1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin cho những ai muốn sang Mĩ học ĐH

Chủ đề trong 'Du học' bởi JiangWei, 13/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JiangWei

    JiangWei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Thông tin cho những ai muốn sang Mĩ học ĐH

    Since there''s an increasing number of you want to study in US, I decide to post this topic to share some information for you. Please be caution:
    _ This information is for UNDERGRADUATE student, not for GRADUATE student. Those who want to study at master or doctoral level aren''t welcome here. You''d better get into your chosen school''s website and find information (That''s because i''m an undergraduate student, not graduate, I don''t have gut to cross the line)
    _ DON''T ASK ME WHAT YOU CAN FIND SOMEWHERE IN THIS ROOM. Just ask me what you CAN''T find anywhere else, ok?
    Well, it''s time for us to talk something about US colleges requirement:
    + Secondary school record: This is ultimately the most important part of your application form. This part will tell admission officer how you prepare for studying at university''s level. BUT, their way to judge it is a little more different than ours. They are not only care about your GPA but also care about the difficulty of your class. You may have a lower GPA, but if you come from a solid school (LHP, HN Amsterdam, PTNK, for example) or from a hardest class (lớp chuyên, lớp đào tạo HS giỏi....) they WILL consider you EQUAL TO the other applicants. Oh, and keep in mind one thing, my friends: MOST OF subjects in VN secondary school , like math or physic, are HARDER than original secondary school in US Somehow, what you learn from your school is EQUAL to the AP class in secondary school in US (AP = Acceleration Program ---> chính là lớp chuyên)
    + Standardized tests score: TOEFL, SAT I, SAT II, etc.... It''s depend on your chosen school. While some college like Bates (Lewiston, Maine), Barnard (New York) don''t require you take that, many other schools like Princeton (New Jersey), Dartmouth (Hannover, New Hampshire) will need you to take that. In my opinion, Verbal, Grammar and Writing is the hardest parts of these tests Don''t be scared by math, my friends. Like I mention above, the math you learned from secondary school in VN is HARDER than in US. So all you need is spend months to prepare, and math in SAT will be nothing for you
    + Essay: well, this is the most difficult but most powerful part of your application form. Use this statistic: being on top in your class will give you a chance about 50% to get into top school, having about more than 1400/1600 point in SAT will raise your chance to 65%, HAVING A SOLID ESSAY WILL BOOST YOUR CHANCE TO OVER 90% So don''t underestimate it. Like i''ve mentioned before, there are many solid applicant rejected by Harvard just because of their essays
    So what the heck is essay? Why is it so important? Is it same as our writing? Well, generally, no, completely not. Remember: the admission committee don''t require you to analyse about Truyện Kiều or Nhật Kí Trong Tù, don''t be affraid This job IS FOR the EXPERTS, not for you. What they want is through out the essay, they can know ABOUT YOU, YOURSELF. Through out one or more essays, they want to see the real you. Who you really are? What is your character? Is it your character can fixed with the other applicants or not? That''s the information they want to know So don''t analyse about Bình Ngô Đại Cáo or something just because you want to show them you''re the best, otherwise, you''ll regret it
    Now is a little bit about writing your essay. Remember, my friend, there is NO right or wrong topic. You can write ANYTHING you like (unless the college want you to write their topic) There is NO applicant is rejected by top school just because their topic is poor I know many applicants write about their ROOMS, or about their FAVORITE BOOKS So don''t be afraid if you choose a strange topic. The problem is, can you write it effectively? That''s the problem. Also, there is NO fix formula for you. Like I just mention, you can write anything you want. Just remember, be original, be personal, be unique, and your essay would be successful. And, please be caution, there''s no văn mẫu or văn tham khảo here? If you want to use someone''s source, you''d better mention it completely, otherwise, you''ll regret it. Just keep in mind: try as much as you can to write, because essay will be your application''s face. A poor essay (not a poor topic) is like a faceless person. Just try hard to make the admission officer like you, and it''d be very hard for them to reject you, despite of your weak points
    Oh, and one thing. The first one who read your essay WILL BE the assistant officer. Do you know who they are? They''re nothing but graduate students So if you want them to pay attention on you, just look in your friends, try to find out what make them interested much, and jump ahead 4 or 5 years Admission officers, the ones who''ll judge your life, just read what the assistants pass.
