1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin báo chí về đất đai (update)

Chủ đề trong 'Bất động sản' bởi stone_lamp, 18/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    TP.HCM: Ghi nhận thế chấp trên trang bổ sung giấy hồng mới
    Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín vừa có Văn bản trả lời Sở Tài nguyên- Môi trường về việc đăng ký thế chấp đối với nhà, đất được cấp giấy hồng mới theo Luật Nhà ở. Theo đó, UBND TP chấp thuận kiến nghị cho cơ quan đăng ký được ghi nhận nội dung thế chấp, xóa thế chấp trên trang bổ sung của giấy hồng mới.
    Theo quy định, trang bổ sung này nằm rời, đính kèm theo giấy hồng mới và được dùng để ghi thông tin về đồng sở hữu, đồng thừa kế cho các trường hợp đối tượng này quá nhiều, không đủ ghi trong giấy hồng... Sở Tài nguyên- Môi trường được giao phối hợp với Sở Tư pháp và Sở Xây dựng hướng dẫn cho UBND các quận, huyện và các cơ quan thực hiện hướng dẫn trên.
  2. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Đăng ký cấp giấy hồng mới tại TP.HCM: Quận và phường chưa ?othông? - Dân khổ!
    Sau gần một tuần thực hiện việc đăng ký cấp giấy hồng mới theo Quyết định 54 của UBND TP.HCM, một số ?ođiểm nóng? như quận Gò Vấp, Bình Thạnh... đã bắt đầu hạ nhiệt, không còn quá tải. Tuy nhiên, tình trạng quận và phường chưa ?othông? quy trình vẫn khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi làm hồ sơ.
    Tại Phòng Tiếp nhận và trả hồ sơ quận Bình Thạnh, không chỉ người dân mà cán bộ thụ lý hồ sơ vẫn còn tỏ ra lúng túng vì chưa ?othông? quy định mới của TP. Còn tại quận Gò Vấp, do ?ophân tán? việc tiếp nhận hồ sơ bằng cách yêu cầu các trường hợp xin tồn tại theo Quyết định 207 nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý đô thị quận nên tình hình quá tải đã giảm bớt. Thế nhưng do không đủ cán bộ hướng dẫn nên người dân đến nộp hồ sơ chủ yếu dò hỏi và chỉ dẫn lẫn nhau. Thậm chí cả cán bộ hướng dẫn và người dân đều có một ?ocông thức? chung là có bao nhiêu giấy tờ thì cứ mang theo hết, thiếu cái gì thì bổ sung sau. Do đó, người dân bày hồ sơ la liệt và ghi chép ở bất cứ chỗ trống nào. Tình trạng hướng dẫn không thống nhất vẫn còn. Cụ thể, bản vẽ của anh Nguyễn Văn Ngà (ở đường Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp) và ông Nguyễn Văn Hoàng (đường Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp) cùng theo hướng dẫn tại Nghị định 90 và vẽ trong tháng 3-2007 nhưng người thì được cho là hợp lệ, người thì phải chỉnh sửa lại. Cũng trường hợp ông Nguyễn Văn Hoàng, dù Quyết định 54 ghi rõ không cần nộp hộ khẩu nhưng ông vẫn phải bổ sung bản sao hộ khẩu và chứng minh nhân dân thì hồ sơ mới được tiếp nhận!
    Riêng vấn đề bản vẽ tại quận 3, bà Nguyễn Thị La, Tổ trưởng Tổ Nghiệp vụ hành chính công quận, cho biết trường hợp xin cấp giấy hồng mới liên quan đến Quyết định 207, quận vẫn chấp nhận bản vẽ cũ. Sau đó, quận sẽ thực hiện vẽ lại trên mẫu kê khai để tránh gây phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, nhân sự của tổ nghiệp vụ quá mỏng, trong khi lượng hồ sơ tăng gấp ba nên quận 3 đang lo lắng về việc cấp giấy hồng mới không thực hiện đúng thời gian 30 ngày như quy định.
