1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tấn xã Con Mèo Ú ! Báo địa phương !

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi babicinamon, 09/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    VN hay có cái trò viết tắt tên ca sĩ quá ta. Vừa ... hèn vừa khiến người đọc khó chịu.
  2. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Mà trong đó, người đọc khó chịu là chính đúng hông ? kekeke...
  3. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Mà trong đó, người đọc khó chịu là chính đúng hông ? kekeke...
  4. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0

    Theo quyết định của VNPT, đối với dịch vụ di động trả tiền sau của hai mạng Vinaphone và Mobifone, giá cước hoà mạng đã giảm xuống 181.818 đồng/thuê bao/lần, cước thuê bao là 72.727 đồng/tháng, giảm 20.000 đồng so với mức cũ và cước thông tin gọi trong nước là 773 đồng/block 30 giây. (Chưa bao gồm thuế VAT)
    Đồng thời, VNPT cũng công bố 5 gói giá cước trả sau khá hấp dẫn. Gói cước G200SMS giá 227.273 đồng/tháng gọi được 200 block 30 giây và 25 tin nhắn miễn phí.
    Gói G300SMS có giá 304.545 đồng/tháng với 60 tin nhắn miễn phí và 300 block 30 giây. Gói G400SMS là 381.818 đồng/tháng với 100 tin nhắn miễn phí và 400 block 30 giây.
    Gói G500SMS và gói G600SMS có giá 459.091 đồng và 536.364 đồng/tháng. Thời gian gọi tương ứng là 500 và 600 block 30 giây cùng với 150 và 200 tin nhắn miễn phí. Khi sử dụng hết số block 30 giây và SMS miễn phí nếu thuê bao tiếp tục sử dụng dịch vụ thì tính cước như cách thông thường.
    Đối với dịch vụ di động trả tiền trước, cước thông tin cuộc gọi trong nước của Mobifone và Vinaphone sẽ là 1.273 đồng/block 30 giây. Và loại di động trả tiền trước thuê bao theo ngày có mức cước là 864 đồng/block 30 giây và 1.818 đồng/ngày thuê bao.
    VNPT cũng ban hành bảng mệnh giá thẻ mới cho loại di động GSM trả trước từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/thẻ. Đồng thời, VNPT điều chỉnh thời hạn thẻ SMS trả trước mệnh giá 100.000 đồng cho thông tin di động GSM lên mức 80 ngày. Tất cả các quy định này đều có hiệu lực từ ngày 1-8-2004.
    Cùng ngày, VNPT đã có văn bản gửi các công ty viễn thông, bưu điện các tỉnh? hướng dẫn việc thực hiện cước dịch vụ di động theo điều chỉnh nói trên.
    Theo văn bản này, các thuê bao muốn sử dụng các gói dịch vụ phải đăng ký bổ sung vào hợp đồng và thời hạn sử dụng tối thiểu là một tháng. Khi không sử dụng dịch vụ phải thông báo lại trước ngày tính cước của tháng tiếp theo. Đối với các thuê bao đã đăng ký gói cước cũ sẽ được sử dụng gói cước đến hết ngày 31-7-2004. Kể từ ngày 1-8, các thuê bao này được tự động chuyển sang hình thức thuê bao trả sau thông thường.
    Như vậy, các mức giá cước do VNPT ban hành, áp dụng cho hai mạng di động Vinaphone và Mobifone đều ở mức thấp nhất trong khung giá đã được Bộ Bưu chính viễn thông quy định ngày 9-7-2004. Mức cước này tính ra là ngang với của S-Fone và thấp hơn dự kiến của Viettel.
    Điều này khiến cho khách hàng sử dụng hai mạng điện thoại này được lợi khá nhiều, nhưng cũng khiến cho các mạng điện thoại như S-fone và Viettel lo lắng. Việc hạ giá cước lần này không khác nào một lời "thách chiến" trong cuộc đua hạ giá cước mà chắc chắn, không doanh nghiệp nào có thể cạnh tranh được với VNPT.
    Như tin đã đưa, Viettel sẽ tính cước di động mạng 098 theo block 6 giây. Đây là mức tính cước theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đang được áp dụng trên thế giới, và được coi là có lợi nhất cho khách hàng. Mức cước tin nhắn tối đa mà Viettel đề nghị là 400 đồng/tin nhắn, tương đương vớI mức của S-Fone, nhưng S-Fone đang tính cước theo block 10 giây.
    Ngoài ra, Viettel cũng dự kiến một số gói cước dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ trả sau với mức cước giảm khoảng 15% so với mức cước thông thường; đặc biệt Viettel còn có gói cước dành cho người có thu nhập thấp với 60.000 đồng/tháng.
    Ngay sau quyết định của VNPT, cả Viettel và S-Fone đều bày tỏ sự lo ngại và cho rằng VNPT ?ocạnh tranh không lành mạnh
    -----------------------------------------
    Há, giờ thì lại là cạnh tranh ko lành mạnh cơ đấy...
  5. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0

