1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tấn xã Con Mèo Ú ! Báo địa phương !

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi babicinamon, 09/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Trùi ui, tin giật gân dạo này nhìu wá...
    Nào là Mỹ Tâm đầu tư 3 tỷ cho liveshow mà ko đủ đẳng cấp diva,nhìu người la ó " đồ lừa đảo" khi xem liveshow Mỹ Tâm dìa..
    Rồi vụ ca sĩ Quách Thành Danh với cái bìa đĩa có 1 ko hai...
    Thêm cái vụ 2 sinh viên tự quay phim cấp 3 do chính mình đóng để làm kỉ niệm...
    Mới đi có mấy tháng mà sao thay đổi nhìu wá hé...
    Ước gì...... cho thời gian trở lại...
    Ước gì......em gặp anh một lần.....
    Em sẽ nói em luôn nhớ anh và em chỉ có anh thôi.
  2. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Sao HIền Thục lại lấy Hứa Vỹ Văn chớ??? Phản đối....
    Ước gì...... cho thời gian trở lại...
    Ước gì......em gặp anh một lần.....
    Em sẽ nói em luôn nhớ anh và em chỉ có anh thôi.
  3. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Sao HIền Thục lại lấy Hứa Vỹ Văn chớ??? Phản đối....
    Ước gì...... cho thời gian trở lại...
    Ước gì......em gặp anh một lần.....
    Em sẽ nói em luôn nhớ anh và em chỉ có anh thôi.
  4. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Anh Quang Dũng của Mon sao lại bị xì căng đan thế kia ??? hic...
    Ước gì...... cho thời gian trở lại...
    Ước gì......em gặp anh một lần.....
    Em sẽ nói em luôn nhớ anh và em chỉ có anh thôi.
  5. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Anh Quang Dũng của Mon sao lại bị xì căng đan thế kia ??? hic...
    Ước gì...... cho thời gian trở lại...
    Ước gì......em gặp anh một lần.....
    Em sẽ nói em luôn nhớ anh và em chỉ có anh thôi.
  6. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Chẳng biết nói gì để diễn tả cảm xúc của Mon lúc này...Khi mà ca khúc " Tình thôi xót xa" và " Frontier" từ Nhật Bản đang trở thành điểm nóng...
    Thêm vào đó là Ngô Thanh Vân ngang nhiên copy,sao y bản chính toàn bộ phong cách trang phục từ Hàn Quốc, rồi thì " Mẹ yêu " của Phương Uyên giống " Anh yêu em" từ Hongkong..." Sắc màu " của Trần Tiến cũng bị nghi ngờ là đạo nhạc từ 1 tác phẩm nổi tiếng nào đó...Ko lẽ âm nhạc Việt Nam bao lâu nay chỉ là như thế??? Thất vọng quá...
    Ước gì...... cho thời gian trở lại...
    Ước gì......em gặp anh một lần.....
    Em sẽ nói em luôn nhớ anh và em chỉ có anh thôi.
  7. babicinamon

    babicinamon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Chẳng biết nói gì để diễn tả cảm xúc của Mon lúc này...Khi mà ca khúc " Tình thôi xót xa" và " Frontier" từ Nhật Bản đang trở thành điểm nóng...
    Thêm vào đó là Ngô Thanh Vân ngang nhiên copy,sao y bản chính toàn bộ phong cách trang phục từ Hàn Quốc, rồi thì " Mẹ yêu " của Phương Uyên giống " Anh yêu em" từ Hongkong..." Sắc màu " của Trần Tiến cũng bị nghi ngờ là đạo nhạc từ 1 tác phẩm nổi tiếng nào đó...Ko lẽ âm nhạc Việt Nam bao lâu nay chỉ là như thế??? Thất vọng quá...
    Ước gì...... cho thời gian trở lại...
    Ước gì......em gặp anh một lần.....
    Em sẽ nói em luôn nhớ anh và em chỉ có anh thôi.
  8. chimcanhcuttrontron

    chimcanhcuttrontron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là ảnh hưởng? Là học tập? Là copy?
    ...Ngoài những điều mà chúng ta nghe thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn rất nhiều ý kiến thắc mắc của công chúng yêu âm nhạc và cả một số người đang công tác trong lĩnh vực âm nhạc như: Thế nào là ảnh hưởng? Là học tập? Chúng được cho phép ở mức độ nào? Thậm chí có ý kiến muốn rạch ròi là "bao nhiêu phần trăm"? Đến mức độ nào thì được gọi là "copy" v.v...
