1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin Jazz & Box Jazz. ?T??T? ?-?NEW: link vao box: ttvnol.com/jazz.ttvn?-" !!!

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi luchaunhi, 20/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kami

    kami Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Tội bác thật. Ở Sing vé rẻ lắm. Vé cho student chỉ bằng một nửa của standard ticket, có loai $24 và $34 (tương đương khoa?ng 200000 hay 300000 ở nhà), rẻ hơn nhiều so với các nghệ sỹ khác (ví dụ vé Eric Johnson gần $100, vé Dream Theatre cũng hơn $100) và cũng rẻ hơn so với vào bar ngồi uống nghe nhạc. Anyway, should go and enjoy it.
  2. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    cuối tuần vừa rồi tdev đi xem 1 show nhạc jazz của tay Jazz Guitar nổi tiếng nhất của Thái : PRODE THANAPAT . Rất ấn tượng !
    vốn dĩ tdev ko thích guitar lắm nhưng hôm đấy đi nghe thấy rất hay. dàn nhạc gồm Prode: guitar, 1 tay double bass và 1 sax đều người Thái , ngoài ra còn có 1 piano và 1 trống người nước ngoài . Họ chơi rất ăn ý, các bài đc chơi 1 số nằm trong album cũ , 1 số chơi lại của nghệ sĩ lớn (có cả 1 bài của Pat Metheny, để xem cuối tháng này Pat chơi sẽ như thế nào) và 1 vài bài trong album sắp ra mắt . Tdev đặc biệt thích những bài trong album mới, nhất là bài cuối cùng , 1 bài chưa có tên.
    Các nghệ sĩ trong dàn nhạc chơi ngẫu hứng rất hay nói lên trình độ của họ, và sự phối hợp lâu năm. Những khán giả trong khán phòng khảong 300 chỗ ngồi tại Trung tâm văn hoá cũng góp phần đem lại ko khí sôi nổi và thành công cho buổi diễn. Họ cổ vũ nhiệt tình , lúc ngồi nghe người thì trầm ngâm đung đưa , trẻ trẻ thì người cứ giật giật như lên cơn .
    Prode đã đi học tại trường Berklee College of Music ở Boston , đc dạy bởi Gary Burton, John Scofield, John Abercrombie và Charlie Banacos. Sau khi tốt nghiệp Prode đi lưu diễn nhiều nơi tại M4 cùng nhiều nghệ sĩ trong đó nổi lên như Lisa Fisher, Barry White và Kool and the Gang.
    13 năm xuất ngoại , cuối cùng Prode quay trở về Thái tham gia việc dạy nhạc và fát triển fong trào Jazz tại đây.
    Tiếc là tdev ko đem cái gì để chụp hình cho các bác xem. Hy vọng đến 1 lúc nào đó phong trào và các hoạt động Jazz nội địa của chúng ta sẽ phát triển vượt bậc.
  3. tdev

    tdev Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    thứ 7 vừa rồi tdev cũng đi xem triển lãm Hi-Fi Exhibition ở đây . Triển lãm này mới bắt đầu từ năm nay nên cũng ko đông lắm và chưa chuyên nghiệp. tuy nhiên thu hút nhất là các phòng nhạc của các shop bán đồ hi-end họ thuê tại trung tâm triển lãm . Thật là tuyệt, mỗi phòng như vậy, mỗi cty, họ độc quyền 1 vài nhãn hiệu cả loa lẫn thiết bị toàn tiền chục ngàn $ , nhìn mà thèm quá ....
    tdev ngồi nghe ở từng phòng, hầu hết các phòng họ đều mở jazz, vocal (thế mới là nhạc chính nghĩa chứ lị ) . cảm nhận mỗi bộ đều khác nhau nhưng fải công nhận là hay , rất hay . Ấn tượng nhất cho tdev là khi nghe Take Five của Dave Brubeck bằng đĩa LP , nghe trên 1 dàn nhìn cực kì khủng bố với đủ các kiểu bộ lọc , dây dẫn thì to kểnh càng nhìn cứ như dây dẫn máy lạnh . Loa mới là đặc biệt nhất , tớ ko biết hiện nhưng thiết kế rất lạ , nó như thế này:
    |
    |
    |___
    |___|
    cái hộp ở dưới là thùng loa với 1 (or nhiều loa nhỏ, phòng nghe tối quá nên cũng ko rõ) còn phía trên là 1 tấm lưới thiết kế đặc biệt , có lẽ tác dụng cúa nó là để rung âm từ dưới ?!
    anw, 1 âm thanh tuyệt vời của Take Five , dù nghe cả trăm lần rồi nhưng lần nghe này có những âm mà có lẽ tớ chưa bao giờ đc nghe đã hiện ra . fê đê mê !!!
    ............. giá mà ........................
  4. dinga

