1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tấn xã Con Mèo Ú ! Báo địa phương !

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi babicinamon, 09/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sweettaboo

    sweettaboo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0

    Không thể tưởng tượng đây là chuyện có thật, đọc mà cười ra nước mắt
    Văn chương ?orợn tóc gáy? ?!
    Tôi hỏi một đồng nghiệp: ?oKhi đi chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay, anh thích và ghét chuyện gì nhất??. Anh trầm ngâm một lúc rồi trả lời tôi là anh thích và ghét cùng một chuyện: chấm bài.
    Nguyên nhân đơn giản là vì đọc bài thi văn của học sinh, thấy có quá nhiều chuyện để cười. Nhưng đằng sau nụ cười ấy là những giọt nước mắt. Bởi lẽ, làm sao mà không đau đớn với những bài văn chương ?orợn tóc gáy? cứ tái diễn hằng năm. Bởi lẽ, cả anh lẫn tôi cùng bao nhiêu đồng nghiệp khác đều không bao giờ được phép quên rằng những sản phẩm kinh khủng đó là sản phẩm đào tạo của chính mình, không phải của ai khác...
    Một bài văn... khủng khiếp!
    Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh, xin được copy nguyên vẹn, không sửa lỗi chính tả, lỗi câu:
    Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn) (chết vì cười )
    Nghĩ gì trước bài văn... văng mạng này? Thật là buồn khi những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại, giám khảo cho mấy điểm?
    Những bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh lang tang, ?oquên trời quên đất?, được chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.
    Kiến thức?Chẳng có chút kiến thức nào cả!
    Chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy ngàn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Nghĩ thầm nhưng cũng không mong gặp. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn ?ođi mây về gió? như thế này:
    - Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn.
    - Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói.
    - Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu.
    Giám khảo nào đọc xong đoạn văn này mà hiểu được các em muốn nói gì thì tôi xin kính cẩn nghiêng mình:
    Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật.
    Nhà bình luận văn chương tài ba!
    Đọc những bài thi, tôi chợt nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với ?o tài năng? của các em. Đọc xong... hiểu chết liền! ?o có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều?.
    Còn đây là một kiểu suy diễn... chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ và mong hậu thế hiểu cho, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ vậy:
    ?oquân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng?; ?o Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ?; ?oChiến trường đi không tiếc đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá?. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay! Còn tác giả của ?oDế Mèn? yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:
    ?oMỵ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc?.
    Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: ?oHôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến?. Ôi!
    Những lời van xin khổ sở
    Hiện tượng kỳ cục này không hiểu sao năm nay xuất hiện quá nhiều trong bài thi của các em. Chúng tôi chấm bài, thấy rất buồn. Chẳng thà các em làm bài không được. Đằng này, tại sao cứ phải kêu gọi và xin xỏ như thế? Lòng tự trọng của các em đâu rồi? Hay tại chúng tôi quá tham dạy kiến thức mà không dạy các em lòng tự trọng?:
    - ?oCầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà?.
    - ?oChắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa?.

    Buồn lắm, văn chương ơi!
    Tổ trưởng tổ chấm văn nói nửa đùa nửa thật: ?oCác thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà?.
    Nói là nói vậy. Cũng là để an ủi nhau. Văn chương rợn tóc gáy thế này đâu phải mới lần đầu gặp, mà sao vẫn buồn. Biết rồi, sao vẫn cứ phải nói mãi thế này? Tại mình chưa dạy tốt hay tại học trò lười biếng không chịu học? Văn chương tú tài... trời ơi!
    (Tuổi Trẻ)
  2. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Laptop 100 USD sẽ được phân phối hàng loạt
    Một trong những tính xách tay đầu tiên giá chỉ 100 USD do MIT chế tạo đã được đem ra trưng bày tại Hội nghị thượng đỉnh xã hội thông tin toàn cầu (WSIS) tổ chức tại Tunisia trong những ngày vừa qua.
    Cái độc đáo nhất của loại máy xách tay 100 USD này là nó được gắn một tay quay tạo năng lượng thông qua một dynamo phát điện chuyên dùng để sạc cho pin của máy. Nó được trang bị chip xử lý 500 MHz của AMD, đĩa cứng được thay thế bằng thẻ nhớ flash dung lượng 1 GB, màn hình vận hành ở 2 chế độ đen-trắng và màu. Nếu vận hành ở chế độ màn hình đen-trắng ít tốn năng lượng thì người dùng chỉ cần quay tay quay trong khoảng 1 phút là đủ năng lượng để máy hoạt động trong khoảng 40 phút. Còn nếu để màn hình hoạt động ở chế độ màu thì thời gian quay tay quay phải nhiều hơn ít nhất 5 lần so với chế độ đen-trắng.
    Máy được trang bị đầy đủ các cổng kết nối như Bluetooth, Wi-Fi, USB. Bàn phím và màn hình của máy có thể được tháo rời ra dễ dàng để biến máy xách tay này trở thành một quyển sách điện tử có thể cầm đọc ở mọi tư thế dễ dàng. Toàn bộ mọi hệ điều hành và ứng dụng trong máy đều được xây dựng bằng mã nguồn mở.
    Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan là một trong những quan chức đầu tiên đến thăm gian trưng bày máy tính 100 USD này và nhận định rằng chương trình ?oMỗi trẻ em một máy tính? của MIT là một chương trình hết sức có giá trị, nó giúp cho mọi người trên thế giới có điều kiện xích lại gần nhau bất chấp mọi không gian địa lý.
    Nicholas Negroponte, giám đốc của dự án máy xách tay 100 USD cho biết rằng nhiều triệu loại máy này sẽ được phân phối cho các quốc gia đã đặt hàng như Trung Quốc, Thái Lan, Brazil? vào khoảng cuối năm 2006.
    (Trích Tuổi Trẻ Online)
    ****************************************

    Một trong những sản phẩm vì người nghèo hiếm có trên Thế giới. Một nỗ lực đáng trân trọng của trường ĐH MIT. Sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật đang tạo ra khoảng cách ngày một gia tăng giữa người giàu và người nghèo, khi sự giàu có đồng nghĩa với điều kiện tiếp xúc với nền giáo dục chất lượng cao -> có nhiều cơ hội về nghề nghiệp và thăng tiến -> khả năng kiếm tiền cao hơn -> ngày một giàu hơn. Trong khi đó, nghèo khó -> thiếu điều kiện học hành -> cơ hội kiếm được việc làm tốt thấp -> thu nhập thấp -> nghèo vẫn hoàn nghèo. Cái vòng luẩn quẩn!
    Tuy nhiên khoa học kỹ thuật cũng là phương tiện duy nhất để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Cách giúp đỡ người nghèo tốt nhất không phải là chìa tay ban phát mà là giúp họ tiếp cận được với giáo dục cao đẳng, với khoa học và kỹ thuật, giúp họ không bị tụt hậu về phương diện giáo dục và nắm bắt các kiến thức khoa học, sử dụng có hiệu quả các thành tựu kỹ thuật mới nhất, tạo cơ hội cho họ vươn lên làm giàu như chúng ta.
    ++++++++++++++++++++++
    Vài dòng đao to búa lớn như thế, còn đây là nhận xét bên lề: Với 100 USD ở VN có thể mua một cái desktop cũ (Pentium 3 hoặc 2) với tính năng hơn hẳn cái máy xách tay này.
    Thêm một vài tin tức bên lề: Khi được biết về project này công ty Apple đã đề nghị cài miễn phí hệ điều hành MACOSX của hãng cho máy, tuy nhiên câu trả lời của MIT là "No, thanks". Thật ngạc nhiên khi MIT từ chối lời đề nghị hấp dẫn này, tuy nhiên quyết định trên được sự đông tình của đa số các cư dân trong ngành Computer Science. Lý do là vì MACOSX không phải là hệ điều hành mã nguồn mở, nghĩa là source của nó không được công khai và người ta chỉ có thể sử dụng mà không thể chỉnh sửa, thêm bớt theo ý muốn. Về khoản này thì Linux tỏ ra vượt trội, vì nó là hệ điều hành mã nguồn mở với những tính năng không hề kém cạnh và đang ngày một phát triển hơn nhờ vào sự đóng góp của hàng ngàn hàng vạn lập trình viên tình nguyện trên khắp thế giới.

