1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thống Chế Erwin Rommel - Cáo Già Sa Mạc. Bản sửa lỗi font và up lại (7-2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Khucthuydu2, 31/07/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Rốt cuộc Rommel đạt được quyết định và trong đêm 2 rạng ngày 3 tháng Giêng, cuộc rút lui về Tunisie bắt đầu. Người ta chỉ có đúng 500 xe tải để chở 80.000 quân Ý và 10.000 quân Đức.

    Vấn đề kháng cự của chế độ Vichy đã được giải quyết. tổng Tư Lệnh quân lực Đồng minh, Tướng Eisenhower quyết định đặt chân lên Tunis càng sớm càng tốt để kết nối với Tập đoàn quân VIII và kiểm soát toàn bộ Bắc Phi. Ngay từ 11 tháng 11 năm 1942, một bộ phận Anh đã đổ bộ lên Bone mà không gặp sự kháng cự nào, bốn ngày sau một Tiểu đoàn dù Mỹ đáp xuống Tebessa gần sát biên giới Tunisie. Tiểu đoàn này đã vượt biên giới vào hôm sau. Một bộ phận quân Anh cũng dùng không vận đến được Souk ElArba, cách Tunis 150 km. Quân Đồng minh tiếp hợp với các đơn vị quân Pháp của Tướng Barre tổng cộng 12.000 người rải rác trong vùng.

    Nhưng quân Đức cũng đang chính đốn lại hàng ngũ. Tại Tunis, việc đổ bộ các đơn vị phe Trục gia tăng tốc độ. Nhiều binh sĩ mới được đưa từ Ý và Sicile đến. Từ ngày 17 tháng 11, họ lập thành Quân đoàn 90, được chỉ huy bởi Tướng Nehring, cựu tham mưu Trưởng của Tướng Guderian trong chiến trận tại Pháp, và là một chuyên gia thiết giáp. ông ta có lợi điểm quan trọng là chiến đấu dựa vào căn cứ của mình trong khi đối phương lại bị vướng chân trong những vấn để chính trị tại Alger. Đến nỗi ngày 10 tháng 12 sau một loạt đợt tấn công và phản công, quân Đồng minh bị đầy ra khá xa Tunis khi Tướng Juergen Von Arnim và Bộ Tham mưu Tập đoàn quân 6 Thiết kỵ được giao cho chỉ huy tổng quát toàn bộ lực lượng Đức Ý tại Tunisie. Và chăng thời tiết tốt đã làm lợi cho không quân Đức có sẵn phi trường cực tốt tại Tunis và Sicile, Không quân có thể đảm bảo làm chủ không phận trong những ngày cuối năm 1942 đầu tháng Giêng 1943. Chính ngay ngày Tập đoàn quân 5 Thiết kỵ đảm trách cuộc hành quân, họ lấy lại của người Pháp nhiều vị trí quan trọng và cộng thêm vào đó còn nhận được tăng viện gồm hai sư đoàn mới, trong đó có Sư đoàn Hermann Goering được trang bị cực kỳ đầy đủ.

    Tại tổng Hành Dinh của Fuhrer người ta còn hứa cho thêm nhiều sư đoàn khác, nhưng thảm hoạ trên chiến trường Liên Xô không cho phép đưa chúng sang Phi Châu nữa.

    Tóm tắt, người ta cho Von Arnim để phòng vệ Tunisie các phương tiện mà Rommel đã nài khẩn để tấn công Ai Cập. Duy chỉ có điều là đã chậm mất rồi. Rommel chỉ phải đương đầu với người Anh. Von Arnim, mặc dù tình hình tạm thời thuận lợi nhờ địa hình địa vật của Tunisie. Nhưng rốt cuộc cũng nhìn thấy một cách bi thảm tương quan lực lượng nghiêng dần có lợi cho đối phương từ phía Tây cũng như phía Đông.

    Tình thế của Rommel thì không được cải thiện. Trong lúc ông cần phải được tăng cường mạnh mẽ về người, vật liệu, xăng, nhất là xăng để giữ vững phòng tuyến mới tại Bouerat, thì gần như ông chẳng nhận được gì cả. Và người ta lại còn lấy mất của ông Sư đoàn 21 Thiết giáp để gửi đến Sfax để giữ vùng này theo lệnh của Hitler đáp lại lời yêu cầu của Cavallero.

    Bị kiệt sức bởi cuộc chiến đấu chống lại những cái cối xay gió của Bộ Tham mưu còn hơn là những cuộc hành quân thật sự, lại bị người Ý coi là cừu địch. Rommel chỉ còn là chiếc bóng của chính mình. Công việc trị bệnh bị gián đoạn từ ngày 26 tháng 10 làm ông như đang sống trong đời sống hoả ngục. Ông vẫn luôn luôn ở gần bên binh sĩ, luôn luôn chăm sóc vóc dáng thần thoại của mình với cặp kính sa mạc gắn trên vành nón kết. Nhưng các sĩ quan của ông mỗi lần đến thăm đều nhìn thấy rõ là ông ngày càng gày hơn và tinh thần căng thẳng hơn.

    Ngày 15 tháng Giêng, Montgomery ước tính rằng đã sẵn sàng, Tập đoàn quân VIII bắt đầu tấn công về phía Tây. Hai cánh quân cùng tấn công song song đồng loạt. Một về phía Nam phòng tuyến gồm có Sư đoàn 7 Thiết giáp và Sư đoàn 2 New Zealand. Cánh kia phía bên phải gồm Sư đoàn 51 và Lữ đoàn 22 Thiết giáp.

    Một loạt các trận đánh phòng thủ, trong đó Sư đoàn 15 Panzer làm chủ lực lại bắt đầu. Ngay trong ngày đầu tiên, sư đoàn này đã triệt hạ 32 chiến xa địch và chấm dứt trận đánh gần như không bị tổn thất gì. Nhưng Quân đoàn 20 của Ý đã rút lui một mạch. Afrika Korps phải rút theo. Ngày 18, họ đến được cao điểm Tarhouna và dừng quân tổ chức vị trí phòng thủ kiên cố trên đó. Đạo binh của Rommel chỉ còn cách Tripoli có 70km đường chim bay.

    Một buổi họp tham mưu mới, bi thảm, được tổ chức tại trụ sở hành chính Bianchi, một địa phương nhỏ phía Nam Tripoli, có Kesselring và Cavallero. Viên tham mưu Trưởng của Quân đội Ý tự phong làm phát ngôn viên của Mussolini, người đang rất phiền lòng. Ông ta thấy cuộc lui quân diễn ra quá nhanh và đòi hỏi Quân đội phải giữ phòng tuyến Homs-Tarhouna (Horms nằm trên bờ biển) trong ít nhất là ba tuần lễ. Rõ ràng là hết sức phi lý. Và cuối cùng chính Montgomery đã làm cho các đối thủ của ông ta đồng ý với nhau bằng cách chuyển vị trí về phía Nam. Một lần nữa, sự thoát nguy bắt buộc phải lui quân, nhưng nó lại đòi hỏi phải bỏ Tripoli, nơi mà các đám cháy rực rỡ sẽ vươn cao, kết quả của công cuộc phá huỷ mà người Ý muốn kéo dài càng lâu càng tốt.

    Bỏ Tripoli, Rommel hoàn toàn ý thức được việc đó ảnh hưởng như thế nào đến người Ý. Đối với họ, Tripoli chính là nước Ý. Nhưng Rommel phải đương đầu với một vấn để được đặt ra một cách giản dị cho dù đau đớn: Hoặc ông bỏ Tripoli ngày 21 tháng 1 để cứu những gì còn lại của đạo quân Panzergruppe Afrika, hoặc là rồi người Ý cũng mất Tripoli vài ngày sau đó khi Panzergruppe Afrika đã bị tiêu diệt. Tâm hồn chết lặng, ông lặng lẽ ký lệnh di tản về phía Tây.

    Các cuộc phá hoại toàn diện đến nỗi bộ binh phải giúp các chiến xa vượt qua những đống gạch vụn. Ngày 23 tháng 1 quân Anh tiến vào thành phố theo hai ngả phía Nam và phía Đông Ngày 3 tháng 2 hai chuyến tàu đầu tiên dỡ hàng trên hải cảng Tripoli mới được sửa chữa lại. Công cuộc tiếp liệu từ nay đảm bảo, Tập đoàn quân VIII chuẩn bị tiến vào Tunisie. Đơn vị phải tung ra 4 trận đánh dàn quân. Lúc đó Binh đoàn Liên quân thứ 18 được thành lập bao gồm tất cả các lực lượng bộ chiến tại Phi Châu của Anh, Mỹ, Pháp dưới quyền chỉ huy của tôi. Công việc đầu tiên của tôi là tổ chức lại các đơn vị, cho Tập đoàn quân I của Anh và Quân đoàn 11 của Mỹ quay một về hướng đông.

    Sự hài lòng hiện diện quá rõ trong đoạn trên đây của tập hồi ký Tướng Alexandre.

    Sau khi bỏ Tripoli, giai đoạn kế đó là Medenine tại Tunisie và phòng tuyến tại Mareth. Tại tổng Hành Dinh của Fuhrer cũng như tại Comando Supremo, người ta tỏ ra lạc quan: Von Arnim đối đầu có kết quả thuận lợi trước quân Đồng minh trên mặt trận phía Tây. Nhưng tại Koufra, Tướng Lerlerc của Pháp đã lập chiến công lớn khi đẩy lui đạo quân Ý trong Sahara của Tướng Manerini vào miền Nam Tunisie, tạo thành một phòng tuyến phía Nam cho vùng đầu cầu Phi Châu.Lúc ông Tướng này chạy về trấn giữ hô? nước mặn El-Ejerid và các ngọn đồi ở Matmata, Erwin Rommel cũng đến đúng lúc cùng tàn quân của ông và đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ một phía Đông.

    Và Hitler nghĩ đến việc giao cho Rommel quyền Tư Lệnh tối cao các lực lượng của phe Trục tại Tunisie.

    Trước khi phê chuẩn quyết định này, tổng Hành Dinh điện hỏi Thống chế: Liệu sức khoẻ có cho phép ông nắm quyền tổng Tư Lệnh không? Câu hỏi được đặt ra cho một người đang kiệt sức, chán chường, cay đắng. Do đó, ông tuyên bố rằng tình trạng sức khoẻ của ông không cho phép ông chỉ huy lâu thêm nữa đạo quân của mình, ông còn không quên trình bày tình hình thêm một lần nữa, nhắc lại thêm một lần nữa các yêu cầu tăng viện quân số và tiếp liệu của mình. Rồi ông kết thúc bằng cách nói rằng dù sao ông cũng thấy không còn khả năng thực hiện quyền Tư Lệnh đạo quân trong những điều kiện như thế này.

    Tuy nhiên, trong sáu tuần lễ sắp đến, ông còn phải đánh một lá bài chót, tung ra những trận đánh cuối cùng tại Phi Châu.

    Ví trí mới mà các đơn vị của Rommel rút về trấn giữ là phòng tuyến Mareth. Đó là một địa điểm nằm về phía Đông Nam Gabes. Từ đầu cuộc chiến, năm 1939, người Pháp thiết lập ở đấy một hàng rào pháo đài dựa vào dãy núi Matmata để che chở cho quốc gia bảo hộ chống lại cuộc tấn công nếu có từ Tripoli. Nhưng, dĩ nhiên sau khi ngưng bắn, các công tác xây dựng đã bị bỏ dở.

    Đến Mareth, Rommel biết rằng việc trấn giữ cứ điểm này không phải là dễ. Lúc này, vì những cuộc phá hoại tại Tripoli, Montgomery vẫn phải dựa vào Benghazi để tiếp tế, và vì lẽ đó mà ông ta chỉ có thể đem Sư đoàn 7 Thiết giáp ra đương đầu với Panzergruppe Afrika. Sư đoàn 51 Bộ binh và Sư đoàn 2 New Zealand thì còn ở lại trong vùng Tripoli. Phần còn lại của Tập đoàn quân VIII thì còn chưa rời khỏi Benghazi.

    Rommel biết rõ rằng điều đó sẽ thay đổi ngay vào đầu tháng 2, không còn nhiều thời gian trước khi Montgomery có đủ sức mạnh tấn công. ông ta sẽ Không những tung ra cuộc tấn công chính diện vào phòng tuyến Mareth mà còn đưa quân bọc quanh phòng tuyến về phía Nam nữa. Để chống lại mối đe doạ ấy, chỉ có một cách kềm chế: tấn công trước. Về phía Tây, yếu điểm của phòng tuyến Đồng minh là Quân đoàn 2 của Mỹ vừa mới đổ bộ lên Phi Châu và còn thiếu kinh nghiệm.

    Với mục đích đó, ông đặt Quân đoàn 20 và 21 Ý cũng như Sư đoàn 90 Khinh binh tại phòng tuyến Mareth, để Sư đoàn 15 Panzer thiếu thốn trang bị làm trù bị. Về phía Nam, đoàn quân sa mạc Sahara của Ý, từ các cao điểm Matmata có nhiệm vụ canh chừng vùng Foum Tataouine và hô? nước mặn El-Djerid. Còn trong khu vực Sfax, ông chuẩn bị hai cánh quân tấn công. Cánh thứ nhất gồm có Sư đoàn 10 và 20 Panzer tiến thẳng về phía Tây nhắm vào đèo Faid, cánh thứ hai gồm có Sư đoàn Thiết giáp 131 Centauro của Ýđược sự yềm trợ của các đơn vị thiết giáp Đức hướng mũi tấn công về Gafsa xa hơn về phía Nam.

    Tháng hai năm 1943 bắt đầu, ngày hôm đó, Tướng Voronov công bố chiến thắng với Moskva rằng đạo quân của Von Paulus đã đầu hàng và chiến dịch Stalingrad đã chấm dứt.

    Rommel khởi sự tấn công, đúng như ông tiên liệu, Quân đoàn 2 của Mỹ bị đánh bất ngờ và văng khỏi Gafsa. Sau đó hai cánh quân đến tiếp hợp nhau, tiến đến đèo Kasserine, Tebessa trên đất Algierie lầm vào tình trạng bị đe doạ.

    Tại đây ta biết rằng Bộ Chỉ huy của Rommel sát cánh gần như nhập chung lại với Bộ Chỉ huy của Tướng Von Arnim Tư Lệnh Tập đoàn quân 5 Đức. ông này cũng ít nhiều khó chịu trước các yêu cầu cung cấp tiếp liệu hoặc điều động binh sĩ của ông Thống chế. Một cuộc họp tham mưu mới cũng không soi sáng gì thêm tình hình. Cuối cùng mọi người đi đến quyết định là Tập đoàn quân 5 sẽ tấn công Sidi Bouzid, còn Rommel nắm Tập đoàn quân 1 Ý Đức sẽ lướt về phía Đông Nam để có thể đưa nhanh các đơn vị về lại Mareth.

    Việc này hoá ra hữu ích vì Montgomery đã bắt đầu tấn công và Sư đoàn 15 Panzer bị lâm vào tình trạng phải đương đầu với các trận đánh ác liệt tại Medenie, phía Nam của phòng tuyến.

    Nhưng trong đêm 18 rạng ngày 19 tháng 2, ông nhận được lệnh từ Rome phải triển khai tấn công trên một trục Thala Lekẽ. Chỉ thị này trái với kế hoạch của Thống chế, vì ông dự định tiến về Tebessa. Tuy nhiên ông vẫn phải thi hành mệnh lệnh, tung các trận đánh khốc liệt vào tất cả các đơn vị mà địch quân đã xua vào ông. Sau khi dổn chúng bật trở lại, ông rút về phòng tuyến Mareth ngày 23 tháng 2. Rommel tuyên bố bốt được 4.000 tù binh, tiêu diệt 124 khẩu pháo và 253 chiến xa.

    Đã đến lúc cao điểm của cuộc chiến, Montgomery gia tăng gấp bội các cuộc tấn công vào phòng tuyến Mareth, khu vực ven tuyến này trở thành hoả ngục.

    những đợt tấn công liên tục trong tháng 2 đã làm bộc lộ sự bối rối trong hàng ngũ phe Trục. Ngày 22 tháng 2, Kesselring trình bày cho Rommel dự án tổ chức một đạo quân Ý Đức tại Tunisie và để nghị ông nắm quyền tổng Tư Lệnh. ông Thống chế chỉ có thể nhận tạm thời mà thôi vì các bác sĩ chỉ cho phép ông làm việc thêm tối đa là một tháng nữa, hết thời gian đó ông bắt buộc phải về Đức điều trị bệnh tám tuần lễ.

    Do đó, nhiệm vụ của ông bị giới hạn thời gian. ông chuyển giao quyền chỉ huy Tập đoàn quân 1 Thiết giáp cho Tướng Ý Messe, một quân nhân cực gio?i đã chỉ huy những đơn vị lớn Ý tại mặt trận Liên Xô và nhở đó có nhiều kinh nghiệm cùng khả năng vượt xa toàn thể các chỉ huy quân sự của nước Ý. Tướng Von Arnim vẫn dẫn đầu Tập đoàn quân 5.

    Cuối tháng 2, như vậy là Rommel có được một lực lượng gồm 120.000 người (40.000 Đức và 80.000 Ý) phân phối trên Một mặt trận dài 445 km. Thêm 230.000 người (80.000 Đức và 150.000 Ý) ở hậu tuyến, tính cả hải quân và không quân.

    Trong toàn cảnh cuộc chiến tranh, Tunisie có một t m quan trọng lớn với Bộ tổng Tư Lệnh Tối Cao Đức Ý. Người ta cho rằng nơi ấy canh giữ eo biển Sicile và ngăn chặn tất cả hoạt động của Đồng minh vào phía Nam Châu Âu. Cho nên không có vấn để bỏ Tunisie. Mussolini đã tuyên bố sẵn sàng sử dụng đến chiếc tàu vận tải cuối cùng của nước Ý để đảm bảo công cuộc tiếp tế, và tại tổng Hành Dinh của Fuhrer, người ta thấy không khí đầy hứa hẹn cho các cuộc hành quân trong tương lai.

    Trên chiến trường, Rommel có một nhafn quan khác hơn. ông biết rằng lực lượng tăng viện đang ào ạt đưa đến cho đối phương cả hai bên phía Đông và Tây. Mỗi ngày trôi qua là tiềm lực chiến đấu của đối phương tăng thêm. Trong lúc đó thì thảm hoạ tại Stalingrad khiến không ai có một chút hy vọng nào về sự cải thiện tình trạng tiếp viện. Trong một báo cáo gửi về cho tổng Hành Dinh, Tướng Arnim đã viết thẳng: Tunisie là một pháo đài trống rỗng, không có dự trữ đạn dược hay thực phẩm nào ở đấy cả.

    Trong lúc này, tổng Tư Lệnh lực lượng Đồng minh tại Bắc Phi, Tướng Alexandre đã yêu cầu Montgomery chuyển quân về phía Tây Nam để giải toả áp lực cho quân Mỹ, điều này làm Montgomery phải trích một số đơn vị của Tập đoàn quân VIII đưa đến trấn giữ Ben Ghardane, Foum và Medenine, tất cả đều ở phía Nam phòng tuyến Mareth. Diễn biến đó Không những giúp cho Rommel có thêm một thời gian ngưng nghỉ vì Montgomery không có đủ lực lượng để tấn công áp đảo Mareth, mà còn khiến Rommel quyết định lợi dụng vị thế phiêu lưu của đối phương để giáng cho Tập đoàn quân VIII một vố bất ngờ. ông chỉ định Sư đoàn Thiết giáp 131 Centauro của Ý đảm trách việc lo đối phó với quân Mỹ nằm ở phía Tây của hệ thống phòng thủ. Còn Tướng Messe trên phòng tuyến Mareth sẽ tung ra một đợt tấn công chính diện bất ngờ đối với quân Anh. Sau cùng, ông tập trung một lực lượng khinh kỵ gồm Sư đoàn 15, 10 và 21 Panzer, tổng cộng 141 chiến xa cùng với Sư đoàn 164 Bộ binh. Toàn bộ lực lượng được sự yềm trợ của hầu hết không lực phe Trục tại Tunisie, 160 Phi cơ tất cả.

    Với lực lượng ấy, ông sẽ bất ngờ xông ra từ những ngọn đồi ở Matmata, tràn ngập cánh trái quân Anh từ phía Nam, tái chiếm Medenie và Metameur và như thế là đã luồn ra được ngay sau lưng đạo quân đang phải chống đỡ cuộc tấn công chính diện của Tướng Ý Messe.

    Đấy là cú móc phải trứ danh, là sự lặp lại y hệt chiến thuật đã đưa Rommel đi từ El-Aghela đến El-Alamein. Trận đánh cuối cùng của sa mạc đã được báo hiệu. Đây cũng là cuộc đụng độ cuối cùng về một chiến lược của hai vị lãnh tụ quân sự lớn. Bởi vì, trước lối tấn công quen thuộc của đối phương, Montgomery đáp lễ bằng cách lặp lại lối đánh của ông tại El Alamein. Tiên liệu trước một cuộc tấn công kiểu thế này, ông gấp rút cho chiếm khu vực Medenie và Metameur bằng Sư đoàn 2 New Zealand của Tướng Freyberg. Chỉ trong có 24 giờ, Sư đoàn 2 đã có một đầy đủ, nguỵ trạng và mai phục trong vùng. Công việc này thực hiện quá nhanh chóng và các cơ sở tình báo của Rommel không thể nào biết được.

    Ngày 5 tháng 3 các đơn vị tiến lên điểm xuất phát, trong khi đó cuộc tấn công chính diện của Tướng Messe bắt đầu khai triền. Ngày 6, các xe tăng Đức do Tướng Krammer chỉ huy xăng ra phía đồng bằng. Ý thức được rằng mọi thành công hay thất bại đều tuỳ thuộc vào tốc độ của mình nên Krammer đã bỏ qua việc cho các toán tiền thám đi trước. Thế là đạo quân thiết giáp của ông đâm đầu vào các vị trí quân Anh đang mai phục. Đây lại là các quân nhân ưu tú nhất của Tập đoàn quân VIII, một đơn vị kỳ cựu trận mạc. Với một tinh thần kỷ luật đáng thán phục, họ kiên nhẫn chờ đợi đến phút giây chót để bắn trực xạ.

    Khi đoàn quân Đức đã lọt vào bẫy, họ khai hoả. Rất nhanh chóng, quân Đức bị giết ngay 640 người và 52 chiến xa. Người Đức phải lập tức rút lui, chạy trở về nơi mà họ đã xuất phát trong vùng đồi núi.

    Medinie là tiếng chuông báo từ cho Afrika Korps. Ngay tối hôm đó, Rommel giao quyền Tư Lệnh cho Tướng Arnim và bay về Châu Âu. ông muốn trình bày cho tổng Hành Dinh và cho Comando Supremo tình hình như ông thấy và để nghị các biện pháp mà theo ông là có tính bắt buộc.

    Các biện pháp ấy như sau: Để trấn giữ lâu dài trong vùng đầu cầu Tunisie, cần phải rút tất cả các lực lượng bộ binh vào các vùng núi non, nơi có thể đối đầu hữu hiệu với các đợt tấn công của Đồng minh. Việc này có cái lợi là thu ngắn mặt trận lại còn 150 km mà thôi. Việc vượt qua nhiều ngọn đèo trong vùng núi non trùng điệp ấy có thể mất nhiều tháng. Và song song với việc ấy, cần phải di tản về Châu Âu tất cả những đơn vị thiếu giá trị thực tiễn trong địa hình mới này, người ta sẽ sử dụng chúng tốt hơn ở Châu Âu thay vì để chúng ở đây ngốn tiếp liệu.

    Nhưng với những người ở xa chiến trường, kế hoạch này khó có thể được hiểu thấu đáo. Khi Rommel đến tiếp xúc ngày 9 tháng 3, Mussolini cho rằng phải bảo vệ Tunisie bằng mọi giá và mỗi ngày giữ được là có thêm hy vọng lật ngược tình thế. Riêng phần Hitler thì ông vẫn còn bị ám ảnh bởi những vinh quang chiến thắng đạt được hồi tháng 2, lúc mở cuộc tấn công vào Gafsa. ông cho rằng mọi việc còn có thể cứu vãn được. Và lại, đây là vấn để luôn luôn xuất hiện trong suốt lịch sử Đệ Nhị Thế Chiến, đó là sự cách biệt quá lớn giữa những giấc mộng lớn lao của tổng Hành Dinh và thực tế chiến trường. Trong khi Churchill đã lăn lội trong suốt bốn năm chiến tranh, đi thanh sát tất cả các mặt trận thì Hitler kề từ sau khi phát động Chiến dịch Barbarosa đã không bao giờ còn đến thăm các tướng lĩnh hay binh sĩ của ông nữa. Tất cả mọi chuyện xảy ra đối với ông đúngày như là các báo cáo trình lên, sau khi bỏ bớt vài chi tiết, làm cho chúng đẹp đẽ thêm chút, nêu thêm vài hy vọng giả tạo, y như là các báo cáo gửi cho một người đầy quyền lực mà lại hay giận dỗi.