    Theo quyết định của VNPT, đối với dịch vụ di động trả tiền sau của hai mạng Vinaphone và Mobifone, giá cước hoà mạng đã giảm xuống 181.818 đồng/thuê bao/lần, cước thuê bao là 72.727 đồng/tháng, giảm 20.000 đồng so với mức cũ và cước thông tin gọi trong nước là 773 đồng/block 30 giây. (Chưa bao gồm thuế VAT)
    Đồng thời, VNPT cũng công bố 5 gói giá cước trả sau khá hấp dẫn. Gói cước G200SMS giá 227.273 đồng/tháng gọi được 200 block 30 giây và 25 tin nhắn miễn phí.
    Gói G300SMS có giá 304.545 đồng/tháng với 60 tin nhắn miễn phí và 300 block 30 giây. Gói G400SMS là 381.818 đồng/tháng với 100 tin nhắn miễn phí và 400 block 30 giây.
    Gói G500SMS và gói G600SMS có giá 459.091 đồng và 536.364 đồng/tháng. Thời gian gọi tương ứng là 500 và 600 block 30 giây cùng với 150 và 200 tin nhắn miễn phí. Khi sử dụng hết số block 30 giây và SMS miễn phí nếu thuê bao tiếp tục sử dụng dịch vụ thì tính cước như cách thông thường.
    Đối với dịch vụ di động trả tiền trước, cước thông tin cuộc gọi trong nước của Mobifone và Vinaphone sẽ là 1.273 đồng/block 30 giây. Và loại di động trả tiền trước thuê bao theo ngày có mức cước là 864 đồng/block 30 giây và 1.818 đồng/ngày thuê bao.
    VNPT cũng ban hành bảng mệnh giá thẻ mới cho loại di động GSM trả trước từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/thẻ. Đồng thời, VNPT điều chỉnh thời hạn thẻ SMS trả trước mệnh giá 100.000 đồng cho thông tin di động GSM lên mức 80 ngày. Tất cả các quy định này đều có hiệu lực từ ngày 1-8-2004.
    Cùng ngày, VNPT đã có văn bản gửi các công ty viễn thông, bưu điện các tỉnh? hướng dẫn việc thực hiện cước dịch vụ di động theo điều chỉnh nói trên.
    Theo văn bản này, các thuê bao muốn sử dụng các gói dịch vụ phải đăng ký bổ sung vào hợp đồng và thời hạn sử dụng tối thiểu là một tháng. Khi không sử dụng dịch vụ phải thông báo lại trước ngày tính cước của tháng tiếp theo. Đối với các thuê bao đã đăng ký gói cước cũ sẽ được sử dụng gói cước đến hết ngày 31-7-2004. Kể từ ngày 1-8, các thuê bao này được tự động chuyển sang hình thức thuê bao trả sau thông thường.
    Như vậy, các mức giá cước do VNPT ban hành, áp dụng cho hai mạng di động Vinaphone và Mobifone đều ở mức thấp nhất trong khung giá đã được Bộ Bưu chính viễn thông quy định ngày 9-7-2004. Mức cước này tính ra là ngang với của S-Fone và thấp hơn dự kiến của Viettel.
    Điều này khiến cho khách hàng sử dụng hai mạng điện thoại này được lợi khá nhiều, nhưng cũng khiến cho các mạng điện thoại như S-fone và Viettel lo lắng. Việc hạ giá cước lần này không khác nào một lời "thách chiến" trong cuộc đua hạ giá cước mà chắc chắn, không doanh nghiệp nào có thể cạnh tranh được với VNPT.
    Như tin đã đưa, Viettel sẽ tính cước di động mạng 098 theo block 6 giây. Đây là mức tính cước theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đang được áp dụng trên thế giới, và được coi là có lợi nhất cho khách hàng. Mức cước tin nhắn tối đa mà Viettel đề nghị là 400 đồng/tin nhắn, tương đương vớI mức của S-Fone, nhưng S-Fone đang tính cước theo block 10 giây.
    Ngoài ra, Viettel cũng dự kiến một số gói cước dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ trả sau với mức cước giảm khoảng 15% so với mức cước thông thường; đặc biệt Viettel còn có gói cước dành cho người có thu nhập thấp với 60.000 đồng/tháng.
    Ngay sau quyết định của VNPT, cả Viettel và S-Fone đều bày tỏ sự lo ngại và cho rằng VNPT ?ocạnh tranh không lành mạnh
    -----------------------------------------
    Há, giờ thì lại là cạnh tranh ko lành mạnh cơ đấy...
  6. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Chương trình được tổ chức vào 9/7 tại Hà Nội, theo quảng cáo có Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng tham gia, nhưng đến phút cuối, MC thông báo họ không diễn được vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên, lý do chính là cả hai ca sĩ không đi duyệt chương trình nên không được hát. Mỹ Tâm đã phản ứng về sự việc này.
    Chị nói gì về sự việc này?
    Tôi không sợ gì bằng khán giả hiểu lầm. Hôm đó, tôi đến từ đầu chương trình, nhưng Ban tổ chức bảo không được hát, phải chờ hội đồng duyệt, tôi còn lên nhận cup cơ mà. Cuối đêm diễn thì nhận được tin chính xác là mình không được hát. Bất ngờ quá vì tôi đã nói trước là do lưu diễn ở nước ngoài nên tôi không kịp về duyệt.
    Có thể do người tổ chức và hội đồng duyệt không làm việc với nhau một cách rõ ràng nên mới xảy ra chuyện này. Vì chuyện đó, tôi bị cấm hát một thời gian cũng không sao, nhưng lấy lý do sức khỏe bảo Mỹ Tâm không hát được là sai sự thật.
    Thấy khán giả la ó nên tôi phải lao ra sân khấu giải thích, chưa kịp nói gì thì ban tổ chức đã ngắt micro. Tôi thấy xung quanh mình quay cuồng, luống cuống đến mức quỵ xuống.
    Có ý kiến cho rằng Mỹ Tâm đã 4 lần vi phạm không tham gia duyệt chương trình, chuyện này thực hư ra sao?
    Không có chuyện 4 lần tôi không duyệt chương trình. Có hôm vừa xuống sân bay, chưa kịp về khách sạn tôi đã đến nơi duyệt, chạy vội vàng lên sân khấu, sau đó mới dám về nghỉ.
    Chỉ có duy nhất chương trình Trái tim Việt Nam là tôi vắng mặt nhưng đã nói trước lý do. Bên cạnh đó, tôi cũng không được thông báo sớm thời gian duyệt. Theo tôi biết, trong chương trình đó cũng có một số nghệ sĩ không dự duyệt nhưng vẫn được diễn.
    Chị sẽ chấp nhận hình thức kỷ luật như thế nào?
    Chuyện đó có thể khiến tôi không được hát 3 tháng, thậm chí là 6 tháng cũng không sao, nhưng tôi sợ khán giả hiểu lầm. Một người trong Hội đồng duyệt của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội nói thẳng với tôi, tôi sẽ bị cấm hát nhưng chưa có văn bản cụ thể.
    Tuy nhiên, tôi thấy lạ là khi trình bày với Cục Nghệ thuật Biểu diễn thì không ai biết chuyện này. Nếu đã làm sai, tôi chấp nhận kỷ luật và tôi tin là Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội sẽ xử phạt phân minh.
    Chị nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng càng ca sĩ hàng sao thì càng nhiều lỗi vi phạm, nhất là giờ giấc biểu diễn?
    Hoàn toàn sai lầm. Tôi rất tôn trọng giờ giấc làm việc, nếu đến muộn, tôi phải gọi điện thoại thông báo với lý do chính đáng. Tôi cũng thấy mình không bận bịu gì lắm, nhiều ca sĩ trẻ mới vào nghề, họ bận gấp 10 lần tôi. NSƯT Trần Bình, đạo diễn ca nhạc trong chương trình Trái tim Việt Nam, khẳng định: Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng ký hợp đồng với Công ty văn hóa Hà Nội nên tôi không biết gì về chuyện cát xê của họ. Tôi cũng không cấm Mỹ Tâm hát và không cắt micro. Tôi cũng đề đạt lên Cục Nghệ thuật Biểu diễn phương án xử lý những ca sĩ cố tình vi phạm quy chế thẩm định chương trình nghệ thuật, cụ thể: Cấm hát trong chương trình sau đó (trên cùng địa bàn), thời hạn vào khoảng 2-3 tháng. Không nên phạt trực tiếp tại chương trình đang diễn ra vì người thiệt chính là khán giả. Riêng trường hợp Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng, có thể cấm hai ca sĩ này biểu diễn tại Hà Nội 3-6 tháng.
    Tuy nhiên, ông Mạnh Cường - Trưởng phòng nghệ thuật, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội - lại có ý kiến ngược lại: Sở sẽ không xử phạt thêm đối với Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng. Dẫu sao ca sĩ phục vụ khán giả thủ đô là điều quý. Chỉ có điều phải làm cho họ hiểu, đã là quy chế, quy định thì phải chấp hành.


