1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông báo mở lớp học trực tuyến chuyên đề thuyết tương đối

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi werty98, 25/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SSX999

    SSX999 Guest

    Không ai phản đối cả họ chỉ phản biện. Và khi bị phản biện mà im lặng là .... lòi đuôi ăn cắp.
    Phản biện thì phải phản biện lại. Đó mới là khoa học.
    Đọc sách ABC lấy từ giáo đường IQ Einstein =160. Thậm chí người ta còn liệt kê IQ của một loạt các nhà khoa học.
    Những cái gì lấy từ giáo đường được các fan Einstein gọi là chính thống, gọi là tin cậy, còn tài liệu ngoài giáo đường
    gọi là rác rưởi, ai nho nhã lắm thì bảo "không tin cậy". Thậm chí "giáo đường" được gọi là "cả thế giới". Còn một
    nửa thế giới còn lại đâu?
    Nhưng chẳng may có ai tò mò hỏi thế bài test IQ của Einstein đâu? thì lại "IM LẶNG LÀM VIỆC".
    Thực tế Einstein cũng như vô số người khác chưa bao giờ test IQ để mà có điểm IQ. Mọi thứ chỉ là đồn đại và đoán bừa.
  2. LessThanPerfect

    LessThanPerfect Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Một vài góp ý cho bạn SSX999. Hồi còn đi học thì tớ không học ngành Vật Lý nên không biết nhiều về lĩnh vực này. Và hơn nữa, mọi người ở đây bàn về những vấn đề cao siêu đâu đâu không, chẳng thấy hứng thú gì. Tớ chỉ muốn nói một điều rằng tớ đọc phần link do bạn đưa đến DailyTech và bài link đến
    G. Nimtz and A. A. Stahlhofen, "Macroscopic violation of special relativity" arXiv:0708.0681v1 (2007). Bạn nên lưu ý rằng arXiv KHÔNG phải là một peer-reviewed journal. Nói như thế không có nghĩa là tất cả những bài viết trên arXiv không có giá trị. Thí dụ, kết quả của các công trình nghiên cứu về Fe-based superconductors xuất hiện đâu tiên arXiv vào đầu năm 2008 và đã trở nên rất "hot", kiểm nghiệm bởi những người trong ngành và dần dần xuất hiện trên các journal liên quan hàng đầu như Nature, Science, Nature Physics, Nature Materials, Physical Review Letters, Physical Review B... Tuy nhiên, đối với bài viết của Nimtz and Stahlhofen, số lượng citations cho đến thời điểm này là ZERO. Công trình nghiên cứu liên quan của hai authors cũng không subsequently xuất hiện trên các journals chuyên ngành như Physical Review D chẳng hạn. Vậy thực ra giá trị và tính chính xác của một bài viết KHÔNG được peer-reviewed, không ai cite, không được tác giả đề cập gì nữa trên các journals chuyên ngành khác (or unable to land in other journals) là đến đâu? Phải chăng vấn đề chỉ như Dr. Aephraim Steinberg đã phản biện ngay trên DailyTech: It''s just "a matter of interpretation"?
  3. SSX999

    SSX999 Guest

    Cũng có một vài góp ý với bạn hiền, tớ cũng ngoại đạo thôi, nhưng ở đâu ra cái lý lẽ chân lý thuộc về số đông thế. Năm 1905 Anhxtanh viết 3 trang giấy rồi những đầu ngành cũng chẳng ai thèm quan tâm, viết xong Anhxtanh lại đi về làm thủ thư như cũ, mãi mãi sau này khi phái Zion bắt đầu chiến dịch quảng cáo. Còn cái ZERO kia là ý kiến của riêng bạn, nó chẳng có giá trị gì. Cũng như ngày nay, khi đã có hàng trăm tài liệu chỉ ra Anhxtanh sai ở đâu, số phản đối cũng không ít, nhưng môn đệ của giáo phái khoác áo khoa học này có ai quan tâm, lại im lặng và làm việc.
    PS: bạn cứ tìm những số cũ của mấy cái đầu nghành kia mà đọc sẽ thấy nhiều thứ sai lè.
    Nào hỡi tất cả các tinh tú vật lý TTVNOL hãy nói to lên ai là người Ý đã viết tường minh E=mC2 năm 1903?
  4. LessThanPerfect