    + Letter of recommendation: or you can call "teacher evaluation". I think some of you underestimate this part. In fact, it''s also the most important part Since you can say ANYTHING you want about yourself in essay (personal statement), this is the only way for admission officer to know whether the others think about you. Are they agree with you or not? So try not to underestimate it. In my opinion, you should ask a social science teacher and an English teacher to write your evaluation.
    + Resumé: honor, award, etc.... anything you earn outside school in the last 4 years.
    + Certificate of Financial: I don''t know why so many of you always confuse with that document? Just be honest, tell them as much as you can. This is ESPECIALLY RIGHT if you want to apply for financial aid (I''ll talk about it in a separate topic)

    ---> This is all you need to apply for even top schools in US. Any questions?
  2. wildrock1989

    wildrock1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Just a little curious, where are you studying ^^
  3. JiangWei

    JiangWei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Recently, I''m in.........VN But at the beginning of April, I wonder if these is any school in my list choose me?
  4. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Jiang Wei viết hay quá . Cho chị đóng góp thêm một chút. Chị không có ý định viết cụ thể về quá trình xin học bổng như Jiang Wei mà chỉ muốn làm rõ một số điều dễ gây lầm lẫn, vì cách thức tuyển sinh của các trường bên Mỹ rất khác so với những gì người VN hay hình dung.
    1. Về tuyển sinh đại học ở Mỹ:
    - Trường ĐH bên Mỹ không chỉ có Harvard với Yale như trong các bộ phim và tiểu thuyết. Nước Mỹ có khoảng 3000 trường đại học cao đẳng khác nhau với chất lượng thượng vàng hạ cám, thậm chí có cả các "lò cấp bằng" theo đúng quy luật "có cầu tất có cung". Trong số 3000 này, các trường tốt nhất và dở nhất đều là trường tư.
    - Ở trường tư (private), sinh viên nộp học phí như nhau. Mức học phí này rất đắt, có thể lên đến 30-40 ngàn đôla. Ngược lại, trường công (public) thường phân ra hai mức học phí, một cho sinh viên trong bang và mức kia đắt gần gấp đôi dành cho người ngoài bang (bao gồm cả sinh viên quốc tế). Nhưng cả hai mức học phí này vẫn rẻ hơn ở trường tư.
    - Để bù lại học phí đắt đỏ, ở bậc đại học, học bổng của trường tư dồi dào hơn do đóng góp từ các quỹ tư nhân. Các trường công, nhất là trường ở quy mô tiểu bang, thường ?ochăm lo? nhiều hơn cho sinh viên bang mình. Nói như thế không có nghĩa là trường công không có học bổng dành cho sinh viên quốc tế. Các trường lớn, uy tín mang tầm ?onational? vẫn có commitment với SV quốc tế như thường.
    - Các trường ĐH Mỹ không chỉ cấp học bổng cho những sinh viên giỏi (gọi là merit-based scholarship) mà còn trợ cấp cho bất kỳ ai có đủ năng lực học đại học nhưng nghèo, không đủ tiền theo học (gọi là need-based financial aid). Cái need-based này gần giống kiểu học bổng dành cho gia đình chính sách, vùng sâu vùng xa của VN. Điều khác biệt là ở Mỹ, financial aid có giá trị lớn, không lèo tèo như ở VN. Bởi vì nền giáo dục Mỹ quan niệm: không một sinh viên nào có đủ khả năng học đại học lại bị tước mất cơ hội học hành chỉ vì thiếu tiền. Do đó, bọn SV Mỹ nghèo thì được hỗ trợ bởi ngân sách giáo dục của bang, liên bang, SV quốc tế nghèo thì tìm đến nguồn quỹ riêng trong các trường đại học. Các trường top ở Mỹ đều là tư bản gộc, rất giàu nên nếu nó chấp nhận mình vào học thì cũng trợ cấp cho mình ăn học luôn. (SV VN xét theo tiêu chuẩn Mỹ thì ai mà chẳng nghèo.) Khoản tiền trợ cấp này thường bao gồm một phần cho hẳn, một phần là work-study, một phần cho vay (if applicable)? sao cho cộng lại sẽ gần đủ trang trải các chi phí cho việc học tập của sv. Nhân tiện nói luôn, về mức độ giàu có của các trường top của Mỹ thì các ĐH Anh, Úc? không thể so sánh được. Bên Anh toàn học bổng khoảng 1000-3000 bảng Anh, ai được trường cho 50% học phí là tốt lắm rồi. Không chỉ tiền cho sinh viên mà lương cho giáo sư cũng có vẻ kém cạnh tranh hơn. Tôi còn nhớ có đọc một bài của Vietnamnet nói về một giáo sư sử học nổi tiếng được cả Oxford và Harvard mời, cuối cùng ông đã chọn Harvard vì trường này đề nghị mức lương gấp? 6 lần Oxford!!!
