1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông minh Vs Sáng tạo

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi redday, 24/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. redday

    redday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Thông minh Vs Sáng tạo

    Có phải người có nhiều ý tưởng sáng tạo là người thông minh, và ngược lại. Tôi nghĩ người thông minh chưa chắc là người sáng tạo. Không biết các bạn nghĩ sao.
    Tôi đọc báo thấy rất nhiều nhà tuyển dụng muốn chọn các ứng viên có tư duy sáng tạo (sao không phải là thông minh, hay người sáng tạo cũng là người thông minh )


    Được redday sửa chữa / chuyển vào 23:59 ngày 24/11/2006
  2. star_seeker

    star_seeker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    0
    Thông minh không hẳn là sáng tạo. Nhưng thường người sáng tạo cũng thông minh. Người sáng tạo là người có trí tưởng tượng và óc liên tưởng tốt.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Thông Minh là từ gốc Hán, ở ta không có nghĩa rõ ràng .
    Tuy vậy, đã sáng tạo được, thì ắt phải thông minh .
    Ngược lại, đã thông minh, thì phải suy nghĩ được, và sáng tạo
    là một kiểu suy nghĩ.
    Dù sao, tranh luận về từ ngữ cũng không bằng xài từ ngữ cho
    dễ hiểu. Khi tuyển người, ta chỉ nói "có óc sáng tạo tốt," chứ
    không nói "có óc thông mình."
    Trong môn nghiên cứu về hoạt động của bộ óc (Psychology)
    thì suy nghĩ là một đặc tính có ở động vật và người. Cơ sở của
    suy nghĩ là sự giao thoa của các ý tưởng khác nhau . Khi các
    ý tưởng khác nhau giao thoa, thì sinh ra vô số các ý tưởng, mà
    phần lớn là những ý tưởng vô nghĩa . Những ý tưởng vô nghĩa
    bị óc bảo thủ loại bỏ, và óc bảo thủ giữ lại nhừng ý tưởng có
    nghĩa để cân nhắc và sàng lọc lại còn vài ý tưởng mà thôi .
    Trong vài ý tưởng này, may ra hoạ hoằn lắm, mới có được ý
    tưởng có nghĩa, và có lý. Ý tưởng có nghĩa và có lý này mới được
    người đang suy nghĩ biết, tức là nghĩ ra một ý nghĩ.
    Người có ít ý tưởng gốc ban đầu (học được, và từng trải qua,
    hay từng đọc qua, từng suy nghĩ qua) thì có nhiều giao thoa, và
    ra nhiều ý tưởng, kết quả nhanh chóng ra ý nghĩ . Người ít ý
    tưởng ban đầu thì ít ra những giao thoa có nghĩa và có lý, nên
    sự làm việc để giao thoa ra những ý tưởng lại bắt đầu làm đi
    làm lại nhiều lần . Đó là trạng thái bí lù, hay tắc tị, thể hiện óc
    và đầu nóng lên, có thể bị rức đầu, hay bị mụ đi (tôi không bị rức
    đầu, nhưng bị mụ mẫm đi khi suy nghĩ căng thẳng quá) .
    Những ý nghĩ mà chưa ra tới được một sáng tạo, thì vẫn còn giữ
    một nơi tạm thường trú trong óc để chờ đợi thông tin mới, và
    quá trình giao thoa thỉnh thoảng lại xảy ra . Cho đến một lúc nào
    đó, quá trình giao thoa xảy ra với ý tưởng mới ở bên ngoài, hay
    với ý tưởng cũ nhưng hầu như chẳng liên quan gì đến vấn đề
    đang suy nghĩ, mà lại xảy ra ý tưởng có nghĩa và có lý, cộng với
    các ý nghĩ đang thường trực, có thể hoàn thiện được trọn bộ một
    sáng tạo, thì lúc đó sự sáng tạo mới phôi thai. Sau đó, sự sáng
    tạo được lớn lên bằng những suy nghĩ bình thường, chứ không
    phải bằng những giao thoa nữa.
    Theo psychology, bộ óc sáng tạo phải không được bảo thủ quá,
    để cho phép giao thoa rộng rãi giữa những ý tưởng gốc mà xa
    lạ nhau, và không khắt khe sàng lọc những ý tưởng giao thoa
    mà có nghĩa để cho phép chúng có lý . Càng nhiều những ý
    tưởngtạo thành từ giao thoa được cho là có lý, thì những ý tưởng
    này mới được lọt vào loại những ý nghĩ thường trực có thể
    góp chung sức để làm thành một sáng tạo. Để nuôi dưỡng một
    bộ óc không bảo thủ, ta phải đọc sách truyện (chứ không phải
    sách nghiên cứu) đọc thơ, nghe nhạc, xem tranh, TV, phim ảnh,
    vì đó là những nguồn giao thoa và cách kiểm soát giao thoa
    rộng rãi chứ không phải suy lý bình thường.
    Người quá lỏng lẻo trong kiểm soát giao thoa thì cho phép quá
    nhiều ý tưởng được là có lý, thì thật sự là điên khùng, không thể
    sáng tạo được.
    Ví dụ các ý tưởng xa lạ nhau: mùi và ý tưởng, nhạc và màu sắc,
    giọng nói và độ cứng, vân vân. Theo óc duy lý bảo thủ, thì không
    cho phép những ý tưởng này giao thoa nhau . Nới lỏng hơn, thì
    cho phép những ý tưởng này giao thoa nhau, nhưng không cho
    rằng ý tưởng giao thoa là có nghĩa và có lý, như:
    Mùi thời gian, khúc nhạc vàng vọt, giọng nói ấm, tiếng nói
    sang sảng, thành công đẹp đẽ, công việc ngon, job thơm,
    đường cách mạng rộng thênh thang, kinh tế nhảy vọt, vân vân.
    Nhưng nếu cho rằng những ý tưởng giao thoa trên là có lý, thì
    sẽ bị điên khùng khi áp dụng chúng như sau:
    Đĩa xào này mặn quá, phải cho nhạc Trịnh vào cho đỡ mặn đi.
    Để giữ miếng sắt đang giũa khỏi bị trầy trụa bởi cái kẹp thép,
    lót nó bằng giọng nói khi bạn thỏ thẻ bên tai người yêu.
    Để tác phẩm của tao vào trong bọc thuốc phiện để đánh lạc mũi
    chó của bọn hải quan.
  4. minhy18

