1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tấn xã .

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Yasunari, 29/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Với độ chính xác đặc biệt, các nhà khoa học Mỹ đã chụp được hình ảnh của các tia phóng xạ ở thời điểm 300.000 năm sau vụ nổ Big Bang. Dựa vào đó, lần đầu tiên họ đã lập ra một bản đồ về tia vũ trụ nguyên thủy - những mầm sống tạo ra các thiên hà và hành tinh sau này.
    Vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây trên 14 tỷ năm. Ban đầu, vũ trụ gồm vật chất và năng lượng cô đặc ở thể "súp nguyên thủy". Sau đó khoảng 300.000 năm, các tia vũ trụ đầu tiên đã thoát ra từ nồi súp này. Chúng chính là mầm sống để tạo ra vật chất ở dạng nguyên tử.
    Với sự giãn nở của vũ trụ, ánh sáng nguyên thủy vẫn để lại dấu vết đến ngày nay (dù rất yếu). Chúng là nguồn dữ liệu duy nhất giúp các nhà vật lý thiên văn tìm về cội nguồn của vũ trụ.
    Với kính thiên văn Very Small Array đặt ở Teneriffa, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã chụp được những bức xạ rất yếu của ánh sáng nguyên thủy tại nhiều vùng khác nhau trong vũ trụ. Họ đã tổng hợp và ghép những "cắt đoạn" này lại thành một mô hình tổng hợp. Màu sắc khác nhau của những điểm riêng lẻ trong mô hình cho biết về sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng. Theo lý thuyết, dựa vào nhiệt độ, người ta có thể suy ra mật độ vật chất ở một khu vực nhất định.
    Với mô hình về tia vũ trụ nguyên thủy, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã làm sáng tỏ một bí mật lớn: Tại sao vũ trụ lại giãn nở được? Từ lâu, các nhà khoa học đã phỏng đoán rằng, ngay sau Big Bang, vũ trụ đã có sự khác biệt về mật độ vật chất ở các điểm, bởi chỉ có như vậy nó mới giãn ra được. Tuy nhiên, mãi đến nay họ mới tìm được bằng chứng thuyết phục cho giả thuyết này.
    Minh Hy (theo dpa )
    ************
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  2. Alucard_Leonhart_new