  3. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Mình khá ấn tượng loạt bài nằy, đăng lại để mọi người dù đọc rồi cũng thử đọc lại, nghiền ngẫm một vấn đề đau lòng hiện nay: giá cả tăng cao, lương, thu nhập đứng, cơ chế quản lý vĩ mô kém, thiếu cơ chế mặc cả cho giới lao động với giới chủ, sự bóc lột của giới chủ --> người lao động đã nghèo lại càng khổ, đã khổ lại càng cơ cực, đã cơ cực lại càng tuyệt vọng khi không được bênh vực. Mình biết cảm giác đi làm ngày 12-14 tiếng ra sao nên mình rất hiểu những công nhân giày, may mặc đình công vì lí do gì và họ cảm thấy điều gì. Đọc loạt bài về đình công hiện nay, mình thật rất thương và rất bất bình cho sự thiệt thòi của người lao động.
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    Nguồn: Tuổi Trẻ Online
    Công đoàn - đình công - lương tối thiểu: từ góc nhìn vĩ mô
    Hàng chục ngàn công nhân đình công
    TTCN - Đợt đình công qui mô lớn vừa qua đã đánh động xã hội VN về một chiều xung đột mới đã đến và sẽ sống chung lâu dài với chúng ta: xung đột lợi ích giữa chủ - thợ. Bài viết này muốn đưa ra một góc nhìn duy lý và thận trọng từ quan điểm của lý thuyết mặc cả (bargaining theory).
    Những định kiến từ bất kỳ phía nào (dù là ủng hộ công nhân hay khuyến khích đầu tư) đều không có ích cho những chính sách dài hạn.
    Ở các nước công nghiệp lâu đời, sau hàng trăm năm đấu tranh, cả hai giới chủ và thợ đều kinh nghiệm ?ođầy mình?, tổ chức tốt và quyền lực mặc cả rất lớn. Cùng với nó, khoa học kinh tế, nhất là kinh tế học lao động, đã cung cấp những cái nhìn sâu sắc và khách quan, làm cơ sở cho chính sách.
    Không có lý do gì VN sẽ không phải trải qua những biến đổi tự nhiên và sâu rộng trong quan hệ mang tính rường cột này của nền kinh tế, như những gì Hàn Quốc, Trung Quốc... vừa trải vài thập niên qua. Để đương đầu với nó, quan điểm coi các cuộc đình công vừa rồi là do bị ?okích động, lôi kéo? là tự bịt mắt mình. Sự coi thường nhận thức và nhu cầu thiết thân của người công nhân hoàn toàn trái với quan điểm của kinh tế học hiện đại.
    Lương tối thiểu có làm tăng thất nghiệp?
    Các giáo trình kinh tế học phổ thông thường coi lao động là một hàng hóa, và mức lương sẽ điều chỉnh để cân bằng giữa cung và cầu lao động. Vì thế, khi ấn định một mức lương tối thiểu cao hơn mức tự nhiên của thị trường, giới chủ muốn thuê ít công nhân hơn, trong khi nhiều người muốn làm việc với mức lương thấp hơn lương tối thiểu sẽ không tìm được việc. Như thế, lương tối thiểu làm tăng tỉ lệ thất nghiệp.
    Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm vẫn tiếp tục đưa ra các bằng chứng trái ngược. Cuối năm 2005, tạp chí Các Quan Điểm Kinh Tế phỏng vấn các nhà kinh tế thuộc các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Hai phần ba tin rằng lương tối thiểu làm tăng thất nghiệp. Sau hơn 100 năm, cuộc tranh cãi thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu ngã ngũ.
    Lương tối thiểu có làm giảm FDI?
    Câu hỏi này đến nay vẫn chưa được trả lời dứt điểm. Một nghiên cứu mới đây so sánh mức FDI giữa các bang của Ấn Độ cho thấy FDI ở nước này đặc biệt nhạy cảm với tỉ lệ đình công (và sự dồi dào về nguồn vốn tại chỗ). Trong khi đó, một nghiên cứu khác về FDI ở các vùng của Mỹ lại không cho thấy điều này. Đây vẫn còn là một vấn đề để ngỏ của các nhà kinh tế. Nhìn vào các nước phát triển như G7, dù công đoàn rất phát triển và lương tối thiểu cao, họ vẫn thu hút phần lớn FDI của thế giới. Như vậy, có nhiều cách khác để thu hút đầu tư ngoài việc đặt giá lao động rẻ.
    Trên thực tế, ở các nước đang phát triển, lương tối thiểu không phải là một định chế bền vững mà co giãn rất nhiều cùng với môi trường kinh tế. Trong các thời kỳ khủng hoảng, mức lương tối thiểu thường bị hi sinh để kích thích đầu tư.
    Chẳng hạn, trong gần 10 năm suy thoái thập kỷ 1980, trong số 48 nước mà Tổ chức Lao động quốc tế có số liệu, có tới 38 nước đánh tụt lương tối thiểu xuống ít nhất 20%, thậm chí tới 50% như Mexico. Một lần nữa, việc giảm lương tối thiểu trong các doanh nghiệp FDI ở VN từ 50 USD vào năm 1990 xuống còn 45, 40 và 35 USD từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á cũng không nằm ngoài thông lệ này.
    Có một lo ngại là hiện nay nếu tiếp tục qui định các mức lương tối thiểu khác nhau giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, thì đi ngược lại xu hướng tiến tới bình đẳng giữa hai khu vực và khó hội nhập. Đây là lo ngại hoàn toàn chính đáng về mặt pháp lý. Một chiến lược vừa đảm bảo nhu cầu hội nhập, vừa đảm bảo quyền của người lao động là: thay vì áp một mức lương tối thiểu thật cao cho doanh nghiệp nước ngoài, hãy tạo điều kiện cho các công đoàn cơ sở ?ođeo bám? từng doanh nghiệp để đòi hỏi mức lương cao hơn mức lương tối thiểu chung.
    Lương tối thiểu và tăng trưởng kinh tế?
    Dường như ít có nghiên cứu về ảnh hưởng của lương tối thiểu lên tốc độ tăng trưởng dài hạn của các quốc gia. Thiếu những phân tích định lượng, khó mà đánh giá được lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Nhìn vào sự phát triển của từng nước, ta thấy những dấu chỉ khác nhau: trong khi lương tối thiểu của Hàn Quốc tăng đều đặn trong suốt mấy thập kỷ tăng trưởng thì lương tối thiểu ở Mỹ lại giảm 29% từ năm 1979-2003 (dù lương thực tế liên tục tăng).
    Một mặt, lương tối thiểu có thể làm tăng thất nghiệp, giảm đầu tư (nhất là đầu tư nước ngoài), do đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Mặt khác, lương tối thiểu có chức năng phân phối lại thu nhập. Các nhà kinh tế tương đối thống nhất là bình đẳng trong thu nhập thì có lợi cho phát triển.
    Đình công vì bị cô lập
    Một lý thuyết đình công cho rằng nhóm xã hội bị cô lập khỏi các thành phần khác có xu hướng đình công cao hơn. Đợt đình công vừa qua tập trung vào khu vực có mức lương tối thiểu cao nhất (vừa FDI, vừa thuộc vùng kinh tế phát triển), chứ không phải khu vực khó khăn nhất (các doanh nghiệp tư nhân trong nước). Điều này cho thấy còn có các điều kiện xã hội tác động đến đình công.
