1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tấn xã Con Mèo Ú ! Báo địa phương !

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi babicinamon, 09/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Về bài báo của một phóng viên Hàn Quốc gây phẫn nộ cho người Việt II
    Thư của Ban biên tập Tuổi Trẻ gửi Ban biên tập Chosun
    Chosun sẽ nói gì với người Việt Nam?
    Kính gửi: Ban biên tập nhật báo Chosun,
    Trước tiên, ban biên tập nhật báo Tuổi Trẻ (Việt Nam) xin gửi đến ban biên tập nhật báo Chosun (Hàn Quốc) lời chào đồng nghiệp.
    Vì là đồng nghiệp, chúng tôi xin thông báo với các ông rằng: tòa soạn nhật báo Tuổi Trẻ những ngày qua đã tiếp nhận sự phẫn nộ ngày càng cao của bạn đọc VN, sau bài báo ?oCác trinh nữ VN đến Hàn Quốc - đất nước của hi vọng? đăng trên nhật báo Chosun ngày 21-4.
    Và nghiêm trọng hơn, không chỉ một tấm ảnh về những cô gái như những món hàng đăng trên báo in, các ông còn tung lên Internet (báo Chosun điện tử) hàng loạt bức ảnh tương tự.
    Chúng tôi nghĩ rằng đó là chủ trương biên tập của các ông, chứ không chỉ là lỗi lầm của nhà báo Che Sung Woo. Và với chủ trương đó, các ông đã biểu hiện cái nhìn lệch lạc, coi thường phụ nữ VN và xúc phạm người VN nói chung.
    Chúng tôi bày tỏ sự ngạc nhiên và thất vọng, khi điều đó được thể hiện trên Chosun - tờ nhật báo có uy tín và có đông bạn đọc nhất ở Hàn Quốc. Các ông đã bôi bẩn hình ảnh VN qua hành động đó.
    Có phải các ông tự cho mình là những người giàu có của một đất nước giàu có, để rồi coi thường nhân phẩm của những người phụ nữ nghèo khó ở một đất nước khác, bất chấp những nguyên tắc phổ biến trên thế giới về đạo đức báo chí?
    Thưa các ông, những người làm báo chân chính VN chúng tôi rất xa lạ với kiểu cách sử dụng ngòi bút một cách tùy tiện và thiếu nhân bản, khi đề cập những người phụ nữ, dù họ rơi vào tình trạng gì đi nữa.
    Trước sự phẫn nộ của bạn đọc VN, chúng tôi thấy không cần phân tích gì thêm về hậu quả của những hành động của các ông. Tuyên bố của Tổ chức Nawauri (Tôi và chúng ta) và các đoàn thể khác ở Hàn Quốc gửi đến các ông đã nói rõ và nói đủ điều đó rồi.
    Nhưng thay mặt bạn đọc nhật báo Tuổi Trẻ, chúng tôi yêu cầu nhật báo Chosun:
    - Phải xin lỗi những người phụ nữ mà các ông đã viết và đăng hình ảnh họ trên báo in và báo điện tử.
    - Phải xin lỗi những người phụ nữ và những người VN nói chung mà các ông đã xúc phạm qua chủ trương biên tập của mình.
    Bạn đọc chúng tôi đang chờ câu trả lời từ các ông.
    BAN BIÊN TẬP NHẬT BÁO TUỔI TRẺ
  2. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Về bài báo của một phóng viên Hàn Quốc gây phẫn nộ cho người Việt III
    Cưới hay mua vợ Việt Nam?
    [​IMG]
    Tấm ảnh này được đăng trên tờ Chosun, với các cô dâu Việt hoàn toàn không được che mặt (Tuổi Trẻ phải che mặt các cô khi đăng lại tấm ảnh này)
    TT - Bài báo ?oCác trinh nữ VN đến Korea - đất nước của hi vọng? đăng ngày 21-4-2006 trên nhật báo Chosun đang gây xôn xao dư luận trong xã hội Hàn Quốc (HQ). Một nhà báo HQ, sau khi đọc bài báo, đã gửi tới Tuổi Trẻ bài viết này.
    Độc giả HQ, trong đó có du học sinh VN, đã phản ứng gay gắt với thái độ vô cảm của phóng viên cũng như những bức ảnh không che mặt kèm theo không đảm bảo quyền chân dung của các phụ nữ VN mà rất có khả năng sẽ trở thành cô dâu Hàn và sinh sống tại HQ.
    Theo Cục Thống kê HQ, chỉ trong vòng năm năm, tỉ lệ kết hôn với người nước ngoài của HQ tăng lên ba lần, trong đó tỉ lệ lấy vợ VN lên đến 43 lần, năm 2001 là 134 người, đến năm 2005 là 5.822 người. Con số này chiếm 1/5 tổng số người HQ kết hôn với người nước ngoài, đứng thứ hai sau Trung Quốc (18.527 người).
