1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin báo chí về đất đai (update)

Chủ đề trong 'Bất động sản' bởi stone_lamp, 18/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội: Sẽ có thêm hàng ngàn chỗ ở cho người dân
    TP Hà Nội đang kêu gọi đầu tư xã hội hóa cho 118 dự án, trong đó có 25 dự án về nhà ở. Như vậy, nhu cầu về chỗ ở sẽ bớt phần bức xúc khi các khu quy hoạch nhà ở đi vào hoạt động.
    Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, khu đô thị mới Tây Hồ Tây sẽ nằm trên địa giới hành chính của phường Xuân La (phường Nghĩa Đô, xã Xuân Đỉnh, xã Cổ Nhuế), tổng vốn ước tính khoảng 314 triệu USD. Một trong các khu đô thị được quy hoạch tại quận Hoàng Mai là khu đô thị Ao Sào thuộc phường Thịnh Liệt với tổng diện tích là 98.887m2. Dự kiến tổng qui mô dân số khu vực này khoảng 2.115 người. Tại quận Hai Bà Trưng, TP cũng vừa có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đất của Cty dệt 8/3 nằm trên địa bàn phường Vĩnh Tuy thành khu đô thị mới. Tại quận Long Biên sẽ xây dựng khu đô thị mới Thượng Thanh thuộc phường Thượng Thanh. Khu đô thị mới Xuân Phương sẽ được xây dựng với diện tích 135 ha tại huyện Từ Liêm.
    Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, đến năm 2025, qui mô dân số đô thị trung tâm không quá 3,7 triệu người, trong đó khu vực nội thị hữu ngạn sông Hồng là 1,3 triệu người; khu vực tả ngạn sông Hồng là 1,55 triệu người.
    Một trong các ưu tiên để giải quyết tình trạng quá tải về mật độ dân số, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khi quỹ đất có hạn, là xây dựng các khu đô thị mới. Ông Hoàng Văn Mạnh - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án, Cty cổ phần đầu tư Xây dựng Hà Nội cho biết: khi hàng loạt các khu đô thị mới mọc lên không chỉ giải quyết nhu cầu nhà ở, hệ thống cơ sở hạ tầng đang ở trong tình trạng quá tải, mà còn tạo nên một diện mạo mới hiện đại và hoành tráng cho thủ đô.
    Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, xây dựng đô thị mới ở Hà Nội thực chất là xây dựng cơ sở để tiếp nhận đầu tư khoa học kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới. Đồng thời, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo đà cho quá trình hội nhập. Môi trường đô thị cũng được cải thiện hơn rất nhiều lần khi các khu đô thị mới đi vào hoạt động.
  2. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư vào bất động sản: Chung cư đắt khách
    Nhiều doanh nghiệp phấn chấn trước dự báo sáng sủa trong năm nay của thị trường bất động sản. Bởi nhiều nhà đầu tư chứng khoán thắng lớn đã đầu tư ngay vào bất động sản. Theo ông Lê Hoàng Châu, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HOREA), mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ngày càng khăng khít.
    Tại Hà Nội, theo Trung tâm giao dịch nhà đất của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, lượng người tìm mua nhà đã tăng lên 20% so với quý III/2006. Căn hộ chung cư được tìm mua nhiều nhất, tăng 30% so với cuối năm 2006. Căn hộ có giá 400-600 triệu đồng là đích nhắm của nhiều gia đình có thu nhập trugn bình. Nhu cầu nhà liền kề và biệt thự tại Trung tâm này cũng tăng nhẹ, lần lượt là 10% và 20%. Tại Trung tâm giao dịch và kinh doanh bất động sản Detech, lượng khách hàng tìm đến mua nhà tăng 200% so với đầu năm 2006. Vài năm trở lại đây, chưa bao giờ nhà chung cư lại sốt như vậy.
  3. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Lạng Sơn: Không hiểu pháp luật hay "hành" dân?
