1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông Bạch

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi kalachakra, 28/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Thông Bạch

    http://drukpavietnam.org/vi/announcement/schedule.html

    THÔNG BẠCH​

    Chuyến viếng thăm Việt Nam của Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Phái Đoàn dòng truyền thừa Phật Giáo Drukpa cùng đại lễ quán đỉnh cầu nguyện quốc thái dân an.
    Phái Đoàn do Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII làm trưởng đoàn, cùng đi có Nhiếp Chính Vương Thuksey Rinpoche đời thứ II, Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche đời thứ IX và chín Đại Đức Tăng sẽ viếng thăm Việt Nam trong ba ngày 7, 8, 9 tháng 12 năm 2007.

    Dòng truyền thừa Phật Giáo Drukpa khởi nguồn từ Đức Phật Nguyên Thuỷ Vajradhara (Kim Cương Trì), truyền không gián đoạn xuống các bậc Đạo sư giác ngộ Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa, Gampopa, Rechungpa, Phagmo Drukpa và Lingchen Repa. Ngài Lingchen Repa là Thầy của Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I, Tsangpa Gyare - hiện thân của Đại Bồ Tát Quán Thế Âm, hoá thân chuyển thế của Đức Vua Songsten Gampo - vị hoàng đế theo Đạo Phật đầu tiên của Tây Tạng, hóa thân của đại thành tựu giả Naropa và đại đệ tử Gampopa của Milarepa cũng như của nhiều đại thành tựu khác. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa hiện nay là hoá thân chuyển thế đời thứ XII người đứng đầu đồng thời nắm giữ dòng truyền thừa Drukpa tại Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
    Nhân dịp lễ kỷ niệm 800 năm thành lập dòng truyền thừa Drukpa và 15 năm phát triển dòng Drukpa Việt Nam do cố Thượng tọa Thích Viên Thành, người đầu tiên đem dòng truyền thừa vào Việt nam. Nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của Pháp Vương, phái Đoàn, các đệ tử của cố Thượng Tọa sẽ tổ chức Pháp hội quán đỉnh cầu nguyện quốc thái dân an tại các chùa: Quang Ân, Chùa Hương và Hà Tiên trong ba ngày 7, 8 và 9 tháng 12 năm 2007. Đồng thời, Pháp hội cũng sẽ tổ chức một số hoạt động khuyến khích các thiện hạnh như tinh thần ?oSống để yêu thương?, tương thân tương ái, cứu trợ đồng bào khó khăn, thiên tai, bảo tồn môi trường thiên nhiên, di sản văn hoá, v.v? Nội dung chương trình chính gồm có:
    Ngày 7/12: (6h30 sáng) Pháp hội quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện quốc thái dân an và Pháp thoại tại chùa Quang Ân. Buổi tối Pháp thoại tại chùa Vạn Niên (Hà Nội)
    Ngày 8/12: (8h sáng) Pháp hội quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện quốc thái dân an tại Chùa Thiên Trù, Hương Tích(Hà Tây)
    Ngày 9/12: (6h30 sáng) Pháp hội quán đỉnh cộng đồng và giảng pháp tại chùa Hà Tiên. Buổi chiều, viếng thăm Ni chúng núi Tây Thiên (Vĩnh Phúc).
    Chúng tôi kính mời quí vị hoan hỷ tham gia Pháp hội quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện quốc thái dân an với chủ đề :
    ?oSống để yêu thương?.

    ?oSuối từ bi muôn đời tuôn chảy
    Cây tình thương che khắp mọi nhà?.


    Xin trân trong cảm ơn sự quan tâm và tham gia của quí vi.

