1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin khoa học mới

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi T_N_T, 29/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Vật liệu lỏng có khả năng hóa rắn cực nhanh
    Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển một loại chất lỏng có thể chuyển sang trạng thái rắn chỉ trong vài phần nghìn giây. Vật liệu này sẽ sớm được chảy trong mạch của các robot, tạo cho chúng có vẻ bề ngoài giống người hơn.
    Chất lỏng có tên gọi là MR. "Bình thường, khi không tiếp xúc với từ trường, MR giống như một loài dầu lỏng màu xám. Nhưng dưới tác dụng của từ trường, các ion nhỏ xíu trong lòng nó sẽ nhanh chóng xếp thẳng hàng, và biến MR thành một khối rắn", Henri Gavin, giáo sư Đại học Duke, cho biết. Lợi dụng đặc tính này, người ta có thể sử dụng MR để nạp vào các robot, gia cố các công trình xây dựng (nhà cửa, cầu cống???) hoặc làm nhẵn mặt đường.
    MR không phải là mới (được khám phá ra vào những năm 1940), nhưng gần đây các nhà khoa học đã cải tiến và tìm thấy nhiều cách thức khác trong việc ứng dụng nó. Các nhà khoa học của NASA cho biết họ sẽ tiến hành một thí nghiệm nghiên cứu MR trên Trạm Quốc tế vào tháng 11, nhằm tìm hiểu liệu có thể rút ngắn hơn nữa thời gian đóng rắn của nó. Nếu thành công, loại vật liệu này có thể giúp họ làm nhẵn các cổng kết nối trên ISS, thu nhỏ các vết nứt trên vệ tinh và triệt tiêu những rung lắc trong quá trình phóng tên lửa.
    (theo ABC)
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 16:59 ngày 07/10/2002
  2. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Anh cho em biết thành phần của dung dịch mà hoà tan được vang đi