    Nhưng hầu hết phụ nữ Trung Quốc này có gốc là người Hàn. Như vậy, chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số người nước ngoài mà đàn ông HQ kết hôn là phụ nữ VN. Người ta hay cho rằng lý do chủ yếu mà đàn ông HQ thích lấy vợ VN chính là vì họ ?odễ vâng lời và phục tùng? và ?ovì sự tương đồng về dung mạo nên khi sinh con sẽ không khác gì lắm với người HQ?.
    Hiện nay ở HQ, trên bất kỳ nhật báo nào cũng dễ dàng tìm thấy những lời quảng cáo như: ?oCô dâu VN đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)?, ?oNgười già, người muốn tái hôn, người đã có con, người khuyết tật đều có thể lấy trinh nữ VN xinh đẹp?. Những quảng cáo này còn liệt kê chi tiết về ưu điểm của con gái VN là: ?oxuất giá tòng phu?, ?otôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến bốn đời?, ?odáng người đẹp nhất trên thế giới?, ?ogiữ gìn trinh tiết và chung thủy với chồng?, ?okhác với phụ nữ Trung Quốc và Philippines, phụ nữ VN có mùi cơ thể dễ chịu?, ?ovì đàn ông VN lười biếng nên ở nông thôn đi đâu cũng chỉ thấy phụ nữ làm việc, do vậy phụ nữ VN rất siêng năng, cần cù, không sợ lao động nặng nề ở vùng nông thôn HQ?... Thậm chí người ta còn thấy lan tràn khắp nơi những biểu ngữ, apphich, poster, băngrôn, tờ rơi... kêu gọi kết hôn phụ nữ VN với lời lẽ mang tính sỉ nhục nặng nề hơn: ?osống thử sáu tháng, không bằng lòng thì đổi đi?, ?ogiữ nhà tốt?, ?o(phụ nữ) VN không bao giờ chạy trốn?...
    Theo luận án thạc sĩ (khoa quan hệ quốc tế Trường ĐH Quốc gia Seoul) của Hà Minh Thành với đề tài: Nghiên cứu về vấn đề kết hôn với người nước ngoài giữa VN và HQ thì lý do chính phụ nữ VN lấy chồng HQ là bởi ?oKorean dream? (giấc mơ HQ), ?olý do kinh tế? và ?otác động của trào lưu văn hóa HQ?... Cũng theo luận án, giữa vợ Việt và chồng Hàn, trường hợp chênh lệch hơn 10 tuổi chiếm đa số (85%), trong đó chênh lệch hơn 20 tuổi chiếm 15%, bất mãn lớn nhất đối với chồng Hàn là vấn đề bạo lực (35%).
    Hiện nay, các cuộc hôn nhân này chủ yếu được thực hiện thông qua công ty môi giới hôn nhân, tổ chức tôn giáo hoặc thông qua trung gian cá nhân. Xu thế đàn ông HQ già lấy vợ VN trẻ (trên dưới 20 tuổi) ngày càng tăng lên, theo đó hàng loạt vấn đề xã hội đã nảy sinh: cưỡng ép con dâu phải theo lối sống nhà chồng, sự căng thẳng bởi bất đồng ngôn ngữ, đối xử như vật sở hữu, xem vợ như người phục vụ, người giúp việc không lương, bạo hành ********...
    Hầu hết phụ nữ VN sang HQ đều gặp phải những khó khăn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội như bị kết hôn giả hay những cái nhìn phiến diện về gái mại dâm... Thậm chí gần đây, trong hợp đồng hôn nhân cũng có trường hợp ghi rõ các điều khoản đòi cha mẹ bồi thường khi cô dâu bỏ trốn.
    Trên thực tế có trường hợp một người đàn ông HQ 45 tuổi lấy vợ VN 19 tuổi, sau đó đã ly dị với lý do ?ovợ dậy muộn, không lo bữa sáng cho con trai đang học cấp III?, và gửi đơn khiếu nại đến Viện Bảo hộ người tiêu dùng để đòi lại những chi phí thủ tục kết hôn.
    ?o100% thanh toán sau? như một lời quảng cáo sản phẩm chính là ?oslogan? của các công ty môi giới hôn nhân giữa đàn ông HQ và phụ nữ VN. Hầu hết công ty môi giới hôn nhân đều tự đề cao chất lượng ?omón hàng? và dịch vụ hậu mãi của mình: ?oTuyển chọn khắt khe các tiêu chuẩn của cô dâu về sức khỏe và phẩm hạnh?, ?oChỉ thanh toán sau khi đám cưới xong và trở về HQ?, ?oTrong trường hợp ly dị mà lỗi thuộc về cô dâu thì công ty sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm tái hôn miễn phí?...
    Nếu như phim truyền hình HQ đang là một ?ocơn sốt? ở VN thì con gái VN đang trở thành ?omốt? cho giới đàn ông HQ, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
    Và nhật báo Chosun vừa chứng tỏ điều đó khi bình thản kể lại một câu chuyện bất thường mà như là bình thường...