  3. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Chung quanh vụ chia chác đất của 16 cán bộ ở Kiên Lương (Kiên Giang)
    Ngày 26-3-2007, UBND tỉnh Kiên Giang ra Thông báo số 201/UBND-NCCP, giao cho UBND huyện Kiên Lương ra quyết định thu hồi đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, của 16 cán bộ huyện. Kèm theo đó, tạm ứng từ ngân sách tỉnh chi đến 1 tỉ 727.420 đồng để bồi hoàn ?ocông? làm giấy tờ cho các cán bộ này.
    Vào khoảng cuối năm 2002 đầu năm 2003, UBND huyện Kiên Lương ra quyết định thu hồi hơn 5.000m2 đất ở của 18 hộ dân nghèo ở khu vực ấp Ba Hòn để qui hoạch mở rộng giao thông, xây dựng khu đô thị mới Ba Hòn-Kiên Lương. Đây là đất hoang phèn nặng, do các hộ này tự khai phá từ trước năm 1999. Khi bị thu hồi, mỗi hộ chỉ được hỗ trợ di dời khoảng 5 triệu đồng. Thế nhưng, sau khi thu hồi chưa được bao lâu, chính quyền huyện Kiên Lương cho san lấp mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng thành thổ cư, rồi chia cho 16 cán bộ. Trong khi các cán bộ huyện này đều đã có nhà cửa.
    Sự vụ gây phản ứng dữ dội trong nhân dân. Cuối năm 2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra làm rõ vụ việc này. Tại Kết luận kiểm tra số 05-KL/TU ngày 27-12-2006 xác nhận việc lợi dụng chức quyền bao chiếm đất của 16 cán bộ ở Kiên Lương là có thật và chỉ đạo xử lý kiểm điểm, có hình thức kỷ luật thỏa đáng từng trường hợp cụ thể. Đồng thời đề xuất về phía quản lý Nhà nước, trực tiếp là UBND tỉnh Kiên Giang chịu trách nhiệm triển khai ngay việc thu hồi những phần đất đã bị bao chiếm. Nhưng trên thực tế từ đó đến nay, chưa một ai trong số cán bộ này bị phê bình kiểm kiểm.
    Dư luận cho rằng, việc chia chác đất của 16 cán bộ ở Kiên Lương là có sự tính toán từ trước, lợi dụng chức quyền trục lợi cá nhân, đồng nghĩa với hành động tham ô. Lẽ ra, các vị này phải được xử lý một cách nghiêm minh nhưng Nhà nước phải bỏ tiền tỉ bồi hoàn là không thỏa đáng. Không chỉ có nhân dân, mà ngay cả cán bộ cũng không đồng tình với cách xử lý này...
  4. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Bà Rịa ?" Vũng Tàu: Sở Tài nguyên - Môi trường giới thiệu quỹ đất đầu tư
    Ngày 17-4, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa ?" Vũng Tàu đã tổ chức giới thiệu quỹ đất đầu tư với 70 nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
    Sở Tài nguyên và Môi trường giới thiệu với các nhà đầu tư về tiềm năng và lợi thế đầu tư vào các khu đất để thực hiện các dự án du lịch, dịch vụ gồm: Khu đất ven biển cầu Bà Đáp - Sông Ray có diện tích 253 ha, nằm dọc tuyến đường ven biển xã Lộc An, huyện Đất Đỏ (được quy hoạch là khu dân cư và dịch vụ du lịch tổng hợp); Khu đất ven biển Hàng Dương - Long Hải, huyện Long Điền có diện tích 47ha, nằm ven biển Hàng Dương Long Hải (được quy hoạch là khu resort và dịch vụ du lịch tổng hợp); Khu dân cư và dịch vụ du lịch ven biển - TP. Vũng Tàu có diện tích 281ha, thuộc địa bàn phường 11 và phường 12 (được quy hoạch là khu dân cư và dịch vụ du lịch đường ven biển); Khu đất nhận chuyển giao từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam có diện tích 121ha, nằm 2 bên tuyến đường 3 tháng 2 và ven biển thuộc địa bàn phường 10 và phường 11, TP. Vũng Tàu (được quy hoạch là khu dân cư và dịch vụ du lịch tổng hợp).
