1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông báo - Hỏi đáp (xem Nội quy tại trang 1) - Phần 3

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi maseo, 24/12/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Vậy là e66 đánh chiếm căn cứ 53 vào ngày nào, 16, 17, hay 18 tháng 3?
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Đúng 2 giờ 3 phút ngày 10-3, Trung đoàn đặc công 198 tổ chức các đội 1, 9, 18 tiến công sân bay thị xã Buôn Ma Thuột. Đến 3 giờ 30 phút, các đơn vị đã làm chủ phần lớn sân bay. Các đội khác tấn công sân bay Hòa Bình và hậu cứ trung đoàn 53 của VNCJ. 2 giờ 16 phút ngày 10-3, quân ta đã chiếm và làm chủ kho Mai Hắc Đế.
    Hướng đông bắc, 6 giờ 30 phút sáng 10-3, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn bộ binh 95B tiến vào chiếm Ngã Sáu. Đến 15 giờ 30 phút, Trung đoàn 95B đã chiếm được Tiểu khu Dak Lak.
    Hướng tây bắc, 6 giờ 30 phút sáng 10-3, một đơn vị thuộc Trung đoàn 148 đã tiêu diệt bộ phận bảo an và đánh chiếm điểm cao Cư Êbur. Đến 13 giờ 30 phút thì Trung đoàn 148 làm chủ khu pháo binh.
    Đêm 10-3, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã tổng hợp tình hình và bổ sung quyết tâm ?o Phải đánh chiếm nhanh căn cứ Sư bộ 23 và các mục tiêu còn lại trước khi dự bị chiến dịch của địch tăng cường đến?.
    Sau một đêm củng cố đội hình, bổ sung phương án tác chiến, Từ 6 giờ đến 8 giờ sáng 11-3, pháo binh ta bắn dồn dập vào Sở chỉ huy Sư đoàn 23. Các cánh quân của ta đồng loạt nổ súng tấn công đợt II.Tiếp đó bộ binh và xe tăng ta chia thành 3 mũi tiến công thẳng vào Sở chỉ huy Sư 23 của địch. 8 giờ 15 phút, tên Sư đoàn phó Sư đoàn 23 và bộ phận tham mưu bỏ chạy khỏi sư đoàn bộ. Đến 10 giờ, ngọn cờ chiến thắng của ta đã tung bay trên nóc Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 ?oNam bình, Bắc phạt, Cao Nguyên trấn? VNCH. Sau khi chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 23, ta tràn qua hậu cứ của Trung đoàn 45. Tiếp đó, giải quyết xong các khu quân cảnh, cảnh sát, truyền tin, trường huấn luyện địa phương quân. Quân ta từ các hướng gặp nhau ở Sư đoàn bộ Sư đoàn 23.
    Từ chiều 12-3 đến hết ngày 13-3, sau khi dùng cả hơn trăm lần máy bay ném bom dọn bãi, VNCH dùng trực thăng đổ Trung đoàn 45 xuống trục đường 21 từ điểm cao 581 đến Phước An, Chư Cúc; tiếp theo là Trung đoàn 44 và Sở Chỉ huy Sư đoàn 23...
    Căn cứ 53 nằm trên trục đường 27- cách trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột 8 km về hướng Đông Nam. Theo kế hoạch phản kích của địch, căn cứ 53 sẽ đóng vai trò bàn đạp phối hợp với 2 Trung đoàn 44 và 45 hình thành hai cánh tấn công tái chiếm Buôn Ma Thuột. Để khích lệ tinh thần ?otử thủ?, Trung tá Võ Ấn- Chỉ huy trưởng căn cứ đã được Thiệu phong lên hàm Đại tá. Sĩ quan và binh lính cũng được hứa thưởng tiền rất hậu. Tin vào công sự vững chắc, bọn ngụy ở đây quyết chống cự đến cùng?