    dinga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Jazz đương đại lên ngôi
    Nói đến nhạc jazz, trước nhất phải nhắc đến làng jazz ở Mỹ. Và điểm son đánh dấu jazz Mỹ năm 2005 là sự khẳng định của dòng jazz bảo thủ, lịch thiệp và dễ cảm nhận.

    Album At last... the duets Album của Kenny G. Ảnh: Amazon.
    Bằng chứng là hai album đứng đầu bảng xếp hạng các đĩa nhạc jazz bán chạy nhất trong năm. Đó là It?Ts time của nam danh ca trẻ tuổi Michael Bublé, người Vancouver, Canada (cover lại theo phong cách jazz tuyệt tác Can?Tt buy me love của The Beatles), và album At last? the duets album của ngôi sao kèn saxo Kenny G. Album của anh đã ngự trị trên đỉnh cao Top album jazz đương đại, mang về cho anh danh hiệu Nghệ sĩ jazz đương đại số một trong năm.
    Thực tế jazz dễ nghe chiếm lĩnh trái tim giới thưởng thức còn được đánh dấu bởi sự tiếp tục "đắt hàng" của 3 album "best-selling" năm 2004. Đó là The girl in the other room của Diana Krall (nay cũng có album nhạc Giáng sinh theo phong cách jazz là Christmas songs), When I fall in love của Chris Botti và Only you của Harry Connick Jr. Nhưng jazz kinh điển vẫn tồn tại vững vàng với một số album tập hợp những ghi âm từ cách nay 40 năm hoặc 60 năm nhưng nay vẫn bán rất chạy. Có thể kể đến Town Hall, New York City của Dizzy Gillespie và Charlie ?oBird? Parker (ghi âm ngày 22/6/1945); One down, one up: live at the half note (1965) của John Coltrane và tuyệt tác At Carnegie Hall (1957) của Thelonious Monk Quartet. Bản nhạc này đã được đề cử Grammy 2006.
    Trong khi đó các album jazz thử nghiệm, Same mother của Jason Moran và Radiance của Keith Jarrett không khác gì những ngôi sao xẹt ngang bầu trời rồi tắt lịm. Còn những tài năng trẻ, như Amos Lee với biệt danh ?oNorah Jones nam? và album mang họ tên mình, thì chưa thực sự khẳng định được vị trí trong trái tim người thích nhạc jazz.
    Công chúa jazz hát nhạc Giáng sinh

