1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thời sự trên mạng về nhạc cổ điển!!!!

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 06/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tình yêu và tài năng đã chắp cánh...

    Trần Hữu Quốc và Cho Bun Young
    trong đêm diễn ở TPHCM

    Đêm nhạc của cặp vợ chồng nghệ sĩ violon Trần Hữu Quốc và nghệ sĩ piano Cho Bun Young không có sự quảng cáo lớn, không có nhiều lẵng hoa trên sân khấu và người xem không kín các hàng ghế. Đấy là hình ảnh trước giờ diễn. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra.
    Người nghe bị cuốn hút và tiếng vỗ tay cứ lớn dần sau mỗi tác phẩm, đến giờ giải lao thì bè bạn gặp nhau ai cũng thốt lời khen, lời mừng về một tiếng đàn hay và sự xuất hiện mới mẻ này. Chính hai nghệ sĩ từ hồi hộp đã chuyển sang hưng phấn trước sự cổ vũ của thính giả trong đó số đông là giới nghệ thuật hoặc cùng nghề và chơi trong niềm hạnh phúc. Đêm 20.10 ấy là một trong những đêm violon hay và ấn tượng nhất mà lâu lâu mới lại có ở TPHCM.
    Thực ra, Quốc không phải là gương mặt lạ. Anh là con của nhạc sĩ Trần Hữu Bích - cũng là người chơi violon, hiện làm biên tập âm nhạc của HTV. Sau khi học ở Nhạc viện TPHCM với thầy Bùi Công Thành, năm 1987 Quốc sang học tại Nga. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Gnessin (Mátxcơva) anh và cô bạn Hàn Quốc Young đã diễn tại TPHCM, song đấy chỉ như một đêm diễn báo cáo của nhiều sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài và tiếng đàn của anh chưa gây được ấn tượng nào.
    Điều gì tạo nên sự lột xác của Quốc, hỏi, anh chỉ cười mà chẳng biết lý giải. Hai năm qua, Quốc tiếp tục học thạc sĩ về biểu diễn, và có lẽ chính vì cất được cái gánh nặng trả bài mà anh đã thành một nghệ sĩ thực thụ. Thêm nữa, Quốc vừa dự thi Cuộc thi âm nhạc quốc tế Tchaikovsky (tháng 6.2002), và như người ta nói, sau một lần tham gia cuộc thi lớn dù không có giải cũng tiến bộ rất nhiều. Điều này đúng ở Quốc. Chính việc chuẩn bị cho cuộc thi đã làm Quốc vượt qua chính mình. Một điều nữa làm người nghe "sướng như nghe cả một dàn dây hay" (lời một nhạc sĩ sáng tác) có phần ở cây đàn mà Quốc chơi. Đó là cây đàn Carlo Testore (Italia) mà bà giáo Khalida Akhtiamova của anh cho mượn để anh dự cuộc thi Tchaikovsky và cho giữ đến nay. Nếu biết cây đàn giá gần trăm ngàn đôla Mỹ mới thấy lòng bà yêu quý trò của mình thế nào. Tiếng đàn của Quốc đã ở độ chín, có người nói độ chín đó do chính hạnh phúc đem lại. Sau lần diễn ở VN năm 2000, Quốc và Young đã làm lễ cưới, từ đó cuộc sống và những buổi diễn bên nhau đã nâng cánh cho tiếng đàn của cặp bạn đời này.
    Quốc và Young đã chọn một chương trình diễn tấu khá đặc sắc (trong đó nhiều bài anh chuẩn bị cho vòng II Tchaikovsky nhưng không vào được). 5 Melodies và Scherzo (trích concerto số 1) của Prokofiev cùng Caprice số 24 của Paganini đã được Quốc chơi đầy cảm hứng với kỹ thuật violon thật hoàn hảo. Ngay đến Sonata số 8 của Beethoven và Carmen Fantazy của Bizet - Waxmen đã được rất nhiều nghệ sĩ khác biểu diễn, nhưng Quốc và Young vẫn làm khán giả say mê và bất ngờ. Nhờ HTV đã ghi hình chương trình này, nên vẫn còn cơ hội cho nhiều người chưa nghe anh đêm 20.10 vừa qua đón chờ thưởng thức. Từ nay, Quốc nghiễm nhiên ở trong số những tài năng violon trẻ VN mà lớp họ đã đạt được một tầm cao mới so với lớp cha anh trước đấy.