    5 giờ chiều ngày 16-3, hai Trung đoàn 66 và 149- Sư đoàn 10 của ta bắt đầu nổ súng tấn công. Đến tối thì mở thông được cửa nhưng phải dừng lại vì địch chống trả rất quyết liệt. Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 66 được đổi sang tấn công hướng chính.
    Đến ngày 18- 3, Sư đoàn 23 VNCH, mệnh danh ?oNam bình, Bắc phạt, Cao Nguyên trấn?- của Vùng 2 chiến thuật mới hoàn toàn bị xóa sổ.
    8 giờ 30 phút ngày 20-3 dù ngoan cố chống cự đến điên cuồng, căn cứ 53 của địch đã bị tiêu diệt. Đến đây sau hơn 5 ngày tấn công, Sư đoàn 10 và các đơn vị xe tăng, pháo binh của ta đập tan cuộc phản kích hòng ?otái chiếm? Buôn Ma Thuột của Quân đoàn II VNCH; xóa sổ Sư đoàn 23 và Liên đoàn Biệt động quân 21.
    Hãng Ap phải đưa tin :"Thất bại đầu tiên ở Tây Nguyên làm cho sư đoàn 23 bị diệt chỉ còn 37 tên sống sót trong số 13.000 quân lính của sư đoàn này. Một liên đoàn biệt động quân gồm 1.600 người cũng chỉ còn lại 35 người sống sót".
  3. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Lời khai của Võ Ấn: Ngày 18/3: 09 giờ 30 toàn bộ di chuyển khỏi căn cứ B50, chúng tôi di chuyển về hướng đông-nam và đến quận Phước An. Trên đường di chuyển tôi liên lạc với phi cơ L19, (được) báo là Phược An mất, nên toàn bộ chúng tôi di chuyển về Đà Lạt. Di chuyển theo lộ trình (?). Đến khu vực Lạc Thiện, quận Di Xuyên, Hàm Rồng, Đà Lạt, tổng cộng (còn) 30 người, 10 ngày di chuyển.
    Lệch nhau khá nhiều!
  4. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Tất cả cá tài liệu phía ta đăng trên báo chí, hồi ký mà em tìm kiếm đuợc đều cho khoảng thời gian quãng 5 ngày mới hạ được căn cứ 53.
    Từ 5 giờ chiều ngày 16-3 8 giờ 30 phút ngày 20-3 mới dứt điểm, trong khoảng 4,5 ngày đó, Vof Â?n bỏ trốn tưỏc ngày 20-3 cũng dẽ hiểu thôi mà, mấy ngày pháo giã lên đầu, đặc công dũi, bộ binh dập, không bung hầm chạy mới lạ bác ạ.
  5. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Khu vực sân bay Phụng Dực (Hòa Bình) thực ra là 1 cụm cứ điểm:
    hậu cứ e44 và hậu cứ e53 ở cung 1bên sân bay, bên kia là căn cứ hỏa lực - pháo binh.
    Việc Võ Ấn bỏ trốn hay không thì tui không biết. Chỉ biết Võ Ấn khai rằng ngày 10/3 đồng thời khu vực trong thị xã thì ở sân bay HB cũng bị Đặc công tấn công.
    Sau khi căn cứ liền kề là e44 bị chiếm, bên kia căn cứ hỏa lực bị chiếm nốt cộng với quân tiếp viện bị đánh tan. Rồi thì là ngày 2 đợt pháo bắn, xe tăng cùng bộ binh tấn công; Lúc 8h30, ngày 18/3 Võ Ấn họp BCH và các TĐT quyết định rút vì chịu không nổi. Võ Ấn còn khai là khi rút không gặp trở ngại nào!
