1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông báo mở lớp học trực tuyến chuyên đề thuyết tương đối

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi werty98, 25/10/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trong vật lý người ta luôn xét những sự việc cụ thể trước rồi mới đến khái quát hay khái niệm hóa. Xin lỗi, câu hỏi của tôi chưa rõ ràng, xin đặt lại là : trong vũ trụ làm thế nào ta hãm 1 vật (cụ thể là 1 thiên thạch) mà không tách khỏi vật thể đó hoặc phải dùng đến phản lực ?
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bắt bí diachiso, chứ bạn mà giải được câu hỏi trên thì phải xem là phát minh vĩ đại. Vấn đề là ở chỗ năng lượng chuyển động là 1 dạng như thế nào thôi.
  3. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Tôi bắt đầu thích sự thận trọng của TT rồi đấy. Chúng ta tôn trọng lý thuyết, nghiêng mình trước các bậc tiền nhân, nhưng chúng ta hãy cứ mạn dạn một chút.
    Nói thật là trong bàn bạc tôi ngại nhất các câu hỏi, ai biết gì... cứ nói ra chia sẻ với mọi người. Hỏi rồi lại mất công tìm tòi, nghiên cứu trả lời ngại lắm, tôi vốn lười mà!
    Người biết về VL đều biết trình tự nghiên cứu đầu tiên bao giờ cũng là thí nghiệm, sau đó với tổng quát rồi lý thuyết hoá. Phương pháp này do Mr Newton đặt ra (lại là Mr Newton). Tất nhiên nó đúng đắn vì nghiên cứu, tính toán theo phương pháp này giúp loài người đến được nền văn minh hiện tại. Nhưng VL rất rộng lớn, có những vấn đề không thể thí nghiệm được nên người ta phải phỏng đoán rồi phát biểu. Những phát biểu đó gọi là thuyết, chứ không phải định luật, hay nguyên lý...
    Với câu hỏi của TT thì tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình: Không hiểu TT có cho thiên thạch đó bay trong chân không hay không, vì theo tôi thì không có chân không tuyệt đối. Nói có chân không tuyệt đối thì như thể con cá bảo trên mặt nước không có gì vậy.
    Trong môi trường vũ trụ hỗn độn, chỗ tập trung nhiều vật chất thì là các ngôi sao, hành tinh... Thưa hơn là các đám bụi vật chất... Sở dĩ có chân không vì chúng ta không đủ trình độ nhìn thấy ở đó tồn tại vật chất. Vậy thiên thạch đó sẽ từ từ dừng lại do ma sát.
    Thực ra nói ma sát để dễ bề giảng dạy, nghiên cứu thế thôi chứ kỳ thực ma sát cũng lực và phản lực. Lực và phản lực thì là cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Ma sát thì là ở viền, nơi có tiếp xúc (va chạm nhẹ) khi phóng đại lên nhiều lần cũng có bản chất là các vật thể va chạm với nhau thôi. Ở đây là (bộ phận) viền của thiên thạch đó va chạm với môi trường vũ trụ.
    Trình tự sự kiện này có thể mô tả thế như sau: một vụ nổ (hay một va chạm) nào đó đẩy thiên thạch đó chuyển động, tức ban đầu cung cấp cho nó một động năng. Động năng này sẽ tiêu hao trong quá trình chuyển động do ma sát. Ma sát của môi trường vũ trụ rất nhỏ. Nhưng chắc chắn có tồn tại, thiên thạch đó sẽ dừng lại, động năng = 0... Nghe có vẻ giống như bài toán trong môi trường trái đất làm bạn nản, kỳ thực tự nhiên cũng chỉ có thế.
    Một vấn đề khác: vậy khi động năng của thiên thạch giảm xuống thì loại năng lượng nào tăng lên. Xin thưa đó là thế năng, thế năng của vũ trụ. Ta coi phần còn lại của vũ trụ ngoài thiên thạch đó cũng là một vật thể. Khi sự kiện ban đầu xảy ra, cung cấp động năng cho thiên thạch đó thì vũ trụ có một hình dáng nhất định, đó là thế năng của nó - như một chiếc lò xo vậy. Trong quá trình thiên thạch đó chuyển động, động năng nó giảm dần, hình dáng hệ vật (bao gồm nó và phần còn lại của vũ trụ) thay đổi, thế năng của chúng tăng lên.