    Ngôi nhà số 31 đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, TP. Lạng Sơn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của vợ chồng ông Nguyễn Xuân Ninh và bà Nguyễn Thị Thảo. Cuối năm 2006, ông bà tặng ngôi nhà này cho con gái là chị Nguyễn Thị Kim Anh. "Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất" đã được họ hoàn thành ở phòng Công chứng số I tỉnh Lạng Sơn. Chị Kim Anh có nguyện vọng đổi tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hẹn 23/12/2006 đến nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    Tuy nhiên đến hẹn, chị Kim Anh được trả lời rằng thủ tục sang tên chưa làm được vì có khiếu nại của chị Lăng Thị Ánh. Chị Ánh vốn là em dâu (em trai chị đã chết) và không hề có liên quan gì đến tài sản mang tên ông bà Ninh - Thảo. Tháng 3/2007, Phòng TNMT TP.Lạng Sơn tổ chức "hòa giải" song chị Ánh không đồng ý, vì thế Phòng không làm thủ tục cho chị Kim Anh.
    Ở sự việc này, ông bà Ninh - Thảo không phải chia thừa kế, chị Ánh cũng không thuộc diện thừa kế, không phải là người đứng tên sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Chị Ánh không thể có quyền khiếu nại liên quan đến quyền định đoạt tài sản của ông Ninh, bà Thảo.
    Lẽ ra, khi nhận được đơn khiếu nại của chị Ánh, Phòng TNMT phải giải thích cho chị Ánh hiểu và bác bỏ yêu cầu vô lý đó. Còn việc chuyển tên đăng ký tài sản từ bố mẹ sang con đã qua những thủ tục hợp pháp, được chính quyền sở tại và cơ quan công chứng xác nhận thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải làm theo luật định.
  4. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Việt Ba "Quỵt suất mua chung cư vì giá nhà lên cao"
    Đầu năm 2005, chị Ngô Thị Nga ở 116 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng TP. Hà Nội đã tham gia góp vốn đầu tư xây dựng chung cư ở 229 phố Vọng. Tổng số tiền góp vốn được Công ty Việt Ba đưa ra là 70% trên trong số tiền của mỗi căn hộ (tính ra khoảng 660 triệu đồng). Số tiền trên sẽ được huy động trong 2 đợt. lần thứ nhất là 30% và lần thứ 2 là 40%. Quyền lợi của bên góp vốn huy động được quy định rõ trong hợp đồng là sẽ được quyền mua căn hộ khoảng 100m2 tại khu nhà đang xây này. Với những nội dung trên,chị Nga hoàn toàn đồng ý góp vốn, chị đã nộp 30% số tiền của giai đoạn 1, tương ứng với 198 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó một thời gian không hiểu sao Công ty Việt Ba luôn lẩn tránh, không cho chị gặp để nộp nốt số tiền còn lại cũng như chuyển giao căn hộ cho chị. Cho đến nay, sau hai năm thi công toàn khu nhà chung cư đã xây xong phần thô và chị được ông Lê Đức Hiền - Giám đốc Công ty trả lời thẳng thừng là không còn căn hộ nào cả. Được biết, dự án xây dựng nhà ở Ngã Tư Vọng là dự án do Công ty đầu tư và xây lắp phát triển nhà Thành ủy Hà Nội làm chủ đầu tư. Sau đó dự án này được Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Ba góp vốn cùng đầu tư xây dựng. Việc huy động vốn sau đó được Công ty Việt Ba đứng ra huy động. Không chỉ có chị Nga mà còn rất nhiều cá nhân khác đã ký hợp đồng với Công ty này để được mua căn hộ giá gốc. Như vậy rõ ràng ở đây có sự không minh bạch, có hay không việc Công ty Việt ban định "quỵt" một suất chung cư vì hiện nay nhà chung cư đang ở thời điểm lên giá? Mặt khác, Sự việc không chỉ có trách nhiệm của Công ty Việt Ba mà còn liên quan tới Công ty Đầu tư và xây lắp phát triển nhà Thành ủy Hà Nội. Liệu Công ty Việt Ba có được chủ đầu tư ủy quyền huy động vốn, bán quyền mua chung cư hay không? Sự việc sẽ được chúng tôi tiếp tục thông tin.