    Ngoài các hoạt động hoằng dương Phật pháp khai mở trí tuệ cho chúng sinh , Đức Pháp Vương còn khuyến khích thực hành thiện hạnh trưởng dưỡng lòng từ bi. Với chủ đề ?oSống để yêu thương ?o, Ngài huy động các trung tâm, tự viện, đệ tử của mình trên khắp thế giới tham gia vào các hoạt động xã hội từ thiện giúp đỡ cộng đồng, như bố thí, phóng sinh, quan tâm thăm hỏi và chia sẻ với những người vô gia cư, hoàn cảnh khó khăn,v?v.. Ngài hướng dẫn mọi người hãy bắt đầu từ những việc đơn giản là hãy quan tâm tới chính cộng đồng nơi mình đang trú ngụ và dành ngày chủ nhật, thứ ba hàng tháng cho các hoạt động thiện hạnh này. Đây chính là tăng thượng duyên cho sự tu tập phật Đạo, để sự tu tập thật sự hữu ích, để chúng ta thực sự sống vì lợi ích chúng sinh. Đó cũng là thước đo kiểm chứng tâm Bồ Đề của mỗi hành giả.
  2. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Chuyển hóa cảm xúc
    Bạn thường bị ảnh hưởng, chi phối bởi những xúc tình tiêu cực của chính mình; si mê, sân giận, ái dục và ghen tị... những xúc tình này là nguyên nhân gây đau khổ phiền não triền miên.
    Chuyển hóa cảm xúc
    Hầu hết chúng ta đều bị cảm xúc chi phối. Khi giận dữ một ai đó thì chúng ta luôn không ngừng đổ lỗi cho người đó và chẳng bao giờ suy xét tường tận về những cảm xúc, những lầm sai hay những tà kiến lệch lạc của chính mình. Thay vào đó, chúng ta luôn đổ 100% sự chỉ trích và lỗi lầm về phía người khác, chúng ta tự nói rằng: ?oChính hắn ta đã làm điều này và chính hắn ta nói với tôi điều đó, đây là lý do tại sao tôi giận dữ?, rồi sau đó chúng ta tiếp tục nổi sân giận tới cực độ; không có khoảng trống cho bất kỳ sự sáng suốt nào. Rồi nữa, nếu một ai đó cố gắng hòa giải mâu thuẫn thì thậm chí chúng ta còn giận dữ hơn, cứ cố chấp rằng, không phải lỗi tại mình và người kia 100% là một anh chàng tồi, luôn làm mọi điều sai trái. Còn chúng ta thì luôn luôn đúng và luôn luôn tốt đẹp!
    Loại si mê này luôn khởi hiện, diễn ra trong bạn nếu bạn không có nền tảng vững chắc của sự tu tập tâm linh. Tuy nhiên, nếu đã tu tập một cách đúng đắn thì trong những trường hợp đó, bạn vẫn có thể có đôi chút sân giận. Tuy nhiên, bạn có thể tự nói với mình là: ?oAnh ta đã đánh vào mặt tôi bởi vì tập khí anh ta còn đầy sân giận nhưng anh chàng thô lỗ này không có sự lựa chọn nào khác, anh ta chẳng có thể làm gì khác được là phải tấn công tôi?. Bạn có được sự kiến giải đúng đắn này bởi đã nhận ra rằng, chính bạn cũng từng trải nghiệm, từng bị chi phối ảnh hưởng bởi những cảm xúc đó - những xúc tình si mê, sân giận, ái dục và ghen tị của chính mình; chúng là nguyên nhân mang lại khổ đau phiền não cho bạn. Bây giờ, nếu nhìn vào người đang đứng trước bạn, vừa mới tấn công bạn thì bạn sẽ thấy là anh ta cũng hoàn toàn bị thúc đẩy bởi những xúc tình tương tự và bởi vậy, anh ta không còn sự lựa chọn nào khác. Bạn hãy thấu suốt điều đó và hãy phát khởi lòng từ bi với những việc làm của anh ta đã đối xử với bạn.
    Tuy nhiên, trong trường hợp của chúng ta, thông thường thì khi một ai đó làm điều gì sai trái, ví như tấn công chúng ta chẳng hạn thì chúng ta chắc chắn ngay lập tức sẽ tấn công trở lại hay thậm chí giết hại người đó bởi vì chúng ta luôn sân hận. Phiền não sân giận đã làm tâm ta bất an, đã thúc đẩy chúng ta tấn công trở lại.