    Sự tập trung hàng trăm ngàn công nhân vào trong một khu công nghiệp làm cho sự lan tỏa thông tin và phối hợp trong nhóm xã hội này được dễ dàng hơn. Vì thế, họ trở thành một nhóm xã hội khá vững chắc (ngược với công nhân của doanh nghiệp tư nhân trong nước, vốn phân tán trong xã hội). Mặt khác, với điều kiện làm việc quá tải (có khi đến 12 tiếng/ngày) làm cho công nhân bị cô lập khỏi đời sống bình thường.
    Người công nhân có khi không thấy ánh mặt trời vì vào công xưởng từ 6g30 sáng tới 8-9 giờ khuya. Điều kiện sinh hoạt quá khó khăn bên lề trung tâm kinh tế lớn nhất nước cũng làm cho công nhân dễ coi mình là kẻ bị gạt ra lề. (Về ăn, xin xem bài ?oCơm công nhân, ăn cho qua ngày đoạn tháng?; về ở, xin xem bài ?oCông nhân khổ vì thiếu nhà trọ!?; về yêu, xin xem ?oSăn tình... công nhân? TT 10-12-05 và 12-12-05).
    Bốn van an toàn
    Qui định lương tối thiểu phổ biến ở hầu khắp các nước là kết quả của các cuộc mặc cả và gây sức ép dai dẳng của công nhân với các nhà nước trong hàng trăm năm nay. Nó thường do công đoàn ngành hay toàn quốc tổ chức, dưới sức ép của các cuộc tổng đình công. Nghị định về tăng lương tối thiểu vừa qua của VN cũng không phải là ngoại lệ: người công nhân thông qua đình công ở phạm vi doanh nghiệp đã ảnh hưởng tới nhà làm chính sách. Chính phủ đã thật sự cầu thị và tôn trọng ý kiến của công nhân.
    Có vài điều đáng tiếc vì bốn van an toàn đã không mở kịp thời.
    Điều đáng tiếc đầu tiên là: trước và cả trong sự kiện này, hoàn toàn vắng bóng các tổ chức nghiên cứu dự báo. Chỉ có hai nhân vật chính trên ?osân khấu? báo chí: chính quyền (Bộ LĐ-TB&XH và chính quyền địa phương), Tổng liên đoàn Lao động (trung ương và địa phương). Người công nhân chỉ ẩn hiện trong các bài báo và phóng sự, dưới các cuộc phỏng vấn chị công nhân X, Y nào đó, để thể hiện sự bức xúc nhất thời. Chưa có những nghiên cứu cảnh báo sớm về tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng, sự cô lập của công nhân. Thiếu van an toàn thứ nhất này, không sớm thì muộn các nhà làm chính sách sẽ bị đẩy vào thế bị động.
    Điều đáng tiếc thứ hai, đình công đã nổ ra trước khi các bên có cơ hội thương lượng về tăng lương tối thiểu. Đáng ra có thể tránh được đình công này mà không cần bất kỳ sức ép đình công nào. Chỉ cần có ai đó nhắc rằng Chính phủ đang trễ hẹn với lời hứa của mình (điều chỉnh lương tối thiểu khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 10%). Nếu như Bộ LĐ-TB-XH trì hoãn vì đang cân nhắc các yếu tố khác, có lẽ Tổng liên đoàn Lao động- đại diện hợp pháp duy nhất của toàn bộ công nhân VN - chính là người thích hợp để nhắc nhở.
    Nhưng điều này đã không xảy ra. Như thế, van an toàn thứ hai (Tổng liên đoàn Lao động) đã không mở kịp thời. Khi đó, người công nhân không còn kênh nào khác để đòi tăng lương tối thiểu. Vì mục tiêu ảnh hưởng của họ chính là các nhà làm chính sách chứ không phải doanh nghiệp, nên họ cần hành động ở qui mô ngoài doanh nghiệp. Trong khi đó, đình công lớn hơn qui mô doanh nghiệp vẫn là bất hợp pháp ở nước ta.
    Đáng tiếc nữa là các cuộc đình công này đều bất hợp pháp cả ở phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Dù qui định về đình công trong qui mô doanh nghiệp tương đối cởi mở, nhưng các cuộc đình công phần lớn không do công đoàn hợp pháp lãnh đạo. Như thế, chính thực tiễn tổ chức công đoàn như đã thấy là nguyên nhân chính khiến van an toàn thứ ba bị tắc: người có tư cách đại diện ở cơ sở lại không dám đấu tranh!
    Nhưng rốt cuộc các cuộc đình công với qui mô hàng chục ngàn công nhân đã nổ ra. Những hành động tập thể với qui mô như thế khó có khả năng là tự phát. Các đại diện của công nhân (?) vẫn được mời đến trong các buổi thương lượng giữa chính quyền-doanh nghiệp-công nhân sau khi có đình công. Tức là cái có thể thay thế van an toàn thứ ba lại không thông: người dám đấu tranh thì lại không có quyền đại diện. Vì thế mà họ không thể mặc cả và đình công đã xảy ra.
    Cuối cùng, các tổ chức xã hội - từ thiện dành riêng cho công nhân (như tư vấn sức khỏe, hôn nhân, hỗ trợ nhà ở, trông con...) còn quá ít, so với hàng trăm các tổ chức phi chính phủ dành cho nông dân. Đây chính là van an toàn từ xa, để người công nhân hòa nhập và chia sẻ sự thịnh vượng mà họ góp phần làm ra.
    Kết luận
    Vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát liệu lương tối thiểu có ảnh hưởng đến FDI và tăng trưởng hay không. Dù sao, trong khi nền kinh tế đã tăng hơn gấp đôi thì lương tối thiểu của công nhân đã giảm tuyệt đối từ 50 USD năm 1990 xuống còn 30 USD. Xã hội không thể mãi đòi hỏi một nhóm xã hội vốn đã thiệt thòi phải tiếp tục chịu đựng thiệt thòi để các nhóm khác hưởng lợi. Đảm bảo cho các nhóm yếu thế được hưởng những thành quả của phát triển chính là đảm bảo cho phát triển bền vững.
    NGUYỄN AN NGUYÊN (Nghiên cứu sinh ngành kinh tế học Rice University, thành viên nhóm Vietnam Economic Society)
  4. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Lao động rẻ, ai được lợi?
    TT - Một chiếc áo len rất đẹp là hàng mẫu của một công ty đầu tư nước ngoài ở TP.HCM có giá 50.000 đồng (hơn 3 USD). Chiếc áo len đó gắn nhãn "made in Vietnam", bán ở Mỹ giá 42 USD.
    Những khoản lợi nhuận khổng lồ trên công sức của công nhân VN và các nước đang phát triển không được chia sẻ một cách công bằng.
    Chênh lệch quá lớn
    Theo một điều tra năm 2004, lương trung bình một giờ làm của công nhân dệt may ở Mỹ là 15,78 và ở Đức là 27,69 USD. Trong khi mức lương tương tự của công nhân Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan lần lượt là 0,76, 0,55 và 1,29 USD. Các ông chủ ở Bắc Mỹ và châu Âu có thể giảm chi phí lao động rất lớn khi chuyển sang sản xuất ở các nước đang phát triển.
    Trung bình một nhà sản xuất dệt may Mỹ giảm tới 95% tiền phải trả cho mỗi giờ làm việc khi chuyển nhà máy sang Trung Quốc. Các nước đang phát triển cũng cạnh tranh lẫn nhau. Nhiều việc làm ở nước đang phát triển này bị mất sang nước đang phát triển khác có điều kiện lao động thấp hơn.
    Các công ty dùng chiêu bài dọa dẫm chuyển nhà máy đến những nơi lao động rẻ để buộc chính phủ, công nhân và công đoàn chấp nhận tiêu chuẩn lao động thấp. Khu công nghiệp và khu chế xuất thường là nơi nới lỏng việc thực hiện các điều kiện lao động nhất.
