1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin khoa học mới

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi T_N_T, 29/09/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ozone

    ozone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Bao bì ăn được!​
    Thay vì phải xé bao đựng để cho gia vị vào bát mì ăn liền, bạn có thể thả luôn cả túi vào bát. Ngay sau đó, túi đựng lẫn gia vị đều tan ra... Loại bao bì này đã được thạc sĩ Phan Thế Đồng, Bộ môn Hóa sinh Thực phẩm, ĐH Nông Lâm TPHCM, chế tạo thành công trong phòng thí nghiệm.
    Bao bì ăn được có thành phần chủ yếu là các polymer sinh học, như polysaccharide (đường đa), protein (chất đạm)... - là những thành phần được trích ly từ nông sản thực phẩm. Các thành phần này, sau khi loại bỏ tạp chất, sẽ được phối trộn với một số phụ gia thực phẩm rồi chế biến. Theo thạc sĩ Đồng, chuỗi polymer càng dài thì cho ra sản phẩm càng dai.
    Xem chi tiết tại
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/10/3B9C18FB/
  2. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tố thứ 118 là sản phẩm của sự bịa đặt
    Phòng thí nghiệm quốc gia Berkeley Lawrence (California, Mỹ) mới đây đã phải rút lại khẳng định của mình về việc phát hiện ra nguyên tố nặng nhất thế giới - nguyên tố thứ 118, sau khi biết rằng một thành viên trong nhóm của họ đã "vẽ" ra kết quả này.
    Năm 1999, nhóm nghiên cứu gồm 15 người công bố phát hiện về một đồng vị chứa 118 photon và 175 neutron. Họ dùng ion kripton có năng lượng cao bắn phá vào một khối chì, và đinh ninh rằng đã quan sát được hiện tượng phân rã của nguyên tố thứ 118 trong đám bụi bị tách ra.
    Phát hiện này cũng ủng hộ một giả thuyết khoa học đứng vững lâu nay - theo đó, tồn tại một "điểm bền vững" đối với các nguyên tử có khoảng 114 proton và 184 neutrron, cho phép những nguyên tố nặng như vậy tồn tại trong khoảng vài phần giây.
    Nhưng sau khi các nhà khoa học ở Đức và Nhật Bản thất bại trong việc lặp lại thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của phòng Berkeley đã tái phân tích kết quả trên. Lần này, họ không hề tìm thấy dấu hiệu phân rã của nguyên tố 118 và buộc phải rút lại lời khẳng định của mình.
    Phòng thí nghiệm Berkeley nay đang công khai thừa nhận rằng, hành động phản khoa học của một thành viên trong nhóm đã dẫn tới sai lầm chung cuộc, và tuyên bố sa thải nhà vật lý này. Theo vài tờ báo Mỹ, anh ta có tên là Victor Ninov, tác giả đầu tiên của báo cáo phát hiện về nguyên tố 118.
    Ông Charles Shank, giám đốc phòng thí nghiệm, cho biết, sai lầm trên sẽ là lời cảnh báo cho giới khoa học rằng ?otất cả các đồng tác giả đều phải có trách nhiệm thẩm tra lại số liệu của một báo cáo trước khi công bố. Trong trường hợp này, hầu hết các quy trình thẩm định cần thiết đã bị bỏ qua".
    ---------->Nhà vật lý ở Berkeley bị đuổi vì giả mạo kết quả nghiên cứu
    Victor Ninov tại Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley.
    Phòng thí nghiệm danh tiếng Lawrence Berkeley ở California, Mỹ (LBL, Berkeley Lab.), năm 1999 đã công bố một kết quả nghiên cứu quan trọng về việc tạo ra hai nguyên tố hóa học siêu nặng 116 và 118. Nay, người ta phát hiện ra toàn bộ kết quả này là giả mạo. Tiến sĩ Victor Ninov, người phụ trách công trình, đã bị LBL đuổi việc.