    - Merit-based dành cho bậc đại học được cấp lẻ tẻ và ít tiền (dĩ nhiên cũng có ngoại lệ, xem thêm topic của Jiang Wei về financial aid), vì vậy sinh viên quốc tế hay xin dạng need-based hơn.
    (Có một website khá nổi tiếng chuyên tìm học bổng merit-based là www.fastweb.com .)
    - Cách thức xin học / xin học bổng ở Mỹ cũng rất khác. Có lẽ không có việc xin học ở nước nào lại đòi hỏi sinh viên phải chủ động như ở nước Mỹ. Thông tin về các trường tốt, nhiều tiền không tự nhiên xuất hiện và hầu như chẳng bao giờ có ở chỗ công ty tư vấn du học. Ta phải tự lực tìm kiếm qua các website (collegeboard, usnews, ets, princetonreview, iievn?), forum (TestMagic, HAO, vietabroader, us-guide, svduhoc, duhocvn?) hỏi những người đi trước (như Jiang Wei trên ttvn này ), tự vào website của trường xem application requirements, procedures, hỏi han những điều cần thiết, tự apply, thậm chí sau khi được nhận rồi còn có thể thương lượng với trường để tăng mức học bổng nữa.
    Dĩ nhiên điều này áp dụng cho người xin học bổng trực tiếp của trường ĐH Mỹ, chứ với những người có nguồn tiền khác (như học bổng chính phủ, học bổng của trường ở VN, học theo chương trình đào tạo liên thông giữa ĐH VN và nước ngoài, học tự túc?) thì có lẽ không phù hợp lắm.
    - Trong việc xét tuyển, Mỹ có lẽ là nước tiến bộ nhất khi đánh giá năng lực thí sinh về nhiều mặt. Đúng hơn, trường ĐH Mỹ có quan tâm đến điểm số nhưng không coi đó phương thức duy nhất thể hiện năng lực sinh viên. Họ thừa biết, việc chênh nhau vài chục điểm SAT không nói lên ai giỏi hơn ai cả. Thậm chí, chỉ cần chịu khó ?ocày bừa? thật lực thì điểm SAT, TOEFL của sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ còn cao hơn sinh viên Mỹ. Hơn nữa, các trường cũng không muốn thấy những cỗ máy chỉ biết học, họ muốn cộng đồng sinh viên của mình đa dạng phong phú với những sinh viên có background và năng lực khác nhau. Vì vậy, học sinh VN nếu không học ở trường chuyên lớp chọn, được trên 9 phẩy hay được giải quốc gia quốc tế thì cũng không phải mất hết cơ hội. Một phần rất quan trọng của hồ sơ xin học là bài luận, thư giới thiệu, các hoạt động ngoại khóa? Chúng giúp người tuyển sinh hiểu rõ con người bạn, tính cách, sở thích, niềm say mê của bạn, bạn nghĩ gì về cuộc sống, về việc học hành, rồi nền văn hóa nơi bạn sinh ra, khả năng giao tiếp xã hội, sự trưởng thành của bạn? Nếu thể hiện tốt, độc đáo, cá tính, bài luận có thể trở thành yếu tố quan trọng nhất giúp bạn đuợc nhận vào trường ĐH ở Mỹ.