    Lao động rẻ là một lợi thế cạnh tranh hợp pháp và nhân bản nếu nhờ mức sống và giá thành sản xuất thấp. Nhưng lợi thế cạnh tranh nhờ vi phạm các quyền cơ bản của người lao động thì không.
    Làm gì để công bằng hơn?
    Thế giới đang giằng co với câu hỏi ai là người chịu trách nhiệm thực hiện những tiêu chuẩn lao động quốc tế? Trong xu hướng toàn cầu hóa, thương mại tự do hiện nay, chính phủ các nước đang phát triển chịu sức ép phải hứa hẹn một lực lượng lao động dễ bảo, dễ kiểm soát cho các tập đoàn đa quốc gia, coi như là một yếu tố tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Kết quả tất yếu là lực lượng lao động bị bóc lột, lạm dụng một cách có hệ thống.
    Theo cuốn Viết về lao động: Hướng dẫn phóng viên viết về quyền lao động trong nền kinh tế toàn cầu của Đại học Columbia, Mỹ, hiện nay có một số cách để buộc giới chủ phải đảm bảo điều kiện lao động và trả công xứng đáng cho công nhân.
    Cách đang nổi lên, hứa hẹn hiệu quả lớn nhưng cần nhiều thời gian và nỗ lực là tạo sức ép từ người tiêu dùng. Các ông chủ phương Tây rất sợ thương hiệu hàng của mình mang tiếng sử dụng lao động bóc lột.
    Wal-Mart, hãng bán lẻ giá rẻ lớn nhất thế giới ở Mỹ, bị tẩy chay, không mở được cửa hàng nào ở New York do dùng lao động rẻ. Công luận nên buộc các nhà máy có điều kiện lao động kém công khai thương hiệu hàng và xuất đi đâu. Nếu báo chí kiên trì giám sát và công bố những vụ vi phạm quyền lao động nghiêm trọng, các công ty đa quốc gia phải cố gắng cải thiện điều kiện lao động ở những nguồn cung cấp hàng cho mình.
    ?oĐiều kiện sản xuất công bằng? làm đẹp thêm thương hiệu
    Sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, nhiều nhà máy dệt may ở VN đã phải mở rộng và nâng cấp nhà vệ sinh, hệ thống chiếu sáng, y tế và cứu hỏa, hạn chế lao động dưới tuổi và làm thêm giờ, mới ký được hợp đồng với những khách hàng Mỹ và châu Âu lớn.
    Về lâu dài, VN nên xây dựng hình ảnh là nước sản xuất hàng chất lượng cao, bảo vệ môi trường hơn là một nước sản xuất hàng loạt, chất lượng thấp và điều kiện lao động kém.
    Anya Schiffrin - giáo sư Trường đại học Columbia, Mỹ và là chuyên gia về toàn cầu hóa - nói: nếu bây giờ người tiêu dùng phương Tây biết người VN đang làm việc trong điều kiện chiếu sáng tốt, sạch sẽ, môi trường an toàn và lương đủ sống thì sẽ có giá trị biểu tượng rất lớn.
    Hiện nay mặt hàng cà phê của hãng hoặc nước nào được Tổ chức Thương mại công bằng dán nhãn Fair trade bán được giá cao hơn bình thường và là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành cà phê. Nông dân các nước như Kenya, Indonesia... làm mọi cách để có được nhãn Fair trade trên sản phẩm của mình để họ có thể đòi giá cao hơn. ?oĐiều kiện lao động ở VN đã tương đối tốt nên không khó để VN đạt được những yêu cầu này?, bà Schiffrin nói.
    TRẦN LÊ THÙY (Mỹ)
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 2: ?oĐình công - ai ép ai?? nhìn từ lý thuyết mặc cả
    TTCN - Bài viết này muốn đưa ra một góc nhìn duy lý và thận trọng từ quan điểm của lý thuyết mặc cả (bargaining theory).
    Những định kiến từ bất kỳ phía nào (dù là ủng hộ công nhân hay khuyến khích đầu tư) đối với đình công đều không có ích cho những chính sách dài hạn.
    Quan hệ kép chủ - thợ
    Quan hệ chủ - thợ là mối quan hệ kép: vừa tự nguyện hợp tác để làm cho miếng bánh lợi nhuận to ra, lại vừa luôn mặc cả để giành phần lớn hơn từ miếng bánh ấy.
    Một mặt, cả chủ và thợ đều biết rằng bất kể việc phân chia miếng bánh thế nào, nếu sản xuất đình trệ (đình công, lãn công...) thì miếng bánh chung nhỏ lại, nếu ngừng hẳn thì không ai được gì (thợ mất việc làm, chủ thua lỗ hay phá sản). Mặt khác, thợ luôn muốn hưởng nhiều quyền lợi nhất có thể: lương, thưởng, bảo hiểm cao, điều kiện lao động tốt...; trong khi chủ muốn thu lãi cao nhất nên tìm mọi cách kìm chi phí cho lao động ở mức tối thiểu.
    Vậy quan hệ kép giữa chủ và thợ sẽ quyết định tỉ lệ ăn chia miếng bánh lợi nhuận thế nào? Đình công, với tư cách là một răn đe (threat) được dùng trong mặc cả, sẽ có vai trò ra sao? Bài toán tưởng chừng đơn giản này đã được đặt ra vài trăm năm, nhưng mới chỉ bắt đầu được giải quyết khi lý thuyết mặc cả được nhà kinh tế học lỗi lạc John Nash đề xướng.
    Hãy xét một ví dụ thật đơn giản: người chủ thuê một máy may với giá 1 USD/ngày. Ông ta để một chị công nhân may làm việc trong một ngày. Hai bên dự tính sẽ thu được 5 USD. Giả sử nếu không làm việc, chị công nhân có thể kiếm được một việc làm khác với mức lương 1 USD/ngày. (Để đơn giản hóa, ta đã gộp chung mọi yêu sách kinh tế của người công nhân, kể cả tăng bảo hiểm, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện lao động... thành lương. Bởi vì mọi yêu sách ấy cũng giống như tiền lương, cuối cùng chỉ có thể được cấu ra từ miếng bánh lợi nhuận của doanh nghiệp mà thôi).
    Đạo đức của đình công: đòi lương bao nhiêu thì hợp lý?
    Hiển nhiên, mỗi bên chỉ cần thu được hơn 1 USD là họ sẵn sàng hợp tác. Vậy 3 USD dư ra sẽ chia thế nào? Điều ngạc nhiên là, lý thuyết mặc cả trả lời: trong trường hợp này, không có một tỉ lệ ăn chia nào ?ohợp lý? hay ?otự nhiên? hơn cả. Bài toán có nhiều lời giải và kết quả thực tế phụ thuộc vào sức mạnh mặc cả của các bên! Ta hãy đi sâu vào những yếu tố qui định sức mạnh mặc cả:
    Ai kiên nhẫn sẽ được lợi
    Lẽ tự nhiên, ai cũng muốn được chia phần càng sớm càng tốt. Kéo dài cuộc mặc cả sẽ gây ra tổn thất cho mỗi bên nhưng với mức độ khác nhau. Trên thực tế, người công nhân thường kém ?okiên nhẫn? hơn: nếu việc mặc cả kéo dài vài tuần, có thể chị ta sẽ thiếu đói. Vì thế chị sẵn sàng nhường cho ông chủ phần nhiều hơn trong 3 USD lợi nhuận trong hợp đồng lao động.
    Nhưng sau khi người chủ thuê máy thì ông ta sẽ mất 1 USD cho mỗi ngày mặc cả lại mức lương. Lúc này, chưa chắc ông chủ đã kiên nhẫn hơn người công nhân (nhất là khi các hợp đồng đã đến hạn). Đây chính là thời điểm thuận lợi để người công nhân mặc cả lại hợp đồng ban đầu. Nhưng việc đó có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
    Răn đe của bên nào đáng tin hơn?