    Khi một người như Rommel đến trực tiếp với Hitler để trình bày trung thực, thì sau khi ông đi rồi bao giờ cũng có người tâu rằng những quan điểm ấy là bi quan, là những quan điểm của kẻ thối chí, bệnh hoạn.

    Và vào những ngày đầu của tháng 3 năm 1943 này, Rommel cuối cùng đã đổ bệnh nặng. Bác sĩ của ông kiên quyết không cho phép ông trì hoãn việc chữa bệnh lâu hơn nữa. Vì thế khi ông chuẩn bị quay về Tunisie thì chính Hitler đã ra lệnh cho ông phải ở lại Châu Âu phục hồi sức khoẻ trước đã. Từ ngày ấy, nằm trong dưỡng đường Semmering, Rommel lặng lẽ chứng kiến cơn hấp hối của Afrika Korps qua các phúc trình và các bản tin tức.

    Ngày 20 tháng 3, Montgomery lại tấn công vào phòng tuyến Mareth. Trước mặt Montgomery là vị Tướng ưu tú nhất của Ý là Tướng Messe. Messe chống lại Montgomery một cách hung bạo. Thời tiết còn giúp đỡ Messe, một trận mưa như thác đổ đã biến vùng Zigzaou trước phòng tuyến Messe thành một vũng bùn khiến chiến xa Anh bị sa lầy. Sau ba ngày nghiến răng cố đánh vào vị trí phòng thủ của Messe, Montgomery buộc phải tung Quân đoàn 10 sang cánh trái, tiếp theo sau là Sư đoàn New Zealand của Freyberg, thọc sâu vào mặt trận thuộc đạo quân Sahara của Ý, Messe phải vội vàng tăng viện nơi này bằng Sư đoàn 15 Panzer. Giờ đây quân Anh lại được thời tiết hỗ trợ, họ tấn công một cách vô hình nhờ vào một trận bão cát. Họ tiến nhanh về phía Tây Bắc, nhắm thẳng vào El-Hamma. Messe lâm nguy, ông có thể bị bao vây trên cao điểm Gabes. ông phải cấp tốc rút lui bất chấp tổn thất nặng nề và trở về bố trí dọc con sông Akarit ở phía Bắc Gabes. Trong trận đánh Mareth, Messe mất 16 Tiểu đoàn , 31 khẩu pháo và 60 chiến xa.

    Con sông sa mạc Akarit là chướng ngại cuối cùng trước vùng đồng bằng Tunisie. Đó là một đường đất nứt khá sâu giữa hồ nước mặn Djerid và biển cả, thêm vào đó là những ngọn đồi cao từ 200 đến 300 mét chế ngự. Khi Messe lập phòng tuyến kiên cố ở đó vào ngày 5 tháng 4, ông cho rằng có thể nghỉ ngơi 1 hay 2 tuần lễ trước khi địch quân có thể tái khởi sự tấn công. Nhưng Montgomery tấn công ngay ngày 5 tháng 4, và vào ngày 8, mặc dù Afrika Korps đã kháng cự quyết liệt, con đường đã được mở rộng. Tập đoàn quân VIII của Anh đã bắt tay được với Quân đoàn 2 Mỹ.

    Kề từ lúc ấy, Alexandre làm chủ hoàn toàn tình hình. Ngày 9 tháng 4, Sư đoàn 6 Thiết giáp Anh và Sư đoàn 34 Bộ binh Mỹ tràn ngập Fondouk, hướng về phía Đông, tiến ra biển. ngày 11 tháng 4, Kairouan bị chiếm giữ. Phòng tuyến phe Trục chỉ còn khai triển trên 215 km và được chống đỡ bởi 16 sư đoàn của Tập đoàn quân V Thiết giáp và Tập đoàn quân I. Nhưng danh xưng sư đoàn có thể hiện được cái gì sau những tổn thất nặng nề mà Rommel đã gánh chịu tại Medenie rồi Messe tại Mareth và Akarit? Từ ngữ sư đoàn có ý nghĩa như thế nào đối với một đoàn quân không thể nào hy vọng được tiếp tế nữa bởi vì Hải quân Mỹ Anh đã phong toà toàn bộ eo biển Sicile?

    Cuộc tấn công tối hậu bắt đầu vào ngày 19 tháng 4. Trong vòng 10 ngày, quân Đức và Anh đánh nhau ác liệt giành giật các ngọn đồi còn có thể ngăn cản địch quân đến được vùng đồng bằng Tunis. Ngày 30 tháng 4, Alexandre sẵn sàng đập vố quyết định. Ông khởi động chiến dịch Vulcan. Afrika Korps đi dần đến chỗ tàn lụi không thể xoay chuyển trong vùng nhỏ hẹp của mũi Cape Bon. Tướng Arnim chỉ còn có một nhiệm vụ cuối cùng theo người ta yêu cầu: Kéo dài được ngày nào hay ngày ấy. Và lại, từ Hang Sóì ở Đông Phổ, một công điện bí mật của Fuhrer gửi đến: Gửi cho Afrika Korps, dân tộc Đức đang đợi các anh chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Đối với các Sư đoàn Thiết giáp, đây là một mỹ từ lạ lùng.

    Vẫn nhẫn nhục nhưng phẫn nộ, binh sĩ nghĩ đến Stalingrad. Cũng như chiến hữu của họ ở mặt trận phía Đông, họ quyết định không lùi một bước nào khi còn được một quả đạn pháo trong tay. Ngày 7 tháng 5, Sư đoàn 11 Khinh kỵ của Montgomery đã ở trong vùng vùng ngoại ô của Tunis, trong khi quân Mỹ chiếm Bizerte. Phòng tuyến của Afrika Korps như thế bị cắt làm đôi.

    Chiều ngày 12 tháng 5, Tướng Von Arnim mang Afrika Korps ra đầu hàng. Tướng Krammer gửi điện văn cuối cùng cho Hang Sói: Gửi Bộ tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Lực Đức: Đã bắn viên đạn cuối cùng, vũ khí và quân dụng đã được phá huỷ. Theo đúng chỉ thị, Afrika Korps đã chiến đấu đến cùng. Afrika Korps phải được tái sinh. Ký tên: Krammer.

    Ngày 13 tháng 5, lúc 11h, đơn vị cuối cùng là Sư đoàn 164, sư đoàn từ Crete đến, đầu hàng. Chiến trận tại Bắc Phi chấm dứt. 130.000 quân Đức bị bắt làm tù binh. 22.000 bỏ xác tại Ai Cập, Lybie, Tunisie. Tổn thất của Ý cũng tương đương.

    Cuộc chiến vừa kết thúc đã trở nên đặc biệt về nhiều phương diện. Nếu nó cho thấy các trận đụng độ thiết giáp diễn ra trên những khu vực mênh mông của sa mạc mà theo Rommel thì nó có những điều kiện dành cho thiết giáp không ai mơ tưởng được , thì nó lại xảy ra hoàn toàn giữa binh sĩ hai bên, trong khung cảnh vắng bóng hoặc hờ hững hoàn toàn của dân chúng, ngoài trừ trong giai đoạn cuối tại Tunisie.

    Trong lò tàn sát hung bạo là Đệ Nhị Thế Chiến, nó thể hiện gần giống như một trận đánh giữa những tay giang hồ mã thượng, hay ít ra của những quân nhân nhà nghề, trong đó gần như chính trị không đóng một vai trò quan trọng nào cả. Đấy là một trận quyết chiến không có Gestapo, không có tra tấn, không có hành quyết tập thể. Trước pháo đài El Alamein, Rommel nhận được lệnh của Hitler theo đó phải bắn bỏ tại chỗ những kẻ phá hoại, quân biệt kích hoạt động bên trong phòng tuyến. Tuy nhiên, Đại tá Stirling, người chỉ huy rất nổi tiếng của đơn vị đặc nhiệm Long Range Desert Group, đã bị bắt tại vùng biên giới Tunisie, vẫn không bị hành quyết. Rommel đã đỡ bỏ ngay mệnh lệnh đó khi vừa nhận được.

    Sau khi việc điều trị chấm dứt, Thống chế Rommel được bổ nhiệm làm cố vấn quân sự tại Bộ Tổng Tham Mưu.
    thanhVNW, anheoinwatergakocanh thích bài này.
  2. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    TRONG KHI CHỜ ĐỢI CHIẾN DỊCH OVERLORD


    Ngày 1 tháng 5 năm 1943, hai ngư phủ Tây Ban Nha khám phá ra xác chết của một sĩ quan Anh trên bãi biển gần hải cảng Huelva. Cảnh sát địa phương được báo động, đến lục soát xác chết vả nhận diện đó là một ông Martin Williams nào đó, thuộc một đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến. Theo thủ tục hiện hành, xác chết được đem chôn tại nghiã trang của thảnh phố vả giấy tờ cũng như mọi vật dụng cá nhân của nạn nhân được trao trả cho toả đại sứ Anh. Vả cũng theo thông lệ, những giấy tờ vả vật dụng cá nhân ấy trướcc hết phải giao cho điệp viên Đức hoạt động tại địa phương nghiên cứu. Người điệp viên mả lịch sừ không bao giờ biết được tên tuổi nảy vội vảng thông báo cho Berlin bản vôn của ba bức thư nằm trong một túi xách được cột với thắt lưng của Thiếu tá Martin William bằng một sợi dây xích. Bức thứ thứ nhất ky tên Lord Mountbatten, gừi cho Đô đốc Cunningham, chứa đựng nhiều ám chì đến một cuộc đổ bộ của Đổng Minh lên đát Satdaigne. Bức thư thứ hai do Sir Archibald viết gừi cho Tư Lệnh Quân đoản 18 tại Alger lại gổm có nhiều dấu hiệu liên quan đến một cuộc đổ bộ tại Hy Lạp. Riêng bức thứ ba, ky tên Mountbatten vả gừi cho Tướng Eisenhower, thì lại gổm các vấn đề tuyên truyền.

    Đối với Bộ Tổng Tham Mưu Đức, hai bức thư đầu biều thị một lợi ích đặc biệt. Chúng được đưa đến tận bản giấy của Tướng Jold, chì huy trưởng của O.K.W vá ngày 13 tháng 5, đúng vào ngày mả tại Tunis, Afrika Korps kyè vá vôn bản đầu hảng trong danh dự. Những bức thư nảy rốt cuộc đã mang lại cÂu trả lời cho vấn đề mả Hitler vả những người thÂn cận của ông tự đặt ra kề từ khi số phận của chiến trận tại Phi Châu được quyết định: Quân Đổng Minh sẽ xung phong đối đầu Đối với Fuhrer, rõ rảng lả giờ đây quân Đổng Minh sẽ mờ mặt trận thứ hai tại Hy Lạp, vả công cuộc đổ bộ khá ngoạn mục cho một cuộc đổ bộ lên Sicily chì lả một trò nghi binh đánh lạc hướcng. Đổ bộ tại Hy lạp, Hitler nghĩ, điều nảy có nghiã lả Đổng Minh muốn chiếm Rumani trướcc hết đề cắt nguổn dầu mò từ nướcc nảy, sau đó phối hợp với người Nga đánh bọc hậu quân Đức tại mặt trận miền Đông.

    Do đó phải ngăn cản cuộc tấn công nảy. Tướng Lohr, Tư Lệnh mặt trận Balkan được báo động. Trong vòng vải ngày ông nảy tổ chức bố trí phòng thủ, thiết lập các bãi mìn mới, thiết trí các trận địa pháo mới, điều động các lực lượcng tăng viện vừa được gừi đến. Sư đoản 1 Panzer đang đổn trú tại Pháp xuyên qua Châu và trong một thời gian kỷ lục đề đến Hy Lạp. Vả từ đầu tháng 6, một hải đội tảu phóng lôi của Đức rời khòi Sicily đề lên vủng biển Egee. Ngày 23 thông 7, 13 ngày sau khi quân Đổng Minh đổ bộ lên Sicily, Hitler vẫn tin chắc đó lả một cuộc hảnh quân nghi binh vả cuộc tấn công chính sẽ xảy ra trong vủng Balkan. ôngài tin tường đến nỗi bổ nhiệm Rommel, vị thống chế được binh sĩ ái mộ vả nổi tiếng nhất trong tất cả các thống chế của ông, lảm Tổng Tư Lệnh chiến trưởng Balkans thay cho Tướng Lohr. Rommel đến Anthenes ngày 25 thông 7. " ông chì ờ đấy có vải giớ

    Vị thống chế mả Hitler muốn biến thảnh con người của Balkans không còn lả người hủng sa mạc nưã. Đấy lả một Rommel đầy cay đắng, thất vọng vả lo Âu khi đặt chÂn lên Athennes. Trờ về Đức vải tuần lễ trướcc khi các trận đánh tại Phi Châu chấm dứt, Rommel theo dõi cơn hấp hối đau đớn của đạo quân Afrika Korps của ông. Cho đến phút chót, ông đã lảm tất cả đề cứu đơn vị. Ngay khi trờ về, ông đến gặp Hitler ngay ờ Berlin mả không báo trướcc. Cuộc tiếp kiến diễn ra trong bầu không khí khá thÂn mật, nhưng Rommel không còn lả người hủng chiến thắng tại Tobrouk nữa. "ông chì lả một viên thống chế bại trận vả người ta đã lảm cho ông hiều điều đó. Vì vậy Fuhrer, người bị vÂy bọc bời tên Keitel ngu xuần? vả tên gia nô đầy ganh tị Jodl? như Rommel vẫn đánh giá họ, đã từ chối không cứu xét lời yêu cầu phải lảm tất cả khả năng đề cứu thoát ít ra lả một phần Afrika Korps của ông.

    Chắc chắn đó không phải lả sự thất sủng, nhưng từ đó mối quan hệ giữa hai người không còn được như trướcc nữa. Rommel được tặng Huân Chương Chữ Thập sắt có gắn kim cương, vả như thế trờ thảnh người đầu tiên của Quân Lực Đức được ban thưởng Huân Chương cao cấp ấy. Nhưng người ta lại không cho ông nắm quyền chì huy nữa. ông được đặt dưới quyền sừ dụng của Hitler tại Bộ Tổng Tham Mưu.

    ông chì ờ đấy có vải tuần lễ. Ngày 25 thông 7, ông lên đưởng đi Athenes nơi chức Tổng Tư Lệnh đang chờ ông. Nhưng, ít lúc sau khi đến nơi ông nhận được lệnh của Berlin: õ Trờ về ngay lập tưèc, Fuhrer đang chờ ông.õ?

    Hai biến cố vừa mới xảy ra, cả hai biến cố đều sẽ có ảnh hưởng sÂu xa đến chiều hướcng chiến tranh vả đến binh nghiệp của Rommel.

    Trướcc hết, trái với điều Rommel tin tường, thực tế xác nhận rằng cuộc đổ bộ ờ Sicily không phải lả một cuộc hảnh quân nghi binh, mả lả bướcc khời đầu của một cuộc tấn công lớn của Đổng Minh vá Châu ,u. Tầm mức rộng lớn của các phương tiện được huy động vả thái độ quyết liệt của quân Anh-Myèf trong các trận đánh không cho phép nghi ngờ gì nữa.

    Vá thời kỷ mả chiến thắng tại Bắc Phi bắt đầu hiện rõ, Bộ Tổng Tham Mưu Đổng Minh khi hội họp đề chuần bị giai đoạn tiếp của cuộc tấn công đã đổng thanh quyết định rằng giai đoạn tưĂèi phải lả Sicily, vì nếu chiếm được thì đó sẽ lả một bệ phóng lấy đả tuyệt vời đối với việc chinh phục nướcc Yè sau đó. Công việc rất khó khăn. Đá Sicily lả một pháo đải đáng sợ mả một cuộc đổ bộ lả khá phiêu lặu, vả ngoải ra thì không thề ná hưởng được lợi điềm từ yếu tố bất ngờ cá õ Chì có người thậm ngu xuần mới ngờ rằng chúng ta sẽ đổ bộ lên Sicily!õ?, Churchill nói.

    Chính lúc đó Ewen Montagu xen vá . Cựu cố vấn pháp luật của Hoảng Gia, phục vụ trong cơ quan tình báo Anh, Ewen Montagu sẽ thực hiện một trong những phi vụ lừa đá phi thưởng nhất của lịch sừ Đệ Nhị Thế Chiến. Mục tiêu của ông: lảm cho người Đức tin tường rằng một cuộc đổ bộ của Đổng Minh lên Sicily sẽ chì lả một trò nghi binh cho cuộc tấn công sắp đến tại Châu ,u, nỗ lực chính sẽ nhắm vá Hy Lạp. Phương tiện của ông: Một xác chết.

    Từ xác chết khiêm tốn của một công dân Anh lấy đi từ nhả xác với sự đổngàyè vì lòngàyêu nướcc của gia đình người chết, Ewen sáng tạo ra vị anh hủng của ông lả Thiếu tá Martin William. Mặc một bộ quân phục của Thuỷ Quân Lục Chiến thuộc Hải quân Hoảng Gia, những bức thư cần thiết của vị hôn thê vả của cha méÊ nằm trong túi, xác chết của õ Thiếu tá Williamõ? được đặa lên tảu ngầm Seraph. Ngày 30 thông 4 năm 1943, trong đãm tối, chiếc tảu ngầm nổi lên mặt nướcc ngoải khơi bờ biển Tây Ban Nha. Được trang bị một dÂy nịt an toản kiều õ Mae Westõ? giúp nổi trên mặt biển nhiều giờ, xác chết được thả xuống biển. Trướcc đó, người ta đã kiềm tra cho chắc lả chiếc túi đựng tải liệu cột vá thắt lặng của ông õ Thiếu táõ? đã được đóng lại thật kín, nướcc không thấm qua được. Cũng như hạm trưởng chiếc Seraph đã phối kiềm lả chắc chắn ông ta đã nổi lên trong một lặu vực mả dòng hải lặu sẽ đầy xác chết về cảng Huelva, nơi mả chắc chắn có điệp viên Đức đang hoạt động. Dựa vá đưởng dÂy liên lạc rất chặt chẽ kết nối giữa cảnh sát Tây Ban Nha vả mật vụ Đức, Ewe tin chắc rằng các bức thư đề cập đến cuộc đổ bộ sắp đến tại Hy Lạp đựng trong chiếc cặp sẽ được mau léÊ chuyền về Berlin cho Bộ Tổng Tham Mưu Đức. Những gì xảy ra sau đó đã chứng minh kế hoạch đã thảnh công.

    Khi nhận ra mình đã bị lừa, Hitler thấy không còn có lyè do gì đề Rommel quay lại Athenes. Vả chăng, đúng vá hôm Rommel đến Hy Lạp ngày 25 thông 7, một biến cố quan trọng đã xảy ra: Mussolini bị lật đố ông ta bị bắt vả bị thay thế bời Thống chế Badoglio.

    Hitler tin rằng sự ra đi của người bạn Đồng minh trung thành của ông và việc Badoglio lên cầm quyền sẽ làm thay đổi thái độ của Ý đối với ông. Ông còn tin rằng Badoglio sẽ còn buông vũ khí đầu hàng. Sáng ngày 16 tháng 7 khi vừa từ Athenes trở về, đến trình diện, Rommel được Hitler chia sẻ nỗi lo âu. Theo Fuhrer thì không được để mất một ngày nào và phải cấp tốc nắm lấy người Ý. Rommel được bổ nhiệm ngay lập tức vào chức vụ Tư Lệnh Tập đoàn quân B, nghĩa là Tư Lệnh các lực lượng đồn trú trên phần Bắc nước Ý, các đơn vị phía Nam được đặt dưới quyền Thống chế Kesselring.

    Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của Rommel: Chiếm đèo Brenner, chốt khoá thật sự giữa Ý và Đức. Tập đoàn quân B vừa mới được giao cho Rommel thật sự chỉ có tồn tại trên giấy tờ. Hiện tại nó chỉ bao gồm vài đơn vị đóng chung quanh Munich cách đèo Brenner chừng 100 km. Mặc kệ! Trong vòng 24 giờ, Rommel lập nên hình một lực lượng thiết giáp thuần nhất, gom các đơn vị bộ binh đang rải rác trong nhiều doanh trại và gấp rút tiến chiếm ngọn đèo mà không gặp rắc rối gì vào ngày 2 tháng 8.

    Nhiệm vụ đầu tiên thi hành xong, Rommel bắt tay vào việc đưa Tập đoàn quân B? mà Fuhrer vừa trao cho vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Ông đặt Bộ Tham mưu bên bờ hồ Grade và trong nhiều tuần lễ, ông hoàn toàn đắm chìm trong công tác này.
    Lần cập nhật cuối: 02/08/2014
    Pinkolous, anheoinwatergakocanh thích bài này.
  3. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Rất mau lẹ, vị cựu Tư Lệnh Afrika Korps hiểu rằng Hitler không hoàn toàn sai khi nghi ngờ các lãnh đạo mới của Ý. Những điều ông ta nghi ngờ ngày càng trở nên hiện rõ. Khi đi cùng Tướng Jodl đến Bộ tổng Tham Mưu của Badoglio để thảo luận về các lực lượng tăng viện của Đức và cách thức đóng quân của họ trên vùng lãnh thổ phía Bắc nước Ý, Tướng Roatta, tham mưu Trưởng của Badoglio công khai làm mọi thứ thuộc quyền ông ta để cản trở các việc này. Cuộc thảo luận giữa ba người kéo dài và khó khăn. Rốt cuộc vì cạn lý, Roatta chấp nhận sự có một của Tập đoàn quân B tại Bắc Ý, nhưng dứt khoát từ chối việc đưa quân SS, những đơn vị được chính trị hoá này hoàn toàn thất nhân tâm với dân chúng địa phương?, ông ta nói. Rommel và Jodl bực dọc cáo lui và quyết định không đếm xỉa gì đến điều kiện này. Đặc biệt là Jodl, vì rất sợ bị ám sát bởi những tên?Macaronis? ấy nên thuyết phục Rommel duy trì đội hộ vệ riêng, gần như chỉ có độc binh sĩ SS. Lòng tin giữa hai quốc gia Đồng minh trong phe Trục vào cuối tháng 8 năm 1943 này là như vậy.

    Ngày 3 tháng 9 quân Đồng minh đổ bộ lên Ý, sự chần chừ của Badoglio cho đến năm ngày sau là ngày 9 tháng 9, đã lộ rõ là sự đầu hàng. Lúc đó, Rommel phải tước khí giới các đơn vị quân Ý đóng trong khu vực của ông, những đơn vị mà ngày một ngày hai có thể quay lại chống lại ông. Đặc biệt tại Milan nơi có một đội quân trú phòng Ý rất quan trọng, ông đã làm một cuộc tấn công khá ngoạn mục. Giả tạo một cuộc không tập, các đơn vị biệt kích của ông đã đột nhập vào thành phố và khoá chặt tất cả 45.000 binh sĩ Ý khi họ còn đang nấp kỹ dưới hầm trú bom.

    Quyền bính được thiết lập chặt chẽ, từ đó Rommel dành tất cả nỗ lực cho nhiệm vụ chính yếu là tổ chức phòng vệ vùng Bắc Ý. Nhưng, cũng như các nhà lãnh tụ quân sự lớn, ông có một cái nhìn rất xa vào tương lai của chiến trường.

    Khởi đi từ nguyên tắc sơ Đồng là không nên chia thành hai chiến trường Bắc và Nam ở Ý, Rommel thư? cố gắng thuyết phục Hitler thành lập một Bộ Tư Lệnh duy nhất trên bán đảo Ý. Một Bộ Tư Lệnh mà Rommel rất muốn lãnh đạo bởi ông muốn được đối đầu với địch thủ cũ của ông trên sa mạc: Montgomery. Lẩn này trong một tình thế ít bất lợi hơn như ở Bắc Phi. Nhưng cuộc vận động của ông chạm phải sự phản đối của người bạn chí thân là Kesselring, lúc đó ông này đang chịu trách nhiệm phòng thủ phía Nam nước Ý. Trong khi Kesselring tin chắc rằng có thể ngăn chặn cuộc đổ bộ của Đồng minh trên một phòng tuyến thiết lập tại phía Nam thì Rommel lại cho rằng nên rời bỏ phía Nam để thiết lập một phòng tuyến ở phía Bắc, nơi mà địa hình trắc trở thích hợp hơn cho việc phòng thủ. Không ai chịu nhượng bộ một ly, những tuần lễ sắp đến sẽ chứng kiến một cuộc chiến đấu dữ tợn giữa hai người, bằng cách dùng tất cả uy tín cá nhân, các sự quen biết giao tế, để làm áp lực lên OKW chấp nhận quan điểm của mình.

