1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tấn xã Con Mèo Ú ! Báo địa phương !

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi babicinamon, 09/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Điện ảnh Việt Nam - nghèo vẫn xài sang

    Liên tục trong mọi hội thảo và trên phương tiện truyền thông, các nhà điện ảnh Việt Nam than thở nền điện ảnh đang ở tình trạng thiếu thốn đủ thứ, thiếu kinh phí, thiếu máy móc phương tiện, thiếu nhân sự... Nhưng có một thực tế là, điện ảnh vẫn xài rất sang.
    Có thể nói, chưa bao giờ điện ảnh tiêu tiền nhà nước nhiều như hiện nay. Kinh phí làm phim liên tiếp tăng lên, từ vài tỷ đồng thời Hà Nội mùa đông 46, Đất nước đứng lên, Tổ quốc tiếng gà trưa, nay đã lên tới con số chục tỷ. Trong khi đó, các bộ môn nghệ thuật khác như ca nhạc, sân khấu, văn học được cấp vài trăm triệu đã là nhiều, thì điện ảnh như một cái thùng không đáy. Và nghịch lý hơn cả, là số lượng người xem lại không hề tỷ lệ thuận với sự tăng lên của kinh phí làm phim.
    Các nhà điện ảnh chắc chắn sẽ lý luận rằng, điện ảnh là môn nghệ thuật tốn kém, là chúng ta đầu tư thế vẫn còn thấp so với thế giới. Thế nhưng Iran - nền điện ảnh nổi tiếng khiến thế giới kính nể, những phim cao nhất cũng chỉ tốn vài trăm nghìn USD. Trong khi đó, Ký ức Điện Biên đã lên tới gần một triệu đô la, một số phim khác cũng đạt tới số tiền gần đến thế. Điều đáng bàn, không phải tiền nhiều thì chất lượng phim được nâng cao. Thực tế từ nhiều bộ phim "tiền tỉ" cho thấy, tiền càng cao thì sự "vung tay" của các nhà làm phim càng cao.
    Đi Tây
    Phim chống Mỹ sắp tới có đi Mỹ hay không thì chưa biết, chứ phim chống Pháp thì rất nhiều khả năng đi quay ở Pháp. Từ Tổ quốc tiếng gà trưa, Dòng sông không quên đến Ký ức Điện Biên đều đi Paris. Ấy vậy mà trong phim, người xem chỉ thấy các diễn viên tại các bối cảnh Tây này cứ như là đi... du lịch. Họ thường đi qua đi lại vô hồn trên bờ sông Seine hoặc trước một danh thắng nào đó, không nói gì hoặc chạy, nắm tay nhau... Hầu như chưa có phim "đi Tây" nào sử dụng bối cảnh một cách "đắt giá", hòa quyện với nhân vật.
    Rõ ràng, nhân vật không cần "đi Tây" bằng... các nhà làm phim. Bằng chứng là Ký ức Điện Biên, nhân vật nữ chính không đi được nhưng đoàn phim vẫn lên đường sang Pháp.
    In tráng và làm kỹ xảo tại nước ngoài
    Mặc dù Nhà nước đã đầu tư tiền xây dựng một "Trung tâm Kỹ thuật điện ảnh" đặt tại Nghĩa Đô, Hà Nội với các máy móc thiết bị trị giá hàng triệu đô la, nhưng trung tâm gần như vắng lặng.
    Khi xưa xin tiền cho nó, chắc chắn các nhà điện ảnh nêu lý do rằng phim ta còn quá yếu về mặt kỹ thuật, máy móc ta cũ nát cần phải thay. Nhưng khi làm phim, các nhà điện ảnh của ta lại cũng nói rằng, để đảm bảo các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật, phim của ta cần phải mang sang Thái Lan, Trung Quốc, Australia làm kỹ xảo và in tráng. Hà Nội 12 ngày đêm in tráng và làm hậu kỳ ở Trung Quốc, làm kỹ xảo ở Australia; Ký ức Điện Biên in tráng và làm kỹ xảo ở Thái Lan; Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong làm tại Trung Quốc - nghĩa là điện ảnh đã mang một số ngoại tệ không nhỏ ra tiêu ở nước ngoài, mặc kệ máy móc của Trung tâm Kỹ thuật điện ảnh nhập về nằm mốc meo trong kho.
    Có nhiều lý do đã được viện ra để giải thích cho việc từ chối in tráng và làm kỹ xảo trong nước, song có lẽ bất cứ ai tới trung tâm đều không khỏi xót xa khi thấy một trung tâm với nhiều máy móc đắt tiền trên diện tích mênh mông như một siêu thị lại rất im lìm. Điều này thật trái với chính sách của Pháp. Thỉnh thoảng Pháp có tài trợ cho một phim nào đó của Việt Nam như Mê Thảo, Mùa ổi thì họ cũng yêu cầu các phim đó phải có phần hậu kỳ được làm tại Pháp, nghĩa là đồng tiền cũng không "thất thoát" đi.
    Phim xong lúc nào cũng được
    Có thể thời gian thực hiện phim bị kéo dài do nhiều lý do, nhưng đây cũng là một kiểu xài sang trong điện ảnh. Thời gian quay càng dài thì tiền thuê mướn máy móc, tiền điều động người, tiền lưu kho các vật liệu điện ảnh... đội lên càng lớn. Chưa kể phim hoàn thành không đúng tiến độ thì nhiệm vụ tuyên truyền cũng không đạt được, vậy mà cũng chẳng thấy ai phải chịu trách nhiệm.
    Con người cũng... xài sang
    Khoảng cách giữa hai phim của đạo diễn Lê Hữu Lương (Hãng phim Giải Phóng) - Có một tình yêu như thế và Tiếng dương cầm trong mưa là... 15 năm. Đạo diễn Hồ Ngọc Xum cũng công tác tại hãng gần 20 năm mà vẫn chưa làm một phim nhựa nào.
    Ở phía Bắc, đạo diễn Đặng Lưu Việt Bảo học ở Liên Xô về hơn 10 năm cũng chưa làm phim nhựa. Đạo diễn Vũ Xuân Hưng sau gần 20 năm mới làm phim Giải hạn, đạo diễn Vũ Đình Thân chưa làm phim nào...
    Còn lại phần lớn các đạo diễn thì 5 năm làm một phim. Nghĩa là, trong nền điện ảnh Việt Nam, đạo diễn có thể chưa làm phim, hoặc không làm phim trong 5, 10, thậm chí 15 năm nhưng vẫn được trả lương đều đặn.
    Trên đây chỉ là những lãng phí lớn, còn những lãng phí ở mức độ nhỏ hơn trong điện ảnh thì không thể kể hết được. Điện ảnh vẫn nghèo, và chúng ta vẫn tiếp tục lãng phí.
    ( Theo VNexpress)
  2. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Đã nghe, mai mốt về đi làm phim, vừa có tiền nhà nước để ăn, vừa có gái đẹp xung quanh. Tui quyết định chọn nghề đạo diễn là nghề thời thượng nhất ở VN.
  3. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Đã nghe, mai mốt về đi làm phim, vừa có tiền nhà nước để ăn, vừa có gái đẹp xung quanh. Tui quyết định chọn nghề đạo diễn là nghề thời thượng nhất ở VN.
  4. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    ANh mà đạo diễn phim thì ai mà dám đóng chứ?
  5. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    ANh mà đạo diễn phim thì ai mà dám đóng chứ?
  6. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Phim Việt Nam - thất bại khi ''đem chuông đánh xứ người''