    Dian Krall, công chúa jazz hát nhạc Giáng sinh. Ảnh: Vervemusicgroup.
    Được dinga sửa chữa / chuyển vào 09:31 ngày 30/03/2006 [​IMG][​IMG]
    Được dinga sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 30/03/2006
  5. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Ánh Tuyết - Từ "Gái xuân" đến... mệnh phụ jazz ​
    Đầu tháng Tư, Ánh Tuyết vừa phát hành một loạt 3 album. Trong đó đáng kể nhất là "Đi tìm" - Một album dành hoàn toàn cho jazz - loại nhạc ít ai ngờ chị có thể hát được.
    [​IMG]
    Với album này, người nghe sẽ được biết ?ogiọng hát thứ hai? của chị. Có thể nói Ánh Tuyết đã thành công.
    Nếu chỉ nghe Vết lăn trầm, Những phút giây qua, Mùa thu cánh nâu? nhiều người sẽ không nghĩ đó là Ánh Tuyết. Chị hát bằng giọng thật - ngang với nữ trung, trong khi giọng Ánh Tuyết vốn nữ cao. Qua đó, có thể thấy một âm vực rộng hiếm có đối với ca sĩ trong nước.
    Đi tìm là một trong không nhiều những album hiện nay mà ta có thể nghe đi nghe lại. Mỗi bài trong album đều đã qua sàng lọc trong quá trình ca hát của Ánh Tuyết.
    Một số bài như một sự tái hiện có nâng cao giai đoạn hát nhạc nhẹ ít người biết của chị trên sân khấu đoàn ca nhạc Hải Đăng vào những năm 1980. Khi đó Ánh Tuyết vận cả áo da với nhiều tua rua ở tay, vai, đi gộc và có lần quậy quá, văng cả gộc xuống khán giả?
    Bây giờ, chị mới tiết lộ: ?oHồi nhỏ, tôi đã thích nhạc jazz nhưng vì mình còn bé, mọi người bảo mình hợp này hợp kia thì mình cứ theo? Đến năm 1993 - 1994 ở quán Nhạc sĩ, tôi tình cờ hát một bài của anh Từ Huy có chất jazz, thì Từ Huy và mấy anh nhạc sĩ chậc lưỡi: ?oTuyết bay vào dòng nhạc jazz coi bộ hay! Lúc đó, mình còn mới mẻ với đất Sài Gòn quá, mình cũng còn nhiều ước vọng chưa làm được nên cứ phải từ từ, cái này chưa xong thì không thể bay qua cái kia được?.
    Hơn 10 năm qua, Ánh Tuyết đã gây dựng sự nghiệp bằng tác phẩm Văn Cao và nhạc tiền chiến và luôn xuất hiện trong tà áo dài thướt tha chấm gót. Giờ đây, với những bài trong Đi tìm, ta có thể hình dung một Ánh Tuyết biến hình như một? mệnh phụ jazz.
    Có bài như Hãy khóc đi em (Trịnh Công Sơn), chị vẫn hát bằng giọng cao sở trường. Đặc biệt với Xóm đêm (Phạm Đình Chương), Ánh Tuyết phát huy được thế mạnh ở những đoạn trữ tình, làm cho bài hát - sẽ là sến với bản phối quen thuộc - trở thành một kiểu jazz ngọt ngào rất Việt Nam.
    Lời chim (nhạc sĩ Trần Dũng ?" anh ruột Ánh Tuyết) lại là dịp để Ánh Tuyết khoe khả năng? hót như chim của mình. Ánh Tuyết hát Lời chim từ khi 16 - 17 tuổi theo kiểu rock, ?ogằn? chứ không đằm như bây giờ.
    Đi tìm - bài hát chủ đề là một sáng tác nữa của Trần Dũng mà mãi tận bây giờ mới được em gái ?olăng xê?. Chị những muốn anh mình được ?ohữu xạ tự nhiên hương?? Hai bài này cũng đã được Đàm Vĩnh Hưng ?ođăng ký?.
    Trong quá trình thu đĩa Đi tìm, Ánh Tuyết tâm sự: ?oĐể hát nhạc jazz thì biết hát, có giọng là một chuyện, bên cạnh đó phải có độ chín muồi theo thời gian. Tôi không khẳng định tôi hát jazz hay, nhưng hơn 2 năm qua, tôi cũng đã thử nghiệm một số bài Vết lăn trầm, Thúy đã đi rồi, Mùa thu cánh nâu? được công chúng công nhận và hoan nghênh thực sự?.
    Nhưng việc thu album vẫn kéo dài ngày này qua ngày khác vì một số lý do, có cả sự thận trọng trong xử lý theo một phong cách mới. Cho đến một ngày cuối tháng 12 (khoảng 1 tuần trước đêm công diễn show diễn kỷ niệm 35 năm sự nghiệp), chị dẹp hết mọi công chuyện, quyết hết mình với jazz.
    Toàn bộ 9 bài hát trong album đã được hoàn tất phần thu hát trong vòng 4 giờ đồng hồ, từ 16 - 20 giờ. Ánh Tuyết đã không phân vân cho xóa toàn bộ những gì (7 - 8 bài) đã thu trước đó.
    Ánh Tuyết dự tính biên tập album jazz thứ hai và sẽ khẩn trương ra 2 album nhạc Trịnh Công SơnPhạm Duy.
    © Tiền Phong (19/04/2006 )
  6. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm jazz trong nhạc Việt​
    Chiều thu nắng vàng, bạn vào một quán cà phê có gu ở Hà Nội, một giai điệu tiền chiến vang lên: rất có thể bạn đang thưởng thức tiếng saxophone của Phan Anh Dũng từ CD Suối mơ (2003).
    Suối mơ là một đĩa hòa tấu jazz-pop tập hợp chín ca khúc tiền chiến và sáng tác Đón xuân (Phan Anh Dũng viết cùng Tuấn Nghĩa), dễ nghebán khá chạy, đã tái bản đến lần 3. CD đầu tay của Phan Anh Dũng phát hành năm 1998, cũng gồm các bản nhạc tiền chiến và nhạc Trịnh.
    [​IMG]
    Phan Anh Dũng
    Cho đến nay, Dũng đã có hơn 20 sáng tác cho những cây kèn của mình. Anh từng đưa được ba loại kèn saxophone: tenor, alto, baritone vào trong một tác phẩm - Khúc biến tấu vùng cao (1997), đã trình diễn tại chương trình của riêng anh mang tên Giai điệu xanh - tháng 3-2002 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
    Không hiếm nhà thơ đặt hàng, nhưng anh chưa quan tâm đến ca khúc. ?oViết khí nhạc nhiều cái hay lắm? - anh cười. Trong thời gian này Dũng đã định ra một CD toàn sáng tác riêng nhưng một Việt kiều ở Đức (từng học Nhạc viện Hà Nội) đã đặt hàng anh thực hiện một tuyển chọn những giai điệu về thủ đô. Như vậy, vài trăm đĩa Cánh diều chính thức phát hành đúng ngày giải phóng thủ đô 10-10 đã có người mua.

