1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin báo chí về đất đai, nhà ở (update-Thang 5)

Chủ đề trong 'Bất động sản' bởi Vua_luoi, 08/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vua_luoi

    Vua_luoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Thanh Hóa: UBND xã Đông Văn bao che người chiếm đất?
    Ông Lê Đình Toán ở thôn Văn Thắng, xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa là đối tượng gia đình liệt sĩ, có mảnh đất thổ cư của bố mẹ để lại với diện tích 330m2, số thửa 480, tờ bản đồ số 5 địa chính xã Đông Văn đã được UBND huyện Đông Sơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số A492023 ngày 24/6/1991. Năm 1986 bão lớn đã làm sập căn nhà do không có điều kiện xây lại nhà, UBND xã Đông Văn đã chuyển và giao đất ở khu Lán Thôn, diện tích tương đương nơi ở cũ; với thỏa thuận gia đình phải trả cho xã 1.010.000 đồng (quy thóc 808kg). Cuối vụ xuân năm 1994, UBND xã Đông Văn xác nhận ông Toán trả đủ số thóc nợ. Đồng thời ông được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu Lán Thôn (diện tích 330m2, số thửa 459, tờ bản đồ số 5). Như vậy ông Toán có 2 mảnh đất ở sử dụng hợp pháp.
    Vụ việc bắt đầu xảy ra khi ông Toán chưa có điều kiện xây dựng lại ngôi nhà đổ trên mảnh đất cũ thì các hộ Lê Đoan Dực, Lê Đoan Vẽ ở liền kề nhảy vào lấn chiếm, xây dựng công trình trên đất. Nhiều năm đòi đất không được, ông Toán đã gửi đơn lên chính quyền xã can thiệp, nhưng vẫn không được giải quyết, thậm chí còn bị xã trù dập, bao che cho các hộ chiếm đất. Căn cứ vào Tờ trình của UBND xã Đông Văn ngày 13/10/2004, Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn ra Quyết định số 380, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số A492023 của ông Toán. Ngày 21/11/2005, Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn lại ký quyết định 894 cho rằng hộ ông Toán đòi lại khu đất cũ của gia đình là không đúng thực tế, đề nghị UBND xã làm Tờ trình để UBND huyện hợp pháp hóa 249m2 (đất của ông Toán) cho hộ ông Lê Đoan Vẽ và Lê Đoan Dực.
    Quá bức xúc trước việc giải quyết vô lý của chính quyền, ông Toán tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên tỉnh để đòi lại đất. Sau khi nhận hồ sơ, Trung tâm trợ giúp Pháp lý tỉnh Thanh Hóa đã về làm việc với UBND huyện Đông Sơn, UBND xã Đông Văn và khẳng định 2 mảnh đất nói trên đều thuộc quyền sử dụng của ông Toán; Quyết định số 380 của Chủ tịch UBND huyện có nội dung trái pháp luật. Ngày 17/2/2006, UBND huyện Đông Sơn ra Quyết định 110 có nội dung bác bỏ Quyết định 380, khôi phục lại quyền sử dụng hợp pháp thửa đất 330m2 ở thôn Văn Thắng cho ông Toán. Tuy nhiên, đến nay mảnh đất này vẫn bị ông Vẽ và ông Dực chiếm giữ.
    Ông Nguyễn Đình Hưng, Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn cho biết: huyện đã giải quyết theo đúng thẩm quyền, còn việc xử lý 2 hộ lấn chiếm đất của ông Toán là trách nhiệm của xã. Và việc ông Toán đòi quyền lợi mảnh đất của mình đang được các cấp chính quyền ?ođá? sang Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn. Như vậy đến nay cuộc hành trình đòi đất của ông Toán đã hơn 20 năm mà vẫn chưa đòi được đất.
  2. Vua_luoi