    Theo Lao động
    --------------------------------------------------------------------------------
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Vài nét về FILIPPA GIORDANO
    Một nàng kiều nữ tài hoa, trong ba năm qua đã tạo được thế đứng riêng cho chính mình trong vũ trụ âm nhạc thế giới là Filippa Giordano, người con gái xuất thân từ Palermo, một thành phố Ý Đại Lợi nổi tiếng với truyền thống âm nhạc bất hủ và đồng thời cũng lừng danh thế giới với những băng đảng camorra nguy hiểm không kém gì mafia.
    Sanh ra và lớn lên trong một gia đình mà âm nhạc đã ăn sâu vào tận xương tủy từ bao nhiêu đời, từ tấm bé, Filippa đã được mọi người thân trong gia đình ân cần chăm sóc, bồi dưỡng cho năng khiếu âm nhạc và khuyến khích nàng kế thừa và phát triển truyền thống gia đình ấy. Ông nội nàng là một trong những người cuối cùng ở Sicily còn am tường nghệ thuật kể truyện bằng lời ca tiếng hát theo phương pháp cổ truyền từ ngàn xưa. Cô nàng và chị nàng đều là nhạc sĩ dương cầm cỗ điển có hạng. Chú nàng thuở còn thanh niên là một giọng ca chính của giàn đồng ca tại hí viện lừng danh La Scala ở Milan. Anh nàng là một tay đại hồ cầm lỗi lạc đã từng một thời là nhạc trưởng của một dàn nhạc giao hưởng cỡ trung. Cha nàng là ca sĩ nhạc cổ điển với giọng trầm baritone và mẹ nàng cũng là một ca sĩ opera giọng kim mezzo-soprano.
    Từ thuở nhỏ, Filippa đã được mẹ luyện giọng và dạy dỗ theo nghiệp nhà. Năm nàng lên 3 thì cả gia đình dọn về thủ đô La Mã. Năm lên 5, Filipa bắt đầu học chính thức học nhạc. Năm lên 9, Filippa được cha mẹ cho ghi danh theo học khóa vũ ba lê tại Học Viện Ba Lê Quốc Gia. Lớn hơn một chút nữa, như tất cả bạn bè cùng trong lứa tuổi thiếu niên, Filippa say mê nhạc pop và xin mẹ dạy cho hát theo kiểu nhạc pop, một điều mà dân hát nhạc cổ điển thường không mấy ưa thích, vì nhạc pop thì âm hưởng sơ sài, không đủ sức cuốn hút người nghe thanh lịch như các đoạn arias (những khúc ca ngắn trích từ những vở nhạc kịch opera) cổ điển, bởi vì chính những lời nhạc cũng thiếu hẳn chiều sâu, khó làm rung cảm người nghe. Thế nhưng, vì yêu con, mẹ nàng cũng chiều lòng.
    Trong suốt thời niên thiếu, Filippa thường theo cha mẹ lưu diễn khắp nơi, và nàng dần dần tự tìm cách phát triển một cách kết hợp thật hài hòa giữa lòng yêu nhạc cổ điển của cha mẹ và phong cách thưởng thức âm nhạc của giới trẻ đương thời, trong đó có nàng: trình diễn những bản nhạc cổ điển với giọng hát và phong thái của nhạc pop, để mở rộng tầm ảnh hưởng của loại nhạc này trong giới trẻ, tương tự như khi Vanessa Mae hoặc Sky hay bond hòa tấu những bản nhạc cổ điển danh tiếng theo phong thái pop vậy.