    Đây là lần thứ 3, VN đem phim đi bán tại hội chợ phim Hong Hong, với 3 bộ phim: "Hải Âu", "Ký ức Điện Biên", "U14 đội bóng trong mơ". Kết quả chưa có gì mới, cũng chưa có tín hiệu khả quan. Không bán được phim nào, dù đoàn điện ảnh VN nằm trong số đoàn đông vui nhất: 27 người.
    Không chỉ riêng tại hội chợ này, ở những hội chợ khác trên thế giới phim VN vẫn chưa bán được. Mặc dù người mua thường đến các hội chợ để lấy thông tin là chủ yếu, rất ít ký hợp đồng trực tiếp ngay, nhưng kể cả sau đó cũng không có một khách hàng nào hồi âm cho VN.
    Chưa bàn đến nội dung phim, hầu như phim VN, trừ phim video truyền hình, đều bị "đánh rớt" ngay từ phần kỹ thuật. Âm thanh mono, hình ảnh mờ, bị trầy xước (ngay từ bản phim gốc đã trầy xước, sau đó chuyển sang VCD để đem đi chào hàng càng làm giảm chất lượng phim)... đã đủ để không ai ngó ngàng đến.
    Còn về nội dung, có ý kiến cho rằng những bộ phim VN đem đi bán dường như chưa đánh trúng tâm lý người mua và không phù hợp với luồng phim "hàng chợ". Đi quanh gian hàng các nước, phim đem theo để bán của họ chỉ tập trung ở phim kinh dị, hành động, tình cảm hài và... "mát mẻ".
    Việc đem phim VN đi tham gia các hội chợ phim thế này có lẽ vẫn đang dừng ở mức "nhắc nhở thế giới có phim VN tồn tại". Nói cách khác, những chuyến đem phim đi bán này chỉ nhằm để giới thiệu một thương hiệu phim VN, bên cạnh cũng là cơ hội cho các nhà điện ảnh VN đi tham quan, học hỏi.
    Nhưng nếu chỉ vì mục đích đó thôi thì tốn tiền, tốn sức và tốn thời gian, khi mà chúng ta vẫn chưa rạch ròi giữa phim đem đi bán chợ (là những phim giải trí đơn thuần, chẳng hạn như Lọ Lem hè phố, Những cô gái chân dài), và phim nghệ thuật để tạo nên nhãn hiệu phim Việt trên thế giới (chủ yếu là những phim tham gia các liên hoan phim, như phim Mê Thảo thời vang bóng sẽ dễ bán cho các nhà phát hành phim art house - phim nghệ thuật).
    Và như vậy, ở vào năm thứ ba tham gia chợ phim Hong Kong, chưa nói đến chất lượng phim, những người bán phim VN vẫn cần tiếp tục tính toán: bán cho ai, bán loại phim gì, tiếp thị quảng bá như thế nào?
    --------------------------------------------
    Anh Hnhan còn đòi làm đạo diễn nữa hết ???
  7. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Phim Việt Nam - thất bại khi ''đem chuông đánh xứ người''