    KU SU JEONG
    Được free_wing sửa chữa / chuyển vào 04:56 ngày 28/04/2006
    Được free_wing sửa chữa / chuyển vào 04:59 ngày 28/04/2006
  3. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Về bài báo của một phóng viên Hàn Quốc gây phẫn nộ cho người Việt IV
    Thư của Hội Liên hiệp phụ nữ VN gửi tới các tổ chức ở Hàn Quốc
    Chủ tịch Hội LHPN VN Hà Thị Khiết - Ảnh: Thanh Đạm
    TT - Chiều tối qua 27-4, bà Hà Thị Khiết - chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN - thay mặt phụ nữ VN chính thức có thư gửi tới Bộ Bình đẳng giới Hàn Quốc (HQ), Hội Các nhà phát minh phụ nữ châu Á, Đường dây nóng phụ nữ châu Á... bày tỏ sự bất bình trước việc nhật báo Chosun có bài ?oxúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và nhân quyền của phụ nữ VN?. Qua đó, mong muốn được các tổ chức trên ?ophối hợp hành động và hợp tác? để ?onhững sự việc tương tự không bao giờ lặp lại?. Tuổi Trẻ xin đăng toàn bộ nội dung bức thư này:
    Hôm qua (ngày 27-4), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã gửi thư tới các tổ chức ở Hàn Quốc: Bộ Bình đẳng giới Hàn Quốc, Hội Các nhà phát minh phụ nữ châu Á, Trung tâm Dasi Hamkle, Đường dây nóng Phụ nữ châu Á, Viện Phát triển phụ nữ Hàn Quốc, Hội Phụ nữ doanh nghiệp Hàn Quốc, với nội dung như sau:
    Ngày 27-4-2006
    Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xin gửi tới các bạn lời chào hữu nghị và tình cảm thân thiết nhất!
    Chúng tôi viết thư này mong nhận được sự đồng tình và hợp tác của các bạn.
    Mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam, hiện nay rất bất bình với bài báo ?oCác cô gái Việt Nam đến Hàn Quốc - mảnh đất của hi vọng? được đăng trên tờ nhật báo Chosun của Hàn Quốc ngày 21-4-2006. Bài báo đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và nhân quyền của phụ nữ Việt Nam, trực tiếp là số phụ nữ Việt Nam lấy chồng người Hàn Quốc. Chúng tôi rất lấy làm tiếc sự việc này đã gây nên sự phản ứng gay gắt ở đất nước chúng tôi.
    Ở Việt Nam, việc kết hôn với người nước ngoài của phụ nữ trên cơ sở tự nguyện và tình yêu giữa hai người, được pháp luật bảo vệ. Với quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ Việt Nam dù ở trong nước hay nước ngoài, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam luôn coi những phụ nữ bị buôn bán dưới bất kỳ hình thức nào là nạn nhân cần được bảo vệ giúp đỡ. Mọi hành vi liên quan đến môi giới hôn nhân bất hợp pháp, vi phạm đạo đức và pháp luật cần được dư luận lên án và pháp luật xử lý.
    Tuy nhiên, chúng tôi cảm kích được biết đã có một số tổ chức và cá nhân ở Hàn Quốc, trong đó có du học sinh Việt Nam, đã kịp thời lên tiếng phản đối thái độ thiếu trách nhiệm ngôn luận và bàng quan của bài báo này.
    Mặc dù Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đã chuyển lời xin lỗi từ báo Chosun tới độc giả Việt Nam, nhưng chúng tôi mong rằng sự việc tương tự như trên sẽ không bao giờ lặp lại.
    Vì vậy, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam mong nhận được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác của các bạn, cũng như các tổ chức và cá nhân ở Hàn Quốc, lên tiếng bảo vệ các quyền chính đáng của phụ nữ Việt Nam ở Hàn Quốc và lên án mọi hành vi vi phạm nhân phẩm, nhân quyền đối với phụ nữ Việt Nam.
    Để giải quyết tốt vấn đề này một cách cơ bản và lâu dài, đảm bảo nhân phẩm và hạnh phúc cho phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc, cần có sự phối hợp hành động và hợp tác giữa các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội ở cả hai nước.
    Trân trọng
    Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
    Được free_wing sửa chữa / chuyển vào 05:00 ngày 28/04/2006
  4. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến của FW:
    Người Việt Nam, cũng như người dân các dân tộc, đất nước khác, có lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc. Do đó, việc nhiều người trong chúng ta cảm thấy xúc phạm và bất bình trước bài báo tả thực của phóng viên Hàn Quốc Chae Sung Woo là điều dễ hiểu.
    Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng bài viết của phóng viên trên là tả thực (hay đoạn trích dẫn của bài viết trên một số báo điện tử Việt Nam - FW không được đọc trọn vẹn bài báo của tờ Chosun). Không tình cảm xen lẫn, không bình luận, đơn thuần là tả thực. Và tả thực là hình thức truyền đạt thông tin gần với sự thật nhất.