    - Đào tạo ĐH ở Mỹ hướng tới phát triển toàn diện cá nhân. SV đến trường không chỉ để học mà còn tham gia các đội thể thao, đi thực tập, tình nguyện, đi học thêm ở các trường khác, nước khác (nhiều tiền mà). Đặc biệt, khoảng 2 năm đầu SV được học các môn cơ bản gồm cả tự nhiên lẫn xã hội, khi đã ?othử? qua nhiều hướng khác nhau rồi mới chọn ngành nào mình thấy phù hợp nhất (declare major). Đây có lẽ là điểm hay nhất vì học sinh mới tốt nghiệp trung học có mấy ai đã xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình đâu. Cũng vì thế, khi xin học thí sinh không cần nói mình muốn học ngành nào, trừ phi có niềm say mê thực sự.
    - Một số con đường mà học sinh VN hay đi:
    + Sang Mỹ học lớp 12 theo diện trao đổi văn hóa (hoặc đi theo học bổng của một trường trung học nào đó) rồi apply vào ĐH Mỹ.
    + Học hết học kỳ 1 lớp 12 / hết kỳ 1 năm thứ nhất ĐH ở VN rồi apply.
    + Học A-Level ở Anh, trung học ở Sing, New Zealand..., học chương trình International Baccalaureate (Bằng phổ thông trung học quốc tế) ở một trường nước ngoài (ví dụ như United Word College) rồi apply sang Mỹ.
    + Học community college theo diện trao đổi văn hóa rồi transfer sang ĐH 4 năm (các trường công ở Mỹ hay có một số chỉ tiêu dành cho những người transfer từ CC)
    Được amor sửa chữa / chuyển vào 01:24 ngày 15/09/2006
  5. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    2. Về học sau đại học (graduate study):
    - Ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ, SV đến trường chỉ để học, làm và nghiên cứu. Không còn thời gian ăn chơi nhảy múa như 4 năm đại học nữa. Mối liên hệ giao tiếp cũng không còn rộng trong cả trường nữa mà bó hẹp trong khoa, ngành mình học. Điều này dễ hiểu vì người Mỹ coi graduate study là học cao hơn, chuyên sâu hơn về một lĩnh vực cụ thể, chỉ những ai cần lấy thêm kiến thức để hỗ trợ cho công việc của mình thì mới đi học. Người xin học phải biết rõ mình muốn làm gì, nghiên cứu lĩnh vực gì, mục tiêu nghề nghiệp như thế nào? không phải học để lấy cái danh.
    - Việc so sánh trường công-trường tư không còn mấy ý nghĩa, vì ?otiền? và ?oquyền? đều nằm ở các trường con (school) hay khoa (department). Khoa nào mạnh, giáo sư kiếm được nhiều đề tài nghiên cứu hơn ắt sẽ có nhiều tài trợ, nhiều việc làm hơn cho sinh viên. Chính vì thế khi chọn trường người ta phải xét trong từng ngành học cụ thể. Chẳng hạn Harvard cực mạnh về y, luật, kinh doanh, quản lý nhà nước? nhưng ngành công nghệ thông tin của Harvard lại thua kém nhiều trường khác.
    - Tính chất học bổng sau đại học cũng ngược lại với đại học. Quan niệm ?oai đủ năng lực đều được tạo cơ hội đi học? đã chấm dứt, quá trình tuyển sinh trở nên chọn lọc hơn. Các giáo sư chỉ chọn người giỏi làm assistant cho mình, mà tiền trả cho assistant chính là tiền học bổng chứ đâu xa. Vì thế, trợ giúp tài chính kiểu need-based gần như chỉ còn dành cho SV Mỹ dưới dạng cho vay, còn lại ai giỏi hơn sẽ được tiền bất kể Mỹ hay quốc tế. Điều đó dẫn tới một nghịch lý: kể cả thằng giàu cũng nên xin assistantship, scholarship.. vì nếu ở trong top candidates, anh ta sẽ được ?otrợ giúp tài chính? và sẽ không mất một xu nào để theo học.
