1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THÔNG CÁO BÁO CHÍ TRIỂN LÃM - SẮP ĐẶT ??oVÔ NGÔN??? NHÓM THƯ PHÁP TIỀN VỆ ZENEI GANG OF FIVE

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi dungc18, 27/01/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungc18

    dungc18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    THÔNG CÁO BÁO CHÍ TRIỂN LÃM - SẮP ĐẶT ?oVÔ NGÔN? NHÓM THƯ PHÁP TIỀN VỆ ZENEI GANG OF FIVE

    THÔNG CÁO BÁO CHÍ

    TRIỂN LÃM - SẮP ĐẶT ?oVÔ NGÔN?
    NHÓM THƯ PHÁP TIỀN VỆ ZENEI GANG OF FIVE


    Nhân dịp tết Canh Dần, kỷ niệm đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội, Art Việt Nam Gallery (số 07 Nguyễn Khắc Nhu, Hà Nội) tổ chức triển lãm sắp đặt mang tên ?oVô ngôn? của nhóm Thư pháp Tiền Vệ Zenei Gang of Five (gồm Lê Quốc Việt, Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Đức Dũng, Phạm Văn Tuấn, Trần Trọng Dương) từ mùng 04 tháng 02 đến mùng 05 tháng 3 năm 2010.

    Đây là triển lãm tiếp nối ý tưởng lấy chữ Nôm làm bản vị tính cho văn hóa Việt Nam trong đời sống hiện tại. Như chúng ta hiện biết chữ Nôm là văn tự duy nhất do chính người Việt tự tạo trong suốt 4000 năm lịch sử. Chữ Nôm ra đời cách nay quãng 1000 năm, song hành với nền độc lập tự chủ của văn hóa Đại Việt mà tiêu biểu trong đó là văn hóa Thăng Long. Những bài phú Nôm bất hủ của vua Trần Nhân Tông, sư Huyền Quang, hay thơ Nôm Hàn Thuyên, Chu Văn An, Nguyễn Trãi?chính là những viên gạch đầu tiên và quan trọng nhất cho một nền văn hiến dân tộc. Tuy nhiên, từ năm 1945 trở lại đây, chữ Nôm (cũng như chữ Hán) đã trở thành những văn tự chết. Có thể coi, đây là sự đứt gãy về văn hóa lớn nhất trong lịch sử, không phải bởi tha nhân ngọai quốc nào mà chỉ là sự chọn lựa của chính chủ thể văn hóa.
    Nhóm thư pháp Tiền vệ Zenei Gang of Five vốn là những người trẻ tuổi mà Hán hay Nôm đều đã nằm lòng. Càng có khả năng kết nối với quá khứ thì lại càng thấy lạc lõng trong thế giới hiện tại. Càng biết nhiều thì càng thấy là không thể nói những cái biết ấy cho người khác hiểu được. Sự bất lực trong ngôn từ, sự thất bại trong việc hòa nhập của từng thân phận với xã hội đã tạo nên những dồn nén nội tâm. Sự bùng phát của nhóm trong hai năm trở lại đây khi chuyển từ thư pháp cổ điển sang thư pháp Tiền vệ có thể coi là động thái văn hóa chuyển từ lĩnh vực thư pháp truyền thống sang nghệ thuật đương đại. Ban đầu, chữ Hán và chữ Nôm được coi như là chất liệu để tạo nên những tác phẩm trang trí hay trừu tượng. Và khi sự trừu tượng hóa trở nên lấn át hình thể con chữ, thư pháp không còn dùng để đọc nữa mà chỉ còn là cái cớ để cảm nhận về cái đẹp và hơn hết là sự cảm nhận và biểu đạt về cuộc sống. Đến triển lãm lần này, văn tự hầu hết đã bị vứt bỏ. Sáng tác không chỉ khuôn trong việc dụng bút viết chữ. Viết hay không viết đều là cách để tạo ra những đường nét không lời.