    Nhưng đó chỉ là một trong vô số tỷ tỷ... hiện tượng trong vũ trụ hỗn độn. Một môi trường mà vật chất và năng lượng đan xen, giằng xé, nhào trộn... với nhau hết sức phức tạp. Điều này sơ sài có thể hình dung như một cái lò nung phôi luyện gang thép...
    (Tôi là ntt0180 mà thôi, phải đi mượn cái nick để trao đổi với mọi người vì cả 2 nick bị khoá cả rồi).
    Được diachiso sửa chữa / chuyển vào 10:31 ngày 23/11/2009
  4. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    TT có thể nói bài trên chỉ là một sự mô tả nào đó, không liên quan đến thí nghiệm TT đang nói đến. Đúng! Nhưng nếu vậy tôi xin hỏi TT mục đích của thí nghiệm là gì? TT đang muốn nói về cái gì? Cụ thể thì ta chặn thiên thạch đó lại làm gì?
    Nếu đúng như những gì chúng ta đang bàn ở topic này thì tôi nói thế này: ngày nay chúng ta đều biết trái đất chuyển động quanh mặt trời, nhưng ngày xưa khi KHKT lạc hậu làm sao xác định được điều đó? Làm sao biết trái đất đang chuyển động hay đứng yên? Làm sao biết được là trái đất quay quanh mặt trời hay là ngược lại?
    Điều này về mặt trực quan, Co-pec-nic khi quan sát bầu trời đêm đã phát biểu là trái đất chuyển động quay tròn quanh mặt trời. Thực nghiệm thì quá rõ với những con tàu vũ trụ
    Nhưng TT có thể hỏi tôi là làm sao tôi biết được là động năng trái đất đang giảm đi? Đúng theo tinh thần những phát biểu của tôi.
    Với tôi hai thứ đó tôi đã có 2 phát biểu:
    - Nguyên lý: ở đâu có hiện tượng vật lý, ở đó có sự trao đổi năng lượng.
    - Định luật: vật thể luôn vận động theo hướng giải phóng năng lượng của nó về mức thấp hơn.
    2 phát biểu này phù hợp với tự nhiên vì những hiện tượng trong tự nhiên đều xảy ra theo như vậy. Đó hoàn toàn là những phát biểu được xây dựng nên từ những thí nghiệm, thực nghiệm, thậm chí thực tế... Nếu bạn tìm được một hiện tượng tự nhiên không đúng với chúng, xin hãy cho tôi biết.
    TT có thể nói 2 phát biểu này là đương nhiên đúng, người ta đều biết cả rồi, rằng là vô thưởng vô phạt... Nhưng tôi cho rằng nó phủ định được nhiều thí nghiệm giả tưởng của Einstein, có thì nghiệm E giả tưởng một cái thang máy chuyển động trong vũ trụ với gia tốc a=g. Ngớ ngẩn, làm gì có chuyện đó, điều kiện thí nghiệm là phi thực tế dẫn đến những suy luận phi thực tế nhưng logic.
    Điều này giống như nói Harry Poster bay được thì khi bay chui qua cái ô cửa hẹp phải cúi đầu xuống. Về mặt logic thì khi cúi đầu xuống bay qua sẽ chui qua được nhưng làm sao một con người có thể tự bay lên cao được?
    Hay thí dụ về hai con tàu, một con tàu đứng yên còn một con tàu chạy qua rất êm, ta ngôi trên một con sẽ khó xác định còn nào đứng yên, con nào không. Rõ ràng là con đứng yên dầu diezen trong bình của nó không giảm đi mà. Dùng cảm quan không thấy được thì ta dùng thí nghiệm, thí nghiệm không được ta phải dùng lý thuyết. Những hiện tượng khác nhau nhưng cho thấy chúng có cùng một nguyên lý, vậy nguyên lý đó đúng, hiện tượng đang nghiên cứu cũng phải tuân theo nguyên lý ấy. Định luật cũng vậy. Có chuyển động (hiện tượng) có hao phí (trao đổi, cái giảm cái tăng). Các năng lượng luôn có xu hướng giảm về mức thấp hơn.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đừng có mà post lạc đề!
  6. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Ok! Nhờ mod tí.
    Cũng cùng là Vật lý cả. Để bắt bẻ cái cũ thì phải đưa cái mới vào, làm sao dùng cái cũ để vặn vẹo cái cũ được. Như thể một người muốn túm tóc để nâng mình lên. Có gì sai trái nhờ mod cứ nhắc nhở.
