1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin báo chí về đất đai (update)

Chủ đề trong 'Bất động sản' bởi stone_lamp, 18/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Giải phóng mặt bằng tại TP.Hồ Chí Minh: Được lòng chủ đất - mất lòng doanh nghiệp
    Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng công trình công cộng cũng như các doanh nghiệp đầu tư bất động sản... không thể khởi công thực hiện công trình đúng tiến độ chỉ vì vướng giải phóng mặt bằng. Cái khó là một bộ phận nhỏ người dân không hợp tác với doanh nghiệp khiến dự án bị "treo" vì không giải phóng được mặt bằng.
    Điển hình nhất trong khâu GPMB là công trình trọng điểm đường nối dài từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Phú Mỹ đã thực hiện nhiều tháng qua nhưng mới hoàn tất được khâu đo đạc hiện trạng của 107 hộ dân, 4/14 đơn vị, lập hồ sơ hoàn chỉnh được 89 hộ dân vẫn còn để "chờ". Theo Ban GPMB hiện công trình mới chỉ hiệp thương được 5 hộ dân với diện tích thu hồi được 5.092 m2, trong đó có 34 hộ đã ký hiệp thương nhận đền bù giải tỏa. Công trình khu nhà ở liên hợp tại quận 9 cũng mới đo vẽ, áp dụng phương pháp đền bù theo khung giá mới cho 9 hộ dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân này không đồng ý với đơn giá bồi thường của chủ đầu tư. Là một dự án phục vụ công trình công ích nên Ban GPMB đang lập thủ tục thu hồi đất theo diện bắt buộc đối với các hộ dân này.
    Hầu hết các DN đầu tư phải "dĩ hòa vi quý với dân" để làm công tác đền bù giải tỏa. DN không chỉ làm 1-2 dự án mà hầu hết các DN có trong tay 5-7, và có những DN lớn có hàng chục dự án. Nếu tất cả các dự án đều vướng trong khâu đền bù GPMB, DN chỉ còn nước phá sản. Không dừng lại đó, tiền bồi thường cũng như hỗ trợ cho dân DN phải trả lãi mẹ đẻ lãi con cho ngân hàng mỗi tháng 350-400 triệu/tháng cho một dự án gần 20 ha thì chuyện làm dự án không còn là chuyện nhỏ của riêng DN.
    Hầu hết người dân đều chấp thuận các phương án đền bù và hỗ trợ mà DN đưa ra. Tuy nhiên vẫn có bộ phận nhỏ người dân không chịu hợp tác trong khâu đền bù. Ý thức của bộ phận người dân vẫn thiếu thiện chí, không hợp tác với các chủ đầu tư. Mặt khác ý thức của người dân vẫn chưa cao vì lợi ích chung.
    Không ít trường hợp các hộ dân tự ý nâng mức giá đền bù cao hơn mức giá mà DN đưa ra. Với những người dân không chịu di dời, nhiều DN đã đền bù từ 80 - 90% tổng diện tích để DN rơi vào tình trạng "chết đứng". Nếu DN có chạy tiến độ, chấp thuận với phương án đền bù theo hướng mới sẽ ảnh hưởng tới những hộ tích cực đã đồng ý di dời trước.
    Để tìm lối thoát cho DN trong khâu đền bù GPMB, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cũng cần tích cực gỡ khó cho DN. Mặt khác, luật pháp cũng cần bảo vệ DN trước số nhỏ hộ dân không chịu nhận đền bù bằng biện pháp cưỡng chế, tạo điều kiện cho DN phát triển.
  2. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có mạng các sàn giao dịch bất động sản
    Bộ Xây dựng đã đề xuất việc thiết lập mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà, sàn giao dịch này quy tụ các sàn giao dịch bất động sản hiện có tại Việt Nam nhằm minh bạch hóa các thông tin về bất động sản. Đây cũng sẽ là nơi các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình.
    Mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam được thành lập trên cơ sở tự nguyện tham gia của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Mạng chung này cho phép tìm kiếm, tra cứu tất cả thông tin các sàn thành viên, các doanh nghiệp. Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và dự kiến đi vào hoạt động trong quý I/2007.