    Theo Tiền Phong
  7. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Chương trình được tổ chức vào 9/7 tại Hà Nội, theo quảng cáo có Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng tham gia, nhưng đến phút cuối, MC thông báo họ không diễn được vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên, lý do chính là cả hai ca sĩ không đi duyệt chương trình nên không được hát. Mỹ Tâm đã phản ứng về sự việc này.
    Chị nói gì về sự việc này?
    Tôi không sợ gì bằng khán giả hiểu lầm. Hôm đó, tôi đến từ đầu chương trình, nhưng Ban tổ chức bảo không được hát, phải chờ hội đồng duyệt, tôi còn lên nhận cup cơ mà. Cuối đêm diễn thì nhận được tin chính xác là mình không được hát. Bất ngờ quá vì tôi đã nói trước là do lưu diễn ở nước ngoài nên tôi không kịp về duyệt.
    Có thể do người tổ chức và hội đồng duyệt không làm việc với nhau một cách rõ ràng nên mới xảy ra chuyện này. Vì chuyện đó, tôi bị cấm hát một thời gian cũng không sao, nhưng lấy lý do sức khỏe bảo Mỹ Tâm không hát được là sai sự thật.
    Thấy khán giả la ó nên tôi phải lao ra sân khấu giải thích, chưa kịp nói gì thì ban tổ chức đã ngắt micro. Tôi thấy xung quanh mình quay cuồng, luống cuống đến mức quỵ xuống.
    Có ý kiến cho rằng Mỹ Tâm đã 4 lần vi phạm không tham gia duyệt chương trình, chuyện này thực hư ra sao?
    Không có chuyện 4 lần tôi không duyệt chương trình. Có hôm vừa xuống sân bay, chưa kịp về khách sạn tôi đã đến nơi duyệt, chạy vội vàng lên sân khấu, sau đó mới dám về nghỉ.
    Chỉ có duy nhất chương trình Trái tim Việt Nam là tôi vắng mặt nhưng đã nói trước lý do. Bên cạnh đó, tôi cũng không được thông báo sớm thời gian duyệt. Theo tôi biết, trong chương trình đó cũng có một số nghệ sĩ không dự duyệt nhưng vẫn được diễn.
    Chị sẽ chấp nhận hình thức kỷ luật như thế nào?
    Chuyện đó có thể khiến tôi không được hát 3 tháng, thậm chí là 6 tháng cũng không sao, nhưng tôi sợ khán giả hiểu lầm. Một người trong Hội đồng duyệt của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội nói thẳng với tôi, tôi sẽ bị cấm hát nhưng chưa có văn bản cụ thể.
    Tuy nhiên, tôi thấy lạ là khi trình bày với Cục Nghệ thuật Biểu diễn thì không ai biết chuyện này. Nếu đã làm sai, tôi chấp nhận kỷ luật và tôi tin là Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội sẽ xử phạt phân minh.
    Chị nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng càng ca sĩ hàng sao thì càng nhiều lỗi vi phạm, nhất là giờ giấc biểu diễn?
    Hoàn toàn sai lầm. Tôi rất tôn trọng giờ giấc làm việc, nếu đến muộn, tôi phải gọi điện thoại thông báo với lý do chính đáng. Tôi cũng thấy mình không bận bịu gì lắm, nhiều ca sĩ trẻ mới vào nghề, họ bận gấp 10 lần tôi. NSƯT Trần Bình, đạo diễn ca nhạc trong chương trình Trái tim Việt Nam, khẳng định: Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng ký hợp đồng với Công ty văn hóa Hà Nội nên tôi không biết gì về chuyện cát xê của họ. Tôi cũng không cấm Mỹ Tâm hát và không cắt micro. Tôi cũng đề đạt lên Cục Nghệ thuật Biểu diễn phương án xử lý những ca sĩ cố tình vi phạm quy chế thẩm định chương trình nghệ thuật, cụ thể: Cấm hát trong chương trình sau đó (trên cùng địa bàn), thời hạn vào khoảng 2-3 tháng. Không nên phạt trực tiếp tại chương trình đang diễn ra vì người thiệt chính là khán giả. Riêng trường hợp Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng, có thể cấm hai ca sĩ này biểu diễn tại Hà Nội 3-6 tháng.
    Tuy nhiên, ông Mạnh Cường - Trưởng phòng nghệ thuật, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội - lại có ý kiến ngược lại: Sở sẽ không xử phạt thêm đối với Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng. Dẫu sao ca sĩ phục vụ khán giả thủ đô là điều quý. Chỉ có điều phải làm cho họ hiểu, đã là quy chế, quy định thì phải chấp hành.