    minhy18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Sáng tạo và thông minh o liên qua nhiều đến nhau.. chính sáng tạo cũng chia ra làm nhiều loại : sáng tạo khoa học kĩ thuật khác sáng tạo nghệ thuật,...v.v.....sang tạo khoa hoc kt cần đầu tư nhiều chất xám còn sáng tạo nghệ thuật còn phụ thuoc rất nhiêu vao cam hung , cam xuc ,niềm say me va nang khieu nghe thuat thien bam
    Co nhiều người tuy không phải rất thông minh nhưng họ có năng khiếu và yêu thích 1 lĩnh vực nào đó ( chăng hạn các lĩnh vực nghệ thuât...) thì khả năng sáng tạo của họ có thể rất phong phú.
  5. wind_t

    wind_t Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Theo vietdic.com:
    Thông minh:
    http://vietdic.www.dantri.com.vn/Translate.aspx?Word=th%c3%b4ng%20minh&DicID=7&inFont=Unicode&outFont=Unicode
    Sáng tạo:
    http://vietdic.www.dantri.com.vn/Translate.aspx?Word=s%c3%a1ng%20t%e1%ba%a1o&DicID=7&inFont=Unicode&outFont=Unicode
    Thông minh là tính từ, Sáng tạo là động từ.
    Bàn về sáng tạo một chút.
    Có lẽ sáng tạo là một từ ghép của Sáng (phó từ?) và Tạo (động từ).
    Trong thời gian gần có lẽ phong trào "Sáng tạo" lên cao quá hay sao mà mọi người đồng nhất Tạo với Sáng tạo luôn (bỏ Sáng đi), cứ có cái gì (mới?) là lại cho đó là "Sáng tạo" không cần biết nó có Sáng hay không?
    Được wind_t sửa chữa / chuyển vào 18:10 ngày 19/12/2006
  6. NVCD

    NVCD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    To bàn wind tơ?,
    ban tì?m 'Ău ra cài tư? 'iĂ?n nghè?o nà?n thẮ. Lài cò?n diĂfn già?i abc gì? 'ò nưfa.
    TiẮng ViẶt mì?nh 'ò?ng 'à?nh lf́m. ơ? chĂf nà?y là? 'Ặng tư?, nhèt sang chĂf khàc lài thà?nh tình tư?. Cò gì? là 'Ău.
    Cò rẮt nhiĂ?u vì dù, ban tự tì?m lẮy nhè.
    Với lài, cài bàn gì? kia 'Ău cò nòi vĂ? tư? loài nhì?
  7. wind_t