    LessThanPerfect Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Chân lý không thuộc về số đông, nhưng trong khoa học cái đúng là cái được nhiều người kiểm nghiệm và công nhận (cho đến khi nó bị chứng minh là sai). Còn cái ZERO ở trên không phải là ý kiến cá nhân của tớ. Nếu bạn click vào "Cited by" do arXiv cung cấp ở trang đó thì bạn sẽ biết là nó đã được bao nhiêu bài báo khác trích dẫn theo SLAC-SPIRES HEP. Hiện tại con số vẫn là ZERO. Nếu bạn dùng Citebase thì bài báo đã được trích dẫn 4 lần trên arXiv. Trong đó có hai lần là của chính tác giả, và hai lần còn lại là trong hai bài viết chứng minh rằng những điều tác giả trình bày là sai. Hơn nữa, điều tớ muốn nói ở đây là ta không thể so sánh mức độ trao đổi thông tin ở thời đại này với giai đoạn 1905. Ở thời đại ngày nay, nếu bạn đăng một bài có giá trị thì sẽ nhanh chóng được nhiều người biết đến và thảo luận. Hơn nữa, cái điểm tớ muốn nói ở đây là trong tranh luận bạn cứ khăng khăng dẫn giải bài viết của G. Nimtz and A. A. Stahlhofen ở trên như là một minh chứng cho cái sai của thuyết tượng đối. Trong khi đó, bạn lại lờ đi những comments của các tác giả khác khi họ chứng tỏ rằng Nimtz và Stahlhofen đã sai. Nói tóm lại, tớ không có đủ trình độ để phán quyết bài viết của hai tác giả trên là sai hay đúng, hoặc thuyết tương đối là đúng hai sai. Tuy nhiên, quan điểm rất chủ quan của tớ không cho phép bản thân đặt kỳ vọng quá cao vào những bài viết đăng trên những journals không qua review hoặc kiểm chứng bởi những nhóm nghiên cứu khác nhưng lại có hàm ý đánh đổ các định luật hiện tại.
  5. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Chân lý chưa hẳn thuộc về số đông. Chân lý là những điều đúng đắn, tôi cho là nó thường thuộc về số đông. Chỉ có những điều quá khó hiểu với không thuộc về số đông. Khoa học - ở mức hàn lâm - cũng không thuộc về số đông.
    Trong cộng đồng khoa học với nhau cũng có nhiều trường phái, bè phái lắm. Tôi tin rằng ngay cả khi Einstein còn sống cũng có người phản đối ông chứ không phải bây giờ. Nhưng điều đó không hề làm giảm giá trị con người ông, giảm đi những người kính trọng ông. Tôi là một người có một vài điểm không đồng tình với ông, song tôi luôn kinh trọng ông, suy nghĩ khá nhiều theo những câu nói của ông. Những phát biểu ngoài khoa học, đấu tranh cho hòa bình, óc hài hước... đủ cho ta thấy nhân cách lớn của một con người. Tôi dị ứng với những người giãy nảy lên rằng Einstein sai rồi, chiếm đoạt, cướp công... Đằng nào chúng ta cũng chỉ cần có một Einstein là đủ.
    Một nhà khoa học chân chính không sợ khi phát hiện ra mình sai lầm, Einstein là một nhà khoa học chân chính. Có thể chính bản thân ông cũng luôn tìm xem mình có sai hay không. Tìm ra chân lý mới là quan trọng. Biết được mình sai hay đúng, biết được cộng đồng khoa học đang đi lên trước khi chết là hạnh phúc... Ông chưa hẳn đã được hưởng hạnh phúc này. Trong đêm dài tăm tối khoa học giai đoạn này, có những điều thoạt đầu tưởng đúng rồi sau lại thành sai.
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ôi ôi, tớ xin thề là từ trước đến giờ "Chân lý thuộc về tay kẻ mạnh". Mà đông thì chắc là mạnh rồi
    Ngày xưa khi Galile bảo trái đất quay quanh mặt trời, tớ xin thề là khi đó mặt trời quay quanh trái đất mới là chân lý. Nó vẫn là chân lý cho đến khi có một cái chân lý hơn phủ định nó thôi.
    Cho nên bạn nào có ý định phủ định Einstein thì cứ cố lên nhé, biết đâu sau này chân lý sẽ mang tên các bạn!
    May mà ở trong này, tớ cũng thuộc về phái mạnh
  7. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta chẳng ai biết hết cả, không đi đến tận cùng chân lý được. Cái cần nhất là tự biết ta. Đồng chí SSX khua môi múa mép hơi nhiều, thấy người ta im lặng tưởng mình uyên bác lắm. Chẳng qua có người đáng đàm luận, có người không. Tôi đảm bảo đồng chí không phải là người quan tâm đến vật lý, đừng có lên diễn đàn leo lẻo cái mồm. Nếu đồng chí nói về thuyết tương đối cho ra hồn, tôi xin nhận làm thầy một cách nghiêm túc, bởi tôi cũng đang tầm sư học đạo về cái đó. Ngược lại thì lên diễn đàn này chỉ cần mang theo hai chữ cầu thị là được!
  8. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    bạn này bây giờ làm j thế
    lại thêm cao thủ k lộ diện rồi
  9. SSX999