    Trong một lần đi canô trên hồ Tây, thấy một cánh diều bay lên từ phía Trường Bưởi, Dũng đã bồi hồi nhớ về tuổi thơ và giai điệu bỗng vang lên trong đầu. Dũng vớ cây bút tốc ký lại trên một phong bì: Cánh diều ra đời. Những bài còn lại là Đêm đông, Nhớ về Hà Nội, Nhớ mùa thu Hà Nội, Có phải em mùa thu Hà Nội, Mối tình đầu, Sắc màu? Riêng Em ơi Hà Nội phô sẽ có mặt với hai bản ghi, một trình tấu bằng sax alto (được tác giả so sánh như violon), một dùng sax baritone (như contre-bass). Đĩa những tác phẩm của riêng mình, Dũng dự tính để dành đến đầu 2006.
    [​IMG]
    Có thể cái tên Phan Anh Dũng chưa được đông đảo công chúng biết đến, nhưng anh là người có khá nhiều đột phá trong chuyên môn. Chẳng hạn, anh là người đầu tiên (năm 1999) dựng big-band, với 14 nhạc công - chín kèn, trong chương trình hòa nhạc riêng đầu tiên tại rạp Công Nhân.
    Đây cũng là dịp anh thể hiện một phần bản Concerto cung la thứ cho violon của Vivaldi, được Dũng chuyển soạn cho saxophone soprano. Trình làng với toàn thể khách mời - không bán vé, như thế, anh đã tiêu tốn đến 50 triệu đồng của bà xã. Nhưng tới chương trình sau (năm 2002) tại Nhà hát lớn, thậm chí Dũng đã có quyền từ chối những nhà tài trợ mà sản phẩm (chẳng hạn sứ vệ sinh) anh cho là không phù hợp với âm nhạc của mình.
    Phan Anh Dũng cũng là người đầu tiên đưa nét nhạc miền núi vào tác phẩm độc tấu (Giai điệu vùng cao - 1993) và nghĩ ra cách thổi saxophone thành khèn bè, sáo mèo. Và anh luôn nhiệt tình chia sẻ ngón nghề với đồng nghiệp trong nước và quốc tế: ?oĐể mình hết vốn rồi phải nghĩ cái mới. Đâu có như võ công - miếng cuối phải giữ lại!?.
    Gia đình Phan Anh Dũng là một trong những hộ đầu tiên khởi nghiệp bán bánh kẹo ở phố Hàng Giày. Anh và người em trai được cho học violon ở Nhạc viện Hà Nội từ nhỏ. Phải mất sáu năm, Dũng mới phát hiện ra đam mê đích thực. Trường không cho phép chuyển sang clarinet, Dũng về ?otu nghiệp? tại gia.
    Một trong những giây phút hạnh phúc của Dũng là khi được mẹ trao cho chiếc saxophone alto trị giá cả cây vàng, ngang một căn nhà, vào thời điểm 1985. Trải qua khá nhiều cơ quan, lâu nhất là Đoàn ca múa nhạc Bộ Công an (sáu năm), từng thổi kèn ở Nhà hát ca múa nhạc và Đoàn xiếc Hà Nội. Năm 1986, Dũng trở về nhạc viện học thầy Quyền Văn Minh.
    Năm 1992, anh trở thành cử nhân đầu tiênduy nhất của khóa I, chuyên ngành saxophone. Sau hơn chục năm ?ogõ đầu trẻ? tại Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, anh vừa hoàn thành bộ giáo trình dạy saxophone cho bậc sơ và trung cấp. Dựa trên thực tế thể lực của người VN còn yếu; thêm vào đó, kèn đắt nên học sinh ta thường phải dùng kèn cũ nát, anh đã biên soạn những bài tập phù hợp, chú trọng âm nhạc truyền thống VN.
    Thường ngày, Dũng vẫn chơi nhạc pop cùng ban nhạc ở Vạn Hoa, Z Cafe, Met-pub? Anh quan niệm: ?oHạnh phúc nhất là chơi nhạc đúng ngành mình thích. Tôi không phân biệt khán giả bình dân hay cao cấp, chỉ quan tâm người ta có nghe nhạc hay không. Trước tiên, tôi giới thiệu loại nhạc người ta thích, sau đó mới giới thiệu nhạc mình thích?. Bản thân Dũng thiên về jazz-pop, ?ođể người nghe không bị chối, và thỏa mãn phần nào tham vọng phát triển jazz ở VN?.
    ?oĐầu châu Á má châu Âu? là câu dân chơi jazz tặng cho các tác phẩm hòa tấu jazz giai điệu VN, nhưng khi phiêu lại theo hòa âm châu Âu, ?ochặt bài làm đôi không biết Tây - ta?. Nhưng Dũng xác định: ?oTrong phần ngẫu hứng vẫn phải có âm hưởng VN. Anh lai nó hay nó lai anh??. Và anh tự trả lời: ?oPhải để cho nó lai anh!?. Nghĩa là tìm âm hưởng jazz trong nhạc VN, hơn là làm cho nhạc VN giống jazz. ?oMột số gam ngũ cung của ta gần với jazz? - Dũng cho biết.
    © 2006 Tuổi Trẻ
  7. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    .....Ca sĩ nhạc jazz La Dee Streeter đến Việt Nam......​