    Vua_luoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Trên 3 triệu m2 chung cư cũ sẽ được cải tạo như thế nào?
    Ông Nguyễn Mạnh Hà, Bộ Xây dựng khẳng định: năm 2015, toàn bộ 3 triệu m2 nhà chung cư cũ sẽ được cải tạo. Trả lời phỏng vấn báo An ninh Thủ đô xung quanh vấn đề này ông Hà cho biết:
    Tới đây Bộ Xây dựng sẽ hướng dẫn cụ thể về phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn chất lượng nhà chung cư cũ thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo và xây dựng lại. Theo đánh giá ban đầu có 60% số diện tích nhà chung cư hiện nay (khoảng 3 triệu m2 sàn) phải phá dỡ xây dựng lại. Có nhiều khu đã quá niên hạn sử dụng, bị lún, nứt nguy hiểm như nhà B6 Giảng Võ, khu Văn Chương, Nguyễn Công Trứ? cần được xử lý sớm. Trong Nghị quyết của Chính phủ vừa thông qua trong phiên họp thường kỳ tháng 4/2007 yêu cầu chính quyền địa phương phải có biện pháp khẩn cấp để di dời dân, xây dựng lại các khu chung cư thuộc diện nguy hiểm thực hiện ngay trong năm nay và dự kiến đến năm 2015 cơ bản hoàn thành việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ.
    Nghị quyết kỳ này cũng đề cập tới các giải pháp quy hoạch về quy hoạch - kiến trúc. Các địa phương sẽ được phân cấp tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết khu vực có chung cư bị hư hỏng, xuống cấp. Đặc biệt sẽ cho phép được điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng nhằm đảm bảo tự cân đối về tài chính của dự án.
    Các khu chung cư cũ sẽ được cải tạo đồng bộ, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đặc biệt là phù hợp với quy chuẩn xây dựng hiện đại, tuyệt đối tránh tình trạng manh mún, cục bộ, nhỏ lẻ. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo các hộ dân được tái định cư tốt hơn chỗ ở cũ cả về diện tích và chất lượng cũng như môi trường sống. Các căn hộ mới phải có diện tích tối thiểu là 45m2.
    Đối với các khu chung cư cũ có nhiều hộ dân đã mua nhà theo Nghị định 61/CP, trước khi cải tạo, xây dựng lại chủ đầu tư phải lập phương án bồi thường, bố trí tạm cư, tái định cư cho người đang sở hữu, sự dụng hợp pháp nhà chung cư cũ. Trường hợp chủ sở hữu đã mua nhà theo Nghị định 61/CP sẽ được trả lại đúng phần diện tích cũ, phần diện tích tăng thêm (nếu có) sẽ phải mua theo giá UBND tỉnh, thành phố quy định. Trường hợp những người đang thuê (tức là chưa mua nhà theo Nghị định 61/CP), nếu có nhu cầu sở hữu căn hộ mới mức giá do UBND tỉnh quy định tại thời điểm căn hộ hoàn thành; nếu có nhu cầu tiếp tục thuê thì được thuê căn hộ theo giá thuê nhà xã hội
    Được biết, hiện nay các đô thị cả nước có hơn 3 triệu m2 nhà chung cư cũ xây dựng từ trước năm 1991 với hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống. Riêng tại Hà Nội, có khoảng 23 khu chung cư cũ (từ 405 tầng) với tổng diện tích sàn trên 1 triệu m2 và khoảng 10 khu nhà thấp tầng (2-3 tầng).
    TP.HCM: Sắp ban hành quy định cụ thể về cấp phép xây dựng nhà dưới 40 m2
    Ngày 9-5, các ứng cử viên bầu bổ sung đại biểu HĐND TP.HCM (nhiệm kỳ 2004-2009), đơn vị bầu cử số 12, gồm ông Đỗ Văn Đạo (Phó Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng TP.HCM); ông Bùi Văn Ngàn (Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ công ích TNXP TP.HCM) và ông Lê Hoàng Quân (Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM), đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 11 để trình bày chương trình hành động.
    Thay mặt các ứng cử viên, ông Lê Hoàng Quân đã trả lời các kiến nghị, bức xúc của cử tri. Ông Quân cho biết, trong tháng 5-2007, Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ tham mưu cho UBND TP ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định nhà dưới 40 m2 không được cấp phép xây dựng xây cao quá 7 m.
  3. Vua_luoi

