1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tấn xã .

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Yasunari, 29/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Chúng ta sống trên Mặt đất và biết rằng trong vỏ Trái đất có hơn 80 nguyên tố. Tâm Trái đất chủ yếu do niken và sắt tạo thành. Trên Trái đất có hầu hết các nguyên tố trong số hơn 100 nguyên tố của bảng tuần hoàn trừ các nguyên tố phóng xạ nhân tạo là trên Trái đất không có. Nhưng chúng ta còn biết nguyên tố có nhiều nhất trên Mặt đất là oxy. Trong khí quyển có nhiều oxy, nước sông, biển, ao hồ cũng là hợp chất của oxy. Đất đá, khoáng vật trên Mặt đất cũng là hợp chất có chứa oxy của nhiều nguyên tố: các muối silicat, cacbonat, aluminat... Ngoài oxy trên Mặt đất còn có nhiều silic, nhôm, sắt...
    Các nguyên tố tồn tại trong vũ trụ cũng giống như trên Trái đất, nhưng về số lượng có giống trên Trái đất không, có phải oxy cũng là nguyên tố nhiều nhất trong vũ trụ? Đó là vấn đề mà các nhà hoá học rất quan tâm. Hiện tại các nhà hoá học, thiên v?Zn, vật lý đang làm rõ vấn đề này.
    Trước hết các nhà khoa học này đã dùng phương pháp phân tích quang phổ, chiếu các kính viễn vọng vào Mặt trời và các hành tinh, cũng đã phát hiện các nguyên tố có trên Trái đất. Trước hết hãy lấy Mặt trời làm ví dụ. Theo kết quả phân tích quang phổ, trong ánh sáng mặt trời vạch quang phổ của nguyên tố hydro có cường độ lớn nhất sau đó đến heli. Từ đó đi đến kết luận là trên Mặt trời nguyên tố có hàm lượng lớn nhất là hydro và heli, sau đó mới đến cacbon, nitơ, oxy, silic. Hydro là nguyên tố có hàm lượng lớn nhất, hàm lượng hydro lớn hơn heli 10 lần, hơn cacbon, nitơ gần 1000 lần và 25000 lần lớn hơn silic. Đó là một điều khác hẳn trên mặt đất, silic là nguyên tố nhiều đứng thứ hai trên trái đất chỉ đứng sau oxy. Trên Mặt trời heli là do phản ứng hợp hạt nhân hydro mà thành. Trong quá trình phản ứng này đã thoát ra một n?Zng lượng rất lớn đã tạo nhiệt độ rất cao trên Mặt trời.
    Mặt khác qua quá trình phân tích các thiên thạch rơi vào Trái đất, người ta thấy có hai loại thiên thạch: thiên thạch sắt hầu như chứa toàn kim loại có đến 90% sắt, 9% niken, ngoài ra còn có coban, lưu huỳnh, phospho, oxy, cacbon... Khoáng thiên thạch chứa các loại khoáng giống các loại khoáng vật chứa oxy và lưu huỳnh.
    Đối với các hành tinh khác, dù chưa có lời giải thích tường tận, nhưng người ta cũng biết rằng: hydro, heli cùng các nguyên tố nhẹ khác do có tốc độ lớn khi bị v?Zng ra từ Mặt trời sẽ bay rất xa thành Mộc tinh, Thổ tinh là các hành tinh ở rất xa Mặt trời. Còn các nguyên tố nặng sẽ bị giữ lại ở gần Mặt trời hơn, tạo thành các hành tinh ở lớp bên trong như Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Trái đất, Mặt tr?Zng. Vì vậy các hành tinh như Mộc tinh, Thổ tinh chủ yếu do khí hydro và heli tạo thành, Trái đất, Mặt tr?Zng chủ yếu do sắt, silic, oxy, nitơ, cacbon, lưu huỳnh, magiê tạo thành.
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  2. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Bí mật mặt trời
    Mặt trời đem lại sự sống cho trái đất. Từ hàng ngàn n?Zm qua khát khao khám phá "ngôi sao lửa" này đã thôi thúc hàng nghìn nhà khoa học danh tiếng. Nhiều quốc gia giầu có đã đổ tiền ra mong sớm "chinh phục" mặt trời. Dưới đây là những thông tin thú vị về "ngôi sao" này.