    Mình tôn trọng về cách viết của nhà báo Chae Sung Woo. Anh đã làm đúng những gì một phóng viên phải làm: truyền đạt thông tin một cách chân thật. Nhưng mình cũng muốn phê bình anh đã viết về một đất nước mà thiếu hiểu biết về văn hóa, nhận thức của người dân nước đấy. Chính sự thiếu hiểu biết đấy đã tạo nên sự thiếu tôn trọng đối với người dân bản xứ.
    Dù rằng ai trong chúng ta cũng có lòng tự hào dân tộc, nhưng chúng ta cần tôn trọng sự thật. Đâu đó trong những cuộc hôn nhân thật lòng, hạnh phúc, yên ổn vẫn còn những thực trạng đau lòng mà một phóng viên nước ngoài đã chính mắt mục kiến. Vấn đề cần làm không phải là phản đối một bài báo mô tả sự thật mà là phản đối một cách viết thiếu tế nhị, phản đối những hành động môi giới trục lợi, những suy nghĩ lầm lạc hôn nhân vì lợi ích kinh tế, phản đối và thay đổi một thực trạng đau lòng rằng vẫn còn những mảng tối trong bức tranh hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
    Có một điều đang suy nghĩ trong đề tài này: tại sao không một tờ báo nào đăng lại toàn bộ bài viết mà chỉ là một trích đoạn? Có phải báo chí Việt Nam không muốn mở đường cho mọi người tham gia đóng góp mổ xẻ một bài báo hay đó là cách mà các tờ báo lái dòng dư luận theo hướng lập luận riêng của mình? Cách làm như vậy có tôn trọng những nguyên tắc nghề báo hay không? Có tôn trọng sự thật hay là một thủ thuật che mắt dư luận? Để tránh những suy nghĩ không tích cực như vậy từ người đọc, báo chí cần hoạt động thông thoáng hơn.
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Về bài báo của một phóng viên Hàn Quốc gây phẫn nộ cho người Việt V
    Thứ năm, 27/4/2006, 19:07 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè
    Bài báo chỉ nêu lên sự thật
    Chúng ta đừng tự lừa dối mình. Điều cần hơn là phải tự biết xấu hổ, thật xấu hổ khi đã để đất nước có những người con gái lấy chồng ngoại chỉ vì kinh tế. (Manh Hai)
    Người gửi: Nguyen Manh Hai
    Gửi tới: Ban Thế giới
    Tiêu đề: Không cần thiết phải xin lỗi
    Chỉ đọc qua hai bài báo viết về tình trạng cô dâu Việt Nam ở Hàn Quốc, ai cũng hiểu thực chất của vấn đề như thế nào. Việc này xảy ra không phải lần đầu và cũng không phải chỉ ở Hàn Quốc.
    Chúng ta đừng tự lừa dối mình, lừa dối dân tộc mình. Điều cần hơn là chúng ta phải tự biết xấu hổ, thật xấu hổ khi đã để có những người con gái lấy chồng như vậy chỉ vì kinh tế.
    Tôi thấy tác giả bài báo không cần phải xin lỗi, chí ít thì anh ta cũng đã nói lên sự thật và anh ta không có dụng ý xấu hay xuyên tạc điều gì trong bài báo.
    Người gửi: Huệ Minh
    Gửi tới: Ban Thế giới
    Tiêu đề: tiên trách kỷ, hậu trách nhân
    Tôi không quan tâm nhiều đến thái độ đối với tờ Chosun, vì tác giả cũng chỉ nêu lên một thực tế đáng buồn của cái gọi là "hôn nhân" không có tình yêu mà bằng tiền bạc.
    Nhưng vấn đề mà tôi nghĩ cần quan tâm chính là thực trạng của vấn đề trong chính xã hội Việt Nam. Tại sao chúng ta không đặt câu hỏi: nếu không phải là Hàn Quốc, thì cô dâu Việt Nam sẽ lại đi đến đâu để kết hôn, sau khi đã có quá nhiều chuyện tương tự đã xảy ra ở Đài Loan và Singapore?
    Và giả sử nếu không phải là tờ Chosun nêu lên vấn đề mà các cô dâu Việt Nam được đưa lên như hàng hóa (và thực tế là như thế), thì nay mai cũng sẽ có những tờ báo khác đưa lên với thái độ như thế. Cho nên đó là quan đểm riêng của họ, nhưng chúng ta phải tự nhìn nhận bản chất của vấn đề, nhìn ra được đâu là cốt lõi và nguyên nhân vấn đề xã hội này để toàn xã hội cùng góp phần giải quyết.
    Một khi các cô gái ở những vùng kinh tế khó khăn, không có việc làm và học thức cũng như thiếu trình độ văn hóa, giáo dục gia đình được cải thiện thì tự khắc vấn đề được giải quyết. Lúc ấy sẽ chẳng nước nào có quyền đem người Việt Nam ra làm trò tiêu khiển, và cũng chẳng cần phải bàn cãi là bài báo có viết sai hay không.