    Vua_luoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Quận 9 ?" TP. HCM: Nhiều hộ dân chưa chịu di dời khỏi nơi sụp lở
    Đến ngày 9-5, tình trạng sụp lở ở phường Phước Long A, quận 9 ?" TP.HCM càng nghiêm trọng hơn. Các ngôi mộ gần hồ chứa nước của Nhà máy Posvina đã bị sụp sâu hơn và các nhà dân lân cận xuất hiện thêm nhiều vết nứt lớn.
    Trước tình trạng này, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Bí thư Quận ủy quận 9, đã chỉ đạo UBND phường Phước Long A khẩn trương di dời các hộ dân đến khu nhà tái định cư tại phường Phước Long B ở tạm. Tuy nhiên, theo UBND phường Phước Long A, đến chiều 9-5, ngoài 3 hộ tự dọn đi còn 14 hộ nằm trong khu vực sụp lở vẫn chưa chịu di dời.
    Trao đổi về vấn đề này, ông Khuê cho biết để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân nếu tiếp tục vận động không được sẽ tiến hành cưỡng chế di dời các hộ còn lại.
    Bà Rịa ?" Vũng Tàu: Đổi giấy CNQSDĐ- sao mà lâu thế!
    Ông Trần Thanh Sơn, ở ấp Hải Điền 1, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa ?" Vũng Tàu phản ánh một việc bức xúc. Nội dung sự việc như sau:
    Ngày 22-1-2007, ông Sơn đến UBND thị trấn Long Hải nộp hồ sơ xin cấp đổi mới giấy CNQSDĐ, được hẹn đến ngày 12-3-2007 nhận kết quả. Khoảng 30 ngày sau, ông được nhân viên tiếp nhận hồ sơ mời đến bổ sung hồ sơ và được hướng dẫn đến Phòng tiếp dân huyện Long Điền để thực hiện việc bổ sung hồ sơ nêu trên, đồng thời cán bộ huyện đã đến nhà, đất của ông để xác minh ranh đất hiện trạng. Lý do ông Sơn xin cấp đổi mới giấy CNQSDĐ là giấy CNQSDĐ của ông đã cũ, trang 4 không còn chỗ để ghi.
    Đúng ngày hẹn trả kết quả 12-3-2007, ông Sơn đến UBND thị trấn Long Hải để nhận giấy CNQSDĐ mới thì được nhân viên tiếp nhận - trả hồ sơ trả lời ?osổ đỏ? mới của ông chưa làm xong và ông Sơn được nhận phiếu biên nhận hồ sơ lần hai. Đến ngày hẹn trả hồ sơ lần hai, ngày 11-4-2007, ông Sơn đến UBND thị trấn thì lại được hướng dẫn ký tên vào biên bản gọi là bổ sung hồ sơ theo yêu cầu. Ông đành phải về và cũng không nhận được giấy hẹn, cũng không biết đến ngày nào mới được giải quyết.
    Sau đó, ông Sơn làm tờ trình gửi UBND huyện Long Điền trình bày việc xin cấp đổi giấy CNQSDĐ nêu trên. Sau khi nghe ông trình bày, nhân viên Phòng tiếp dân huyện Long Điền nhận tờ trình và 2 phiếu biên nhận hồ sơ của UBND thị trấn Long Hải và giao cho ông một phiếu biên nhận hồ sơ số 66/TN UBND huyện Long Điền, đồng thời đề nghị ông chờ đợi khi nào giải quyết xong sẽ mời đến.
    Vì quá bức xúc với việc giải quyết hành chính như đã nêu trên, ngày 12-4-2004, ông Sơn làm tờ trình gửi Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh và đến ngày 27-4-2007 ông được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Long Điền gửi thư mời, đề nghị ở nhà chờ cán bộ huyện đến làm việc và ông đã thực hiện đúng theo nội dung giấy mời.
    Vậy mà, ông Sơn cho biết, đến nay ông vẫn chưa nhận được giấy CNQSDĐ mới. Hiện ông rất cần để sang nhượng bớt một phần đất để trả nợ ngân hàng.
  4. Vua_luoi

    Vua_luoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Nhiều tập đoàn bất động sản quốc tế thâm nhập thị trường Việt Nam
    Chiều ngày 9/5, Công ty tư vấn bất động sản quốc tế CBRE đã họp báo công bố tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý I/2007. Theo khảo sát của Công ty này, Hà Nội đang trở thành trung tâm thu hút các dự án thương mại và nhà ở, nhiều tập đoàn bất động sản thế giới đã thâm nhập thị trường Việt Nam, các dự án mới mới cũng như các dự án đang họat động trên địa bàn được các Quỹ đầu tư rất quan tâm. Theo ông Tổng Giám đốc CBRE thì thì thị trường chứng khoán có tác động đến độ "nóng", "lạnh của thị trường bất động sản". Vốn của 2 thị trường này sẽ chảy qua nhau khi một bên lên, bên kia xuống, hoặc ngược lại
    Một thửa đất hai sổ đỏ
    Báo Pháp luật Việt Nam ra ngày 10/5 có bài "Một thửa đất hai sổ đỏ" phản ánh về việc: Gia đình bà Nguyễn Thị Tiến đã khai hoang một mảnh đất gần 1.000m2 tại xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn, tỉnh Hòa Bình từ những năm 70. Ngày 12/9/2000 UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã cấp GCNQSDĐ cho gia đình bà với tổng diện tích là 904m2 (gồm 2 mảnh). Cả 2 mảnh nằm trong trích lục tại tờ bản đồ số 144E. Nhưng đến cuối năm 2006, bất ngờ ông Nguyễn Tuấn Dũng từ Hà Nội lên đổ đất, san lấp nền trên thửa đất nhà bà. Đáng bàn hơn là trên thửa đất này ông Dũng cũng được cấp GCNQSDĐ.
    UBND huyện Lương Sơn đã ra Quyết định số 234 ngày 21/3/2007 để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên Quyết định này lại phủ nhận sạch trơn quá trình khai hoang, phục hóa lô đất, phủ nhận các nghĩa vụ mà gia đình bà Tiến đã thưc hiện với Nhà nước, quan trọng hơn là phủ nhận luôn cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện cấp cách đây hơn 6 năm. Điều vô lý là để bác bỏ quyền sử dụng đất bất hợp pháp của gia đình bà Tiến, UBND huyện Lương Sơn không hề đưa ra một lý do nào thuyết phục, chỉ là dựa theo "các hộ dân sống quanh khu vực thừa nhận gia đình bà Tiến không có công khai phá đất!". Thật kỳ lạ, để xem xét nguồn gốc đất thì phải căn cứ vào các giấy tờ tài liệu có tính pháp lý chứ không thể dựa vào ý kiến của một số hộ dân. Ngoài ra, UBND huyện Lương Sơn đã đổ lỗi cho Hội đồng xét duyệt cấp sổ đỏ của UBND xã Lâm Sơn trong quá trình làm thiếu trách nhiệm, không thẩm tra. Sau khi xem xét lại các biên bản làm việc, UBND xã Lâm Sơn khẳng định quá trình xét duyệt của họ là đúng pháp luật. Không hiểu việc đổ lỗi cho cấp cơ sở có phải là cái cớ để UBND huyện bao biện cho hành vi cấp hai lần sổ đỏ cho một mảnh đất hay không?
  5. Vua_luoi