    Những ngày gần đây dư luận báo chí xôn xao về hiện tượng một số ca khúc của một vài nhạc sĩ sáng tác Việt Nam có phần giống một số ca khúc nước ngoài. Ngoài những điều mà chúng ta nghe thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn rất nhiều ý kiến thắc mắc của công chúng yêu âm nhạc và cả một số người đang công tác trong lĩnh vực âm nhạc như: Thế nào là ảnh hưởng? Là học tập? Chúng được cho phép ở mức độ nào? Thậm chí có ý kiến muốn rạch ròi là "bao nhiêu phần trăm"? Đến mức độ nào thì được gọi là "copy" v.v...
    Trước hết cần nhắc lại rằng, sáng tác âm nhạc là một lĩnh vực sáng tạo. Trừ những trường hợp đặc biệt, ít khi người nghệ sĩ sử dụng những yếu tố (có trích dẫn nguồn gốc) của người khác, họ luôn muốn những tác phẩm của họ là hoàn toàn sáng tạo của bản thân họ.
    Thế nào là ảnh hưởng trong sáng tác?
    Thông thường, bước đầu sáng tác của một nhạc sĩ, ngay cả những thiên tài như L.v.Beethoven cũng chưa có một phong cách riêng biệt, họ bị ảnh hưởng bởi tính chất âm nhạc của những tác phẩm hoặc lĩnh vực mà họ nghiên cứu, và thông thường là ảnh hưởng chính người thầy của mình. Sự ảnh hưởng ở đây là sự giống nhau về âm hưởng, tính chất âm nhạc, chứ không phải giống một câu nhạc, đoạn nhạc nào.
    Có thể ví dụ như: giao hưởng số 1 của Beethoven người ta nhận định là bị ảnh hưởng của W.A.Mozart, nói như thế không có nghĩa rằng trong giao hưởng số 1 của Beethoven có 1 vài câu nhạc hoặc đoạn nhạc của Mozart. Như vậy, trong lĩnh vực sáng tạo nhạc giao hưởng, ở thời điểm mà Beethoven sáng tác giao hưởng số 1 của mình, ông chưa có sáng tạo gì đáng ghi nhận bởi vì âm nhạc của ông "na ná" như âm nhạc của Mozart.
    Sáng tạo trên một chủ đề âm nhạc không phải của mình
    Khi sáng tác âm nhạc, điều quan trọng đối với người nhạc sĩ sáng tác là xây dựng chủ đề âm nhạc, chủ đề âm nhạc phải bảo đảm những yếu tố của kỹ thuật sáng tác để nó có thể phát triển phong phú, tạo những hình tượng âm nhạc cho tác phẩm.
    Có một số chủ đề âm nhạc của một vài tác phẩm, một số bài dân ca, tuy không phải của mình nhưng nó đã tạo cho người nhạc sĩ những cảm xúc mới mẻ và họ đã sử dụng nó để làm chủ đề cho tác phẩm của mình, làm cơ sở để sáng tạo nên một tác phẩm với những cảm xúc mới.
    Dĩ nhiên, ngoại trừ chủ đề được trích dẫn, phần còn lại là những sáng tạo của riêng họ. Và thông thường, nhạc sĩ ghi rõ là sáng tác dựa trên chủ đề tác phẩm gì, của ai. Trong trường hợp này không gọi là ảnh hưởng, bắt chước hoặc copy.
    Chúng ta có thể dẫn ra một số trường hợp như: Mozart đã dùng một bài dân ca Pháp làm chủ đề để sau đó viết nên 12 biến tấu nổi tiếng cho đàn piano; M.I.Glinka sáng tác khúc phóng túng Camarinxcaia cho dàn nhạc, dựa trên hai chủ đề dân ca Nga; đặc biệt tác phẩm Métamorphoses symphoniques của P.Hindemith - đó là những biến hóa giao hưởng trên chủ đề của Weber. Hindemith đã dùng những chủ đề không đặc sắc lắm trong tác phẩm của Weber để tạo nên một tác phẩm đặc sắc nhằm chứng minh rằng không hẳn chất liệu chủ đề mà cách phát triển chủ đề cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một tác phẩm có giá trị nghệ thuật.