    Túm lại là chúng ta phải tự lực tự cường giải quyết vấn đề của chính chúng ta, phải làm cho đời sống nhân dân đã cải thiện, dân trí nâng cao. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
    Ý kiến của bạn?
  6. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Dư luận Hàn Quốc: ?oXin hãy lượng thứ?

    Lưu học sinh Việt Nam Đinh Hải Yến (phải) đối thoại với tác giả bài báo Che Sung Woo tại cuộc kháng nghị trước tòa soạn báo Chosun hôm 24-4. Cô cho biết: "Tất cả những người Hàn Quốc mà tôi quen biết đều không đồng tình với cách bài báo thể hiện như vậy. Họ nói lời xin lỗi hoặc tỏ ra rất thất vọng" - Ảnh: Vũ Duy Hưng
    [​IMG]
    TT - Sau khi nhật báo Chosun (Hàn Quốc) ngày 21-4 đăng bài viết về các cô dâu VN dẫn tới phản ứng của độc giả VN, nhiều tờ báo Hàn Quốc đã đưa tin về cuộc kháng nghị của một nhóm công dân Hàn Quốc và VN trước tòa soạn báo Chosun (24-4) và dư luận tại VN về bài báo này.
    Tuần báo Hankyoreh 21 số ra ngày 1-5 đã đăng bài phỏng vấn nhà báo Vũ Duy Hưng, cộng tác viên Tuổi Trẻ tại Seoul, dưới bài có đăng địa chỉ email của tác giả.
    Ngay sau đó, tác giả đã nhận được nhiều thư xin lỗi của người Hàn Quốc, tất cả đều ủng hộ và chia sẻ nỗi bức xúc của anh. Tác giả Vũ Duy Hưng đã chuyển đến Tuổi Trẻ một số thư này.
    Lá thư thứ nhất: ?oNgười Hàn Quốc không nghĩ như vậy?
    Tôi là một nha sĩ 49 tuổi, hai lần đến VN vào các năm 2003 và 2005. Lần đầu tiên đến đất nước các bạn, tôi lo ngại không biết những hình ảnh không đẹp về người Hàn Quốc trong quá khứ có còn đọng lại hay không.
    Nhưng sự lo ngại của tôi không có cơ sở. Người VN vô cùng thân thiện và VN là dân tộc yêu hòa bình. Tôi đã suy nghĩ tình cảm con người sẽ ra sao sau những năm dài chiến tranh trường kỳ chống Mỹ, nhưng thật ra xã hội VN dường như còn ổn định hơn Hàn Quốc. Bề dày lịch sử và văn hóa cũng có nhiều nét tương đồng với đất nước chúng tôi.
    Những lúc quan sát và nói chuyện với các bạn thanh niên VN tại quán cà phê ban đêm, tôi nhận thấy họ có năng lực và sức sống mạnh mẽ giống như thế hệ trẻ Hàn Quốc. Tương lai của VN rất xán lạn.
    Tôi xin lỗi về bài báo trên tờ Chosun với mong muốn dù không thể xóa ngay vết nhơ của bài báo, nhưng ít nhất xin ông hiểu rằng tất cả người Hàn Quốc không nghĩ như vậy. Hãy cùng nỗ lực vì sự thân thiện và tương lai của Hàn Quốc và VN.
    Ngày 4-5 tôi sẽ lại đến thăm TP.HCM ngắn ngày trên chuyến bay của Hãng hàng không VN. Dù biết ông bận nhưng tôi mong muốn được ngồi tâm sự với ông bên ly bia mát lạnh tại Seoul trước khi đi.
    Một người Hàn Quốc yêu VN, xenon...@hanmail.net
    Lá thư thứ hai: ?oXin bỏ qua cho lỗi lầm này?
    Việc phóng viên báo Chosun viết không chính xác và không che mặt các cô dâu VN là thật sự có lỗi. Với tư cách là một người Hàn Quốc, tôi xin bày tỏ xin lỗi. Tôi nhất trí hoàn toàn với điều ông nói rằng ?oKhông thể nói đàn ông Hàn Quốc đi ?ocứu? những cô gái khỏi nghèo khổ. Chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề một cách nhân văn.
    Họ (cả hai phía) đến với nhau vì cần có một mái ấm gia đình?. Họ đều cần gia đình. Xin hãy hiểu hơn về Hàn Quốc và bỏ qua cho lỗi lầm này. Xin hãy lượng thứ. Mong những lời này của tôi được chuyển đến nhân dân Việt Nam thay cho sự tạ lỗi.
    JEON PYEONG GU, frankch...@hanmail.net
    Lá thư thứ ba: ?oTôi xin lỗi vì thái độ dửng dưng?