    Hãy giả định rằng ông chủ thuê 1.000 máy may với giá 1 USD/máy/ngày và để 1.000 chị công nhân đứng máy. Doanh thu vẫn là 5 USD/máy/ngày. 10 chị công nhân dọa đình công để đòi tăng lương lên 2 USD. Ông chủ có thể dễ dàng thay thế các chị bằng cách tăng ca các công nhân khác. Bởi vì cả các chị lẫn ông chủ đều biết rằng đình công là thiệt cho các chị trước, nên răn đe của các chị là không đáng tin. Đình công sẽ không thể xảy ra. Ông sẽ chỉ trả cho mỗi chị (cũng như 990 công nhân kia) mức lương 1 USD, vừa đủ để các chị khỏi bỏ đi làm việc khác. Ông hưởng trọn 3.000 USD lợi nhuận kia.
    Bây giờ hãy giả định rằng 10 chị công nhân rủ được cả 1.000 công nhân cam kết sẽ đình công nếu không được tăng lương lên 3 USD. Giờ thì ông chủ không thể coi thường: nếu từ chối thì ông sẽ mất sạch lợi nhuận và bị lỗ 1.000 USD/ngày vì tiền thuê máy. Các công nhân biết điều này nên họ sẵn sàng thực hiện lời răn đe đình công. Vì thế, đe dọa là đáng tin. Kết cục là ông chủ sẽ chấp nhận tăng mức lương và lợi nhuận của ông giảm đi. Đình công sẽ không xảy ra. Đương nhiên, các chị công nhân sẽ không đòi hỏi mức lương quá 4 USD, vì khi đó ông chủ sẽ đóng cửa nhà máy và chẳng ai được lợi gì.
    Như thế, cơ chế nào thuận lợi cho người lao động hành động tập thể sẽ làm cho đe dọa của họ đáng tin hơn và tăng sức mặc cả cho họ. Cơ chế quan trọng nhất chính là các công đoàn cơ sở thật sự đoàn kết và mạnh (biết cách tổ chức, nắm rõ thông tin...) và ít bị chi phối vì các lợi ích khác nằm ngoài doanh nghiệp. Giảm chi phí (về thời gian, thủ tục...) và rủi ro (chống trù dập, đuổi việc người đình công...) cũng làm tăng độ tin cậy của đe dọa đình công.
    Thất nghiệp nhiều thì đình công ít
    Nếu chỉ xét trong phạm vi đóng của một doanh nghiệp, thì có vẻ như công đoàn đủ sức giúp công nhân giành được phần lớn trong miếng bánh lợi nhuận (chỉ để lại cho chủ một mức lãi vừa đủ để ông không đầu tư sang ngành khác).
    Để đáp trả đe dọa đình công của công nhân, ông ta có thể dọa sẽ thay thế họ bằng các công nhân mới với mức lương thấp hơn. Theo mạch ví dụ trên, giả sử trên thị trường lao động có hơn 1.000 người sẵn sàng làm việc với mức lương 1 USD/ngày. Trong trường hợp này, 1.000 nữ công nhân của chúng ta dù có đe dọa đình công kiểu gì cũng không thể đòi thêm một xu nào hơn mức 1 USD.
    Chính sự dư thừa và cạnh tranh lẫn nhau giữa những người lao động làm cho giá lao động của chính họ giảm xuống (cũng hệt như với việc cạnh tranh hạ giá giữa các nhà sản xuất). Mặc dù người chủ khó xoay xở trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn ông ta có thể làm điều này không mấy khó khăn. Thất nghiệp càng nhiều (điều mà Marx gọi là ?ođội quân hậu bị? của nền công nghiệp) thì công nhân càng dễ bị thay thế và do đó đe dọa đình công càng giảm.
    Đặc biệt, trong nền kinh tế như VN (đang phát triển, đông dân) thì luôn thừa lao động và thiếu tư bản. Do đó sức mặc cả của lao động nói chung là yếu. Thất nghiệp của VN bao gồm thất nghiệp trá hình (dưới dạng nông nhàn) khá cao.
    Trong bối cảnh nhân mãn, chính những người lao động có tay nghề thấp nhất lại chịu nhiều thiệt thòi nhất. Bởi vì tay nghề càng thấp, chi phí đào tạo càng thấp thì người chủ càng sẵn sàng thay thế họ. Chính vì thế, họ hầu như không có khả năng mặc cả về lương. Trớ trêu là, vì lương thấp (đôi khi chỉ ở mức sinh tồn) mà động cơ đình công đòi tăng lương của họ lại rất cao. Nhưng vì dễ bị thay thế nên việc làm của họ lại không ổn định!
    Tại sao đình công nổ ra?
    Nếu hai bên có thông tin đầy đủ về chi phí, lợi nhuận, độ kiên nhẫn của nhau... thì họ sẽ đạt được thỏa thuận mà không cần đến đình công thật sự. Trên thực tế, khoảng 98% các cuộc mặc cả lao động tập thể kết thúc mà không cần đến đình công.
    Đình công thường chỉ nổ ra khi các bên không có thông tin đầy đủ về nhau, nhất là về mức lợi nhuận và độ tin cậy của đe dọa mà bên kia đưa ra. Chẳng hạn, người công nhân cho rằng mức doanh thu phải là 10 USD/máy/ngày, thay vì 5 USD như người chủ tuyên bố. Trong trường hợp này, công nhân có thể thử đòi mức lương 5 USD/ngày.
    Nếu người chủ không chấp nhận, họ sẽ đình công thật sự. Nếu người chủ vẫn chịu đựng cuộc đình công, thì công nhân có thể kết luận là mức lợi nhuận thực tế chỉ là 5 USD thôi. Tương tự, người chủ sẽ thử từ chối tăng lương nếu ông không tin rằng 1.000 công nhân kia có thể đoàn kết với nhau để đình công cùng một lúc.
    Như thế, để tránh các cuộc đình công thực tế (làm miếng bánh nhỏ đi), một công đoàn đúng nghĩa phải đủ tầm để cho doanh nghiệp thấy sức mạnh của mình, cũng như có năng lực kiểm chứng các tuyên bố về lợi nhuận mà chủ đầu tư đưa ra.
    Tuy nhiên, mặc cả tập thể và đình công luôn xuất phát từ nhu cầu thiết thân và tự nhiên của người lao động: đòi được hưởng lương và điều kiện lao động tốt hơn. Một điều không ai muốn là: các ?onhóm công nhân tự phát? không có cương vị pháp lý để thương lượng tập thể, trong khi công đoàn hợp pháp thì lại thiếu động lực.
    Tại sao đình công lây lan?
    Chúng ta vừa nói, về lý thuyết không có một tỉ lệ ăn chia ?otự nhiên? hay ?ohợp lý? nào cho các cuộc mặc cả. Nhưng các nghiên cứu mới đây lại chỉ ra: mức ăn chia thường xoay quanh một vài ?ođiểm tập chú? (focal point). Ví dụ: trong các hợp đồng giữa chủ đất và người lĩnh canh ở Ấn Độ, phần lớn chia theo tỉ lệ 1:1 và một số ít chia theo 1:2, bất kể sự khác nhau ghê gớm về vị trí, đất, nước, độ màu mỡ giữa các thửa ruộng. Tương tự, tỉ lệ hoa hồng môi giới nhà đất ở Mỹ là 6%. Không có ?ocăn cứ khoa học? gì cho các tỉ lệ này ngoài thực tế là: khi mặc cả người ta thường nhìn sang người bên cạnh để tham khảo.
  6. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Đề tài mới nè, VN bị liên minh châu Âu áp thuế bán phá giá. FW đăng một vài bài viết liên quan đến vụ này.

    ------------------------------------------------------------------------------------------
    Thứ sáu, 24/2/2006, 15:41 GMT+7 VNExpress
    Giày mũ da VN bị áp thuế chống bán phá giá
    Tại cuộc họp báo trưa nay, Đại biện lâm thời Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại VN (EC) Christoph Wiesner cho biết, mức thuế dự tính mà EC đưa ra sẽ chính thức được áp dụng trong thời gian 6 tháng, bắt đầu từ ngày 7/4. Việc thảo luận thêm với các nước thành viên cũng như với VN chỉ mang tính hình thức.