  6. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    Tài liệu này có chỗ không chính xác, chỉ có trung đoàn 66 là của sư 10, còn e149 là của sư 316. Mai tìm lại sách xem thử, chỉ nhớ căn cứ 53 thực chất là hậu cứ của cả e44 và e53 VNCH
  7. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Còn phía bên kia, theo ông Lữ Giang:
    Hậu cứ của Trung Đoàn 53 đóng ở căn cứ B.50, gần phi trường Phùng Dực do một tiểu đoàn của Trung Đoàn 53 trần giữ và một đại đội thám báo của Trung Đoàn 45 tăng cường. Đại đội này rất thiện chiến.
    Căn cứ B.50 vốn là một trại lực lượng đặc biệt cũ của Mỹ có chu vi trên một cây số, với những công sự được xây cất rất kiên cố, có tất cả 11 hầm đủ sức chịu đựng được đạn 130 ly, xung quanh có xếp bao cát cao làm thành những ụ chiến đấu cá nhân. Ở xa xa là một vòng đai hàng rào kẻm gai nhiều lớp bao bọc. Tiểu của Trung Đoàn 53 đóng trong căn cứ, còn Đại Đội Thám Báo do Thiếu Úy Nguyễn Công Phúc chỉ huy đóng trên phi trường Phùng Dực, giữa các ụ bảo vệ phi cơ.
    Đêm 10.3.1975, hậu cứ Trung Đoàn 53 và phi trường Phùng Dực bị pháo kích nặng. Đến 5 giờ sáng căn cứ bị địch tấn công từ hai phía đông bắc và đông nam. Địch chiếm được một phần căn cứ. Nhưng đến 8 giờ sáng, quân trú phòng đã phản công, C ộng quân bị đánh dạt sang một bên. Một cánh quân của C ộng quân đã chạy qua khu đất trống của phi trường nên bị Đại Đội Thàm Báo bắn tỉa phải chạy vào bìa rừng cao su gần phi đạo, để lại hơn 40 xác chết, một số vũ khí và quân trang quân dụng. Sau đó, C ộng quân trở lại tấn công nhiều lần, nhưng đều bị đẩy lui.
    Tiểu đoàn của Trung Đoàn 53 cầm cự kéo dài đến ngày 18.3.1975 thì phải mở đường máu chạy thoát về hướng Lạc Thiện, sau khi có lệnh rút khỏi Cao Nguyên. Tướng Phú và Bộ Tham Mưu đã lên máy bay đi tìm và bắt được liên lạc, nhưng số tàn quân ở cạnh Trung Tá Ân lúc đó chỉ còn khoảng 20 người.
    Đêm 16.3.1975, khi C ộng quân pháo như vũ bảo vào phi trường, Thiếu Úy Phúc liên lạc với Trung Đoàn 53, nhưng không ai trả lời. Gần sáng, C ộng quân cho xe tăng tấn công căn cứ Trung Đoàn 53 và chiếm căn này, sau đó tiến qua phi trường thanh toán Đại Đội Thám Báo còn sót lại. Không có tiếp tế, hết đạn dược, phải dùng AK 47 của địch bỏ lại để chiến đấu, Thiếu Úy Phúc phải xin phi cơ đến oanh tạc để rút ra. Đúng lúc C ộng quân đang tập trung quân, phi cơ được thám báo hướng dẫn đã đến dội bom xuống đầu địch. Nhờ những trái bom này, Đại Đội Thám Báo còn lại hơn 50 người đã rút chạy vào khu rừng cao su. Khi vào được trong rừng thì chỉ còn lại khoảng 30 người. Nhưng sau đó C ộng quân lại đến tấn công. Thiếu Úy Phúc và một y tá thoát khỏi cuộc phục kích, nhưng rồi ngày 22.5.1975 cũng bị bắt khi mò xuống suối uống nước.
    Như vậy, Trung Đoàn 53 và Đại Đội Thám Báo đã bảo vệ căn cứ B.50 và phi trường Phùng Dực được 18 ngày khiến C ộng Quân phải kính nể

    Ông này viết là "phi trường Phùng Dực" còn tài liệu của ta ghi là Phụng Dực.