    Yêu là chết ở trong lòng một ít
    Vì mấy khi yêu mà chắc đã được yêu
    Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Để hoà tan vàng thì có thể dùng nước cường toan (cường thuỷ) là hỗn hợp gồm của HCl và HNO3 với tỉ lệ 3:1. Hoặc muối xianua trong môi trường có ôxi.
  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Thẻ nhựa báo thức ăn ôi thiu​
    Các nhà khoa học Mỹ đã thiết kế một loại thẻ nhựa đơn giản đặt trong các túi đựng thực phẩm, có thể phát hiện thức ăn bị hỏng. Thẻ nhựa này sẽ biến màu khi tiếp xúc với hơi độc do thức ăn thiu thối giải phóng ra, báo cho người tiêu dùng biết nên bỏ nó đi.
    Những chiếc thẻ được làm bằng polymer, là sản phẩm của Dwight Miller và cộng sự, Trung tâm Nghiên cứu Độc chất Quốc gia Mỹ tại Jefferson, bang Arkansas. Thẻ có chứa các chất nhuộm màu hữu cơ phức tạp, có thể đổi màu nhanh chóng từ trong suốt sang màu hồng, vàng hoặc xanh, tùy thuộc vào loại thức ăn. Bảng màu đối chiếu trên bao gói sẽ giúp cho người tiêu dùng biết thức ăn đã bị hỏng chưa.
    Chiếc thẻ đầu tiên mà Miller thiết kế dùng để chỉ thị cho tôm và cá đông lạnh. Thuốc nhuộm trên thẻ này tương tự như chất được sử dụng để tạo màu hồng cho kẹo cao su. Nó phản ứng với các chất có mùi thối như amoniắc, trimethylamine, dimethylamine, sinh ra trong quá trình tôm cá bị thối rữa. Các thử nghiệm tiếp theo sẽ được thực hiện trên thịt cừu và thịt bò. Với rau quả, thẻ chỉ thị được chế tạo để "ngửi" thấy hơi axit formic, acetic và các loại axit khác, giải phóng trong quá trình phân hủy của chúng.
    Miller cho biết, thẻ chỉ thị chất lượng thực phẩm sẽ có mặt trên thị trường trong khoảng hai năm tới. Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng các siêu thị có thể không hào hứng lắm với sản phẩm này, vì có nó, họ sẽ phải vứt đi nhiều thực phẩm hơn so với trước kia.
  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Keo khí - vật liệu siêu nhẹ cho tương lai ​
    Loại vật liệu siêu nhẹ này quả thực chỉ nặng hơn... không khí một chút nhưng lại có khả năng chịu lực tuyệt vời. Thực nghiệm cho thấy, một khối vật liệu mỗi chiều 2,5 cm, nặng không quá 1 g, nhưng bền vững đến nỗi phải... dùng búa mới có thể đập vỡ!
    Các nhà nghiên cứu thuộc nhóm Bing Fung, Đại học Oklahoma, Mỹ, vừa chế tạo thành công loại keo khí (aerogel) mới nhất, có thể giúp giấc mơ của những kỹ sư trở thành hiện thực.
    More at http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2001/05/3B9B0B39/
  6. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    "Bọt kính" của NASA lập kỷ lục chất rắn nhẹ nhất​
    Loại gel xốp trông như khối sương mù hoá rắn này (aerogel) chứa tới 99,8% không khí. Nó được chế tạo từ dioxide silicon và cát, giống như thành phần của kính, chỉ có điều nhẹ hơn 1.000 lần. Sứ mệnh của aerogel là thu thập các hạt vật chất trong vũ trụ.
    ??oCó lẽ không thể tạo ra loại gel khí nào nhẹ hơn thế nữa, vì khi đó nó sẽ không còn là gel???, Steven Jones, nhà phát minh tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion ở California của NASA, bình luận nhân sự kiện loại vật liệu mới này được ghi vào kỷ lục Guiness.
    Xem thên tại
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/05/3B9BBE47/
  7. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Chế tạo được loại keo khí nhẹ nhất thế giới ​
    Các nhà khoa học Mỹ mới cho ra mắt loại chất dẻo hỗn hợp, có cấu trúc cực rỗng. Loại keo khí siêu nhẹ này (aerogel) có khả năng chịu lực ngang thép, và có thể sẽ được sử dụng làm vỏ bọc bình bị chứa nhiên liệu cho tàu con thoi.
    Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Nicholas Leventis, Đại học Missouri-Rolla (Mỹ), cho biết, vật liệu mới là một hỗn hợp gồm 2 thành phần: thủy tinh và polyurethan. Giữa các phân tử tổng hợp này là những bóng khí nitơ. Vật liệu có khối lượng cực nhỏ, chỉ nặng hơn không khí 1,45 lần.
    Khác với các loại keo khí hiện nay, chất liệu mới có độ cứng rất cao, và không hề phản ứng với hơi ẩm. Vì thế, ngoài việc ứng dụng trong ngành hàng không vũ trụ, nó cũng có thể được sử dụng làm ba-đờ-sốc cho ôtô hoặc áo chống đạn cho lính đặc nhiệm.
    Keo khí được phát minh ra năm1930. Tuy nhiên tới cuối những năm 1970, người ta hầu như chưa tìm được ứng dụng thực tế cho nó. Mãi đến đầu những năm 1980, người ta mới phát hiện ra rằng, có thể dùng keo khí làm vỏ bọc bảo vệ cho một số thiết bị kim loại. Nhờ khả năng cách âm và cách nhiệt cao, năm 1997, keo khí đã được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sử dụng để bọc con tàu Sojourner, tránh sự xâm nhập của hơi lạnh trên sao Hỏa.
    Minh Hy
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 18:09 ngày 13/10/2002
  8. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Ư'ng dụng của chất dẻo đổi màu​
    Các nhà khoa học Mỹ mới phát minh ra một số phụ chất có khả năng làm đổi màu chất dẻo khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Túi đựng sữa làm bằng chất dẻo này có thể chuyển từ màu xanh sang đỏ khi nhiệt độ tăng, giúp công nhân dịp thời điều chỉnh, bảo quản sữa.
    Nhóm nghiên cứu của Brett, Lucht, Bill Euler và Otto Gregory, Đại học Rhode Island ở Kingston (Mỹ), đã tạo ra một quy trình hoà phụ chất đổi màu vào polymer thường. Thử nghiệm cho thấy, khi nhiệt độ biến thiên từ 0-100 độ C, chất dẻo này có thể đổi màu từ xanh đậm (0 độ C) đến đỏ (30 độ C) và vàng (trên 80 độ C). Các nhà khoa học hy vọng kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, biển giao thông làm bằng chất dẻo đổi màu: khi trời lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, biển sẽ chuyển màu thành xanh đậm, cảnh báo người lái xe rằng, đường có nguy cơ bị băng đóng cứng. Khi nhiệt độ lên tới trên 38 độ C, biển sẽ chuyển thành màu đỏ rực, cảnh báo về nguy cơ nổ lốp xe.
    (Theo laođộng 16/10)