  3. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Cả nước có gần 132.500 ha đất thuộc diện dự án ?otreo?
    Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tổng hợp số liệu mới nhất mà các địa phương báo cáo, cả nước hiện có 1.206 dự án với tổng diện tích 132.463 ha thuộc diện dự án ?otreo? (chỉ tính các dự án đã được giao đất trên thực địa). Trong đó, có 668 dự án với diện tích 48.200 ha để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; 226 dự án với diện tích 13.950 ha để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
    Các tỉnh có nhiều dự án ?otreo? gồm Nam Định (81 dự án), TPHCM (53 dự án), Quảng Nam (51 dự án), Hà Tây (43 dự án)... Hầu hết các dự án dạng này mới chỉ san lấp mặt bằng, xây dựng tường rào bao quanh để ?ogiữ đất?; một số dự án triển khai xây dựng được một phần công trình rồi dừng lại hoặc chỉ xây dựng trên một phần diện tích so với dự án đã được giao hoặc cho thuê đất.
    Gần đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đề xuất xử lý trách nhiệm của người đứng đầu UBND cấp tỉnh đã không thực hiện xóa ?oquy hoạch treo, dự án treo? đúng tiến độ quy định.
  4. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Chưa thống nhất về thủ tục đăng ký thế chấp: Người dân lại khổ vì giấy hồng mới
    Trước những phát sinh mới nhất từ chỉ đạo của Bộ Xây dựng về việc ?ocấm? thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp trên giấy hồng mới, sáng 25/4, UBND TP.HCM đã tổ chức cuộc họp khẩn với các sở, ngành nhằm tìm biện pháp tháo gỡ.
    Theo Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Đỗ Phi Hùng, việc loại bớt thủ tục đăng ký thế chấp là cần thiết, bởi hiện nay người dân có nhu cầu thế chấp phải qua nhiều tầng nấc vừa mất thời gian, vừa tốn công đi lại. Đồng tình với quan điểm này, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng cho rằng, làm theo cách của Bộ Xây dựng là hợp lý.
    Ở góc độ của cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý việc giao dịch đăng ký thế chấp, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đào Anh Kiệt lại cho rằng: ?oViệc giữ lại thủ tục đăng ký thế chấp cho giấy hồng mới là cần thiết, bởi ngoài việc bảo hộ cho người dân và các tổ chức tín dụng có nhu cầu, nó còn giúp nhà nước cập nhật và quản lý được tình trạng của căn nhà?. Ông Kiệt cho rằng, Bộ Xây dựng đang lập lờ trong việc viện dẫn điều luật khiến mọi người có cách hiểu sai. Cụ thể, Luật Nhà ở không bắt người dân khi thế chấp phải đăng ký giao dịch bảo đảm, chứ không phải ?ocấm? thực hiện giao dịch này như trong công văn hướng dẫn mới đây. ?oNên xem đăng ký thế chấp là một loại giao dịch dân sự, nếu các bên có nguyện vọng thực hiện thì nhà nước không nên cấm.
    Chưa hết, theo quy định đối với đất, khi có sự biến động thì phải đăng ký. Nếu giấy hồng chỉ ghi nhận quyền sở hữu nhà thì muốn đăng ký hay không tùy các bên giao dịch, còn nếu giấy có hai quyền gồm cả nhà và đất thì nên đăng ký?, ông Kiệt nói. Nhiều quận - huyện cũng cho rằng áp dụng như cách hiện nay đang làm cho giấy hồng mới là cần thiết, điều quan trọng là rút gọn thủ tục hồ sơ, thời gian giải quyết việc đăng ký thế chấp để thuận lợi cho người dân.
    Trước hai luồng ý kiến trên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín giao Sở TN-MT chuẩn bị Văn bản để thành phố báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, nhằm tránh ùn tắc hồ sơ của người dân có nhu cầu.
  5. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    5.000m2 trở lên mới được xây nhà cao tầng?
    Dự thảo ?oTiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng? do Viện Nghiên cứu kiến trúc - Bộ Xây dựng soạn thảo vừa được đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia vào hôm qua.
