1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông điệp ải Nam Quan(tập hợp các bài viết vể ải Nam Quan)

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi duy_hau, 17/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duy_hau

    duy_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2005
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Thông điệp ải Nam Quan(tập hợp các bài viết vể ải Nam Quan)

    Dạ, chẳng là bên LSVH, bọn em cãi nhau về cái vụ Nam Quan í ạ. Tức quá, cùng một nhóm người lên Lạng Sơn, người thì thấy Nam Quan ở VN, người thì thấy Nam Quan tận đâu bên Tàu, vậy bác nào ở gần khu Nam Quan hay biết gì về nó thì chỉ bảo với ạ.
    Em không có ý gì đâu nha, chỉ là để xác thực thông tin.
  2. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Sao không đến Lạng Sơn một chuyến để khỏi phải thắc mắc, nghe tin vịt nhỉ?
  3. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    THÔNG ÐIỆP ẢI NAM QUAN

    Trần Gia Phụng

    28-7-2002, do UB Phối Hợp Hành Ðộng Bảo Toàn Ðất Tổ tổ chức)


    1.- NAM QUAN GẮN LIỀN VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC

    Ải Nam Quan là một điạ danh vang lừng chiến sử dân tộc, không lạ gì với bất cứ một người Việt Nam nào. Tuy nhiên, cần chú ý là từ ngữ nầy mang hai ý nghĩa khác nhau: thứ nhất, ải Nam Quan là một cảnh quan thiên nhiên; và thứ nhì ải Nam Quan là công trình kiến trúc nhân tạo.
    Theo định nghĩa, ải là chỗ đất hẹp và hiểm trở nằm ở giáp ranh giữa hai vùng núi, hay biên giới giữa hai nước, dùng làm đường thông thương qua lại.(1) Những ngọn ải giữa hai vùng núi trong nước nổi tiếng như ải Chi Lăng (Lạng Sơn), ải Hoành Sơn (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), ải Hải Vân (giữa Thừa Thiên và Quảng Nam). Những ngọn ải giữa hai nước Việt Hoa như ải Bình Nhi (Cao Bằng), ải Nam Quan (Lạng Sơn). Trong Chinh phụ ngâm khúc cuả bà Ðoàn Thị Ðiểm có câu: "Bóng cơ,ø tiếng trống xa xa,/ Sầu lên ngọn ải, oán ra cưả phòng." (câu 15 và 16)
    Như thế, trước hết chữ "ải Nam Quan" cần được hiểu là ngọn ải có đường đèo hẹp qua lại giữa Việt Nam và Trung Hoa ở vùng Nam Quan, tỉnh Lạng Sơn. Vùng Nam Quan nguyên thuỷ tên là Pha Luỹ. Tuy quân Trung Hoa đã qua lại ải nầy trước đó nhiều lần, các bộ chính sử bắt đầu đề cập đến ải Pha Luỹ khi chép việc Trương Phụ đem quân tấn công nước ta năm 1406 (bính tuất). Theo bộ Cương mục, ải Pha Luỹ (Nam Quan) ở xã Ðồng Ðăng, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn.(2) Như vậy, ải Pha Luỹ, về sau gọi là Nam Quan, là cảnh quan thiên nhiên vùng đồi núi hiểm trở, có ngọn đèo qua lại giữa hai nước Việt Hoa phiá bắc Lạng Sơn. Dưới đây là lời mô tả cuả các sách về cảnh quan thiên nhiên nầy:
    Sách Phương Ðình dư điạ chí cuả Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), đề tựa năm 1865, viết "... hai bên tả hữu núi đá cao ngất, ở giữa mở một cưả quan...".(3) Sau đó, sách Ðại Nam nhất thống chí, bộ điạ lý chính thức cuả nhà Nguyễn hoàn thành năm 1882 viết "... phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường..."(4) Hai bên là hai dãy núi, ở giữa là lối đi qua ải; đó là con đường đèo chật hẹp, nếu chận ngay tại đường đèo nầy, nghĩa là chận ngay cửa ải, thì Bắc phương rất khó tiến quân.