    1. Thử khám phá mặt trời
    Mặt trời cũng như là các ngôi sao khác, nó là một trong hơn 100 tỷ ngôi sao trên thiên hà. Nó là vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời, chiếm trên 99,8% trong tổng khối của hệ mặt trời. Mặt trời được nhân cách hoá trong những câu chuyện thần thoại: Người Roman gọi nó là Sol còn người ả Rập gọi nó là Helios.
    Hiện nay mặt trời có khoảng 75% là khí hydrogen và 25% khí heluim. Những địa tầng bên ngoài mặt trời quay với quỹ đạo khác nhau: Tại xích đạo bề mặt quay một vòng mất 24,5 ngày; còn đối với các quỹ đạo gần các cực nó phải mất đến 36 ngày. Sở dĩ nó khác nhau như vậy là do mặt trời không phải là thể rắn giống như trái đất. Kết quả tương tự được nhìn thấy trên các hành tinh khí. Bên trong của mặt trời có sự mở rộng đáng kể do sự chênh lệch của vòng quay nhưng tâm của mặt trời quay vòng giống như một vật thể rắn. Nhiệt độ là 15,6 triệu Kelvin và với áp suất là 250 tỷ atmosphere. Còn tại tâm của mặt trời độ đậm đặc của nó gấp 150 lần so với nước. N?Zng lượng của mặt trời phát ra là 386 tỷ tỷ megawatts do những phản ứng hạt nhân do nóng chảy gây ra... mỗi một giây có khoảng 700.000.000 tấn hydrogen được chuyển thành khoảng 695.000.000 tấn heli và 5.000.000 tấn n?Zng lượng dưới dạng những tia gamma. Khi nó thoát ra bên ngoài bề mặt, n?Zng lượng tiếp tục bị hấp thụ và bị toả nhiệt càng ngày càng thấp hơn. Vì vậy cùng với khoảng thời gian nó thoát ra bên ngoài bề mặt, nó trông giống như cái đèn có thể trông thấy được.
    Bề mặt của mặt trời được gọi là quyển sáng, với nhiệt độ khoảng 5800 K. Những vệt đen trên mặt trời là vùng lạnh hơn với nhiệt độ là 3800K (chúng trông tối chỉ là khi so sánh nó với những vùng xung quanh). Những vệt đen trên mặt trời có thể rất lớn, khoảng 50.000 km. Một vòng nhỏ được biết như tuyển sắc nằm trên quyển sáng. Những vùng khí kém đặc hơn ở trên quyển sắc, được gọi là quầng hào quang, mở rộng càng triệu km trong không gian nhưng có thể nhìn thấy trong thời gian có hiện tượng nhật thực. Nhiệt độ trong quầng hào quang trên 1.000.000 K. Lực từ của mặt trời rất mạnh và phức tạp hơn do sức nóng và sáng nên mặt trời cũng phát ra một luồng khí ở mức đậm đặc thấp hơn được biết như là gió mặt trời. Cơn gió thổi vào hệ mặt trời với tốc độ 450 km/giây. Gió mặt trời và nhiều n?Zng lượng cao được phát ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến trái đất của chúng ta. Theo dữ liệu gần đây các nhà vũ trụ cho biết sức gió mặt trời gần đây đã t?Zng lên gấp đôi 750km trên 1 giây. Vị trí của những nơi xuất hiện gió cũng khác nhau và vùng mặt trời
    Mặt trời đã tồn tại khoảng 5,5 tỷ n?Zm. Từ khi xuất hiện nó đã sử dụng hơn một nửa hydrogen trong lòng của mặt trời. Nó sẽ tiếp tục phát ra một cách từ từ thêm 5 tỷ n?Zm nữa hoặc là hơn nữa. Nhưng thực tế nó sẽ cạn kiệt nhiên liệu hydrogen. Sau đó nó bị ép buộc thay đổi toàn bộ, cuối cùng kết quả là toàn bộ trái đất bị phá huỷ hoàn toàn (hoặc có thể hình thành một hành tinh tinh vân).
    2. Chuyến đi vào mặt trời
    Nếu thực hiện một chuyến đi vào mặt trời, chúng ta có thể thấy khung hình của mặt trời lớn gấp 10 lần trái đất, sức gió là 1000 mph.
    Nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy những sáng loé mặt trời trong quyển sắc. Trong bức tranh trên bạn có thể nhìn một trường hợp rất lớn. Nhiệt độ của quyển sắc t?Zng lên rất chậm chạp từ 4300 độ đến 8300 độ. Tới điểm này nó t?Zng rất nhanh.
    Bề mặt của mặt trời-quyển sắc.
    Quyển sắc chỉ nằm bên ngoài quyển sáng. Trong thời gián nhật thực và nguyệt thực. Quyển sắc có thể được nhìn thấy như là một vòng tròn đỏ quanh mặt trời.
    Bề mặt của mặt trời-quyển sáng
    Quyển sáng là vùng sáng có thể nhìn thấy khi bạn nhìn vào mặt trời. Mỗi 1 cm vuông của bề mặt của mặt trời phát ra ánh sáng giống như một bóng đèn 6000W.
    Tầng khí của mặt trời-Corona
    Corona bắt đầu tại đỉnh của tầng khí, bởi vì Corona là rất mỏng, bạn có thể nhìn thấy nó trong trường hợp nhật thực, khi ánh sáng của nó bị mặt tr?Zng tre lấp. Nhiệt độ của Corona là rất cao, khoảng 1 triệu độ. Corona nóng đến nỗi nó phát ra ánh sáng như là những tia X.
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  3. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Bí ẩn ở Nam Cực​
    Những ai chưa đặt chân tới châu Nam Cực sẽ không thể hình dung nổi cái lạnh giá nơi đây, nhiệt độ cả nZm vùng này luôn dưới -40 độ C với những trận gió cấp 5 cấp 6 buốt thấu xương. Và chưa qua đêm ở vùng Nam Cực cũng không biết thế nào là đêm đen thực sự. Mặc dù ở đây là một hoang mạc trắng mênh mông mặt đất luôn bị lớp bZng tuyết trắng dày bao phủ nhưng khi màn đêm buôn xuống giơ tay trước mặt cũng không nhìn rõ ngón.
    Vùng trung tâm châu Nam Cực thật là đáng sợ, ai đã vào đây thì khó lòng ra nổi, có biết bao nhà thám hiểm đã phải vùi xác nơi đây, mặc dù vậy vẫn không sao cản nổi bước chân của những nhà thám hiểm gan dạ, họ khát khao khám phá những điều bí mật còn ẩn dấu trong vùng hoang mạc trắng vô biêg này. Nơi đây, có biết bao điều bí ẩn thần kỳ, thu hút niềm say mê hứng thú của nhiều nhà khoa học và thám hiểm các nước Nga, Mỹ và một số nước Tây âu.
    NZm 1998, vệ tinh nhân tạo của Nga và Mỹ đã phát hiện thấy một thành phố ở vùng trung tâm châu Nam Cực một vùng đất có diện tích 5 triệu km2. Kiến trúc của thành phố này mang phong cách khác hẳn trong đó nổi lên những toà nhà nóc tròn, những đại lộ rộng thênh thang, xung quanh thành phố có một tầng cách nhiệt không nhìn thấy, mặc dù thành phố nằm giữa hoang mạc bZng tuyết với nhiệt độ 65oC, nhưng trong lòng thành phố vẫn có cây cối xanh tốt, khí hậu ấm áp như mùa xuân. Kết quả thZm dò của vệ tinh nhân tạo nước Mỹ cho biết thành phố này sử dụng nguồn nZng lượng giống như nguyên tử để phát điện cung cấp cho dân cư sử dụng.
    Mọi người bất giác tự hỏi: Liệu có nước nào trên thế giới hiện nay đủ trình độ kỹ thuật cao siêu để xây dựng một thành phố giữa "hoang mạc trắng" với nhiệt độ - 65oC như vậy không? Theo tính toán của các nhà khoa học thuộc cục hàng không vũ trụ Mỹ, thì thành phố giữa trung tâm châu Nam Cực đạt trìn độ siêu hiện đại hoá mà con người trên Trái đất không thể xây dựng nổi.