    Theo ông Christoph Wiesner, đối với mức thuế sơ bộ, các nước thành viên của EU gần như chỉ được thông báo. Sau thời gian áp dụng tạm thời (trong trường hợp này là 6 tháng), các nước thành viên và EC sẽ bàn tiếp. Ông cho biết, trước khi đưa ra mức thuế 16,8%, EC đã thảo luận với 25 nước thành viên. Mặc dù cũng có những ý kiến trái ngược, EC khẳng định không có sự thay đổi nào đối với mức thuế sơ bộ này.
    Trong cuộc họp hôm qua giữa Cao ủy Thương mại EU Peter Mandelson với các nước thành viên EU, ông Mandelson đã khẳng định điều tra của EC đối với những khiếu nại về việc bán phá giá giày da của VN. EC đã tìm ra những bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp của Nhà nước, việc bán phá giá và tổn hại do việc bán phá giá gây ra. Trong năm 2005, mức tăng xuất khẩu về giày da của VN sang thị trường EU so với năm 2001 là 95%, đồng thời sản xuất giày da trong khối này bị giảm 30%. Khoảng 40.000 việc làm trong ngành đã bị mất. Giá bán giày da của VN cũng giảm trong khoảng thời gian này với mức trung bình là 20%.
    Cao ủy đã đề suất áp dụng một mức thuế lũy tiến trong thời gian hơn 5 tháng nhằm đảm bảo cho các nhà bán lẻ giày da có hàng trung chuyển, không đột ngột phải đối mặt với một mức thuế quan đầy đủ không dự tính trước tại cửa khẩu.
    Trước quyết định trên của EC, nhiều ý kiến cho rằng, EU đã không tính đến quyền lợi của người tiêu dùng và những nhà bán lẻ. Cơ hội mua được hàng giá rẻ của hàng triệu người dân EU đã bị tước mất. Ngoài ra, nó cũng gây ra hậu quả tiêu cực đáng kể cho những thành phần tham gia thị trường tại châu Âu, như nhà thiết kế, thương nhân, nhà phân phối...
    Trả lời vấn đề này, ông Christoph vẫn khẳng định, trong quá trình điều tra vụ kiện, EC cũng đã cân nhắc kỹ lưỡng quyền lợi của nhà bán lẻ và người tiêu dùng. "Có bằng chứng rõ ràng cho thấy, mặc dù mức giá nhập khẩu giày da vào EU trong 5 năm vừa qua giảm hơn 20%, các mức giá dành cho người tiêu dùng vẫn ổn định và thậm chí còn tăng nhẹ. Mức thuế nếu áp dụng sẽ chỉ làm tăng thêm 1,5 euro đối với các mức giá bán buôn trung bình hiện ở mức 8,5 euro/đôi giày da. Trong khi đó, giá bán lẻ ở mức 30-100 euro/đôi", ông Christoph Wiesner nói.
    Ngành giày dép VN khó thực hiện được mục tiêu xuất khẩu 3,6 tỷ USD trong năm nay. Ảnh: T.V.
    Về phía VN, trao đổi với báo giới sáng nay, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại một lần nữa khẳng định, các doanh nghiệp sản xuất giày da của VN không bán phá giá vào thị trường EU. Việc EC áp dụng mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với giày có mũ da của VN là không phản ánh đúng thực tế. Theo bà, sở dĩ giày của VN có giá rẻ là vì doanh nghiệp VN có lợi thế về giá nhân công rẻ và công nghệ sản xuất hiện đại.
    Bà Loan cũng khẳng định, các doanh nghiệp sản xuất giày da của VN hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường và họ được tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng. Chính phủ VN không can thiệp và không trợ giá cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
    Theo Cục trưởng, VN là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, thu hút đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Việc miễn giảm tiền thuê đất (một trong những cáo buộc của EU) - nếu có - cũng chỉ là một cách khuyến khích đầu tư. Đây cũng là một công cụ chung của các chính sách kinh tế được các nền kinh tế thị trường, trong đó có cả EU. Do vậy, bà Loan cho rằng, việc làm này không thể xem là sự bóp méo chi phí sản xuất như lập luận của EU.
    Việc EC đưa ra mức thuế sơ bộ đối với mặt hàng giày mũ da của VN, bà Loan nhấn mạnh, sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển nền kinh tế nói chung cũng như ngành sản xuất giày da của VN. Hàng triệu lao động có nguy cơ bị mất việc làm, tạo nên một gánh nặng cho toàn bộ xã hội và làm tăng tỷ lệ đói nghèo ở VN.
    "Chúng tôi rất lo ngại về việc EC áp dụng mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp VN và đề nghị EC xem xét lại để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhà nhập khẩu, thiết kế, thương nhân, nhà phân phối, bán lẻ cũng như 450 triệu người tiêu dùng ở 25 nước EU", bà Loan nhấn mạnh thêm.
    Như vậy cho tới thời điểm này, VN đã phải đối mặt với cả thảy 21 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó, vụ kiện giày mũ da là vụ thứ 10 EU tiến hành đối với VN. Tuy nhiên, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, vụ kiện này không ảnh hưởng lớn đến quan hệ thương mại VN - EU. Bà nói: "Trong bối cảnh hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay, kiện chống bán phá giá là một hiện tượng bình thường. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng cho phép hành động này. VN cũng đang trong quá trình hội nhập nên phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, chủ động".
    Bà Loan cho biết, kể từ hôm nay (24/2), phía VN sẵn sàng thảo luận với EC để tìm một giải pháp chấp nhận được cho cả hai bên trong vụ kiện này. Theo ông Christoph, hai tuần nữa, một đoàn cán bộ của EC sẽ sang VN để giải quyết những quan ngại của cả hai bên.
    Hà Vy
  7. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Tuiổi Trẻ Online
    EU đề xuất mức thuế chống phá giá với giày VN và TQ
    TT - Chiều 23-2, Cao ủy Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Peter Mandelson đưa ra mức thuế đề xuất chống phá giá áp đặt với giày da nhập khẩu từ VN và TQ.
    Nếu được thông qua, EU sẽ áp thuế 4,8% đối với giày nhập khẩu từ TQ và 4,2% đối với giày nhập từ VN từ ngày 7-4 tới; 9,7% đối với TQ và 8,4% đối với VN từ 2-6; 14,5% đối với TQ và 12,6% đối với VN từ 17-7; 19,4% với TQ và 16,8% với VN từ 25-9.
    Sau giai đoạn cuối cùng này, các bộ trưởng của 25 nước thành viên EU sẽ bỏ phiếu quyết định xem có nên tiếp tục duy trì cơ chế thuế chống phá giá đối với mặt hàng giày da của VN và Trung Quốc trong vòng năm năm hay không. Giày trẻ em và giày thể thao được miễn áp thuế chống phá giá.
    S.N. (Theo Bloomberg, VNA, AP)
  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Trang tin tức của trang Web Cộng đồng châu Âu (EC).
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    Brussels 23 February 2006
    EU Trade Commissioner Mandelson proposes progressive duty following finding of dumping of Chinese and Vietnamese leather shoes
    European Trade Commissioner Peter Mandelson has today confirmed that the European Commission?Ts investigation into complaints of dumping of leather shoes from China and Vietnam has found compelling evidence of state intervention, dumping and injury. The Commissioner has recommended a progressive duty imposed over five months. This will ensure that retailers with goods in transit are not suddenly faced with an unexpected full tariff at the border. It nevertheless means that after five months a full duty will be in place and the damaging effects of dumping will be counteracted. This balanced solution corrects injury, but allows maximum predictability for importers. There would be no quantative limit on import of leather shoes from Vietnam and China.