  9. ozone

    ozone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Nguy hại từ nước giếng khoan​
    Hiện tại rất nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn phải dùng nước giếng khoan, "văn minh" như Hà Nội vẫn đang còn có trên 100.000 giếng khoan, chủ yếu tập trung ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, các quận huyện ngoại thành Thanh Trì, Đông Anh... và những vùng ven đô. Hiện tại, nước giếng khoan đang được dùng không chỉ cho mục đích sinh hoạt thông thường, mà còn dùng để ăn uống, sản xuất, chế biến thực phẩm... Các chất độc có trong nguồn nước không được lọc sạch đang là mối nguy hại cho sức khoẻ con người.
    Nước giếng khoan ở Hà Nội chủ yếu lấy từ nguồn nước bề mặt với độ sâu từ 25-40m, với những vùng gần các dòng sông, bãi rác, chất thải và nước thải công nghiệp qua nhiều năm ngấm sâu vào lòng đất làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, trong đó có các độc tố các loại hóa chất gây bệnh mà cách lọc thủ công thông thường không thể nào làm sạch được. Người dân cũng không ý thức rõ về điều này nên dùng nước giếng khoan một cách... vô tư, một phần vì thiếu nước sinh hoạt, một phần để tiết kiệm tiền.
    Đến các khu sinh viên ở làng Mễ Trì, làng Cót, Nhân Chính... những chiếc bể lọc, giếng khoan vàng ố, nước bơm lên nếu không qua bể lọc sặc sụa mùi tanh, vàng khè, cho qua bể lọc nước trong lại nhưng vẫn còn mùi hăng hắc rất khó chịu. Cá biệt khu vực Thanh Trì, có giếng bơm lên nước không những có màu vàng mà còn có màu đen sền sệt, lọc "năm tầng bảy lớp mới dùng được". Có gia đình hiện đại hơn dùng máy bơm, bơm thẳng nước lên bể, khuất mắt trông coi, lọc xuống thấy trong là an tâm dùng chứ không hề hoài nghi gì về chất lượng nước sinh hoạt.

    Làm gì để tự bảo vệ mình?
    Những vụ ngộ độc hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước, trong đó chủ yếu là ô nhiễm vi sinh vật, có cả những vụ ngộ độc vì trong nguồn nước có các kim loại nặng là các chất độc như Asen và một số căn bệnh khác về tiêu hóa... là những bài học nhãn tiền về ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước sinh hoạt đến sức khỏe của người dân nên không thể vì tiết kiệm, vì không hiểu biết mà "rước" bệnh vào thân. Vậy người dân phải làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình?
    GS.TS Lê Đình Minh - Trưởng khoa Vệ sinh môi trường - Viên Y học lao động và môi trường - Bộ Y tế, cho biết: "Nước sạch dùng để ăn uống, chế biến thực phẩm, nước từ các nhà máy nước ở khu vực đô thị cấp cho ăn uống và sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh mà Bộ Y tế ban hành. Trong nước sạch cho phép có hơn 100 các chất thuộc các nhóm vô cơ, hữu cơ, bảo vệ thực vật, khử trùng, nhiễm xạ và vi sinh vật... các chất này có cả các chất độc nhưng ở mức độ cho phép, nếu vượt quá sẽ gây ngô độc, thậm chí dẫn đến tử vong. Chẳng hạn như giới hạn tối đa của Asen trong nước là 0,01 mg/l, nếu vượt quá thì không được phép sử dụng hay hàm lượng Mangan cũng 0,01 mg/l, hàm lượng thủy ngân cho phép là 0,001 mg/l ... tất cả quá giới hạn thì đều là nguy cơ gây bệnh, ngộ độc cấp tính hay mãn tính cho người... Nước ở giếng khoan, nhất là gần các vùng ô nhiễm thì lọc kiểu thủ công không thể sạch hết các hóa chất độc nếu có".
    Cũng theo GS. Minh, để tránh trường hợp bị ngộ độc hay mắc các bệnh từ nguồn nước, khi khoan giếng hãy mang mẫu nước đến Trung tâm Y tế dự phòng, các viện kiểm nghiệm hay Viện Y học lao động và VSMT để làm các xét nghiệm xem nguồn nước có bị ô nhiễm hay không, có các hóa chất độc hại không, từ đó để có biện pháp xử lý. Nhất thiết nước phải được đun sôi khi sử dụng, không dùng nước khi chưa được lắng lọc, khử trùng, hạn chế sử dụng nguồn nước sông hồ, bề mặt, tốt nhất là không nên dùng nước giếng khoan để ăn uống mà chỉ sử dụng vào các sinh hoạt khác.
    Hà Nội đã đầu tư không ít tiền của để xây dựng các nhà máy nước sạch lớn nhỏ ở các làng nghề, các vùng ven đê nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Không biết đến bao giờ thì mọi người dân đều được dùng nước sạch?