  8. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Cuốn Chiến đấu ở Tây Nguyên - Tượng Tướng Hoàng Minh Thảo cho biết:
    Đánh hậu cứ Trung đoàn 53

    Bị mất Buôn Ma Thuột bọn tàn quân địch chạy về căn cứ 45, trường huấn luyện, căn cứ 53, một số tên chạy về ấp Châu Sơn, nhằm co cụm cố giữ những căn cứ còn lại làm bàn đạp chờ quân ở Bản Đôn, Chư Nga kéo về, quân tăng viện tới, hòng cùng nhau phối hợp thực hành phản kích chiếm lại Buôn Ma Thuột.
    Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổ chức ngay lực lượng, nhanh chóng phát triển tiến công đánh chiếm các mục tiêu còn lại ở ngoài thị xã và truy lùng tàn quân địch lẩn trốn, để ổn định tình hình trong thị xã để sẵn sàng đánh địch phản kích. Trong đó mục tiêu chủ yếu là căn cứ Trung đoàn 53.
    Căn cứ Trung đoàn 53 nguỵ nằm về đông nam sân bay Hoà Bình, cách trung tâm thị xã khoảng 10km. Căn cứ được thiết bị phòng ngự rất vững chắc. So với các căn cứ khác, căn cứ 53 được bố trí phòng ngự vững chắc hơn cả. Quanh căn cứ có 5 đến 7 lớp rào kẽm gai, xen kẽ giữa các lớp rào là bãi mìn. Lớp tường đất bao quanh căn cứ đắp cao và dày, các lô cốt và các ụ súng cũng được bố trí ngay trong tường đất hướng mũi súng ra ngoài. Hai hầm chỉ huy của Trung đoàn trưởng bằng bê tông xây chìm xuống đất. Trong căn cứ lúc này có Trung đoàn 53 (thiếu), 1 chi đội M113, do viên trung tá đoàn trưởng Võ Ân chỉ huy. Gọi là căn cứ Trung đoàn 53, nhưng đó là hậu cứ của 2 Trung đoàn 44 và 53. Dựa vào hầm ngầm chúng chống trả quyết liệt và làm thất bại các cuộc tiến công của ta.
    Khi vạch kế hoạch tác chiến, Bộ Tư lệnh chiến dịch rất quan tâm đến mục tiêu sân bay Hoà Bình và căn cứ Trung đoàn 53. Bởi kinh nghiệm từ năm 1972, khi quân ta đã bao vây thị xã Kon Tum, quân nguỵ chỉ còn một cửa ngõ duy nhất là sân bay Kon Tum. Vậy mà, từ sân bay còn giữ được này, quân nguỵ dùng làm bàn đạp đưa Sư đoàn 23 đến phản kích để giành giật lại được thị xã.
    Do vậy, việc đánh chiếm căn cứ Trung đoàn 53 và sân bay Hoà Bình lúc này là rất quan trọng, nhằm đập tan khu vực đầu cầu để phản kích của Sư đoàn 23 hòng chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột.
    Trước mắt việc đánh chiếm sân bay Hoà Bình (Phụng Dực) do Trung đoàn đặc công 198 đảm nhiệm. Trung đoàn đặc công 198 được trang bị súng phòng không 12,7 mm và tên lửa phòng không vác vai A72 để có thể đủ khả năng trụ bám lại sau khi đánh chiếm được sân bay. Do bảo đảm tính bí mật, bất ngờ, nên Trung đoàn phải hành quân theo đường giao liên xuống Phú Yên rồi mới vòng trở lại. Đường đi mất 12 ngày, đến ngày thứ 9 lương thực đã cạn nên có đơn vị phải đào củ mài để ăn. Do hành quân liên tục, nên nhiều ngày Trung đoàn không giữ được liên lạc với sở chỉ huy chiến dịch.