    Sau một thời gian dài tìm kiếm người sản xuất dĩa nhạc, và qua bao lần bị người ta hứa cuội, năm 1999, Filippa gặp được Caterina Caselli, giám đốc hãng dĩa Sun tại Ý,và được bà này nhiệt tình ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện cho nàng hoàn thành ước nguyện. Cũng cùng năm ấy, nàng chiếm giải nhì tại đại nhạc hội San Remo trong phần Những Tài Năng Mới. Nhờ vậy, khi dĩa hát đầu đời, mang tựa đề Filippa, bao gồm những bản arias trích từ các vở opera quen thuộc trình bày bằng phong thái nhạc pop, được tung ra thị trường thì được thính giả ái mộ khắp thế giới, kể cả Nhật Bản và Úc Đại lợi, nhiệt tình đón nhận.
    Và thế là con đường hoạnh lộ của nàng bỗng thênh thang rộng mở. Dĩa hát mới nhất của nàng vừa được phát hành rộng rãi tại Úc.
    Theo www.giaidieu.net
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Chán thật!!HÌnh như mục này không ai quan tâm hay sao ấy, chẳng thấy ai pót bài dùm Home cả????
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  4. rockbie

    rockbie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Hơn 800 lượt đọc mà bạn nói không có ai quan tâm? Tớ đang đọc ấy chứ, nhưng post bài dùm là thế nào, tưởng rằng chủ đề của ai người ấy lo chứ nhỉ? Topic này lại không phải là chuyên đề để bàn tán xôn xao, thôi, cố gắng nhiệt tình cho trót đi, người thích kể chuyện à!
    KEEP TOGETHER !
  5. alicela

    alicela Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2001
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    0
    kiến thức của bác thâm hậu quá, ai bù kịp nhưng đọc sướng cả mắt (hic, tại bác đấy năm nay iem lớp 12 rồi mà vẫn học). Chết bác nào là mod thì xoá hộ em cái
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Tay guitar Zal Yanovsky của ban nhạc Mỹ nổi tiếng vào thập niên 60 Lovin' Spoolful (với những ca khúc Daydream, Do you believe in magic, Summer in the city) đã qua đời ở tuổi 57 do bệnh tim. Yanovsky rời ban nhạc vào năm 1967 và sống ở Kingston (Canada) đến cuối đời
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Violinist Tăng Thành Nam: Giải thưởng không phải là thước đo tài năng

    Tăng Thành Nam và vợ

    ''Đừng vội nghĩ chỉ ở Việt Nam, nơi người thưởng thức chưa mặn mà với nhạc cổ điển, Sinh viên Nhạc viện tốt nghiệp ra trường mới thất nghiệp. Ở Pháp, Đức, Nga hay Mỹ - xứ sở của những dòng nhạc cổ điển lớn nhất - tình hình cũng không dễ chịu hơn''. Người khẳng định điều này là Tăng Thành Nam, một violinist trẻ hàng đầu được đào tạo bậc ĐH ở Nhạc viện TP.HCM và cao học tại Nhạc viện Quốc gia Pháp. Anh trở về nước hoạt động âm nhạc từ năm 2001, hiện là bè trưởng dàn dây của Dàn nhạc giao hưởng TP.HCM.
    NSND Đặng Thái Sơn từng nói rằng để ''giỏi'' trong nhạc cổ điển nên cố gắng học, sống và làm việc ở châu Âu. Nếu vậy, Sinh viên các khoa piano và nhạc cụ giao hưởng ở ta hẳn sẽ nhiều thiệt thòi?
    - Học nhạc cổ điển trong nước, thực chất SV ta vẫn được bồi đắp một nền tảng không hề kém cạnh với các nước có nền âm nhạc cổ điển lâu đời. Thời còn SV ở Việt Nam, tham dự các đợt biểu diễn lớn trong dàn nhạc trẻ châu Á tại Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Mỹ và 12 nước châu Á, tôi nhận ra mình hoàn toàn vững tin với kiến thức cơ bản học trong trường. Tuy nhiên, để nâng cao trình độ và nhận thức âm nhạc, sang châu Âu sẽ là cú chuyển biến lớn.
    Những khó khăn đặc thù của SV Nhạc viện khi ra học ở nước ngoài? Anh gặp sự kỳ thị trong môi trường hoạt động nghệ thuật ở phương Tây chứ?