    wind_t Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Chắc do hoàn cảnh lịch sử mà người ta dùng từ thôi. Chẳng hạn, trước đây người ta hay bảo Einstein là người thông minh và bây giờ thì chỉ gọi Einstein là người sáng tạo thôi thì phải.
    Đồng ý với redday, có lẽ thông minh là điều kiện cần, còn sáng tạo là điều kiện đủ. Muốn sáng tạo được nhiều có lẽ phải thông minh rồi, không thì toàn là "tối" tạo mất . Người sáng tạo nhiều hơn tối tạo là người thông minh, còn người thông minh thì chưa chắc là người sáng tạo được nhiều.
    @CoDep:
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Theo như tôi thấy qua sách báo thì người thông minh rất nhiều,
    nhưng rất ít có sản phẩm sáng tạo từ những người này. Cụ thể
    là ở các trường đại học nổi tiếng, ví dụ Yale ở Connecticut chỉ
    nhận học sinh năm thứ nhất có điểm học bạ tuyệt đối mà thôi.
    Có nghĩa là những học sinh này thi môn gì cũng được 100 điểm.
    Chỉ sợ không có điểm mà cho, không có bài toán đố cho họ
    giải mà thôi. Ngày xưa tôi còn ở Việtnam, tôi không tìm trong
    sách có bài toán nào không giải được. Mấy thằng bạn tôi còn
    ghê hơn: tìm giải những bài toán trong báo "Toán Học Tuổi Trẻ"
    lúc ấy mới ra đời.
    Thử xem tất cả các trường đại học trên thế giới, đoán bừa cũng
    có vài trăm học sinh, thi bất cứ môn gì cũng được hơn 100 điểm.
    Ấy thế mà các phát minh ra đời cứ ầm ầm từ những công ty
    công nghiệp, từ những phòng kỹ thuật không mấy ai biết đến.
    Ví dụ, ai biết những CPU chip mới do ai làm. Chắc không phải
    chỉ một người, mà là một nhóm, nhưng ắt phải có ai đó sáng
    tạo trong nhóm đó chứ. Ví dụ nữa là, chúng ta luôn luôn có
    máy ảnh digital mới, hay cell phone đời mới. Chẳng lúc nào
    không có sản phẩm đời mới cả. Sản phẩm sáng tạo nhiều
    xúc xẻng đổ đi cũng không kịp. Ngoài đường luôn luôn có
    những đồ còn tốt, chỉ vì đời cũ mà phải bỏ đi.
    Chẳng lẽ những sáng tạo đó đều từ những học sinh có điểm
    tuyệt đối mà ra sao?
    Còn về từ ngữ, tiếng Việt gọi từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ
    là Trạng Từ, chứ không phải Phó Từ - là từ của Trung Hoa.
    Tính từ là từ bổ nghĩa cho danh từ, chứ không phải Hình Dung
    Từ - là từ của Trung Hoa. Các từ Động, Danh thì vẫn nói y hệt
    như tiếng Hán. Đáng buồn tiếng Việt chúng ta lai căng thế đó.
    Chúng ta thừa biết hầu hết từ ngữ Việtnam mượn từ Trung Hoa
    mà có, nhưng ta xài chúng, gọi chúng theo kiểu người ViệtNam
    chứ không rập khuôn y chang tiếng Hán. Xưa nay, người tôn
    trọng Hán và tôn trọng Việt gọi kiểu xài tiếng Hán kiểu Việt là
    "Nôm na là cha mách qué" nhưng tuỳ cách xài, trong từng thời
    gian, không gian khác nhau mà xài Hán Việt hay Nôm cho vừa.
  9. boy_da_gia_con_xau

    boy_da_gia_con_xau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    2.852
    Đã được thích:
    2
    Trí thong minh của con người thì có một số khả năng như:
    - Phân tích logic
    - Trí nhớ
    - Liên tưởng, liên hệ
    - Tưởng tượng
    Người có sức sáng tạo tốt là một người thông minh. Tâm huyết, thích thú với cái mình sáng tạo. Có đầu óc mở, quan điểm mở đối với các vấn đề:
    Nhiều lúc có rất nhiều vấn đề mà người bình thường cho là hết, là cụt, là vô nghĩa. Người sáng tạo thấy được những giá trị mới, những câu trả lời mới từ những điều được cho là đã biết. Hay nói cho đúng: họ chịu khó suy nghĩ cả về những vấn đề mà người khác cho là không còn gì để suy nghĩ. Hay nói nôm na là không theo những lối mòn đã có sẵn.
    Đấy là một kiểu tư duy sáng tạo. Còn có rất nhiều kiểu khác, như tư duy sáng tạo về nghệ thuật ....
    Thiên tài khác với nhân tài ở khả năng sáng tạo vô tận của họ.
    Trước newton, hàng triệu con người đã nhìn thấy quả táo rơi. Nhưng chỉ đến khi newton bị quả táo rơi vào đầu + vốn hiểu biết về vật lý + lòng đam mê muốn giải thích mọi việc một cách triệt để theo tư duy vật lý = thuyết vạn vật hấp dẫn.
    Ngay từ khi còn nhỏ. Anhstanh ( ko nhớ cách viết tên - mọi người thông cảm ) đã đặt ra câu hỏi: khi con người ở trong một cái thang máy di chuyển với vận tốc ánh sáng thì anh ta sẽ cảm thấy như thế nào ? Và Ông đã dành cả đời để trả lời cho câu hỏi đó.

Chia sẻ trang này