    Vua_luoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Xác định giá đất khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội): Những tồn tại cần được giải quyết
    Sau nhiều năm triển khai dự án khu đô thị Nam Thăng Long - một dự án lớn nhất Hà Nội hiện đang có những bất cập được dư luận cả nước quan tâm.
    Cuối năm 2004 đầu 2005, việc GPMB để thực hiện giai đoạn 2 của dự án đã việc vấp phải khiếu kiện gay gắt của người dân. Nguyên nhân là do sự bất cập trong việc ban hành văn bản của UBND TP Hà Nội. Cụ thể là việc ban hành Quyết định số 4622/UB-NNĐC về phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất của khu đô thị mới Nam Thăng Long. Quyết định này được ban hành sau khi có Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về ""phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất" làm cơ sở cho các địa phương ban hành giá đất trên địa bàn.
    Theo Quyết định này: "Đối với lô đất cách đường Nguyễn Hoàng Tôn trong phạm vi 200m là 1.540.000 đồng/m2; đối với các lô đất ở vị trí còn lại là 620.000 đồng/m2, áp dụng hệ số k=1 để thu tiền sử dụng đất đố với các diện tích đất xây dựng nhà ở thấp tầng thuôc địa bàn huyện Từ Liêm".
    Như vậy, nếu chiểu theo Quyết định 188 thì việc áp giá trong quyết định của UBND TP. Hà Nội là chưa đúng. Đó là chưa kể giá này đã thấp hơn nhiều so với thị trường tại thời điểm hiện tại (cũng tại quận Tây Hồ UBND TP Hà Nội vừa cho đấu giá 20 ha đất ven hồ , dù đất không đẹp nhưng giá bán đã từ 13,5 đến 31,5 triệu đồng/m2.
    Vấn đề dư luận đang đặt ra là liệu có sự "lách" luật hay không khi mà Quyết định 4622 được ban hành trước ngày 16 ngày tính đến ngày phải ban hành giá đất cho năm mới theo Luật Đất đai. Bởi theo bảng giá đất thuộc địa bàn quận Tây Hồ thì đất ở đường Nguyễn Hoàng Tôn là 12 triệu đồng/m2.
    Vậy là nếu theo các văn bản của UBND TP thì chỉ sau 16 ngày, 1m2 đất đã chênh lệch gấp 8 -10 lần. Tính sơ bộ, chỉ sau 16 ngày Nhà nước đã thất thu đến 3000 tỷ đồng của 92,7 ha đất (diện tích đất thu hồi của dự án). Phải chăng đã có sự tiên liệu trước rằng đầu năm 2005 giá đất sẽ được điều chỉnh theo quy định của Luật Đất đai mà chắc chắn sẽ tăng lên nhiều nên đã ban hành quyết định đón trước?.
    Chưa hết, tại cùng một thời điểm lại có 2 mức giá đền bù? Những người chấp hành tốt, đã bàn giao mặt bằng thì chỉ được nhận bồi thường, hỗ trợ 127,8 triệu đồng/sào. Trong khi chây ì, không chấp hành, thì lại được nhận bồi thường hỗ trợ với mức 182 triệu đồng/sào. Quyết định giao đất từ năm 1997 nhưng không hiểu lý do gì mà tận 4 năm sau, dự án mới được "khởi động". Theo quy định của Luật Đất đai, sau 12 tháng không đưa đất vào sử dụng, sau 24 tháng đất không sử dụng đúng tiến độ thì phải thu hồi, thì dự án này không thể tồn tại. Vậy sao thành phố không xử lý gì?...

Chia sẻ trang này