    Song song với cuộc chiến nội bộ này, Rommel còn theo đuổi một cuộc chiến khác cũng tế nhị gần như vậy. Ngay trên phần lãnh thổ thuộc trách nhiệm của ông, nhiều báo cáo về những trường hợp xách nhiêfu của quân SS được gửi về. những báo cáo ấy hoàn toàn đúng sự thật, đôi khi không thương xót, kể lại các trường hợp trộm cấp, cướp phá, giết người vô cớ. Đặc biệt tại Milan, tác phong của bọn SS thuộc trùm Himmler tệ hại đến nỗi Rommel bắt buộc phải thuyên chuyển họ. Trong một bàn cáo trạng kinh khủng, Rommel thiết lập một danh sách dài các sĩ quan SS bị buộc trách nhiệm và gửi cho cấp trên trực tiếp của họ là Tướng Sepp Dietrich. Rommelầyêu cầu ông này cho áp dụng các biện pháp trừng phạt bắt buộc. Báo cáo này bị xếp xó. Rommel phải rời nước Ý và vài tuần sau ông lại phải gặp Dietrich tại Normandie.

    Trong các cuộc tranh chấp giữa Rommel và Kesselring, Rommel và Dietrich , Hitler đã giải quyết bằng cách: Như Rommelầyêu cầu thì sẽ có một Bộ Tư Lệnh duy nhất ở nước Ý, nhưng Bộ Tư Lệnh này được giao cho Kesselring.

    Thất vọng và tức giận, nhưng Rommel tìm được hai điều thoà mãn chót: Thứ nhất là một chuyến du lịch cuối tuần trong một xứ sở nhỏ theo chính thể cộng hoà: San Marino. Thứ nhì, ông được hội kiến với Mussolini cùng vị chỉ huy biệt kích lừng danh vừa giải thoát ông ta là Otto Skorzeny, thế là Thống chế có dịp nói với Mussolini tất cả những gì tốt đẹp nhất mà ông nhận thấy trong tác phong chiến đấu của binh sĩ Ý tại Bắc Phi. những người biết rõ Thống chế sau đó kể lại rằng: Chưa bao giờ họ thấy ông Thống chế giận dữ đến như vậy, và cũng chưa bao giờ họ thấy ông thô tục, kiêu ngạo đến như vậy.

    Ngày 21 tháng 11 năm 1943, Rommel nhận được chỉ thị số 51 của Fuhrer: Ông được giao nhiệm vụ kháo sát Tình trạng bố phòng Bức tường phía Tây , tức là các bờ biển ở vùng chiếm đóng phía Tây. Bên cạnh đó, ông phải soàn thào một kế hoạch đẩy lui một cuộc đổ bộ â khá dìf trong tương lai . Đối với ông, đây là một giai đoạn mới, đó sẽ là giai đoạn cuối cùng. Do đó, Rommel rời khỏi nước Ỳ.

    Chỉ thị số 51 của Fuhrer khá vf́n tf́t: Nghiên cứu Tình trạng phòng thủ của vùng duyên hải được chiếm đóng tại Tây Âu và soàn thào kế hoạch đẩy lui một cuộc đổ bộ có thể xảy ra bốt thần. Một sứ màng vừa rộng ràfi bao quát vừa bốt định không rõ ràng quyền hàn của Rommel với các vị Tư lệnh tại các địa phương ấy. Ta sẽ thấy điều này gây hậu quả nặng nề.

    Trước khi rời khỏi nước Ỳ với bề ngoài chẳng tiếc nuối gì, Rommel thành lập Bộ Tham mưu để giúp ông hoàn thành nhiệm vụ. Trong vòng vài ngày, Ă kịp mới của ông được kết hợp bao gồm một hỗn hợp những cựu sĩ quan của Afrika Korps và các sĩ quan của ông trong chiến trận tại Pháp. Chung quanh Tướng Gause, ông cũng tập hợp Đô đốc Ruge hải quân, Tướng Meise công binh, Tướng Gehrcke truyền tin, Đại tá Queussner không quân cùng các Đại tá Von Tempenhoff, Lattman Staubwasser, Freiberg và Oshausen.

    Được bao bọc bởi nhóm sĩ quan có thẩm quyền này, Rommel bắt tay vào việc. Chạy xe ngày đêm, đôi khi chạm phải các cuộc ném bom, đi qua hàng ngàn km, vị tổng Thanh Tra công cuộc phòng thủ bờ biển chỉ trong vài tuần đã đi giáp một vòng lãnh vực kiểm soát của mình. Một khu vực trải dài từ Thụy Điển cho tới biên giới Pháp-Tây ban Nha.

    Đối với Rommel, mỗi lần thị sát nơi nào là mỗi lần thất vọng. Chẳng bao lâu ông đã biết rằng: Bức tường Đại Tây Dương trứ danh, niềm kiêu hãnh vô bờ của Bộ máy tuyên truyền Đức chỉ là hư danh. Đấy chỉ là một lớp kính mỏng mà quân Đồng minh có thể đập vỡ dễ dàng chẳng khó khăn gì. Vì Rommel biết quả rõ quân Đồng minh. Trong số các chỉ huy quân Đức, còn là Rommel là người duy nhất còn được kinh nghiệm quân sự chạm trán với quân Anh-Mỹ hiện đại. Ông biết giá trị Thật của con người họ và ông cũng biết sức mạnh quân sự không tưởng tượng được của họ. Một sức mạnh mà ông đã từng là nạn nhân tại một nơi khác, vào một lúc khác.

    Đối với đối phương, theo ông, khó khăn nhất là lúc đổ bộ, phải đành chặn họ chậm nhất là ngay lúc họ vừa chạm chân lên bãi biển. Nhưng để tiêu diệt địch quân trên bãi biển thì lại còn cần phải làm sao cho những nơi ấy sẵn sàng chặn đứng những đợt xung phong. Đó không phải là những gì ông thấy được trong thực tế. Trong những ngày cuối cùng của năm 1943 này, Bức tường Đại Tây Dương chỉ là một bức vách mỏng. Rommel có thể quan sát nó cặn kẽ cả hàng ngàn km bờ biển khi ông đi thị sát trong suốt vài tuần lễ. Ông cho rằng tình thế càng nghiêm trọng hơn khi không còn một phòng tuyến thứ hai để khi cần thì có thể mở những đợt phản công. Hitler thì tin chắc vào Bức tường của mình nên không cảm thấy cần thiết một Bức tường-phòng tuyến thứ hai.

    Công cuộc xây dựng Bức tường Đại Tây Dương ấy được giao cho tập đoàn Todt ngay Hôm sau ngày quân Canada thất bại trong Âm mưu toan đánh Dieppe ngày 19 tháng 8 năm 1942. Tập đoàn này ký hợp đồng với Chính phủ Đức và được trả công một cách hậu hỹ, còn độc quyền trong tất cả gọi thầu xây cất pháo đài, boong ke trên toàn Bộ vùng duyên hải. Nhưng thiết kế của họ lại được xây dựng bởi những kỹ sư dân sự, họ từ chối không thèm quan tâm đến ý kiến của các nhà quân sự. Và ngay cả các công nhân cũng là các nhân công bị trưng dùng từ các quốc gia bị chiếm đóng, bởi vậy họ làm việc với một nhịp độ vô cùng chậm chạp kèm vô số vụ phá hoại, đặc biệt trong công việc pha trộn bê tông.

    Trong thực tế, chẳng còn gì tiến triển ổn thoả cả. Không còn một tư tưởng xuyên suốt nào để chỉ đạo tổ chức phòng thủ, điều này dẫn đến thiếu một cố gắng nghiêm chính trong phối hợp. Những viên Tư lệnh địa phương với ít nhiều tự mãn chẳng bao giờ tham khảo những địa phương bên cạnh mình để kết hợp tổ chức phòng thủ còn hệ thống, mỗi người mỗi kiểu. Những bãi mìn không đáng kể, các chướng ngại vật vô tác dụng chỉ mang tình tượng trưng. Họ chú ý đến bề ngoài khiến các công trình mang tính mỹ thuật hơn là chú trọng đến hiện thực chiến trường. Chính lực lượng pháo binh cũng hoàn toàn kém cỏi. Các dàn đại pháo khổng lồ 406mm, 380mm, 305mm và 280mm được tập trung vào vùng Pas De Calais, Boulogne, Sangatte và mũi Gris-Nez. Còn phần duyên hải còn lại, ngoài trừ dàn pháo 210mm tại Saint Marcrouf gần Cherbourg thì chỉ được bảo vệ bởi các khẩu pháo quá nhỏ để chống lại một cuộc đổ bộ hải quân. Ngoài ra, vũ khí lại quá nhiều loại khác nhau: Bên cạnh các khẩu 75mm và 150mm của Đức, còn có cả những khẩu pháo của Liên Xô 122mm, 76mm, rồi những khẩu 155mm của Pháp, rồi cả những pháo tháp gỡ ra từ chiến xa Renault, thậm chỉ còn cả những khẩu pháo 77mm của của Đức được chế tạo từ những năm 1903. Ai cũng biết tình trạng hỗn tạp ấy kéo theo vô số khó khăn cho việc tiếp tế hậu cần. Đến mức các pháo thủ không thể huấn luyện bắn đạn thật trên các khẩu pháo Liên Xô vì sợ kho đạn sẽ thiếu hụt đi. Sau cùng, đa số các dàn pháo ấy, vì thiếu thép nên được đặt dưới một vòm che chở bằng bê tông cố định khiến cho góc tác xạ của chúng bị giảm thiểu đáng kể. Còn độ chính xác khi tác xạ thì cũng rất khó đạt được mức độ cao do thiếu dùng cụ điều chính cần thiết cho các mục tiêu di động như tàu bè địch.

    Những đơn vị chịu trách nhiệm phòng vệ vùng duyên hải cũng không xuất sắc gì hơn, Rommel nhận xét một cách cay đắng. Tất cả những đơn vị ưu tú thì đã được gửi qua mặt trận phía Đông. Phần đông các đơn vị tại duyên hải là những quân nhân cải tạo, lính già, thương tật, lính ngoại quốc không đáng cậy. Vào cuối năm 1943 này, người ta đếm được 23 Tiểu đoàn người Liên Xô chỉ trên mặt trận Normandie. Sư đoàn 271 Bộ binh đóng trong vùng Villers Bocage thì đủ thứ sắc dân: Cô dắc, Armenia, Ossete, Gruzia, Ingous, Kalmouks, Uzbeck, Tatar, Tchouvatche, Morduine, Kara_kalpaks ..

    Tập đoàn quân VII (đơn vị sau này hứng chịu cuộc đổ bộ ngày 6 tháng 6) được trang bị 92 kiểu vũ khí khác nhau và 252 loại đạn trong đó còn 47 loại không còn được sản xuất nữa. Riêng phần Lữ đoàn 6 Dù thì tuổi trung bình của binh sĩ là 17, trong bãi đậu xe của lữ đoàn này còn 70 xe vận tải thì thuộc 50 kiểu dàng khác nhau.
    thanhVNW, Pinkolousanheoinwater thích bài này.
  4. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Trước khi thi hành các biện pháp cần thiết để cải thiện lại tình thế khá nguy hiểm trên, Rommel lập một bản báo cáo cho Hitler, không đi sâu vào chi tiết, ông tập trung vào vài biện pháp mà ông cho là phải thi hành để đem lại tính vững chắc cho Bức tường Đại Tây Dương:

    Nếu ta chú ý đến ưu thế quân số, vũ khí của các lực lượng địch, về công tác huấn luyện tích cực của họ, và về ưu thế tuyệt đối về mặt không quân của họ, tôi rất nghi ngờ việc chúng ta có thể đạt được chiến thắng trong một trận đánh trên đất liền. Do vậy, tôi cho là chúng ta phải tính bằng mọi cách để chống cuộc đổ bộ của địch ngay trên bãi biển và tung các trận đánh tại miền duyên hải ít nhiều được cùng cố tuỳ theo khu vực. Điều này cần thiết một vùng có các lô cốt, h m hào và được rài mìn trài rộng từ tám đến chín km sâu vào đất liền, được phòng vệ vừa về phía biển vừa về phía nội địa.

    Các bãi mìn được tăng cường bằng các hệ thống kẽm gai như hiện có chỉ là các chướng ngại vật tầm thường, người ta có thể mở ra nhiều hàng lang tiến qua chỉ trong một thời gian ngắn. Theo quan niệm của tôi, cần rất nhiều bãi mìn, mỗi bãi sâu và rộng nhiều km, được thiết lập trên một khoảng đất 10 km từ bờ biển trở vô đất liền. Các sư đoàn nằm trong khu vực duyên hải có nhiệm vụ: Trước hết bảo vệ bờ biển chống cuộc đổ bộ của địch. Tiếp theo bảo vệ nội địa trên một chiều sâu từ 8 đến 9 km chống lại các cuộc hành quân nhảy dù của địch. Hơn nữa, nếu địch quân thả quân dù của họ vào trong các bãi mìn thì việc tiêu diệt họ sẽ tương đối dễ dàng??? Số lượng súng chống tăng và đại liên bắn nhanh trong các vị trí tiền phương vẫn còn hạn chế nhiều. Mục tiêu chính của chúng ta là tiêu diệt dịch trước khi họ đổ bộ hoặc ít ra là lúc họ vừa đặt chân lên bờ, nên sức phòng thủ của các khu vực tiền phương phải được tăng cường thật nhiều so với tình trạng hiện nay. Nhiệm vụ của quân phòng vệ sẽ dễ dàng hơn khi các con tàu đổ bộ của địch vẫn còn trên một biển. Ngược lại, một khi chúng đã Cập vào bờ, đổ bộ được người và vũ khí, sức mạnh chiến đấu của địch sẽ gia tăng gấp bội theo một thừa số X. Quả thật trận đánh trên bãi biển sẽ chỉ kéo dài vài giờ, nếu chúng ta còn tin vào kinh nghiệm, thì sự can thiệp nhanh chóng của các lực lượng từ phía sau đến mới là quyết định.

    Bản phúc trình dài này đã không được đón chào vui vẻ tại Bộ tổng Tham Mưu Đức . Thật vậy, trong lúc mọi người đang rất khoái trá với Bức tường Đại Tây Dương phi thường thì Rommel lại cứ lôi ra hết khuyết điểm này đến thiếu sót khác.

    Bản phúc trình này còn đặt ra một vấn để quá rõ ràng, vấn để định nghĩa một chiến lược xuyên suốt rõ ràng và vấn để thống nhất chỉ huy. Nhưng nó mãi mãi không được chú ý đến. Như thường lệ, Hitler không giải quyết rốt ráo và tự bằng lòng bằng cách bổ nhiệm Rommel chịu trách nhiệm Tập đoàn quân B vào ngày 15 tháng Giêng 1944, dưới quyền trực tiếp của Von Rundstedt, tổng Tư Lệnh mặt trận miền Tây.

    Quyết định này chỉ gia tăng uy thế cho Rommel chứ không ban cấp thêm quyền hạn thực sự. Bị đặt dưới quyền chỉ huy của ông già Rundstedt với quan điểm chiến lươc khác biệt, Rommel không có một quyền hạn nào đối với hải quân, không quân và nhất là các đơn vị thiết giáp nằm trong khu vực của chính ông, một khu vực trải dài từ Hoà Lan đến cửa sông Loire.

    Thói quen cố hữu của Hitler luôn luôn hạn chế quyền lực của thuộc cấp lại được áp dụng một lần nữa, nó làm cho nhiệm vụ của Rommel thêm rắc rối. Nhưng dù gì đi nữa, ông phải cấp tốc làm việc.

    Phải làm cho Bức tường Đại Tây Dương trở thành một thực tế. Bức tường mà theo Von Rundstedt nói: Không có gì phía trước, không có gì phía sau, chỉ là một bức màn mỏng. Không thể để mất một phút và kề từ đó, mỗi ngày mỗi giờ đều đáng giá với Rommel.

    Đối với Rommel, mục tiêu chính là kềm chặt đối phương trên bãi đổ bộ. Do đó, điều quan trọng là phải tổ chức các hệ thống phòng thủ bãi biển phù hợp với mục tiêu ấy. Để làm như thế phải xây dựng dựa trên 4 yếu tố địa hình:

    -Biển.

    -Bãi biển.

    -Duyên hải.

    -Hậu phương.

    Về một biển, tuyến phòng thủ thiên nhiên đầu tiên, Rommel cho thiết lập rất nhanh một hệ thống dọc theo khu vực bờ biển thuộc trách nhiệm của ông, việc này ông được sự hỗ trợ đắc lực từ phụ tá hải quân của ông, Đô đốc Ruge.

    Hệ thống này là bốn lớp rào chặn:

    -Một rào chặn được thiết lập dưới hai mét khi thuỷ triều bình thường.

    -Một rào chặn dưới hai mét khi thuỷ triều cao trong những ngày nước lớn.

    -Một rào chặn dưới hai mét khi thuỷ triều xuống.

    -Một rào chặn dưới bốn mét khi thuỷ triều xuống.

    Chính trong nước biển, là nơi ta phải chặn địch quân, Không những để c m chân họ mà còn để tiêu diệt các phương tiện đổ bộ khi họ còn ở trên một nước. Rommel viết.

    Chướng ngại vật sơ đẳng nhất có thể giúp thực hiện mục tiêu này tất nhiên là bãi mìn. Vị cựu Tư Lệnh Afrika Korps hãy còn nhớ Gazala trong sa mạc Lybie nơi quân Anh dựng lên một rào chặn vĩ đại khó tưởng tượng được: 1 triệu quả mìn để bảo vệ 80 km vuông. Đó là điều đã được làm ở Phi Châu, Rommel định làm y như vậy dọc theo các bờ biển mà ông phải phòng thủ.

    Hoàn toàn biết rõ rằng khi địch tấn công thì ông sẽ không thể hy vọng vào hải quân lẫn không quân, vị Tư Lệnh Quân đoàn B tin rằng chỉ còn những bãi mìn dày đặc nới có thể bù đắp những thiếu sót ấy, để cản trở hay thậm chí chặn đứng đoàn tàu đổ bộ của Đồng minh.

    Suốt các tuần lễ, các tháng kế tiếp sau đó, mìn trở thành thứ ám ảnh thật sự đối với Rommel. ông cho rằng để lập ra một hàng rào thật sự không thể vượt qua được thì phải cải 10 quả trên mỗi mét, tổng cộng gần 20 triệu quả mìn. Từ đó một vấn để kép được đặt ra: Tìm đâu cho ra đủ số mìn và lấy người đâu ra để đặt hết số mìn đó?

    Sản xuất của Đức rõ rệt là không đủ nên để thoà mãn nhu cầu kinh khủng đó thì Rommel phải vơ vét khắp nơi. Trong một chỉ thị gửi tất cả các đơn vị đồn trú trên đất Pháp, ông yêu cầu các Trưởng đơn vị phải thống kê gửi gấp bàng kê khai số mìn dự trữ của họ. Có vẻ như các đơn vị cũng không giàu có gì thứ này nhưng Rommel cũng hài lòng đôi chút với số lượng ông xin xỏ được từ họ. Ám ảnh về mìn nơi ông mạnh đến nỗi khi cùng Đô đốc Ruge ngắm nhìn chiếc độc bình cổ thành Sevres, ông buột miệng nhận xét: Loại đồ gốm này sẽ là một chất cách điện tuyệt diệu.

    Ngày 4 tháng Giêng, sự quyết tâm của Rommel được bù đắp. Một sĩ quan trong Bộ Tham mưu của ông đã khám phá ra một kho dự trữ thuốc nổ của Pháp có thể dùng đủ để chế tạo 11 triệu quả mìn. Cần gấp rút sản xuất ngay và đặt số mìn đó càng nhanh càng tốt. Nhưng tình hình không được như thế, mười lăm ngày trước cuộc đổ bộ của quân Đồng minh, ngày 20 tháng 5 -1944, chỉ có 4.193.167 quả mìn được gài trên bờ biển.
    thanhVNWanheoinwater thích bài này.
  5. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Còn hai phương án chính để chống đổ bộ gây tranh cãi trong nội Bộ tướng lĩnh Đức. Một là tập trung mọi nguổn lực chặn đứng địch ngay trên bãi biển. Hai là tập trung các lực lượng cơ động ở phía sau để bảo toàn trước không quân và pháo hàm đối phương, rồi nhanh chóng cơ động đến vị trí địch đổ bộ tiêu diệt chúng trước khi chúng có thể tào đầu cầu vững chắc. Hitler rõ ràng đã chọn cách thứ nhất.

    Cho đến ngày nay người ta vẫn còn tranh cãi liệu trong tình thế như trên thì cách nào phù hợp hơn? Đa phần đầu bảo là Hitler sai bèt nhưng đó là giọng điệu phản xét khi người ta đã thua trận, khi chuyện đã rồi. Theo tôi, Hitler không còn sự lựa chọn nào khác.

    Quay về việc chống đổ bộ ở Bức tường Đại Tây Dương. Theo Heo thì Hitler sai ở chiến thuật vì tập trung phần lớn nguổn lực ở một vị trí quá công khaì trong khi đối phương áp đảo về cả hoà lực pháo binh lẫn không quân. Dùng từ công khaì có nghĩa mình muốn nói vị trí trống trài của địa hình bờ biển là một, và đó là một vị trí mà dĩ nhiên-chắc chắn đối phương sẽ bắn phá không thương tiếc trước khi tiến hành đổ quân là hai.

    Hơn nữa, bố trí các đơn vị vào thế phòng thủ càng chắc chắn bao nhiêu thì lại gặp phải vấn để ngược lại là sẽ càng thiếu tính cơ động bấy nhiêu. Nghệ thuật chiến tranh có một phần rất quan trọng là tập trung số lượng quân. Quân của Hitler theo chiến thuật này thì phải dàn trài ra khắp hàng ngàn km bờ biển và tính cơ động cực kỳ kém. Trong khi đối phương được phép lựa chọn chiến trường để tập trung sức mạnh thì các lực lượng của Hitler đang dàn trài tỏ ra quá thiếu tính tập trung và tính cơ động để kéo quân từ các vị trí khác về hỗ trợ các điểm bị tấn công đổ bộ. Nên khi quân Đồng minh bất chấp thương vong vượt qua được tuyến phòng thủ bờ biển ở vài vị trí và lập được đầu cầu đổ bộ thì không có lực lượng Đức nào đủ mạnh để phá vỡ đầu cầu đó, họ đang tàn mát khắp nơi.

    Nhưng xét về phương diện chiến lược, như ý Heo đã nói ở bài trước, Hitler không có sự lựa chọn nào khác . Mặt trận quyết định sự sống còn của Đức Quốc Xã hiền nhiên là mặt trận phía Đông. Phía Đông quân Đức không có một Bức tường biển cả ngăn cách bảo bọc như phía Tây, còn quân Liên Xô thì cứ lớn mạnh lên từng ngày một. Cứ mỗi ngày trôi qua mà không dứt điểm được thì cơ hội chiến thắng càng mỏng manh hơn. Trong tình hình đó, Hitler bắt buộc phải đánh một canh bạc: Tất cả đơn vị tinh nhuệ và mạnh nhất đều phải đồ về phía Đông để hy vọng một chiến thắng dứt điểm. ở Bức tường phía Tây chỉ còn lại những đơn vị vừa thiếu thốn vừa yếu kém. Lính già, lính nhãi ranh, lính thuộc địà Với lực lượng như vậy thì hy vọng duy nhất của Hitler là chặn đứng quân Đồng minh ngay bãi biển, ông ta không có đủ các đơn vị đủ lớn và đủ tính cơ động để có thể tập trung tiêu diệt các đầu cầu đổ bộ của quân Đồng minh một khi chúng đã được thiết lập.

    Trận chiến ở Bắc Phi là một minh chứng cho khả năng bổ sung vô tận của Đồng minh. Không thể cho phép họ lên bờ, một khi họ đã có một đấu đầu cầu thì dòng suối người và phương tiện sẽ tuôn vào, quân Đức sẽ không thể nào đầy họ xuống biển nữa. Rommel trài qua kinh nghiệm đau thương ở Bắc Phi nên hơn ai hết ông hiều rõ điều đó, khi ông đạt được hết chiến thắng này đến chiến thắng khác nhưng cuối cùng càng giết chóc thì kẻ địch càng đông thêm.

    Nói tóm lại, Hitler, đứng ở góc độ tổng Tư Lệnh toàn bộ các mặt trận, ông ta khó có thể lựa chọn phương án nào khác.

    Quay về trường hợp Iwo Jima. Iwo Jima với chiến thuật phòng thủ bề sâu, kéo lính Mỹ vào trong rừng rậm, núi non để tranh tại với lính Nhật vốn thiện chiến hơn trên những địa hình đó đã tỏ ra khá thành công. Nhưng đó chỉ là thành công chiến thuật, chứ vẫn là thất bại chiến lược, vì cuối cùng Iwo Jima cũng thất thủ. Nên nó chỉ mang ý nghĩa là tiêu diệt được lính Mỹ càng nhiều càng tốt trước khì thua. Một khi lính Mỹ đã đồ được lên bờ đảo nào thì trước sau gì Nhật cũng mất đảo đó. Iwo Jima cũng vậy. Đó là lý do mà Hitler không thể áp dụng lối phòng thủ như Iwo Jima được. Hitler chỉ có một hòn đảo duy nhất: Châu Âu.