    Tuy vậy, đúng theo hiệp đồng, 2 giờ 10 phút ngày 10 tháng 3 Trung đoàn 198 đã nổ súng và nhanh chóng đánh chiếm được sân bay Hoà Bình. Riêng đội đặc công đánh vào căn cứ 53 gặp nhiều trở ngại. Sau khi đột nhập vào căn cứ, các mũi đã nổ súng đánh được một số mục tiêu, nhưng sau đó lại bị địch đánh bật ra. Quân địch phát hiện được cửa mở xông ra bịt lại. Một số rút được ra ngoài, nhưng một số khác đã bị địch bắt và chúng đã đưa vào căn cứ tra tấn đánh đập, có đồng chí bị chúng thiêu chết rất dã man.
    Ngày 12 tháng 3, Phạm Văn Phú bay trực thăng đến vùng trời căn cứ 53. Phú đã cho trung tá Võ Ân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 53 biết quân tăng viện đang được đổ xuống Phước An để giải vây tái chiếm lại thị xã và toàn bộ Sư đoàn 23 đang rời Mặt trận Nam Plâyku, trở về Buôn Ma Thuột trong một cuộc hành quân trực thăng vận đại qui mô và động viên tên này cố chống cự đến cùng, chờ Sư đoàn 23 về phản kích đánh chiếm lại Buôn Ma Thuột.
    Thực hiện ý định đó, Ân đã chỉ huy Trung đoàn 53 chống cự rất ngoan cố. Y đã ra lệnh cho binh lính: "Kẻ nào ra khỏi công sự sẽ bị bắn tại chỗ". Được cấp trên khích lệ, Võ Ân càng tỏ ra độc ác, hắn ra lệnh cho binh lính trong căn cứ tăng cường củng cố công sự. Mỗi gia đình binh lính bị lùa vào giữ một lô cốt, hoặc một côngtơnơ được đắp bao cát xung quanh; trong mỗi lô cốt có một khẩu đại liên và một bao lựu đạn to. Khi căn cứ bị tiến công, tên nào rời công sự lập tức bị bắn chết tại chỗ. Theo lệnh của Ân, các tên chỉ huy cấp dưới của hắn đã tàn sát dã man những người rời vị trí, có khi chỉ vì đi xin nước uống, xác chết chỉ được vùi lấp qua loa.
    Do các nơi đều bị mất, nên tàn quân địch đợi đến đêm lén chạy trốn vào căn cứ, mặc dù đã bị quân ta vây bên ngoài bắn đuổi theo chúng vẫn cố lao vào căn cứ.
    Liên đoàn biệt động quân số 21 (thiếu) sau khi thấy Buôn Ma Thuột bị mất, cũng đã lần mò về phía đông căn cứ 53. Binh lính các nơi khác bị thua cũng đều dồn về căn cứ 53. Lúc này căn cứ 53 như cái túi chứa đủ mọi loại tàn quân của địch.
    Căn cứ 53 còn thì sân bay Hoà Bình có nguy cơ sẽ bị địch chiếm lại và đó sẽ là cửa ngõ để địch đưa quân phản kích giành lại thị xã. Do vậy, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định đưa Trung đoàn 149, Sư đoàn 316 vào tiến công căn cứ 53.
    Ngày 14 tháng 3 khi tiến công Trung đoàn 149 đã đánh nhầm vào khu điều vận máy bay, vì không nhận rõ được mục tiêu; đến khi tiến sang căn cứ 53 thì đã bị địch biết và chặn lại.
    Ngày 15 tháng 3, Trung đoàn 149 tiến công lần thứ hai. Máy bay địch đến đánh vào đội hình gây thương vong nặng cho Trung đoàn, cuộc tiến công vào căn cứ 53 lần này vẫn bị thất bại.
    Tuy quân địch vẫn còn giữ được căn cứ 53, nhưng chúng đã hết lương thực, địch phải dùng máy bay thả dù xuống tiếp tế. Vì sợ pháo cao xạ của ta nên máy bay phải bay rất cao để thả dù và dù đã lọt vào tay quân ta. Tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước, người chết tăng lên mà không có chỗ chôn cộng với mùi khói đạn làm cho bầu không khí trong căn cứ hết sức căng thẳng và ghê rợn.