    Những hành vi như thế không phải là của đệ tử Phật giáo chân chính. Trong trường hợp như vậy, đệ tử Phật giáo phải thấu hiểu rằng, đối phương không có sự lựa chọn nào khác, anh ta phải tấn công, phải làm tất cả những điều tồi tệ này. Đạo Phật chỉ cho chúng ta rằng, trong đời sống chúng ta nên thấu hiểu những cảm xúc tự kỷ của mình, nhân quả của những xúc tình đó. Một khi đã thấu hiểu những giáo huấn này thì tâm đại từ đại bi sẽ tự nhiên sinh khởi trước tất cả những hành động, việc làm, cách cư xử của người khác với mình.
    Thật không công bằng nếu bạn cho rằng, mình được phép mắc sai lầm khi đang nổi giận, trong khi tất cả những người khác thì lại không được phép. Sau đó, bạn có thể tha thứ cho chính mình bằng việc nhận lỗi là mình còn bị chi phối bởi bản ngã - nhưng nếu vậy thì tại sao lại không thể tha thứ cho người khác trong trường hợp tương tự? Chính họ cũng chịu sự chi phối của bản ngã ?" bản ngã là căn nguyên những lầm sai và trường hợp này của họ cũng chẳng khác gì bạn. Nếu không dùng tâm bình đẳng đối xử với người khác theo cách như vậy thì bạn thật là không công bằng và khi ấy, bạn đang chấp trước hai loại tiêu chuẩn.
    Bởi vậy, nếu khi nào đang là đối tượng của những chỉ trích, phê bình thì bạn hãy mở rộng tâm đại từ đại bi, đó là sự bảo vệ hóa giải cao cả của bạn. Còn như cứ sân giận kẻ thù thì chính bạn đang tự thiêu đốt mình trong ngọn lửa hận thù và ngay đó, bạn đã tự đánh mất chính mình.
    Đôi lúc tôi thấy rất khó hiểu tại sao hầu hết mọi người lại cứ cho rằng, họ có quyền sân hận ngựời khác trong khi những người khác thì không được quyền sân hận họ. Họ có quyền nói những điều vô nghĩa và làm cho cuộc sống của người khác trở nên tồi tệ nhưng những người khác lại không được phép làm những điều tương tự. Tôi thực sự không thể hiểu được những điều này.
    Khai phát vô duyên từ
    Khai phát từ bi là giáo nghĩa tối trọng yếu trong triết học Phật giáo, không phải chỉ trong Phật giáo mà trong cả những tôn giáo khác. Từ bi trong triết học Phật giáo là ?ovô duyên từ bi?(lòng từ bi vô điều kiện) mà không phải là ?otừ bi thế tục? (lòng từ bi có điều kiện).
    Tất cả chúng ta, hết thảy chúng ta đều có tâm từ bi có điều kiện, tôi lấy ví dụ, nếu một ai đó làm một điều tốt cho chúng ta thì chúng ta sẽ phát khởi từ bi đối với người đó nhưng nếu người đó không làm gì để giúp đỡ ta thì đối với người, chúng ta không có cách nào phát khởi lòng từ bi. ?oNếu bạn đối xử tốt với tôi thì tôi sẽ đối xử tốt với bạn?, thái độ này là từ bi thế tục, đó không phải là từ bi đạo Phật. Lòng từ bi của Phật giáo là vô duyên từ bi, phải được khai phát trưởng dưỡng một cách vô điều kiện.
    Tuy nhiên, từ bi vô điều kiện rất khó khai phát, trưởng dưỡng. Để có thể thấu hiểu bản chất của từ bi và trưởng dưỡng từ bi vô điều kiện thì chúng ta cần nhiều phương tiện thiện xảo. Trước hết, chúng ta phải có sự hiểu biết sâu sắc về tâm từ bi (sự chí thành). Nói cách khác, chúng ta cần phải có nhận thức đầy đủ từ bi có điều kiện thì sẽ giúp thấu hiểu đạo từ bi là như thế nào và tu trì từ bi ra sao.v.v? Sau đó, chúng ta sẽ tự nhiên hiểu rõ được tính trọng yếu của từ bi.