    Đây là lần thứ 3, VN đem phim đi bán tại hội chợ phim Hong Hong, với 3 bộ phim: "Hải Âu", "Ký ức Điện Biên", "U14 đội bóng trong mơ". Kết quả chưa có gì mới, cũng chưa có tín hiệu khả quan. Không bán được phim nào, dù đoàn điện ảnh VN nằm trong số đoàn đông vui nhất: 27 người.
    Không chỉ riêng tại hội chợ này, ở những hội chợ khác trên thế giới phim VN vẫn chưa bán được. Mặc dù người mua thường đến các hội chợ để lấy thông tin là chủ yếu, rất ít ký hợp đồng trực tiếp ngay, nhưng kể cả sau đó cũng không có một khách hàng nào hồi âm cho VN.
    Chưa bàn đến nội dung phim, hầu như phim VN, trừ phim video truyền hình, đều bị "đánh rớt" ngay từ phần kỹ thuật. Âm thanh mono, hình ảnh mờ, bị trầy xước (ngay từ bản phim gốc đã trầy xước, sau đó chuyển sang VCD để đem đi chào hàng càng làm giảm chất lượng phim)... đã đủ để không ai ngó ngàng đến.
    Còn về nội dung, có ý kiến cho rằng những bộ phim VN đem đi bán dường như chưa đánh trúng tâm lý người mua và không phù hợp với luồng phim "hàng chợ". Đi quanh gian hàng các nước, phim đem theo để bán của họ chỉ tập trung ở phim kinh dị, hành động, tình cảm hài và... "mát mẻ".
    Việc đem phim VN đi tham gia các hội chợ phim thế này có lẽ vẫn đang dừng ở mức "nhắc nhở thế giới có phim VN tồn tại". Nói cách khác, những chuyến đem phim đi bán này chỉ nhằm để giới thiệu một thương hiệu phim VN, bên cạnh cũng là cơ hội cho các nhà điện ảnh VN đi tham quan, học hỏi.
    Nhưng nếu chỉ vì mục đích đó thôi thì tốn tiền, tốn sức và tốn thời gian, khi mà chúng ta vẫn chưa rạch ròi giữa phim đem đi bán chợ (là những phim giải trí đơn thuần, chẳng hạn như Lọ Lem hè phố, Những cô gái chân dài), và phim nghệ thuật để tạo nên nhãn hiệu phim Việt trên thế giới (chủ yếu là những phim tham gia các liên hoan phim, như phim Mê Thảo thời vang bóng sẽ dễ bán cho các nhà phát hành phim art house - phim nghệ thuật).
    Và như vậy, ở vào năm thứ ba tham gia chợ phim Hong Kong, chưa nói đến chất lượng phim, những người bán phim VN vẫn cần tiếp tục tính toán: bán cho ai, bán loại phim gì, tiếp thị quảng bá như thế nào?
    --------------------------------------------
    Anh Hnhan còn đòi làm đạo diễn nữa hết ???
  8. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Khi những "hình nhân ca nhạc" sụp đổ