    Theo Tiền Phong
  8. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Phần I: Họ đã nói gì?
    Khi dư luận và báo chí có phần lắng xuống với vụ tai tiếng của nhạc phẩm Tình Thôi Xót Xa ?" Frontie, Dường Như ?" Crescendo, thì với tư cách nhà nghiên cứu, Tâm Chuyên đã có những bài viết khá công phu về số phận nhạc phẩm đó. Để góp thêm một cái nhìn khác cho độc giả cùng đánh giá một vấn đề, Tin Tức Việt Nam xin trích đăng loạt bài viết của tác giả.
    Thời gian vừa qua, báo chí, các phương tiện truyền thông, dư luận trong và ngoài nước đồng loạt đặt câu hỏi về nguồn gốc các nhạc phẩm Tình Thôi Xót Xa - Frontier, Dường Như ?" Crescendo. Trước yêu cầu chính đáng của những người yêu âm nhạc Việt, các tác giả - nhạc sĩ, các cá nhân có liên quan đã trả lời phỏng vấn về thời điểm công bố sáng tác, khởi nguồn, bằng chứng minh họa... của các bài hát nói trên. Chúng ta cùng điểm lại những điều họ đã nói và báo chí đã công bố.
    Thời điểm công bố sáng tác
    Trả lời về thời điểm công bố sáng tác, nhạc sĩ Bảo Chấn nói rằng ông đã sáng tác ca khúc này vào thập niên 80, sau đó, ca sĩ Thảo My đã hát bài Tình Thôi Xót Xa vào năm 1986 hoặc 1987, tại nước ngoài. Thời điểm công bố sáng tác là vào năm 1992.
    Còn ông Kazu Matsui với tư cách là người phát ngôn của nữ nhạc sĩ Keiko Matsui thì cho rằng Frontier được ghi âm năm 1991, phát hành trong album Hoa Anh Đào Nở (Cherry Blossom) năm 1992 tại Nhật Bản, phát hành tiếp album cùng tên năm 1993 tại Mỹ. Tiếp đó, ông Kazu dẫn thêm rằng, giai điệu của Frontier cũng được sử dụng, có thêm lời hát trong chương trình trò chơi Super Mario Brothers vào khoảng năm 1990 hoặc 1991.
    Trong khi đó, nhạc sĩ Đức Huy, phu quân của ca sĩ Thảo My xác nhận ông đã mua bản quyền ca khúc và ca sĩ Thảo My đã hát Tình Thôi Xót Xa trong chương trình Nhạc Mới 15 - Nhạc Mới Productions sản xuất, phát hành vào năm 1996 . Ông Đức Huy cũng không nói rõ thêm là ông mua bản quyền từ khi nào và Tình Thôi Xót Xa được ghi âm trong Nhạc Mới 15 ở thời điểm nào.
    Không có lời phát biểu của các bên về thời điểm công bố sáng tác của bài Dường Như, Crescendo.
    Khởi nguồn sáng tác
    Nhạc sĩ Bảo Chấn phát biểu là ông đã có cảm hứng sáng tác Tình Thôi Xót Xa sau khi xem xong bộ phim ?oDuy nhất? của Liên Xô, trong phim có sự kiện đôi lứa chia ly.
    Ông Kazu Matsui thì nhận định là giai điệu của Frontier do nữ nhạc sĩ Keiko Matsui sáng tác chuyển tải một niềm hy vọng.
    Không có bất cứ tuyên bố của các bên về khởi nguồn sáng tác của bài Dường Như cũng như Crescendo.
    Bằng chứng minh họa
    Về bài Frontier
    Ông Kazu Matsui: ?oBản nhạc đã được ghi âm với phần lời bằng tiếng Anh cho game điện tử Super Mario Brothers trước khi chúng tôi sử dụng trong album của Keiko. Cả hai đều do tôi sản xuất và Keiko biên soạn.
    ?oCòn về dự án Super Mario Brothers, tôi nhớ là ca từ được viết bởi Maxi Anderson (hoặc Jeff Day), là những người chúng tôi thường hợp tác trong nhiều dự án. Chúng tôi có thể chứng minh tính nguyên gốc của bài hát này theo rất nhiều cách, vì có nhiều người tham gia dự án âm nhạc này. Bản nhạc VN là sự copy từ bài Frontier (hoặc từ giai điệu trò chơi Super Mario Brothers). Chúng tôi chắc chắn 100% về điều này, bởi vì nó copy thậm chí cả phần intro (đoạn dạo đầu).
    ?oBài hát này đã được sử dụng trong album Supper Mario Brothers Image do Citron and Art sản xuất?.
    Về bài Tình Thôi Xót Xa
    Nhạc sĩ Bảo Chấn nói là ông đã đưa một đoạn của bài hát vào phim Nước Mắt Học Trò của nhà sản xuất Lý Huỳnh khởi chiếu vào năm 1992. Ông còn dẫn thêm là ông đã đưa ca khúc này (dưới một cái tên khác) cùng một số ca khúc nữa cho một người quen cũ là nhạc sĩ Trịnh Quang Thạch mang ra nước ngoài để bán vì vào giai đoạn này hoàn cảnh kinh tế gia đình nhà ông khó khăn và lúc đó giới làm ca nhạc Việt Nam ở nước ngoài đang ?ođói? ca khúc, họ cũng gặp bế tắc về đường hướng. Ông Bảo Chấn còn giữ bản phối ca khúc với bút tích cá nhân ghi năm 1994.
    Về phần nhạc sĩ Đức Huy, như đã dẫn ở phần 1.1, ông nói là đã mua bản quyền ca khúc từ tác giả Trinh Quang Thạch và ông khẳng định thêm là ?ochính tôi đã ký xác nhận trả tiền tác quyền cho Trịnh Quang Thạch với giá 200 USD?. Ông còn nhận xét thêm là đoạn dạo đầu bản nhạc được chơi bằng piano là xuất sắc và ông không thể không khen ngợi tài năng của người nghệ sĩ đã chơi đàn!.
    Không thấy ông Trịnh Quang Thạch phản hồi về việc này.
    Về bài Crescendo
    Ông Kazu Matsui ?oTôi phát hiện ra rằng có hai bài hát của ông Bảo Chấn được copy từ cùng một album Cherry Blossom. Không chỉ bài Frontier mà cả giai điệu bài Crescendo cũng bị copy. Điều khờ khạo nhất là ông ấy sao chép cả phần phối âm cho đàn dây và phần bass. Các phần này được soạn bởi Gary Stockdale, một nhà hòa âm nổi tiếng của Hollywood. Phần bass do John Pena chơi, đó cũng là một trong những nghệ sĩ thu âm giỏi nhất ở Los Angeles (Những cái tên này đều được ghi rõ trong album nhạc).
    "Một điều còn ?~điên rồ? hơn là ông Bảo Chấn sao chép đoạn guitar solo do Ron Komie chơi, đó cũng là một nghệ sĩ ghi âm nổi tiếng ở L.A. Hoàn toàn không thể có chuyện các nghệ sĩ nổi tiếng này lại bỗng dưng chơi y hệt một người ở VN đã phát hành album sau đến 4 năm?.