    Chưa bao giờ mà các bãi mìn được thiết lập một cách đa dạng đến như vậy. Trên một biển cách bờ khoảng 500m là thuỷ lôi không thể bị phát hiện bằng các máy dò từ tính, chúng có lớp vo? bằng gỗ, bằng bakelite, bằng gốm, bằng thuỷ tinh? Người ta cũng đặt một số mìn nhảy mà hiệu quả của nó mang tính trình diễn hơn là hữu ích. Đó là một loại mìn chìm nổ hai lần: sự va chạm dẫn đến mìn nổ nhỏ khiến quả mìn nhảy lên cao một mét rồi mới nổ thật sự, sức nổ của nó có hiệu quả trong vòng 50 mét.

    Ngay dưới một biển khi thuỷ triều xuống là mìn casse noix Đó là một hệ thống quỷ quyệt bao gồm một chậu bằng xi măng đặt trên đầu một cây cử cắm trên một bệ chứa 50kg chất nổ. Khi bị một xuổng đổ bộ chạm phải, cái chậu sẽ như làm như đòn bẩy và làm nổ tung chất nổ. Còn trong vùng nước cạn sát bãi biển thì người ta cắm vô số xà cử, trên mỗi cử họ gắn mìn chống chiến xa.

    Sau cùng trên bãi cát là những hệ thống mìn chống tăng, chống bộ binh chờ đợi những kẻ xâm chiếm. Bãi biển được giông thành luồng bởi một hệ thống kẽm gai bao phù cát và đặt lẫn với mìn.

    Nhưng hệ thống này còn thiếu một loại mìn. Tiếc thay đó là loại mìn đáng sợ nhất, hữu hiệu nhất và không thể dò tìm. Đó là mìn con so? Trong những tháng đầu tiên của năm 1944 này, chỉ có người Đức là có loại mìn này,

    Vậy mà chính một sĩ quan Hải quân Hoàng Gia Anh, Thiếu tá Fett là người đầu tiên có ý tưởng về mìn con so? từ trước chiến tranh. Trong khi quan sát xoay trở của một chiếc tàu trên mô hình một con kênh, Fett chú ý rằng sống mũi tàu tạo ra một sự thay đổi áp suất dưới bụng tàu. Fett đặt câu hỏi với Bộ Tư Lệnh Hải quân: Tại sao chúng ta không sử dụng hiện tượng này để làm ra cơ chế kích nổ cho mìn đặt dưới đáy biển? Ý kiến này không gây được chút hứng thú nào cho những người có trách nhiệm của Hải quân Anh.

    Vài năm sau, luôn bị ám ảnh bởi các thứ vũ khí bí mật, Hitler yêu cầu Không quân và Hải quân mỗi bên nghiên cứu về một kiều mìn con so Không quân hoàn thành một con so? âm hưởng? dựa vào sự giảm áp lực và làn sóng âm thanh. Còn Hải quân thì để nghị một con so? từ tính?, nó sẽ phát nổ do sự thay đổi áp suất nước biển hay do từ trường của chiếc tàu đi ngang qua nó. Kiểu sau được chọn và bắt đầu sản xuất từ 1943. một kho dự trữ 6.000 quả như vậy đã được thiết lập: 2.000 quả được gửi sang Đan Mạch, 2.000 qua Thuỵ Điền và 2.000 qua Pháp. Nhưng khổ nỗi là thứ vũ khí lợi hại đó thay vì được triển khai ra ngay các vùng bờ biển thì Hitler lại ra lệnh rằng chúng chỉ được đem ra đặt khi nào có lệnh của chính ông ta.

    Tháng 5 năm 1944, vì sợ bí mật vũ khí? của mình có thể rơi vào tay gián điệp địch, Fuhrer lại ra lệnh đem tất cả chúng trở về Đức. Thật mỉa mai, chúng được đem lên xe chở về Magdebourg-Đức hai ngày trước cuộc đổ bộ của Đồng minh. Dĩ nhiên là việc mang chúng trở lại là đã quá chậm. Sau này, vào tháng 7, chúng bắt đầu được đem vào sử dụng để chống lại các con tàu đang ngày đêm đổ quân vào đầu cầu Normandie. Quân Đồng minh biết có loại mìn đáng sợ đó nhưng không thể dò tìm được, họ đành phải ra lệnh cho các con tàu của họ chạy thật chậm để giảm tối đa áp lực tác động xuống đáy biển.

    Mặc dù rất hữu hiệu trước một lực lượng hải quân đổ bộ, nhưng mìn không thể là thứ chính yếu tạo nên hệ thống phòng thủ của Rommel. Đấy chỉ là hàng rào đầu tiên, một tuyến đầu trài rộng từ một biển đến bờ biển. Điều quan trọng là không để địch quân đặt chân lên bờ biển, để thực hiện việc này, Rommel và các cộng sự đã xây dựng một hệ thống rào chặn liên tiếp có thể Không những không cho mọi loại tàu đổ bộ đến gần mà còn làm cho các đơn vị bộ binh và chiến xa, nếu đã vượt qua hàng rào mìn kinh khủng thì cũng không tiến lên được.

    Nền tàng của tuyến thứ nhì nay được tạo ra bởi hai chướng ngại vật cơ bàn: Cánh cửa Bỉ và con nhím Tiệp Khốc Cánh cửa Bị là cánh cửa khổng lồ đủ cứng để chặn phốc lại một con tàu đổ bộ đang chạy hết tốc lực, nó là một tấm kim loại cao ba mét đặt trên một cái đế bằng bê tông hình chữ nhật cạnh ngắn 3 mét cạnh dài 4 mét. Riêng về con nhím Tiệp Khốc?, nó là một chướng ngại vật chống chiến xa cực kỳ hữu hiệu, bao gồm 3 thanh thép cất ra từ đường ray xe lửa, mỗi thanh dài một mét và bốt chéo nhau ở giữa bằng vít, nó tạo ra một hàng rào gần như không thể vượt qua được bởi chiến xa.

    Bên cạnh hai chướng ngại vật trên, Rommel còn cho thiết lập tuỳ theo các vùng, khi là các trụ bê tông vuông (bẫy rông rổng), khi là các mạng lưới kẽm gai với mìn, khi là các rào chặn kiều Cointet. Hàng rào Cointet được đặt tên theo người phát mình ra nó là một sĩ quan Pháp, nó là một hàng rào lưới sốc bén hai mét vuông, mỗi khối đặt trên một đế bê tông hình tam giác, được mang đến từ phòng tuyến Maginot.

    Về tuyến phòng thủ thứ ba, Rommel lại không có th m quyền gì nhiều. Đó là một hệ thống mênh mông gồm các h m ẩn trú và lô cốt do tập đoàn Todt xây dựng mà thường không đếm xìa gì đến các thông số quân sự sơ Đồng. Bê tông được chở nhỏ giọt từ Đức đến, nên Rommel chỉ có thể khốc phục một số lỗi quá lộ liêfu của hệ thống này.

    Ví dụ như, tình cờ trong một cuộc thanh sát vùng duyên hải, Rommel ghi nhận một pháo tháp bê tông chứa pháo hạng nặng được xây dựng mà không tính đến khoảng giật lùi của khẩu pháo mỗi khi bắn, pháo tháp kia thì lại được xây trên một vùng đất quá mềm sẽ sụp đồ ngay khi có cơn mưa đầu tiên, pháo tháp nọ lại xây cửa nòng quá thấp khiến khẩu pháo bên trong không thể nâng hết giác độ tác xạ của nòng pháo. Một ví dụ nữa: Tại Bretagne, trong số 170 khẩu pháo ở đó thì 157 không có hầm bê tông bảo vệ. Còn tại Saint Malo, bốn giàn pháo khổng lồ 190mm hoàn toàn không được bảo vệ gì cả.

    Mỗi một thiếu sót trên đều được Rommel ghi nhận trong các bàn mệnh lệnh, trong đó ông chỉ rõ ra các thiếu sót, các thay đổi cần thực hiện, xác định các điều kiện khu vực để điều hướng hệ thống phòng thủ khu vực đó. Vài ngày sau, có khi là vài tuần sau, Rommel bất thẩn quay trở lại các khu vực đó để kiềm tra xem họ có làm đúng những chỉ thị của ông hay không?

    Song song với các hoạt động nhằm tổ chức lại Bức tường Đại Tây Dương, Rommel bắt tay vào việc xây cất chín pháo đài chung quanh các hải cảng chính thuộc khu vực trách nhiệm của ông. Các hải cảng lớn luôn là mục tiêu ưu tiên của địch quân vì chúng sẽ cho phép quân họ đổ quân, chiến xa và tiếp liệu nhanh chóng. Vậy cần làm cho chúng không thể xâm nhập vào được. Nhiều pháo t m xa của Hải quân được bố trí, nhiều lô cốt tuyệt đối chắc chắn được xây cất, và trong mỗi pháo đài như vậy đều có cả một thành phố ng m được xây dựng sâu vài chục mét, đó là nơi trú ngụ của đơn vị trú phòng, nơi đặt Bộ Tham mưu, nơi lưu trữ đạn dược, tiếp liệu, bệnh xá

    Việc chỉ huy các pháo đài đó được giao cho các sĩ quan hải quân. Ngay khi nhậm chức chỉ huy pháo đài, họ phải thể: Lời thể gìn giữ và bảo vệ pháo đài đặt dưới quyền chỉ huy của tôi cho đến hơi thở cuối cùng của cả chính tôi và của người binh sĩ sau cùng mà tôi chỉ huy.

    Tuyến phóng thủ thứ 4 và là tuyến cuối cùng mà Rommel muốn thiết lập chạy sâu vào trong nội địa trung bình 10 km. Mục tiêu là vừa kềm chặt các đơn vị địch có thể vượt qua được các rào chặn trước đồng thời vô hiệu hoá các kế hoạch thả quân dù xuống phía sau phóng tuyến của đối phương.

    Trong một vài vùng như Hà Lan và Normandie, phòng tuyến này sẽ được trải ra chung quanh các rào chặn thiên nhiên là đầm lầy và rừng thấp. Thật vậy, vào tháng 4 năm 1944, Rommel đã ra lệnh cho tháo nước gây ngập chừng 10.000 héc ta ở Hà Lan, tại Normaindie, đặc biệt là Contentin, nhiều vùng tiếp cận với bờ biển đều bị cho ngập nước.

    Để phóng ngừa một cuộc đổ bộ bằng lính dù, Bộ Tư Lệnh Cụm tập đoàn quân B đã chuẩn bị sẵn cho hậu phương sao cho có thể gây tối đa thiệt hại đến đối phương ngay cả trước khi họ chạm đất. Chướng ngại vật lạ lùng nhất lại do chính ông Thống chế nghĩ ra nên nó mang tên Mông Rommel?, nó chính là thứ gây thiệt hại nhiều nhất cho địch quân trong ngày đổ bộ. Đó chẳng qua là các cây cọc thép nhọn cao chừng 3,5 mét chôn chặt dưới đất và nối liền với nhau trên đỉnh bằng một màn lưới kẽm gai, cách một khoảng lại cải một quả mìn. Ngày 13 tháng 5, không đầy một tháng trước cuộc đổ bộ, chừng 517.000 chướng ngại vật và các đọt mông? được thiết lập. Rommel muốn tông gấp đôi con số này lên, nhưng đã quá trễ.
    anheoinwater thích bài này.
  6. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Rommel cùng Bộ Tham mưu của ông ra đủ thứ sáng kiến, vô số loại chướng ngại vật, cạm bẫy, đủ thứ giết người khác. Về phía Etretat, ông ta phân phát những quả đạn pháo đã gắn sẵn ngo?i nổ trên các cao điểm, khi cần chỉ việc thà xuống đầu địch. Khắp nơi đều được trang bị các khẩu súng phun lửa khổng lồ gồm các ống thép nối với bổn xăng. Chỉ cần mở một cái van nhỏ là có thể đốt cháy cả một khu vực.

    Rommel hoàn toàn ý thức được rằng không phải vài ngày hay vài tuần mà Bức tường Đại Tây Dương có thể trở thành một thực thể thống nhất. Ngoài vô số các vấn để thuộc loại tiếp vận (mìn, vũ khí, đạn dược, bê tông), lại có thêm một vấn để khác còn đáng lo hơn nữa: nhân công.

    Trong những tháng đầu tiên của năm 1944 này, Rommel có hai loại nhân công: Nhân viên Đức, các đơn vị công binh, binh sĩ và các công nhân ngoại quốc. Mọi chuyện xảy ra ở đây cho thấy Bộ tổng Tham Mưu Đức quyết định dứt khoát rằng Bức tường Đại Tây Dương chỉ là khu vực thứ yếu: Các đơn vị ưu tú nhất được gửi qua Nga. Các đơn vị được đặt dưới quyền của Rommel, không kể các đơn vị ngoại quốc, là một đám hỗn tạp bao gồm bọn con ông cháu cha được gửi đến các vùng bình yên ở Normandie, cựu lính thương tật của Afrika Korps hay của mặt trận Nga, những lính quá nhỏ tuổi hoặc đã quá già.

    Một cách khác, vị tướng chỉ huy khu vực Contentin nhận xét: Binh sĩ đã không làm hết sức mình trong công cuộc xây dựng phóng thủ. Tính cấp bách của thời sự không làm họ quan tâm.

    Báo cáo này chỉ xác nhận những điều mà qua các cuộc thanh tra hàng ngày Rommel đã biết trước. Nhưng có thể làm gì được? Cao lắm là chỉ có thể hối thúc xây dựng pháo tháp này, đặt chướng ngại vật kia. Trả lời một viên chỉ huy phản nàn thiếu nhân công, ông gắt gỏng: Ông tự mà xoay xở lấy. Đối với những đơn vị tỏ ra không hứng thú lắm trong việc đặt những bãi mìn, ông ra lệnh: Gia tăng gấp đôi nhịp độ! Một lính công binh mà chỉ đặt có 10 quả mìn một ngày là điều bất thường. Từ nay anh ta phải đặt gấp đôi.

    Khi nhìn thấy nông suất của những người bản quốc? mà còn như thế, ta có thể tưởng tượng dễ dàng nông suất của đám nhân công ngoại quốc, đám này một phần là những người tình nguyện tuyển mộ trong các nước Châu Âu bị chiếm đóng, một phần là tù binh chiến tranh và một phần là nhân công địa phương.

    những công nhân ngoại quốc này gây ra cho Rommel đủ điều âu lo. Dù là rất tệ nhưng không thể không có họ. Thế mà rõ ràng là nếu người ta không rút hết thì cũng cố làm giảm dần số nhân công này của Rommel. Trong tháng Giêng, Rommel bắt buộc phải làm một bản phúc trình dài cho Berlin để phản đối quyết định gửi qua Đức một triệu công nhân chí nguyện Pháp? (trong thực tế họ là lao công cưỡng bách). Và trong mùa xuân 1944, đúng vào lúc ông Thống chế cần nhiều nhân công nhất để thực hiện việc canh tân Bức tường Đại Tây Dương, ông cũng không ngăn được sự ra đi của gần 50.000 nhân công ngoại quốc bị chở khẩn cấp về vùng La Ruhr để trám khoảng hở kinh khủng do các ném bom của Đồng minh gây nên.

    Đám nhân công ngoại quốc này biểu hiện cho tất cả những thứ bất tiện: Ngoài một nông suất quá yếu còn thêm vào những mối đe doạ phá hoại, và trầm trọng hơn nữa là nguy cơ gián điệp. Tất cả những điều đó Rommel điều biết.

    Nhưng điều ông không biết là, nhờ sự táo bạo không tưởng tượng được của một thợ sơn tại Normandie mà Đồng minh đã có được trong tay một bản đồ chi tiết, chỉ dẫn rất trung thực từng chi tiết nhỏ, từng địa điểm của từng vị trí bố phóng Đức được xây dựng trên vùng duyên hải giữa Cherbourg và Honfleur. Điều mà Rommel cũng không biết nữa là hàng ngày hay gần như thế, nhiều bản báo cáo cực kỳ chính xác được gửi về London cùng các bản đồ, sơ đồ liên quan đến các thay đổi bố trí mà ông Thống chế cho thực hiện kể từ khi ông đến nhậm chức.

    Tất cả được bắt đầu vào sáng ngày 7 tháng 5 năm 1942. Gần như tình cờ đi ngang qua toà thị chính Caen, Rene Duchez, thợ quét vôi, một công dân Pháp đọc một bích chương trong đó nói rằng tập đoàn Todt (công ty được Berlin giao cho xây cất Bức tường Đại Tây Dương) bố cáo gọi thầu thực hiện công tác sơn quét các trụ sở làm việc của tập đoàn trên đường Geole. Không cần biết tại sao, Duchez không ngần ngại một giây để chạy đến ngay trụ sở của người Đức trên một chiếc Peugeut cũ kỹ. Có một điều gì đó nói với ông rằng chuyến đi này sẽ không hoàn toàn vô ích và ít nhất ông có thể thu lượm được vài tin tức. Duchez là thành viên của tổ chức kháng chiến Centurie.

    Được đưa vào gặp một trong các viên chức lãnh đạo của tập đoàn Todt, ông thợ sơn xin nhận tham gia và để nghị một cái giá cực thấp để bảo đảm cho ông thắng thầu. Một cuộc thảo luận về kỹ thuật đã diễn ra giữa hai người, nó thường bị ngắt quãng bởi các tiếng chuông điện thoại hay bởi các nhân viên đi vào đi ra trình giấy tờ cần ký hoặc các Tài liệu khác.

    Chính một trong các Tài liệu đó lôi cuốn sự chú ý của Duchez. Đó là một sơ đồ khá đồ sộ xếp gấp như đàn phong cầm, nằm ngay kia, cách ông chỉ vài phân, trên bàn giấy của vị lãnh đạo. nhưng Duchez không thể nào đọc được, với lại ông không biết một chữ tiếng Đức nào cả. Lợi dụng một lúc vắng mặt ngắn ngủi của người đối thoại, ông đứng dậy, xoay tấm sơ đồ lại và mở trang xếp đầu tiên: Đó là một tấm bản đồ tỷ lệ 1:50.000 các công dự phóng thủ Đức từ Cherbourg đến Honfleur, một Tài liệu mà về sau ông đo được dài 3 mét 70 cm, Duchez để tấm bản đồ trở lại như cũ và chờ người Đức trở lại tiếp tục cuộc thảo luận. Như đã tính trước, ông ta đã trúng thầu. Đây là một công tác gấp gáp và chỉ thị bắt ông ta phải bắt đầu công việc ngay vào thứ hai sắp đến. Trước khi giải quyết xong một vài vấn để kỹ thuật thì cuộc trao đồi lại bị gián đoạn một lần nữa vì người Đức có việc đi ra ngoài. Duchez chồm dậy vồ lấy tập Tài liệu và giấu nó đằng sau một bức tranh treo tường trong căn phòng.

    Ngày thứ hai đã đến, ông đến để ký kết hợp đồng như đã hẹn thì viên chức Đức lần trước làm việc với ông đã bị thuyên chuyển đột ngột. Tuy nhiên, Duchez không lo âu gì. Ngay chiều đó, xấp bản đồ quý báu được giấu dưới áo vest xanh dày cộm theo ông rời cơ quan Todt một cách bình thản. Chắc chắn là lo sợ sự trừng phạt dữ dội của Berlin, các cấp lãnh đạo của Todt đã không bao giờ báo cáo vụ mất bản đồ, họ ỉm luôn nội vụ.

    Đại tá Remy, chỉ huy mạng lưới tình báo Notre Dame đã mang tấm bản đồ quý báu sang London. Từ đó, không có một ngày nào hay đêm nào mà London không nhận được tin tức, bản phác hoạ, hình vẽ, đồ bản hay báo cáo chính xác cho phép cập nhật tấm bản đồ của Duchez trước những đồi thay do Rommel tạo ra.

    Vào tháng 3 năm 1944, Dominique Ponchadier đã tổ chức một cuộc đột kích tự sát thật sự nhắm vào Bộ Chỉ huy Đức tại Saint Servan và cướp được nhiều thùng Tài liệu tối mật. Cũng chính ông Ponchadier này, được bố trí làm một nhân viên địa ốc, đã đi qua các bãi biển vùng duyên hải Normandie và Bretagne để định giá đất đai cùng với một thanh niên khác có khiếu hội hoạ, anh này vẽ hết bức hoạ này đến bực hoạ khác.

    Đó chính là Charles Douin, một người bình thường bỗng bất chợt nổi cơn súng đạo và người ta thấy ông say mê trùng tu lại các tháp chuông nhà thờ, nơi mà ông ta có thể nhìn thấy bao quát các bãi biển. Đó là một anh ngư dân bỗng dưng thích đành bắt gần bờ, kéo qua kéo lại tấm lưới chỉ cách một lô cốt bờ biển vài trăm mét với một máy chụp ảnh nằm lẫn trong đống ngư cụ. Đó chính là cô tiếp viên xinh đẹp biết tiếng Đức luôn lắng nghe các câu chuyện của đám sĩ quan những người đó là một tập thể anh hùng. Sau đó, một số bị bắt, bị tra tấn, bị tù đày và hành quyết. Trong đó có Ponchadier.

    Hoạt động gián điệp quan trọng này được tổ chức song song với một hoạt động khác còn ngoạn mục hơn: Hoạt động phá hoại. Vì thế, ngày 14 tháng 4 trong một cuộc thanh tra tại Bretagne, Rommel được chính viên chỉ huy khu vực này báo cáo, Tướng Farnbacher, rằng các hành động phá hoại và các cuộc ám sát nhắm vào binh sĩ của ông ta giờ đây có thể so sánh với tình thế bế tắc hiện tại ở Nga. ông ta than thở rằng từ nhiều ngày nay, không có một chuyến tàu nào chạy được đến càng Brest.

    Có một sự nhầm lẫn ở đây. Ponchardier hoàn toàn vô sự. ông là người hùng của quân kháng chiến Pháp. Sau này ông được phong là Chỉ Huy Danh Dự của Binh Đoàn Lê Dương. Trong khoảng thời gian 1960, ông là đại sứ của Pháp ở Bolivia.

    Không biết mệt, Rommel gia tăng gấp bội các chuyến thanh sát ở vùng duyên hải. Chạy xe ngày cũng như đêm, gần như không có hộ tống trên chiếc xe Norch mui trần do người lính trung thành Daniel lái, ông Thống chế vượt qua những cơn bệnh trong cơ thể mình, đến ban phát những lời khiển trách hoặc khen ngợi. Cứ như thế, đối với các đơn vị có cố gắng trong việc tổ chức phóng thủ, ông tặng cho một cây đàn phong cầm (Accordion) mà ông luôn chở theo một số ở băng sau xe, thay vì tặng thưởng huy chương.

    Từ ngày 9 tháng 3, Bộ Tư Lệnh của Cụm Tập đoàn quân B được đặt ở La Roche cách Paris 50 km, trong lưu vực sông Seine. Vì thấy rằng bản doanh đầu tiên đặt trong lâu đài Fotaunebleau quá xa bờ biển, ông đã quyết định dời chỗ. Trong lãnh địa mới của ông, một lâu đài tuyệt đẹp của thế kỷ XII được sửa chữa vào thế kỷ XVI và thuộc dòng họ quý tộc La Rochefoucault, Rommel đã áp đặt một nhịp sống khá khắc khổ cho Bộ Tham mưu của ông. Uống rượu ít, không hút thuốc, ông Thống chế chỉ ngủ 5 giờ mỗi đêm và sáng luôn thức dậy lúc 4 giờ. Luôn luôn lay động sự trì trệ của Lục quân Đức, thường xuyên thôi thúc cả thượng cấp, Rommel quyết tâm phải thắng trong cuộc chiến đấu với thời gian. ông biết rằng thời gian luôn cần thiết, mỗi ngày trôi qua là ông có thể hoàn thiện thêm một phần và giảm thiểu cơ hội thành công của cuộc đổ bộ phe Đồng minh.

    Nhưng cuộc chiến đấu với thời gian không phải là cuộc chiến duy nhất ông theo đuổi. Thật vậy, ông thấy người chỉ huy trực tiếp của ông là Thống chế Von Rundstedt không chia sẻ những quan điểm chiến lược của ông về trận đánh sắp đến.

    Chính lúc địch quân cặp bờ biển, theo Rommel, họ mới đang ở trong tình thế nguy hiểm nhất. Binh sĩ do dự, chiến địa xa lạ, thiếu vũ khí nặng. Chính vào lúc ấy tôi phải đành họ.

    Đó không phải là quan điểm của Von Rundsted, vị tổng Tư Lệnh Mặt Trận Miền Tây cho rằng trái lại phải để đối phương đổ bộ và đợi họ trên một phóng tuyến vững chãi dựa vào tính cơ động và sức mạnh của thiết giáp.