    Thấu hiểu luân hồi khổ não
    Tiếp đến, bạn phải thấu hiểu luân hồi khổ não đã mang lại tật khổ cho tự tâm và thế giới xung quanh như thế nào. Khi ấy, bạn sẽ tự nhiên khởi phát vô duyên từ bi vô điều kiện tới hết thảy chúng sinh. Ngay khi bạn hiểu rõ luân hồi khổ não thì chắc chắn bạn sẽ tự nhiên khởi phát vô duyên từ bi tới hết thảy chúng sinh bởi vì bạn thấy rằng, mình và hết thảy chúng sinh đều trầm luân trong biển lớn luân hồi, khổ não bất tận. Đối với chúng ta, sinh khởi từ bi không còn khó khăn nữa! Như thế, việc thấu đáo khổ não luân hồi là phương pháp khai triển vô duyên từ bi.
    Lòng từ bi không phải là chỗ khai sáng bởi đức Phật mà đó là bản chất của chân lý cứu kính. Nhờ sự chứng ngộ của đức Phật về bản tính tâm và cũng chính là sự chứng ngộ thực tướng chân lý vũ trụ mà Ngài thấy rằng, chúng ta trước hết phải thấu hiểu được khổ não của chính mình để khai mở lòng từ tới vô lượng chúng sinh. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là trong chính cuộc đời của mình, chúng ta đang bỏ lỡ cơ hội thấu hiểu nhiệt não khổ đau mà mình đang trải qua. Chúng ta cứ cho rằng, tất cả mọi thứ là tốt đẹp rồi nhưng thực sự thì lại không như vậy, chúng ta thực chất vẫn đang ở trong trạng thái tán loạn. Chúng ta đã quá si mê về những khổ não đang diễn ra trên thế giới này và chính ngay trong cuộc đời của chúng ta.
    Ngay lúc này đây, chúng ta sống trong cảnh vô thường, đang trải qua muôn vàn khổ đau. Vô thường là hiện tượng và biểu trưng của khổ não. Dù cho chúng ta có liễu ngộ được nó hay không thì chúng ta vẫn đang khổ não 24 tiếng mỗi ngày bởi vì chúng ta đang sống trong vô thường luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, ngay khi chúng ta thấu hiểu được khổ não thì hầu hết những rắc rối sẽ tự nhiên được giải quyết, tất nhiên không nhất thiết có thể được giải quyết ngay lập tức; có thể mất thời gian nhiều hay ít phụ thuộc vào năng lực hay trí lực của mỗi người. Mặc dù vậy, một sự hiểu biết đúng đắn về khổ não cũng sẽ ít nhất giúp bạn tinh tiến trên con đường tu tập tâm linh.
    Ngay khi bạn có sự hiểu biết đúng đắn về khổ não của chính mình và bắt đầu trưởng dưỡng trí tuệ bằng cách cố gắng là một người tốt thì sự tinh tiến, tăng trưởng tâm linh của bạn sẽ không gặp bất kỳ một ngăn ngại nào. Ngay khi bạn liễu ngộ được rằng, mình đang khổ đau thì bản ngã của bạn cũng sẽ dần được thanh lọc.
    Mặc dù vào ngay lúc này, do đang chấp ngã kiên cố nên bạn có thể tự đắc cho rằng, mình có quyền lực, có sức khỏe, có năng lực và sự giàu có. Bởi vì chấp trước kiên cố nên bạn đã nỗ lực tìm kiếm ý nghĩa của tất cả điều này. Tất cả điều này biểu thị một điều là: Chúng ta không biết rõ chính mình đang trầm chìm trong khổ đau phiền não.
    Còn ngay khi hiểu rõ chính mình đang trầm chìm trong khổ đau phiền não thì chấp trước, ngã mạn và tà kiến của bạn cũng dần được thanh lọc. Không chỉ vậy, những tật khổ, phiền não cũng sẽ dần được tiêu trừ. Khi bạn thấu hiểu tường tận căn nguyên khổ não của chính mình thì đó là điểm khởi đầu cho nền tảng của sự tu tập tâm linh.