    - SV học nhạc thường ít chú ý bộ môn ngoại ngữ. Đây là sai lầm lớn. Sang Pháp, tôi học tiếng từ đầu, một thầy một trò, ngày nào cũng học. Bởi nghĩ, có tiếng mới nắm vững các môn Phân tích tác phẩm, Xướng âm, Lịch sử âm nhạc... Cách học ở Tây khác xa trong nước. Ở Việt Nam, thầy cô theo sát học trò, nhắc nhở từng giờ tập, giờ lên lớp. Sang Pháp, anh hoàn toàn tự bơi. Giảng viên là các bậc thầy, có người từng là danh cầm thủ. Nếu các sinh viên không tập, không trả bài đúng yêu cầu, người ta chuyển sự quan tâm vào SV khác. Nói gọn lại, học nhạc ở các nước châu Âu chính là tìm cách khai thác thầy cô, tự nhận ra những gì mình thiếu để bổ khuyết. Đạt trình độ cao hơn, anh nên làm được những gì người khác chưa làm. Là người châu Á, chắc chắn anh sẽ vấp phải sự kỳ thị ban đầu. Tuy nhiên, SV âm nhạc du học ở châu Âu thường là những người rất giỏi như Lê Hồ Hải, Nguyễn Thuý Vinh, Nguyễn Huệ Hương. Riêng tại Nhạc viện Quốc gia Pháp, 3 người Việt Nam là Nguyễn Hữu Nguyên, Nguyễn Hữu Khôi Nguyên và tôi theo học đều đạt điểm thủ khoa khi tốt nghiệp ra trường. Đó là nguyên do người Pháp thường rất quý trọng SV nghệ thuật đến từ Việt Nam.
    Trong khi nhiều đồng môn của anh như Văn Hùng Cường, Nguyễn Quốc Trường ...khi du học thường ở lại học tiếp và làm việc ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ, còn anh lại quay về...
    - Thực sự, tôi cũng hiểu với lượng người yêu thích nhạc cổ điển chưa đầy 1% khán giả thưởng thức âm nhạc sẽ vô cùng khó khăn cho tôi trong hoạt động biểu diễn. Nhưng tôi thích một câu cách ngôn của người Pháp: ''Có người học đạo để đến Vatican thì cũng có người học để tới những vùng xa xôi hẻo lánh''. Mặt khác, tôi cũng muốn làm một số việc nhỏ cho công việc đào tạo nhạc cổ điển ở TP.HCM - đầu tiên là lập một thư viện đủ tư liệu sách vở, băng đĩa hình và tiếng. Tôi đang xin hỗ trợ từ Lãnh sự quán Pháp.
    Có ý kiến cho rằng những giải thưởng quốc tế mà các cầm thủ Việt Nam từng đạt được không ''to tát'' như những thông tin đến từ công chúng. Thế còn ý kiến riêng anh?
    - Có lẽ "rắc rối" này không thuộc về chúng tôi mà thuộc về báo chí thì chính xác hơn. Riêng tôi, tài năng của một người nghệ sĩ biểu diễn không đo bằng các giải thưởng anh ta đạt được. Thực tế, ở bên Tây cũng vậy thôi, các nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng nhất đôi khi chưa từng dành giải thưởng nào trong đời. Các bậc thầy của tôi, tài năng như thế, kinh nghiệm như thế, cho một buổi biểu diễn dù nhỏ, họ vẫn đổ mồ hôi ngay trên một đoạn nhạc đơn giản nhất.
    Violinist Tăng Thành Nam
    Sinh ngày 9/5/1974 tại Hà Nội
    Học violin từ năm 1981. Tốt nghiệp thủ khoa Violin hệ ĐH Nhạc viện TP.HCM năm 1996. Tuyển thẳng vào cao học. 1998-2002 du học tại Pháp, tốt nghiệp thủ khoa cao học ngành Biểu diễn Violin Nhạc viện Quốc gia Pháp.
    Giải thưởng:
    - Giải Nhì cuộc thi Quốc gia âm nhạc Mùa thu lần 1 năm 1990.