    ?oGary Stockdale, từng được đề cử giải Emmy 1999. Tôi đã nhờ Gary soạn phần đàn dây và bass cũng như cái sườn hòa âm chính của giai điệu. Ông Bảo Chấn copy nó. Ông ấy lại dùng đàn synthesizer để copy cả đoạn guitar solo ?" là phần trình diễn ngẫu hứng - của Ron Komie, cũng là một nhạc sĩ thu âm ở Hollywood. Chúng tôi đã trả khoảng ba, bốn nghìn đôla cho các vị này, và nếu quả thật ông Bảo Chấn đã sáng tác, thì tôi sẽ phải đi kiện cả Gary Stockdale, Ron Komie.
    Ở đây hoàn toàn không phải chuyện chịu ảnh hưởng. Nếu anh nghe bài Crescendo, ngay đoạn dạo đầu thì dòng bass, phần đàn dây và ngay cả nhịp điệu trống đã bị sao chép. Không có chuyện chịu ảnh hưởng, mà thật sự ông Bảo Chấn đã sao chép từng khuôn nhạc một. Anh có thể chơi lại bản nhạc này cho người Việt Nam và hỏi họ đây là sự ảnh hưởng tình cờ hay đó là sự sao chép. Phần vocal, tức là giai điệu thể hiện qua giọng hát ca sĩ thì có khác chút ít, nhưng bên dưới giọng hát, nêu anh nghe kỹ, sẽ thấy đàn synthesizer chơi lại giai điệu chính của chúng tôi.?
    Về bài Dường Như
    Nhạc sĩ Bảo Chấn được coi như tác giả của bài này ở Việt Nam, ca sĩ Hồng Nhung cũng đã hát rất nhiều lần. Sau những tranh cãi về Tình Thôi Xót Xa, nhạc sĩ đã giữ phần im lặng, dẫn đến không có nhiều thông tin về ca khúc. Nhạc sĩ Đức Huy, nhạc sĩ Trịnh Quang Thạch cũng không cung cấp thêm thông tin về bài hát này. Duy chỉ có một chi tiết đáng lưu ý, đó là trên mạng của giới làm ca nhạc Việt Nam ở nước ngoài, tác giả ca từ của ca khúc Dường Như được đề tên ông Trịnh Quang Thạch, phần nhạc/ca sĩ được bỏ trống!
    Phản ứng và dự định của các bên
    Ông Kazu Matsui ?oTôi không muốn dùng từ ăn cắp, nhưng trong trường hợp này, ông ta (Bảo Chấn - ND) đã copy toàn bộ phần nhạc, và lại nói là chính mình sáng tác. Đó là việc làm sai trái. Nếu sự cố này xảy ra ở Mỹ, công ty quản lý của chúng tôi sẽ đưa ra tòa và chúng tôi dễ dàng giành phần thắng. Nhưng đến giờ thì chúng tôi cũng chưa biết nên làm thế nào. Sự việc xảy ra tại VN và chúng tôi không rõ về người VN lắm. Hãy cho chúng tôi biết, chúng tôi nên làm thế nào. Và nhạc sĩ Bảo Chấn, hãy cho chúng tôi biết sự thật?.
    Trả lời phỏng vấn của đài BBC về việc điều gì sẽ xảy ra nếu sự việc được đưa ra ra tòa, ông Kazu trả lời ?oĐể tôi nói với anh điều này: Không ai lại đi sao chép một cách lộ liễu như vậy. Nếu họ có lấy giai điệu người khác, họ cũng sẽ tìm cách giấu bớt đi một cách khéo léo. Đôi khi họ ?ochôm? khoảng tám ô nhịp, nhưng còn đây là trọn vẹn giai điệu. Không ai ở Nhật hay Mỹ sẽ làm như vậy vì nó quá lộ liễu, nó đã trở thành đạo nhạc chứ không còn là lặp lại ý tưởng hay ảnh hưởng nữa. Nếu ai làm như thế thì chả khác nào tự sát. Tôi có cảm giác không đáng để đâm đơn kiện vì bản nhạc copy lố bịch đến mức ông ấy chắc chắn sẽ thua kiện.
    Tôi hoàn toàn không muốn cấm hai bài hát này tại Việt Nam. Chỉ cần họ đề tên Keiko Matsui là tác giả giai điệu. Chúng tôi rất hạnh phúc khi người Việt Nam đã ưa thích âm nhạc của Keiko ngay cả nếu trước đây họ không biết đó là nhạc của Keiko. Chúng tôi chỉ mong là ai đó sẽ thuyết phục ông Bảo Chấn thừa nhận vì bản nhạc đã bị sao chép quá mức.?.
    Cũng câu hỏi tương tự của báo Thể Thao Văn Hóa, ông Kazu Matsui tuyên bố:
    ?oChúng tôi hy vọng ông Bảo Chấn sẽ xin lỗi chúng tôi. Nếu ông ấy có đề nghị nào đó, chúng tôi muốn lắng nghe ông ấy. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất với chúng tôi là người VN sẽ biết ai là tác giả thật sự, và sẽ yêu mến âm nhạc của Keiko. Một điều chắc chắn đây là âm nhạc của Keiko và tôi có thể chứng minh điều đó dễ dàng. Xin chuyển lời đến ông Bảo Chấn là đã đến lúc nói ra sự thật. Bằng không chúng tôi sẽ để các bài hát -cả bài hát nguyên gốc và bài của ông Bảo Chấn- lên website của chúng tôi. Tôi không muốn làm điều như vậy. Tôi biết rằng còn có nhiều nhạc sĩ chân chính đang làm việc và sáng tạo trung thực tại VN. Tôi muốn giữ chuyện này giữa các bạn VN và chúng tôi mà thôi.
    Nếu ông Bảo Chấn không ghi rõ Keiko Matsui là tác giả giai điệu trên, thì đó là một điều sai trái. Tôi không biết ở VN có luật về bản quyền hay không, nhưng tôi nghĩ chúng tôi cần làm một điều gì đó. Chúng tôi không chạy theo mục đích đòi tiền. Chúng tôi rất vui nếu âm nhạc của mình phổ biến ở VN, và muốn có dịp trình diễn tại đó. Nhưng nếu một ai đó lại ăn cắp giai điệu như thế này và bảo anh ta tự sáng tác, thì chúng tôi cảm thấy cần phải làm điều gì đó.?
    Về phần mình, sau những cuộc trả lời chung chung như ?oTôi không bình luận?,?Tôi không chứng minh?, ?oTôi không chắc? cùng với những niềm tin cá nhân như ?ochân lý ở trong tim?,?Được thế thì còn gì bằng? (khi có người hỏi nhạc sĩ có muốn mọi người không hỏi đến câu chuyện này nữa)...nhạc sĩ Bảo Chấn đã trả lời thẳng thắn với báo TTVH:
    - Nếu bị phía Nhật kiện thì ông sẽ xử trí ra sao?.
    - Thú thật, cho đến giờ này (6/4/2004 - ND), tôi chưa hề biết ca khúc của họ ra làm sao, mặc dù tôi có nghe bạn bè nói là có trên mạng. Tôi cung không thể tưởng tượng được là có thể có hai ca khúc giống nhau 100%. Nếu như phía Nhật Bản kiện, thì cũng phải chờ xem họ kiện cái gì, như thế nào, lúc đó mới có thể có cách đối phó. Mình ở chỗ sáng, họ ở trong tối, thì phải chờ họ ra đòn. Cái khó của tôi là không chứng minh được thời điểm sáng tác. Còn thời điểm công bố tác phẩm Tình Thôi Xót Xa là vào năm 1992.
    Ngay trong bức thư xin lỗi độc giả Việt Nam, nhạc sĩ Bảo Chấn chỉ xin dừng ?otạm thời không sử dụng? Tình thôi xót xa cho đến khi có kết luận cuối cùng.
    Hết phần I