    Mọi người muốn đi tới vùng trung tâm châu Nam Cực trước hết phải đối diện với luồng ánh sáng chết đáng sợ, đột nhiên xuất hiện trên vùng tuyết Nam Cực. ánh sáng chết sẽ đưa cả người lẫn máy bay và xe việt dã vào cạm bẫy.
    NZm 1975, một chiếc máy bay trực thZng thuộc trạm khảo sát Nam Cực của Mỹ được lệnh bay thZm dò đường đi cho các nhà khoa học tiến sâu và trung tâm Nam Cực. Trên đường bay, chiếc trực thZng bỗng nhiên gặp ánh sáng chết, trong phút chốc xung quanh chỉ là một màn mờ mịt, phi công hoàn toàn mất phương hướng, cuối cùng máy ba rơi và người chết. Tương tự như thế, một nhóm nhân viên khảo sát ngồi trong chiếc xe việt dã chạy trên tuyết cũng do bị mất phương hướng mà lao tứ tung, cả người lẫn xe bị rơi xuống khe bZng sâu thẳm.
    Tiến sĩ Rolanov, một nhà khoa học công tác tại trạm khảo sát Nam cực của Liên Xô (trước đây), là người may mắn sống sót sau khi gặp ánh sáng chết. Ông kể với các nhà báo cảnh tượng đáng sợ mà ông trực tiếp trải qua. Tháng 6 nZm 1978 Rolanov cùng 3 đồng nghiệp lái chiếc xe việt dã tiến vào vùng trung tâm. Vào lúc giữa trưa, bỗng nhiên cảnh vật xung quanh đều biến mất: núi bZng, biển tuyết đều không còn nhìn thấy nữa xung quanh chỉ thấy một màu trắng mênh mông người và xe tựa hồ như rơi tõm vào trong "bình sữa bò" khổng lồ. Đầu óc ai nấy đều quay cuồng, đảo lộn muốn thoát khỏi ánh sáng chết đáng sợ đó quả là điều vô cùng gian khó, xe việt dã bị mất phương hướng không sao lái được nữa cuối cùng lao vào một núi bZng mà mắt thường không nhìn thấy, 3 người bạn trên xe đã chết do bị trọng thương, chỉ có Rolanov là thoát hiểm, ông bò ra khỏi chiếc xe bị lật nhào, tập tễnh lê bước suốt 3 ngày trời, sau đó được các nhân viên cứu nạn tìm thấy và đưa về doanh trại trạm khảo sát suýt nữa bị chết do đói và rét.
    Vậy ánh sáng chết thần bí ở châu Nam Cực được hình thành như thế nào? Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau. Và họ đã tạo ra bức bình phong tự nhiên vô hình cho thành phố siêu hiện đại, được xây dựng trung tâm châu Nam Cực khiến con người không cách nào lại gần được.
    Các nhà khoa học thuộc cục hàng không vũ trụ Mỹ, dựa vào kết quả xác định của vệ tinh nhân tạo cho biết: tầng ô-dôn trên vùng trời Nam Cực có một lỗ thủng lớn, đó chính là "lỗ thủng ô-dôn". Các nhà khoa học vẫn luôn cho rằng, việc giảm bớt tầng ô dôn là kết quả của sự nhiễm công nghiệp và do sự phá hoại môi trường của con người gây ra. Vì thế, trên vùng đất Nam Cực với diện tích 5 triệu km2, không một bóng người và không có bất kỳ ngành công nghiệp nào lấy đâu ra sự ô nhiễm? Đây quả là điều thật khó tưởng tượng.
    ************
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  4. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Vật chất xung quanh chúng ta thật là muôn hình muôn vẻ, phong phú đa dạng. Nếu cần phân loại chắc bạn có thể chỉ ra ngay không khó khZn gì cái nào là chất rắn, cái nào là chất lỏng, cái nào là chất khí.
    Ngoài 3 loại đó ra vật chất còn ở trạng thái nào khác nữa không? Hãy lấy nước làm ví dụ: đun nóng một cục bZng đến mức độ nhất định, có (thể rắn) sẽ biến thành nước (thể lỏng), nhiệt độ tZng lên nữa nước sẽ bốc hơi (thể khí). Nếu tiếp tục tZng nhiệt độ hơi nước lên cao hơn nữa thì sẽ được kết quả như thế nào?
