến gần với quần chúng, tôi chủ trương dàn dựng những tác phẩm quen thuộc, dễ nghe nhưng không tầm thường của các nhạc sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước. Tùy từng đối tượng, quy mô của chương trình mà có những lời diễn giải khác nhau để loại hình nghệ thuật này ngày càng được xã hội hóa, gần gũi với mọi người. Muốn vậy, phải năng động trong việc tìm nguồn tài trợ và phương hướng hoạt động thích hợp. Cụ thể là tôi đã tham gia dàn dựng các chương trình: Hương sắc phương Nam, Verdiana, Giai điệu đồng bằng 15... Hiện tại, tôi đang chuẩn bị cho chương trình lớn Giai điệu Nga diễn ra vào ngày 8-11 sắp tới.
    * Xin cảm ơn về cuộc trò chuyện này và chúc chị luôn giữ mãi tình yêu đối với niềm đam mê của mình.
    (Báo Thanh niên)
    --------------------------------------------------------------------------------
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Còn cái bài kia, hôm thấy Pa nói, tui đã xoá đi tùi, . Thật là lai, hôm nay lên, bao nhieu ngưòi nói, biuồn quá, mình cảu thả thâtj. Mong mọi ngưòi thông cảm, và cho qua nhé!!!
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

Chia sẻ trang này