    Đối với một số nhạc sĩ Việt Nam, chúng ta thấy Hoàng Việt trong giao hưởng Quê hương ông đã dùng chủ đề của một số ca khúc như Hội nghị Diên Hồng, Lên đàng (Lưu Hữu Phước), Nam bộ kháng chiến (Tạ Thanh Sơn)... để sau đó phát triển những chất nhạc này nhằm nói lên khí thế cách mạng trong một giai đoạn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên tất cả những trường hợp trên người ta dùng "nguyên xi", như trình bày một chủ đề để rồi sau đó là sáng tạo từ những chất liệu của chủ đề đó với những cảm xúc riêng.
    Học tập, trùng hợp ngẫu nhiên, copy...
    Cũng có một số người cho rằng, bắt chước hoặc chép lại giai điệu rất hay của một tác phẩm nào đó là để học tập. Điều này chẳng qua là một ngụy biện. Khi học hỏi, người ta có thể phân tích tác phẩm đó, tập dượt nhiều lần để "thấm" hiệu quả của sự phát triển giai điệu, kết cấu hoà âm, kỹ thuật phối khí... Không ai học tập bằng cách lấy một phần tác phẩm người khác làm một phần tác phẩm của mình mà không có những sáng tạo gì thêm như những trường hợp đã nêu.
    Lại có người cho rằng, họ đã nghe quá nhiều giai điệu, có những giai điệu in sâu vào tâm thức mà chính họ không nhớ rõ xuất xứ. Khi sáng tác, những giai điệu đó vang lên và họ ghi lại, thế là ngẫu nhiên trùng hợp. Người nhạc sĩ sáng tác là người phải biết kiểm soát những nguồn chất liệu âm nhạc, phải biết rõ xuất xứ của chúng và họ phải quên đi những điều họ đã học, đã biết, để có những sáng tạo thật sự là của riêng mình, đó là trách nhiệm và cũng là sự thể hiện bản lĩnh của người sáng tạo.
    Khi viết ra một câu nhạc, đoạn nhạc và nhận là sáng tạo của mình, đến khi mọi người phát hiện ra nó là bản sao của tác phẩm khác thì họ đổ lỗi cho cho sự vô tình ngẫu nhiên, cách bào chữa đó không thuyết phục! Thông thường người nhạc sĩ sáng tác phải đọc, nghe rất nhiều để học tập và nhất là để tránh những trùng lặp.
    Cũng cần nói lại rằng, không thể có hai nhạc sĩ sáng tác ra 2 câu nhạc hoặc 2 đoạn nhạc hoàn toàn giống nhau về tiết tấu lẫn cao độ. Câu nhạc được xem như một ý nhạc tương đối hoàn chỉnh, không có sự hoàn chỉnh về ý nhạc của hai nhạc sĩ lại giống nhau 100%.
    Chỉ có motif nhạc (thường là 3-4 nốt nhạc) là có thể giống nhau, nhưng sự giống nhau đó không thể đưa đến sự giống nhau của 2 tác phẩm, vì sau tiết nhạc đó, tuyến đi, cao độ, tiết tấu của những nốt nhạc tiếp theo sẽ tạo nên sự khác nhau của câu nhạc (trừ những trường hợp đặc biệt nó đã trở thành phổ biến và độc đáo mà ai cũng biết, như motif trong giao hưởng số 5 cũa Beethoven).
    Với 12 âm của thang âm điều hòa 12 bán cung, nhạc sériel đã thống kê là có thể tạo ra 479.001.600 chuỗi nhạc khác nhau (về mặt cao độ) nếu tính thêm cả yếu tố trường độ thì con số đó sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, 2 nhạc sĩ sáng tác giống nhau hoàn toàn một câu nhạc nào đó (chứ chưa nói đến đoạn nhạc, bài nhạc) là điều không thể xảy ra. Đó là mới nói thuần trên khía cạnh thống kê, còn nói về khía cạnh cảm xúc thì 2 câu nhạc không thể giống nhau vì nó xuất phát từ 2 tâm hồn xúc cảm chứ không phải từ 2 cỗ máy.
    Trong những trường hợp copy lại tác phẩm của người khác, thường có 2 trường hợp xảy ra: copy y hệt và copy có sửa đổi. Nhưng nếu đó là một tác phẩm hoàn chỉnh, diễn tả trọn vẹn những cảm xúc thì sự sửa đổi đó thường không hay hơn nguyên bản và khi trình tấu mọi người rất dễ nhận biết.