  5. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội: Cưỡng chế GPMB 6 hộ dân tại phường Xuân La
    Sáng 27-4, UBND quận Tây Hồ cùng các lực lượng chức năng đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng (GPMB) đợt 1, 6 hộ dân ở tổ 25, cụm 3, phường Xuân La, thuộc dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây.
    Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Thái Văn Hạ cho biết, 6 hộ trên nằm trong số 21 hộ dân ở cụm 3, phường Xuân La, cố tình không chịu bàn giao mặt bằng để thi công đường kè Hồ Tây. Diện tích GPMB chủ yếu là đất mà các hộ đã lấn chiếm hồ, xây dựng công trình nhà ở kiên cố trái phép. Một số hộ chuyển nhượng đất trái pháp luật, gây khó khăn cho công tác GPMB.
    Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng đã có kết luận, khẳng định dự án đã thực hiện đúng quy hoạch chi tiết được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời chỉ đạo quận Tây Hồ giải quyết những khó khăn vướng mắc để sớm hoàn thành phần còn lại của dự án.
    Ban Quản lý dự án đã tổ chức thanh toán tiền bồi thường và làm thủ tục bàn giao mặt bằng theo đúng kế hoạch, nhưng chỉ có 1/21 hộ đến nhận tiền và ký biên bản bàn giao mặt bằng; 2 hộ bốc thăm nhà tái định cư. 18 hộ không thực hiện quyết định thu hồi đất, không bàn giao mặt bằng sẽ bị cưỡng chế trước ngày 30-5 theo đúng kế hoạch.
  6. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    TP.HCM: ?oMê hồn trận?... thủ tục
    Tại TP.HCM, không chỉ người dân, các doanh nghiệp cũng kêu nhiều về thủ tục liên quan đến nhà đất, xây dựng, qui hoạch. Thủ tục vốn đã rối rắm, cộng với cách giải quyết đẩy đưa của nhiều cơ quan, khiến doanh nghiệp như lâm vào ?omê hồn trận?.
    Giám đốc một Công ty tư vấn xây dựng ở quận Tân Bình, TP.HCM, cho biết sau khi UBND quận 8 đồng ý điều chỉnh dự án khu dân cư phân lô tại phường 16 thành dự án chung cư, đầu năm 2006, Công ty nộp hồ sơ xin thỏa thuận kiến trúc tại Sở Qui hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP. Tại đây, hồ sơ bị ?ongâm? nhiều tháng liền. Mỗi lần chủ đầu tư gọi điện lên văn phòng Sở hỏi thăm tiến độ giải quyết đềuì được trả lời: đang xem xét. Cuối năm 2006, hồ sơ mới được trình lên hội đồng xét duyệt. Theo yêu cầu của hội đồng, chủ đầu tư điều chỉnh giảm bớt dân trong dự án và nộp hồ sơ lại vào tháng 1-2007. Nhưng đến nay hồ sơ vẫn chưa được giải quyết, Sở QH-KT cũng không yêu cầu chủ đầu tư phải điều chỉnh, bổ sung thủ tục gì. Dự án ?ođóng băng?, trong khi chủ đầu tư phải chịu lãi mỗi ngày từ khoản tiền vay để đền bù dự án.
    Ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành cho rằng: tình trạng ?ongâm? hồ sơ không phải cá biệt. Hiện nay, để làm một dự án khu dân cư, chung cư, chủ đầu tư phải trải qua ba giai đoạn với rất nhiều ?ocửa?. Đầu tiên là thỏa thuận với quận, huyện để xác định địa điểm, khu vực có được xây dựng không. Quận, huyện đồng ý rồi tiếp tục thỏa thuận với Sở QH-KT. Nếu được Sở QH-KT chấp thuận, bước tiếp theo là làm qui hoạch chi tiết 1/500, trình UBND quận, huyện xem xét. Sau đó lại phải tiếp tục thỏa thuận với Sở QH-KT. Thỏa thuận xong thì quay về quận huyện phê duyệt. Chỉ riêng giai đoạn này doanh nghiệp phải vượt qua năm bước, với thời gian khoảng hai năm.