    Ở chiều kích lịch sử, vô ngôn là sự bất lực của người Việt trước di sản văn hóa quá khứ. Sự thực là, từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, người Việt Nam đã đoạn tuyệt với hai thứ văn tự truyền thống, được dùng trong suốt 2000 năm trước đó. Cũng từ đây, người Việt gần như hoàn toàn bất lực trước di sản thư tịch, văn hiến của cha ông [?oVăn hiến-?獻? gồm VĂN (chữ) và HIẾN (chủ thể tạo nên văn hóa thành văn, người hiền tài).]
    Vô ngôn còn là một thái độ ứng xử. Với tư cách là những trí thức, mỗi thành viên đều nhận thức được sự bất lực của lực lượng này trong xã hội hiện nay. Chức năng phản tư để điều chỉnh xã hội không thể thực hiện được với nhiều nguyên nhân chủ - khách quan khác nhau. Sự bất lực trong ngôn thuyết và nhận thức rõ về sự bất lực ấy đã dẫn đến nhiều cách thức hành xử khác nhau. Kẻ bất đắc chí thì nói năng càn rỡ hay chửi đổng để xả bớt những đè nén nội tâm và những khát vọng bị vùi dập bấy lâu nay. Nhưng, chửi đổng đi chăng nữa thì cũng chỉ là những phát ngôn vô tác dụng. Một số không nhỏ trí thức bị ?olưu manh hóa?, quay sang a dua với các thế lực lưu manh nọ, khốc liệt hơn họ quay lại thanh trừng những kẻ ?okhác máu? và thanh trừng lẫn nhau. Một số ít phần tử chuyên chính đành chui vào tháp ngà của trí tuệ, lấy khoa học làm chỗ dung thân. Tựu chung, họ chia thành hai nhóm, một nhóm cấm sự phát ngôn và dập vùi phản tỉnh. Và một nhóm bất lực - vô ngôn. Xét ở góc độ nào đó, vô ngôn là một thái độ. Hoặc là biết thừa nhưng không thèm nói. Hoặc là biết quá nhưng không thể nói được. Vô ngôn vừa là bất hợp tác, vừa là một cách để ?onói? một cách tích cực. Giống như việc Đạo giáo tránh đời để dung dưỡng cái thiên chân; các nhà Nho quy ẩn để giữ đạo; đó không phải là một hành vi yếm thế mà là một động thái chính trị tích cực. Tiết tháo và đạo đức của họ được nhìn nhận như là một giá trị đối lập với các thế lực trần tục vẫn đang luẩn quẩn trong vòng mũ áo.

    Một thực tế khác, những sản phẩm được viết ra từ cái tháp ngà khoa học danh giá và cao sang đã nhắc đến ở trên kia có thể coi là sản phẩm của sự không nói được và sự không được nói. Hàng chồng các luận án luận văn bảo vệ xong đành bỏ xó trong thư viện. Sách vở xuất bản ra cũng chỉ để trên giá sách hay làm mồi cho đám đầu nậu đi buôn trên sự còm cõi của tri thức. Sự phong tỏa tính năng phản tỉnh chính là một cách ?obê tông hóa? tri thức. Và tháp ngà khoa học thực tế đã biến thành nấm mồ sống của những thân phận bế tắc. Con người sống trong các khối bê tông vô cảm. Những cái đầu bị đóng băng, những tư tưởng bị đóng băng, những phát kiến bị đóng băng, những ngôn từ bị đóng băng?

    Như thế, cái trạng thái vô ngôn vẫn là một sự đối lập với trạng thái phát ngôn. Nhưng hàm ý trong sự vô ngôn ấy khác với người xưa nhiều lắm. Triết học nào cũng có cách vô ngôn của riêng mình. Và phải chăng, thời đại nào cũng có thái độ vô ngôn của thời đại ấy?

    Triển lãm thư pháp và sắp đặt Vô ngôn lần này là dạng bút đàm ?otự ngôn tự ngữ? về văn hóa dân tộc. Nguyễn Quang Thắng thực thi ghi chép, ken đặc đến mức trở thành?phi văn bản. Nguyễn Đức Dũng trăn trở với vài con chữ, nhưng những loang chảy ánh sáng trong từng nét bút khiến tác phẩm đạt đến ngưỡng?giải văn tự. Phạm Văn Tuấn vẫn bảo lưu cách viết, song đã trừu tượng hóa hoàn toàn. Trần Trọng Dương hướng đến sự triệt bỏ nhân vi, xóa sạch nét bút, cực đoan đến mức ?ovô thư vô pháp?. Có thể nói, nội hàm tác phẩm chấp chới bằng tính biểu trưng của các phù hiệu học ngôn ngữ và các yếu tố phi phù hiệu học. Trong khi đó, sắp đặt của Lê Quốc Việt quay lại cách sao chép chữ Hán Nôm truyền thống. Những trích đoạn văn tự trên đĩa gốm được kết hợp lại thành một bức thư pháp lớn có chuyển động và phát ra âm thanh, tạo nên sức sống giả cho những con chữ đã chết. Từng tiểu văn bản có thể đọc được, nhưng ghép lại thì vô nghĩa, không có tiếng nói và phi định tính. Thêm nữa, các quả bóng sứ lăn ngẫu nhiên trên mặt gương tạo thành vô số huyễn ảnh văn tự. Những ống phướn chứa đầy ánh sáng, buông trên nghĩa địa sách đã bê tông hóa, có thể coi đó như là sự phóng chiếu không lời về linh hồn của những chủ thể văn hóa xưa cũ?
    40 tác phẩm tĩnh và 5 tác phẩm sắp đặt trong triển lãm Vô ngôn lần này hy vọng khai quật trong trầm tích tri thức quá khứ cũng như ngay trong đời sống thực tại những giá trị nhân bản, ngõ hầu kiến giải và phát lộ nó theo một chiều kích tích cực như một sự tái đầu thai các giá trị văn hóa vào trong đời sống hiện đại.


    ZENEI GANG OF FIVE

    http://moderncalligraphy.vn/vi/index.html
    http://moderncalligraphy.vn/en/

Chia sẻ trang này