    Khi đã thấu hiểu luân hồi khổ não thì bạn có thể tu tập đoạn trừ chấp trước, ngã mạn, xúc tình tiêu cực, và những nhiễm ô, bất tịnh?Sự tu tập này sẽ giúp bạn hiểu rõ và sau đó có thể cảm thông chia sẻ nỗi khổ đau phiền não với tất thảy chúng sinh. Lòng từ bi mà bạn đang trau dồi sẽ tăng trưởng và có ý nghĩa gấp bội so với từ bi thế tục.
    Tất thảy những chúng sinh như chó, lừa hay ngựa cũng đều có chút ít lòng từ có điều kiện, rất hạn hẹp và không có sự chỉ dẫn tu tập tâm linh. Lòng từ bi với sự hiểu biết đúng đắn là vô duyên từ bi; vô duyên từ bi chỉ có thể được trưởng dưỡng và tu tập bởi sự hiểu biết đúng đắn về khổ não của chính mình và của người khác. Điều này là vô cùng trọng yếu.
    Một khi bạn đã có nền tảng này, thì sẽ không còn những khó khăn trở ngại nào cho bạn khi tu tập Bồ Đề Tâm. Còn nếu không thì bạn sẽ không thể tu trì Bồ Đề Tâm hay Đại Thừa v.v? Khi đó, bạn không thể tu tập Kim Cương Thừa. Trước hết, bạn phải chú tâm nhiều tới việc kiến lập nền tảng bền vững cho sự tu tập tâm linh của chính mình - đó gọi là tu trì Tiểu Thừa.
    Tất thảy các Pháp tu tập đều hồi hướng chúng sinh
    Khi bạn đã tu trì khai triển thâm nhập tâm đại từ đại bi thì sự tu tập thực hành với tâm nguyện lợi tha của bạn tự nhiên hướng về tất cả mọi người; dù bạn có tu tập Pháp tu gì thì cũng đều mong nguyện được mang lại phúc lợi cho hết thảy chúng sinh, ví dụ như, trong tu tập thiền tu và tụng niệm của bạn cũng đều hồi hướng hết thảy lợi ích chúng sinh. Tất cả những công hạnh, sự tu trì sẽ tự nhiên lợi ích hết thảy chúng sinh. Bạn sẽ không phải tự miễn cưỡng bởi vì bạn đã liễu ngộ rằng, luân hồi là khổ não, mỗi chúng ta ai ai đều chịu khổ não như nhau. Qua đó, bạn có thể tu trì hồi hướng một cách vô ngã vị tha và hạnh nguyện Bồ Đề Tâm sẽ tự nhiên nhậm vận. Đồng thời, việc liễu ngộ tính không và trí tuệ sẽ tự nhiên sinh khởi trở thành sự tu tập của bạn. Như vậy, ba pháp tu cơ bản: ?oThấu hiểu khổ não, khai phát từ bi cùng liễu ngộ tính không và trí tuệ? có thể dùng làm ba thứ lớp để tiến tu. Đây là toàn bộ tinh túy bí mật của pháp tu Đại Thừa.
    Tuy nhiên, ngay thời khắc này đây, thật bất hạnh là chúng ta chưa tu tập vô duyên từ bi bởi vậy, chúng ta có rất nhiều rắc rối và chướng ngại.
    ...
  3. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    ...
    Dùng động cơ vô tư để tu trì từ bi
    Theo truyền thống Bồ Đề Tâm, nếu bạn có động cơ vị kỷ thì có nghĩa là bạn đang không tu trì vô duyên từ bi. Ví dụ như, nếu bạn phẫn nộ quá độ đồng thời ngã chấp sâu dày, thêm nữa có thái độ tự kỷ thì dù bạn có làm bất kỳ điều gì cũng chỉ đem lại đau khổ phiền não. Điều này dẫn đến một sự hỗn loạn trong bạn và tất cả những gì xung quanh bạn. Chúng ta có thể dễ dàng thấy những điều này diễn ra khắp mọi nơi trong xã hội của chúng ta.
    Trong việc tu trì Bồ Đề Tâm, bạn phải suy xét xem mình đã thực sự có tâm đại từ đại bi hay chưa, hay tâm từ bi của bạn còn dính mắc thái độ vị kỷ. Ví dụ như, khi bạn tu trì bố thí 10 USD cho người khác thì bạn cần phải suy xét xem mình có động cơ vị kỷ hay không, ví như, lúc này bạn đang cầu danh hay mong được tán dương vì đức bố thí.