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193

    Một thí nghiệm tưởng tượng kiểu như chiếc thang mày vũ trụ của Enstein. Giả thiết rằng quả thiên thạch kia bay thẳng trong vũ trụ và không có ma sát làm giảm động năng của nó. Bạn nghĩ không có cách gì hãm chuyển động của nó nếu không dùng phản lực hay tác động 1 ngoại lực lên nó, tôi cũng vậy, không có cách nào cả. Muốn hãm chuyển động của nó thì ít nhất phải biết động năng của nó có thể tương tác với 1 cái gì đó, là 1 dạng năng lượng nào đó (mà không phải là vật chất). Nếu không tìm được thì ta chỉ còn cách rút ra ...nguyên lý vậy: Động năng chỉ có thể chuyển thành nhiệt năng (ma sát) hay nó chỉ có thể được chuyền cho 1 vật khác. Đấy là điều mà Newton hay diachiso đã kết luận. Có bạn nào có ý kiến đột phá không nhỉ ?
    Thí nghiêm tựởng tượng về chiếc thang vũ trụ vẫn là điều hấp dẫn, nó dẫn đến nguyên lý tương đương và thuyết tương đối rộng. Tuy nhiên về mặt trực quan ta vẫn thấy ngược chiều (trên mặt đất 1 người bị "hút" còn trên thang thì 1 người bị đẩy). Nhưng kết lậun của thuếyt tương đối rộng thì ta không bị hút cũng không bị đẩy trên mặt đất, mà ta bị cuốn theo trường hấp dẫn của quả đất, do quả đất luôn trôi, mặt trời luôn trôi, và cả các thiên hà cũng vậy, chúng trồi về 1 nơi gọi là "tâm hút lớn" (có mâu thuẫn với Big Bang không nhỉ). Phải chăng chính sự trôi của các vật thể tạo ra hấp dẫn ?
    Đây không hẳn là tranh luận, chỉ tản mạn đôi chút để mở rộng vấn đề.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    "Định luật" của bạn có vẻ trùng với nguyên lý entropy hay nhận định cho rằng vũ trụ đang nguội dần (từ Big Bang đến nay).
    ...nhưng nó lại khiến tôi quay lại câu hỏi mà tôi đã hỏi bạn: trong vũ trụ không ma sát, động năng của vật sẽ chuyển hóa thành dang E nào (theo "định luật" trên của bạn) ?
  9. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Chưa có một từ nào tôi nói chữ tranh luận, chỉ là trao đổi, chia sẻ thôi mà.
    Thuyết Entropy phát biểu về sự sắp xếp của các hạt trong một vật thể, nó mang tính vi mô nhiều hơn. Thuyết phát biểu về việc gia tăng sự hỗn độn trong một vật thể (hay hệ vật thể) thì tương đương với việc năng lượng của nó giảm xuống. Thuyết không nói về sự tương tác của vật thể này với vật thể khác. Hay các hiện tượng tự nhiên phong phú, đa dạng khác...
    Một cái lò xo giãn ra trong giới hạn đàn hồi (entropy tăng lên) nhưng thế năng của nó tăng lên chứ không phải giảm xuống. Thuyết cũng không nói gì về việc một viên than hồng nguội đi (entropy không đổi) là do nhiệt năng đang giảm xuống... Định luật bên trên có nói đến các vấn đề đó.
    Định luật xác định quy luật vận động của vật thể. Mọi vật thể khi vận động đều phải tuân theo nó. Nó rộng lớn, chính thống và hàn lâm hơn một thuyết. Tất nhiên có nhiều thuyết hơn là định luật. Thuyết chỉ là một (hay nhiều) quan niệm, nhận định.
    -o0o-
    Tôi cho rằng trong môi trường vũ trụ có tồn tại vật chất, do đó có ma sát. Tuy nhiên ma sát chỉ cản trở một phần rất rất nhỏ chuyển động của thiên thạch trên. Vậy động năng nó phải chuyển đổi thành một loại năng lượng khác. Đó là một câu hỏi có lý.
    Khi ta nghiên cứu về thiên thạch đó, thì là nó đang chuyển động, nó có động năng. Nhưng khi đối tượng của ta là cả vũ trụ, bao gồm cả thiên thạch đó. Khi thiên thạch đó chuyển động, hệ vật sẽ có thế năng (hình dáng hay trạng thái) thay đổi, cụ thể ở đây là tăng lên. Như thể quả táo của Newton khi rơi xuống đất, động năng =0, còn thế năng của hệ quả táo-trái đất tăng lên. Vấn đề này tôi cũng đã có nói ở bên trên.

Chia sẻ trang này