    Alucard_Leonhart_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    0
    ::::: Nếu ko có gì thay đổi thì New Horizons,1 tàu vũ trụ của NASA, sẽ lên đường đến sao Diêm Vương vào năm 2006...Chẳng ai biết điều gì chờ đợi tàu NH,nhưng việc này mang 1 ý nghĩa wan trọng: con người đã bắt đầu vươn cánh tay đầy khát vọng của mình ra tận ngoại vi ngôi nhà ??oThái Dương Hệ???::::
    +++Sao Diêm Vương là chốn địa phủ???+++​
    ***Nằm ở tận biên giới của Thái Dương hệ Sao Diêm Vương trải wa nhiều thế kỷ ánh lên trong ống kính của các nhà thiên văn như 1 vầng sáng mờ nhạt bí ẩn ===> được đặt tên là Diêm Vương (Pluto)
    Sao Diêm vương ngày nay ko còn lẩn trách được trước các thiết bị thiên văn hiện đại.Hành tinh này nằm ngay sau sao Hải Vương,có đường kính khoảng 2400km,bề mặt băng giá.Hành tinh này được xem là 1 kẻ ??osống ngoài vòng fáp luật??? vì nó chuyển động trên quỹ đạo khác với 8 hành tinh còn lại,nằm nghiêng so với các hành tinh khác.Và đi đâu cũng ??odắt??? theo tiểu hành tinh Charon
    Chỉ 10 năm gần đây sao Diêm Vương mới được xem là 1 hành tinh,trước đó các nhà thiên văn chỉ coi nó là 1 vật thể sau sao Hải Vương.Trước đây họ coi sao Diêm Vương là 1 trong các thiên thể băng giá hợp lại bao wanh hệ mặt trời.
    Gần đây sao Diêm Vương mới được xem là 1 hành tinh,nhưng bản thân nó cách mặt trời tới 6tỷ km,ngay cả kính thiên văn Hubble cũng nhìn thấy những vệt sáng tối mờ nhạt trên bề mặt nó.***
    +++Tại sao người ta mún khám fá sao Diêm Vương?+++​
    ***Sao Diêm Vương, tiểu hành tinh Charon và vành đai gần đấycòn chứa nhiều bí mật.Các nhà khoa học mún thám hiểm vì những lý do sau:
    ---Tìm hiểu wá trình hình thành cặp Pluto ??" Charon:
    Lý thuyết hiện đại cho rằng từ rất xa xưa,1 sao Pluto đơn độc đã có lần va chạm mạnh với 1 hành tinh khác và những mảnh vở bắn ra từ wá trình van chạm đó tiếp tục way xung wanh Pluto,sau đó gắn kết thành Charon ngày nay.Nếu lý thuyết này trùng với thực tế nó sẽ giúp củng cố giả thuyết về sự hình thành Mặt trăng,vốn được xem là 1 fần của trái đất...
    ---Bầu khí quyển đặc thù của sao Pluto chứa rất nhiều bí ẩn:
    Khí quyển sao Pluto loãng hơn khí quyển trái đất 30.000 lần,nhưng thành fần của nó là 1 hỗn hợp gồm Nitrogène,Carbon Monoxide, và Methane trong khi khí quyển trái đất gồm hơi nước.Sao Pluto vào những năm xa mặt trời thì nhiệt độ giảm mạnh,các nhà khoa học cho rằng khí quyển sao Pluto sẽ đông lại và rơi xuống như tuyết.
    ---Sao Pluto là Hành tinh trong hệ mặt trời có tốc độ thất thoát khí quyển lớn nhất:
    Những fân tử khí ở thượng tần khí quyển hành tinh này tích tụ 1 nhiệt lượng rất lớn giúp chúng bứt khỏi sức hút của chủ thể.Quá trình này được gọi là là sự bứt thoát thủy động lực học(ko hiểu là gì cả..).Dù hiện tượng này ko còn thấy trên bất kỳ hành tinh nào khác,nhưng có thể dùng nó giải thoát hiện tượng thất thoát 1 lượng lớn khí Hydro vào thuở ban sơ của Trái đất.Ngoài ra 1 số thành fần hữu cơ như khí methan đông đặc và lớp băng giá trên mặt sao Pluto cũng có thể giải thích về nguồn gốc sự sống.
    Bài này em thấy trên báo Thế Giới mới,cũng là tin mới nên đưa lện cho mọi người xem,em xén mất vài đọan dài dòng cho ngắn lại
    Alucard Leonhart
    Christina's crazyfan
    Animorphs's member
    ***Còn sống là còn hy vọng***​
  3. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi , mượn đất box mình tí chút nhá !
    Mời tham gia !
    http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=85637

    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  4. NamTuocJacob

    NamTuocJacob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Hey! hey! mọi người, các thông tấn xã tin nhanh....
    Có ai biết gì về vụ tìm thấy hành tinh thứ 10 của hệ Mặt Trời được thông báo trên đài phát thanh tiếng nói Việt Nam cách đây khoảng 2-3 năm gì không ?

    Dù sao thì Trái Đất vẫn quay
  5. SHIROTACamile

    SHIROTACamile Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/05/2002
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Em định viết 1 bài rất dài,nhiều kỳ về sự hình thành và các hiện tượng trong vũ trụ theo quan điểm cơ lượng tử. Nhưng ko biết viết vào đâu và ko biết có bạn nào thích chia sẽ ý kiến ko? Vì cơ lượng tử là 1 phạm trù rất mới, nó thay đổi toàn bộ những quan điểm trong vật lý và triết học,rất trừu tượng.Chỉ sợ bỏ công viết ra rồi bị vứt thì chít em. Các bác thấy em có nên viết kô hay chỉ post những bài về kiến thức bình thường.