    Thông báo trên vừa được một phát ngôn viên của Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley đưa ra trong một cuộc họp báo hôm qua. Phòng thí nghiệm này cũng tuyên bố rút lại toàn bộ công trình nghiên liên quan đến hai nguyên tố nói trên.
    Đồng thời, các nhà vật lý thuộc Hội nghiên cứu các nguyên tố siêu nặng của Đức ở Darmstadt (GSI) cũng mới phát hiện ra rằng, Victor Nivov đã giả mạo số liệu trong công trình nghiên cứu tạo ra hai nguyên tố siêu nặng khác là 110 và 112 khi ông còn làm việc cho GSI năm 1998. Tuy nhiên, việc giả mạo của Ninov bị các nhà khoa học của GSI xem là "ngớ ngẩn", vì thực ra các số liệu của GSI lần đó đã đủ để minh chứng cho sự hiện diện của hai nguyên tố 110 và 112 mà không cần bất kỳ sự giả mạo nào. Phát ngôn viên của GSI nói rằng, Ninov làm vậy hoàn toàn vì mưu cầu danh vọng cá nhân.
    Quy trình sản xuất nguyên tố siêu nặng 118 từ krypton và chì của Victor Ninov bị tuyên bố là giả mạo.
    Ở thời điểm năm 1999, việc công bố "sản xuất thành công" hai nguyên tố siêu nặng 116 và 118 của Phòng thí nghiệm Laurence Berkeley đã gây một cơn sốc lớn trong giới chuyên môn, vì quy trình này đòi hỏi kỹ thuật cực kỳ tinh xảo và các thiết bị quan sát siêu nhạy. Đến nay, nhiều nhà khoa học đã thử lặp lại thí nghiệm của Ninov, song đều không thu được kết quả như ông ta đã miêu tả.
    Vụ "bịa" ra kết quả nghiên cứu của ông Ninov đang gây một làn sóng phẫn nộ trong giới khoa học. Người ta đòi hỏi các trung tâm nghiên cứu và tạp chí khoa học uy tín phải có chế độ kiểm duyệt khắt khe hơn nữa với những công trình được công bố.
    Vài tuần trước, tại Phòng thí nghiệm Bell của Tập đoàn thông tin Lucent Technologies, giới chuyên môn cũng tỏ ra nghi ngờ các kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Đức Jan Hendrik Schoen về vật lý chất rắn là giả mạo. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa tìm ra được các bằng chứng xác thực để kết luận về vụ việc.
    ------------>????????
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Ăn nhiều cá sẽ làm tăng lượng thuỷ ngân trong máu​
    Nghiên cứu gần đây của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) ở những người ăn nhiều cá cho thấy 89% số người này có lượng thuỷ ngân trong máu tăng lên do ăn nhiều cá. Nghiên cứu dựa trên 720 bệnh nhân bang California. Những bệnh nhân này đều ăn trên hai bữa cá trong một tuần, trong đó có cá ngừ, cá hồi và các loại cá khác. EPA khuyến cáo rằng bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ chỉ nên ăn tối đa là 2 bữa cá/1 tuần.
    Trong số 160 người được xét nghiệm máu, thì 89% số người này có lượng thuỷ ngân ở mức cao hơn so với tiêu chuẩn an toàn của Viện Khoa học và Hàn lâm Mỹ; 63% cho thấy lượng thuỷ ngân trong máu cao gấp 2 lần bình thường và 19% cho thấy lượng thuỷ ngân trong máu cao hơn 4 lần mức an toàn. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy mức thuỷ ngân trong máu cao ảnh hưởng đáng kể tới hệ thống thần kinh, đặc biệt là trẻ em và bào thai.
    Các nhà nghiên cứu cũng theo dõi 67 bệnh nhân giảm lượng cá trong khẩu phần ăn trong 41 tuần. Kết quả cho thấy 65 bệnh nhân này đều đã giảm lượng thuỷ ngân đáng kể trong máu. Nghiên cứu này đã được trình bày tại hội nghị về sức khoẻ môi trường tại Vermont, Mỹ vào ngày 19/10/2002 và sẽ được công bố rộng rãi vào ngày 1/11 tới trên tạp chí Environmental Health Perspectives, Mỹ.