    Đa số chuyên gia thống nhất với các tiêu chuẩn chủ yếu của bản dự thảo về thiết kế nhà cao tầng: phải là nhà từ chín tầng trở lên, chiều cao mỗi tầng tối thiểu 2,4m; nhà xây mới sẽ chia làm ba cấp công trình: cấp II (từ 9-19 tầng, tổng diện tích sàn 5.000-10.000m2), cấp I (20-29 tầng, diện tích sàn từ 10.000-15.000m2), cấp đặc biệt (30 tầng trở lên, diện tích sàn 15.000m2 trở lên).
    Tiêu chuẩn sử dụng đất xây dựng theo dự thảo cũng sẽ được qui định chặt chẽ hơn: mật độ xây dựng nhà cao tầng trong các khu đô thị mới không lớn hơn 45% (đối với nhà chung cư) và 60% (đối với khách sạn thương mại); mật độ xây dựng trong khu vực hạn chế phát triển không lớn hơn 60% với diện tích khu đất tối thiểu 1.000m2, mật độ cây xanh, đường nội bộ, khoảng không gian trống: sân vườn, hồ nước... trong khu đô thị mới phải đạt tối thiểu 40%.
    Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Liên, Bộ hi vọng sẽ sớm hoàn thiện tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng và đưa vào thực hiện trong năm 2007.
  6. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Hà Tây: Động thổ xây dựng khu đô thị mới Bắc An Khánh
    Ngày 25/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã tới phát động lễ động thổ xây dựng Khu đô thị mới Bắc An Khánh, Hà Tây do liên doanh giữa Tổng Công ty VINACONEX và Công ty POSCO-Hàn Quốc triển khai.
    Khu đô thị này rộng 270 ha, có tổng mức đầu tư 2 tỉ USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Với 6.440 căn hộ chung cư cao tầng (1,18 triệu m2 sàn), 1.311 căn biệt thự và nhà ở liền kề, đây sẽ là khu đô thị mới hiện đại nhất phía Bắc, nằm ngay cạnh trục đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, liền kề Hà Nội.
  7. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội: Kiên quyết phá dỡ phần xây dựng sai phép một công trình 6 tầng
    Ông Vũ Từ Vinh, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Liệt, quận Đống Đa (Hà Nội), vừa cho biết, các cơ quan chức năng của phường này vừa hoàn thành phá dỡ phần xây dựng sai phép của công trình nhà ở 6 tầng tại địa chỉ 4/6/8 ngõ 3 Thái Hà. Công trình này vượt 1 tầng so với giấy phép xây dựng đã được cấp.
    Trước đó, UBND phường Trung Liệt đã phát hiện, lập biên bản và ra quyết định đình chỉ thi công công trình, cắt điện, yêu cầu chủ công trình dỡ bỏ phần sai phép, buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu... Đồng thời, UBND phường cũng đã quyết định phạt hành chính 300.000 đồng đối với chủ công trình. Chủ công trình có đơn xin được tự dỡ bỏ phần xây dựng sai so với giấy phép, song đã không thực hiện đúng cam kết, buộc UBND phường phải tiến hành cưỡng chế, phá dỡ phần vi phạm.
  8. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội: Dự án nhà ở cho công nhân - Vẫn còn vướng mắc
    Dù đã trình cấp có thẩm quyền từ tháng 1-2007 nhưng Đề án xây dựng thí điểm quỹ nhà ở xã hội (trong đó có phát triển nhà ở cho công nhân) của thành phố (TP) Hà Nội giai đoạn 2006-2008 vẫn chưa được phê duyệt. Dự kiến đến năm 2010, tổng số công nhân làm việc trong các KCN tập trung ở Hà Nội lên tới 50.000 người. Giả sử chỉ có 50% trong số đó có nhu cầu thuê nhà với diện tích nhà ở tối thiểu cho một người là 10m2, thì tổng diện tích nhà cần có là 250.000m2, tương đương 6.000 căn hộ với diện tích khoảng 40-45m2.
    Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Phí Thái Bình, xây dựng nhà ở cho công nhân các KCN thuê là rất khó, chưa có tiền lệ, nhưng TP quyết tâm thực hiện để người lao động có chỗ ở đàng hoàng, thuận tiện. Trong giai đoạn thí điểm, TP sẽ xây dựng 300 căn hộ cho khoảng 2.800 công nhân thuê. Trong giai đoạn này, mô hình xây dựng các khu tập thể cao 5-6 tầng, không có thang máy là hoàn toàn phù hợp, bởi phương án đầu tư đơn giản và giá cho thuê thấp.
    Thành phố cũng đã khởi công Dự án xây dựng nhà ở cho công nhân KCN Bắc Thăng Long tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh gồm 25 tòa nhà 5-6 tầng và khu nhà trẻ, bệnh xá, sân thể thao... bảo đảm chỗ ở cho khoảng 10.000 công nhân. Hai khối nhà chung cư đầu tiên đang được khẩn trương xây dựng với 120 căn hộ (tổng diện tích sàn gần 10.000m2), đáp ứng chỗ ở cho 1.000 công nhân. Thế nhưng, nếu so với nhu cầu thì con số này quá nhỏ.
  9. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Đà Nẵng: Quy hoạch tùy hứng khiến doanh nghiệp phá sản
    Năm 1999, UBND quận Thanh Khê kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn di dời đến khu Thanh Khê 6. Ông Trần Minh Thuấn, Giám đốc Xí nghiệp giấy Thanh Xuân cho biết cụm công nghiệp Thanh Khê 6 khi đó đang là bãi rác thải. Cùng với cơ sở của ông Thuấn còn có Công ty TNHH Danagas, doanh nghiệp tư nhân Hưng Phú, Công ty sản xuất giấy Rạng Đông, Cơ sở sắt thép Thiêm Kim, Cơ sở sản xuất thép Yến Tuyết, Cơ sở cán sắt thép Nguyễn Ngọc Tuấn và Doanh nghiệp giấy Tân Vinh. Các doanh nghiệp đã dựa trên sơ đồ do quận lập và tiến hành cải tạo bãi rác thành cơ sở sản xuất. Kỳ thực, việc xây dựng cụm công nghiệp này chỉ là ?osáng kiến? cỷa quận Thanh Khê, UBND thành phố và ngành quy hoạch không hề được báo cáo và biết đến. Ngày 26/3/2003, UBND TP. Đà Nẵng có công văn ra lệnh giải tỏa tất cả 9 doanh nghiệp này đi chỗ khác.
    Ban đầu, để giải quyết hậu quả từ ?osáng kiến? của quận Thanh Khê, UBND TP. Đà Nẵng đồng ý cho lập cụm công nghiệp và hợp thức hóa giấy tờ cho 9 doanh nghiệp nói trên hoạt động tại khu này. Tháng 9/1999, tất cả 9 hộ doanh nghiệp nộp tiền cọc để tiến hành cấp sổ. Tuy nhiên, Công văn 945 và Công văn số 1031 ngày 23/2/2005 của UBND TP. Đà Nẵng hối thúc các hộ dân di dời đều có nội dung là trả lại tiền đặt cọc cho doanh nghiệp, tiến hành kiểm định, giải tỏa và bố trí cho các doanh nghiệp này thuê đất tại Khu công nghiệp Hòa Khánh.
    Sau khi các cơ quan chức năng thẩm định, ngày 26/10/2005 UBND TP. Đà Nẵng ra quyết định phê duyệt đền bù giá trị vật kiến trúc và di dời thiết bị cho 9 doanh nghiệp nói trên. Tuy nhiên ngày 6/3/2007, Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng lại có Công văn thông báo chỉ trương cắt giảm tiền đền bù như giá trị nhà cửa vật kiến trúc giảm xuống 50%, giá trị di dời thiết bị cắt giảm 70%, công cải tạo mặt bằng không được hỗ trợ đồng nào. Không những vậy, thành phố lại không bố trí đất cho các doanh nghiệp nói trên thuê để tiếp tục sản xuất. Theo tinh thần chỉ đạo việc di dời, các doanh nghiệp này được ưu tiên thuê đất tại Khu công nghiệp Hòa Khánh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vác đơn đi hết khu công nghiệp và đến khu công nghiệp khác đều nhận được câu trả lời là ?ohết đất?. Họ sẽ đi về đâu?