    (TFS-30.04.06) Từ ngày 24/4/2006, ca sĩ nhạc jazz La Dee Streeter sẽ bắt đầu biểu diễn tại Lobby Lounge theo hợp đồng 6 tháng với khách sạn Sheraton, số 88 Đồng Khởi quận 1, TPHCM. Đây là một ca sĩ từng biểu diễn và được yêu thích ở nhiều nước trên thế giới.
    [​IMG]
    Những năm gần đây, việc thưởng thức giọng ca của một ca sĩ có tầm cỡ quốc tế đã không còn quá khó với công chúng ở Sài Gòn. Nhiều quán bar và khách sạn lớn trong thành phố luôn thuờng xuyên mời các ca sĩ nước ngòai có đẳng cấp sang biểu diễn để phục vụ khách. Ca sĩ nhạc Jazz La Dee Streeter đã có mặt tại Việt Nam theo một lời mời như thế. Cô sẽ biểu diễn bar Lobby Lounge, số 88 Đồng Khởi quận 1 trong khỏang thời gian 6 tháng. La Dee Streeter đã hát nhạc Jazz hơn 25 năm, cô đã từng biểu diễn tại nhiều nước trên thế giới như New Zealand, Nhật, Bỉ, Thái Lan, Dubai, Singapore và gần đây nhất là Trung Quốc. Nếu bạn yêu Jazz và Blue thì chớ bỏ qua cơ hội nghe La Dee hát với một phong cách đặc biệt, có thể khiến bạn nhún nhảy và hát theo điệu nhạc với cô. La Dee Streeter tâm sự, cô chọn Việt Nam trong hành trình lưu diễn của mình đơn giản chỉ vì cô yêu mến nền văn hóa và những cảnh vật làng quê Việt Nam và mong muốn có cơ hội tìm hiểu.
    © www.tfs.com.vn
    Ôi, anh em trong đó sướng quá !​
  8. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Thông tin này hơi cũ nhưng có nhiều giá trị, post lại cho mọi người thưởng thức !
    Đêm nhạc Trịnh... không biên giới (2004)
    [​IMG]