    Camile
  6. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    TTVN online là 1 diễn đàn dành cho thanh niên Việt Nam học hỏi bạn cứ viết vào đi ! Chúng ta cùng thảo luận ! Bạn có thể viết những gì thuộc về Thiên Văn Học ở trong CLB này , bài của bạn sẽ bị xoá khi vi phạm cá quy định của diễn đàn thôi chứ không bao giờ bị xoá vì khó hiểu đâu ! yên tâm đi .
    ************
    Đã bao lần ý chí bảo trái tim,
    Tôi không yêu, không giận hờn, thương nhớ.
    Nhưng trái tim là một thằng qoái gở,
    Vẫn thì thầm , tha thiết gọi tên em .
  7. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Vật chất tối tương tác như thế nào?
    Nhóm nghiên cứu của James Wandelt, Đại học Illinois ở Urbana-Champaign (Mỹ), đã kết hợp hai giả thuyết chính về lực tương tác mạnh và yếu giữa các hạt vật chất tối. Về khái niệm "hạt vật chất tối", bởi không thể quan sát được, nên các nhà thiên văn chỉ phỏng đoán được sự hiện hữu của chúng qua vị trí của các vùng vật chất thường cũng như những "khoảng trống" giữa chúng. Người ta cho rằng, giữa các hạt vật chất tối có sự tương tác theo kiểu lực hấp dẫn, còn gọi là tương tác yếu, vì vậy họ gọi các hạt này là "hạt tương tác yếu" (WIMP: Weakly Interacting Massive Particles).
    Tuy nhiên, những quan sát mới đây về vật chất trong vũ trụ cho thấy, sự phân bổ của các thiên hà và hành tinh có những điểm không giống như dự đoán của thuyết WIMP. Vì thế, các nhà khoa học mới giả định rằng, các hạt vật chất tối còn có một lực tương tác khác giữa các hạt nhân của chúng, gọi là tương tác mạnh.
    Wandelt và cộng sự đã phân tích hai khả năng tương tác trên. Theo họ, rất có thể lực tương tác yếu đã phá vỡ các hạt nhân đầu tiên, tạo ra các lượng tử ánh sáng, khiến vũ trụ ngày càng giãn nở rộng ra. Còn lực tương tác mạnh giữa các hạt nhân lại có liên hệ mật thiết tới tia gamma (đó là các dòng hạt hạ nguyên tử chuyển động sát gần với vận tốc ánh sáng, sinh ra từ các vụ nổ siêu tân tinh).
    Việc tìm hiểu lực tương tác giữa các hạt vật chất tối đang được các nhà khoa học rất quan tâm. Nó giúp lý giải một số điểm mấu chốt trong việc xây dựng một mô hình vật lý tổng quát.
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  8. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Nhiệt độ trái đất bị ảnh hưởng bởi từ trường mặt trời
    Sở dĩ trái đất đang nóng ấm, giúp động thực vật có thể phát triển đa dạng như hiện nay là nhờ từ trường mặt trời hoạt động mạnh. Ngược lại, khi từ trường đó yếu đi, trái đất sẽ lạnh giá. Các nhà khoa học Mỹ mới rút ra kết luận này khi nghiên cứu các lớp đồng vị beryllium 10.
    Nhóm nghiên cứu của nhà địa chất Mukul Sharma ở Dartmouth (Mỹ) đã phân tích các lớp đồng vị của beryllium 10 tại nhiều khu vực khác nhau. Đồng vị này xuất hiện khi tia vũ trụ tác động vào beryllium. Tuy nhiên, số lượng và cường độ của tia vũ trụ lại phụ thuộc vào từ trường trái đất và mặt trời, nên người ta có thể suy ra rằng, độ dày mỏng của các lớp đồng vị beryllium phụ thuộc vào sự dao động của hai từ trường này.
    Vì độ lớn và sự dao động của từ trường trái đất là xác định, nên Sharma có thể suy ra sự biến thiên của từ trường mặt trời. Ông đã lập ra một mô hình toán học, và nhờ đó, tính ra được sự dao động của từ trường mặt trời trong vòng 200.000 năm qua.
    Qua so sánh, Sharma phát hiện, các thời băng hà trên trái đất xuất hiện trùng lặp hoàn toàn với các chu kỳ từ trường yếu của mặt trời. Theo Scharma, hiện nay từ trường mặt trời đang mạnh, và do đó, nhiệt độ trái đất là khá cao. Tuy nhiên, tại sao từ trường mặt trời ảnh hưởng tới nhiệt độ toàn cầu, và nó ảnh hưởng như thế nào, là câu hỏi mà ông chưa giải thích được.
    Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn không rõ tại sao lại có chu kỳ nóng và chu kỳ lạnh trên trái đất. Một giả thuyết trước đó cho rằng, sự biến thiên nhiệt độ này phát sinh bởi sự dao động của quỹ đạo trái đất. Tuy nhiên các mô hình tính toán lại cho thấy, sự dao động đó chỉ ảnh hưởng rất nhỏ, hầu như không đáng kể, tới nhiệt độ toàn cầu.