  9. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Phần I: Họ đã nói gì?
    Khi dư luận và báo chí có phần lắng xuống với vụ tai tiếng của nhạc phẩm Tình Thôi Xót Xa ?" Frontie, Dường Như ?" Crescendo, thì với tư cách nhà nghiên cứu, Tâm Chuyên đã có những bài viết khá công phu về số phận nhạc phẩm đó. Để góp thêm một cái nhìn khác cho độc giả cùng đánh giá một vấn đề, Tin Tức Việt Nam xin trích đăng loạt bài viết của tác giả.
    Thời gian vừa qua, báo chí, các phương tiện truyền thông, dư luận trong và ngoài nước đồng loạt đặt câu hỏi về nguồn gốc các nhạc phẩm Tình Thôi Xót Xa - Frontier, Dường Như ?" Crescendo. Trước yêu cầu chính đáng của những người yêu âm nhạc Việt, các tác giả - nhạc sĩ, các cá nhân có liên quan đã trả lời phỏng vấn về thời điểm công bố sáng tác, khởi nguồn, bằng chứng minh họa... của các bài hát nói trên. Chúng ta cùng điểm lại những điều họ đã nói và báo chí đã công bố.
    Thời điểm công bố sáng tác
    Trả lời về thời điểm công bố sáng tác, nhạc sĩ Bảo Chấn nói rằng ông đã sáng tác ca khúc này vào thập niên 80, sau đó, ca sĩ Thảo My đã hát bài Tình Thôi Xót Xa vào năm 1986 hoặc 1987, tại nước ngoài. Thời điểm công bố sáng tác là vào năm 1992.
    Còn ông Kazu Matsui với tư cách là người phát ngôn của nữ nhạc sĩ Keiko Matsui thì cho rằng Frontier được ghi âm năm 1991, phát hành trong album Hoa Anh Đào Nở (Cherry Blossom) năm 1992 tại Nhật Bản, phát hành tiếp album cùng tên năm 1993 tại Mỹ. Tiếp đó, ông Kazu dẫn thêm rằng, giai điệu của Frontier cũng được sử dụng, có thêm lời hát trong chương trình trò chơi Super Mario Brothers vào khoảng năm 1990 hoặc 1991.
    Trong khi đó, nhạc sĩ Đức Huy, phu quân của ca sĩ Thảo My xác nhận ông đã mua bản quyền ca khúc và ca sĩ Thảo My đã hát Tình Thôi Xót Xa trong chương trình Nhạc Mới 15 - Nhạc Mới Productions sản xuất, phát hành vào năm 1996 . Ông Đức Huy cũng không nói rõ thêm là ông mua bản quyền từ khi nào và Tình Thôi Xót Xa được ghi âm trong Nhạc Mới 15 ở thời điểm nào.
    Không có lời phát biểu của các bên về thời điểm công bố sáng tác của bài Dường Như, Crescendo.
    Khởi nguồn sáng tác
    Nhạc sĩ Bảo Chấn phát biểu là ông đã có cảm hứng sáng tác Tình Thôi Xót Xa sau khi xem xong bộ phim ?oDuy nhất? của Liên Xô, trong phim có sự kiện đôi lứa chia ly.
    Ông Kazu Matsui thì nhận định là giai điệu của Frontier do nữ nhạc sĩ Keiko Matsui sáng tác chuyển tải một niềm hy vọng.
    Không có bất cứ tuyên bố của các bên về khởi nguồn sáng tác của bài Dường Như cũng như Crescendo.
    Bằng chứng minh họa
    Về bài Frontier
    Ông Kazu Matsui: ?oBản nhạc đã được ghi âm với phần lời bằng tiếng Anh cho game điện tử Super Mario Brothers trước khi chúng tôi sử dụng trong album của Keiko. Cả hai đều do tôi sản xuất và Keiko biên soạn.
    ?oCòn về dự án Super Mario Brothers, tôi nhớ là ca từ được viết bởi Maxi Anderson (hoặc Jeff Day), là những người chúng tôi thường hợp tác trong nhiều dự án. Chúng tôi có thể chứng minh tính nguyên gốc của bài hát này theo rất nhiều cách, vì có nhiều người tham gia dự án âm nhạc này. Bản nhạc VN là sự copy từ bài Frontier (hoặc từ giai điệu trò chơi Super Mario Brothers). Chúng tôi chắc chắn 100% về điều này, bởi vì nó copy thậm chí cả phần intro (đoạn dạo đầu).
    ?oBài hát này đã được sử dụng trong album Supper Mario Brothers Image do Citron and Art sản xuất?.
    Về bài Tình Thôi Xót Xa
    Nhạc sĩ Bảo Chấn nói là ông đã đưa một đoạn của bài hát vào phim Nước Mắt Học Trò của nhà sản xuất Lý Huỳnh khởi chiếu vào năm 1992. Ông còn dẫn thêm là ông đã đưa ca khúc này (dưới một cái tên khác) cùng một số ca khúc nữa cho một người quen cũ là nhạc sĩ Trịnh Quang Thạch mang ra nước ngoài để bán vì vào giai đoạn này hoàn cảnh kinh tế gia đình nhà ông khó khăn và lúc đó giới làm ca nhạc Việt Nam ở nước ngoài đang ?ođói? ca khúc, họ cũng gặp bế tắc về đường hướng. Ông Bảo Chấn còn giữ bản phối ca khúc với bút tích cá nhân ghi năm 1994.
    Về phần nhạc sĩ Đức Huy, như đã dẫn ở phần 1.1, ông nói là đã mua bản quyền ca khúc từ tác giả Trinh Quang Thạch và ông khẳng định thêm là ?ochính tôi đã ký xác nhận trả tiền tác quyền cho Trịnh Quang Thạch với giá 200 USD?. Ông còn nhận xét thêm là đoạn dạo đầu bản nhạc được chơi bằng piano là xuất sắc và ông không thể không khen ngợi tài năng của người nghệ sĩ đã chơi đàn!.
    Không thấy ông Trịnh Quang Thạch phản hồi về việc này.
    Về bài Crescendo
    Ông Kazu Matsui ?oTôi phát hiện ra rằng có hai bài hát của ông Bảo Chấn được copy từ cùng một album Cherry Blossom. Không chỉ bài Frontier mà cả giai điệu bài Crescendo cũng bị copy. Điều khờ khạo nhất là ông ấy sao chép cả phần phối âm cho đàn dây và phần bass. Các phần này được soạn bởi Gary Stockdale, một nhà hòa âm nổi tiếng của Hollywood. Phần bass do John Pena chơi, đó cũng là một trong những nghệ sĩ thu âm giỏi nhất ở Los Angeles (Những cái tên này đều được ghi rõ trong album nhạc).
    "Một điều còn ?~điên rồ? hơn là ông Bảo Chấn sao chép đoạn guitar solo do Ron Komie chơi, đó cũng là một nghệ sĩ ghi âm nổi tiếng ở L.A. Hoàn toàn không thể có chuyện các nghệ sĩ nổi tiếng này lại bỗng dưng chơi y hệt một người ở VN đã phát hành album sau đến 4 năm?.
    ?oGary Stockdale, từng được đề cử giải Emmy 1999. Tôi đã nhờ Gary soạn phần đàn dây và bass cũng như cái sườn hòa âm chính của giai điệu. Ông Bảo Chấn copy nó. Ông ấy lại dùng đàn synthesizer để copy cả đoạn guitar solo ?" là phần trình diễn ngẫu hứng - của Ron Komie, cũng là một nhạc sĩ thu âm ở Hollywood. Chúng tôi đã trả khoảng ba, bốn nghìn đôla cho các vị này, và nếu quả thật ông Bảo Chấn đã sáng tác, thì tôi sẽ phải đi kiện cả Gary Stockdale, Ron Komie.
    Ở đây hoàn toàn không phải chuyện chịu ảnh hưởng. Nếu anh nghe bài Crescendo, ngay đoạn dạo đầu thì dòng bass, phần đàn dây và ngay cả nhịp điệu trống đã bị sao chép. Không có chuyện chịu ảnh hưởng, mà thật sự ông Bảo Chấn đã sao chép từng khuôn nhạc một. Anh có thể chơi lại bản nhạc này cho người Việt Nam và hỏi họ đây là sự ảnh hưởng tình cờ hay đó là sự sao chép. Phần vocal, tức là giai điệu thể hiện qua giọng hát ca sĩ thì có khác chút ít, nhưng bên dưới giọng hát, nêu anh nghe kỹ, sẽ thấy đàn synthesizer chơi lại giai điệu chính của chúng tôi.?
    Về bài Dường Như
    Nhạc sĩ Bảo Chấn được coi như tác giả của bài này ở Việt Nam, ca sĩ Hồng Nhung cũng đã hát rất nhiều lần. Sau những tranh cãi về Tình Thôi Xót Xa, nhạc sĩ đã giữ phần im lặng, dẫn đến không có nhiều thông tin về ca khúc. Nhạc sĩ Đức Huy, nhạc sĩ Trịnh Quang Thạch cũng không cung cấp thêm thông tin về bài hát này. Duy chỉ có một chi tiết đáng lưu ý, đó là trên mạng của giới làm ca nhạc Việt Nam ở nước ngoài, tác giả ca từ của ca khúc Dường Như được đề tên ông Trịnh Quang Thạch, phần nhạc/ca sĩ được bỏ trống!
    Phản ứng và dự định của các bên
    Ông Kazu Matsui ?oTôi không muốn dùng từ ăn cắp, nhưng trong trường hợp này, ông ta (Bảo Chấn - ND) đã copy toàn bộ phần nhạc, và lại nói là chính mình sáng tác. Đó là việc làm sai trái. Nếu sự cố này xảy ra ở Mỹ, công ty quản lý của chúng tôi sẽ đưa ra tòa và chúng tôi dễ dàng giành phần thắng. Nhưng đến giờ thì chúng tôi cũng chưa biết nên làm thế nào. Sự việc xảy ra tại VN và chúng tôi không rõ về người VN lắm. Hãy cho chúng tôi biết, chúng tôi nên làm thế nào. Và nhạc sĩ Bảo Chấn, hãy cho chúng tôi biết sự thật?.
    Trả lời phỏng vấn của đài BBC về việc điều gì sẽ xảy ra nếu sự việc được đưa ra ra tòa, ông Kazu trả lời ?oĐể tôi nói với anh điều này: Không ai lại đi sao chép một cách lộ liễu như vậy. Nếu họ có lấy giai điệu người khác, họ cũng sẽ tìm cách giấu bớt đi một cách khéo léo. Đôi khi họ ?ochôm? khoảng tám ô nhịp, nhưng còn đây là trọn vẹn giai điệu. Không ai ở Nhật hay Mỹ sẽ làm như vậy vì nó quá lộ liễu, nó đã trở thành đạo nhạc chứ không còn là lặp lại ý tưởng hay ảnh hưởng nữa. Nếu ai làm như thế thì chả khác nào tự sát. Tôi có cảm giác không đáng để đâm đơn kiện vì bản nhạc copy lố bịch đến mức ông ấy chắc chắn sẽ thua kiện.
    Tôi hoàn toàn không muốn cấm hai bài hát này tại Việt Nam. Chỉ cần họ đề tên Keiko Matsui là tác giả giai điệu. Chúng tôi rất hạnh phúc khi người Việt Nam đã ưa thích âm nhạc của Keiko ngay cả nếu trước đây họ không biết đó là nhạc của Keiko. Chúng tôi chỉ mong là ai đó sẽ thuyết phục ông Bảo Chấn thừa nhận vì bản nhạc đã bị sao chép quá mức.?.
    Cũng câu hỏi tương tự của báo Thể Thao Văn Hóa, ông Kazu Matsui tuyên bố:
    ?oChúng tôi hy vọng ông Bảo Chấn sẽ xin lỗi chúng tôi. Nếu ông ấy có đề nghị nào đó, chúng tôi muốn lắng nghe ông ấy. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất với chúng tôi là người VN sẽ biết ai là tác giả thật sự, và sẽ yêu mến âm nhạc của Keiko. Một điều chắc chắn đây là âm nhạc của Keiko và tôi có thể chứng minh điều đó dễ dàng. Xin chuyển lời đến ông Bảo Chấn là đã đến lúc nói ra sự thật. Bằng không chúng tôi sẽ để các bài hát -cả bài hát nguyên gốc và bài của ông Bảo Chấn- lên website của chúng tôi. Tôi không muốn làm điều như vậy. Tôi biết rằng còn có nhiều nhạc sĩ chân chính đang làm việc và sáng tạo trung thực tại VN. Tôi muốn giữ chuyện này giữa các bạn VN và chúng tôi mà thôi.
    Nếu ông Bảo Chấn không ghi rõ Keiko Matsui là tác giả giai điệu trên, thì đó là một điều sai trái. Tôi không biết ở VN có luật về bản quyền hay không, nhưng tôi nghĩ chúng tôi cần làm một điều gì đó. Chúng tôi không chạy theo mục đích đòi tiền. Chúng tôi rất vui nếu âm nhạc của mình phổ biến ở VN, và muốn có dịp trình diễn tại đó. Nhưng nếu một ai đó lại ăn cắp giai điệu như thế này và bảo anh ta tự sáng tác, thì chúng tôi cảm thấy cần phải làm điều gì đó.?
    Về phần mình, sau những cuộc trả lời chung chung như ?oTôi không bình luận?,?Tôi không chứng minh?, ?oTôi không chắc? cùng với những niềm tin cá nhân như ?ochân lý ở trong tim?,?Được thế thì còn gì bằng? (khi có người hỏi nhạc sĩ có muốn mọi người không hỏi đến câu chuyện này nữa)...nhạc sĩ Bảo Chấn đã trả lời thẳng thắn với báo TTVH:
    - Nếu bị phía Nhật kiện thì ông sẽ xử trí ra sao?.
    - Thú thật, cho đến giờ này (6/4/2004 - ND), tôi chưa hề biết ca khúc của họ ra làm sao, mặc dù tôi có nghe bạn bè nói là có trên mạng. Tôi cung không thể tưởng tượng được là có thể có hai ca khúc giống nhau 100%. Nếu như phía Nhật Bản kiện, thì cũng phải chờ xem họ kiện cái gì, như thế nào, lúc đó mới có thể có cách đối phó. Mình ở chỗ sáng, họ ở trong tối, thì phải chờ họ ra đòn. Cái khó của tôi là không chứng minh được thời điểm sáng tác. Còn thời điểm công bố tác phẩm Tình Thôi Xót Xa là vào năm 1992.
    Ngay trong bức thư xin lỗi độc giả Việt Nam, nhạc sĩ Bảo Chấn chỉ xin dừng ?otạm thời không sử dụng? Tình thôi xót xa cho đến khi có kết luận cuối cùng.
    Hết phần I