    Đối với Bộ Tổng Tham Mưu Đức, cuộc tranh cãi này rất khó giải quyết vì nó thể hiện hai quan điểm chiến lược trái ngược nhau hoàn toàn của hai vị Thống chế có uy tín nhất Đức Quốc Xã. Một bên, Von Rundstedt, đại diện cho giới quý tộc quân sự, người có nhãn thức tinh tế, sĩ quan niên trưởng của Lục quân Đức, vị Thống chế duy nhất chưa bao giờ thất trận. Năm 1939, ông bao vây quân Ba Lan, năm 1940, ông chọc thủ phòng tuyến Maginot hay chính xác hơn là đi vòng qua và hất cẳng quân Anh Pháp, năm 1941, ông chọc thủng phòng tuyến Nga, băng qua Ukraina và bán đảo Crimee. Năm 1942, đang trên đỉnh vinh quang, Von Rundstedt phải từ chức vì ông chống lại những mệnh lệnh điên rồ. Vụ từ chức này cũng như việc Fuhrer phải mời ông quay lại càng thêm cho ông nhiều uy tín và tình cảm của nhân dân, Quân đội. ông không tin vào tính tuyệt đối vững chắc? của Bức tường Đại Tây Dương mà ông so sánh với phòng tuyến Maginot. Quân Đồng minh sẽ chọc thủng được bức tường này cũng như tôi đã chọc thủng Maginot. Và trong chiều hướng đó, vị Thống chế lão thành được công khai hậu thuẫn bởi Đại Tướng SS Geyr Von Schweppenburg, Tư Lệnh lực lượng thiết giáp tại Miền Tây: Trước nhận định của Rommel theo đó có một sư đoàn thiết giáp trong khu vực bị tấn công còn hơn có ba sư đoàn ba ngày sau, Von Schweppenburg trả lời một cách thận trọng, rằng ông không quan tâm nhiều quá vào việc trưng bày các chiến xa của ông vào các tù kính.

    Phần Rommel như ta thấy, ông có thẩm quyền giới hạn. Cũng như tất cả các Thống chế của Đức Quốc, ông chỉ huy mà không được điều khiền. Chính vì thế mà các đơn vị thiết giáp đặt trong khu vực của ông không bao giờ thuộc quyền ông mà thuộc Tướng Schweppenburg, và chăng chính ông này cũng không thể chuyển dịch các đơn vị của mình mà không có phép của Bộ tổng Tham Mưu tại Berlin. Trong khi đó, Rommel rất cần thiết giáp vì biết sức mạnh của thiết giáp rất quan trọng, chính chúng đã góp phần lớn vào vinh quang của ông tại Châu Phi.

    Lực lượng Panzergruppe của Schweppenburg gồm có 6 sư đoàn, tổng cộng 1.600 chiến xa trong đó có 514 chiếc loại Panther V, những con quái vật bằng thép hai lớp vo? ấy đã hoàn toàn vững chãi trước các quả đạn từ các chiến xa Sherman chủ lực của Mỹ. Trong 6 sư đoàn ấy có ba sư đoàn ưu tú: Sư đoàn 1 Panzer Korps Waffen SS, Sư đoàn 1 Panzer Adolf Hitler và Sư đoàn Panzer Lehr. Tất cả đều ở quá xa vùng duyên hải. Rommel hoàn toàn biết rằng cuộc đổ bộ của Đồng minh sẽ được dọn trước bằng một cuộc oanh tạc dữ dội nhắm vào các phương tiện giao thông, các công trình cầu cống đường sá, không kề các cuộc tấn công phá hoại mà du kích quân sẽ tham gia trong ngày đó. Lúc đó thiết giáp sẽ mất rất nhiều thời gian để đến chiến trường, khoảng thời gian cực kỳ quý báu vì Rommel tin chắc là những giờ đầu tiên sẽ có tính chất quyết định. Ngày 12 tháng 2, Rommel gặp vị tổng Thanh tra Binh chủng Thiết giáp, Tướng Guderian danh tiếng, và ông trình bày quan điểm của mình. ông này chia se? quan điểm của Rommel: Thiết giáp ở xa quá. Nhưng Guderian không thể làm gì cả. Hitler đã có ý tưởng dứt khoát là chiến xa chỉ được sử dụng để chống chiến xa chứ không phải là một lực lượng gián tiếp để chống lại một cuộc đổ bộ của địch.

    Đây không phải là cuộc tranh chấp độc nhất giữa Von Rundstedt và Rommel, còn có một tranh chấp khác cũng rất quan trọng, đó là vấn để cuộc đổ bộ sẽ diễn ra ở đâu? Quả vậy, từ tháng 3 năm 1944, Bộ tổng Tham Mưu Đức đã có trong tay một tại liệu do một điệp viên của Abwehr (cơ quan tình báo hải quân dưới quyền của Đô đốc Canaris), Ludwig Moyzisch, từ Ankara gửi về, một tại liệu đánh cấp trong tù sốt của Đại sứ Anh Quốc trong thủ đô Thổ Nhif Kỷ bởi người bổi phòng của ông ta, một người tên là Elyesa Bazna (còn được gọi dưới cái tên Cineron). Tại liệu này sao chép lại một cách trung thực các kế hoạch của một chiến dịch Overlord? trên các bờ biển thuộc Normandie, nhưng Berlin không muốn tin vào việc đó, cho rằng đó là một mưu kế của tình báo Anh. Cho đến lúc ấy, các cơ sở tình báo của Đức không thể nào cung cấp được một chỉ dẫn tối thiều về một địa điểm hay ngày tháng của cuộc đổ bộ, vì thế Bộ tổng Tham Mưu phải dựa vào các già thuyết.

    Phần Von Rundstedt thì nghĩ rằng, và đây cũng là quan điểm của Berlin, cuộc đổ bộ sẽ xảy ra tại Pas De Calais. Vị Thống chế lão thành ước tính rằng quân Đồng minh sẽ tấn công vào vị trí nào gần Anh quốc nhất vì không muốn mạo hiềm đưa một đoàn chiến thuyền trong một cuộc hành quân lớn cơf đó qua một đoạn đường dài. Khoảng đường biển phải đi qua càng dài, ông nghĩ, đối phương càng có khả năng đoán trước hướng đi của đoàn tàu đó và triệt tiêu mất yếu tố bất ngờ. Trong thực tế, mọi chuyện diễn ra có vẻ như là Hitler đang chờ đợi một vụ Dieppe**** mới, và đó chính là lý do khiến cho công cuộc chuẩn bị phòng thủ Đặc biệt đã được xúc tiến rất nhanh trong toàn vùng Pas De Calais.

    (********: Vụ Dieppe mà phía trên vừa nhắc tới là một cuộc đổ bộ thảm hại của quân Đồng minh lên đất Châu Âu. Sau chiến tranh, chúng ta chỉ được nghe rêu rao về các chiến thắng, Normandie hay Stalingrad chẳng hạn, các vụ như Dieppe hay các trận hợp vây tiêu diệt và bốt sống hàng trăm ngàn lính Hồng quân trong giai đoạn đầu ở mặt trận phía Đông bị người ta tàng lờ đi không nhắc đến.
    anheoinwater thích bài này.
  7. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    CUỘC TẤN CÔNG DIEPPE.

    Cuộc tấn Công Dieppe, còn được biết dưới cái tên Trận Chiến Dieppe, Chiến Dịch Rutter hay sau đó là Chiến Dịch Jubilee, diễn ra trong Thế Chiến thứ Hai, là một cuộc tấn công của quân Đồng minh vào càng Dieppe ở miền Bắc lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng. Cuộc tấn công diền ra nào ngày 19 tháng 8 năm 1942, bắt đầu vào lúc 5h sáng, cho đến 10h các sĩ quan chỉ huy Đồng minh đã bắt buộc phải gọi rút quân. Có trên 6.000 binh sĩ, chủ yếu là lính Canada, được sự hỗ trợ bởi các lực lượng lớn của Hải quân Hoàng Gia và Không quân Hoàng Gia Anh. Mục tiêu là chiếm cứ và giữ được càng chính trong một thời gian ngắn, nhằm chứng tỏ khả năng và để lấy được thông tin tình báo từ các sĩ quan hay các tại liệu Đức bắt được, đồng thời đánh giá được phản ứng của người Đức. Đồng minh còn muốn tiêu diệt hệ thống phòng thủ ven biển, các cơ sở hạ tẩng càng biển và các trụ sở chiến lược.

    Không có mục tiêu chính yếu nào đạt được. Có tất cả 3,623 trên tổng số 6.086 người đổ bộ xuống bãi biển bị giết chết, bị thương và bị bắt (khoảng 60%). Không lực Đồng minh thất bại khi như? Luftwaffe vào một trận không-hài chiến lớn để rồi mất 96 máy bay. Luftwaffe chỉ mất 48 máy bay trong khi Hải quân Anh cònbị đánh chìm 34 tàu. Sự kiện Dieppe sau này có ảnh hưởng lớn đến việc chuẩn bị kế hoạch cho Chiến dịch Torch đổ bộ lên Bắc Phi và Chiến dịch Overlord đổ bộ lên Normandie.

    BỐI CẢNH:

    Theo sau những hậu quả của chiến dịch giải cứu lực lượng viễn chinh Anh ở Dunkirk, người Anh bắt đầu phát triền một lực lượng tấn công lớn dưới cái tên nguỵ trang là Lực Lượng Chiến Dịch Hỗn Hợp. Trong đó còn bao gồm cả việc nghiên cúu phát triền các kỹ thuật và thiết bị cho hình thái tấn công đổ bộ. Vào cuối năm 1941, một kế hoạch được đưa ra, đổ bộ 12 sư đoàn xuống La Havre. Kế hoạch này dựa trên tình hình người Đức phải rút bớt quân ở Pháp để đưa sang chống lại những thành công của người Nga ở phía Đông. Từ đó một để xuất thư? nghiệm ban đầu gọi là Chiến dịch Rutter được đưa ra. Rutter nhằm vào việc thư? nghiệm khả năng chiếm cứ một càng biển ngay trước mặt đối phương, điều tra nghiên cứu những vấn để này sinh trong việc tổ chức hoạt động một hạm đội xâm chiếm, và thư? nghiệm các thiết bị cùng chiến thuật cho một cuộc tấn công đổ bộ. Dieppe là một thành phố ven biển, một nơi toàn là những vách đá trông ra eo biển Manche. Có sông Scie ở phía Tây và con sông Arques chạy xuyên qua thành thị rồi đồ ra một vịnh cơf trung bình. Vào năm 1942, người Đức đã phá đi một số nhà cửa ven biển để xây dựng trên đó những trận địa phòng thủ, thiết lập hai trân địa pháo binh lớn ở Berneval và Varengeville. Một yếu tố suy xét quan trọng của những người lập ra kế hoạch là: Dieppe nằm trong t m hoạt động của chiến đấu cơ Không lực Hoàng Gia.

    KẾ HOẠCH:

    Cuộc tấn công Dieppe là một chiến dịch lớn được lập kế hoạch bởi Đô đốc Lord Mounbatten thuộc Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Chiến Dịch Hỗn Hợp, nhằm vào một thành thị ven biển ở Pháp. Lực lượng tấn công gồm có 5.000 quân Canada, 1.000 quân Anh cùng 50 binh sĩ Đặc nhiệm Mỹ (US Ranger). Hải quân Hoàng Gia sẽ hỗ trợ bằng 237 chiến hạm và tàu đổ bộ, và Không lực Hoàng Gia góp đến 74 phi đội, trong đó có 66 phi đội tiêm kích.

    Kế hoạch ban đầu được hoàn tất vào tháng 4 năm 1942 bởi Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Hỗn Hợp và mang tên Chiến dịch Rutter, quân Đồng minh dự tính một cuộc tấn công cấp sư đoàn vào một càng biển của người Đức trên bờ biển nước Pháp và giữ nó trong một khoảng thời gian ít nhất hai đợt thuỷ triều lên xuống. Họ sẽ phá huỷ tối đa các trận địa phòng thủ, các cơ sở, kho tàng trước khi rút quân. Kế hoạch ban đầu này được phê chuẩn bởi Bộ tổng Tham Mưu vào tháng 5 năm 1942. Nó còn bao gồm cả việc thà các đơn vị dù Anh xuống tấn công các trận địa pháo binh Đức ở hai bên cánh của quân Canada, những người sẽ chịu trách nhiệm tấn công chính diện từ biển vào. Kế hoạch thà quân dù sau đó bị bãi bỏ, thay thế vào đó là hai đơn vị Comando số 3 và số 4 sẽ đổ bộ bằng tàu rồi tiến lên tấn công các trận địa pháo binh.

    Các đơn vị tham gia được lấy từ Lực Lượng Chiến Dịch Hỗn Hợp và từ Bộ Chỉ huy Đông Nam của Trung Tướng Bernard Law Montgomery. Kế hoạch này là một cuộc tấn công chính diện rất thiếu tính sáng tạo, ngay cả việc ném bom và pháo kích dọn bãi cũng không có. Dưới sức ép từ Chính phù Canada muốn bảo đàm rằng lính Canada phải được va chạm thực tế chiến trường, Sư đoàn 2 Bộ binh Canada dưới sự chỉ huy của Thiếu Tướng John Hamington Roberts được chọn làm lực lượng chính.

    Lực lượng thiết giáp hỗ trợ là Trung Đoàn 14 Thiết giáp với 58 chiếc xe tăng Churchill mới toanh, họ sẽ được đồ lên bờ bằng những chiếc xuổng đổ bộ thiết giáp (LCT) cũng mới toanh. những chiếc tông này được trang bị pháo QF 2 pounder (40mm) hoặc QF 6 pounder (57mm). Còn có 3 chiếc trang bị súng phun lửa và tất cả đều được chính sửa cho thích nghi với việc sử dụng chúng trong vùng nước nông gần bờ biển.

    Thông tin tình báo về khu vực đổ bộ khá lẻ tẻ, có những vị trí đặt súng của người Đức xây ẩn trong những vách đá nhưng chúng không hề bị phát hiện trong những tấm không Ánh của phi cơ trinh sát. những người lập kế hoạch đã nhận định rằng độ dốc bờ biển là thích hợp cho xe tăng hoạt động, nhưng nhận định đó được họ rút ra chỉ từ việc quan sát vài bức Ánh Lễ hội. Cả hai điều này đã dẫn đến việc đánh giá thấp sức mạnh của người Đức và độ khó của địa hình.

    LỰC LƯỢNG ĐỨC:

    Lực lượng Đức ở Dieppe được đặt vào mức báo động cao vì được cảnh báo từ một điệp viên hai mang người Pháp rằng người Anh đang tỏ ra rất quan tâm đến khu vực này. Họ còn nhận thấy việc gia tăng tẩn số các cuộc liên lạc qua sóng radio và sự tập trung đáng ngờ của các xuổng đổ bộ trong các các càng miền Nam nước Anh.

    Dieppe và các sườn núi đá được phòng thủ tốt, có 1.500 vị trí phòng thủ mạnh từ Sư đoàn 302 Bộ binh Đức. Bao gồm các Trung đoàn Bộ binh 570, 571 và 572, mỗi trung đoàn có 2 Tiểu đoàn. Cơ hữu sư đoàn còn có Trung đoàn 302 Pháo binh, Tiểu đoàn 302 Trinh sát, Tiểu đoàn 302 Chống tăng, Tiểu đoàn 302 Công binh và Tiểu đoàn 302 Thông tin. Họ được bố trí dọc bờ biển Dieppe và các thị trấn kề cận, canh giữ các bãi có thể đổ bộ. Rất chú trọng đến hiệu quả của súng máy, cối và pháo, nên thành phố và càng biển được phòng thủ với nền tàng là những vũ khí trên, tập trung vào những hướng tiếp cận có thể của địch, (Đặc biệt có vô số các hang đá vũ trang), và có quân dự bị ở phía sau. những người phòng thủ không chỉ đóng chốt trên thành thị của họ mà còn ở cả các khu vực xung quanh và các cao nguyên có thể nhìn xuống bãi biển. Quan điểm phòng thủ của người Đức là thiết lập chu vi phòng thủ rộng xuyên suốt cả vùng. Các đơn vị của Trung đoàn 571 Bộ binh phòng thủ Dieppe, trạm radar gần Pourville và trận địa pháo ở Varengeville cạnh sông Scie. Phía Tây, Trung đoàn 570 Bộ binh được triển khai gần trận địa pháo ở Berneval.

    Lực lượng Luftwaffe bao gồm Jagdgeschwader 2 (JG2) và Jagdgeschwader 26 (JG26) với 200 chiến đấu cơ chủ yếu là loại FW 190. Bên cạnh đó là 100 oanh tạc cơ của các phi đội Kampfgeschwader 2 (KG2), Kampfgeschwader 45 và Kampfgeschwader 77, chủ yếu là loại Dornier 217.

    CUỘC ĐỔ BỘ BẮT ĐẦU

    Cuộc đổ bộ Dieppe sẽ đổ quân xuống bốn bãi với tên mã lẩn lượt từ đông sang Tây là Xanh Dương, Đỏ, Trắng và Xanh Lục. Trung đoàn Royal Regiment of Canada sẽ đổ xuống bãi Xanh Lục. Hai bãi chính yếu là Đỏ và Trống thì do các Trung đoàn Khinh binh Royal Hamilton, Es*** Scottish Regiment, Les Fusiliers Mont-Royal, đơn vị A Commando Royal Marines và Trung đoàn 14 Thiết giá Canada đảm nhiệm. Hai Trung đoàn South Saskatchewan và The Queen?Ts Own Cameron Highlanders of Canada sẽ đổ quân xuống bãi Xanh Dương. Hạm đội Đồng minh rời khỏi bờ biển Nam nước Anh vào tối ngày 18 tháng 8, họ được dẫn đầu bởi các tàu vét mìn, chúng sẽ lo dọn dẹp mở một con đường an toàn xuyên qua eo biển Manche cho họ. Hạm đội bao gồm tám khu trục hạm cùng các tàu hộ tống nhỏ để bảo vệ các xuổng đổ bộ. Cuộc đổ bộ bắt đầu vào lúc 4h50 ngày 19 tháng 8 bằng các cuộc tấn công vào hai trận địa pháo ở hai bên sườn bãi đổ bộ chính. Mũi hướng về Varengeville do đơn vị Comando 4 phụ trách, mũi Pourville do hai Trung đoàn The South Saskatchewan và The Queen?Ts Own Cameron Highlanders of Canada, mũi Puys do Trung đoàn Royal Regiment of Canada và mũi Berneval do đơn vị Commando 3. Trên đường tiến đến địa điểm đổ bộ của mình, các xuổng đổ bộ và tàu hộ vệ của hai mũi hướng về Puys và Berneval đã gặp phải một đoàn convoy nhỏ của Đức vào bắn nhau với chúng lúc 3h48.
    anheoinwater thích bài này.
  8. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    ĐƠN VỊ COMMANDO 3:

    Nhiệm vụ của Trung tá John Durnford Slater và đơn vị Commando 3 của ông là đổ quân hai đợt xuống một địa điểm cách Dieppe 13 km về hướng đông để khoá họng những khẩu pháo canh phòng bờ biển gần Berneval. những khẩu pháo này có thể bắn trùm lên bãi đổ bộ xuống Dieppe cách đó 6,4 km về hướng Tây. Ba khẩu pháo 170mm và 4 khẩu 105mm phải bị loại ra khỏi vòng chiến trước khi lực lượng đổ bộ chính đổ xuống bãi. Các xuổng chở Commando 3 tiếp cận bờ biển theo hướng đông mà không được báo động về một đoàn convoy nhỏ của Đức trong khi chúng đã bị các dàn radar của Anh phát hiện ngay từ lúc 21h30. những chiếc S-boat của Đức (tàu phóng lôi nhỏ) đang hộ tống một tàu chở dầu đã quay sang phóng ngư lôi vào đoàn tàu đổ bộ và loại khỏi vòng chiến chiếc tàu hộ vệ số 5. Sau đó, chiếc tàu hộ vệ 346 và xuổng đổ bộ số 1 có trang bị súng phòng không đã phối hợp đánh đuổi mấy chiếc tàu Đức. Nhưng đội hình đã bị rối loạn với một số mất mát và lực lượng phòng thủ bờ biển Đức đã bị báo động. Chỉ có 18 lính commando được đổ xuống đúng địa điểm. Họ tiếp cận được đến vòng ngoài của trận địa pháo Bernevall rồi tấn công chúng bằng vũ khí cá nhân. Mặc dù không thể tiêu diệt được các khẩu pháo nhưng những tay bắn tìa commando đã quấy rối đám pháo thủ đến mức chúng bắn pháo loạn xị khắp nơi, không ai có thể biết đơn vị pháo này có bắn trúng được chiếc xuổng đổ bộ nào ở Dieppe hay không? Cuối cùng nhóm commando cũng rút lui khi phải đối một với một lực lượng đông đảo lính Đức đến săn lùng họ.

    Các binh sĩ Commando 3 trên xuổng đổ bộ tiến đến mục tiêu:
    [​IMG]


    ĐƠN VỊ COMANDO 4:

    Nhiệm vụ của Trung tá Lord Lovat và đơn vị Comando 4 (bao gồm cả 50 lính Đặc nhiệm Mỹ) cũng là đổ quân hai đợt xuống một địa điểm cách Dieppe 9,7 km về phía Tây, họ phải vô hiệu hoá trận địa pháo bờ biển gần Vareneville. Đổ xuống cánh phải của lực lượng chính, họ leo lên những dốc đá thẳng đứng, tấn công và tiêu diệt tất cả pháo đội sáu khẩu 150mm. Đây là thành công duy nhất của Chiến dịch Jubilee. những người lính commando sau đó rút lui vào lúc 7h30 đúng như kế hoạch. Đa số các binh sĩ commando 4 quay trở về Anh an toàn. Phần này của chiến dịch đã trở thành bài học khuôn mẫu cho các chiến dịch sử dụng Đặc nhiệm trong tương lai. Lord Lovat đã được ban thường Huân Chương Distinguished Service Order cho đóng góp của ông trong chiến dịch, còn Đại uý Patrick Porteous cũng thuộc Commando 4 thì được tậng thường Huân Chương Victoria.

    Bãi XANH DƯƠNG.

    Trận hài chiến trên biển giữa đoàn comvoy nhỏ của Đức và đoàn tàu chở Commando 3 tuy nhỏ nhưng đã báo động lực lượng phòng thủ Đức ở Bãi Xanh Dương. Cuộc đổ bộ xuống Puys này là Trung đoàn Royal Regiment of Canada được bổ sung thêm 3 trung đội từ Black Watch of Canada và một đơn vị pháo binh độc lập, đơn vị pháo này có nhiệm vụ vô hiệu hoá các khẩu súng máy và pháo cối Đức bảo vệ bãi Dieppe. Họ đến nơi trễ 20 phút và màn khói tạo ra để che chấn họ đã tan hết. Tính bất ngờ và màn che phù không còn, người Đức đã sẵn sàng ở các vị trí phòng thủ và gìm súng chờ đợi quân đổ bộ. Lực lượng Đức được bố trí tốt đã chờ đợi quân Canada cho đến khi họ bước xuống bãi. Ngay khi vừa chạm đến bãi cát, người Canada thấy mình gim chặt trước Bức tường dọc bờ biển và không thể tiến lên nổi. Trung đoàn Royal Regiment of Canada bị tiêu diệt. Cả đơn vị có 556 người thì có 200 người bị giết chết và 264 bị bắt.

    Bãi XANH LỤC:

    Cùng lúc khi Commando 4 đổ bộ, Trung đoàn South Saskatchewan Regiment cũng đổ xuống bãi Xanh Lục để hướng về Pourville. Họ xuống bãi lúc 4h52 mà không bị đối phương phát hiện. Cả đơn vị lên hết được bờ biển trước khi người Đức kịp nổ súng. Đáng tiếc một số xuổng đổ bộ đã chạy lệch hướng và phần lớn đơn vị thấy mình nằm ở phía Tây sông Scie thay vì phía Đông. Vì bị đồ lên sai vị trí nên muốn tiến đến mục tiêu là ngọn đồi phía Đông ngôi làng, họ phải vượt sông qua cây cầu duy nhất. Trước khi Saskatchewans kịp vượt qua chiếc cầu, người Đức đã bố trí đầy đủ súng máy và súng chống tăng và chặn đứng họ. Đơn vị với cả những xác chết và người bị thương nằm la liệt trên một cầu, Trung tá Charles Cecil Ingersoll Merritt, sĩ quan chỉ huy, đã bước về phía trước và gào thét binh sĩ của ông: Tiến lên, chẳng có gì ở đó cả. Cuộc tấn công được tái khởi động một lần nữa những cũng chẳng chiếm thêm được mét vuông nào. Cả South Saskatchewans và Cameron Highlanders of Canada, trung đoàn đã đổ bộ bên cạnh họ, đều không thể tiến đến được mục tiêu của mình. Cameron là đơn vị đã có nhiều cố gắng nhất, họ xuyên sâu vào nội địa hơn tất cả các đơn vị khác trong ngày hôm đó, nhưng rồi họ cũng sớm bị đẩy lui khi lực lượng Đức nhanh chóng triển khai đến chiến trường. Thời gian cạn dẩn, cả hai trung đoàn phải rút lui. Trên đường rút lui họ còn bị thiệt hại nhiều hơn nữa, chỉ có 341 binh sĩ có thể lên được xuổng đổ bộ. Số sống sót còn lại phải đầu hàng trước sức ép mỗi lúc một tông của kẻ thủ. Trong phần này của trận chiến, trung tá Merritt được tậng thường Huân Chương Victoria.