    SSX999 Guest

    Chân tương đối hay chân tuyệt đối? Đừng chê nhà em thế nọ thế kia, em đã nhận là vớ vỉn nhất TTVN rồi. Nhưng thí dụ: hỏi qua cách CM ánh sáng bị bẻ cong bởi hấp dẫn bên thiên văn, người ta loại trừ tác động của lớp khí mặt trời thế nào, ảnh hưởng từ trường, plasma đến photon thế nào không ai có câu trả lời rõ ràng, không ai biết kết quả thử nghiệm. Theo tài liệu nhà em có thì không ai loại trừ cả. Và tất cả đều phán như con vẹt. Tất cả chúng ta đều là vẹt và phán như đúng rồi.
    Vậy bác Cà Zốt hay bác dangiaothong giúp em câu hỏi nho nhỏ ở trên để tránh cho box vật lý khỏi bê bối khủng hoảng đi. Chẳng nhẽ cả TTVNOL lại không ai đủ dũng cảm (hay không biết cũng thế).
    Ai là người Ý đã phát biểu E=mC^2 năm 1903, trước Einstein 2 năm?
  10. LessThanPerfect

    LessThanPerfect Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Thay vì hỏi tên người Ý ấy, sao bạn SSX999 không chịu khó dịch bài
    "Ipotesi dell''etere nella vita dell''universo," Reale Istituto Veneto di Scienze, Lettere ed Arti, LXIII, parte II, pp. 439-500.
    ("Hypothesis of aether in the life of the universe," The Royal Veneto Institute of Science, Letters and Arts, LXIII, Part II, pp. 439-500.)
    để anh em ở đây cùng học hỏi.
    Hồi đó có lúc làm TA và chấm bài kiểm tra của sinh viên thì tớ quan niệm rằng ra đúng kết quả không có nghĩa là làm đúng. Quan trọng là quá trình diễn giải và lý luận để đi đến kết quả đó.
    Bạn tungsin_tpg quote lại bài tớ ở trên đã nói quá lời rồi. Tớ là thấp thủ bon chen lộ mặt thường xuyên chứ có phải được như bạn nói đâu.

Chia sẻ trang này