    Giai đoạn hai là thẩm định thiết kế cơ sở. Theo qui định, hồ sơ nộp tại Sở Xây dựng. Nếu dự án thuộc khu vực chưa có qui hoạch thì doanh nghiệp phải có thỏa thuận về môi trường, về PCCC với các ngành chức năng liên quan. Khâu này mất 5-6 tháng. Giai đoạn ba là xin phép xây dựng tại Sở Xây dựng. Như vậy để hoàn tất thủ tục một dự án, doanh nghiệp mất 2-3 năm.
  7. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    TP.HCM: Huyện Củ Chi cấp 1.304 ?osổ đỏ? theo quy trình ?omột cửa liên thông?
    Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Củ Chi (TPHCM) Lê Minh Tấn, UBND huyện đã chỉ đạo tất cả các hồ sơ liên quan đến nhà đất từ nay phải nộp tại UBND các xã theo quy trình ?omột cửa liên thông? và nghiêm cấm việc làm ?osổ đỏ? theo cách ?ođi đường tắt?. Các trường hợp cần có giấy tờ đất đai để thế chấp, vay vốn? gấp thì Chủ tịch UBND các xã phải xác nhận và Phòng Tài nguyên - Môi trường căn cứ vào đó giải quyết sớm cho người dân. Trong quý 1 năm nay, nhờ quy trình ?omột cửa liên thông?, huyện Củ Chi đã cấp được 1.304 ?osổ đỏ? (giấy CNQSDĐ). Tính chung, UBND huyện đã cấp ?osổ đỏ? cho 4.744/6.216 trường hợp đủ điều kiện.
  8. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    TP.HCM: Khu đô thị mới Nam Sài Gòn áp dụng phương thức kinh doanh mới
    Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng (PMH) cho biết: ngày 19.5 sẽ công bố dự án căn hộ cao cấp Green View giai đoạn 2. Dự án Green View có tổng giá trị đầu tư khoảng 40 triệu USD, nâng tổng số dự án căn hộ được triển khai của liên doanh này thời gian qua lên 25 công trình. Dự kiến công trình được khởi công vào quý 2/2007, hoàn công vào quý 4/2008 và đưa vào sử dụng 1 tháng sau đó. Tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nhà ở thật sự, Công ty PMH cho biết sẽ áp dụng quy trình kinh doanh mới trong việc giới thiệu sản phẩm. Các thông tin về sản phẩm sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng từ 2-3 tuần trước ngày giới thiệu để khách hàng biết.
    Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm sẽ chuyển khoản vào tài khoản đóng của PMH tại Ngân hàng Vietcombank một khoản tiền tương đương 10% giá trị trung bình của sản phẩm (PMH không sử dụng khoản tiền này vào bất kỳ mục đích nào). Sau đó khách hàng sẽ hoàn tất thủ tục đăng ký tham gia bốc thăm tại Công ty PMH. Sau khi bốc thăm, số tiền đã chuyển khoản sẽ chuyển thành tiền đặt cọc mua nhà nếu khách hàng bốc thăm mua được sản phẩm; khách hàng không mua được, trong vòng 7 ngày sau ngày công bố, ngân hàng sẽ làm thủ tục hoàn chuyển lại số tiền khách hàng cộng thêm phần tiền lãi được tính theo lãi suất không kỳ hạn do ngân hàng công bố tương ứng với thời gian số tiền của khách hàng để trong tài khoản đóng của PMH.
  9. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội: Dự án khu du lịch sinh thái và sân golf Long Biên diện tích 500ha
    UBND thành phố đã có Quyết định giao Cty cổ phần Vincom lập quy hoạch và đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và sân Golf Long Biên. Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Cty CP Vincom cho biết: Khu đất đang được nghiên cứu để lập dự án có diện tích khoảng 500ha, nằm giữa hai cây cầu quan trọng bắc qua sông Hồng là Vĩnh Tuy và Thanh Trì, thuộc địa bàn các phường Long Biên, Cự Khối, Thạch Bàn của quận Long Biên và một phần xã Đông Dư thuộc huyện Gia Lâm. Dự án quy hoạch sẽ bao gồm hệ thống cây xanh đồng bộ với các hạng mục công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật. Tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 1.500 tỷ đồng. Dự tính dự án nghiên cứu quy hoạch tổng thể sẽ hoàn thành vào tháng 7 và bắt đầu triển khai vào tháng 8-2007.