    Sở Tài nguyên - Môi trường còn giới thiệu các chính sách, quy định trong lĩnh vực đất đai, xây dựng và giải đáp thắc mắc của các nhà đầu tư chung quanh các vấn đề về quỹ đất.
  5. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Dự án Semla: Tập huấn kiến thức đất đai và môi trường cho nông dân
    Từ ngày 10-4 đến ngày 3-5-2007, Dự án SEMLA phối hợp với Hội Nông dân TP. Vũng Tàu, các huyện và thị xã tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về đất đai và môi trường cho bà con nông dân tại tỉnh Bà Rịa ?" Vũng Tàu.
    Các chuyên đề Dự án SEMLA triển khai trong các lớp tập huấn lần này liên quan đến 2 lĩnh vực: đất đai và môi trường. Nội dung tập huấn gồm Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 181/CP về đất đai, hướng dẫn chi tiết quy trình giải quyết tranh chấp và quy trình khiếu nại đất đai.
    Ngoài các chuyên đề trên, các báo cáo viên còn giúp cho Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố cập nhật thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực môi trường và đất đai.
  6. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Hà Tây: Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng quý II
    Sáng 17-4, Hội đồng Thẩm định giải phóng mặt bằng (GPMB) tỉnh Hà Tây đã họp đánh giá công tác quý I và triển khai công tác GPMB quý II.
    Quý I - 2007 các huyện, thị xã, thành phố tập trung cao độ về nguồn lực và thời gian cho công tác GPMB, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Một số dự án đã thực hiện đúng tiến độ, hoàn thành GPMB bàn giao kịp thời cho chủ đầu tư. Hội đồng bồi thường và Ban GPMB các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm sát sao và phân công cán bộ phụ trách ở các khâu, các phần công việc từ bộ phận kiểm đếm, áp giá, lập và tổng hợp phương án, nên các dự án được duyệt đảm bảo quy định. Hội đồng thẩm định GPMB tỉnh đã thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt 38 dự án với tổng diện tích: 3.362.035m2, (336,2ha) tổng dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB trình duyệt là hơn 465 tỷ đồng, kết quả sau thẩm định là 449 tỷ đồng, (giảm hơn 15 tỷ đồng). Nhiều ý kiến phát biểu nêu lên những khó khăn trong công tác GPMB, đó là công tác kiểm kê nguồn gốc đất và hồ sơ đất; vấn đề thu hồi đất thực hiện dự án giải quyết đất dịch vụ cho dân; khó khăn thu hồi đất nông trường để thực hiện dự án; văn bản quy định về GPMB còn có bất cập? đề nghị được tháo gỡ thông thoáng hơn.
    Kế hoạch GPMB quý II, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án trên địa bàn; các ngành chức năng, các tổ chức chính trị xã hội, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương thu hồi đất của Nhà nước để bàn giao mặt bằng sớm; đẩy nhanh quyết toán kinh phí GPMB đối với các dự án đã hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ GPMB. Đặc biệt là thẩm định đền bù GPMB các dự án: Khu công nghệ cao Hòa Lạc (thời gian hoàn thành thẩm định trong 7 ngày); khu CN Bắc Phú Cát và các khu, cụm, điểm CN, dự án đường Láng - Hòa Lạc, đường Quốc lộ 32, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường Hồ Chí Minh; đại học Quốc gia, các dự án đấu giá đất
  7. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Bắc Ninh: Quy hoạch treo? dân khổ
    Đã gần 10 năm nay, 18 hộ dân khu tập thể Dược phẩm Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) phải sống trong nỗi lo sợ bởi sự xuống cấp trầm trọng và ô nhiễm môi trường của khu nhà họ đang ở.