    NetNam - Hải Văn (Theo CNN)





  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Lỗ thủng tầng Ozon đang co lại? ​
    Trong vòng 20 nZm qua, kể từ khi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cùng với một số đài quan sát thiên vZn khác của Mỹ bắt đầu đặt sự theo dõi tới lỗ thủng tầng ozon và những biến đổi khí quyển định kỳ ở tầng thượng lưu thì đây là lần đầu tiên hiện tượng này xảy ra.

    Những bức ảnh chụp từ các vệ tinh cho thấy, nZm 2002, lỗ thủng tầng ôzon đã co lại đáng kể so với hai nZm trước. Nhưng các nhà khoa học đã cảnh báo rằng, dấu hiệu này vẫn là quá ít để có thể kết luận rằng tầng ozon đang trong thời gian "bình phục".
    Ông Craig Long, nhà khí tượng học thuộc Cục khí tượng thuỷ vZn quốc gia (Mỹ) (NOAA) cho biết, "Những thay đổi bất thường một cách mạnh mẽ của khí quyển ở tầng bình lưu trong mùa thu qua đã ảnh hưởng tới tầng ozon, và chúng tôi được chứng kiến một hiện tượng chưa bao giờ xảy ra." Ngoài ra, theo những thông tin khác từ NASA, chính sự ấm lên một cách khác thường của tầng khí quyển đã làm cho lỗ hổng ozon thu nhỏ lại trước khi bị phân cắt. Khoảng khí quyển từ độ cao 10.000 đến 45.000 km trên bề mặt trái đất chính là tầng bình lưu, nơi tập trung mật độ ozon dày đặc với nhiệm vụ bảo vệ trái đất khỏi sự nguy hiểm của tia cực tím từ ánh sáng mặt trời nguyên nhân của bệnh ung thư da. Một thực tế rõ ràng là, nếu không có sự tồn tại của tầng ozon thì cũng không có sự tồn tại của sự sống trên trái đất.
    Từ những nZm 1970, các vệ tinh, khí cầu và các phương tiện trên mặt đất đã quan sát được những lỗ hổng tạm thời của tầng ozon ở tầng khí quyển của cực Nam trong suốt vài tháng của mùa đông và mùa xuân. Và các nhà khoa học đã phát hiện ra chính hợp chất hoá học của Clo và Brôm, thường được sử dụng trong các bình phun, xịt bằng áp lực đã phân huỷ những phân tử ozon. Đến tận giữa thập kỷ 90, người ta mới phát hiện thêm một thủ phạm "tích cực" nữa đó chính là chất thải công nghiệp. Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại. Trong khoảng nZm 1996 và 2001, diện tích lỗ hổng của tầng ozon đã trải rộng tới 24 triệu kilomet vuông, rộng hơn cả diện tích lục địa Nam cực. Theo tính toán sơ bộ của NASA, có thể trong nZm nay, diện tích lỗ hổng sẽ giảm xuống còn khoảng 15 triệu kilômet vuông.
    Tại điểm cực Nam, khí hậu thường lạnh nhất vào khoảng tháng 8 và tháng 9. Hiện tượng này do tầng khí quyển ở đây quá mỏng, đó chính là "sản phẩm" của chất thải hoá học công nghiệp độc hại, bay lên tầng khí quyển và "Zn" hết các phân tử ozon. Đến tháng 10, vùng khí quyển đó dần dần ấm lên và lỗ hổng cũng dần dần biến mất.
    Những tiến triển của tầng Ozon trong nZm 2002 có thể chỉ là một khoảng thời gian khác thường do bị ảnh hưởng bởi sự bất thường của thời tiết, và không có yếu tố xu hướng ổn định lâu dài. Các nhà khoa học của NOAA và NASA cảnh báo: "Chúng ta chưa có dấu hiệu gì để lạc quan cả, chừng nào các chất thải hoá học độc hại như Clo và Brôm còn tồn tại, chừng đó sự sống vẫn bị đe dọa".
    Việt Anh Theo CNN

    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 15:41 ngày 06/11/2002
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 15:44 ngày 06/11/2002
  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Chất dẻo thông minh​