    Lam Trường phải đi vét tuor nhưng cũng không ăn thua.
    Tháng 6, một sự im lặng bao trùm sân khấu ca nhạc TPHCM. Các ca sĩ bỗng rủ nhau xuất ngoại cho qua đi thời vụ ế ẩm vì EURO (?) này, bất kể giá bèo. Bởi lẽ, nếu không, người ngoài nhìn vào sẽ hiểu ngay rằng một số sao đã bắt đầu lặn. Mà thực thế, khi những tấm mặt nạ do lăngxê rơi xuống, các ca sĩ thời thượng mới thực trở lại vạch ban đầu.
    Sự chìm nghỉm tất yếu

    Đời sống của những sản phẩm âm nhạc giả tạo đang về chiều. Những ngôi sao của một thời đã xuống giá, không ai mời và hạ mình đi diễn ở miệt vườn.
    Mà ở miệt vườn, đó là một cuộc chạy đua khổ nhục. 10 ca sĩ đi tỉnh thì cả 10 đều phải học một chiêu duy nhất là thuộc vài câu vọng cổ trong "Lan và Điệp" để khi khán giả hứng lên đề nghị thì ứng phó được ngay. Ăn mặc phải lòe loẹt kỳ dị họ mới thích. Đôi khi họ không nhận ra mình đang hát loại nhạc gì nữa bởi phải chiều lòng thượng đế.
    Gần đây nhất, ngôi sao L.T giọng đã nhão phải đi một tour các tỉnh phía nam và bắc để "vét" sô. Dù đã khoác một chiếc áo "được đài truyền hình Thái mời sang tìm cơ hội hợp tác", thì sau chuyến đi du lịch này, chàng ca sĩ điển trai vẫn bị rớt giá đến mức có sô diễn làm nền cho những giọng ca mới chưa tên tuổi cũng sẵn lòng nhận không điều kiện.
    Các sao Đ.T, N.P.H, Ư.H.P thì cũng đang rớt giá mạnh, đến nỗi họ không còn tự tin để hát nếu không có các fan của mình. Mà vì sự phụ thuộc này, họ phải "nuôi" fan phát mệt. Thời gian dành cho rèn giọng không nhiều, mà chủ yếu giao lưu, tiếp các fan, vui chơi, thư từ...
    Chưa bao giờ có một cuộc thay đổi kỳ lạ như vậy. Và những lời đề nghị, mời mọc cũng thưa vắng dần, có khi họ biến mất hẳn khỏi sân khấu. Trên thực tế, tiếng rằng các ông bầu, các trung tâm băng đĩa nuôi "gà", song thực chất tiền bỏ ra làm băng đĩa, chương trình live show vẫn là do ca sĩ lo tất tần tật! Thời vỗ béo ca sĩ đã qua, đến lượt ca sĩ tự vỗ béo mình và vỗ béo cả người hâm mộ lẫn ông bầu.
    Tương tự, lớp sao làng nhàng như V.Q, L.C.K, V.H giá cátsê chỉ chừng 1-2 triệu. Có sao chỉ đi hát từ thiện vì không còn ai mời. Riêng ngôi sao còn sáng chói là M.T, sau live show lẽ ra phải lên lại xuống. Cái thời ẵm 40 triệu/đêm ở Hải Phòng năm ngoái đã qua, giờ đây cô hát độc quyền cho phòng trà M & Tôi, giá còn 10 triệu/đêm, tháng 4 suất.
    Cuộc chạy đua giữa các sao nữ như M.L, Đ.T, T.T, H.Ng, C.L, T.M đã có kết quả: T.T nhỉnh lên một chút nhờ tạo nhiều xìcăngđan và nhờ mốt nhạc hiphop, còn H.Ng thì có hiện tượng "chuyển đổi giọng" không ngờ, M.L chuyên phô diễn kỹ thuật thiếu cảm xúc, còn Đ.T "lỡ dại" lên truyền hình tham gia một chương trình ca nhạc làm lộ ra những điểm yếu của mình. Tương tự, nhóm Trio và M.T.V cũng bị "dội" vì trong chương trình truyền hình trực tiếp đã phô ra chất giọng chưa đủ độ của họ.
    Khi sao sắp mờ, họ làm gì? Q.D làm điệu làm bộ một chút với các tin đồn trái nhau trên báo chí. Đ.V.H tung ra những bí mật một thời với M.T hồi cả hai còn chưa nổi tiếng. T.T và H.T tranh chấp bản quyền một bài hát mà khán giả khó lòng nhớ nổi vài câu. P.T sau khi gièm pha một sao khác lại tuyên bố sẽ không chịu nổi nếu người khác vượt qua mình và hát vừa đô, phải nghĩ ra trò. Nhiều trò của cô khiến những người từng yêu mến cô giật mình thất vọng.