    - Học thạc sĩ (master) ít có học bổng hơn tiến sĩ (PhD). Chương trình tiến sĩ ở đây tức là 2 năm học các môn như thạc sĩ, cộng với 2 đến 3 năm làm luận án. Mới nghe qua tưởng như nghịch lý: tiến sĩ là bậc học cao hơn, chắc phải khó kiếm học bổng hơn chứ? Nhưng điều này thật ra rất dễ hiểu nếu ta biết rằng đa phần ?ohọc bổng? sau đại học mà trường cho chính là tiền làm trợ lý nghiên cứu, trợ giảng cho giáo sư. Vậy các giáo sư thích một người cam kết học 5 năm để đi giảng dạy, nghiên cứu hơn hay một người chỉ học 2 năm, sau đó chạy tuốt ra ngoài đầu quân cho một công ty tư nhân nào đó? Chương trình thạc sĩ có tính ứng dụng thực tế hơn tiến sĩ, vì vậy nó trở thành ?ocần câu cơm? của các trường đại học. Để tránh phải mất tiền, thí sinh hay đối phó bằng cách xin học tiến sĩ, sau khi học hết 2 năm, nhận được cái chứng chỉ ?omaster in passing? rồi thì ?obùng?. Dĩ nhiên trường nó thừa biết điều này, vì thế xin nhập học (admission) cho PhD khó hơn master, mặc dù dễ được cho tiền. Vả lại 2 năm học đầu tiên của PhD track cũng nặng tính lý thuyết hơn 2 năm của Master track.
    Được amor sửa chữa / chuyển vào 01:16 ngày 15/09/2006
  6. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    3. Về một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn cho người nước ngoài: university, college, community college, liberal arts college, faculty...
    - Người VN mình hay dịch ?ouniversity? là đại học, ?ocollege? là cao đẳng, do đó nghĩ rằng học college kém hơn university . Nhưng thực ra, người Mỹ gọi bậc đại học là college, sinh viên đại học là college student. Những trường nào chỉ tập trung vào đào tạo đại học (có thể có thêm master) thì được gọi là College. Những trường nào đào tạo cả đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, tập trung nhiều vào nghiên cứu thì là University.
    Về phân cấp hành chính từ lớn đến nhỏ thì nó như thế này: University (trường lớn) --> school/college (trường con chuyên đào tạo về một mảng nào đó hoặc đào tạo đại học) --> department (khoa).
    Chú ý VN mình dịch khoa là faculty, bộ môn nhỏ hơn là department, nhưng với người Mỹ, từ ?ofaculty? chỉ toàn bộ giảng viên, giáo sư trong một khoa, ?ostaff? chỉ khối nhân viên làm nhiệm vụ hành chính. Vì vậy ai muốn tìm danh sách giáo sư trên website để liên lạc thì phải tìm đến đường link ?ofaculty?.
    - Các trường cao đẳng cộng đồng (Community College): là những nơi đào tạo 2 năm, cấp bằng cao đẳng (Diploma). Sau đó sinh viên có thể học lên 2 năm tiếp theo ở một trường đại học khác để lấy bằng đại học (Bachelor).
    - Liberal Arts College (LAC): là những trường tư thục nhỏ, giàu có, chuyên đào tạo đại học. Những trường này tin rằng một nền học vấn toàn diện (well-round) là rất cần thiết để thành đạt trong cuộc sống sau này, vì vậy thời lượng các môn liberal arts, gồm khoa học (tự nhiên, xã hội) và nghệ thuật, chiếm hơn nửa giáo trình giảng dạy. Dĩ nhiên sinh viên vẫn chọn chuyên ngành của mình, song ít có những ngành mang tính học nghề (vocational) như kế toán, ngân hàng, y tá? Tuy ít nổi tiếng hơn so với university vì nhỏ, không có nghiên cứu sau đại học, nhưng các trường này cũng rất chất lượng. Các liberal arts college hàng đầu như Williams, Amherst, Swarthmore? đào tạo đại học không hề thua kém các trường lớn như Harvard, Princeton, Stanford? Bản thân Harvard College ?" trường con của Harvard University ?" cũng được tổ chức theo mô hình LAC. Hơn nữa, tuy học phí đắt nhưng các LAC lại lắm tiền, vì vậy cũng là một lựa chọn hấp dẫn cho sinh viên nước ngoài.