    Nhờ sự cộng tác của nhà khoa học người Đức Andreas Lendlein, ngày 29/10 giáo sư người Mỹ Robert Langer đã thử nghiệm thành công một loại chất dẻo phân huỷ được trong môi trường tự nhiên có khả năng nhớ dạng dưới tác động của nhiệt độ. Đây là một loại polyme dẻo nóng có độ biến dạng tới 400% trong khi các hợp kim nhớ dạng thuộc loại Ni-Ti thường dùng hiện nay chỉ có độ biến dạng trung bình là 8%. Thành công này sẽ mang lại những ứng dụng trong cấy ghép các bộ phận giả bởi các bác sĩ phẫu thuật có sử dụng nhiệt độ làm biến dạng mảnh ghép để dễ cấy vào cơ thể. Sau khi đã được cấy vào đúng vị trí, mảnh ghép sẽ trở về hình dạng ban đầu.

    Theo Báo Khoa học và Đời sống

  6. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Lỗ thủng ozon sẽ được lấp vào năm 2040 ​
    [​IMG]
    Lỗ thủng ozon ở cực Nam
    Với xu hướng cắt giảm khí thải chứa flor (CFC), lỗ thủng ozon ở cực Nam sẽ được lấp đầy trong vòng 38 năm nữa. Thông báo này của các nhà khoa học Nhật Bản lạc quan hơn hẳn dự báo của các nhà khoa học Mỹ gần đây (cho rằng đến năm 2050, lỗ hổng ozon vẫn tiếp tục lớn lên).
    Nhóm nghiên cứu của Tatsuya Nagashimaua, Viện nghiên cứu Quốc gia về môi trường, thuộc Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã sử dụng một mô hình toán học để tính ra sự thay đổi của các lớp ozon ở cực Nam và cực Bắc trong thời gian gần đây. Họ so sánh sự thay đổi đó với lượng khí CFC thải ra hàng năm, rồi tính ra mối quan hệ giữa CFC và lỗ hổng ozon.
    "Cực Nam không chịu ảnh hưởng bởi sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, mà chủ yếu bởi khí CFC", ông Tatsuya Nagashima nói.
    Mô hình cho thấy, đến năm 2015, lỗ thủ ozon ở Nam cực vẫn không thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2030, do sự cắt giảm đều đặn khí CFC, lượng ozon ở đây bắt đầu tăng lên. Quá trình này có thể kéo dài đến năm 2040 thì lỗ hổng ozon sẽ được vá kín.
    Minh Hy (theo dpa)
  7. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Thiếu hụt thành tố hoá học trong não khiến giống đực hung dữ
    Qua nhiều thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra một thành tố hoá học đặc thù trong não bộ: serotonin. Nó đóng vai trò sinh lý quan trọng, khiến con vật hiền hoà. Nhưng vì con đực nói chung đều thiếu hụt serotonin, nên chúng rất hung dữ.
    Đó là thông báo của nhóm khoa học Jonathon Toot, Đại học Akron (Mỹ), trong một nghiên cứu có tên "Thành phần hoá học của não bộ và những ảnh hưởng sinh lý". Kết quả nghiên cứu này không chỉ đúng cho chuột mà còn đúng cho cả người và hầu hết các động vật khác.
    Trong một thí nghiệm, Jonathon Toot đã thả một con chuột lạ vào trong một bầy chuột. Ngay lập tức, nó bị các con đực tấn công, trong khi các con cái hầu như không có phản ứng gì dữ dội. Nghiên cứu não bộ các con chuột hung dữ nhất, Toot phát hiện hàm lượng serotonin thấp hơn hẳn các con khác. Còn các con chuột đực nói chung đều có ít serotonin hơn các con cái.
    Ở một thí nghiệm khác, Toot đã rút bớt thành tố serotonin trong não bộ các con chuột cái. Kết quả, ngay sau đó chúng đã có những biểu hiện hung dữ khác thường, không thua gì các con đực. Tuy nhiên, những con cái có khả năng hồi phục serotonin nhanh chóng. Sau một vài tuần chúng lại trở về nhu thuận như trước.
    Theo phỏng đoán của Toot, sự thiếu hụt serotonin có lẽ liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính Y. Tuy nhiên, ông chưa xác định được ảnh hưởng qua lại giữa giới tính và các cơ chế sản xuất serotonin.