    - Giải Nhất cuộc thi Quốc gia âm nhạc Mùa thu lần 2 năm 1993. Năm 1995, 1996, 1998 được mời tham gia biểu diễn cùng dàn nhạc trẻ châu Á tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.
    (Theo Sinh viên)
    --------------------------------------------------------------------------------
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nhạc cổ điển: Giao thoa giữa lãng mạn và trữ tình


    "Một thế kỷ là 100 năm, nhưng dường như thế kỷ 19 quá chật hẹp, không thể chứa hết tên tuổi các nghệ sĩ thiên tài trong hội họa, âm nhạc, kiến trúc và các lĩnh vực khác. Có thể nói, mỗi một thập kỷ lại xuất hiện một nhạc sĩ lỗi lạc. Chính vào nửa cuối thế kỷ đáng ghi nhớ này là giai đoạn giao thoa giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa trữ tình trong nền âm nhạc cổ điển thế giới. Không thể sắp xếp tên tuổi các nhạc sĩ theo trình tự thời gian, cũng như phát sáng tài năng hoặc những cống hiến cho kho tàng âm nhạc nhân loại. Các trường phái âm nhạc ở mỗi nước đều mang dấu ấn riêng biệt và đặc sắc cùng hợp lưu vào biển cả âm nhạc thế giới."
    Richart Wagner, người Đức, là một con người cách mạng, một nhạc sĩ thiên tài đầy sức quyến rũ, nhưng cũng rất ích kỷ và kiêu ngạo. Các tác phẩm của ông là sự hòa hợp của chất thơ, chất nhạc và chất sân khấu. Bước khởi đầu của ông rất gian nan, khốn khó và không được đánh giá đúng tài năng. Từ 1939 - 1842, ông sống ở Paris, để có tiền trở về Đức, ông buộc phải bán bản thảo opera "Con tàu ma". Danh tiếng của ông vang dội ở Dresden với các tác phẩm "Rienzi", "Con tàu ma", "Tanhauze". Năm 1864, vua Lui II xứ Bavie mời Wagner quay trở lại Thụy Sĩ để hoàn thành tổ khúc "Kịch bốn bộ". Ông sống với Coxima, con gái của Lizst. Đến gần cuối đời ông mới thực hiện được ước mơ của mình: nhà hát ông dự kiến được xây dựng trên đồi Xanhter ở Bayret. Một nhà hát có có cấu trúc âm học đặc biệt rất thích hợp để biểu diễn các tác phẩm của riêng ông. Tổ hợp "Chiếc vòng của Nibelunghen" là một hệ thống tác phẩm bi kịch của Wagner, thể hiện những tư tưởng âm nhạc và triết học gồm có 4 opera..
    Nền opera Pháp xuất hiện có phần muộn mằn hơn. Halevi, Ober và Meyecbia là những người có công đầu tiên. Triều đại Napoleon III đã khiến cho âm nhạc của họ được lưu truyền mãi mãi. Sarle Guno là người chấn hưng nền opera Pháp. Sự êm dịu trong giai điệu phản ánh trạng thái yên tĩnh của thời đại ông, khi đó là Đế chế thứ hai. Ở tuổi 41, lần đầu tiên ông công diễn vở opera "Faust" là một kỳ công thực sự. Âm nhạc minh bạch của Guno sau này ảnh hưởng lớn tới các nhạc sĩ Debussy, Fore và Matsene, mãi mãi là âm nhạc hết sức đại chúng. Năm 18 tuổi, George Bizet, nhà soạn nhạc trẻ đã giành được giải thưởng Roma. Năm 1863, ông cho công diễn vở opera "Những người thợ mò ngọc trai" và năm 1866 là "Cô gái xinh đẹp xứ Pec" nhưng không mấy thành công. Kiệt tác "Carmen" của ông được trình diễn ở Nhà hát ca hài kịch Paris năm 1975, chất lượng opera không phải đã được công nhận ngay. Trong khi đó, Nitser, nhà triết học và là bạn Wagner đánh giá: "Tác phẩm giống như một sự sáng tạo thuần khiết của thiên tài". Choáng váng trước sự đón nhận đó, Bizet vốn bị bệnh đau tim đột ngột qua đời ba tháng sau khi Carmen được công diễn lần đầu.