    Dự kiến việc đầu tư được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tập trung xây dựng các công trình ngoài trời. Trong đó có sân gôn 36 lỗ và các công trình phụ trợ trên diện tích khoảng 120 ha. Hệ thống vui chơi, giải trí, mua sắm và ẩm thực có diện tích 5 ha. Một cảng du lịch sông Hồng cũng sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 5 ha, nhằm tạo cơ hội cho du khách trong và ngoài nước tìm hiểu, khám phá thêm về sông Hồng. Dự án cũng dành 20 ha trên tổng diện tích cho hệ thống công viên sinh thái, góp phần tạo không khí trong lành và cảnh quan đẹp cho toàn bộ khu du lịch.
    Giai đoạn 2 sẽ được phát triển với các công trình gồm khu khách sạn nghỉ dưỡng sinh thái, tổng diện tích xây dựng khoảng 20 ha và khu biệt thự nhà vườn cao cấp trên 145 ha mặt bằng. Một khu cây xanh mặt nước sẽ bao quanh dự án với diện tích 102 ha.
  10. stone_lamp

    stone_lamp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    TP.HCM: Lận đận đi làm giấy hồng, giấy đỏ...
    2 năm gần đây, TP.HCM luôn đặt mục tiêu cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhưng trên thực tế, ?ocon rùa? hành chính vẫn diễn ra ở nhiều nơi khiến người dân ngao ngán... ?oĐoạn trường? nhất có lẽ là lĩnh vực làm giấy tờ nhà đất.
    Ông Nguyễn Văn Quý (ở đường Nguyễn Chí Thanh, Q.10) cho biết có mua miếng đất tại phường Bình Trị Đông, Q.Bình Tân bằng giấy tay, có chính quyền địa phương xác nhận. Ông làm thủ tục xin cấp giấy đỏ để xây dựng nhà. Ngày 22-6-2006, ông bắt đầu nộp đơn xin cấp chủ quyền tại UBND P.Bình Trị Đông. Sau nhiều lần yêu cầu bổ túc các giấy tờ liên quan, bốn tháng sau hồ sơ của ông mới được chuyển lên quận. Quận hẹn hai tháng. Trong thời gian nộp hồ sơ tại quận, cứ khoảng 10 ngày một lần, ông Quý lại điện thoại hỏi thăm, nhưng ông hoàn toàn không nhận được yêu cầu nào về việc phải bổ sung hồ sơ.Đúng hai tháng sau, ngày 19-12-2006, UBND Q.Bình Tân lại trả hồ sơ về phường, chỉ với một lý do: hồ sơ của ông Quý thiếu bản chính (dù hồ sơ đã có bản sao) quyết định xử phạt cảnh cáo vi phạm hành chính (do san lấp không phép trên đất ao). Sau khi bổ sung bản chính, ông Quý mang hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ UBND Q.Bình Tân vào cuối năm 2006. Biên nhận hẹn hai tháng sau, tức ngày 28-2-2007 sẽ có kết quả.
    Nộp xong hồ sơ, ông Quý đến đến Phòng Tài nguyên - Môi trường Q.Bình Tân để khiếu nại vì sao không yêu cầu ông bổ sung bản chính quyết định xử phạt mà lại trả hồ sơ về phường, khiến ông phải làm thủ tục lại từ đầu và chờ thêm hai tháng nữa. Một cán bộ Phòng TN-MT hứa trong vòng năm ngày sẽ giải quyết hồ sơ cho ông.
    Để ?otrừ hao?, 10 ngày sau ông Quý mới đến. Và như lần trước, hồ sơ vẫn chưa được giải quyết. Không chịu đựng được nữa, ông làm đơn khiếu nại gửi lãnh đạo UBND Q.Bình Tân nhưng rồi vẫn ?obặt vô âm tín?, không thấy phản hồi. Cố gắng chờ đến ngày hẹn, ông Quý lại lên quận và được nhân viên trả lời: do vướng qui định nên chưa cấp giấy đỏ, nhân viên này không nói cụ thể là ?ovướng? như thế nào.

Chia sẻ trang này