    Cũng có trường hợp chỉ bắt chước cấu trúc hòa âm hoặc âm hình tiết tấu. Thật ra đó cũng là một cách phát triển, vấn đề ở chỗ là có sáng tạo ra được những giai điệu hay trên những yếu tố đó không và nhạc sĩ có ghi rõ là giai điệu sáng tác trên nền hoà âm hoặc tiết tấu từ tác phẩm nào không?
    ( Nguồn : Giaidieuxanh )

  9. chimcanhcuttrontron

    chimcanhcuttrontron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là ảnh hưởng? Là học tập? Là copy?
    ...Ngoài những điều mà chúng ta nghe thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn rất nhiều ý kiến thắc mắc của công chúng yêu âm nhạc và cả một số người đang công tác trong lĩnh vực âm nhạc như: Thế nào là ảnh hưởng? Là học tập? Chúng được cho phép ở mức độ nào? Thậm chí có ý kiến muốn rạch ròi là "bao nhiêu phần trăm"? Đến mức độ nào thì được gọi là "copy" v.v...
    Những ngày gần đây dư luận báo chí xôn xao về hiện tượng một số ca khúc của một vài nhạc sĩ sáng tác Việt Nam có phần giống một số ca khúc nước ngoài. Ngoài những điều mà chúng ta nghe thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn rất nhiều ý kiến thắc mắc của công chúng yêu âm nhạc và cả một số người đang công tác trong lĩnh vực âm nhạc như: Thế nào là ảnh hưởng? Là học tập? Chúng được cho phép ở mức độ nào? Thậm chí có ý kiến muốn rạch ròi là "bao nhiêu phần trăm"? Đến mức độ nào thì được gọi là "copy" v.v...
    Trước hết cần nhắc lại rằng, sáng tác âm nhạc là một lĩnh vực sáng tạo. Trừ những trường hợp đặc biệt, ít khi người nghệ sĩ sử dụng những yếu tố (có trích dẫn nguồn gốc) của người khác, họ luôn muốn những tác phẩm của họ là hoàn toàn sáng tạo của bản thân họ.
    Thế nào là ảnh hưởng trong sáng tác?
    Thông thường, bước đầu sáng tác của một nhạc sĩ, ngay cả những thiên tài như L.v.Beethoven cũng chưa có một phong cách riêng biệt, họ bị ảnh hưởng bởi tính chất âm nhạc của những tác phẩm hoặc lĩnh vực mà họ nghiên cứu, và thông thường là ảnh hưởng chính người thầy của mình. Sự ảnh hưởng ở đây là sự giống nhau về âm hưởng, tính chất âm nhạc, chứ không phải giống một câu nhạc, đoạn nhạc nào.
    Có thể ví dụ như: giao hưởng số 1 của Beethoven người ta nhận định là bị ảnh hưởng của W.A.Mozart, nói như thế không có nghĩa rằng trong giao hưởng số 1 của Beethoven có 1 vài câu nhạc hoặc đoạn nhạc của Mozart. Như vậy, trong lĩnh vực sáng tạo nhạc giao hưởng, ở thời điểm mà Beethoven sáng tác giao hưởng số 1 của mình, ông chưa có sáng tạo gì đáng ghi nhận bởi vì âm nhạc của ông "na ná" như âm nhạc của Mozart.
    Sáng tạo trên một chủ đề âm nhạc không phải của mình
    Khi sáng tác âm nhạc, điều quan trọng đối với người nhạc sĩ sáng tác là xây dựng chủ đề âm nhạc, chủ đề âm nhạc phải bảo đảm những yếu tố của kỹ thuật sáng tác để nó có thể phát triển phong phú, tạo những hình tượng âm nhạc cho tác phẩm.
    Có một số chủ đề âm nhạc của một vài tác phẩm, một số bài dân ca, tuy không phải của mình nhưng nó đã tạo cho người nhạc sĩ những cảm xúc mới mẻ và họ đã sử dụng nó để làm chủ đề cho tác phẩm của mình, làm cơ sở để sáng tạo nên một tác phẩm với những cảm xúc mới.
    Dĩ nhiên, ngoại trừ chủ đề được trích dẫn, phần còn lại là những sáng tạo của riêng họ. Và thông thường, nhạc sĩ ghi rõ là sáng tác dựa trên chủ đề tác phẩm gì, của ai. Trong trường hợp này không gọi là ảnh hưởng, bắt chước hoặc copy.