    Tôi là một phụ nữ Hàn Quốc. Trước tiên, tôi thành thật xin lỗi về bài báo đăng trên nhật báo Chosun ra ngày 21-4. Tôi và nhiều người Hàn Quốc khác cảm thấy rất xấu hổ về bài báo bất lịch sự và vô cảm này.
    Thật ra có nhiều người Hàn Quốc chống đối báo Chosun vì cách làm báo thiếu suy xét, vô tâm và đầy định kiến trong các bài báo của tờ báo này.
    Một lần nữa, tôi thành thật xin lỗi người VN về sự khiếm nhã đáng xấu hổ của báo Chosun. Không giống như thái độ kiêu ngạo của báo này, rất nhiều người Hàn Quốc hiện đang không ngừng chỉ trích những tin tức vô cảm mà tờ báo đăng tải.
    Ngoài ra, từ tận đáy lòng mình rất nhiều người muốn chia sẻ sự tôn trọng và tình cảm quí mến đến người VN. Lại một lần nữa, tôi thành thật xin lỗi vì thái độ dửng dưng và cách cư xử của Chosun.
    Một phụ nữ Hàn Quốc tại miền núi Chiri

    Bài trả lời phỏng vấn của nhà báo Vũ Duy Hưng trên báo Hankyoreh 21, bên dưới có địa chỉ email của anh.
    Trích trả lời phỏng vấn của nhà báo Vũ Duy Hưng trên tuần báo Hankyoreh 21

    ?o... Dư luận Việt Nam quan tâm đến hình ảnh người phụ nữ VN lấy chồng Hàn Quốc xuất hiện trong bài báo (trên nhật báo Chosun) không phản ánh toàn diện vấn đề. Cũng có một số phụ nữ nông thôn VN lấy chồng Hàn Quốc vì để đến một miền đất xinh đẹp như những gì phim ảnh Hàn Quốc mang lại.
    Nhưng đó chỉ là một bộ phận, không thể kết luận các cô gái VN lấy chồng Hàn Quốc vì muốn thoát khỏi nghèo khổ. Thế những người đàn ông Hàn Quốc lấy vợ VN vì cái gì? Không thể nói là để đi ?ocứu? những cô gái khỏi nghèo khổ.
    Chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề một cách nhân văn. Họ (cả hai phía) đến với nhau vì cần có một mái ấm gia đình. Ở Hàn Quốc thì như các bạn biết, đàn ông nông thôn khó lấy vợ trong nước. Đây là vấn đề xã hội của Hàn Quốc...
    ...Tôi mong rằng chính phủ hai nước sẽ có biện pháp giải quyết những điều bất hợp lý trong vấn đề hôn nhân với người nước ngoài để làm sao ngày càng nhiều đôi lứa sống hạnh phúc, đóng góp cho phát triển tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia.
    Đây là mục tiêu của tất cả mọi người, trong đó có những nhà báo chúng ta. Tôi hi vọng đồng nghiệp ở báo Chosun sẽ thực hiện điều anh đã nói rằng mong muốn có cơ hội để phản ảnh tốt hơn về đất nước, con người VN.
    Dù không hẳn đồng ý với anh nhiều lý do đưa ra để biện hộ cho bài báo, nhưng tôi cũng ấn tượng khi đồng nghiệp báo Chosun sẵn sàng đối thoại và xin lỗi?.

    Tuổi Trẻ (thứ tư 3/5/2006)
  7. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Các bài khác có liên quan đến vấn đề này: (mời bạn vào các trang web sau để xem)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=135334&ChannelID=330
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=135174&ChannelID=330
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=135095&ChannelID=3
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134958&ChannelID=3
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134813&ChannelID=3
  8. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Giới trẻ đang định giá thế nào về bản thân?
    Bạn có bao nhiêu mối quan hệ? Mức lương của bạn khi ra trường dự kiến sẽ là bao nhiêu? Theo bạn 10 năm nữa tài sản lớn nhất của bạn là gì?...
    Những câu hỏi khảo sát về giới trẻ xung quanh vấn đề: Giới trẻ đang định giá thế nào về bản thân? Trên 300 SV năm cuối của 10 trường ĐH tham gia cuộc khảo sát này. Một cuộc kiểm tra lại giá trị của chính bản thân mình...
    Khảo sát 3 chiều về sự tự tin của giới trẻ
    Chúng tôi gọi vui nhưng rất thật rằng đây là một khảo sát 3D về sự tự tin của người trẻ. Đó là sự tự tin vào hình thức của mình, sự tự tin vào kiến thức của mình và sự tự tin vào những kỹ năng cá nhân (khả năng vượt trội những khác biệt khiến giới trẻ tự tin hơn). Chúng tôi chọn 3 khía cạnh này sau khi đã lựa chọn từ rất nhiều những "đề cử" về điều khiến người trẻ tự tin khác như: Khả năng kinh tế, vi trí xã hội hay gia đình, các mối quan hệ...