    Ít ra thì truyền thuyết nói như thế!

  8. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Tinh bột - vật liệu mới sản xuất ni lông tự phân hủy
    Vật liệu bao gói sử dụng trong cuộc sống ngày nay phải đảm bảo được nhiều yếu tố, vừa tiện dụng, đẹp, lại không gây ô nhiễm môi trường. Và tinh bột (như ngô, khoai, gạo) là vật liệu đáp ứng được những yêu cầu đó.
    Để tạo nên các vật liệu polyme tự tiêu, người ta có thể tổng hợp các polyme mới hoặc tổ hợp các polyme có sẵn (trong đó phải có một polyme phân hủy nhanh). Với điều kiện nước ta hiện nay, biện pháp thứ hai khả thi hơn cả. Trong số các polyme dễ phân hủy sẵn có, được sử dụng nhiều nhất là tinh bột (ngô, khoai, gạo...). Polyme tinh bột có ưu điểm là nhanh chóng bị vi sinh vật phân hủy. Tuy nhiên, màng mỏng làm từ chúng nếu không có các phụ liệu khác, sẽ rất giòn và kém chịu nước. Vì lẽ đó, cần tổ hợp nó với các vật liệu khác để tạo ra loại màng có đầy đủ các tính năng của một túi ni lông.
    Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam
    Từ những năm 70, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh bột của gạo, ngô hoặc tốt nhất là hỗn hợp của hai loại rất thích hợp làm chất độn khô trong sản xuất màng chất dẻo tự tiêu.
    Hiện nay, Viện Hóa học công nghiệp đang nghiên cứu sản xuất màng polyme tự phân hủy trên cơ sở hỗn hợp tinh bột sắn, ngô. Với màng polyme tổ hợp có 20% tinh bột, kết quả thử nghiệm cho thấy sau 3 tháng ngâm nước, màng polyme tự phân hủy rõ rệt và có thể sử dụng làm túi ươm cây và màng che sương giữ ẩm trong nông nghiệp.
    Một hướng nghiên cứu khác thuộc về nhóm khoa học của Trung tâm Nghiên cứu vật liệu polyme - Đại học Bách khoa Hà Nội. Sản phẩm túi ni lông gói hàng của Trung tâm có khả năng phân hủy sau khi vùi trong đất 4- 6 tháng.
    Tinh bột là chất độn chính sản xuất túi ni lông tự tiêu. Khi chôn túi xuống đất, các vi sinh vật sẽ ăn hết phần tinh bột, tạo thành lỗ thủng trên màng khiến chúng dễ bị phân hủy, đồng thời các nguyên tố kim loại hiếm trong đất giúp tạo thành các phức, xúc tiến quá trình phân hủy màng polyme nhanh hơn. Sản phẩm thử nghiệm cho thấy, màng này có độ dai gần tương đương với các túi hàng chứa 6-7 kg. Hướng nghiên cứu sắp tới của Trung tâm là sản xuất các màng dày có thể dùng làm hộp đựng cơm, giỏ ươm cây, các màng phủ giữ độ ẩm cho đất để sau 3 tháng, trong điều kiện tự nhiên, chúng có thể tự phân hủy.
    Ngoài nghiên cứu các vật liệu bao gói, hiện Trung tâm cũng đồng thời nghiên cứu chế tạo màng polyme dùng trong y học, ví dụ tạo màng để cấy thuốc bỏng lên trên. Nhờ có cấu tạo đặc biệt, các màng này có thể nhả thuốc từ từ vào trong vết thương của bệnh nhân hay còn gọi là gạc chữa bỏng ?othông minh?. Dự kiến, đến năm 2003, các sản phẩm này sẽ có mặt trên thị trường.

    Ít ra thì truyền thuyết nói như thế!