    Xuất ngoại giá rẻ
    Né tránh tình trạng ế ẩm và sự đóng băng của thị trường ca nhạc trong nước, các ca sĩ tìm thị trường diễn ở nước ngoài. Ngoại trừ Mỹ Linh thực hiện hợp đồng thu âm với một hãng băng ở Mỹ, các ca sĩ khác phần đông đi theo đường du lịch, không được danh chính ngôn thuận cho lắm.
    Sang đó, họ thường hát ở sòng bài, hoặc hát cho một nhóm Việt kiều nghe. Thù lao bỏ phong bì theo thoả thuận giữa người mời và ca sĩ, song so với giá của ca sĩ hải ngoại thì ít hơn 5-6 lần. Đó cũng chỉ là mức thù lao ảo vì còn tuỳ thuộc vào mức hào phóng có thường xuyên hay không của chủ sòng. Trừ chi phí máy bay, họ phải chi trả tiền nhà (một số ca sĩ trọ ở nhà người quen, họ hàng), tuần mới có 1-2 suất diễn, lại phải trang trải các khoản ở xứ người nên chuyến lưu diễn chỉ là hình thức giúp họ thoát khỏi thời gian nhàn rỗi, vớt đồng nào hay đồng nấy và khỏi mang tiếng ế.
    Thêm nữa, họ lại phải chịu sự cạnh tranh ngầm của ca sĩ hải ngoại. Thành ra, vất vả lắm, có ca sĩ mới vào được mắt xanh của các trung tâm lớn như Thuý Nga Paris, ASIA... mà không cần nhận thù lao.
    Ở VN cứ ca sĩ nào có xìcăngđan là được cộng đồng người Việt chú ý. Như hiện nay Q.D và Đ.V.H đang "hot". Nhưng khổ nỗi, hễ ca sĩ nào qua đó một lần rồi thì lần sau y như rằng không được chú ý đến nữa. Bởi thị trường ca nhạc ở Mỹ còn phức tạp hơn ở VN, thị hiếu của Việt kiều cũng chóng thay đổi.
    Sự lắng xuống của thị trường ca nhạc sẽ còn kéo dài 2 năm nữa. Những ca sĩ trẻ trở về với giá trị thực có của mình. Vấn đề là những ca sĩ có khả năng có đủ sức vượt cạn không. Bởi trước sự chiếm ưu thế của công nghệ lăngxê, một số ca sĩ chính hiệu đã tỏ ra chán nản và cảm thấy mình bị mất mát ít nhiều.
    Khi các hình nhân ca nhạc sụp đổ, có thể thấy một điều: Khán giả đã tỉnh trí để tìm đến những giọng ca thực chất, và thoát ra khỏi cơn phù phiếm mà họ chìm ngập lâu nay. Nhạc thị trường đào thải các sao là quy luật bình thường như nhiều người từng cảnh báo. Vấn đề là tìm cho ra những nhân tố mới còn rất khó.