    Một năm trước, chúng tôi cũng đã làm một cuộc khảo sát về mức độ tự tin của giới trẻ cũng trên 3 khía cạnh trên. Kết quả, chỉ có 18% tự tin vào hình thức, 40% tự tin về kiến thức, 35% về những khả năng cá nhân. Năm nay, con số đó lần lượt là:
    * Tự tin về hình thức: 23%.
    * Tự tin về kiến thức: 49%.
    * Tự tin vào các kỹ năng cá nhân: 47%.
    Có thể thấy sự tự tin của giới trẻ đã tăng dần trên cả 3 chiều khía cạnh. Đáng kể nhất là sự tự tin tăng vượt trội ở khía cạnh kỹ năng cá nhân, sự khác biệt làm nên sự tự tin. Các kỹ năng cá nhân khá đa dạng, bao gồm khả năng: hài hước, nghệ thuật giao tiếp, làm việc nhóm... đây là những kỹ năng từ trước tới nay luôn là điểm yếu của giới trẻ khi hội nhập với bạn bè thế giới.
    Khả năng liên kết cao
    Khả năng liên kết của giới trẻ bây giờ như thế nào? Đó là câu hỏi được đặt ra với những người đi thực hiện khảo sát này. Liệu giới trẻ hôm nay có co cụm trong khu vực riêng của mình như những thế hệ đi trước?
    Chúng tôi đặt ra những câu hỏi về mối quan hệ bạn bè, khả năng gắn kết và cả những tình huống đòi hỏi sự liên kết cao trong bảng khảo sát của mình. Kết quả thật đáng mừng: Giới trẻ hôm nay có khả năng liên kết rất cao. Xóa bỏ tâm lý vùng miền, lĩnh vực theo chuyên môn hoặc sở thích, giới trẻ đã có những liên kết cực mạnh, cực rộng với xung quanh.
    Có thể đó là do hệ quả từ những giá trị mới trong cuộc sống hiện đại như toàn cầu hóa, khả năng ngoại ngữ, sự phổ cập của viễn thông như ĐTDĐ, Internet... Những điều kiện thuận lợi về truyền thông, kỹ năng, tư duy... này đã xóa bỏ những rào cản về mặt địa lý, góp phần tăng khả năng liên kết cho người trẻ.
    Có đến 53% số SV được hỏi cho biết số người quen của mình là hơn 100, trải dài khắp các vùng miền cũng như ra khỏi phạm vi đất nước. 32% thì không thể nhớ hết số người mình quen nhưng chắc chắn con số đó rất đông và chỉ có 15% nói rằng mình chỉ biết khoảng 50 người trở lại.
    Người ta cũng đặc biệt quan tâm đến "thương hiệu" của mình trong mắt bạn bè khi có 42% khẳng định rằng hơn 100 người biết mình là ai, chỉ có 8% cho rằng cùng lắm là có 50 người biết đến mình. Đặc biệt, trong một câu hỏi: Bạn có bao nhiêu người bạn quốc tịch khác?
    * 52% trả lời có ít nhất 1 người bạn.
    * 26% có từ 5 người bạn trở lên.
    Những người bạn nước ngoài đa phần là quen trên mạng hoặc qua những chuyến dịch chuyển ngày càng nhiều của giới trẻ đến các đất nước khác. Một tình huống giả định được đặt ra: Nếu bạn cần vay tiền, sẽ có bao nhiêu người bạn tin chắc họ sẽ giúp bạn? Tất nhiên, giả định như họ có đủ tiền để cho bạn vay. 100% SV khẳng định rằng có ít nhất một người bạn để vay tiền khi cần kíp, trong đó có 49% nói rằng mình có thể vay tiền của bất cứ ai quen biết.
    Sống thực tế và đặt kế hoạch ngắn hạn
    * Đặt kế hoạch theo tuần: 41%.
    * Đặt kế hoạch theo tháng: 33%.
    * Đặt kế hoạch theo năm: 26%.
    * 41% số SV đặt kế hoạch ngắn từng tuần một. Ý kiến chung cho rằng việc này không những giải quyết nhanh gọn công việc mà còn làm giảm bớt áp lực. Phần lớn những bạn tham gia đều đặt một mục đích cho cả năm và đặt kế hoạch theo tuần hoặc tháng để thực hiện mục tiêu đó.
    Có lẽ nhờ vậy mà số người luôn "bể kế hoạch" (thành công dưới 10%) là rất thấp, chỉ có 1,5%. 48% SV luôn có mức hoàn thành được chỉ tiêu từ 50-70%, đặc biệt, có tới 22,5% luôn hoàn thành kế hoạch của mình.
    Về nguyện vọng làm việc, cơ quan nhà nước vẫn là điểm đến được SV mong muốn nhất:
    * Vào làm tại cơ quan nhà nước: 47%.
    * Làm tại công ty ngoài quốc doanh: 31%.
    * Tự mở công ty kinh doanh: 15%.