  9. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Sự dịch chuyển kỳ lạ của nguyên tử
    Nguyên tử chì xếp thành ô vạch trên phiến đồng.
    Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, Mỹ, vừa phát hiện rằng khi cho các nguyên tử chì lên một phiến đồng đỏ, chúng sẽ tự tập trung thành các điểm chì. Nếu cho nhiều nguyên tử chì hơn nữa, chúng tự xắp xếp thành các vạch chì.
    Tuỳ theo lượng chì đổ lên phiến đồng, các nguyên tử đã tự sắp xếp theo một chủ đích nào đó. Sự tương tác giữa các lực hút và đẩy cực nhỏ của bản thân các nguyên tử đã khiến hình thành tự phát các mô hình vật lý.
    Nhóm nghiên cứu sẽ quan sát quá trình này dưới những điều kiện khác nhau nhằm tìm ra các thông số tác động đến hành vi nguyên tử, từ đó hy vọng có thể điều khiển nguyên tử tập hợp thành những cấu trúc hữu ích như các thiết bị điện tử và quang học tiên tiến cho máy tính.
    -----------------------
    Dùng từ trường làm thay đổi hình dạng kim loại

    Tương lai, những khuôn mẫu phức tạp cũng có thể chỉ cần dập một lần.
    Các kỹ sư Mỹ mới phát triển một máy nén sử dụng từ trường để gia công các linh kiện kim loại một cách chính xác và rẻ tiền. Chiếc máy nén mới không cần bảo dưỡng bằng dầu mỡ, vì thế sẽ có lợi cho môi trường hơn.
    Nhóm nghiên cứu của Glean Daehn, Đại học Columbus ở Ohio (Mỹ), đã chế tạo chiếc máy gồm 2 phần chính: bộ phận nén và bộ phận đỡ. Cả hai phần này đều được lắp hai cuộn dây lớn, trái dấu với nhau. Người ta đặt mẫu thử kim loại lên một chiếc khuôn ở bộ phận đỡ. Khi dòng điện chạy qua hai cuộn dây, sẽ xuất hiện hai từ trường mạnh trái dấu. Chúng sẽ kéo hai cuộn dây lại với nhau, dập mẫu kim loại thành khuôn theo ý muốn.
    Trong một thí nghiệm, Daehn đã nén được một miếng nhôm sâu gấp 1,5 lần mức thường dùng ở máy nén điện cơ cũ. Toàn bộ quy trình chỉ diễn ra một lần, chứ không phải qua nhiều công đoạn như trước đây, vì thế phương pháp mới hứa hẹn sẽ làm giảm giá thành sản phẩm.
    Nghiên cứu được công bố tại Hội nghị Quốc tế về Kim loại và Vật liệu tổng hợp tại Ohio (Mỹ), hôm qua.

    Ít ra thì truyền thuyết nói như thế!

  10. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Nghiên cứu xử lý nước thải bằng ánh sáng Mặt trời ​

    Các nhà nghiên cứu khoa học Anh đang phát triển một công nghệ khử các chất khó phân hủy như thuốc trừ sâu, các chất lắng dược phẩm thành nước và dioxide carbon bằng một loại hóa chất rẻ, vô hại cùng ánh sáng mặt trời. Điều này có thể tạo nên một bước đột phát trong vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường, làm sạch các nguồn nước ngọt cũng như nước thải công nghiệp.
    Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Gianluca Li Puma đứng đầu, thuộc Đại học Nottingham đang thử nghiệm lò phản ứng xử lý nước ô nhiễm bằng titanium dioxide và ánh sáng mặt trời. Nước ô nhiễm sẽ được bơm qua một thiết bị đặc biệt để hòa thêm titannium dioxide và được phun qua các vòi phun nước thành các tia nước li ti được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng tử ngoại nhân tạo.
    Quá trình này cho phép titanium dioxide hấp thụ bức xạ mặt trời hiệu quả và phân hủy các chất gây ô nhiễm trong nước. Sau đó, nước đã được loại bỏ có thể được chuyển tới một bể lắng, tại đây, titanium dioxide sẽ được thu hồi và tái sử dụng.


    Nguồn tin : Sài Gòn Giải Phóng


Chia sẻ trang này