    (Năm ngoái hay năm kia gì đó, Williams College có đến VN mình tuyển sinh. Khi tin này xuất hiện bên box Mỹ, rất nhiều người không tin nổi làm sao lại có trường nào hào phóng đến mức ?obao? toàn bộ chi phí ăn học cho sinh viên VN, và đã phản đối với suy nghĩ rằng ?ocủa rẻ là của ôi?, tạo nên một cuộc tranh luận nảy lửa. Thực ra, LAC không có ý nghĩa gì với những người đi học sau đại học, nên nhiều người không biết đến nó cũng là điều dễ hiểu. Nhưng thực tế là một loại trường như thế, và nó chịu đến VN tức là đã coi trọng học sinh mình rồi đó. Năm nay Lafayette sang VN, ai quan tâm thì ghé vào Vietabroader hay HAO xem thêm nhé. )
    Được amor sửa chữa / chuyển vào 23:45 ngày 14/09/2006
    Được amor sửa chữa / chuyển vào 01:09 ngày 15/09/2006
  7. JiangWei

    JiangWei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Wao, you make me impressed, amor
    Xác nhận lại 1 điều là tất cả những gì cả amor lẫn mình nói đều là sự thật. Nếu bạn muốn kiểm chứng những thông tin này, có thể tự nhiên đến IIE để hỏi. Keep in mind, my friend, there will be NO study abroad agency can help you to have a full finaid. YOU are the one who can help yourself.
    Bổ sung thêm 1 tí cho ý kiến của amor. Có 1 số RẤT HIẾM các liberal arts college có thể đào tạo đến bậc tiến sĩ (doctoral) & sau tiến sĩ (first professional). Dartmouth chính là 1 ví dụ. Đặc biệt những ai có tham vọng trở thành bác sĩ nên biết Dartmouth Medical School chính là the best medical school in US (maybe in the world) ---> so give it a try, my friends.
    Về vấn để need-based, xin lập lại là có 1 tí hơi khác biệt mà các bạn nên để ý. Trong khi 1 số trường rất giàu có hào phóng (Harvard, Bates, Amherst, Princeton hay Swarthmore) rất thoải mái về vấn đề này - chỉ cần bạn được nhận, tiền bạc ko là vấn đề. Oh, you''''re a newly student? congratulation. You don''''t have enough money? No problem, we''''ll pay the rest), BESIDE, như mình đã đề cập đến trong topic riêng về finaid, 1 số trường (Bates, Harvard...) còn cho luôn tiền để bạn : traveling through out the world (that''''s why I love Bates), do whatever you like, buy a new winter coat (Harvard) or even a new laptop(Princeton, Harvard, Williams, Amherst)---> Cho nên các bạn đừng bao giờ cho rằng "của rẻ là của ôi", làm vậy tức là tự đánh mất 1 cơ hội vô cùng quí báu đấy. Trong khi đó thì có 1 số trường (Stanford, Duke, Caltech or Tuft) lại CHỈ tài trợ cho 1 số SV ưu tú nhất ---> tui vẫn chả hiểu tại sao????? Bọn này cũng giàu đâu kém cạnh Harvard hay Princeton? ----> Thế cho nên bạn nên lưu ý kĩ trước khi nộp đơn vào trường, xem kĩ need-based finaid của trường có gorgenous or not?
    Về vấn đề study abroad agency, như mình và 1 số bạn khác (kể cả amor) đã đề cập đến: ĐỪNG BAO GIỜ MƠ LÀ HỌ SẼ GIÚP BẠN CÓ ĐƯỢC 1 FINAID PACKAGE THỰC SỰ. Cùng lắm là giảm cho bạn được khoảng 30 hay 50% mà thôi. But, are you sure you can manage to pay the rest? I don''''t think so. Và còn 2 điều nữa các bạn nên để ý:
    _ Học phí của ĐH Mĩ mỗi năm tăng TB 3 ---> 5%. Thế nên ko phải năm nào cũng như nhau đâu.