    Trên đây là sự tu hành và quả là một sự khiêu chiến. Rất thú vị là chúng ta sẽ phát giác rằng, ngã chấp của mình còn quá sâu dày; chúng ta và chúng sinh đều như vậy. Vậy nên, chúng ta cần phải dùng cơ hội này tu tập để tiêu trừ ngã chấp của mình, bởi vì ngã chấp là điều chúng ta không trông đợi. Đó là một sự khiêu chiến.
    Vương quốc của ngã chấp
    Sân giận và dục vọng là hai trước tình căn bản, là khởi nguồn của tất cả hàng ngàn những trước tình mà bạn trải qua. Ngã chấp là căn bản của sân giận và dục vọng.
    Ngã chấp giống như một vị Quốc Vương với hai Bộ Trưởng - sân giận và dục vọng trong nội các ở bên cạnh. Tuy nhiên, nếu vị Quốc Vương đó không có thành viên nội các, không có tùy tùng và quân đội thì dù ông ta có là người hung ác thì cũng chẳng có thể làm được những việc xấu xa. Tương tự như vậy, nếu ngã chấp mà không có sân giận, dục vọng, nhiễm ô, ghen tị, hay nghiệp thì nó không thể tạo nghiệp xấu bởi vì nó không có những tùy tùng hỗ trợ nào cả.
    Trong trường hợp của chúng ta, ngã chấp thật là kiên cố bởi vì nó có rất nhiều tùy tùng trợ giúp. Ví như, nếu vị Quốc Vương nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ thần dân của ông ta thì tất cả những kế hoạch, những sắp đặt của ông ta sẽ được thực hiện thành công tốt đẹp dưới sự hỗ trợ của hai vị Bộ Trưởng khi đó, vị Quốc Vương này trở nên rất hùng mạnh. Tương tự như vậy, ngã chấp của chúng ta trở nên rất kiên cố bởi sự tiếp tay của tất cả những xúc tình; ngã chấp của chúng ta có một đội quân oai mãnh phục vụ, đó là hàng trăm ngàn những xúc tình được dẫn đầu bởi sân giận và dục vọng.
    Tuy nhiên, khi giác ngộ, bạn sẽ liễu ngộ rằng, hai xúc tình sân giận và dục vọng thực chất là hai loại biểu trưng của trí tuệ. ?oDiệu quan sát trí? là bản chất trí tuệ của dục vọng và ?oĐại viên cảnh trí? là bản chất trí tuệ của sân giận. Chừng nào chưa liễu ngộ được dục vọng và sân giận thì chúng vẫn còn là căn nguyên của khổ đau. Như vậy, sự chứng ngộ của bạn quyết định bạn sẽ mãi trong luân hồi khổ não hay trong cảnh giới Niết Bàn không còn khổ não.
    Khái niệm về ?oNgã?
    Khái niệm ?oNgã? là vô minh tà kiến tồn tại từ vô thủy tới nay. ?oNgã? thực sự không tồn tại. Khi chúng ta nhắc tới tính không, thì quan điểm khai thủy là ?ovô ngã?. ?oVô ngã? có nghĩa là ?oNgã? không tồn tại từ vô thủy đến nay. Như vậy, ?oNgã? là chủ đề vô cùng trọng yếu.
    Chúng ta cần phải khai triển trí tuệ để thấy rõ rằng, ?oNgã? về mặt bản lai không tồn tại từ vô thủy tới nay, bởi vì ?oNgã? là khởi nhân của dục vọng và sân giận. Trước tiên, chúng ta có khái niệm về ?oNgã? rồi sau đó, khái niệm này nói với chúng ta: ?oĐó là tôi?, ?oTôi muốn tới đó?, ?oTôi muốn anh ta hay cô ta?, hay ?oTôi muốn điều này, điều kia?. Khái niệm của chúng ta về ?oNgã? luôn luôn kích động những ham muốn và sự ghét bỏ trong mỗi người.