    * Chưa có dự định: 7%.
    Khả năng nâng cấp cải thiện đáng kể
    Hơn 90% SV quan tâm đến tin tức thời sự hàng ngày chủ yếu qua các kênh: bạn bè, TV, sách báo và Internet . Sách báo và Internet là sự lựa chọn hàng đầu với 78,8% SV sử dụng, tuy nhiên chỉ có 56% số người thường xuyên dùng Internet có e-mail. Khả năng "lan truyền thông tin" qua bạn bè cũng rất lớn với 73,3%, đứng sau đó mới là TV với 49,6%.
    Tần suất cập nhật cũng rất cao khi 36,5% SV cho biết thường xuyên theo dõi tin tức trong ngày.
    * Thường xuyên: 36,5%.
    * Thỉnh thoảng: 25,5%.
    * Tiện thì xem: 2,4%.
    * Không xem: 2%.
    3 triệu đồng/tháng là mức lương sàn
    (thế mà lương của mình chưa đến 2 triệu/tháng )
    Riêng nguyện vọng về mức lương, chúng tôi cố ý chia rõ thành các nhóm: kỹ thuật - nghệ thuật, xã hội và kinh tế để xem các ngành học có ảnh hưởng như thế nào đến nguyện vọng tài chính của họ. Mức đánh giá trung bình sau cùng cho thấy 3 triệu đồng tháng là mức lương mong muốn của cả các nhóm đối tượng trên. Trong đó, người có nguyện vọng thấp nhất là 500 ngàn đồng/tháng, còn người cao nhất có nguyện vọng tới... 3.000 USD/tháng.
    10% số SV cho rằng mới ra trường thì không nên nặng về chuyện lương bổng, quan trọng là phải làm công việc có thể mang lại cho mình nhiều kinh nghiệm. Nguyện vọng lương trung bình:
    * Dưới 3 triệu/tháng: 27,7%.
    * Từ 3-5 triệu: 52,4%.
    * Từ 5-10 triệu: 10%.
    * Trên 10 liệu 5% (hầu hết đều thuộc về khối kinh tế).
    * Chưa xác định: 4%.
    Tài sản trong tương lai nhiều khác biệt
    Khi được hỏi "tài sản giá trị nhất của bạn sau 10 năm nữa có trị giá bao nhiêu?", rất nhiều bạn trả lời rằng: "Đó là gia đình, con cái", số này chiếm khoảng 24%, chủ yếu thuộc về khối xã hội và nghệ thuật.
    Tuy rằng có nguyện vọng giống nhau về mức lương, nhưng có vẻ khối kinh tế là tham vọng hơn cả khi số tài sản dự kiến của họ nhiều hơn hẳn 2 khối còn lại:
    Tài sản dự kiến sau 10 năm nữa:
    * Khối Xã hội: 200 triệu đồng.
    * Khối Kỹ thuật- nghệ thuật: 400 triệu đồng.
    * Khối Kinh tế: 800 triệu đồng.
    Người tự tin nhất vào tài sản tương lai thuộc về khối kinh tế với... 2 tỷ USD. Trong khi đó, người khiêm tốn nhất thuộc về khối xã hội với chỉ 15 triệu đồng.
    Trên 300 SV năm cuối tham gia cuộc khảo sát này chưa thể cho ra một kết quả đúng nhất, chuẩn xác nhất song chắc chắn, những kết quả trên cũng đã phần nào đủ để phác thảo ra một thế hệ chuẩn bị bước vào cuộc đời với những giá trị rất tích cực về bản thân.
    Theo báo Sinh Viên Việt Nam
  9. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Bài báo về suy nghĩ của sinh viên mà Sow post khá hay đó. Nếu cuộc khảo sát này được làm một cách trung thực và hợp với các nguyên tắc thống kê thì quả thật là một bài báo có ý nghĩa.
    Kimikamo thấy thú vị nhất là câu hỏi "Tài sản của bạn sau 10 năm sẽ là bao nhiêu?". Không biết nếu là mình thì sẽ trả lời như thế nào nhỉ. E hèm, ưmm..ưmm.. để coi, khoảng 2 tỉ nhỉ . Chắc vừa đủ mua một căn nhà khang trang, có một khu vườn nhỏ phía trước để trồng cây cỏ cho vui
    Hay là chúng ta thử tham gia vào cuộc khảo sát này cho vui. Xem thử các bạn trong box LHP này sẽ trả lời những câu hỏi trong bài khảo sát trên như thế nào.
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hehe... ''tài sản sau 10 năm nữa của bạn có trị giá bao nhiêu?'' <---- dễ tính thôi. Total = tuition undegrad + tuition grad + expenses for post-doc (nếu đủ sức bò lên) = sơ sơ phải cỡ $400K.
    @FW: Poll vẫn có 15 hay 20 options gì mà. Sao FW lập kô được?
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 22:55 ngày 06/05/2006

Chia sẻ trang này