    Compelling evidence of serious state intervention, dumping and injury...
    Although the EU investigation was undertaken in factories jointly agreed with the Vietnamese and Chinese governments, there is compelling evidence of serious state intervention in the leather footwear sector in China and Vietnam ?" cheap finance, tax holidays, non-market land rents, improper asset valuation. This state intervention is leading to dumping unacceptable under WTO rules. Significant comparative advantage in China and Vietnam is being topped up with uncompetitive behaviour.
    There is evidence of injury to EU producers. Since 2001, closely tracking the rise in dumped imports, European footwear production has contracted by about 30%, domestic prices have fallen by 30%. Some 40000 jobs in the sector have been lost. This is not related solely to dumped goods. But state-intervention and dumping in China and Vietnam have exacerbated intense competition.
    The Trade Commissioner has recommended provisional duties of 19.4% for China and 16.8% for Vietnam. He will recommend that this duty be phased in over a period of five months, beginning at about 4%.
    The Commission will seek to work with the Chinese and Vietnamese to address the concerns raised by the EU investigation. The Commission welcomes signals from China and Vietnam that they are ready to engage to address the problem.
    Retailer and consumer interests have been weighed carefully...
    This case concerns about nine pairs of shoes from every 100 pairs bought by Europeans. There is clear evidence that although leather footwear import prices to the EU over the last five years have fallen by more than 20% consumer prices have remained stable and even risen slightly. A duty would add just over 1.5 euro on average wholesale prices of 8.5 euro for leather shoes that retail between 30-100 euros. There is margin within the supply chain to absorb a small duty on import costs by spreading it across product ranges and the distribution chain.
    On grounds of Community Interest the Trade Commissioner will recommend that children?Ts shoes and high-tech sports shoes be excluded from provisional measures because its investigation suggests that there is not sufficient European production of these shoes for injury to have been caused.
    Not a protectionist measure...
    State intervention of this kind in a highly competitive industry is contrary to any notion of fair trade. The EU will not target low costs and comparative advantage ?" but it will target uncompetitive behaviour. Because of our lesser duty principle Europe?Ts anti-dumping rules clearly ensure that anti-dumping measures cannot be used to make imports more expensive than the equivalent EU product ?" and they can and often do leave the competing export much cheaper than the European equivalent. This is not true of the rules used by India, the United States and China itself ?" nor do any of these countries apply a Community interest rule.
  9. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 3 Đình công và tăng lương
    TTO - Chủ trương hội nhập, mời gọi đầu tư; những cuộc đình công liên tiếp; thực trạng cuộc sống dừng ở mức tối thiểu của công nhân... Có phải tăng lương là giải pháp tốt nhất?...
    Đọc báo chí thời gian gần đây, người ta không khỏi âu lo khi các cuộc đi?nh công xuất hiện ngày càng nhiều, đa phần xảy ra ở khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp từ doanh nghiệp nước ngoài (FDI). Các cuộc đi?nh công liên tiếp cuối năm 2005 ma? đi?nh điê?m thu hút hàng chục nga?n công nhân, đaf khiến chính phu? pha?i quyết định tăng mức lương tối thiê?u cho lao động tại các doanh nghiệp do nước ngoa?i đâ?u tư.
    Đâ?u năm 2006, thu? tướng đaf ký chi? thị tăng mức lương tối thiê?u cho công nhân diện na?y lên 40%. Lương tối thiê?u cu?a công nhân doanh nghiệp nước ngoa?i đâ?u tư như vậy được tăng tư? 626.000 đô?ng/tháng lên 870.000 đô?ng/tháng cho các doanh nghiệp ơ? nội tha?nh va? tư? 556.000 đồng lên 790.000 đô?ng cho các doanh nghiệp ơ? ngoại tha?nh.
    Được biết nhiê?u doanh nghiệp tuy có chi? thị nhưng vâfn chưa tiến ha?nh tăng lương cho công nhân, va? đó la? lý do dâfn đến đi?nh công nhưfng nga?y vừa qua. Trong các vụ đình công đo?i tăng lương tại các xí nghiệp ơ? các khu công nghiệp ngoại tha?nh TP.HCM, có vài vụ còn tiếp diêfn đến nay ma? vâfn chưa ti?m được hướng gia?i quyết. Những vụ đình công với qui mô lớn đó đã gợi nhớ với mọi người Việt Nam một vấn đề không mới trong lịch sử nước ta cách đây cả trăm năm: mâu thuẫn đối kháng giữa hai giai cấp chủ - thợ.
    Nhưng mâu thuẫn hiện nay không gay gắt đến mức sống còn như ngày xưa mà chỉ giới hạn trong phạm trù quyền lợi giữa chủ doanh nghiệp và công nhân, giữa các doanh nhân nước ngoài đem vốn đến nước ta đầu tư và công nhân làm việc với họ theo hợp đồng cụ thể. Đôi bên cùng có nghĩa vụ và bổn phận tôn trọng những gì đã ký kết.
    Là một quốc gia trên đà phát triển, chúng ta đang rất cần các nguồn vốn nước ngoài đầu tư để đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên. Hiện nay các nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chủ yếu qua các hình thức: vốn ưu đãi của chính phủ nước ngoài (ODA), vốn đầu tư trực tiếp từ doanh nghiệp nước ngoài (FDI), vay ngân hàng và các nguồn tài trợ khác quốc tế.
    Trong các hình thức trên, nguồn vốn từ các doanh nghiệp FDI cho phép chúng ta du nhập tư bản không phát sinh nợ. Xét về bản chất, FDI là hình thái du nhập cùng một lúc 3 nguồn lực: vốn, công nghệ và năng lực kinh doanh. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) lâu nay vẫn thường được xem là khu vực làm ăn hiệu quả. Tuy nhiên, con số báo cáo cuối tháng 6-2005 của Cục thuế TP.HCM khiến chúng ta không khỏi giật mình: trong số 1.450 DN FDI tại TP.HCM, chỉ có 190 DN sản xuất kinh doanh có lãi (chiếm 13%), còn lại 1.260 DN (chiếm 87%) hạch toán lỗ hoặc đang trong giai đoạn triển khai dự án, chưa phát sinh lợi nhuận.
    Theo chuyên gia ngành thuế, nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều DN FDI né thuế thu nhập DN cao ở VN (hiện nay là 28%) bằng cách nâng khống chi phí đầu vào, tăng mạnh chi phí quảng cáo tiếp thị đồng thời hạ thấp giá đầu ra để đạt được bốn mục đích: chủ động hạch toán thua lỗ nhiều năm liên tục để bên VN trong liên doanh phải rút lui, giảm xuống mức thấp nhất số thuế phải nộp, công ty mẹ ở nước ngoài được hưởng lợi nhờ gian lận qua chuyển giá và cuối cùng là đè bẹp các thương hiệu hàng đầu VN nhờ chi phí tiếp thị quảng cáo khổng lồ và liên tục hạ thấp giá đầu ra.
    Trước đây, lương tối thiểu trong các doanh nghiệp FDI ở VN là 50 USD. So với mức sinh hoạt chung của xã hội thì đồng lương như vậy đã là tốt nếu đối chiếu với công nhân các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân. Khi cuộc suy thoái kinh tế thế giới thập kỷ 1980 nổ ra, nền tài chính tiền tệ Đông Nam Á lâm vào cảnh khủng hoảng. Nhiều nước đánh tụt lương tối thiểu xuống ít nhất 20% để thu hút nguồn đầu tư từ FDI. Việt Nam cũng không thoát khỏi chiều hướng này đã giảm lương tối thiểu trong các DN FDI ở VN từ 50 USD vào năm 1990 xuống còn 45, 40 rồi 35 USD.