    Có một nghệ sĩ jazz người Ý, hai ca sĩ người Mỹ cùng một số ca sĩ Việt kiều đã có mặt trong đêm nhạc "Hoa vàng mấy độ" vừa diễn ra tối 9-6, do hội quán Hội Ngộ - Làng du lịch Bình Quới tổ chức. Nhiều người đã gọi đó là đêm nhạc Trịnh... không biên giới.
    Hội trường Thiên Thai của Văn Thánh đã quá tải với hơn 1.000 khán giả, ngồi tràn trên các đồi cỏ xanh rì xung quanh sân khấu để thưởng thức những tình khúc du dương của Trịnh Công Sơn...
    Những người yêu nhạc Trịnh đã quen thưởng thức trong không khí ngoài trời như thế, họ không nhất thiết phải ngồi gần sân khấu vì họ đến chủ yếu để nghe chứ không phải để xem như nhiều chương trình ca nhạc khác
    Khán giả cả trong và ngoài hội trường dường như đều nín lặng, im phăng phắc để rồi bùng lên những tràng pháo tay thật lớn sau các tiết mục của cây saxophone nổi tiếng Ý - Fulvio Albano. Những nhạc phẩm nổi tiếng của Trịnh Công Sơn như Cát bụi, Hạ trắng, Chiếc lá thu phai, Hành hương trên đồi cao đã được Albano phiêu linh theo phong cách jazz lả lướt tuyệt vời, khi thì réo rắt vi vút mê hồn, lúc lại ngân dài uyển chuyển, rồi lặng, trầm, nhẹ, êm như thinh không, như nấc nghẹn....
    Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn, cây saxo nổi tiếng hàng đầu ở VN, người cùng phiêu với Fulvio Albano trong một số nhạc khúc, cũng phải trầm trồ: "Nhạc Trịnh thì mình cũng phiêu nhiều rồi đấy chứ, nhưng phiêu như Albano thì đúng là bậc thầy, vì ông là một nghệ sĩ jazz chuyên nghiệp và rất nổi tiếng ở Ý. Đặc biệt, trong hai lần Liên hoan nhạc jazz châu Âu tổ chức ở VN trong những năm qua đều có mặt của ông". Riêng lần này, với sự hỗ trợ của Tổng lãnh sự quán Ý, Fulvio Albano đã có chuyến biểu diễn nhạc jazz và nhạc Trịnh xuyên Việt từ Hà Nội, đến Huế và lần này là TP.HCM cùng với hai ca sĩ Việt kiều Thái Hòa (Pháp) và Hoàng Lan (Canada).
    Ca sĩ Thái Hòa và Jennifer trong ca khúc Còn tuổi nào cho em
    Nếu như Fulvio Albano làm rung động lòng người bằng tiếng kèn saxo điêu luyện của mình, cô ca sĩ người Mỹ Jennifer Thomas lại chiếm được tình cảm của khán giả bằng chính giọng hát cao và trong vắt. Tuy một số chỗ phát âm tiếng Việt còn chưa chuẩn lắm nhưng với giọng hát rất ngọt, chân thành và cảm được cái hồn của nhạc Trịnh mà không phải ca sĩ nào cũng thể hiện được, mỗi khi cô cất lên câu đầu tiên của các ca khúc Cát bụi, Còn tuổi nào cho em, Lời thiên thu gọi... thì đã được khán giả vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.
    Còn một "ca sĩ" đặc biệt nữa, một người mà giờ chót mới bổ sung vào chương trình: Rich. Anh là một người Mỹ nhưng có cái tên VN nghe rất "bụi": Phú phong trần. Rich - Phú là bạn của ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, cả hai cùng mới về nước và liền góp mặt với "Hoa vàng mấy độ". Rích - Phú vừa chơi guitar vừa ngâm nga Người con gái VN da vàng, còn Trịnh Vĩnh Trinh thả hồn với Ca dao mẹ...
    Trong đêm Hoa vàng mấy độ, khán giả còn được nghe các giọng hát quen thuộc khác như Lan Ngọc (với Ướt mi, Xin cho tôi), Hồng Hạnh (Diễm xưa, Mưa mùa hạ), Bảo Phúc (Biển nghìn thu ở lại, Tiến thoái lưỡng nan)... và với phần tâm sự của Hòang Lan, nhiều người yêu nhạc Trịnh mới biết được vì sao tên bài hát Hoa vàng một thuở trở thành Hoa vàng mấy độ.