    TRẠM RADAR ở POURVILLE:

    Một trong những mục tiêu của cuộc tấn công Dieppe là khám phà tầm quan trọng và độ chính xác của tràm radar Đức nằm trên định các rf̣ng đà phía đông thị trốn Pourville. Đồ làm việc này, Thượng sĩ Không quân Hoàng Gia Jgunack Nissenthall, một chuyên gia radar được biệt phải theo Trung đoàn South Saskatchewan. Anh ta sẽ cố gắng xâm nhập tràm radar và khám phà các bí mật của nò, hệ tống cho anh là một toàn 11 binh sĩ của South Saskatchewan. Nissenthall đã tình nguyện tham gia nhiệm vụ này cho dù với kiến thức, với những thông tin nhảy cảm về kỹ thuật radar Đồng minh mà anh biết sẽ bắt buộc những người lính đi theo bảo vệ phải ra tay giết anh trong trường hợp anh có thể bị người Đức bắt sống. Ngay chính Nissenthall cũng mang theo trong mình một viên Cyanid như là một giải pháp yên nghỉ cuối cùng. Nissenthall và những người hệ tống không xâm nhập vào tràm radar được vì nò được phòng vệ quả cẩn một, những họ cũng trưởn vào được phía sau lưng tràm dưới làn hoà lực của địch và cắt tất cả dây điện thoại dẫn đến tràm. Điều này bắt buộc quân Đức trù phòng phải cầu việc đến việc phát sóng radio để liên lạc với chỉ huy của họ. Tìn hiệu này bị tràm nghe lèn ở miền Nam Anh quốc bắt được. Quân Đồng minh giờ có thể biết được dàfy sóng của những tràm radar Đức dọc eo biển Manche. Chỉ với một hành động đơn giàn, Đồng minh đã có những thông tin quan trọng để phát triển kỹ thuật gây nhiễnu radar quân Đức. Cuối cùng, chỉ còn đơn vị của Nissenthall và một đơn vị nữa an toàn quay về Anh quốc.

    CUỘC ĐỔ BỘ CHÍNH:

    Binh lính Canada trên đường đổ bộ:

    [​IMG]

    Để dọn bãi cho cuộc đổ bộ chính, bắn khu trụ chạm đã pháo kích các bãi mà những xuồng đổ bộ sẽ để quân. Vào lúc 5h15, các phi đội Hurricane của RAF cũng đến tham gia ném bom và rài một màn khọi để che chắn cho lực lượng đổ bộ. Khoảng thời gian giữa 5h20 và 5h23, mười ba phút sau các cuộc đổ bộ ban đầu ở các bãi kia, cuộc tấn công tổng lực vào chính diện của các Trung đoàn Es*** Scottish và Hamilton Light Infantry bắt đầu. Bộ binh của họ dự kiến sẽ được hỗ trợ bởi những chiếc xe tăng Churchill thuộc Trung đoàn Thiết giáp 14 Canada được đổ bộ cùng lúc, nhưng trên thực tế chúng đã đến trễn. Hậu quả là hai Trung đoàn Bộ binh phải tấn công mà thiếu pháo hỗ trợ và bị tàn sát trên bãi cát bởi những tổ súng máy ổn nẮp trong các hang đà, họ bất lực trong việc gỡ bỏ các chướng ngài vặt và vượt lên Bức tường dọc bờ biển. Khi những chiếc xe tăng rất cuộc cũng đổ bộ, chỉ còn 29 chiếc tham gia và 2 trong số đó bị chìm nghỉm vì bị thà nhằm vào chỗ nước sâu. Còn lại 27 chiếc, chỉ còn 15 chiếc không bị sa lê?y trên bờ biển đầy đà cuẶi và có thể tiến lên vượt qua Bức tường ven biển, để cuối cùng cũng bị chặn lại bởi các chướng ngài vặt chống xe tăng nên không thể tiến vào thị trốn. Bị bắt buộc phải quay về bãi đổ bộ, họ hy sinh ở lại yểm trợ hoà lực cho đảm Bộ binh rút lui. Tất cả những tổ lại xe tăng đã đổ bộ lên bờ biển ngày Hôm đó đầu bị bắt, không một người nào quay được trở về Anh quốc được.

    Không ý thức được những gì đang xảy ra trên bờ biển bởi vì làn khói từ một chiếc khu trụ hạm hỗ trợ che khuất, Trung tướng Roberts gửi tiếp hai đơn vị dự bị của mình. Trung đoàn Fusiliers Mont-Royal và Royal Marines. Lúc 7h00, Trung đoàn Fusiliers dưới sự chỉ huy của Trung tá Dollard Menard trên 26 chiếc xuồng đổ bộ hướng thẳng về bãi biển. Họ bị người Đức bắn phá nặng nề bằng súng máy hạng nặng, cối và lựu đạn gần đầu nòng, họ bị tiêu diệt. Chỉ còn vài người xoay sở tiếp cận được thị trốn. Những người đó định tiến vào trung tâm thị trốn nhưng họ bắt đầu bị ghim chặt xuống các vạch đá. Roberts ra lệnh cho Royal Marines đổ bộ với nhiệm vụ hỗ trợ họ. Không sẵn sàng để thi hành một nhiệm vụ hỗ trợ, Royal Marines phải gom người của họ từ các tàu chiến đấu hệ tống để ném xuống các xuồng đổ bộ. những chiếc xuồng đổ bộ chở binh sĩ Royal Marines bị bắn phá tơi bởi trên đường tiếp cận, đa số chúng bị tiêu diệt hay vô hiệu hoá. Vài binh sĩ còn lại chạm được đến bờ đầu bị giết hoặc bắt sống. Khi nhận ra được tình thế thật sự, sĩ quan chỉ huy của Royal Marines là Trung tá Phillips đã đứng thẳng trên nóc ở đuôi tàu đổ bộ của mình và phất tín hiệu rút lui cho người của ông. Ông ta bị bắn chết chỉ vài giây sau đó.
    anheoinwater thích bài này.
  9. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Chúng ta quay về với Rommel và cuộc đổ bộ Normandie.

    Lẽ tự nhiên. Rommel lý luận một cách khác: Nếu tôi là Montgomery, tôi sẽ chọn khu vực địa hình tương đối bằng phẳng, nằm gần một hải cảng lớn, và trong một khu vực đủ gần Anh quốc để được che chở bởi không quân từ Anh quốc . Mô tả này tương ứng gần như từng điểm một với Normandie. Ngoài ra, Rommel cho rằng Đồng minh sẽ không điên mà nhằm vào khu vực được phòng thủ chặt chẽ nhất, là nơi mà người ta sẵn sàng chờ đợi họ nhất là Pas De Calais.

    Ta thấy, vấn đề chiến lược phòng thủ cơ bản và giả thuyết về cuộc đổ bộ đã tạo hố sâu ngăn cách Rommel với thượng cấp của ông, Von Rundstedt. Mối bất đồng chỉ huy này lẽ tự nhiên là Bộ Tổng Tham Mưu biết rõ. Nhưng Rommel không còn bạn bè ở đấy để mà nương tựa, Rommel bị ganh tỵ bởi phần đông sĩ quan cao cấp của Lục quân Đức, họ không bao giờ tha thứ cho việc thăng cấp quá nhanh của ông. Đa số họ luân hoài nghi về thiên tại quân sự của ông, họ luôn cho rằng việc ông từ một tay Đại tá mà leo lên chức Thống chế chỉ trong vòng 3 năm là do mối quan hệ ưu đãi giữa ông và Hitler.

    Hitler có ngay một cơ hội để giải quyết sự bất đồng ý kiến này. Ít ra đó cũng là những gì Rommel nghĩ đến khi ngày 17 thông 3 ông và Rundstedt được triệu về họp tại Berchtesgaden. Bằng xe hơi đi đến Paris, từ đó ông đáp xe lửa đến tổng Hành Dinh của Fuhrer ngày 19.

    Hôm sau, trước Hitler và toàn Bộ Tổng Tham Mưu, Rommel trình bày quan niệm chiến lược của mình và các giải pháp để nghỉ để ngăn chặn cuộc đổ bộ. Trong những người tham dự, không ai tỏ ra ngạc nhiên vì các chủ thuyết của Rommel đã được biết đến rất nhiều. Trái lại, họ tỏ ra nghi ngờ và khó chịu. Thật vậy, Rommel tuyên bố ông tin rằng cuộc đổ bộ sẽ xảy ra trong một khu vực nằm giữa vùng cửa sông Seine và vùng Cotentin. Giả thuyết đó làm Hitler phát điên lên vì giận dữ, ông ta cho rằng quân Đồng minh chỉ có thể đổ bộ lên khu vực Pas De Calais mà thôi.

    Tuy nhiên, ông ta cũng không bài bác Rommel. Ông ta thừa nhận rằng Pas De Calais sẽ không bị tấn công tức khắc. Mặc dù không còn bằng chứng hay tin tức nào làm cơ sở cho những lờ phát biểu, ông ta vẫn cho rằng cuộc đổ bộ sẽ chia làm hai phần, trước hết tại vùng Bretagne là đòn giả, sau đó mới thực hiện cuộc đổ bộ chính tại Pas De Calais.

    Nhưng đối với những lo lắng của Rommel về tình vững chắc trong bố trì phòng thủ, Fuhrer tỏ vẻ bất đồng nhiều hơn, ông liên tục tránh né những lưu ý của Rommel về khoảng cách quá xa mặt trận của các đơn vị thiết giáp. Rồi ông thì thầm cho Rommel biết là Đức Quốc Xã còn trong tay một sức mạnh khủng khiếp: các vũ khí bí mật.

    Những vũ khí bí mật này là những gì mà người Đức tỏ ra không ngừng khoái chí trong tháng 3 năm 1944 này?

    Đối với bom bay, người ta vẫn còn ở trong giai đoạn thử nghiệm. Sự thiếu hụt những nguyên liệu kèm theo những chần chừ quen thuộc của nhà lãnh tụ Đức Quốc Xã đã trì hoãn việc đưa vào sản xuất sớm hơn. Quả bom bay đầu tiên là V-1 được hoàn thành năm 1939 do một kỹ sư Đức tên Brauchitsch. Trong cơn say sưa chiến thắng, dự án này bị gạt bỏ gần như theo một cách miệt thị, Goering bảo đảm rằng một mình Luftwaffe cũng đủ thắng trận do ưu thế tuyệt đối trên không. Dự án thứ hai được đưa cho Bộ Trưởng Quân bị Speer, ông này trình cho Hitler. Mặc dù hoài nghi, Hitler cũng cho phép tiếp tục thí nghiệm. Các cuộc nghiên cứu tiến triển nhanh đến nỗi chỉ vài tháng sau, quả V-1 đầu tiên và quả V-2 đầu tiên được phóng đi từ đảo Peenemunde trong biển Baltique. Trong mùa hè 1943, V-1 đã hoàn thiện. Đây là một quả bom bay thật sự có thể bay xa 249 km với sai số trúng đích chỉ 1 km. lần này Hitler bị chinh phục và ngày 10 tháng 7 ông ra lệnh cho Speer, càng sớm càng tốt, bắt tay vào sản xuất V-1. Song song với việc chế tạo tên lửa, người ta cũng bắt đầu xây dựng các giàn phóng.

    Nhưng sự chần chừ ban đầu của Fuhrer đã phương hại đến thành quả công tác. Không quân Đức đã không còn làm chủ được không phận nữa, họ không thể ngăn cản không quân Đồng minh đập cho nhiều đòn kinh dị. Không những chỉ cơ xưởng sản xuất Peenemunde mà cả các giàn phóng vừa được xây dựng xong trong vùng Pas De Calais. Tháng 3 năm 1944, còn 73 trong tổng số 96 giàn phóng bị phá huỷ.

    Tình trạng cũng tương tự đối với các phi cơ phản lực. Kiểu phi cơ này đã được trình cho Fuhrer mãi từ ngày 27 tháng 8 năm 1939, nhưng công cuộc sản xuất bị hãm phanh do thái độ chần chừ. Sau cùng, chính Willy Messerschmitt nhờ ảnh hưởng cả nhân đối với Fuhrer mới nhận được lệnh bắt đầu chế tạo. Nhưng oái oăm tiếp tục xảy ra, tháng 5 năm 1943 đã có 120 chiếc Me-163 được sản xuất, nhưng Hitler lại quyết định không muốn phi cơ tiêm kích mà chỉ muốn oanh tạc cơ. lần nữa, Speer can thiệp và loại phi cơ tiêm kích được duy trì, nhưng loại này tiêu thụ một thứ nhiên liệu đặc biệt trong khi năng xuất khá khiêm nhường, chúng chỉ có thể mang theo nhiên liệu đủ bay trong bảy phút. Tháng 11 năm 1943, Không quân Anh chấm dứt sự hiện hữu của Me-163 bằng cách ném bom san bằng nhà máy sản xuất xăng tổng hợp. Lúc đó mới quay lại với kiểu phi cơ Me-262 sử dùng loại xăng thường mà trước đó đã bị gạt bỏ để theo đuổi loại Me-163.

    Dù sao chăng nữa, Rommel cũng không tin tưởng vào vũ khí bí mật của Hitler. Ông lại còn ít tin tưởng hơn nữa khi vài tuần sau, cuộc đổ bộ Normandie đã xảy ra, giữa lúc những trận đánh đang sôi động nhất, V-1 và V-2 rất ghê gớm đó vẫn chưa thấy bắn vào Luân Đôn quả nào vì chưa được phép của Hitler.

    Cuộc họp này trong thực tế chẳng mang lại điều gì cho Rommel, ngược lại nó chỉ mang đến cho ông một niềm tin vững chắc là: Không thể trông cậy vào một ai nữa. Ông trở về Pháp với tâm trạng bực tức, nhưng ông quả quyết là sẽ làm tất cả để tìm cách, cho dù không được tối đa thì khu vực của ông cũng được đặt trong những điều kiện tốt nhất trong khả năng của ông để tiếp đón quân địch.

    Ba ngày sau, ngày 31 thông 3, ông điện thoại cho Tướng Jodl, tham mưu Trưởng của Fuhrer để một lần nữa xin thành lập một Bộ Chỉ huy độc nhất và đặt lực lượng thiết giáp của Von Schweppenburg dưới quyền ông. Dĩ nhiên là bị từ chối.

    Thấy rằng không thể còn được những gì mình yêu cầu, Rommel quyết định vẫn phải còn cho bằng được, nhưng một cách gián tiếp. Từ đó ông tung ra một chiến dịch dài hơi, tiêu hao nhắm vào Bộ Tổng Tham Mưu tại Berlin, nơi mà ông quấy rầy gần như mỗi ngày qua điện thoại.

    Ngày 11 thông 4, bằng cách ấy, ông đã thành công trong việc làm cho Quân đoàn I Thiết giáp SS, đóng tại miền Bắc nước Pháp, di chuyển đến Beauvais. Vẫn còn cách Normandie khá xa nhưng còn hơn không. Đầu tháng 5, ông bắt đầu di chuyển về khu vực này tất cả các lực lượng Bộ binh và các lực lượng khác mà Von Rundstedt đặt dưới quyền ông. Ông cũng yêu cầu Goeing chấp nhận cho phải đến khu vực phòng thủ Cotentin ba đơn vị phòng không DCA đang đóng rải rác trên đất Pháp tổng cộng 24 giàn pháo phòng không tối tân nhất. Ngày 12 tháng 5, ông lưu ý Jodl rằng khu vực bên dưới vùng Contentin bị trống trài một cách nguy hiểm và â mong ước rằng Sư đoàn 12 Panzer Hitlerjugend được di chuyển từ Lisieux về Carentan, như thế là đặt đơn vị này cách Utah Beach 30 phút và cách Omaha Beach một giờ hành quân. Chiến thuật thôi thúc, quấy rầy còn vẻ thành công phần nào. Ông còn được di chuyển Sư đoàn 21 Panzer đến Caen, Sư đoàn 91 Bộ binh đến Cotentin và Sư đoàn 6 Dù đến Periers gần vùng duyên hải. Song song với việc đồn trú của các lực lượng tăng cường này, Rommel còn gia tăng thăm các tuyến phòng thủ trên các bãi biển nằm giữa Cherburg và Le Havre, trong đó còn Normandie.
    anheoinwater thích bài này.
  10. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    CUỘC ĐỔ BỘ VÀ ÂM MƯU TRONG VỤ ÁM SÁT HITLER.

    Ngày 18 tháng 5, Rommel được báo rằng: Theo tin tình báo do Abwehr cung cấp, cuộc đổ bộ sẽ xảy ra cấp kỷ. Khởi đầu bằng một đợt thà quân dù xuống Contentin trước , sau đó là hạm đội sẽ đổ quân xuống Normandie, đúng vào nơi Rommel đã tiên liệu.

    Kề từ lúc đó, sự chờ đợi căng thẳng kéo dài dằng dặc. Mỗi ngày trôi qua và chẳng có gì xảy ra. Các đợt báo động nối tiếp từ Cherbourg cho đến Le Havre. Trong hàng trăm hầm trú ẩn, có hàng ngàn ống nhỏm luôn chĩa ra rình mỏ cuối chân trời rồi thất vọng. Cuối tháng 5, bầu trời tối sẫm, gió nổi lên, biển động. Sở khí tượng Đức loan báo thời tiết sẽ tổi tệ trong vòng 10 ngày. Vậy thì cuộc đổ bộ sẽ không diễn ra vào ngày mai.

    Các điều kiện khí tượng rất thuận lợi, Rommel muốn lợi dụng thời khắc ngưng nghỉ ngắn ngủi này để trở về Đức một lần cuối cùng trước khi trận đánh bắt đầu. Một mặt ông cũng muốn gặp đích thân Fuhrer để xin thêm hai lữ đoàn thiết giáp, một đơn vị DCA và một lữ đoàn công binh. Một khác, ông muốn thăm nhà tại Herrlingen vào ngày 6 là sinh nhật của vợ ông. Von Rundstedt chấp nhận cho ông nghỉ phép một công đôi việc. Sau khi điện thoại cho Tướng Schmundt, tuỳ viên riêng của Fuhrer để báo tin ông sẽ đến, ông rời La Roche sáng ngày 4 tháng 6 bằng chiếc Horch mui trẩn. Ngay đêm hôm đó, sau một chuyến hành trình dài, Thống chế về đến nhà một cách bất ngờ đối với vợ ông.

    Ba mươi sáu giờ sau, ngày 6 tháng 6 năm 1944 lúc 10h15, Hans Speidel là Tham Mưu Trưởng của Rommel điện thoại: : Họ đã đổ bộ!?

    Rommel kinh hoàng, ông nhảy lên xe ngay lập tức, hối Daniel lái xe vong mạng, ngay đêm đó về đến La Roche.

    Chỉ vài giờ sau cuộc đổ bộ, tình hình đã không sáng su?a lắm. Mặc dù Rommel đã dổn hết nỗ lực, Bức tường Đại Tây Dương vẫn không ngăn chặn nổi quân xâm chiếm. Khắp nơi, mặt trận bị mở bung và địch quân đang thiết lập các đầu cầu cho họ. Tướng Speidel, người nắm quyền chỉ huy khi thượng cấp vống một, báo cáo cho Rommel một bức tranh àm đạm các diễn biến và biến cố.

    Rommel đã tiên liệu, cơ may duy nhất có thể hất đối phương trở lại xuống biển vẫn là sự tham chiến của chiến xa mà giờ đây đang bị thiếu thốn một cách thám thương. Ngay từ những giờ phút đầu tiên của cuộc xung phong, Speidel đã thay mặt ông xin sự can thiệp của Sư đoàn 12 Panzer đóng tại vùng hạ Contentin. Hitler chỉ chấp nhận vào lúc 13h32. Bị quấy rối bởi không quân địch, sư đoàn này mất một thời gian dài để đến mặt trận. Đến sáng ngày 7 họ mới đến nơi và tận ngày 9 mới bắt đầu phản công.

    Có một sư đoàn thiết giáp trong khu vực bị tấn công vào ngày J còn quan trọng hơn là có ba sư đoàn ba ngày sau,? Rommel đã nói trước.

    Một lần nữa Rommel có lý và một lần nữa sự ương ngạnh của Fuhrer đã làm tổn hại đến bình diện trận đánh. Nếu người ta nghe Rommel, nếu các sư đoàn Panzer được đặt gần các vùng duyên hải thì mọi chuyện đã có thể khác. Chứng cứ: Đó là Sư đoàn 21 Panzer đóng tại Caen, chỉ một mình họ mà đẩy lui địch quân ra đến bờ biển. Nhưng sau đó bị cô lập trong tình hình chung hỗn loạn, họ phải rút lui để tránh bị bao vây.

    Rốt cuộc, Hitler đành phải ra lệnh cho các sư đoàn thiết giáp yêu quý của ông ta can thiệp, nhưng đã quá muộn. Không lực Đồng minh đã phá sập phần lớn cầu đường khiến cho việc di chuyển các đơn vị ấy bị chậm trễ rất nhiều. Khi đến trận địa, chúng đã bị tổn thất một phần lớn cấp số bởi các đợt oanh kích liên miên từ phi cơ chiến đấu Đồng minh.

    Ngày 8 tháng 6, Rommel đặt đại Bản doanh tại Mesnil Patry, nơi ông có thể kiểm soát dễ dàng hơn diễn biến của trận đánh. Ngày 10, ông đến gặp Schweppenburg để gần như cầu khẩn ông này điều động thiết giáp nhanh hơn. Hôm sau ông lại đến gặp Von Rundstedt. Cả hai người gửi về Berlin một bản báo cáo khá bi quan: Tình thế của chúng tôi ngày càng nguy hiểm.. Hai vị Thống chế thúc giục Hitler thị sát tận nơi để nhận thấy rõ nguy cơ thảm hoạ.

    Chiều tối ngày 16 tháng 6, điện thoại gọi đến Bộ Tư Lệnh Cụm Tập đoàn quân B: Các Thống chế Rommel và Von Rundstedt cũng như các tham mưu Trưởng của họ phải đến trình bày tình hình cho đích thân Fuhrer tại địa điểm gần Margival, phía Bắc Soisson, sáng mai lúc 9h. Hôm ấy, sau khi chạy qua 300 km đường bộ kẹt cứng nhiều đoàn convoy, Rommel đến chỗ hẹn đúng giờ. Khi đi vào gian phòng có Hitler, Jodl và Rundstedt đứng chở sẵn, ông lại bất giác mìm cười. Thật vậy, ông nhớ đại Bản doanh xây ngầm dưới đất này, được xây dựng dựa trên một đoạn tàu điện ngầm bị hỏng vào năm 1940 để làm tổng Hành Dinh cho Fuhrer chỉ đạo xâm chiếm Anh quốc. Từ đó đến nay, ông nghĩ, tình thế đã biến chuyển một cách mìa mai.

    Và người ta đã tụ họp ở đây để bàn về tình hình. Von Rundstedt là người mở lời đầu tiên. Trong khi ông trình bày, Rommel chú ý rằng Fuhrer đang luôn tay vân vê Cập kính có vẻ căng thẳng, mệt mỏi, nếu không nói là chán nản.

    Trong thực tế, cuộc họp này sắp nổi sóng gió. Rommel không có ý định che giấu sự trầm trọng của tình hình chiến sự với người lãnh đạo Đức quốc, người mà trước khi Rundstedt trình bày vắn tắt, đã nghĩ rằng tốt nhất là cứ đồ trách nhiệm lên đầu các Tư Lệnh địa phương, những người do chính ông ta bổ nhiệm.

    Rommel chẳng suy tính gì trước khi phát biểu. Sau khi nhấn mạnh sự can trường của binh sĩ Đức và khả năng các cấp chỉ huy của họ, ông để Cập một cách khá dữ dội đến sự yếu kém hoàn toàn của lực lượng Hải quân và nhất là của Không quân. ông trình rõ rằng trong một số đơn vị, người ta không thấy một chiến đấu cơ nào của Đức từ nhiều tuần lễ nay, nên các cấp chỉ huy đã ra lệnh bắn ngay vào tất cả các máy bay mà chẳng cần phải nhận diện, bởi họ thừa biết rằng chẳng còn máy bay Đức nào cả. Tiếp theo đó, Rommel nhấn mạnh ưu thế tuyệt đối về tiếp liệu của đối phương, khả năng tái trang bị vô tận của họ và sau đó là tính cách hiềm nghe của mặt trận mà binh sĩ của ông phải trấn giữ với cái giá hy sinh nguy nan nhất.

