1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

<Thông Báo > cuộc thi viết về đất Kinh Bắc .

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi vuthanhminh, 01/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    cuộc thi viết về đất Kinh Bắc .

    các bạn thân mến !
    vì box chúng ta mới được thành lập nên các bài viết giới thiệu về quê hương KInh Băc chúng ta còn chưa thật đầy đủ .Vì vậy tôi lập topic này mong nhận được sự tham gia nhiẻt tình của các bạn , cùng nhau chúng ta sẽ giới thiệu về quê hương mình , tất cả sẽ gói gọn trong 1 bài viết ! vậy bạn nào có khả năng giới thiệu hay , bài viết chất lượng cao , ảnh đẹp ..xin mời post lên dự thi ! giải thưởng cho người có bài viết hay nhất là 400 gold chuyển khoản !!

    thời gian gửi bài :1 tháng kể từ ngày 1/1/04.

    &lt;

    Được vuthanhminh sửa chữa / chuyển vào 15:34 ngày 08/12/2003
  2. icetea832001

    icetea832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Thời gian giới hạn là bao nhiêu hả bác Minh, đợt này em thi nên chắc phải cuối tháng mới tham gia được, bác cho khung thời hạn đi...
    Yeu -co nghia
    La cung nguoi yeu
    Chia deu
    Trai dat thanh hai nua...
  3. baggio182

    baggio182 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.021
    Đã được thích:
    0
    rốt cuộc là cụ Minh ơi, làm ơn post thêm cái thể lệ cộng với thời hạn giao bài đi cho nó cụ thể. Cụ làm như thế thì *** nó lần được
    Không có gì quý hơn độc lập tự do
    Độc lập kiếm tiền và tự do tiêu tiền
  4. maudotrenvangtrang

    maudotrenvangtrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    748
    Đã được thích:
    0
    Bác Minh ơi .
    Bác phải làm cái thể lệ cuộc thi chứ ?
    Với lại phải biết viết bài ở dạng gì chứ ?Cảm nhận về quê hương ,Bài viết về lịch sử văn hoá ....
    Chúc cuộc thì thành công tốt đẹp

    -------------
    Tôi lánh trần ai đi rất xaBâng khuâng sao lặn ánh trăng tàNgày mai hứa hẹn bừng hương cỏTôi sẽ say nằm ngủ dưới hoa...
  5. ngaynhieugio

    ngaynhieugio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Mình có một có một chút thông tin,hi vọng giúp bạn phần nào hiểu thêm về quê hương kinh bắc-cái nôi văn hoá của vùng đồng bằng bắc bộ,đậm đà bản sắc dân tộc với làn điệu dân ca,quan họ trữ tình...Khi bạn tới đây sẽ thấy người dân kinh bắc hiếu khách đến chừng nào:"Người ơi,người ở đừng về..."
    Bắc Ninh ngày nay, với diện tích 798 km2, dân số 95,6 vạn người, là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hoá lâu đời, mảnh đất trù phú nằm trong vùng kinh tế động lực - tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi như: Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng lưới đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngoài.
    Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian.Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá,đậm đà bản sắc dân tộc,hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy,dòng nghệ thuật tạo hình, tranh vẽ dân gian đông hồ... đặc biệt là công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu dân ca Quan họ trữ tình,đằm thắm nổi tiếng trong và ngoài nước.
    Em mac ao' dai' , goi dau' bo ket' , uon luoi nha vai loi mem moi la thanh tieu thu ... sao van chua thay nguoi quan tu ?!
  6. ngaynhieugio