  10. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Phần II: Những cái bẫy, Mục đích và Sự thật

    Ngay từ những phản hồi đầu tiên của ông Kazu Matsui, người viết đã cảm thấy có nhiều điểm ?ogợn? trong cách trả lời của ông nhạc sĩ sáo dân tộc Nhật kiêm ông bầu, đồng thời là chồng của nữ nhạc sĩ Keiko Matsui.
    Điểm gợn thứ nhất: Game hay Album?

    Trong bức thư điện tử đầu tiên gửi tới độc giả Việt Nam, ông Kazu Matsui viết: ?o...Bản nhạc đã được ghi âm với phần lời bằng tiếng Anh dành cho album đặc biệt (có tên là) Super Mario Brothers trước khi chúng tôi sử dụng cho album của Keiko (album Cherry Blossom -ND). Cả hai album này đều do tôi sản xuất và Keiko biên soạn...?. (...the tune was recorded as an English lyric vocal tune as Super Mario Brothers special album before we used it for Keiko?Ts album. Both album are produced by me and writen and arranged by Keiko).

    Ấy thế mà các báo lại dịch là ?o...Bản nhạc đã được ghi âm với phần lời bằng tiếng Anh cho game điện tử Super Mario Brothers trước khi chúng tôi sử dụng trong album của Keiko...?.

    Điểm gợn là, Super Mario Brothers là tên một trò chơi điện tử trong seri trò chơi Mario của hãng Nintendo, Nhật Bản. Trò chơi này được đưa vào Việt Nam ở khoảng nửa cuối của thập niên 80 rồi nhanh chóng trở nên nổi tiếng...Nhiều phiên bản của trò chơi này cũng được yêu mến và tên trò chơi cũng được Việt hóa nhiều, chẳng hạn ?~Mario và Luigi?T, ?~Cứu công chúa?T, ?TĂn nấm?T,?TMario Mèo?T v.v...

    Cho nên, nói tới trò chơi Mario, thương hiệu ?~Super Mario Brothers?T thì hầu như ở VN ai cũng biết cả, đến khi xảy ra tranh luận mà gắn được Frontier, Keiko Matsui, Kazu Matsui kèm với một cái tên, một thương hiệu đã rất nổi tiếng ở VN và càng nổi tiếng hơn trên trường quốc tế,rồi coi đó như một bằng chứng minh họa thì độ tin cậy của bằng chứng đó hiển nhiên là cao hơn hẳn độ tin cậy của bằng chứng Tình Thôi Xót Xa gắn với ?~nhạc sĩ Bảo Chấn?T, vốn chỉ được biết tầm tầm ở nội địa và chút xíu ở nước ngoài!

    Không thấy dư luận đả động đến Super Mario Brothers (SMB) gắn với Frontier, ông Kazu tiếp tục tung thêm những quả hỏa mù. Nào là ?ogiai điệu này cũng được sử dụng, có thêm lời hát trong chương trình trò chơi điện tử SMB?, ?o...dự án SMB có ca từ được viết bởi Maxi Anderson (hoặc Jeff Day)...?, nào là ?o...bản nhạc VN là sự copy từ Frontier (hoặc từ giai điệu trò chơi SMB). Chúng tôi chắc chắn 100% về điều này.?....

    Khẳng định ?onhư đinh đóng cột? như trên nhưng ông Kazu lại trả lời BBC cũng như cung cấp thông tin cho giới báo chí rằng dự án âm nhạc này có tên là Supper Mario Brothers Image và do hãng Citron and Art thực hiện!

    Câu này mâu thuẫn hoàn toàn với những gì ông đã quyết tâm gắn cho bằng được Frontier với SMB ở trên, vì Super Mario Brothers là Super Mario Brothers, đó là thương hiệu thuộc quyền sở hữu của Nintendo, còn Supper Mario Brothers Image là Supper Mario Brothers Image, đó là sản phẩm của Citron and Art!. Ông Kazu Matsui không thể là nhà sản xuất âm nhạc cho chương trình trò chơi SMB được vì nhà sản xuất đã là Nintendo và người lo phần âm nhạc là nhạc sĩ Koji Kondo!. (Độc giả có thể kiểm chứng ở tư liệu về Nintendo và các trò chơi Mario)

    Cứ cho là báo chí VN sơ xuất nên dịch nhầm nhưng ông biết mà không có lời đính chính thì như vậy quá tệ, không trung thực khiến cho từ VnExpress, Thanh Niên, Thể Thao Văn Hóa... đều nhầm lẫn, tiếp đến ông Bảo Chấn cũng chịu ảnh hưởng và cũng nghĩ là mình đã nhập tâm giai điệu từ SMB và rồi đến nguoivienxu.vietnamnet.vn thở than rằng ?oHơn ai hết, chúng ta biết rằng chỉ cần xác định được thời điểm Tình Thôi Xót Xa ra đời là trước năm 1991 (khi nhạc phẩm Frontier được đưa vào trò chơi Super Mario Brothers), Bảo Chấn sẽ oanh liệt chiến thắng.?

    Ngay cả đài BBC cũng được ông Kazu ?othuyết? bằng dẫn chứng SMB, vậy mà cũng lọt. Sự thực, ông Kazu Matsui không viết nhạc cho Nintendo và chẳng có một trò chơi nào của Nintendo có tên là Supper Mario Brothers Image! Đúng là một chiếc bẫy rất nhỏ và cũng rất công hiệu!

    Điểm gợn thứ hai: 2 giả thiết về mối quan hệ Trịnh Quang Thạch ?" Kazu Matsui

    Theo người viết, để có một cái nhìn tổng quát về vấn đề tranh chấp bản quyền tay đôi trong Tình Thôi Xót Xa ?" Frontier, tay ba trong Dường Như - Crescendo giữa ba nhạc sĩ Bảo Chấn ?" Trịnh Quang Thạch ?" Kazu Matsui, chúng ta cần nhìn lại bối cảnh lịch sử hơn 14 năm về trước. Ở thời điểm những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90, Mỹ vẫn còn đang cấm vận Việt Nam, các nghệ sĩ ở Việt Nam dù muốn hay không muốn cũng không thể đăng ký bản quyền ca khúc và cũng rất khó khăn để tham gia làm âm nhạc tại xứ sở nước Cờ Hoa.

    Hẳn vì lý do này cùng với lý do kinh tế gia đình, nhạc sĩ Bảo Chấn mới nhờ nhạc sĩ Trịnh Quang Thạch cầm một số ca khúc sang để bán. Nhạc sĩ Thạch cũng muốn giúp bạn bè nên đã nhận lời, thậm chí có thể đã bỏ tiền ra ứng trước. Sau khi sang Mỹ, nhạc sĩ Thạch đã đưa cho ca sĩ Thảo My hát. Ca sĩ Thảo My hát ở đâu? Tụ điểm ca nhạc, phòng trà, phòng thu, chương trình nhạc hội v.v...

    Hãy khoan xét đến chi tiết này vì cần nhiều thời gian thẩm định, chúng ta đề cập đến vai trò của nhạc sĩ Trịnh Quang Thạch.Vì nhạc sĩ Thạch có toàn quyền bán ca khúc nên ông cũng có thể bán những ca khúc này cho White Cat Records (WCR), một studio thu âm thuộc công ty Pony Canyon Inc của Nhật Bản, WCR là nơi làm album Cherry Blossom cùng với Kazu Union, một công ty của vợ chồng ông Kazu Matsui.