    Hoa vàng mấy độ
    Sáng tác: Trịnh Công Sơn
    Ca sĩ : Phương Thanh
    Em đến bên đời hoa vàng một đóa
    một thoáng hương bay bên trời phố hạ
    nào có ai hay ta gặp tình cờ
    nhưng là cơn gió em còn cứ mãi bay đi
    em đến bên đời hoa vàng rực rỡ
    nào dễ chóng phai trong lòng nỗi nhớ
    ngày tháng trôi qua cơn đau mịt mù
    xin cho bốn mùa
    đất trời lặng gió
    đường trần em đi
    hoa vàng mấy độ
    những đường cỏ lá
    từng giọt sương thu
    yêu em thật thà
    em đến nơi này bao điều chưa nói
    lặng lẽ chia xa sao lòng quá vội
    một cõi bao la ta về ngậm ngùi
    em cười đâu đó trong lòng phố xá đông vui
    em đến nơi này vui buồn đi nhé
    đời sẽ trôi xuôi qua ghềnh qua suối
    một vết thương thôi riêng cho một người

    tổng hợp
    Một đời người, một cách sống và cống hiến. Đã nhiều lần tôi tìm thấy mình trong nhạc Trịnh, rồi khi cô đơn, tôi lại đi tìm tôi trong những mảnh nhỏ của những niềm hạnh phúc !
  9. 8310