    ( Theo tintuc)
  9. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Khi những "hình nhân ca nhạc" sụp đổ


    Lam Trường phải đi vét tuor nhưng cũng không ăn thua.
    Tháng 6, một sự im lặng bao trùm sân khấu ca nhạc TPHCM. Các ca sĩ bỗng rủ nhau xuất ngoại cho qua đi thời vụ ế ẩm vì EURO (?) này, bất kể giá bèo. Bởi lẽ, nếu không, người ngoài nhìn vào sẽ hiểu ngay rằng một số sao đã bắt đầu lặn. Mà thực thế, khi những tấm mặt nạ do lăngxê rơi xuống, các ca sĩ thời thượng mới thực trở lại vạch ban đầu.
    Sự chìm nghỉm tất yếu

    Đời sống của những sản phẩm âm nhạc giả tạo đang về chiều. Những ngôi sao của một thời đã xuống giá, không ai mời và hạ mình đi diễn ở miệt vườn.
    Mà ở miệt vườn, đó là một cuộc chạy đua khổ nhục. 10 ca sĩ đi tỉnh thì cả 10 đều phải học một chiêu duy nhất là thuộc vài câu vọng cổ trong "Lan và Điệp" để khi khán giả hứng lên đề nghị thì ứng phó được ngay. Ăn mặc phải lòe loẹt kỳ dị họ mới thích. Đôi khi họ không nhận ra mình đang hát loại nhạc gì nữa bởi phải chiều lòng thượng đế.
    Gần đây nhất, ngôi sao L.T giọng đã nhão phải đi một tour các tỉnh phía nam và bắc để "vét" sô. Dù đã khoác một chiếc áo "được đài truyền hình Thái mời sang tìm cơ hội hợp tác", thì sau chuyến đi du lịch này, chàng ca sĩ điển trai vẫn bị rớt giá đến mức có sô diễn làm nền cho những giọng ca mới chưa tên tuổi cũng sẵn lòng nhận không điều kiện.
    Các sao Đ.T, N.P.H, Ư.H.P thì cũng đang rớt giá mạnh, đến nỗi họ không còn tự tin để hát nếu không có các fan của mình. Mà vì sự phụ thuộc này, họ phải "nuôi" fan phát mệt. Thời gian dành cho rèn giọng không nhiều, mà chủ yếu giao lưu, tiếp các fan, vui chơi, thư từ...
    Chưa bao giờ có một cuộc thay đổi kỳ lạ như vậy. Và những lời đề nghị, mời mọc cũng thưa vắng dần, có khi họ biến mất hẳn khỏi sân khấu. Trên thực tế, tiếng rằng các ông bầu, các trung tâm băng đĩa nuôi "gà", song thực chất tiền bỏ ra làm băng đĩa, chương trình live show vẫn là do ca sĩ lo tất tần tật! Thời vỗ béo ca sĩ đã qua, đến lượt ca sĩ tự vỗ béo mình và vỗ béo cả người hâm mộ lẫn ông bầu.
    Tương tự, lớp sao làng nhàng như V.Q, L.C.K, V.H giá cátsê chỉ chừng 1-2 triệu. Có sao chỉ đi hát từ thiện vì không còn ai mời. Riêng ngôi sao còn sáng chói là M.T, sau live show lẽ ra phải lên lại xuống. Cái thời ẵm 40 triệu/đêm ở Hải Phòng năm ngoái đã qua, giờ đây cô hát độc quyền cho phòng trà M & Tôi, giá còn 10 triệu/đêm, tháng 4 suất.
    Cuộc chạy đua giữa các sao nữ như M.L, Đ.T, T.T, H.Ng, C.L, T.M đã có kết quả: T.T nhỉnh lên một chút nhờ tạo nhiều xìcăngđan và nhờ mốt nhạc hiphop, còn H.Ng thì có hiện tượng "chuyển đổi giọng" không ngờ, M.L chuyên phô diễn kỹ thuật thiếu cảm xúc, còn Đ.T "lỡ dại" lên truyền hình tham gia một chương trình ca nhạc làm lộ ra những điểm yếu của mình. Tương tự, nhóm Trio và M.T.V cũng bị "dội" vì trong chương trình truyền hình trực tiếp đã phô ra chất giọng chưa đủ độ của họ.
    Khi sao sắp mờ, họ làm gì? Q.D làm điệu làm bộ một chút với các tin đồn trái nhau trên báo chí. Đ.V.H tung ra những bí mật một thời với M.T hồi cả hai còn chưa nổi tiếng. T.T và H.T tranh chấp bản quyền một bài hát mà khán giả khó lòng nhớ nổi vài câu. P.T sau khi gièm pha một sao khác lại tuyên bố sẽ không chịu nổi nếu người khác vượt qua mình và hát vừa đô, phải nghĩ ra trò. Nhiều trò của cô khiến những người từng yêu mến cô giật mình thất vọng.