    Khi nhiệt độ chất khí cao hơn vài ngàn độ thì các electron mang điện âm bắt đầu bứt khỏi nguyên tử và chuyển động tự do, nguyên tử trở thành các ion mang điện dương. Nhiệt độ càng cao thì số electron bứt ra khỏi nguyên tử chất khí càng nhiều, hiện tượng này được gọi là sự ion hoá của chất khí. Các nhà khoa học gọi thể khí iron hoá là "trạng thái plasma".
    Ngoài nhiệt độ cao ra, dùng các tia tử ngoại, tia X, tia b cực mạnh chiếu vào chất khí cũng có thể làm cho nó biến thành plasma.
    Có thể bạn cảm thấy plasma rất hiếm có. Nhưng thực ra đó lại là một trạng thái phổ biến trong vũ trụ.
    Trong lòng phần lớn những vì sao phát sáng trong vũ trụ đều có nhiệt độ và áp suất cực cao, vật chất ở trong lòng các vì sao này đều ở trạng thái plasma. Chỉ có ở một số hành tinh tối và vật chất phân tán trong thiên hà mới có thể tìm thấy chất rắn, chất lỏng và chất khí.
    Ngay xung quanh chúng ta cũng thường gặp vật chất ở trạng thái plasma. Như ở trong ống đèn huỳnh quang, đèn neon, trong hồ quang điện sáng chói đều có thể tìm thấy dấu vết của nó. Hơn nữa, trong tầng ion xung quanh trái đất, trong hiện tượng cực quang, trong khí phóng điện sáng chói ở khí quyển và trong đuôi của các sao chổi ta đều có thể tìm thấy trạng thái plasma kỳ diệu này.
    Các nhà khoa học đã phát hiện được các ngôi sao lùn trắng trong vũ trụ, có kích thước không lớn nhưng mật độ của chúng thì rất đáng kinh ngạc. Mật độ của chúng ước tính gấp từ 36 đến mấy trZm triệu lần mật độ của nước. Đó là vì duyên cớ gì?
    Vật chất là do các nguyên tử cấu tạo thành. ở vật chất thông thường, trong nguyên tử và giữa các nguyên tử với nhau có khoảng không rất lớn. Trung tâm của nguyên tử là hạt nhân, phía ngoài là các lớp electron chuyển động quanh nó, hạt nhân nguyên tử rất nặng, trọng lượng của nó chiếm tới 99% trọng lượng toàn bộ nguyên tử, thế nhưng thể tích của hạt nhân rất nhỏ, giả sử nguyên tử là một ngôi nhà cao to thì hạt nhân nguyên tử chỉ là một viên bi thuỷ tinh đặt giữa ngôi nhà, vì vậy khoảng không bên trong nguyên tử cũng rất lớn.
    ở bên trong ngôi sao lùn trắng áp suất và nhiệt độ đều rất lớn. Dưới áp suất mấy triệu atmotsphe, không chỉ khoảng cách giữa các nguyên tử với nhau bị giảm đi mà ngay các lớp electron đều bị ép chặt vào với nhau, lúc đó bên trong vật chất chẳng còn khoảng trống nào nữa vì thế vật chất trở nên đặc biệt nặng. Vật chất như vậy được các nhà khoa học gọi là "trạng thái siêu đặc". Bên trong các ngôi sao lùn trắng vật chất ở trạng thái siêu đặc như vậy, ở trung tâm trái đất mà chúng ta đang sống áp suất đạt tới 3,55 tỷ bar (1 atmotsphe = 1013 bar = 760 tor) vì vậy cũng tồn tại một số vật chất ở trạng thái siêu đặc nhất định.
    Giả sử lại tZng thêm áp lực lên vật chất ở trạng thái siêu đặc thì những hạt nhân nguyên tử và electron đã bị ép chặt đến mức không thể chặt hơn nữa, do đó hạt nhân nguyên tử sẽ bị vỡ ra, từ bên trong phóng ra các proton và nơtron. Khi xảy ra điều đó thì cấu tạo vật chất có những thay đổi cZn bản, proton kết hợp với electron biến thành nơtron. Trạng thái như thế được gọi là "trạng thái nơtron".