    Chúng ta có thể dẫn ra một số trường hợp như: Mozart đã dùng một bài dân ca Pháp làm chủ đề để sau đó viết nên 12 biến tấu nổi tiếng cho đàn piano; M.I.Glinka sáng tác khúc phóng túng Camarinxcaia cho dàn nhạc, dựa trên hai chủ đề dân ca Nga; đặc biệt tác phẩm Métamorphoses symphoniques của P.Hindemith - đó là những biến hóa giao hưởng trên chủ đề của Weber. Hindemith đã dùng những chủ đề không đặc sắc lắm trong tác phẩm của Weber để tạo nên một tác phẩm đặc sắc nhằm chứng minh rằng không hẳn chất liệu chủ đề mà cách phát triển chủ đề cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một tác phẩm có giá trị nghệ thuật.
    Đối với một số nhạc sĩ Việt Nam, chúng ta thấy Hoàng Việt trong giao hưởng Quê hương ông đã dùng chủ đề của một số ca khúc như Hội nghị Diên Hồng, Lên đàng (Lưu Hữu Phước), Nam bộ kháng chiến (Tạ Thanh Sơn)... để sau đó phát triển những chất nhạc này nhằm nói lên khí thế cách mạng trong một giai đoạn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên tất cả những trường hợp trên người ta dùng "nguyên xi", như trình bày một chủ đề để rồi sau đó là sáng tạo từ những chất liệu của chủ đề đó với những cảm xúc riêng.
    Học tập, trùng hợp ngẫu nhiên, copy...
    Cũng có một số người cho rằng, bắt chước hoặc chép lại giai điệu rất hay của một tác phẩm nào đó là để học tập. Điều này chẳng qua là một ngụy biện. Khi học hỏi, người ta có thể phân tích tác phẩm đó, tập dượt nhiều lần để "thấm" hiệu quả của sự phát triển giai điệu, kết cấu hoà âm, kỹ thuật phối khí... Không ai học tập bằng cách lấy một phần tác phẩm người khác làm một phần tác phẩm của mình mà không có những sáng tạo gì thêm như những trường hợp đã nêu.
    Lại có người cho rằng, họ đã nghe quá nhiều giai điệu, có những giai điệu in sâu vào tâm thức mà chính họ không nhớ rõ xuất xứ. Khi sáng tác, những giai điệu đó vang lên và họ ghi lại, thế là ngẫu nhiên trùng hợp. Người nhạc sĩ sáng tác là người phải biết kiểm soát những nguồn chất liệu âm nhạc, phải biết rõ xuất xứ của chúng và họ phải quên đi những điều họ đã học, đã biết, để có những sáng tạo thật sự là của riêng mình, đó là trách nhiệm và cũng là sự thể hiện bản lĩnh của người sáng tạo.
    Khi viết ra một câu nhạc, đoạn nhạc và nhận là sáng tạo của mình, đến khi mọi người phát hiện ra nó là bản sao của tác phẩm khác thì họ đổ lỗi cho cho sự vô tình ngẫu nhiên, cách bào chữa đó không thuyết phục! Thông thường người nhạc sĩ sáng tác phải đọc, nghe rất nhiều để học tập và nhất là để tránh những trùng lặp.
    Cũng cần nói lại rằng, không thể có hai nhạc sĩ sáng tác ra 2 câu nhạc hoặc 2 đoạn nhạc hoàn toàn giống nhau về tiết tấu lẫn cao độ. Câu nhạc được xem như một ý nhạc tương đối hoàn chỉnh, không có sự hoàn chỉnh về ý nhạc của hai nhạc sĩ lại giống nhau 100%.
    Chỉ có motif nhạc (thường là 3-4 nốt nhạc) là có thể giống nhau, nhưng sự giống nhau đó không thể đưa đến sự giống nhau của 2 tác phẩm, vì sau tiết nhạc đó, tuyến đi, cao độ, tiết tấu của những nốt nhạc tiếp theo sẽ tạo nên sự khác nhau của câu nhạc (trừ những trường hợp đặc biệt nó đã trở thành phổ biến và độc đáo mà ai cũng biết, như motif trong giao hưởng số 5 cũa Beethoven).
    Với 12 âm của thang âm điều hòa 12 bán cung, nhạc sériel đã thống kê là có thể tạo ra 479.001.600 chuỗi nhạc khác nhau (về mặt cao độ) nếu tính thêm cả yếu tố trường độ thì con số đó sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, 2 nhạc sĩ sáng tác giống nhau hoàn toàn một câu nhạc nào đó (chứ chưa nói đến đoạn nhạc, bài nhạc) là điều không thể xảy ra. Đó là mới nói thuần trên khía cạnh thống kê, còn nói về khía cạnh cảm xúc thì 2 câu nhạc không thể giống nhau vì nó xuất phát từ 2 tâm hồn xúc cảm chứ không phải từ 2 cỗ máy.