    Ðể làm ranh giới giữa hai nước, trên đỉnh cuả ngọn ải hay đèo Pha Luỹ, người Trung Hoa xây dựng một cưả hay cổng lớn, và đặt tên là "Trấn Nam Quan" [cưả trấn giữ phương nam] hay "Ðại Nam Quan" [cưả lớn về phương nam]. Người Pháp gọi cưả nầy là "Porte de Chine" nghĩa là "Cưả Trung Hoa". Từ công trình kiến trúc cuả Trung Hoa mới có từ ngữ õ Nam Quan, và từ đó người Việt quen gọi là ải Nam Quan thay vì gọi ải Pha Luỹ như trước kia.
    Ðối diện ngay với công trình kiến trúc cuả Trung Hoa là những công trình kiến trúc cuả Việt Nam. "Khoảng đời Lê Cảnh Hưng, [5] đốc trấn Lạng Sơn Nguyễn Trọng Ðang sửa lại "Ngưỡng đức đài", lập bia ghi việc đại lược nói: "Nước Việt ta có Ngũ Lĩnh, quan ải trước ở đâu không rõ, là vì diên cách thế nào không ghi đủ. Gần đây, lấy địa giới châu Văn Uyên trấn Lạng Sơn làm cửa quan, cửa quan có "Ngưỡng đức đài" không rõ dựng từ năm nào, có lẽ bắt đầu từ đời Gia Tĩnh nhà Minh." Văn bia ấy nay vẫn còn."(6)
    Sau ý nghĩa thứ nhất là cảnh quan thiên nhiên, ải Nam Quan mang ý nghĩa thứ nhì là các công trình kiến trúc nhân tạo cuả Trung Hoa và cuả Việt Nam.
    Lịch sử nước ta là lịch sử mở nước và giữ nước. Khi nói đến giữ nước, bảo vệ nền độc lập trước thế kỷ 19, có nghĩa là nói đến lịch sử bang giao giữa Việt Nam và Trung Hoa, vì Trung Hoa là ngoại bang chính thường xuyên đe doạ nền độc lập cuả nước ta từ khi tổ tiên lập quốc.
    Trên đường bộ, quân Trung Hoa tiến vào nước ta bằng hai con đường chính:
    1) Thứ nhất, từ Tư Minh, Bằng Tường (Quảng Châu, Trung Hoa), theo thung lũng các sông nhỏ như Bằng Giang, Kỳ Cùng, vào Lạng Sơn, xuống thung lũng sông Thương, đến Bắc Ninh, tiến qua Thăng Long.
    2) Thứ nhì, từ Vân Nam (Trung Hoa), qua Lào Cai, theo thung lũng sông Hồng, xuống Thăng Long.
    Trong hai con đường nầy, đường thung lũng sông Thương thuận tiện hơn, và Lạng Sơn nằm chắn ngay trên con đường nầy. Ngày nay, đường bộ từ Lạng Sơn đến Hà Nội dài gần 160 cây số, trong khi khoảng cách giữa Lào Cai và Hà Nội gần 300 cây số, nghĩa là dài gần gấp hai đường từ Lạng Sơn đi Hà Nội.
    Quân Trung Hoa muốn tiến vào Lạng Sơn phải qua ải Nam Quan. Ðây là một vị trí điạ lý quan trọng và bén nhạy trong việc phòng thủ đất nước. Ải Nam Quan bị bắc phương uy hiếp là lời báo động đất nước bị lâm nguy, nên có thể nói ải Nam Quan gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm cuả dân tộc, thăng trầm theo bước thăng trầm cuả đất nước.
    Tiếng nói đầu tiên cuả Nam Quan cho biết khi nước Việt Nam hùng mạnh thì nhà các cầm quyền Trung Hoa không dám xâm lăng. Họ chờ đợi thời cơ đất nước chúng ta suy vi, nhân tâm ly tán, lòng người chia rẽ, họ liền tấn công. Khi người Việt đoàn kết trở lại, khởi nghĩa đánh đuổi ngoại xâm, chắc chắn chúng ta đẩy được họ về phiá bên kia ải Nam Quan.
    u?c ruouMauSon s?a vo 10:11 ngy 19/01/2006

Chia sẻ trang này