    Mật độ của vật chất ở trạng thái nơtron còn làm cho người ta kinh ngạc hơn, so với vật chất ở trạng thái siêu đặc thì nó lớn hơn 100 000 lần! Một cục vật chất ở trạng thái nơtron to bằng bao diêm có thể nặng tới 3 tỷ tấn, cần tới hơn 96000 đoàn xe lửa lớn mới kéo nổi nó.
    Người ta cho rằng trong vũ trụ một số ngôi sao có thể có vật chất ở trạng thái như vậy và được gọi là sao nơtron.
    Vì thế đến đây chúng ta biết rằng vật chất không chỉ có ba trạng thái rắn, lỏng, khí mà thôi.
    Lấy từ 10 vạn câu hỏi vì sao ?
    ************
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  5. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bác dr slum !

    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Các bác ơi ! tại sao tên em toàn bị thiếu chữ S sau chữ slums thế ! các bác hãy đánh 2 chữ s vào sau chữ dr_slum là được mà !
    ************
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  7. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bác nhá ! Thế cái chữ s ấy có quan trọng đến ý nghĩa cái nick không ?
    Lại xin lỗi nữa khi em hỏi bác và các bác khác : có cần đăng trên TTX những thông tin về các khoa học khác ngoài hoăc ít liên quan đến vật lý và thiên văn không ? Như về Nam Cực là thuộc địa lí và môi trường rồi . Thế rồi khảo cổ , hoá sinh học v.v...
    Thôi , chúng ta đều cần hiểu biết , thế thì cứ thông tin khoa học hay , mới là đăng nhá các bác !
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  8. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục cái mạch Mặt trời của bác dr slums ( thế này được chưa bác dr slums ? ) :
    Hình như đã có một topic có nhiều điều liên quan đến những thông số trong bài viết dưới đây , nhưng thôi , các bác cứ đọc lại , vì nó không chỉ nói về Mặt trời , mà về cả hệ Mặt trời .
    Đây là bài viết ở VnEpess : Hệ mặt trời sẽ sụp đổ như thế nào :
    [Cũng như mọi thiên thể khác, một ngày nào đó mặt trời sẽ lụi tàn. Theo kết quả tính toán bằng mô hình, nghiên cứu các bầu khí quyển hành tinh và các chu kỳ sinh địa hóa, thì vào khoảng 8 tỷ năm nữa, hệ mặt trời sẽ chấm dứt sự tồn tại.
    Trong 8 tỷ năm ấy, hệ mặt trời sẽ có những biến động gì? Mô hình nói trên của các nhà khoa học Mỹ cho thấy:
    - Sau 400 triệu năm, trái đất sẽ tắm trong một độ sáng mặt trời mạnh hơn 5% so với hiện nay. Từ thời điểm đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất lên tới 20 độ C (hiện nay là 15 độ C), và đặc biệt, tỷ lệ CO2 trong khí quyển giảm đến mức làm cho hơn 60% thực vật và động vật biến mất, số còn lại buộc phải tiến hóa để thích nghi.
    - Sau 800 triệu năm, trên bề mặt trái đất, độ chiếu sáng của mặt trời tăng 8%. Tỷ lệ CO2 trong khí quyển chỉ còn 10-20 ppm (10 đến 20 phần triệu), do đó chỉ còn sót lại một số rất ít thực vật (có lẽ chỉ còn các loài cây cần ít CO2 cho quang hợp như các họ cây bắp, cây mía?) và rất ít động vật. Nhiệt độ trung bình bấy giờ là 25 độ C.
    - Sau 1 tỷ năm, nhiệt độ và sự bay hơi của nước gia tăng nhanh hơn, hiệu ứng nhà kính do hơi nước gây ra khiến trái đất nóng hơn nữa. Các dạng sống cuối cùng sẽ bị hủy diệt.
    - Sau 1,4 tỷ năm, nhiệt độ vượt quá 50 độ C. Sau 1,6 tỷ năm, trên trái đất sẽ không còn một dấu vết nào của sự sống nữa. Nhiệt độ tăng lên trên 100 độ C làm bay hơi toàn bộ sông ngòi và đại dương. Hơi nước trong khí quyển cũng biến mất vì bị phân ly bởi bức xạ mặt trời. Vài trăm triệu năm sau đó, khí hydro cũng sẽ biến mất trong không gian.