    Khu tập thể Dược phẩm Bắc Ninh xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ 20, hiện có 18 hộ gia đinh với khoảng 100 nhân khẩu đang sinh sống. Do thời hạn sử dụng quá lâu nên toàn bộ khu nhà cấp 4 này đang bị xuống cấp trầm trọng khiến người dân đứng ngồi không yên. Được biết, trước kia, khu tập thể Dược phẩm Bắc Ninh có 60 hộ gia đình sinh sống. Theo Nghị định 61 của Chính phủ, năm 1999, Công ty Dược phẩm Bắc Ninh trình lên UBND tỉnh đề nghị bán thanh lý các căn hộ cho các gia đình đang ở. UBND tỉnh đã ký Quyết định thanh lý 42 căn hộ, số 18 hộ còn lại nằm trong dự án xây dựng đường giao thông, được UBND tỉnh phê duyệt ngày 23/10/1998 nên phải ngưng lại. Năm 2000, nhiều người dân làm đơn khiếu nại. Sở Xây dựng có Công văn số 337 cho phép 18 hộ dân được sửa chữa tạm thời các căn hộ mà họ đang ở. Sở này cũng đề nghị UBND tỉnh sớm giao cho các ngành chức năng dành phần quỹ đất tái định cư để di chuyển các hộ gia đình đang nằm trong dự án. Nhưng sự việc chỉ tạm dừng ở đó rồi lại rơi vào quên lãng. Nhiều người dân thắc mắc: ?okhông hiểu đây là dự án gì mà thẩm định cách đây gần 10 năm nhưng vẫn nằm trên giấy?. Như vậy, UBND tỉnh Bắc Ninh cứ phê duyệt những dự án được quy hoạch ?otreo? rồi để đó hành dân đến bao giờ hết khổ.
  8. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Khuất tất phía sau một dự án ở TP. Hồ Chí Minh: Lập dự án để lấy đất cho thuê lại
    Năm 2000, Công ty Công Thành do ông Lương Văn Chánh làm Giám đốc có văn bản xin thuê 9.604m2 đất tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức để thực hiện dự án bãi đậu xe và được chấp thuận. Ngày 2/4/2001, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đã ký hợp đồng cho Công ty Công Thành thuê 8.168m2 đất tại địa điểm trên để đầu tư xây dựng bãi đậu xe. Tuy nhiên sau khi thuê đất, Công ty Công Thành không đầu tư xây dựng bãi đậu xe mà cho Công ty khác thuê lại.
    Năm 2003, Công ty Tân Thanh do bà Trần Diệu Canh làm Giám đốc, có trụ sở tại 596A xa lộ Hà Nội, quận 2, TP. Hồ Chí Minh bị giải tỏa để thực hiện Dự án đường song hành xa lộ Hà Nội. Vì nhu cầu cấp bách cho sản xuất, ngày 5/4/2003, Công ty Tân Thanh đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất 9.604m2 trên, trong đó 1.436m2 thuộc lộ giới giao thông, còn lại 8.168m2 đất dự án trị giá 8,5 tỷ đồng. Công ty Tân Thanh đã giao trước cho Công ty Công Thành số tiền 6,8 tỷ đồng, số tiền còn lại sẽ chuyển cho Công ty Công Thành khi hoàn thành việc sang tên trước bạ.
    Ngày 22/6/2004, Công ty Công Thành được UBND TP. Hồ Chí Minh cấp ?osổ đỏ? cho thuê đất. Ngày 29/11/2004 UBND TP. Hồ Chí Minh ra Quyết định số 5905 về việc cho phép Công ty Công Thành được chuyển hình thức sử dụng đất từ thuê sang giao đất. Sau khi có Quyết định này, giữa hai Công ty đã xảy ra chuyện. Nguyên nhân xuất phát từ việc Công ty Công Thành yêu cầu tăng giá đất lên 2,5 triệu đồng/m2, trong khi đó giá thỏa thuận khi ký hợp đồng là 1.040.000đồng/m2. Vì vậy đã xảy ra tranh chấp, Công ty Công Thành khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng.