    ngaynhieugio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bánh phu thê Đình Bảng, một nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc.
    Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên còn ai đã từng một lần thưởng thức thì không thể quên hương vị độc đáo của nó.
    Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê không khoe mùi tỏa hương như bánh rán, bánh khúc; chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa sứ người ta mới thật sự ngỡ ngàng. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh hiện ra. Ngoài đỗ xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, người ta còn cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và hương ngũ vị. Bột làm bánh phải được làm từ gạo nếp, xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô (còn bột thô thì bán cho hàng bánh rán). Tới khi làm bánh phải dùng nước quả dành dành nhào bột để lấy mầu sắc tự nhiên chứ không được pha phẩm mầu. Người ta còn nạo đu đủ xanh, ngâm phèn rồi cắt nhỏ nhào lẫn với bột để bánh có thêm độ giòn. Phức tạp nhỉ.
    Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường..., tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm mầu của bánh, đó là mầu trắng của bột lọc và cùi dừa, mầu vàng của dành dành và nhân đỗ, mầu đen của hạt vừng, mầu xanh của lá, mầu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người. Lá gói bánh cũng là lá dong gói bánh chưng, nhưng phải làm kỹ hơn, sau khi rửa sạch lá để ráo nước người ta phải tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh có độ ngậy đặc trưng.
    Ngày nay kinh tế đã phát triển, mức sống đã cao hơn nhưng bánh phu thê vẫn là thứ bánh được nhiều người ưa thích, ai đã một lần thưởng thức thì khó có thể nào quên.
    Em mac ao' dai' , goi dau' bo ket' , uon luoi nha vai loi mem moi la thanh tieu thu ... sao van chua thay nguoi quan tu ?!
  7. ngaynhieugio

    ngaynhieugio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Bắc Ninh cũng là cái nôi phát triển của đạo Phật ở Việt Nam. Tại đây, có hàng trăm ngôi chùa kiến trúc độc đáo được xây dựng, trải qua mấy thế kỷ,ngoài ra, tại đây còn tồn tại hàng trăm ngôi đình, đền miếu...Có giá trị lịch sử và văn hóa dân gian.và nói tới những ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh thì chúng ta ko thể ko nói tới chùa Bút Tháp-giá trị nghệ thuật tiêu biểu của xứ Kinh Bắc...
    CHÙA BÚT THÁP
    Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thế kỷ 17, nằm trên địa bàn xã Định Tô, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Từ thủ đô Hà Nội theo đường 5 về hướng Đông bắc qua chùa Dâu và bờ đê sông Cầu khoảng 25 km là tới chùa Bút Tháp. Bút Tháp có tên nguyên thuỷ ghi trên tấm bia dựng vào năm Phúc Thái thứ 4 (1646) là "Ninh Phúc Thọ". Ngoài ra, dân trong vùng còn gọi chùa là Nhạn Tháp.
    Phật điện của chùa gần như nguyên sơ của chùa cổ Việt Nam, nằm trên một trục dài hơn 100m với 10 toà nhà. Mặt trước chùa là Tam quan và gác chuông; bên phải có tháp Bảo Nghiêm. Chùa chính với 3 dãy nhà Tiền đường - Thiên hương - Thượng điện tạo thành chữ "công". Cách bố trí như vậy làm nổi bật điện thờ bên trong với các pho tượng. Hơn 70 pho tượng gỗ ở đây được tạc trong tư thế quỳ, đứng, ngồi với nét mặt thành kính trông rất sinh động như pho Kim Đồng - Ngọc Nữ, Thị Giả,... còn tượng La Hán lại thể hiện cảm xúc nội tâm, mang nặng ý tưởng Phật giáo. Trong bộ tam thể tượng Tuyết Sơn nổi lên tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
    Phủ thờ nằm sau Phật diện là ngôi nhà 5 gian có hai pho tượng đáng chú ý. Hai pho tượng này là chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (nhà Lê) đầu đội vương miện nhưng khoác áo tu hành, và công chúa Ngọc Duyên. Cả hai pho tượng đều ngồi theo dáng toạ thiền.
    Nét đặc trưng nhất ở chùa Bút Tháp là tượng Phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay cao 3,7 m , ngang 2,1m, dày 1,15m. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc. Phật bà ngồi trên toà sen hồng qua bệ tượng hình vuông được trang trí bằng những nét chạm khắc cổ với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ. Ở đây ta bắt gặp nhiều mô tip quen thuộc được trang trí ở đỉnh chùa Việt Nam như hoa lá, cây cảnh cùng các con vật - trong đó có rồng - ngư với viên ngọc; lân với quả cầu; quạt hai vòng tròn, sóng nước, hoa sen,... Tượng Quan âm hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định; các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật) trong lòng mỗi bàn tay lại hiện lên một con mắt. Nhìn tổng thể tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay như những vòng hào quang toả ra từ tâm điểm.
    Ngoài tượng Phật Quan Âm, tháp Bảo Nghiêm cũng là một kiến trúc quý. Tháp Bảo Nghiêm 5 tầng, cao 13,5 m và một bút mai giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp được xây dựng bằng đá xanh nhẵn bóng với 8 mặt đều đặn; 5 góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29m. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.
    Đời Tự Đức, năm 1876, khi vua qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm. Tháp thờ sư tổ Chuyết Chuyết với tước vị vua phong "Minh Việt Phổ Giác thiền sư".
    Em mac ao' dai' , goi dau' bo ket' , uon luoi nha vai loi mem moi la thanh tieu thu ... sao van chua thay nguoi quan tu ?!
  8. ngaynhieugio