    Tất cả những xúc tình (đặc biệt là dục vọng) của chúng ta đều đến từ ?oNgã?. Mặc dù cứ luôn nói về ?oNgã?, nhưng chúng ta không biết là nó khởi xuất từ đâu và chúng ta đang nói về cái gì, mà chỉ biết rằng, đó là một cái gì đó nằm trong chúng ta, luôn song hành cùng chúng ta. Đây là một chủ đề vô cùng trọng yếu.
    Tôi thấy rằng, điều này là vô cùng thú vị bởi vì ?oNgã? có ảnh hưởng mạnh tới đời sống chúng ta nhưng chúng ta lại không có ý niệm ?oNgã? là gì?
    Tôi xin lấy ví dụ, chúng ta không thể bắt đầu một buổi nói chuyện mà không nói về ?oNgã?, chúng ta phải nói: ?oTôi nghĩ như vậy?, ?oTôi nghĩ theo cách đó?, ?oTôi đã ở đó?, ?oTôi đang ở đây?, ?oTôi đang làm điều này?. Không có ?oNgã? thì chúng ta không thể tồn tại sống trong thế gian. Vậy nên, ?oNgã? là khởi nhân của hết thảy lục dục xúc tình trong luân hồi sinh tử.
    Dục vọng là do ?oNgã? khởi sinh. Ví dụ, nếu chúng ta ham muốn một cái gì đó, một người nào đó là vì chúng ta thấy rằng, nó có lợi ích cho mình. Tuy nhiên, nếu nó không đúng như mong nguyện của chúng ta thì chúng ta sẽ trở nên sân giận và phiền não. Bởi vậy, dục vọng sẽ dẫn khởi sân giận và sân giận do ?oNgã? gián tiếp dẫn tới. ?oNgã? dẫn khởi dục vọng và dục vọng dẫn khởi sân giận.
    Sự ghen tị là một chi phần của dục vọng, còn ngã mạn là một chi phần của sân giận và vô minh không chỗ nào không có mặt. Dục vọng, ghen tị, sân giận, ngã mạn và vô minh là ?onăm độc?; từ năm độc này dẫn đến những tính cách, tập khí của chúng ta, sản sinh các loại xúc tình - chúng trở thành một phần cố hữu trong cuộc sống của chúng ta.
    Liễu ngộ vô ngã, khai triển trí tuệ
    Nếu chúng ta thấu hiểu bản chất của xúc tình thì không có cách nào để thấy được trí tuệ dù chỉ thoáng qua. Trí tuệ không bao giờ có thể xuất hiện và khai triển nếu chúng ta chưa liễu ngộ bản chất của xúc tình. Chúng ta cần phải thấu triệt ?oNgã? - ngã chấp của mình không tồn tại. Trong Nhập Bồ Tát Hạnh (Bodhisattvacharyavatara), Shantideva đã tìm ra bản chất của ?oNgã? như thế nào. Ngay khi bạn thấu triệt ?oNgã? - ngã chấp thì tất cả những xúc tình sẽ được hóa giải hoặc có thể được liễu ngộ bản chất. Khi đó, những tình trước này sẽ không bao giờ còn gây phiền nhiễu cho sự an bình nội tâm của bạn.
    Nói cách khác, bạn sẽ liễu ngộ được tất cả những xúc tình đó là biểu trưng trí tuệ của ngũ bộ Phật. Ngay khi bạn liễu ngộ trí tuệ của chính mình ?" cảnh giới vô ngã của hết thảy hiện tượng thì sẽ tự nhiên liễu ngộ được bản chất của ?oNgũ Trí? hay Ngũ Bộ Phật. Ở đây ?oBộ? nghĩa là trí tuệ hết thảy chư Phật; Ngũ Bộ Phật là tinh túy, hội tụ hết thảy chư Phật.
    Khi vẫn chưa biết được ?oNgã? thực sự là gì, thì chúng ta không thấy được Phật và không thụ nhận được ân phúc gia trì của đức Phật. Điều này mang lại cho chúng ta rất nhiều ưu lo, phiễn não bởi vì không khai phát được tỉnh giác, không thiền tu chân chính. Nếu không tinh tiến phát triển kỹ năng thiền tu thì chúng ta không thể thấy được Phật Đà - tự tính của chúng ta. Bởi vậy, sẽ không thể chứng ngộ và sẽ vĩnh viễn trầm luân trong luân hồi phiền não vô cùng tận.