    Theo Hợp đồng thuê đất số 3982 ngày 20/4/2001 giữa Sở Tài nguyên ?" Môi trường và Công ty Công Thành, giá thuê đất 2.250đồng/m2, tổng số tiền thuê đất hàng năm Công ty Công Thành phải nộp cho Nhà nước là 18.378.000 đồng. Nhưng thực tế, 3 năm liền Công ty Công Thành không trả tiền thuê đất cho Nhà nước mà vẫn được cho phép chuyển từ hình thức sử dụng thuê đất sang giao đất . Phải chăng đằng sau dự án bãi đậu xe của Công ty Công Thành có điều gì khuất tất?
  9. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Đồng Tháp: Xã lấy đất dân, được huyện, tỉnh hậu thuẫn?
    Đơn thư kêu cứu của các ông bà Phạm Văn Bình, Phạm Văn Lượm, Phạm Văn Lặc, Phạm Thị Xê, Phạm Thị Mun ở ấp Định Thành, xã Định Hòa huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho rằng họ đã bị chính quyền xã Định Hòa lấy đất và bồi thường không thỏa đáng. Họ đang khiếu kiện lên huyện, tỉnh thì bị công an xã, công an huyện yểm trợ cho đơn vị thuê đất đưa máy Kobe ngang nhiên đào đất làm ao nuôi cá và phá bỏ hàng cây bần mà họ đã trồng hơn 10 năm qua.
    Đến ấp Định Thành, xã Định Hòa, bây giờ người dân địa phương quen gọi là Cồn Tôm. Cái tên Cồn Tôm có từ năm 1984 khi Huyện Đoàn Lai Vung trưng dụng 71.000m2, trong số 107.000m2 của các hộ kể trên để đào ao, làm đê bao nuôi tôm chỉ để lại cho họ 36.000m2. Điều trớ trêu là dù đây là đất của 5 hộ trên nhưng Huyện Đoàn lại buộc bà con phải đóng thuế 150kg lúa/1000m2 và 150.000 đồng (tương đương với 2kg tôm càng). Đến năm 1989, do nuôi tôm không hiệu quả, bị lỗ nên Huyện Đoàn rút lui, trả lại đất cho 5 hộ dân. Bà con phải tự san lấp mặt bằng để sản xuất lúa trở lại và hàng năm đều hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.Từ năm 1993 đến năm 2000, những hộ dân này xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai nhưng chính quyền địa phương chỉ cấp giấy chứng nhận 36.000m2. Phần còn lại, chính quyền cho rằng đất bãi bồi là do Nhà nước quản lý. Trong khi đó, UBND Huyện Lai Vung có Công văn số 353 ngày 31/8/1999 nêu rõ điều kiện để kê khai đăng ký xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những hộ canh tác sử dụng đất ổn định không có tranh chấp và diện tích sử dụng có bộ thuế từ năm 1993 đã thực hiện nghĩa vụ thuế sử dụng đất hàng năm. Được biết, chính quyền vẫn cho phép người dân khai thác sử dụng và có hộ đang cho các đại gia thuê đất để nuôi cá tra với mức 80 triệu đồng/ha/năm hoặc bán với giá 160.000.000 đồng/1000m2. Trong khi đó, ở xã Định Thành, UBND tỉnh Đồng Tháp lại áp dụng giá bồi hoàn cho dân với mức 25.000 đồng/m2 theo Quyết định của năm 2005. Hiện nay, nguồn sống của 5 hộ dân này đang bị đe dọa bởi đường nước bị lấp bít, không có nước để sản xuất. Chính quyền xã Định Hòa chỉ thông báo cho các hộ biết rằng đất đai của 5 hộ nằm trong vùng quy hoạch và buộc phải giao đất cho Nhà nước theo Quyết định 108 của UBND tỉnh Đồng Tháp mà không tống đạt quyết định thu hồi đất.
    Ông Lê Văn Thẳng, Phó Chủ tịch UBND xã Định Hòa cho rằng đất mà bà con khiếu kiện đã cố cựu từ nhiều thế hệ qua nhưng đất bãi bồi là đất của Nhà nước. Đây là vùng quy hoạch 23 ha để nuôi cá tra, dinh líu đến 17 hộ dân. Hiện có 9 hộ đã nhân tiền bồi hoàn với giá 25.000 đồng/m2.