    ngaynhieugio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tranh đông hồ ở Việt Nam
    "Hỡi cô thắt lưng bao xanh
    Có về làng Mái với anh thì về
    Làng Mái có lịch có lề
    Có ao tắm mát có nghề làm tranh"
    Câu ca dao trên là lời mời tha thiết quý khách đến thăm làng Mái - nơi có nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Khi xưa làng Mái thuộc Tổng Hồ, huyện Siêu Loại, trấn kinh Bắc, nay là làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
    Đông Hồ là mảnh đất có bề dầy lịch sử hơn năm thế kỷ, nơi sinh sống của gần 20 dòng họ lớn nhỏ. Tuy có nhiều dòng họ sống cộng cư trong làng, song nét đặc trưng ở đây là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân lao động sản xuất và các quan hệ xã hội.
    Là một làng nhỏ nằm bên sông Thiên Đức, mặc dù không có được vị trí thiên nhiên ưu đãi nhưng lại được hình thành và phát triển trong một vùng văn hóa lớn, có bề dầy lịch sử hàng nghìn năm. Tiếng là một làng nông nghiệp nhưng nguồn sống chính của Đông Hồ là các ngành nghề thủ công truyền thống. Nghề thủ công ở đây đã xác định đặc trưng, vị trí và tên tuổi làng Đông Hồ, để Đông Hồ thực sự trở thành một làng nghề nổi tiếng, một trung tâm sản xuất tranh dân gian lớn của Việt Nam.
    Đông Hồ không những là nơi bảo tồn và lưu giữ các nghề thủ công truyền thống mà còn bảo lưu nhiều truyền thống tốt đẹp trong sinh hoạt văn hoá làng, văn hoá nghề, trong hội hè, lễ thức và phong tục tập quán.
    Vào khoảng thế kỷ XVI, đặc biệt là thế kỷ XVII, chế độ phong kiến Việt Nam sa vào việc khủng hoảng sâu sắc. Nho giáo mất dần uy tín, nhiều đình và chùa làng được xây dựng ở các làng quê mà chủ nhân của chúng chính là những người nông dân hiền lành, chất phác. Trong Mỹ thuật, xu hướng thẩm mỹ dân gian là xu hướng chủ đạo trong điêu khắc đình làng, chùa làng, đề tài là những sinh hoạt thường ngày của cuộc sống với những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người. Hình tượng nghệ thuật hết mức giản dị, mộc mạc mà đáng yêu, thấm đậm tinh thần nhân văn. Tranh dân gian Đông Hồ nảy sinh trong môi trường thẩm mỹ đó. Từ đó ở các làng quê Việt Nam tranh tết Đông Hồ nhanh chóng trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của người nông dân.
    Theo một số tài liệu thì nghề làm tranh ở Đông Hồ bị sa sút đi một cách đáng kể bắt đầu từ những năm 1940, khi Nhật chiếm đóng Việt Nam. Đến tháng 2 năm 1947 thực dân Pháp quay trở lại chiếm đóng Việt Nam, nghề sản xuất tranh bị đình đốn hẳn. Thực dân Pháp đốt nhiều nhà ở Đông Hồ và không ít bản khắc in tranh cũng bị tiêu huỷ theo. Phải đến năm 1954 sau khi hoà bình lặp lại, người Đông Hồ mới dần dần sản xuất tranh dân gian trở lại, do sự khuyến khích khôi phục các nghề thủ công của Chính phủ. Hàng loạt các bức tranh mới ra đời phản ánh nội dung xây dựng công cuộc Chủ nghĩa xã hội và ca ngợi chiến thắng của dân tộc. Như tranh mặt trận Điện Biên Phủ, thi đua tăng gia sản xuất, huấn luyện bình dân học vụ,?