    Xuất ngoại giá rẻ
    Né tránh tình trạng ế ẩm và sự đóng băng của thị trường ca nhạc trong nước, các ca sĩ tìm thị trường diễn ở nước ngoài. Ngoại trừ Mỹ Linh thực hiện hợp đồng thu âm với một hãng băng ở Mỹ, các ca sĩ khác phần đông đi theo đường du lịch, không được danh chính ngôn thuận cho lắm.
    Sang đó, họ thường hát ở sòng bài, hoặc hát cho một nhóm Việt kiều nghe. Thù lao bỏ phong bì theo thoả thuận giữa người mời và ca sĩ, song so với giá của ca sĩ hải ngoại thì ít hơn 5-6 lần. Đó cũng chỉ là mức thù lao ảo vì còn tuỳ thuộc vào mức hào phóng có thường xuyên hay không của chủ sòng. Trừ chi phí máy bay, họ phải chi trả tiền nhà (một số ca sĩ trọ ở nhà người quen, họ hàng), tuần mới có 1-2 suất diễn, lại phải trang trải các khoản ở xứ người nên chuyến lưu diễn chỉ là hình thức giúp họ thoát khỏi thời gian nhàn rỗi, vớt đồng nào hay đồng nấy và khỏi mang tiếng ế.
    Thêm nữa, họ lại phải chịu sự cạnh tranh ngầm của ca sĩ hải ngoại. Thành ra, vất vả lắm, có ca sĩ mới vào được mắt xanh của các trung tâm lớn như Thuý Nga Paris, ASIA... mà không cần nhận thù lao.
    Ở VN cứ ca sĩ nào có xìcăngđan là được cộng đồng người Việt chú ý. Như hiện nay Q.D và Đ.V.H đang "hot". Nhưng khổ nỗi, hễ ca sĩ nào qua đó một lần rồi thì lần sau y như rằng không được chú ý đến nữa. Bởi thị trường ca nhạc ở Mỹ còn phức tạp hơn ở VN, thị hiếu của Việt kiều cũng chóng thay đổi.
    Sự lắng xuống của thị trường ca nhạc sẽ còn kéo dài 2 năm nữa. Những ca sĩ trẻ trở về với giá trị thực có của mình. Vấn đề là những ca sĩ có khả năng có đủ sức vượt cạn không. Bởi trước sự chiếm ưu thế của công nghệ lăngxê, một số ca sĩ chính hiệu đã tỏ ra chán nản và cảm thấy mình bị mất mát ít nhiều.
    Khi các hình nhân ca nhạc sụp đổ, có thể thấy một điều: Khán giả đã tỉnh trí để tìm đến những giọng ca thực chất, và thoát ra khỏi cơn phù phiếm mà họ chìm ngập lâu nay. Nhạc thị trường đào thải các sao là quy luật bình thường như nhiều người từng cảnh báo. Vấn đề là tìm cho ra những nhân tố mới còn rất khó.

    ( Theo tintuc)
  10. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    VN hay có cái trò viết tắt tên ca sĩ quá ta. Vừa ... hèn vừa khiến người đọc khó chịu.

Chia sẻ trang này