    NetNam - (Theo Pháp luật)

  10. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Các vệt máy bay cũng làm tăng hiệu ứng nhà kính​
    Khi phi cơ bay cao hơn một mức nào đó, nó tạo ra các vệt trắng, có tác dụng bẫy nhiệt mạnh không kém CO2 do động cơ thải ra. Dưới độ cao này, máy bay không tạo ra vệt trắng, nhưng lại thải nhiều CO2 hơn. Nghịch lý trên cho thấy không dễ gì giảm được ảnh hưởng của máy bay tới hiệu ứng nhà kính.
    Theo một nghiên cứu mới đây của Robert Noland và cộng sự (ĐH Hoàng gia London, Anh), khi bay ở độ cao trên 10.000 m, phi cơ sẽ vạch ra trong không khí một vệt trắng (tạo bởi hơi nước và các tinh thể băng). Các vệt trắng này tồn tại trong vài giờ sau khi phi cơ bay qua. Chúng ngăn cản những bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát lên, và do đó giữ nhiệt lại trong bầu khí quyển, góp phần làm ấm trái đất.
    Năm 1999, một bản báo cáo liên chính phủ đã tính ra rằng, những vệt trắng do 12.000 chiếc máy bay dân dụng trên toàn thế giới sinh ra gây ảnh hưởng tới khí hậu không kém gì lượng CO2 do động cơ của chúng xả ra. Trong khi đó, mỗi năm, mật độ giao thông đường không lại tăng khoảng 3,5%, và rất nhiều đường bay mới trong số này là ở độ cao lớn, có tạo ra các vệt trắng. Các nhà nghiên cứu dự đoán đến năm 2050, ảnh hưởng của những vệt trắng tới sự ấm lên của trái đất sẽ lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của CO2 phát thải từ động cơ máy bay.
    Tuy nhiên, ở độ cao từ 7.300 đến 9.400 mét, máy bay không tạo vệt trong không khí. Và Noland cho rằng người ta có thể hạ độ cao của phi cơ để tránh tạo ra các "luồng khói" này. Mặc dù vậy, việc hạ độ cao cũng có giá của nó: nếu phi cơ bay ở tầm thấp hơn (cũng là nơi có không khí đậm đặc hơn), thì sức cản không khí sẽ lớn hơn, và máy bay phải đốt nhiều thêm nhiên liệu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phát thải CO2 tăng lên.
    Ben Matthews, một chuyên gia về khí tượng học tại Đại học Catholic, Leuven (Bỉ), cho rằng việc cân nhắc giữa hai lợi ích (giảm khí CO2 hay giảm các vệt trắng) cần được xem xét kỹ trước khi ra quyết định điều chỉnh độ cao các tuyến bay. Bản thân các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận, việc giảm độ cao của máy bay không phải là giải pháp hiệu quả nhất, vì họ chưa đánh giá được đầy đủ những khó khăn đối với lực lượng kiểm soát không lưu.
    B.H. (theo NewSci)

Chia sẻ trang này