    Nếu như trướcđây tranh dân gian chỉ được xuất hiện vào dịp tết thì từ khi hoà bình lập lại ở miền bắc (1954) nó ngày càng được giới thiệu một cách rộng rãi ở trong nước và nước ngoài.
    Trước những biến động về cơ cấu kinh tế, về nhu cầu tâm linh và tín ngưỡng nghề làm mã ở Đông Hồ có có hội khôi phục. Đặc biệt là từ thập kỷ 90 trở lại đây nghề làm mã ở Đông Hồ phát triển mạnh cả số lượng, mẫu mà và chủng loại. Hầu hết các nhà làm tranh trước kia nay đã chuyển sang làm mã.
    Mặc dù vậy, với ý thức bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống của làng. Bắt đấu từ năm 1991 nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã khôi phục và duy trì nghề làm tranh ở Đông Hồ. Hiện nay nếu khách thập phương đến Đông Hồ, người ta sẽ thấy trong không khí náo nhiệt, ồn ã của nghề làm hàng mã thì vẫn còn một vài gia đình nghệ nhân, gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế vẫn miệt mài nghiên cứu, sưu tầm và sản xuất tranh. Không những thế, ông còn mở văn phòng giao dịch và giới thiệu sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ tại số nhà 17 phố Chân Cầm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nếu lịch sử phát triển của tranh Đông Hồ có bề dày như vậy thì công đoạn sản xuất tranh cũng nói lên được sức công phu của nó. Đề có được một mẫu tranh ra đời, sáng tác mẫu là khâu quan trọng hơn cả. Từ nội dung đến đề tài đến hình thức, bố cục, màu sắc và các câu thơ chú thích lên tranh, đòi hỏi một sự tài hoa trong nét vẽ, chọn màu, sự súc tích và ý nhị trong việc đặt lời chú giải của bức tranh. Chữ trên tranh có thể là câu thơ, câu đối hay chỉ là câu nói thường ngày nhưng ý nghĩa lại rất rộng và sâu xa. Chữ trên tranh không chỉ có tác dụng làm rõ thêm ý nghĩa, nội dung mà còn đóng vai trò quan trọng sắp xếp bố cục tranh sao cho cân đối, chặt chẽ. Khi có được mẫu tranh hoàn chỉnh thì chuyển sang công đoạn khắc ván, công đoạn này đòi hỏi nghệ nhân khắc ván phải là người có kỹ thuật trạm giỏi, ván in chia làm hai loại: ván in nét và ván in màu, ván in nét làm bằng gỗ thị, ván in màu làm bằng gỗ thừng mực hoặc gỗ vàng tâm.
    Chuyển sang công đoạn in tranh: Khi xưa, nguyên liệu dùng trong việc in tranh là những thữ có sẵn trong nước, người thợ tự chế lấy theo lối thủ công, cổ truyền, vừa rẻ, vừa độc đáo. Giấy in tranh là giấy Dó mỏng, mềm, dễ hút màu. Giấy Dó được sản xuất từ cây Dó trong rừng, để in được tranh người Đông Hồ còn phải quét lên giấy Dó một lớp điện tạo cho giấy vừa cứng, vừa xốp. Kỹ thuật bồi điệp bằng thét thông (tức chổi bằng lá cây thông khô) lên giấy Dó, làm hiện lên những ganh giấy với chất điệp óng ánh, độc đáo. Do vậy trong nghề làm tranh có danh từ : "Giấy điệp, tranh điệp".