    Trong những trường hợp copy lại tác phẩm của người khác, thường có 2 trường hợp xảy ra: copy y hệt và copy có sửa đổi. Nhưng nếu đó là một tác phẩm hoàn chỉnh, diễn tả trọn vẹn những cảm xúc thì sự sửa đổi đó thường không hay hơn nguyên bản và khi trình tấu mọi người rất dễ nhận biết.
    Cũng có trường hợp chỉ bắt chước cấu trúc hòa âm hoặc âm hình tiết tấu. Thật ra đó cũng là một cách phát triển, vấn đề ở chỗ là có sáng tạo ra được những giai điệu hay trên những yếu tố đó không và nhạc sĩ có ghi rõ là giai điệu sáng tác trên nền hoà âm hoặc tiết tấu từ tác phẩm nào không?
    ( Nguồn : Giaidieuxanh )

  10. heowaymap

    heowaymap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Ngay khi nhận được tin bệnh SARS quay trở lại Trung Quốc, Bộ Y tế lập tức triệu tập cuộc họp để triển khai các biện pháp ngăn dịch xâm nhập Việt Nam. Cơ quan này cũng gửi công điện khẩn tới các đơn vị liên quan yêu cầu tăng cường giám sát khách nhập cảnh.
    Theo công điện, sở y tế, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm kiểm dịch y tế ở Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và các tỉnh biên giới phía Bắc phải giám sát tất cả hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch cũ, đặc biệt là từ Trung Quốc, để xử lý theo quy định. Các cơ quan trên phải chuẩn bị sẵn sàng thuốc, phương tiện cấp cứu, hoá chất xử lý ổ dịch để sẵn sàng đối phó khi dịch xâm nhập; đồng thời báo cáo hằng ngày về Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS.
    Theo ông Trần Đức Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Ban Chỉ đạo phòng chống SARS sẽ tăng cường cập nhật thông tin về dịch bệnh trên thế giới và tình hình trong nước để kịp thời có hướng chỉ đạo chống dịch, đồng thời báo cáo Chính phủ và thông tin cho nhân dân. Đến nay, Bộ Y tế chưa đưa ra khuyến cáo nào về đi lại và du lịch đến những vùng có dịch.
    Ông Phạm Ngọc Tống, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Hà Nội, cho biết, trung tâm vẫn duy trì hoạt động giám sát dịch SARS từ trận dịch cũ đến nay. Các cửa khẩu, sân bay thuộc phạm vi trung tâm quản lý đều tổ chức hướng dẫn khách nhập cảnh điền vào tờ khai sức khoẻ và kiểm tra thân nhiệt. Những trường hợp sốt trên 38 độ C được đưa vào phòng cách ly để khám sơ bộ tìm nguyên nhân. Những trường hợp không rõ hoặc không loại trừ được nguyên nhân sẽ phải nhập viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới hoặc bị từ chối nhập cảnh. Đến nay, chưa phát hiện trường hợp nghi nhiễm SARS nào. Khi nhận được công điện của Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội lập tức thông báo cho các hãng hàng không để tăng cường thực hiện các biện pháp kể trên.
    Theo ông Vũ Minh Khuê, trưởng phòng Cảng vụ, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cho biết, 3 máy đo thân nhiệt ở sân bay vẫn thường xuyên hoạt động. Phòng cách ly và các phương tiện, dụng cụ phòng chống SARS cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng. Hãng hàng không Việt Nam Airline đã tổ chức cho các nhân viên về các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh này xâm nhập Việt Nam.
    Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN Troesson cho biết, hiện WHO mới chỉ khẳng định 2 trong số 4 ca nghi nhiễm SARS tại Trung Quốc. Những người bệnh đều bị lây từ phòng thí nghiệm và hiện chưa có dấu hiệu lây lan trong cộng đồng. Do vậy chưa thể khẳng định dịch SARS quay trở lại. Tuy nhiên, theo ông Troesson, Trung Quốc và các nước lân cận như Việt Nam nên hết sức cảnh giác để sớm phát hiện các trường hợp nghi nhiễm tiếp theo nhằm hạn chế nguy cơ dịch tái bùng phát.
    Cẩn thận nhé,mọi người ui...

Chia sẻ trang này