  10. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Chia chác đất ở Quán Nam (Hải Phòng): Chu Minh Tuấn lại bị điều tra
    Theo một nguồn tin, bị cáo trong vụ tiêu cực đất đai Đồ Sơn là Chu Minh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có thể sẽ tiếp tục bị khởi tố, điều tra trong vụ chia chác đất đai ở Quán Nam (phường Dư Hàng Kênh, Hải Phòng).
    Trước đây, từ nhu cầu bức xúc về chỗ ở của người dân, UBND xã Dư Hàng Kênh (cũ) đã lập dự án làm nhà ở cho dân cư Quán Nam. Tuy nhiên sau khi dự án được duyệt, ngày 14/4/2001, với tư cách Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chu Minh Tuấn đã cùng địa diện UBND huyện An Hải, Đảng ủy, UBND xã Dư Hàng Kênh thống nhất ?oduyệt? cấp đất cho hai đơn vị là Sở Địa chính Nhà đất và Ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng. Thế rồi số quan chức, cán bộ được xét cấp đất tăng theo cấp số nhân và đến ngày 4/2/2002 đã lên tới con số 580 người, tương ứng 580 suất. Theo kết luận của cơ quan chức năng, ?othực tế số đông các đối tượng được giao đất đều là cán bộ ban ngành của Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hải Phòng do các cấp chuyển xuống, tạo sức ép khó xử đối với UBND huyện An Hải và UBND xã Dư Hàng Kênh?. Trong danh sách cấp đất ở Quán Nam có đầy đủ đại diện của cơ quan Đảng, chính quyền, cơ quan thực thi pháp luật. Cụ thể đứng đầu danh sách là 123 cán bộ công tác tại các ban thuộc Thành ủy Hải Phòng. Ngoài ra còn có ?ođại diện? của Văn phòng HĐND, UBND TP. Hải Phòng, Sở Xây dựng? Đặc biệt, cán bộ giữ trọng trách cao ở Viện Kiểm sát thành phố, Công an thành phố cũng ?ocó phần?.
    So với vụ Đồ Sơn, dự án Quán Nam gấp hơn chục lần về số lượng quan chức, cán bộ và người thân được cấp đất. Để được cấp đất, mỗi cán bộ chỉ phải đóng góp bình quân 30-35 triệu đồng/suất. Hiện theo giá ngoài thị trường, mỗi suất giá bình quân từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Được biết, khoảng trên 50% số đất nói trên đã bị sang tên, chuyển nhượng.
    Theo cơ quan chức năng, chính Chu Minh Tuấn là người đã tự ý điều chỉnh quy hoạch, tăng hàng chục ngàn m2 đất giao cho các cán bộ, quan chức, làm tăng gấp hơn hai lần số người được chia đất so với kế hoạch đã được duyệt. Thậm chí Tuấn cũng đã ?ogửi? và được cấp 90 suất đất cho gần? 70 cán bộ, nhân viên thuộc Sở, trong đó riêng Tuấn và người thân có 5 suất. Hành vi này của Tuấn có dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
    Ngoài ra, ông Đỗ Khắc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND huyện An Hải, đã ký 11 quyết định giao đất cho cán bộ, quan chức, trong đó có nhiều trường hợp cho người thân của mình. Theo một nguồn tin, nhiều khả năng tới đây ông Hòa (mới bị cách chức Bí thư, Thành ủy viên nhưng hiện vẫn là đại biểu HĐND thành phố) và ông Nguyễn Văn Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Dư Hàng Kênh (đã bị cách chức Bí thư phường), cũng bị điều tra làm rõ dấu hiệu của tội trên.
    Gần đây, Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng đã tiến hành rà soát, kêu gọi, khuyến khích những cán bộ đảng viên đã có nhà, đất trả lại đất cấp ở Quán Nam. Tuy nhiên, hiện chỉ có 18 người tình nguyên trả đất, trong đó có 6 cán bộ ở Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chia sẻ trang này