    Fuhrer có vẻ khó khăn trong việc giữ bình tĩnh. Tuy nhiên, ông trả lời Rommel sau khi Rommel để nghị trong phần kết luận một cuộc di tản chiến thuật toàn diện về con sông Orne. Trong phần trả lời của mình, một lần nữa Hitler đắm mình vào một sự khai triền sâu rộng những vũ khí bí mật của ông, những quả bom bay mà từ 48h qua đã rơi xuống Luân Đôn, và về các phi cơ phản lực sẽ làm chủ bầu trời trong không lâu nữa. Trong khi chờ đợi, Hitler nói, không có vấn để rút lui, phải cố thủ. Fuhrer có vẻ tin tưởng việc này, căn cứ vào các pháo đài hoàn toàn kiên cố? được thiết lập chung quanh các hải cảng.

    Rommel sửng sốt rụng rời. ông nghĩ rằng phần trình bày tình hình của ông khá táo bạo để đưa Hitler đến chỗ ra các quyết định thực tế ít ra một lần. Nhưng một lần nữa, bị giam hafm trong các cơn mơ của mình, Hitler muốn thấy tình hình như ông ta thích chứ không muốn thấy thực tại.

    Một hồi co?i báo động đến đúng lúc để làm cho tâm trí mọi người bình tĩnh lại. Cuộc họp tiếp tục vài phút sau trong một côn h m ẩn trú. Rommel lại nói, và lẩn này còn đi xa hơn. Ông đòi hỏi chúng tôi tin tưởng, nhưng không ai tin tưởng vào chúng tôi, những vấn để nóng bỏng nhất không được giải quyết với th m quyền cần thiết. Không ai có vẻ muốn ngắt lời nên Rommel càng tiếp tục nhiều hơn. ông tiên liệu sự sụp đồ của mặt trận và sự xâm lăng không tránh khỏi vào nước Đức, bị kẹp giữa quân Đồng minh và Nga, trước sau gì cũng sụp đồ. ông chấm dứt bằng cách khẩn cầu Hitler chấm dứt chiến tranh và cứu những gì của đất nước còn có thể cứu được.

    Ông im đi, Hitler hét lớn, ông đừng bận tâm đến đường lối chiến tranh! Công việc của ông là chống lại cuộc xâm lăng. Nhưng Rommel cứ tiếp tục. ông chỉ trích thái độ của quân SS, của Gestapo, ông phản đối cuộc thám sát tại Oradour Sur Glane. Những hành động như thế, ông nói, làm mất thanh danh bộ quân phục Đức.

    Hãy nên lo những gì liên quan đến ông!? Hitler gào lên. Đoạn, ông ta đồi giọng, tìm cách làm dịu mọi người bằng cách công bố các đơn vị tăng viện đang đến Normandie. Thế rồi ông chấm dứt cuộc họp một cách khô khan vào lúc 16h.

    Hãy lo những gì liên quan đến ông? Làm như số phận của đất nước tôi, số phận của hàng ngàn đứa con của Tổ quốc mà tôi có trách nhiệm lại không liên quan gì đến tôi cả. Rommel nghĩ. Suốt dọc con đường đưa ông về Bộ Tư Lệnh của mình, ông Thống chế suy nghĩ liên miên đến những cơ hội bị bỏ qua. ông nhớ đến Phi Châu và Afrika Korps bị bỏ rơi, bị lên án từ vì sự ngu dốt. ông nghĩ đến những người ông sẽ đến gặp, họ đang chiến đấu trong những điều kiện thê thám chống lại một kẻ thủ vượt xa mình ở mọi điểm. ông nghĩ đến những người sắp từ trận một cách vô ích

    Kề từ đó, không còn vấn để ngần ngại lâu hơn nữa, Rommel sắp làm cho những người khác biết đến điều đó, những người trong bóng tối, đang chuẩn bị cho một nước Đức khác?

    Vận đen của Quân đội Đức đã làm lung lay cả chế độ. Kề từ thảm hoạ Stalingrad, rồi thất bại tại Phi Châu, mỗi ngày trôi qua lại có thêm những bằng chứng cho thấy ước mơ chiến thắng của phe Trục là xa vời. Hôm qua là Ý, hôm nay là Pháp, ngày maì không ai nghi ngờ gì nữa, sẽ là Đức quốc. những lời tuyên bố đẹp đef của Fuhrer chỉ còn có thể lửa dối những kẻ muốn bị lửa dối. Và những thông cáo đao to búa lớn của đài phát thanh với báo chí không còn che đậy được thực tế đáng âu lo nữa.

    Từ Stalingrad đến El Alamein, từ Cassimo đến bãi biển Normandie, cuộc lui quân dần dần của Quân đội Đức để lại hàng chục ngàn xác binh sĩ, hàng trăm ngàn người thương tật. Trong mùa đông 1944 này, không có một gia đình Đức nào mà không bị đau khổ vì cái chết của một người cha, một người anh, một đứa con hay một người chồng. Dân chúng sống trong các thành phố, những người mà Goering còn cả gan nói về ưu thế của Không quân Đức, đang phải hứng chịu ngày đêm những đợt rài thám từ các pháo đài bay xuống đầu, phải sống chôn mình dưới các h m trú ẩn, gần như có điện, đôi khi không có nước. Khẩu phần thực phẩm ngày càng hạn chế, cứ giữa hai đợt báo động ném bom, họ lại đồ ra xếp hàng nối đuôi nhau dài dằng dặc trước các cửa hàng hiếm hoi còn mở cửa.

    Đối với nhiều người Đức, sự tình giấc này quá tàn bạo. Bị đầu độc bởi một bộ máy tuyên truyền kinh khủng trong quá nhiều năm, giờ đây sự phẫn uất và nghi ngờ tràn ngập trong tâm trí họ.

    Lẽ tự nhiên, phe đối lập không thể không lợi dụng môi Trưởng quá thuận lợi này. Mặc cho cả một hệ thống cảnh sát và mật vụ không tiền khoáng hậu, mặc cho những tố cáo, bốt bớ, tra tấn, hành quyết hay tù đày trong các trại từ thẩn, phe đối lập vẫn tồn tại song song với chế độ. Chắc chắn đó không phải là một phong trào có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ hay có thể so sánh được với các mạng lưới kháng chiến trong các quốc gia bị chiếm đóng. Họ đơn giàn là các nhóm đàn ông, đàn bà từ khắp bốn phương tập hợp lại, họ bất chấp sóng gió đàn áp, không bao giờ ngừng chiến đấu chống lại chế độ độc tại của tên hạ sĩ lu?n vùng Bohêmẻ.

    Đấy là Kurt Hubert, giáo sư triết tại Đại học Munich, tác giả của cuốn sách truyền tay: những bức thư của hoa hồng đỏ ông bị xử bắn vào tháng 2 năm 1943 cùng với hai sinh viên của ông, Hans và Sophie Schall, 20 và 21 tuổi, những thanh niên này đã hét lớn trước khi bị bắn: Không thể giết chết được tự do!? Đấy là Bá tước Helmut Von Moltke và Bá tước Peter York Von Wartenburg, những đại biểu thật sự của giai cấp quý tộc Phổ, những người đã thành lập Câu Lạc Bộ Kreisau Đấy là ****** Leber, Eugen Gerstenmaier, người mà sau chiến tranh sẽ là chủ tịch Bundestag (Quốc hội Tây Đức), là Theodor Haubach, Hans Von Hassel, Ernst Goerdeler, thị Trưởng Leipzig Hans Von Dohanyì.

    Đối với phần đông, họ chuẩn bị cho nước Đức sau chiến tranh hơn là lo thanh toán cá nhân Fuhrer. Nếu ta khí? Hitler, họ tính, ta sẽ làm cho y trở thành ông Thánh từ vì đạo, rồi Himmler và băng đảng của hấn sẽ dựa vào đấy để chiếm quyền. Vì vậy hoạt động chính yếu của họ là thiếp lập các cuộc tiếp xúc bí mật với Đồng minh, qua trung gian là các quốc gia trung lập, Đặc biệt là Thuỵ Điền và Thuỵ Sĩ. Chỉ mãi về sau, vào mùa xuân 1944, khi tổ quốc sắp lâm vào một trong những thảm hoạ lớn nhất lịch sử, việc ám sát Hitler mới được quyết định. Nhưng thanh toán Hitler là một việc, mà thanh toán guồng máy mạnh mẽ của chế độ lại là việc khác. Trong thực tế, không thể làm gì cả nếu thiếu sự hậu thuẫn của Quân đội.

    Thế mà từ khi ngọn gió bại trận bắt đầu nổi lên, không khí đã biến đồi trong lòng tập thể sĩ quan Quân đội Đức. Việc Fuhrer không có khả năng rõ ràng về một quân sự, việc ông ta thiếu tin cậy vào các Tướng lĩnh và Thống chế làm cho các lãnh đạo quân sự có lý do để biện minh cho các thất bại của họ. Ngoài ra, các sĩ quan kỳ cựu, những người đã có một trong Quân đội từ trước khi Hitler xuất hiện, cũng muốn trà thủ đám người được chế độ ưu đãi, đám Tướng lĩnh mang tư cách gia nô đê tiện đã cho phép Hitler đối xử với Quân đội bằng thái độ quá khinh mạn. Nhưng tính đối lập của Quân đội đã đến quá trễ. Từ 1933, những sĩ quan đang la ó về sự phản bội của các Bộ Tham mưu này đã im lặng chấp nhận tất cả. Chỉ có một vài trường hợp biệt lệ, còn lại họ đã nhắm mất làm ngơ trước chủ nghĩa bài Do Thái của bọn Quốc Xã cũng như tất cả những sự ngược đãi bạo hành lạm quyền mà cơ quan Gestapo cùng bọn SS đã gây ra trong các quốc gia bị chiếm đóng.

    Dù có những gì đã xảy ra đi nữa, dù lý do gì đã thúc đầy họ hành động như thế đi nữa, vào mùa đông 1944 này, phần lớn sĩ quan Quân đội Đức đều ít nhiều công khai thủ ghét chế độ. Nhưng sự côm phẫn này mang tính cách vị kỷ. Đa số không nhằm vào việc cứu vãn nước Đức mà là cứu vãn Quân đội, nền tàng của quốc gia. Tóm lại những kẻ xì x m và những kẻ âm mưu đều muốn tái diễn vụ 1918, ký kết hàng ước trước khi địch quân đặt chân lên đất nước. Lẩn này sẽ có khác biệt, họ muốn thương lượng hoà bình với những người Anglo Saxon trước, rồi quay lại tập trung chống Nga với sự đứng ngoài tàng lờ của Đồng minh. Kế hoạch này lôi cuốn nhiều người, nó dường như cũng là kế hoạch của Erwin Rommel.

    Ta đã thấy ông ta, Erwin Rommel, một trong các Thống chế Đức nổi danh nhất, lại có vẻ không được ưa thích trong lòng Quân đội. Qua nhiều lần thiệt thỏi, ông ý thức được ông không thể trông cậy vào Bạn bè. Sự thăng cấp nhanh chóng, cảm tình dường như Hitler có dành cho ông, những chiến thắng ở Bắc Phì đã đầy ông ra bên lề tập thể các Thống chế Đức Quốc Xã. Bị ghét bỏ bởi các sĩ quan chuyên nghiệp , lớp kỳ cựu của giới quý tộc quân sự, bị ganh tị bởi các sĩ quan của chế độ, những tên Nazi bất tại, sự hiện diện của ông làm chúng căm gan.

    Trong giới dân sự, Rommel cũng gây ra những cảm nghĩ tương tự, mối nghi ngờ tương tự. Đặc biệt, H. Giselius viết: Rommel là một người Quốc Xã chủ nghĩa xác tín nhất trong số các Thống chế của Hitler.

    Trong thực tế, dường như Rommel là một sàn phẩm thuẩn tuý của chủ nghĩa Quốc Xã chỉ riêng trong phạm vi là sự hoàn thành chế độ này đã giúp ông thăng cấp, chiến thắng và tạo dựng một bộ một binh nghiệp. Chắc chắn là giới sĩ quan kỳ cựu thuộc giai cấp quý tộc Phổ sẽ không bao giờ ban cấp cho ông một cách nhanh lẹ như vậy nếu quyền hành trong tay họ.

    Dầu sao chăng nữa, những cảm nghĩ của Rommel vào năm 1944 đối với chế độ nói chung và đối với Hitler đã biến đồi. Sự thay đổi này đến từ lúc nào không ai có thể biết được. Người ta chỉ ghi nhận rằng vào tháng 12 năm 1943, nghĩa là vài tháng sau khi Afrika Korps bị bỏ rơi ở Phi Châu, Erwin Rommel đã cấm không cho con trai mình gia nhập vào đơn vị Waffen SS như ý muốn của cậu ta. Con sẽ vào Quân đội mà bố đã phục vụ từ ba mươi năm nay, ông tuyên bố. Con sẽ không bao giờ được phục vụ dưới quyền Himmler, tên giết người ấy.

    Vài tuần lễ sau, trước khi hết năm 1943, lúc ông mới đến nhận chức chỉ huy ở Pháp, Rommel có tiếp xúc với hai lãnh tụ đối lập bí mật, Tiến sĩ Strolin và Tiến sĩ Goerdeler. Một cuộc tiếp xúc rất chính thức? nhưng chỉ giới hạn trong việc bốt mạch? lẫn nhau. Sự thoà hiệp chính thức đầu tiên của ông Thống chế với những người đồng mưu là cuối tháng 12 năm 1943, bà Rommel đem đến cho chồng một bức thư của Strolin và Goerdeler. Trong đó họ yêu cầu ông can thiệp? để xin huy? bỏ sự ngược đãi người Do Thái và giới Tunisie sĩ, quan trọng nhất là quay trở lại chế độ thượng tôn pháp luật.

    Ba tháng sau, người ta ghi nhận một biến chuyển mới trong thái độ của ông Thống chế. Chắc chắn là do cảm thấy chua chát trước sự do dự chẩn chư? của Bộ tổng Tham Mưu tại Berlin, chấn chấn là do cảm thấy bực tức trước những dự kiến không tưởng của vị chúa tề thành Berlin cùng những chuyện chiến lược nhàm nhí của ông ta, Rommel tâm sự, lần đầu tiên, với một quân nhân. Trong một chuyến thanh sát bờ biển, thình lính ông chuyển hướng sang Brussel ngày 23 tháng 3 năm 1944, nơi đây ông trò chuyện rất lâu và cởi mở? với một Tướng lĩnh kỷ cụu, Tướng Falkenhausen, vị anh hùng của Đệ Nhất Thế Chiến và là th y cũ của ông khi còn học tại Trưởng vof bị Dresde. Hơn bất cứ ai, hai người quân nhân này có đủ t m nhìn để nhận định tính cách nguy hiểm của tình thế. Họ biết rằng cuộc đổ bộ của Đồng minh sắp xảy ra và không gì có thể ngăn chặn chúng được. Chính quyền hư hỏng, quyền lực tuyệt đối bị hư hỏng hoàn toàn?, Rommel nói. Tối đến, khi ông Thống chế quay trở lại Bộ Tư Lệnh của mình, mắc xích đầu tiên của một sợi dây đã được hoàn thành. Nó không phải là mắc xích cuối cùng.

    Vào cuối tháng 2 năm 1944, nghĩa là vài tuần lễ trước cuộc gặp gỡ tại Brussel, Rommel có cuộc tiếp xúc ngay tại nhà ông ở Herrlingen với Strolin và Goerdeler, lẩn tiếp xúc này đóng vai trò then chốt trong quyết định táo bạo của Erwin Rommel.

    Thật vậy, Strolin không thăm dò gì cả, ông ta trình bày thẳng mục đích của những người tham dự vào âm mưu. Điểm then chốt, ông ta nói, là cứu vãn những gì còn có thể cứu vãn trước khi thảm hoạ cuối cùng xảy ra, do đó phải thương thào với Đồng minh. Nhưng đừng quá trễ. Nước Đức trong tương lai vẫn phải nương cậy ở Quân đội. một Quân đội vững chắc để duy trì trật tự và tránh những sự lạm quyền. Một khác, Đồng minh sẽ không bao giờ chịu thương lượng với Hitler nên phải thanh toán y. Nhân việc này, Strolin tiết lộ với Rommel là một kế hoạch đã được soạn thào xong, trong đó dự tính việc bắt giữ Hitler sẽ do một nhóm sĩ quan cao cấp của Quân đội phụ trách, họ sẽ bắt buộc Hitler thoái vị. Kế hoạch này, Strolin nói thêm, dự liệu sẽ thay thế Hitler bằng Rommel. Như vậy là ông sẽ đóng vai trò một Hindenburg mới nhở danh tiếng và uy tín của ông với quốc dân.

    Tôi nghĩ rằng giúp đỡ cho Đức quốc là bổn phận của tôì. Rommel trả lời. Nhưng có vẻ Rommel khá vội, ông ta còn bối rối với trường hợp phải thanh toán Hitler, một giải pháp được Strolin dự tính trong trường hợp việc bắt giữ Hitler gặp khó khôn. Như vậy, Rommel đã chấp nhận kế hoạch tổng quát mà người ta trình ông, ngoại trừ việc giết Hitler. Nếu giết Hitler, ông nói, chúng ta sẽ biến ông ta thành một ông Thành tử vì đạo. Trước khi chuyển qua giai đoạn hành động, ôngàyêu cầu người ta để cho ông một cơ hội cuối cùng để thuyết phục Hitler, nếu ông ta không chịu rút lui thì chí ít cũng là chịu chấm dứt chiến tranh.

    Vào giữa tháng 4 năm 1944, Rommel tiếp đón 1 tham mưu trưởng mới, Tướng Hans Speidel, người này từ đó đóng một vai trò quan trọng bên cạnh Rommel. Không những chỉ về phương diện quân sự nhờ vào tại năng của ông ta, mà còn về phương diện chính trị. Vì ông ta có tư tưởng thực tế, sáng suốt, và có mạng lưới giao hảo rất rộng rãi với các Tướng lĩnh Đức. Speidel hoàn toàn chia sẻ những quan điểm của Rommel, ông ta sẽ giúp Rommel hai việc chính: Một là ông ta sẽ giúp Rommel giao tiếp với các nhân vật quan trọng mà cho đến lúc này vẫn còn rất nghi ngại Rommel. Hai là sẽ đóng vai trò ra mặt thay cho Rommel khi thi hành các nhiệm vụ bí mất.

    Nhiệm vụ thứ nhất: Dàn xếp một cuộc gặp gỡ giữa Erwin Rommel và Tướng Kark Heinchrich Von Stupnagel, tổng Tư Lệnh Lục quân Đức tại Pháp.

    Cuộc gặp gỡ này diễn ra ngày 15 tháng 5 năm 1944 trong một biệt thự ở Mareil gần Saint German-en-Laye. Hai người biết rõ hơn ai hết tính chất nghiêm trọng của tình hình quân sự nên không còn nghi ngờ gì về kết cục của cuộc chiến nữa. Trong dịp này, Rommel đã tuyên bố một câu nói, một câu mà những người nghi ngờ chủ trương chống Nazi của ông liên tục nhắc lại để khẩng định quan điểm của họ: Nếu chúng ta có bom nguyên từ, bổn phận của chúng ta là tiếp tục cuộc chiến tranh. Điều này làm cho H. Gisevius về sau nhận xét: Sự thiếu tư cách của Rommel khi đứng về phe đảo chính thật độc nhất vô nhị.

    Dù sao đi nữa, cả hai người đều đồng ý về việc phải chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt và lật đồ Hitler. Biết rõ cảm nghĩ của Von Rundstedt đối với Hitler, họ cũng quết định cho ông Thống chế già này biết chuyện.

    Một tuần lễ sau, ngày 27 tháng 5 năm 1944, chỉ cách cuộc đổ bộ có mấy hôm, có một cuộc họp quan trọng tại Freudenstadt, trong đó Tướng Speidel do Rommel uy? nhiệm đã gặp gỡ những người đồng mưu chính yếu. Đó gần như là một buổi làm quen giữa những người chuẩn bị âm mưu từ bên trong với những người tham dự từ bên ngoài. Cuộc họp này còn có cả sự tham dự của Nam tước Constantin Von Neurath, cựu tổng Trưởng ngoại giao, và dĩ nhiên là có Strolin. Ba quyết định cuối cùng đã được thông qua: 1. Hitler sẽ bị thanh toán. 2. Rommel với uy tín của ông sẽ được cử làm lãnh đạo Quân đội hoặc quyền Quốc trưởng trong giai đoạn lâm thời. 3. Các cuộc tiếp xúc với Đồng minh sẽ được tiếp tục.

    Rommel, do từ lâu đã biết gạt các đại diện của Gestapo hay của Đảng ra khỏi số cộng sự viên thân tín của mình nên gần như bị tràn ngập bởi khách viếng thăm, họ đến thăm ông với tất cả niềm tin và sự cởi mở. Ngoài ra, do hoạt động riêng, ông thuyết phục được phần đông các Tướng lĩnh dưới quyền đứng về phe đảo chính, nhất là ông Tướng già Dollman và viên Tư Lệnh thiết giáp là Tướng Geyr Von Schweppenburg.

    Như thế, chỉ trong vài tuần lễ, phần chủ yếu các Tướng lĩnh và chỉ huy Trưởng các đơn vị đồn trú tại Pháp, Bị, Hoà Lan, đều ít nhiều dính dáng trực tiếp đến âm mưu đảo chính. Mặc dù được báo cho biết, Von Rundstedt, người duy nhất trong số các lãnh tụ quân sự lớn được báo, vẫn còn do dự. ông thu mình trong cái mà Tướng Speidel gọi là một sự thụ động tinh thần?, ông ta bị kẹp giữa chủ trương chống bọn Nazi và sự tôn trọng cấp trên mang tính cách di truyền của ông.

    Trở về sau buổi họp thượng đình bi thảm với Hitler gần Soissons, Rommel được biết rằng tình hình ngày càng tiếp tục tr m trọng thêm trên mặt trận Normandie. Tổn thất của ta lên đến mức khổng lồ, ông ghi chú, và điều tệ hại là sự vô ích hoàn toàn của những hy sinh ấy?? Ngày 25 tháng 6, Rommel tiếp Đại tá Finck, sĩ quan của Bộ tổng Tham Mưu đến thăm. ông này nói với Rommel về chiến dịch Valkyrie ám sát Hitler do Đại tá Claus Von Stauffenberg tổ chức. Rommel khá hoài nghi và cũng dùng dằng về việc ám sát Hitler, đối với ông ta, thanh toán có nghĩa là loại Hitler ra khỏi chính quyền, giết Hitler chỉ là phương án sau cùng nếu việc phế truất ông ta thất bại.

    Ngày 28 tháng 6, Rommel và Rundstedt bị triệu dụng về tổng Hành Dinh của Hitler. Hôm sau họ đến nơi.

    Nơi đây đang có một không khí cuồng nhiệt vĩ đại. Người ta nói liên hồi về vũ khí bí mật, bên cạnh đó người ta cũng lên án Quân đội đủ thứ tội: Mọi chuyện sẽ khá quan hơn nếu mấy người chịu chiến đấu. Hitler la hét. Một lần nữa Hitler già vở như không nghe thấy lời khẩn cầu của hai vị Thống chế muốn chấm dứt chiến tranh trước khi quá trễ. Hitler lạnh như bông, Không những từ chối tiếp chuyện riêng hai người, ông ta đuổi họ ra ngoài một cách thô lỗ.

    Khi đi ra, Rommel than phiền một cách cay đắng với Thống chế Keitel: Ông ta đã trở nên hoàn toàn u mê! ông ta toàn nói đến chiến thắng rực rỡ, trong khi chúng ta chỉ còn cách thảm hoạ có vài tuần nữa.

    Tôi cũng biết như ông rằng không còn gì để làm nữa, Keitel trả lời. Xong rồi ông ta lại hứa với Rommel là sẽ làm tất cả những gì trong th m quyền để thuyết phục Hitler chọn giải pháp hoà bình.

    Hitler bốt các Thống chế trả giá rất đắt về sự chủ bại của họ. Hai ngày sau khi từ Berchtesgaden trở về, Von Rundstedt được biết ông bị giải nhiệm. Hitler không có cả can đàm tự mình công bố quyết định, mà gửi một người thuộc Bộ tổng Tham Mưu đến, mang theo một Huân Chương Chữ Thập Sốt với lá cây sô?i, sau đó gửi kèm quyết định giải nhiệm. Vài ngày sau, ngày 5 tháng 7 đến phiên Tướng Geyr Von Schweppenburg, Tư Lệnh thiết giáp mặt trận Pháp bị bãi chức. Cùng ngày hôm ấy, người thay thế Rundstedt là Thống chế Gunther Von Kluge đến Bản doanh của Rommel.