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  9. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Xác định lại thời điểm Galile viết định luật rơi tự do
    Bằng kỹ thuật bắn phá hạt nhân, các nhà khoa học Mỹ và Italy đã phân tích các loại mực được Galile viết trong bản thảo. Họ kết luận, Galile viết định luật rơi tự do vào năm 1604, chứ không phải năm 1632 như lâu nay người ta vẫn lầm tưởng.
    Các trước tác của triết gia và nhà toán học thiên tài người Italy Galileo Galile (1564-1642) được ông viết bằng 20 thứ mực khác nhau. Năm 1590, Galile trình bày quan điểm của ông về các nguyên lý chuyển động, nhưng không thấy đề cập đến trường hợp rơi tự do. Đến năm 1632, trong một bản tổng kết lớn, Galile mới viết rằng, hai vật có khối lượng khác nhau đều rơi với tốc độ như nhau, nếu không có lực cản của không khí. Vì thế, nhiều người cho rằng, Galilei đã phát hiện ra định luật này năm 1932, hoặc trước đó một thời gian, nhưng không rõ là năm nào.
    Nay, một nhóm nghiên cứu của ĐH Indiana (Mỹ), với sự giúp đỡ của các nhà vật lý hạt nhân Italy, đã phân tích những phác thảo viết tay của Galile. Họ dùng các chùm hạt proton để bắn phá dấu mực trên bản thảo. Dựa trên tỷ lệ sắt, kẽm và đồng trong mực, họ đã lọc ra những bản thảo có cùng niên đại.
    "Một bản nháp của Galile về định luật rơi tự do được viết bằng thứ mực trùng hợp với một bản thảo khoa học khác đề tháng 4/1604. Phân tích của chúng tôi cho thấy, độ lớn của nét bút và loại mực ở hai bản giống hệt nhau. Vì thế, có thể kết luận chắc chắn rằng Galile đã phát hiện ra định luật rơi tự do vào năm 1604", ông Wallace Hooper, trưởng nhóm nghiên cứu, nói.
    Ngoài ra, Hooper còn phát hiện ra nhiều mảnh giấy nhỏ ghi chép các phương trình toán học và những nhận xét của Galilei liên quan đến định luật rơi tự do, tất cả đều được viết bằng cùng loại mực với hai bản thảo trên. Như vậy, Galile đã tìm ra định luật rơi tự do năm 40 tuổi, chứ không phải khi đã 68 tuổi như lâu nay người ta vẫn lầm tưởng.
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  10. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    11 vệ tinh mới gia nhập ??ođại gia đình??? sao Mộc
    Các nhà thiên văn của Đại học Hawaii (Mỹ) vừa thông báo về sự hiện diện của 11 mặt trăng mới được tìm thấy quanh sao Mộc, nâng tổng số vệ tinh của hành tinh này lên 39, nhiều hơn bất cứ hành tinh nào khác trong hệ mặt trời.
    Những mặt trăng này được tìm ra giữa tháng 12/2001, do công của nhóm nghiên cứu Scott S. Sheppard và David Jewitt, Viện Thiên văn Đại học Hawaii, và Jan Kleyna của Đại học Cambridge, Anh. Họ đã sử dụng kính thiên văn Canada - Pháp - Hawaii có đường kính 3,6 mét và một trong những camera kỹ thuật số lớn nhất thế giới để thu được những bức ảnh rõ nét về một vùng rộng lớn xung quanh sao Mộc.
    Những bức ảnh số sau đó được xử lý bằng máy tính tốc độ nhanh. Trong vài tháng, nhóm nghiên cứu đã theo dõi các vệ tinh mà họ nghi ngờ để xác nhận quỹ đạo của chúng và loại bỏ những thiên thể dễ gây hiểu lầm là mặt trăng. Cho tới hôm qua, 16/6, các vệ tinh này đã chính thức được công bố.
    Tất cả 11 mặt trăng mới được xem là những vệ tinh bất thường. Chúng đều có quỹ đạo lớn, lệch tâm và nghiêng, đặc biệt là chuyển động ngược chiều với hành tinh mẹ. Căn cứ vào quỹ đạo dài hình elip của chúng, các nhà khoa học phỏng đoán chúng bị sao Mộc ??obắt cóc??? trong những thời kỳ đầu tiên của hệ mặt trời. Các vệ tinh này đều khá nhỏ, đường kính từ 2 đến 4 km. Chưa rõ cấu tạo, mật độ vật chất cũng như cấu trúc bề mặt, nhưng các nhà khoa học phỏng đoán chúng tồn tại ở dạng đá, giống như các tiểu hành tinh.
    Trong số 39 mặt trăng được biết tới nay của sao Mộc, có đến 31 thiên thể không tuân theo quy luật. Đối thủ bám sát Mộc tinh về số lượng thành viên con là Thổ tinh, với 30 mặt trăng.
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .

Chia sẻ trang này