    Âm nhạc Pháp âm thầm đi tìm bản sắc dân tộc của mình với bốn nhà soạn nhạc tiên phong. Nhà soạn nhạc Sain Saines nói: "Tôi sáng tác nhạc giống như cây táo sinh ra quả vậy". Ông viết 5 concerto cho violon, 3 giao hưởng, nhạc thính phòng và đặc biệt là 4 giao hưởng thơ. Ông còn tỏ rõ tài năng của một hoạ sĩ trong một tổ khúc gồm 14 khúc nhạc "Lễ hội hóa trang loài vật". Với tư cách chủ tịch Hội âm nhạc dân tộc, ông luôn luôn bênh vực cho sự minh bạch của logic và lý trí. Ông là nhạc sĩ thuộc phái Thi đàn của âm nhạc Pháp. Sain Saines viết một bộ 15 tác phẩm cho sân khấu, nổi nhất là vở "Samson và Dalida". Trước khi mất năm 1921, Sain Saines còn viết bản nhạc đầu tiên cho phim câm trên đàn piano.
    Chủ nghĩa lãng mạn không chết khi thế kỷ 19 kết thúc. Giuyler Matxene (1842 - 1912) với các opera "Mannon"và "Vecther" đã quay về các chủ đề muôn thuở. Thời gian đó, ở kinh thành Viên, người ta nhảy valse, một dòng xoáy âm nhạc thực sự làm cho 50.000 người phải xoay tròn như gió lốc buổi tối trong các gian phòng lớn sáng rực. Kinh thành Viên bị mê hoặc bởi dòng nhạc valse của gia đình Strauss với ba người con trai đều nổi tiếng như nhau. Nhạc valse trở thành âm nhạc bác học. Johan Strauss, người con thứ ba, niềm vinh quang của cả gia đình là một nhà soạn nhạc kiệt xuất. Ông đã phát triển và làm cho nhạc valse phong phú lên rất nhiều. Chính nhờ ông mà người ta được thưởng thức bản "Danube blue" (Đanuyp xanh) nổi tiếng nhất của thành Viên. Johan II để lại cho nhân loại trên 500 bản valse, pouka, cardi và golop.
    Tại trung tâm châu Âu cổ kính, nước Séc chịu ảnh hưởng sâu sắc của Liszt và Wagner. Bedrich Smetana (1824 -1884) là người đầu tiên khám phá ra "kho báu" âm nhạc dân tộc Séc. Ông là người giàu lòng yêu nước trong âm nhạc lẫn ngoài đời. Tổ khúc giao hưởng "Tổ quốc tôi" và vở opera "Vị hôn thê bị mua chuộc" đều thấm đượm chất nhạc dân gian xứ Bohemia và tâm hồn đất nước. Anton Dvorak (1841 - 1904) là sứ giả của nền âm nhạc Séc trên khắp thế giới. Năm 32 tuổi, thành công đến với ông qua thái độ khâm phục của nhạc sĩ Bramx trước các "Ca khúc xứ Movari" của ông. Ông được bổ nhiệm làm giám đốc Nhạc viện New York. Tai đây, ông cho ra đời bản "Giao hưởng thế giới mới". Một sự pha trộn tài tình giữa âm nhạc da đen, nhạc Á Đông và dòng nhạc Slave. Ông còn viết 8 giao hưởng, một concerto tuyệt vời cho violoncel, rất nhiều nhạc tôn giáo và các phẩm trữ tình.
    Kể từ thời Piot Đại đế (1672 - 1725), âm nhạc Nga chịu ảnh hưởng nặng nề của các loại nhạc "nhập khẩu" từ phương Tây làm thui chột sức sáng tạo của âm nhạc Nga. Ông sinh trong một gia đình quý tộc giàu có, ham thích du ngoạn. Đặc biệt ông rất thích đến Pháp, nơi có nghệ thuật nấu ăn sành sỏi và những lâu đài cổ kính bên bờ sông Loa. Khúc ouverture cho vở opera "Cuộc đời Sa hoàng" lấy từ tiểu thuyết của đại văn hào Puskin là bức tranh toàn cảnh của các ca khúc và vũ điệu Nga. Glinka tạo nên niềm hứng khởi cho các nhạc sĩ Nga.