    8310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2005
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    - Ngày 1/6, tại Idécaf, Lê Thánh Tôn, quận 1 TP HCM sẽ diễn ra đêm nhạc của nhóm Mezcal Jazz Unit. Đây là một đêm nhạc Việt - Pháp, hội tụ những gương mặt nghệ sĩ nhạc dân tộc Việt Nam và nhạc jazz châu Âu. 4 thành viên của Mezcal Jazz Unit gồm: Emmanuel de Gouvello (bass), Christophe Azema (saxophone), Thomas Carbou (guitar), Lionel Martinez (trống) sẽ chơi cùng Trần Mạnh Tuấn (saxophone), Hồ Nga (đàn t''''''''rưng), Nguyễn Thu Thủy (đàn nhị), Nguyễn Anh Tấn (đàn bầu, đàn kìm và đàn đáy). Nhóm nhạc này đã đến TP HCM tháng 12 vừa qua và một đĩa CD mang tên Tìm gió đã ra đời. Sau đêm biểu diễn tại TP HCM đầu tháng 6, ngày 2 và 4/6 nhóm sẽ đến trình diễn tại Festival Huế, sau đó sẽ là một chuyến lưu diễn Hà Nội.
    - Vào ngày 16/6, đêm nhạc "Bonjour Paris" tại nhà hát lớn TP HCM sẽ là đêm gợi nhớ về nhạc Pháp cổ điển. Khán giả sẽ thưởng thức sự kết hợp tuyệt vời giữa nghệ sĩ dương cầm Franck Monbaylet và ca sĩ Sophie Delmas. Sophie Delmas sẽ độc diễn những giai điệu đã tạo dấu ấn trong lịch sử các bài hát Pháp như: Biển (Charles Trenet), Lá vàng rơi (Yves Montand), Khi ta chỉ có tình yêu (Jacques Brel)... Ca sĩ Sophie Delmas nổi tiếng từ năm 19 tuổi. Tài năng của cô được phát hiện qua buổi nhạc kịch với vai diễn Bình minh trong vở Bóng của một người khổng lồ ở nhà hát Modagar vào tháng 2/2002. Cô còn đảm nhận vai Belle Waiting trong vở Cuốn theo chiều gió trình diễn trên khắp nước Pháp. Nghệ sĩ đàn dương cầm Franck Monbaylet là một người đam mê nhạc cổ điển và nhạc jazz. Âm nhạc của anh luôn có sự kết hợp tinh tế giữa nhạc châu Phi, Nam Mỹ.
    Nghệ sỹ sophie Delma
    21/6 sẽ là "Ngày hội âm nhạc lần thứ 25" sẽ diễn ra tại Idécaf. Ngày hội nhấn mạnh tính đa dạng trong các nền văn hóa thuộc cộng đồng Pháp ngữ, là điểm hẹn của nhạc cổ điển và nhạc hiện đại. Nghệ sĩ dương cầm độc đáo Bojan Z, một mình anh có thể chơi tương đương với cả dàn nhạc. Ca sĩ Sophie Delmas sẽ xuất hiện trong ngày hội cùng nghệ sĩ Hoàng Điệp và dàn hợp xướng Nhạc viện, và sự góp mặt của các ca sĩ Việt Nam như Đàm Vĩnh Hưng, Siu Black, Hồng Hạnh, Thùy Trang và nhóm Mặt trời đỏ.
    (VNexpress)
    Được 8310 sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 23/05/2006
  10. bluebeach

    bluebeach Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Gửi các jazzy tại Hà Nội, tiếc cho anh chị em nào không đi được ​
    Bojan Z
    Thứ năm 22/6/2006 vào hồi 20h Hội trường / L?TEspace - Trung tâm Văn hóa Pháp Vào cửa miễn phí. Đặt vé qua điện thoại (936 21 64) hoặc tại Lễ tân. Nhận vé từ thứ hai 19/6 đến thứ tư 21/6. Những vé không được lấy sẽ chuyển sang phát cho công chúng vào ngày thứ năm 22/6.

    http://www4.ttvnol.com/uploaded2/bluebeach/bojan4_-_cre***_jean_marc_lubrano.jpg
    Nếu Bojan Z - Bojan Zulfikarpasic - là một tay đua đường trường, thì anh vừa tăng tốc : được công chúng bầu chọn là một trong những nghệ sĩ piano chính trong những năm gần đây khi anh ra mắt album solo năm 2001, Bojan còn gây ấn tượng mạnh mẽ cùng với cây đàn piano Fazioli của anh với những giai điệu mới nhất « Transpacifik ».
    Với cách chơi nhịp quá đỗi ngẫu hứng, mười lăm năm qua Bojan biểu diễn và sáng tác nhạc jazz, đưa vào âm nhạc sự điên đảo và một phong cách sống. Trên sân khấu, với mọi tinh chất của mình, anh thu hút chúng ta từ giây phút đầu tiên đến giây phút cuối cùng : những phá cách trong « Groznjan Blue », trữ tình trong « Z-Rays », khiến ta không thể từ chối trở thành nhân chứng của những khoảnh khắc hân hoan đến thế.

Chia sẻ trang này