    Bồ đề tâm là thần dược đối trị
    Bồ đề tâm là thần dược đối trị cho những xúc tình khổ não của chúng ta.
    Bồ đề tâm - tâm liễu ngộ bao gồm tất cả những khía cạnh của trí tuệ và từ bi. Đồng thời, từ bi là bản chất của ?oĐại Trí Tuệ?.
    Thật không dễ tu tập Bồ đề tâm bởi vì đòi hỏi bạn phải dung nhập vào sa bà luân hồi và trợ giúp chúng sinh. Bạn phải đối mặt với vô vàn những thách thức trong đại nghiệp lợi ích chúng sinh. Bạn không chỉ phải tu Sáu Ba La Mật mà là hàng ngàn các Ba La Mật. Ví như, dù mọi người có nói về bạn như thế nào, dù mọi người có đối xử với bạn ra sao thì bạn vẫn phải nhẫn nhục tu trì bố thí và trì giữ giới luật. Đặc biệt, những người kình chống bạn ?" kẻ thù của bạn trở thành đối tượng tu trì Ba La Mật, giúp họ có được lợi ích từ lòng từ bi của bạn.
    Bạn phải nỗ lực hoạt động giống như một chiếc máy ủi hay như một chiếc máy đầy công năng. Ngay khi chiếc máy được khởi động thì dù có đá to ngáng đường, nó vẫn cứ không ngừng tiến lên phía trước; có thể đôi lúc bị tụt lùi phía sau một chút nhưng nó sẽ vẫn cứ tiến lên phía trước và không bao giờ ngừng nghỉ. Điều này là tinh nghĩa tu trì của Bồ đề tâm và Bồ Tát đạo.
    Những hành giả Bồ Tát đạo cần có Bồ đề tâm. Tất cả những pháp tu tập Bồ Tát đạo đều phải tinh tiến giống như kiểu chiếc xe ủi đầy công năng này, nếu không thì những rắc rối, chướng ngại sẽ xuất hiện. Đây là một thách thức to lớn và chính vì thế được gọi là ?oĐại thừa? hay Mahayana. ?oMaha? có nghĩa là ?ođại?, còn ?oyana? có nghĩa là ?ochiến luân?. Bồ đề tâm cũng giống như một chiến luân lớn có thể mang chở vô số người và đưa họ đạt tới cảnh giới giác ngộ.
    Nguồn: Dealing with emotions
    Trích trong tạp chí ?oThe Dragon?, autumn 2001, Biannual Issue.
  4. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Trước lười đọc nên ko quan tâm , giờ đọc thấy hay lắm bác à . Tiếc là ngôn ngữ viết của tác giả chưa có sự tuôn chảy lắm . Nếu có được điều này thì nó là tuyệt vời . Thực ra điều này là khó .
  5. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Không biết cái gì hay, nếu thực sự được tham gia cùng thì sẽ hiểu giới hạn của ngôn ngữ. Hiểu rồi cũng sẽ chẳng mấy quan tâm tới việc đọc. Hôm nay đã thấy rõ việc tự đọc hiểu chỉ như ngoài lông da.
  6. daugacvinaga

    daugacvinaga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2008
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    sẽ chịu khó đọc dần dần ,. thấy cũng hay nhưng buồn ngủ quá ,
  7. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Ngôn ngữ cũng là giả tạm chỉ có tự chứng ngộ tất cả là vô ngã, ko có thực tướng, ko còn ý niệm, ko còn ràng buộc
  8. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Xem ra kalachakra và Nhiimxu1982 quả thực rất cao thâm! Hay thay, hay thay!
  9. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Sân hận chỉ để trong lòng mà không cho biến thành hành động thì đã phải là tội chưa ? .
  10. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Sám hối ! Sám hối ! Hồi hướng ! Hồi hướng !

Chia sẻ trang này