    Như vậy, chúng ta đã sử dụng biện pháp giảm lương tối thiểu như một phương sách để thu hút đầu tư nước ngoài. Tư bản ngoại quốc thường cân nhắc rất kỹ trước khi đầu tư mà một trong các yếu tố là giá lao động rẻ. Trên thực tế, ở các nước đang phát triển, lương tối thiểu không phải là một định chế bền vững mà co giãn rất nhiều cùng với môi trường kinh tế. Trong các thời kỳ khủng hoảng, mức lương tối thiểu thường bị hi sinh để kích thích đầu tư.
    Nhưng khi qua thời kỳ khủng hoảng, DN FDI chú ý nhiều hơn về trình độ tay nghề. Nếu như yếu tố giá lao động rẻ không còn nữa, đồng nghĩa với lợi nhuận sút giảm, họ sẽ phải tính toán lại. Những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đi lên nhưng lương tối thiểu vẫn bỏ ngỏ. Nhiều người công nhân chỉ lãnh 350.000 đến 450.000/tháng và phải làm việc trong môi trường, điều kiện làm việc tồi tệ, chưa kể chế độ ăn uống và sự chăm sóc y tế dành cho công nhân, nếu có, cũng dưới tiêu chuẩn có thể chấp nhận được.
    Trong lúc đó, các công nhân tại các doanh nghiệp không có vốn đâ?u tư nước ngoa?i du? tư nhân hay nha? nước tuy được hươ?ng mức lương căn bản 290.00 rồi 350.000 đồng/tháng, nhưng lương tối thiểu đó được nhân với hệ số và cộng thêm nhiều loại phụ cấp khác. Mức thu nhập này thậm chí cao hơn lương tối thiểu khu vực FDI. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam lại không hiểu được điều đó và họ cho rằng họ đang bị phân biệt đối xử.
    Từ giữa năm 2005 ,các cuộc đình công diễn ra lai rai rồi tăng nhanh với số vụ và số người, nhiều nhất là các công nhân ngành dệt may và giày da. Nói chung những vụ đình công bắt nguồn từ mức lương tối thiểu. Từ góc độ người làm kinh tế, nếu nhìn vào hai yếu tố chủ chốt là mức tăng trưởng GDP (tăng hơn 50%) và giá tiêu dùng (tăng khoảng 35%) thì công nhân tại các DN FDI hiển nhiên là thua thiệt vì bị đẩy xuống mức lợi tức quá thấp, trong khi công sức bỏ ra mỗi ngày vẫn phải duy trì.
    Khi nhà nước công bố Nghị định 03, quy định về mức lương tối thiểu của giới lao động Việt Nam làm tại những công ty vốn nước ngoài, nhiều DN FDI than phiền việc áp dụng sẽ làm cho chi phí nhân công tăng khoảng 30 - 40%, nằm ngoài kế hoạch dự trù đầu tư của họ. Với tình trạng thu nhập lợi nhuận sa sút đột biến, nhiều nguy cơ thua lỗ, họ không thể mau chóng đáp ứng đòi hỏi từ phía công nhân. Bức xúc từ những vụ đình công, nếu không thương thảo được với giới công nhân, có khả năng họ sẽ nản lòng và chuyển đầu tư sang địa bàn khác. Hậu quả không hay gì với cả đôi bên.
    Chúng ta hãy thử nghĩ đến hoàn cảnh gia đình của mấy chục ngàn công nhân VN một khi DN FDI dứt bỏ cơ nghiệp tại Việt Nam để tìm đến một môi trường đầu tư khác. Khi buộc phải tăng lương tối thiểu cho công nhân làm tại các DN FDI, nhà nước ta hẳn đã lường trước được các hệ quả xảy ra. Một mặt lương tối thiểu có thể làm tăng thất nghiệp, làm giảm đầu tư và ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, lương tối thiểu lại có chức năng phân phối thu nhập công bằng trong xã hội, trả lại cho công nhân mức sinh hoạt đời sống mà họ đáng được hưởng.
    Duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao là điều hết sức quan trọng cho đất nước, nhưng sự tăng trưởng đó muốn bền vững phải có công sức của người lao động. Việc tăng lương tối thiểu cho người lao động làm việc trong khu vực DN FDI là một yêu cầu từ thực tế. Tuy nhiên, cách thức thuyết phục các nhà đầu tư để làm cho họ thông suốt về tính hợp lý của vấn đề phải xem là một vấn đề không thể xem thường.
    Nếu như nhà đầu tư nước ngoài không có đủ thời gian lên kế hoạch, tính toán đưa chi phí nhân công vào chi phí đầu tư thì làm sao họ sẵn sàng đáp ứng sự đòi hỏi tăng lương từ phía công nhân cho được? Một khi chúng ta có chính sách đầu tư thông thoáng, một lượng nhân công cần cù đông đảo thì không có lý do gì e sợ sự cạnh tranh đầu tư từ các nước trong khu vực.
    Điều cần thiết hiện giờ, theo ý kiến riêng tôi, là sự hợp tác thương thảo thiện chí có sự dung hoà quan điểm giữa công nhân và các nhà đầu tư DN FDI thì mới có thể đạt được một lộ trình khả thi cho việc tăng lương tối thiểu.
  10. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Về bài báo của một phóng viên Hàn Quốc gây phẫn nộ cho người Việt I
    ?o.....Trên bàn tiếp khách làm bằng tre, một người đàn ông Hàn Quốc đang ngồi. 11 phụ nữ Việt Nam đang hồi hộp với ước mơ thoát khỏi cái nghèo. Người đàn ông Hàn Quốc nhìn lướt qua một lượt khuôn mặt những cô gái đang ngồi xếp chân sang một bên. Sau 20 phút, ông ta quyết định thôi không chọn nữa và nói: ?oÔi, thật ngại quá, không biết chọn ai bây giờ!?.
    Đó là ông Kim Chang Ho (tên giả), 35 tuổi, không nghề nghiệp, ở Incheon, có mẹ đang điều hành một quán ăn. Trước khi xem mắt trực tiếp 11 cô gái này, ông Kim đã xem qua ảnh của họ. Ông chuyển sang phòng bên cạnh, mở đĩa CD có thời gian một tiếng rưỡi, thời gian ghi hình là tháng 4-2006. Trên màn hình lần lượt xuất hiện 150 cô gái có mã số. Ống kính quay từ khuôn mặt rồi đến toàn thân. Chỉ được 20 phút, ông lại bỏ cuộc. Có vẻ như ông đã chọn được hai trong số 11 cô gái lúc nãy.
    Cô Sen là một trong hai người đó. Ông Kim hỏi Sen và một cô gái khác trạc 20 tuổi, có thân hình mảnh mai, rằng: ?oTôi đang thất nghiệp nhưng sẽ xin việc làm. Mẹ tôi đã có tuổi và bà đang kinh doanh một cửa hàng thức ăn nhỏ. Có nuôi mẹ tôi được không??. Cả hai cô gái đều gật đầu. Cái trầm lặng cho cuộc nói chuyện giữa những người xa lạ với nhau càng trở nên dài hơn.
    Quê Sen là một vùng nông thôn nghèo khó, cách TP.HCM bốn giờ xe chạy. Từ một năm trước cô đã có ước mơ lấy chồng nước ngoài. Cô muốn thoát khỏi cảnh nghèo. Cô nói: ?oCon gái của dì em ba năm trước lấy chồng Đài Loan, nhờ đó mà đã xây được nhà tường?. Cô cũng đang mơ ?ogiấc mơ Hàn Quốc? như thế. Cách đây mười hôm, Sen đăng ký với văn phòng môi giới hôn nhân và đã qua một cuộc phỏng vấn nhưng không được chọn.
    Vứt bỏ điếu thuốc, sau một hồi chần chừ, ông Kim cũng chọn Sen: ?oMẹ tôi dặn đi dặn lại là chọn cô nào có tướng tá to lớn để mai mốt còn phục vụ cơm nước cho bà?.
    Hai người thành đôi và lập tức đến bệnh viện để xét nghiệm HIV..."
    Chae Sung Woo

Chia sẻ trang này