    Piot Tchaicovxki nổi tiếng nhất trong các nhà soạn nhạc Nga thế kỷ 19 (sinh năm 1840). Những tác phẩm giàu cảm xúc, thấm đậm tâm hồn Nga thể hiện một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm. Là một người tiếp thu văn học Pháp, chính ông đã châu Âu hóa âm nhạc Nga, kết hợp những chuẩn mực nhạc cổ điển với tình cảm Slave sôi động. Ông đặc biệt xuất sắc trong các vở ballet: "Hồ thiên nga", "Người đẹp ngủ trong rừng". Thế nhưng thành công và danh tiếng không mang đến hạnh phúc. Định mệnh luôn đè nặng trên vai Tchaicovxki. Điều này thể hiện rõ nhất trong 3 bản giao hưởng, trong số 6 bản cuối cùng. Tuyệt vọng vì cuộc hôn nhân thất bại, ông đầm mình xuống sông Matxcơva, định làm cho mình viêm phổi mà chết. Song chẳng có chuyện gì xảy ra. Những câu chuyện vỡ mộng và bi thảm trong các vở opera "Ergheni Ônheghin", "Con đầm bích" thể hiện nỗi đau thương trong tâm hồn Tchaicovxki.
    Sự pha trộn các trường phái nhạc dân tộc không hề làm mai một các truyền thống của Beethoven, Brahms, Maler (trường phái Đức phát triển rực rỡ). Năm 1853, Brahms 20 tuổi, ông rời quê hương Hamburg đi chu du với một nghệ sĩ violon nổi tiếng người Digan. Ông là nhà soạn nhạc được Schumann "phát hiện" khi đưa tên ông lên tạp chí: "và Brahms đã đến với một dòng máu mới". Sau khi Shumann qua đời, Brahms phản đối chủ nghĩa xã hội phóng túng. Ông thể hiện cảm hứng bốc lửa trong những hình thức mạnh mẽ nhưng vẫn mang những nét truyền thống dân tộc. Ông là một người tài năng, nghị lực và cô độc. Cô đơn nhưng không chán đời. Ông yêu trẻ con, kiếm sống như một nhạc sĩ chuyên nghiệp. Thất vọng với ý định trở thành nhạc trưởng ở Hamburg, ông đến Viên và sống ở đó suốt đời. Thành công đối với ông khi viết "Khúc tưởng niệm Đức" (1868) để tưởng niệm Schumann. Ông viết 4 giao hưởng, 2 concerto cho piano, 1 concerto cho violon, 1 giao hưởng thính phòng và 200 bản lider. Các giao hưởng của ông thể hiện sự xung đột tư tưởng, ca khúc chứa đựng những tâm tư thầm kín.
    Cuối thế kỷ 19, trường phái dân tộc chủ nghĩa trong âm nhạc Pháp có phần giảm bớt. Nhạc sĩ Emanuen Sabrie là người theo trường phái Wagner nhưng âm nhạc mang tính hài hước. Sự pha trộn những tính cách khác nhau thường để lại dấu ấn trong các tác phẩm của ông. Nét nhạc của Sabrie viết cho các nhạc cụ rất phóng túng, rực rỡ và đầy dí dỏm. Bản "Expanha" là một tác phẩm viết theo phong cách ấn tượng. Đây chính là dấu hiệu báo trước sự tuôn trào mạnh mẽ của trường phái âm nhạc Pháp, với những tên tuổi sáng chói như Morit, Debussy.
    Vậy là nền âm nhạc cổ điển thế giới đã khép lại thế kỷ 19 đầy huy hoàng và bước sang thế kỷ mới với tất cả sự phong phú, đa dạng và không kém phần phức tạp...
    Theo Cẩm nang tiêu dùng
    --------------------------------------------------------------------------------
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.

Chia sẻ trang này