    Muốn cho màu nền của giấy in tranh phong phú, ngoài màu trắng điệp các nghệ nhân thường quét thêm trên nền điệp một lớp màu đỏ son hay màu vàng hoa hoè.
    + Màu vàng, lấy từ hoa hoè hay hạt giành giành.
    + Màu đỏ vang, lấy từ cây gỗ vang trên rừng.
    + Màu đỏ son, lấy từ bột sỏi son tán nhỏ.
    + Màu xanh tràm, lấy từ lá tràm.
    + Màu đen, được chế từ than lá cây tre khô hoặc than rơm nếp. Màu đen thường dùng để in nét.
    Đến công đoạn in tranh: vật liệu dùng để in tranh và dụng cụ gồm giấy điệp, màu, ván in, thét thông và một cái bìa, miếng sơ mướp.
    Cách in tranh: Tranh Đông Hồ thường được in lên theo phương thức sấp ván, nghĩa là: cầm ván in mà dập xuống bìa màu, sao cho màu thấm đều vào hình khắc trên ván xong ấn ván in lên tờ giấy in như ta đóng dấu, sau đó lật ngửa ván in có dính tờ giấy in lấy miếng sơ mướp soa đều lên mặt giấy sau. Người Đông Hồ in mảng màu trước, in nét là công đoạn cuối cùng. Trong một bức tranh có nhiều màu thì thường màu đỏ in trước, sau đó đến màu xanh, các màu vàng, trắng và màu da có thể tuỳ. Mỗi màu là một lần in, mỗi lần in là một ván in. Để cho các màu in ăn khớp với nhau, mỗi ván in đều có hai điểm cứ đánh dấu ở cạnh ván in. Khi in hai điểm này để lại dấu chấm nhỏ trên tranh, cách này sẽ đảm bảo cho việc in các màu sao không bị chồng lên những mảng màu in trước. Khi in xong các mảng màu thì mới in ván nét đen để viền các mảngmàu, người Đông Hồ gọi là cắt nét.
    Tranh Đông Hồ có rất nhiều thể loại như tranh bộ có Tứ Bình, Tứ Quý, Tố Nữ, Bát Tiên,... nhưng phổ biến nhất vẫn là thể loại trangh (khổ 26 x 37), có hàng trăm các thể loại khác nhau như: đám cưới chuột, thầy đồ cóc, đánh ghen, hứng dừa... loại tranh này được đóng theo bộ (20 tờ/bộ hoặc 100 tờ/bộ). Ngoài ra còn những loại tranh nhỏ như tranh trổ, tranh bưu thiếp cũng được đóng theo bộ. Từ những vật liệu làm tranh đó, người Đông Hồ còn tạo ra các mặt hàng khác như sổ lưu niệm, giấy viết thư,... rất được khách hàng quan tâm.
    Em mac ao' dai' , goi dau' bo ket' , uon luoi nha vai loi mem moi la thanh tieu thu ... sao van chua thay nguoi quan tu ?!
  9. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
  10. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    bà con thông cảm , đang thòi kì ôn thi nên không online được nhiều ! mình sẽ nhanh chóng đưa điều lệ ...lên để các bạn cùng xem !!
    &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;sun + moon = ???
    &nbsp;welcome to Kinh Bac club :&nbsp;ttvnol.com/KBC.ttvn

Chia sẻ trang này