    - Sau 7,65 tỷ năm, mặt trời bước vào giai đoạn hấp hối. Ban đầu, trong tâm mặt trời xảy ra hiện tượng càng ngày càng thiếu hydro, loại khí quý giá vẫn giúp nó chiều sáng từ ngày chào đời cách đây 4,5 tỷ năm. Để bù lại, tâm mặt trời bèn thu nhỏ bớt, gây ra phản xạ phồng to thêm của các lớp bên ngoài, mặt trời sẽ lớn gấp 100 lần so với mức hiện tại. Về sau, do cứ lớn lên như vậy, mặt trời làm cho nhiệt độ trên bề mặt của nó giảm mạnh, bấy giờ sẽ có những ánh màu cam, rồi những ánh màu đỏ.
    Kích thước của mặt trời tăng rất nhanh, chỉ sau 60 triệu năm, bán kính của nó vượt qua quỹ đạo sao Thủy (58 triệu kilomét) và nuốt chửng hành tinh này. Sau đó đến lượt sao Kim (cách mặt trời 108 triệu kilomét). Tiếp theo sẽ là trái đất...
    Nhưng rất may lúc ấy, nguồn dự trữ hydro trong mặt trời bị cạn kiệt hoàn toàn. Mặt trời chỉ còn có khí helium là chất đốt duy nhất mà nó sẽ biến đổi dần thành carbon và oxy. Sự thay đổi vật chất đột ngột này làm cho mặt trời bỗng nhiên xẹp xuống, trở nên bé chỉ bẳng 1/100 so với hiện nay, đường kính chỉ còn khoảng 10 triệu kilomét. Nhờ thế, trái đất có thể thoát khỏi tai họa bị nuốt như sao Thủy, sao Kim, và có thể tồn tại thêm 100 triệu năm. Sau đó, việc đốt cháy lại bùng phát, mặt trời phồng lên với tốc độ còn nhanh hơn lần trước.
    Lần này thì số phận của trái đất sẽ bị định đoạt. Hoặc là vào thời điểm ấy, một số hậu duệ của loài người - trước đó đã di tản sang một hành tinh khác ngoài hệ mặt trời - có thể nhìn thấy cố hương (bấy giờ chỉ còn là một hồ dung nham mênh mông, với nhiệt độ bề mặt 1.000 độ C) biến mất cùng với tất cả những gì gọi là nền văn minh sau vài tỷ năm xây dựng.
    Hoặc may mắn hơn, trái đất vẫn tồn tại sau cái chết tất yếu của mặt trời, tương tự như hiện tượng hy hữu mà các nhà thiên văn mới phát hiện được và thông báo tại đại hội tháng 1/2002 của Hội Thiên văn Mỹ: Họ xác định được sự hiện diện của một hành tinh vẫn tồn tại trong khi ngôi sao Iota Draconis của hệ thống này sắp tàn lụi (hy vọng trái đất cũng sẽ gặp may mắn ấy).
    Thật vậy, theo tính toán năm 1993 của ba nhà vật lý thiên văn Juliana Sackmann (California), Arnold Boothroyd (Toronto) và Kathleen Kraemer (Boston), thì hiện tượng mất khối lượng của mặt trời làm cho nó không thể phồng lên nhanh và to đến mức có thể nuốt chửng cả trái đất. Hơn nữa, đến thời điểm ấy, trái đất có thể xa dần mặt trời tới một khoảng cách an toàn.
    Tháng 12/2001, ba nhà thiên văn người Anh là Peter Schroder, Robert Smith và Kevin Apps thuộc trường Đại học Sus*** thông báo một tia vui: Trái đất có thể thoát hiểm một cách sát nút trong những cú giãy giụa cuối cùng của mặt trời. Bởi vì trong lần phồng lên đầu tiên, mặt trời phải mất 20% thể tích, đạt đường kính 168 triệu kilomét, trong khi quỹ đạo của trái đất lùi ra xa tới 150-185 triệu kilomét. Nhưng 17 triệu kilomét nhỏ nhoi ngăn cách bề mặt của trái đất với bề mặt của mặt trời liệu có đủ ngăn cản cuộc va chạm hủy diệt hay không?