    Lúc này, Trung đoàn 45, Sư đoàn 23 đã đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống đông bắc căn cứ 53, một đại đội trinh sát của Trung đoàn 45 đã tiến đến gần sát rào căn cứ này. Do vậy Trung đoàn 53 càng chống cự lại ta một cách điên cuồng.
    Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định sử dụng Trung đoàn bộ binh 66 của Sư đoàn 10 vừa từ Đức Lập về, được tăng cường 1 đại đội xe tăng phối thuộc cho Sư đoàn 316 để tiêu diệt căn cứ 53.
    Đêm 16 rạng ngày 17 tháng 3 dưới sự chi viện đắc lực của cụm pháo binh chiến dịch, Trung đoàn 66 đã từ hướng tây bắc và Trung đoàn 149 từ hướng tây nam đã đột phá vào căn cứ 53. Quân địch bị tiêu diệt phần lớn, số còn lại tháo chạy về phía đông.
    Căn cứ 53 bị tiêu diệt, bàn đạp triển khai phản kích của Sư đoàn 23 đã bị mất. Niềm hy vọng tái chiếm lại thị xã Buôn Ma Thuột của địch đã bị lung lay.
    Trong lúc này trên các hướng khác, bộ độ đã tiến công địch dồn dập.
    Ngày 19 tháng 3 Trung đoàn 271 đã chiếm ấp Nhân Cơ Nhơn Hải, áp sát vào sân bay Nhân Cơ.

    Như vậy là căn cứ 52 ta đánh ròng rã 18 ngày, từ 10/3 đến 18/3 mới dứt điểm được, đến ngày 20/3 mới clean.
  9. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Khó xơi vì em nghe kể 1 số lý do:
    1. Cố đợi tiếp viện
    2. Được khích lệ, thưởng
    3. Chia thành các nhóm, tử thủ các công sự, bỏ chạy bị bắn tại chỗ
    Việc chỉ huy chạy trước thì em nghĩ cũng có thể. Vì Võ Ẩn không thấy được nhắc đến trong vai trò chỉ huy thằng 53 tủ thủ mấy ngày cuối. Vì khi BMT mới bị đánh, có đ/c tướng gì quên mất tên gọi trực thăng vào căn cứ L19 bốc cả gia đình đi mất dạng.
    Đọc được đoạn này: "Hồi ấy, phải non một tuần sau buổi trưa ngày 11 tức là vào đêm ngày 16, Trung đoàn Plâyme (E66) của Sư đoàn 10 mới dứt điểm xong Căn cứ 53 và sân bay Hoà Bình. Xong được hai cứ điểm khó đánh nhất này thì mới có thể coi là đã xong được Buôn Ma Thuột. Hoặc thậm chí có thể là phải tính thời điểm giải phóng muộn hơn thế nữa, là vào hai ngày 17 và 18-3, khi đạo quân địch đổ bộ xuống tái chiếm thị xã bị bộ đội Sư đoàn 10 đập tan và quét sạch tại khu vực Phước An - Nông Trại. Chỉ đến khi đó, khi quân ta đã tận diệt và xoá sổ vĩnh viễn Sư đoàn 23 ngụy thì Buôn Ma Thuột mới thực là đã được giải phóng. "
  10. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Đây thôi bác:
    Còn bài này:
    là em muốn nói tới giai đoạn 2.
    CÁi này do lỗi soạn thảo văn bản (chỗ bác Quát còn bị lỗi này mà). Cho đến bài đó thì tôi chưa sử dụng đến tài liệu lớn như hồi ký của bác Thảo chẳng hạn, mà muốn tìm những tài liệu nhỏ do cán bộ chiến sỹ các đơn vị kể lại nhằm có thêm những chi tiết nhỏ, những thứ mà tài liệu lớn ít có.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này