    _ Những trường cần đại diện (Western Michigan, for example) là những trường KÉM, CẦN SV QUỐC TẾ ĐỂ CÓ TIỀN BÙ VÀO NGÂN SÁCH. Những top school hàng đầu như Williams, Amherst, Harvard, Stanford KO BAO GIỜ cần ai đại diện tất. Kể cả Ministry of Education&Training của VN còn chưa dám lên tiếng đại diện cho mấy lão gộc đó thì làm quái gì có cái cty nào dám đại diện? Và tại sao lại phải tự hạ thấp mình để chui vào mấy trường công quảng cáo đó? Tại sao bạn chưa cố gắng hết sức đã cho rằng mình ko thể vào top school? Ko chỉ vì danh tiếng, học ở top school - ngoài lợi ích có finaid dồi dào - mà còn rất nhiều, rất nhiều quyền lợi khác mà bạn có nằm mơ cũng ko ngờ tới. Ví dụ như Stanford. Có rất nhiều cty đặc trụ sở ngay trong campus của trường. Cho nên nếu bạn học giỏi, tự khắc bạn sẽ rất dễ có việc làm mà chả quái gì phải chạy vậy khắp nơi tìm việc cả ----> Like I always say: DO NOT underestimate yourself. Just forget about what everyone else said and keep trying ---> You may suprise with what you can do. Như mình đã nói, KO BAO GIỜ có 1 công thức chung nào để bạn vào được trường lớn cả. Đừng vọng tưởng bạn là super star trong trường, SAT trên 2200 (phiên bản mới) thì chắc chắn sẽ được nhận. Có ko ít người vì ko thể thể hiện bản thân được trong essay đã bị LOẠI, ngay cả khi background của họ cực kì khủng khiếp. Trái lại cũng có ko ít "bình dân học sĩ", chẳng có cái huy chương vàng quốc tế nào, nhờ thể hiện bản thân 1 cách rõ nét trong essay đã được NHẬN vào ngay cả Harvard hay MIT đấy. Nó hoàn toàn khác ở VN. Họ muốn nhận ko phải là 1 thằng ngốc chỉ biết ôm cuốn sách, mà là 1 SV ko chỉ biết học mà còn phải biết sống, có thể hoà nhập vào campus community & nhất là đem đến 1 cái gì mới mẻ cho environment trong trường. Bạn nên biết Harvard nhận ngay cả SV ở những vùng nghèo nhất ở Bắc Phi thì vô lẽ lại ko nhận dân Việt mình
    Được JiangWei sửa chữa / chuyển vào 07:42 ngày 15/09/2006
  8. JiangWei

    JiangWei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Cũng chẳng có gì lạ. Bạn nên biết 20 trường ĐH giàu nhất thế giới thì có khoảng 70% là của Mĩ Bạn có biết Harvard có tài sản bao nhiêu ko? 22 tỉ Thế cho nên tài trợ cho bạn 1 năm 4 50000 $US chỉ như con cọp rụng cọng lông thôi.
    Về vấn đề transfer thì hơi ngặt 1 tí. Có 1 số trường (Cornell, Columbia....) chỉ tài trợ cho FRESHMAN, ko tài trợ cho TRANSFER. Còn nữa, khi bạn transfer, chỉ có 1 chủ đề cho bạn trong essay ---> tại sao bạn muốn chuyển trường? Thế cho nên transfer thực tế cũng ko nhẹ hơn tí nào đâu, đừng mơ mộng nghe bọn tư vấn du học nhé
  9. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    À, đi theo kiểu này tức là học 2 năm community college rồi chuyển sang trường đại học học tiếp 2 năm nữa đó, chứ không phải là học lại cả 4 năm. Nghe đứa em mình nói các trường công của bang thường có một số suất học bổng cho top students đến từ community colleges của bang đó. Mà cái kiểu community college có cả ông bà già với người lao động lớn tuổi đến học thì những sv VN chăm chỉ chúng ta không khó lắm để đứng top đúng không? Theo mình cách này cũng không có gì đáng nghi cả, chỉ cần check lại hai điểm: 1, học bổng nó cho nhiều cỡ nào; 2, nó có cho sinh viên nước ngoài như mình không, hay lại chỉ dành cho permanent residents của bang nó. Những thông tin này chỉ cần làm vài quả click chuột là xong.
  10. wildrock1989

    wildrock1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    :-? Học CC ra mà app vào ĐH thì sẽ với danh nghĩa freshman chứ ko fải transfer. Bạn chỉ đc transfer khi đang học ở một college/university tương đương ;).
    Thêm một điều nữa là CC rẻ hơn so với 4-year school thật, nhưng trông chờ vào hb của nó thì cũng không nên .

Chia sẻ trang này