    Việc UBND xã ép dân, lấy đất dân giao cho doanh nghiệp khai thác kiếm lời lại được UBND huyện, UBND tỉnh hậu thuẫn. Đạo lý ở đâu?
  10. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    TP. Hồ Chí Minh: Gỡ rối giấy hồng mới
    Mới sau hơn một tuần triển khai, việc cấp giấy hồng theo Quyết định 54 của UBND TP. Hồ Chí Minh đã phát sinh khá nhiều vướng mắc. Hàng ngàn người dân không thể dùng giấy hồng mới để thực hiện giao dịch thế chấp để vay tiền tại ngân hàng. Tiếp đó, nhiều địa phương còn buộc dân nộp bản vẽ mới, trong khi theo quy định mới thì không phải thực hiện điều này?
    Sau khi có Quyết định 54, lượng người đến xin được ghi nhận thế chấp quá tải. Theo giải thích của một số cán bộ nhà đất, Nghị định 90 không hướng dẫn ghi nhận thế chấp trên giấy hồng trong khi ngân hàng lại yêu cầu ghi nhận nên phải chờ thành phố hướng dẫn nếu không khó cho vay. Để giải tỏa hồ sơ bị ách tắc trong khi chờ hướng dẫn của thành phố, một số quận vẫn áp dụng theo quy định trước đây là ghi nhận vào trang 4 mẫu giấy hồng mới. Đây là biện pháp trước mắt vì có quận mỗi ngày có đến 60-80 trường hợp có nhu cầu ghi nhận thế chấp. Nếu không thực hiện thì số lượng hồ sơ ách tắc. Theo Sở Xây dựng thành phố, Nghị định 90 về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở (gọi chung là giấy hồng mới) đã bỏ việc đăng ký thế chấp trên giấy. Điều này không gây vướng mắc khi thế chấp, thậm chí còn đơn giản hơn cho người dân so với các quy định trước đây vì đã bở bớt thủ tục. Thế nhưng khi làm thủ tục thế chấp cho người dân, các ngân hàng vẫn lo lắng nếu thực hiện theo Nghị định 90 thì không dám cho khách hàng vay tiền. Tuy nhiên, có những quận, huyện tại TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện rất tốt việc này. Điển hình là quận Tân Phú. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Khuê, Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường quận Tân Phú, tính đến nay quận đã cấp khoảng 2000 giấy hồng mới. Riêng số hồ sơ xin cấp giấy hồng được nhận từ ngày 10/4 đã gần 200 hồ sơ. Việc đăng ký thế chấp tại địa phương cũng thực hiện theo cách ghi nhận trên phụ lục khi họ có yêu cầu và xóa thế chấp tại địa phương cũng trên đó sau khi đã giải quyết thế chấp. kể cả các loại giấy trắng, người dân tại quận Tân Phú vẫn được công chứng và giao dịch bình thường. Sở dĩ việc giao dịch các loại giấy trắng trước đây không bị treo là quận có chủ trương nhà - đất có các loại giấy tờ đã được bảo hộ về tính pháp lý, do các cơ quan có chức năng cấp thì không có lý do gì mà không cho họ giao dịch, chuyển nhượng. Chính vì thế, mọi nhu cầu của người dân phù hợp với quy định pháp lý về nhà đất đều được giải quyết. Theo ông Đỗ Phi Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có Văn bản chấp thuận kiến nghị cho cơ quan đăng ký được ghi nhận nội dung thế chấp, xóa thế chấp trên Trang bổ sung của giấy hồng mới. Với cách tháo gỡ này, quy trình nhận thế chấp nhà, đất và đăng ký giao dịch bảo đảm giữa các ngân hàng và người dân sẽ không có gì thay đổi so với trước. Hy vọng, với phương án khắc phục linh động này, các giao dịch bằng giấy hồng mới sẽ thuận tiện hơn.

Chia sẻ trang này