    Sau 7,8 triệu năm, nếu trái đất may mắn thoát khỏi cái chết do bị mặt trời hút đi nữa, thì nó cũng chỉ là một tiểu hành tinh bị bao bọc bởi dung nham đông lạnh. Và lúc ấy, chỉ còn ánh sáng cực tím mờ mờ phát ra từ mặt trời hấp hối - bấy giờ đã biến thành một ngôi sao lùn màu trắng nằm giữa cảnh tranh tối tranh sáng.

    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
    Được sửa chữa bởi - Yasunari vào 19/05/2002 13:41
    Được sửa chữa bởi - Yasunari vào 19/05/2002 13:44
    Được sửa chữa bởi - Yasunari vào 19/05/2002 13:45
    Được sửa chữa bởi - Yasunari vào 19/05/2002 13:47
  9. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Hừm , một cái tin khác thường đây :
    Về sự lãng mạn trong tình cảm nam nữ :
    Sự lãng mạn trong tình yêu - cú điện thoại bất chợt, hộp chocolate gửi bất ngờ hay bó hoa "chúc một ngày tốt lành" đều liên quan đến sinh học thuần tuý hơn là tiếng gọi thôi thúc của thần tình yêu. Đây là kết luận của giáo sư tâm lý Steven Gangestad thuộc ĐH New Mexico (Mỹ).
    Không ngẫu nhiên mà hành động lãng mạn của phái nam thường xảy ra vào "kỳ" của phái nữ. Trong một nghiên cứu, 51 cô gái tuổi trung bình 19,6 được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi liên quan đến cảm giác của họ về tình yêu hoặc sự lãng mạn, vào trước và sau kỳ rụng trứng. Gangestad nhận thấy trong khoảng 4 ngày trước kỳ rụng trứng, phụ nữ có khuynh hướng quan tâm đến ******** và ăn mặc "mát mẻ" hơn, cùng nhiều cử chỉ lườm nguýt khó hiểu. Trả lời câu hỏi khi nào ******** hay đồng nghiệp có hành vi lãng mạn với mình, 51 đối tượng đều đều trả lời điều đó thường xảy ra vào cùng thời gian với "kỳ" của họ. Gangestad giải thích rằng lãng mạn là sự tiến hoá trong lịch sử quan hệ giới tính nhằm bảo đảm cho sự thành công của quá trình sinh sản và tồn tại.
    Nó làm mình nghi ngờ mọi giá trị nhân văn . Nó khiến người ta nghĩ con người chỉ là một cái máy .
    Pột thì pột vì tôi thấy tin này nó lạ . Chứ tôi cực lực phản đối những kết luận như vậy .-*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
    Được sửa chữa bởi - Yasunari vào 19/05/2002 18:46
  10. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Khủng long phát triển và tuyệt chủng đều do thiên thạch :
    Một vụ va chạm lớn cách đây trên 200 triệu năm đã mở ra không gian sống rộng lớn cho khủng long, khiến loài này xuất hiện và phát triển đầy đủ chỉ trong vòng 50.000 năm. Tuy nhiên, cũng một thiên thạch khác đã khiến loài này tuyệt chủng.
    Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Rutgers ở Viên (Áo) đã nghiên cứu dấu chân hóa thạch của khủng long tại 70 khu vực ở Bắc Mỹ. Đó là các dấu vết xa xưa ở kỷ Trias (cách đây 248-208 triệu năm) và kỷ Jura (cách đây 208-146 năm). Phân tích các dấu chân, các nhà khoa học thấy rằng, khủng long đã xuất hiện và hoàn thiện nhanh chóng trong vòng 50.000 năm.
    Ngoài ra, hóa thạch của những bào tử dương xỉ trong thời kỳ này đã hé lộ về sự thay đổi lớn của cảnh quan. Theo các nhà khoa học, cách đây khoảng 230 triệu năm, một thiên thạch đã va vào trái đất, thiêu hủy những cánh rừng rậm, mở ra không gian sống bạt ngàn cho khủng long. Loài này đã ngự trị trên trái đất hơn100 triệu năm, tới khi một thiên thạch lớn khác va vào trái đất (cách đây 65 triệu năm) khiến chúng tuyệt chủng.
    Có thể nó có chút phục vụ nào đấy cho những suy nghĩ về sự tuyệt chủng của nhân loại .
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .

Chia sẻ trang này