    Đây rất có thể là một dự án âm nhạc mà tỷ lệ góp vốn và ăn chia là 50 ?" 50. Phía Kazu Union chịu trách nhiệm thị trường Nhật Bản. WCR chịu trách nhiệm thị trường Bắc Mỹ và châu Âu cho nên mới có dẫn chứng minh họa của ông Kazu nhắc đến việc Frontier được ghi âm năm 1991, phát hành năm 1992 ở Nhật Bản, phát hành ở Mỹ năm 1993 (đã trích dẫn ở phần 1.1). Chúng ta sẽ xem xét dẫn chứng này ở đoạn sau và quay trở lại với vấn đề vai trò của nhạc sĩ Thạch.

    Giả thiết thứ nhất: nếu nhạc sĩ Thạch là thành viên hoặc cộng tác viên của WCR và tham gia dự án làm album Cherry Blossom -làm việc nhóm (team work) ?" thì nhạc sĩ Thạch hoàn toàn có thể nắm bắt các kỹ thuật, thủ pháp hòa âm, phối âm từ đàn dây, đàn bass kể cả guitar solo của Gary, John, Ron. Nếu thế thì sẽ chẳng có chuyện ai copy của ai cả vì làm việc nhóm là phải chia xẻ thông tin, kinh nghiệm. Biết đâu Gary, John, Ron và cả Kazu lẫn Keiko lại học được ở nhạc sĩ Thạch các kỹ năng khác, với các nhạc cụ khác như piano, sáo, kèn...? Vấn đề là ở chỗ, sau này, nhạc sĩ Thạch có chia xẻ ?obí quyết công nghệ? đã nắm bắt với nhạc sĩ Bảo Chấn hay không?

    Giả thiết thứ hai: nhạc sĩ Thạch bán được ca khúc cho nhạc sĩ Đức Huy thì cũng có thể bán ca khúc cho WCR, đối tác của WCR hoặc cho chính ông Kazu Matsui! Nếu vậy, ông Thạch đã quen với ông Kazu, với WCR rồi thì ông ấy cũng có thể quen với Gary, John, Ron và họ chỉ cho ông một số ngón nghề hoặc ông Thạch tự học những ngón nghề của họ. Ông Thạch đúc kết lại thành một ngón nghề riêng cho mình. Và vấn đề là ở chỗ, sau này, nhạc sĩ Thạch có chia xẻ ngón nghề riêng này với nhạc sĩ Bảo Chấn hay không?

    Độc giả có thể đưa ra một số giả thiết khác, miễn là có logic để thấy thêm vai trò quan trọng của nhạc sĩ Trịnh Quang Thạch trong vụ việc. Riêng người viết lại tập trung vào một chi tiết do nhạc sĩ Đức Huy cung cấp. Khi lần đầu tiên nghe ca khúc Tình Thôi Xót Xa mà nhạc sĩ Thạch đưa, ông đã khen nức nở đoạn dạo đầu được chơi bằng piano. Ai đã chơi đoạn dạo đầu xuất thần này, là ai đây?

    Lại cần phải có thêm thời gian để tìm hiểu về tung tích người nghệ sĩ tài năng đã xuất thần chơi đoạn dạo đầu bài Tình Thôi Xót Xa. Mới đây, sau chuyến Nam du của nhạc sĩ An Thuyên, nhạc sĩ Bảo Chấn ?ocông khai xin lỗi? người yêu âm nhạc và ông có nhắc đến nghệ sĩ piano Duy Phụng, phải chăng , đây chính là người nghệ sĩ tài hoa đã chơi đoạn dạo đầu của Bản Tình Thôi Xót Xa gửi cho nhạc sĩ Đức Huy, chúng tôi sẽ công bố cho độc giả khi có thêm thông tin về nghệ sĩ Duy Phụng..

    Bất luận như thế nào, đến giờ phút này, với bản phổi nhạc Tình Thôi Xót Xa có thủ bút, chữ ký cá nhân trong tay, ông Bảo Chấn hoàn toàn có quyền tuyên bố về quyền sở hữu bản nhạc này!

    Điểm gợn thứ Ba: Tạo dư luận?

    Quay trở lại với dự án âm nhạc Cherry Blossom do WCR thực hiện, xem xét lại hồ sơ do chính tay vợ chồng Kazu Matsui viết ra, tôi cảm thấy vợ chồng ông Kazu rất hững hờ với album này. Tháng Tư năm 1991, một album mới của Keiko ra đời. Đích thân vợ chồng Kazu viết ?oAlbum mới của Keiko có tên là Điệu Van-xơ của Bóng Đêm. Nó sẽ được công ty Sin ?" Drome Records phát hành ở thị trường Mỹ vào tháng Chín...Một album tuyệt vời! Hãy tin tưởng ở chúng tôi! Chúng tôi nghĩ rằng bài số 2 Thủy Thủ Ánh Trăng là một giai điệu hàng đầu. Chúng tôi thích lái tàu dưới ánh trăng...?. (1)

    Tháng 11 không thấy nhắc đến album Hoa Anh Đào Nở - Cherry Blossom. Tháng 12 lại cũng không nốt. Chỉ thấy vợ chồng ông Kazu viết ?oCHÚC MỪNG NĂM MỚI! Các bạn có khỏe không? Chúng tôi vẫn mạnh khỏe. Chúng tôi là Kazu, Keiko và Maya. Năm 1992 của các bạn như thế nào? Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã ủng hộ cho album mới nhất của Keiko, album Điệu Van-xơ của Bóng Đêm...? (2)

    Mãi cho đến tháng 1 năm 1993 mới có một thông tin ngắn ngủi dành cho album này. Và đó cũng chỉ là một dòng thông báo: Chúng tôi có Hoa Anh Đào Nở (Mèo Trắng), Điệu Van-xơ của Bóng Đêm (Sin-Drome). (3)?

    Đến đây độc giả đã nhận ra độ tương phản của cùng một tác giả, với cùng một album ở hai thời điểm 1992 và 2004. Một 1992 hờ hững và lạnh lùng. Một 2004 nóng nảy, sôi sục. Có vấn đề gì với Hoa Anh Đào Nở - Cherry Blossom 1992 vậy, doanh thu không cao, lợi nhuận không như dự tính hay còn điều gì khác nữa?

    Nếu nhìn vào thời điểm tái bản Hoa Anh Đào Nở năm 2003, cùng với việc làm ầm Frontier gắn với Super Mario Brothers ở trên, người ta dễ dàng nhận thấy cái bẫy thứ hai và là cái bẫy lớnmà ông Kazu giương lên: tạo dư luận!

    Là một nhà kinh doanh, ông thấy rằng đối với một sản phẩm được tái bản, không có gì tốt hơn là tạo cho nó một dư luận. Tốt, Xấu không quan trọng lắm, miễn là thiên hạ quan tâm đến sản phẩm đó, tò mò về nó, sau cùng là phải mua nó! Vậy thì phải tạo ra một cuộc tranh luận về sản phẩm , thời điểm tranh luận càng gần với thời điểm tung sản phẩm đó ra thì càng tốt! Ngoài báo chí Việt Nam, dư luận Việt Nam, ông còn lôi được cả BBC vào cuộc, kéo theo bao trang báo điện tử khác trên toàn thế giới.

    Sau hết là gì? Amazon, E-Bay, các công ty mua sắm trực tuyến, các công ty phát hành của ông tung ra các CD, DVD ca nhạc của hai ông bà. Ông nói không có mục đích đòi tiền. Tôi biết rõ, mọi người ở VN biết rõ. Những người đã bỏ tiền ra để mua các sản phẩm từ sự ồn ã này cũng đều biết rõ...

    Nhưng tôi chỉ thắc mắc là Ban Việt ngữ BBC đã nhận thấy sự khác biệt giữa hai cái tên Super Mario Brothers và Supper Mario Brothers Image ngay từ đầu ấy vậy mà BBC vẫn tiếp tục khai thác câu chuyện theo chiều hướng thuận lợi cho ông Kazu Matsui. BBC có công tâm hay không? Ông Kazu có trung thực hay không? Ông Kazu biết rõ, BBC biết và ông trời cũng biết sự thật.

Chia sẻ trang này