    Thoạt tiên, cuộc tiếp xúc giữa hai người cực kỳ lạnh nhạt. Von Kluge vừa trài qua nhiều tuần lễ trong ô? diều hâu của Hitler và có vẻ bị đầu độc bởi tinh thần thác loạn của ông ta. Kluge tỏ ra hết sức gây hấn khi gặp Rommel. Trong vài câu khô khan và hung bạo, vị chúa tề mới của Quân đội Đức tại mặt trận Miền Tây lớn tiếng mạt sát những kẻ dễ bị lôi cuốn bởi tinh thần chủ bại và từ đây không còn được Fuhrer tin tưởng nữa. Kluge ra lệnh: Ông Thống chế Rommel, kề từ hôm nay ông phải tuyệt đối tuân lệnh, tôi cương quyết yêu cầu ông điều đó.

    Rommel điên lên vì giận dữ. Thưa ông, Rommel đấm tay xuống một bàn, ông có thể cho tôi biết là tôi đã không tuân lệnh cấp trên ở đâu? Khi nào?? Von Kluge yêu cầu mọi người ra ngoài hết và hai người tiếp tục cãi lộn trực tiếp một cách dữ dội. Rommel đòi vị tổng Tư Lệnh rút lại lời nói và báo cáo tình hình chính xác cho Bộ tổng Tư Lệnh Quân đội Đức biết. ông muốn Kluge dành 24h ra mặt trận điều nghiên tình hình thực tế chứ không phải tình hình như Hitler muốn thấy, trước khi thào luận lại.

    Von Kluge đồng ý và đi thanh sát ngay, ông ta thanh tra các Bộ Tham mưu, thăm hỏi các binh sĩ. 48 giờ sau, ông ta quay lại gặp Rommel và công khai xin lỗi. Tôi không thể tưởng tượng, ông ta nói, tình hình lại tr m trọng đến mức như vậy, lại tuyệt vọng đến mức như vậy.

    Kề từ đó, một bầu không khí mới mẻ ngự trí trong mối quan hệ giữa hai người. Và những người âm mưu muốn khai thác quan hệ đó để lôi kéo vị Tư Lệnh mới về phía họ. Ngày 13 tháng 7, Speidel, người vận động không biết mệt, lại gặp Stulpnagel để yêu cầu đánh một đòn tâm lý vào Kluge, tìm cách hoặc là lôi cuốn ông ta vào hàng ngũ của họ, hoặc là chí ít cũng có được sự trung lập của ông ta.

    Cùng Lúc đó, một lần nữa Rommel đi thanh sát mặt trận. Các trận đánh vẫn diễn ra một cách bình thường, bình thường bây giờ còn nghĩa là: Hết chỗ này đến chỗ khác, các chốt phòng thủ bị đánh tan. Lực lượng tăng viện được ông Thống chế đòi hỏi ầm ĩ chỉ được đưa đến một cách nhỏ giọt. Lực lượng tăng viện ấy thay vì là một sức mạnh mới để thay đổi tình thế thì nò chỉ có thể bù đắp được rất ít những mất mát khổng lồ. những mất mát ấy là do những người lính Đức bắt buộc phải chiến đấu đến cùng không được rút lui trong khi đối phương àp đảo kinh hơn về tất cả mọi mặt. Khắp nơi, mặt trận gãy để và không gì có thể, ngay cả với các vũ khí bí mật trứ danh của Hitler, giúp ngăn chặn làn sóng quân tấn công. Mặt trận chỉ còn có thể duy trì trong 15 ngày.

    Vững tin vì những gì vừa thấy, vững tin vì thái độ của phần đông các Tướng lĩnh được hỏi ý kiến đều đồng ý đứng về phía đảo chính, Rommel bắt đầu gửi cho Hitler một phục trình dài, phục trình cuối cùng.

    â Tình hình mặt trận Normandie ngày càng khó khăn Trước tổn thất 97.000 người, tức trung bình 2.500 đến 3.000 người mỗi ngày, chúng tôi chỉ nhận được cho đến nay còn 6.000 binh sĩ tăng viện. Tương tự, tổn thất về chiến cụ rất cao và cũng chỉ được bù đắp bằng một tỷ lệ quả yếu kém. Vd: 17 chiến xa so với 225 chiếc bị mất Nhiều đơn vị mới và những khối chiến cụ vĩ đại đang ngày đêm để xuống bổ sung cho địch quân, không hề bị chặn lại bởi không quân chúng ta. Áp lực địch cứ gia tăng mãi. Trong những điều kiện này, phải chuẩn bị tinh thần để chờ đợi một điều rằng có thể từ 3 đến 15 ngày nữa, địch quân sẽ thành công trong việc chọc thủng tuyến phòng thủ của ta và xâm nhập Thật sâu vào lãnh thổ Pháp. Hậu quả không thể đo lường được. Quân đội chiến đấu một cách anh dũng, nhưng cuộc chiến đấu không tương xứng này đã đi gần đến chỗ kết thúc..

    â Tôi bắt buộc phải khẩn cầu ngài rút ngay ra các hậu quả của tình hình này. Trong tư cách là Tư lệnh Binh đoàn, tôi thấy còn bổn phận nói rõ ràng với Ngài điều đó. Erwin Rommel , Fieldmarschall.

    Đề ngày 15 thông 7 năm 1944, bức Tối hậu thư này đến tay Hitler hai ngày sau, 17 thông 7.

    Hôm đó, Rommel , như mọi ngày khác, mặc dù không còn nghi ngờ gì về Kết quả cuộc chiến nữa, ông vẫn ra thanh sát mặt trận. Ghé ngang qua vùng Falaise, ông lần lượt viếng thăm Bộ Chỉ huy Quân đoàn 277 và Quân đoàn 276 Bộ binh, rồi đến Bộ Chỉ huy Quân đoàn 1 Thiết giáp SS, nơi đây ông Sepp Deitrich than thở nỗi lo Ău của ông ta. Sau vài phút nói chuyện cởi mở, Rommel lên đường, là một điều là ông cảm thấy khá hài lòng, vì chính những tay SS cũng không còn tin vào chiến thắng nữa.

    Đến 16h, ông trở về. Dietrich để nghỉ ông lấy chiếc Wolkswagen nhỏ của ông ta thay vì chiếc Mercedes to lớn của ông để trành thu hút không kịch, nhưng Rommel từ chối. Và chiếc Mercedes, trong đó còn viên tài xế trung thành Daniel, Đại uý Lang, Thượng sĩ Holke và Thiếu tá Niehaus nổ mày, Rommel càng gấp gàp phải về hơn vì Dietrich mới bảo với ông rằng quân Mỹ khởi sự tấn công Saint-Lo. Chiếc xe chạy ngang Livarot, từ đó rẽ theo một quốc lộ.

    Coi chừng, máy bay Anh! đặt nhiên Thượng sĩ Holke la lớn.

    -Cố chạy đến làng kia, Rommel ra lệnh cho Daniel.

    Viên tại xế nhấn ga, chiếc xe đạt đến tốc độ 140km/h, nhưng quá chậm. Hai chiếc tiêm kích Anh nhào đến trên chiếc xe với cao độ chừng 30 mét, một thế bay bám đất lý tưởng. Đại liên nổ giòn, tiếng đạn xuyên qua thùng xe khô khan. Chiếc xe láng qua một bên đường, lao vào một thân cây, nhảy chồm lên và đứng sựng ngang giữa đường. Daniel bất tình vì một viên đại liên xuyên qua vai.

    Đại uý Lang ngồi ở băng sau bình yên vô sự. Thiếu tá Niehaus cũng vô sự như phép lạ với một viên đạn trúng ngay vào bao súng lục của ông ta. Nhưng chỉ còn mình Holke là người duy nhất không bị mất bình tĩnh, ông thoát ra ngay khỏi chiếc xe và chạy đến cứu Rommel, vì Thống chế sau khi bị đập dữ dội vào kính chắn giò của chiếc xe đã văng ra ngoài.

    Rommel bị thương trầm trọng. Ngay sau đó ông được đưa đến Bệnh việc của Không quân tại Beruay. Ông bị bốn vết nứt trên sọ, mặt cắm đầy những mảnh kính vỡ, ông trải qua nhiều giờ trong nguy ngập.

    Ngày thứ năm, 20 thông 7 năm 1944, tại Rastenburg trong vùng Đông Phổ, tại Bộ Tổng Tham Mưu của Fuhrer, tại Hang Sòi, Đại tá bá tước Claus Von Stauffenberg đặt một quả bom. Bom phát nổ cách vị chúa tể độc tài còn vài mét. Nhưng Hitler chỉ bị thương nhẹ ở cánh tay. Chiến dịch Valkyrie thất bại.

    Cuộc thanh trừng sau đó rất đẫm máu, tàn bạo. Tuy vẫn bị choáng váng vì vụ mưu sát mà ông vừa thoát khỏi một cách may mắn là lùng, Fuhrer vẫn tỉnh táo thấy rõ còn một âm mưu lớn. Nhiều trăm người, đàn ông, đàn bà, dân sự, quân sự, bị bắt. Một số bị tra tấn dã man, một số khác bị hành quyết ngay, một số khác bị đưa ra toà àn nhân dân xét xử và bị kêu án tử hình, treo cổ. Xác họ bị móc bằng những móc thịt heo lấy từ các cửa hàng thịt, treo lừng lững quanh tường của căn phòng hành quyết.

    Phần đông những người dân sự tham dự đảo chính đầu bị biến mất theo cách như thế trong cuộc hoảng loạn đẫm máu: Goerdeler, Von Hassel, Von Donhanyi, Theodor Haubach, Von Moltke, Von Waterburg. Về phần các quân nhân, mũi tấn công của cuộc đảo chính, họ bị thanh trừng bị nặng nề: Von Stauffenberg, Von Stulnagel, vì Thống chế lão thành Von Witzleben, các Tướng Von Tresckow, Olbricht và chính cả Đô đốc Canaris sau này đều bị bắn bỏ. Hàng trăm người khác bị bắt, bị lột lon hay bị thuyên chuyển. Trong có vài tuần lễ, Lục quân Đức cơ hồ tan rã. Và Rommel, những người đồng mưu bị tra tấn đã khai và Hitler đã được biết ít nhiều về vai trò ông đã đóng "hay có thể đóng " trong nội vụ. Tuy nhiên Rommel không lo ngại gì, ít ra cũng trong thời gian đầu.

    Trong mọi trường hợp, Rommel đã không bao giờ tìm cách tẩu thoát. Giờ đó ông vẫn còn nằm tại Bệnh việc Bernay, nơi còn 2 cộng sự viên trung thành thay nhau đến thăm ông: Đô đốc Ruge và Tướng Speidel. Lúc 5h sáng ngày 23 thông , một chiếc xe cứu thương chở vì Thống chế về Bệnh việc Vesinet ở vùng phù cận Paris, nơi bác sĩ Esch giáo sư Đại học Leipzig sẽ làm tất cả để sửa lại gương mặt cho Cáo Già Sa Mạc.

    Mười lăm ngày sau, Tình trạng sức khỏe của ông khá quan hơn, Rommel được đưa về Đức, và sau vài ngày tại Bệnh việc Ulm, ông được đưa về nhà tại Herrlingen. Tinh thần ông dường như không bị thương tổn gì, hay ít ra là ông đã tỏ ra như thế.

    Ngày 11 thông 10, ông tiếp Đô đốc Ruge đến thăm. Trông như ông hoàn toàn bình phúc, Ruge ghi nhận, ông ăn rất ngon món rô ti do vợ ông làm. Mặc dù tình hình rất nghiêm trọng, mặc dù cuộc mưu sát thất bại và sự thanh toàn gần hết những người dự mưu vấn rất thân thiết với ông, Rommel vẫn hy vọng một sự vùng dậy, vẫn tin là có thể thuyết phục Hitler chấm dứt hành động điên cuồng này.

    Ngày hôm đó, chưa bao giờ ông nói chuyện nhiều như thế. Ông nói về Phi Châu, về Normandie, ông nói rõ những sai lầm của Bộ Tư lệnh Tối Cao, những sai lầm mà giờ đây phải trả giả quả đắt. Tối đến, ông thấy thoải mái đến độ ông quyết định tiễn khách bằng xe hơi cho đến Ausbourg, từ đó Ruge về bằng xe lửa.

    Song lẽ, Rommel lo ngại. Ngày 7 tháng 9, viên tham mưu Trưởng trung thành của ông là Tướng Speidel bị bắt. Ông cảm thấy dây thỏng lòng đang siết dần trên cổ. Ông được biết rằng Von Kluge đã bị cưỡng èp tự sát. Ông biết rằng chẳng chóng thì chầy số phận ông sẽ đến. Tuy nhiên Rommel không xuôi tay. Ông viết cho Fuhrer một là thư để cố gắng cứu vãn tình mạng Speidel. Ông kể lại những công lao mà Speidel đã đóng góp trong suốt chiến trận tại Normandie. Khi Tướng Guderian đến thăm, ông dự tình một hành động mới để thử một lần chót khuyên Hitler chấm dứt chiến tranh.

    Ông cho Manfred con trai ông biết những nỗi lo sợ của ông. Một hôm hai cha con đi dạo trong rừng, Rommel thú nhận: "Con à, rất có thể là người ta muốn bí mật thủ tiêu ba, có khi là họ phục kích ngay trong khu rừng này chẳng hạn. Đây không phải là lý do để ta bỏ chuyến dạo chơi này. Nhưng con hãy cầm theo khẩu súng 8mm của ba. Bọn chúng không bao giờ bắn trúng đích ngay từ phát đầu. Nên nếu chúng bắn con hãy nhằm vào nơi phát ra tiếng súng, chúng sẽ lập tức ẩn nấp và sẽ bắn lung tung."

    Ngày 7 tháng 10, Rommel nhận được một điện tín của Keitel, viên Tham Mưu Trưởng của Fuhrer mời ông đến Berlin để dự một hội nghị quan trọng. Một chuyến xe lửa Đặc biệt sẽ đến đón ông tại Ulm. Thống chế ngờ vực. ông điện thoại cho Tướng Burgdorf, Tổng Tư Lệnh mới của Quân đội Đức sau khi Schmundt chết trong một cuộc mưu sát ngày 20 tháng 7. Theo Burgdorf, Hitler đã yêu cầu Keitel tìm một chức vụ mới cho Rommel, và chính vì việc ấy mà Keitel mời ông đến Berlin.

    Ông Thống chế càng ngạc nhiên và nghi ngờ. Giáo sư Albrecht, giáo sư thần kinh của Đại Học Tubingen, người được giao phó việc chăm sóc sức khỏe cho Rommel đã phải cấp cho ông một giấy xác nhận rằng ông không đủ sức khỏe để đi đâu hết.

    Ngày 11 tháng 10, Đô đốc Ruge đến thăm, ông tuyên bố: "Tôi đâu đến nỗi ngu! Tôi hiểu chúng và chắc chắn tôi sẽ chẳng còn sống sót mà đến được tới Berlin!"

    Hai ngày sau, ngày 13, ông và vợ đến thăm một người bạn cũ, Oskar Farny, đại địa chủ, cựu dân biểu Thiên chúa giáo tại Quốc hội, ông này nổi tiếng với chủ trương chống Nazi kịch liệt.

    "Không bao giờ Hitler dám đụng đến anh, ông ta nói với Rommel. Anh quá được dân chúng mến mộ, bắt giữ anh sẽ gây đủ thứ tai tiếng."

    "Anh lầm, Rommel trả lời. Hitler muốn thanh trừng tôi và ông ta sẽ bằng mọi cách để đạt được mục đích."

    Ngay đêm đó, lúc trở về Herrlingen, Rommel thấy có một công điện của Tư Lệnh Quân khu Stuttgart báo cho ông biết ngày mai sẽ có hai vị Tướng đến để thảo luận với ông về việc bổ nhiệm.

    Ngày hôm sau, ngày 14 tháng 10 năm 1944, Manfred đi phép 24h về thăm cha mẹ.

    "Hai ông Tướng sẽ đến tìm ba trưa nay. Sau cùng rồi ba sẽ biết số phận dành cho ba: Một chức Tư Lệnh mới ở mặt trận Miền Đông hay là Tòa Án Nhân Dân." ông nói với con trai.

    Trước giữa trưa ít lâu, ông lên phòng thay áo. ông đổi chiếc quần cỡi ngựa và chiếc áo dân sự để mặc vào bộ quân phục của Afrika Korps, bộ quân phục huyền thoại của ông.

    Đúng 12h, một chiếc Mercedes màu xanh mang biển số Berlin ngừng trước cổng vườn. Hai người bước xuống: Tướng Burgdorf, một người khổng lồ và Tướng Maisel, một người bé tí.

    Hai người được Thống chế ra bậc thềm đón tiếp. Trong phòng khách, họ được giới thiệu với bà Rommel và tùy viên trung thành của ông Thống chế là đại úy Aldinger. Sau một hồi xã giao, người ta tỏ ý muốn nói chuyện riêng với ông. Bà Rommel, Manfred và Aldinger lui ra ngoài, để ba người lại với nhau.

    Cuộc nói chuyện kéo dài khoảng một giờ. Rommel bước ra ngoài, lên lầu, vào phòng bà Thống chế, mặt ông xanh nhợt. Vài phút sau ông bước ra và vào phòng con trai.

    "Ba vừa báo cho mẹ con biết là vài phút nữa ba sẽ chết. Ba được lựa chọn giữa việc tự sát hay ra Tòa Án Nhân Dân. Giải pháp tự sát là một ân huệ của cá nhân Fuhrer nhờ những công lao của ba tại Châu Phi. Hai vị Tướng có mang theo độc dược. Nếu ba chấp thuận, hai mẹ con sẽ được an toàn và cả các sĩ quan dưới quyền ba cũng được đảm bảo yên thân."

    Lúc ấy, bà Rommel và Aldinger tiến đến. Vợ ông khuyên ông cứ để cho chúng xét xử. Bà nghĩ rằng thành tích quân sự của ông có thể tránh cho ông khỏi bị tử hình. Aldinger còn đề nghị ông đào thoát, ông ta cho rằng vô hiệu hóa hai ông tướng dưới kia thật quá dễ. Manfred cất lời và cho biết xe của Gestapo đã bao quanh ngôi nhà.

    Điện thoại cũng đã bị cất.

    Rommel từ chối tất cả.

    "Tốt nhất là một mình tôi chết, còn hơn là để những người thân và sĩ quan của tôi bị tiêu diệt."

    Và sau đó là những lời giã biệt. Mãred Rommel kể lại:

    "Giờ đây tôi phải xuống đó, thời hạn 10 phút dành cho tôi đã hết."

    ông nói lời từ biệt với chúng tôi rồi cùng nhau đi xuống. Chúng tôi khoác cho ông chiếc áo choàng da. Đột nhiên ông rút chiếc ví ra:

    "Tôi còn 150 marks, liệu tôi có nên mang theo không?"

    Aldinger trả lời: "Thưa Thống chế, giờ đây nó không còn quan trọng gì nữa."

    Cương quyết, cha tôi nhét chiếc ví vào túi. Khi ông bước vào phòng, con chó con mà ông mang từ Pháp về chạy đến mừng rỡ.

    Quay về phía tôi, cha nói: "Mãred, con mang con chó vào phòng làm việc của ba." Rồi ông cùng Aldinger đợi tôi quay lại để cùng nhau bước ra vườn.

    Burgdorf và Maisel đứng đợi ông trước hàng rào. Chúng tôi bước chầm chậm về phía họ.

    ôngày hôm đó, dường như sỏi đá trên lối đi nghiến vào nhau nhiều hơn thường lệ."

    Hai ông Tướng giơ tay chào khi chúng tôi đến gần, Burgdorf nói:

    -Thưa Thống chế...

    Rồi ông ta tránh qua một bên nhường lối cho cha tôi bước qua cửa.

    Vài dân làng tụ tập đứng bên kia đường. Hướng về tôi, Maisel hỏi: "Anh được bổ nhiệm về pháo đội nào?"

    Tôi trả lời vắn tắt: "Thưa Đại tướng, pháo đội 36, Đại đội 7."

    Chiếc xe đang chờ. Viên tài xế SS mở cửa và đứng vào thế nghiêm. Cha tôi kẹp chiếc gậy Thống chế vào dưới cánh tay trái. ông hoàn toàn bình tĩnh, bắt tay Aldinger và tôi rồi bước lên xe."

    Hai viên Tướng chui vào xe và cửa xe đóng lại. Xe mở máy và biến mất sau một khúc quanh mà cha tôi không hề quay đầu nhìn lại.

    Ba mươi phút sau, Thiếu tá Ehrensperger, sĩ quan tùy viên của Tướng Burgdorf điện thoại cho Aldinger:

    "Vừa xảy ra một chuyện rủi ro khủng khiếp, Thống chế vừa qua đời vì chứng tốc huyết. Xin báo với bà Rommel là tôi sẽ đến."

    Khi Ehrensperger đến, bà Rommel từ chối không tiếp. Viên Thiếu tá cũng không nài nỉ, ông ta cùng với Aldinger đến bệnh viện Wagner tại Ulm, nơi đó, xác ông Thống chế được đặt trong một côn phòng nhỏ.

    Vài phút sau khi cùng Rommel rời khỏi biệt thự, Burgdorf và Maisel đã chây đến rừng Blanbeuten, đúng vào chỗ mà Rommel và con trai vẫn hay đi dạo.

    Burgdorf bảo Maisel đi ra chỗ khác, ông ta trao cho Rommel viên thuốc và cũng tránh đi. Khi ba người quay lại, Rommel đang hấp hối, người chồm ra phía trước.

    Buổi tối, Lucie Rommel, Manfred Rommel và Aldinger đến bệnh viện để nhìn một lần cuối thi hài ủa người quá cố. Được hỏi, viên y sĩ tỏ ra bối rối, ông ta từ chối mọi bình luận, chỉ thông báo rằng sẽ không giải phẫu tử thi.

    Ngày hôm sau, Tướng Maisel đến herrlingen để "bày tỏ cảm tình sâu xa với gia đình của một quân nhân vĩ đại vừa qua đời" ông ta được tiếp, nhưng bà Rommel từ chối không bắt tay ông ta. Ngay tối hôm đó, thì hài được đưa về Herrlingen, được canh chào bởi một toán danh dự gồm hai sĩ quan cho đến ngày tang lễ.

    Hitler, không còn biết liêm sĩ là gì, ra lệnh tổ chức quốc tang cho người vừa bị ông ta tổ chức giết hại. Lẽo đẽo theo sát chủ nhân như thường lệ, Goering và Goebbels, hai tên gia nô trung thành của Hitler cho rằng phải gửi cho bà quả phụ của ông Thống chế những điện văn phân ưu.

    Lễ quốc tang được tổ chức ngày 18 tháng 10 tại Ulm. trong thành phố, phần đông mọi nhà đều treo cờ rũ. Người dân đi đưa tang đông vô kể. Đi đầu đoàn xe tang là những người trung kiên của Thống chế: Thướng Gause cựu tham mưu trưởng của ông, Đô đốc Ruge phụ tá hải quân cho ông, Von Tempelhof, Đại úy Lang và Aldinger, ông này không cầm được nước mất. Người tùy viên của kẻ khuất bóng bưng một chiếc gói nhung đen trên đó gắn đầy những Huân Chương và huy chương của Thống chế.

    Quan tài đặt trên một giá trọng pháo do một xe thiết giáp kéo. Đi theo phía sau, bà Rommel, Mãred và hai người anh em của Thống chế. Kaltenbrunner, cánh tay một của Himmler, đại diện cho Đảng, rất lẻ loi trong cuộc đưa tiễn, các quân nhân lờ một hấn. Von Rundstedt, người không bao giờ biết nói không trước Hitler, đại diện cho Hitler. trên quảng trường trước tòa thị chính được trang hoàng, vị Thống chế già đọc điếu vôn sau khi dàn nhạc trỗi khúc "Hoàng hôn của những thiên thần", ông ta tỏ ra cực kỳ khổ tâm khi bị bắt đại diện để mà đọc bản điếu vôn tôn vinh công trạng của người quá cố. Bài điếu vôn của ông ta thật thảm não. Nhiều bài điếu vôn khác cũng được thị trưởng thành phố sở tại, Murr, và Nam tước Von Essebeck, chiến hữu của Rommel trong Đệ Nhất Thế Chiến đọc. Những bài điếu vôn tầm thường, gượng gạo.

    Sau phần nghi lễ, bà Rommel tiếp những người thân tín của Rommel tại tư dinh.

    "Thật sự chuyện gì đã xảy rà" Đô đốc Ruge hỏi Aldinger.

    "Họ đến hôm thứ bảy." Aldinger trả lời cụt ngủn.

    Vài tháng sau, bà Rommel nhận được một bức thư do Cố Vấn Quốc Gia Đặc trách xây các nghĩa trang của Quân độ Đức gửi đến, hỏi ý kiến bà về việc xây dựng một đài kỷ niệm ông Thống chế, thể theo lời yêu cầu của Fuhrer.
    thanhVNW, anheoinwater, maseo1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này