1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin khoa học mới

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi T_N_T, 29/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    1. Polime siêu dẫn đầu tiên
    Mới đây, các nhà nghiên cứu C.kloc, Z.Bao và A. Dodabalapur thuộc phòng thí nghiệm Bell đã thành công với một loại polyme siêu dẫn đầu tiên. Họ đã sử dụng một loại polime có cấu trúc đặc biệt tên là polithiophen để phủ một lớp mỏng lên chất nền là vàng hoặc nhôm. ở 4K (khoảng ?" 2700C) các electron có thể được kéo ra khỏi polime và trở thành dẫn điện, sau đó là siên dẫn. Các nhà nghiên cứu còn cho biết giá thành của loại polyme này là khá rẻ nên có nhiều triển vọng để áp dụng vào thực tiễn.
    2. Đá nóng khô- nguồng năng lượng mới.
    Vừa qua các nhà khoa học của trường ĐH New South Wales đă phát hiện được một nguồn năng lượng mới. Đó là một loại đá nóng và khô nằm sâu trong lòng đất Australia. Loại đá nóng khô này có từ cách đây hơn ba trăm triệu năm và mang tên khoa học là Carboniferous Graphite. Nó lấy nhiệt từ lõi của trái đất. Nhiệt lượng của phóng xạ tự nhiên toả ra hâm nóng đá liên tục. Khi ta bơm nước xuống lòng đất ở độ sâu chừng 3-5 km, nước chảy qua các kẽ nứt của tảng đá nóng và được đun sôi lên. Dưới áp lực lớn của lòng đất, hơi nước rất nóng này sẽ chảy ngược trở lại mặt đất để làm chạy các môtơ máy phát điện.
    Hy vọng rằng trong một tương lai gần, đây sẽ là nguồn nhiệt vô cùng lớn, cung cấp lâu dài để chạy máy móc mà không làm ô nhiễm đến môi trường.
  2. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    HỘI NGHỊ HÓA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV
    HỘI NGHỊ HÓA HỌC CHÂU Á LẦN THỨ X
    VÀ HỘI NGHỊ HÓA HỌC Á - ÂU LẦN THỨ VIII
    Tổ chức tại Hà nội vào năm 2003
    Hội Hoá học Việt Nam tổ chức Hội nghị Hoá học toàn quốc lần thứ IV đồng thời với Hội nghị Hoá học châu á lần thứ X và Hội nghị Hoá học á - Âu lần thứ VIII tại Hà Nội với sự phối hợp của Hiệp hội Hóa học châu á và Hiệp hội Hóa học châu âu.
    Hội nghị nhằm tổng kết thành tựu trong các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và giảng dạy hóa học, góp phần vào sự nghiệp phát triển ngành Hoá học Việt Nam theo định hướng chiến lược đến năm 2010 với mục tiêu:
    +Hóa học thế kỷ XXI vì sự nghiệp phát triển bền vững.
    Hội nghị hội tụ đông đảo các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu, các trường đại học - cao đẳng, các nhà sản xuất và kinh doanh thuộc các chuyên ngành hóa học, vật liệu, thực phẩm, dược phẩm và môi trường trên cả nước.
    Các nhà khoa học của các nước châu á và châu âu, trong đó có các nhà khoa học nổi tiếng thế giới cũng tham gia.
    +Thời gian và địa điểm hội nghị :
    Hội nghị tiến hành trong các ngày 20 - 23 tháng 10 năm 2003 tại Khách sạn Daewoo 360 Ðường Kim Mã - Hà Nội
    +Ngôn ngữ.
    Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Hội nghị Hóa học toàn quốc lần thứ IV.. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của hai hội nghị quốc tế.
    +Chương trình hội nghị.
    HỘI NGHỊ HÓA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV
    Tổ chức vào ngày 20/10/2003
    Chương trình bao gồm:
    Các báo cáo tại phiên họp toàn thể.
    Các cuộc họp khoa học theo chín lĩnh vực
    :
    Hoá lý và Hoá lý thuyết
    Hoá học các hợp chất thiên nhiên và Hoá dược
    Hoá hữu cơ
    Hoá vô cơ, silicat và phân bón
    Hoá phân tích và Hoá môi trường
    Xúc tác và Hoá dầu
    Hoá sinh và Hoá thực phẩm
    Ðào tạo và nguồn nhân lực hoá học.
    Hoá polyme và Hoá vật liệu


    Ít ra thì truyền thuyết nói như thế!

  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Tìm thấy nguồn nhiên liệu mới thay thế dầu diesel
    [​IMG]
    Các nhà khoa học Ai Cập tin rằng dầu jojoba thường được sử dụng phổ biến trong các loại mỹ phẩm, có thể trở thành nguồn nhiên liệu thay thế cho dầu diesel, dùng trong ôtô và xe tải.
    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Helwan ở Cairo và Đại học UAE ở al-Ain đã thử nghiệm dầu jojoba trong các động cơ và nhận thấy không những nó hoạt động không kém gì diesel mà còn thải ra ít chất độc hơn.
    Do lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt của các mỏ dầu, các nhà nghiên cứu đã tìm đến những nguồn năng lượng khác như dầu thực vật. Dầu hướng dương và đậu nành đều đã được thử nghiệm. Và bây giờ đến lượt dầu jojoba. Jojoba là một loài cây bụi sống ở sa mạc, có thể cao tới 4,5 m và tuổi thọ hơn 150 năm. Hạt của chúng chứa hơn một nửa là dầu. Loại dầu không độc hại này được sử dụng rộng rãi trong các thành phần dưỡng da của mỹ phẩm, như dầu gội đầu hoặc đồ trang điểm.
    Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu jojoba có một tiềm năng lớn bởi khi được đốt cháy, nó tạo ra rất nhiều năng lượng và hoạt động ổn định ở nhiệt độ cao, sức ép lớn trong động cơ. Đồng thời lại thải ra ít CO, CO2 và bồ hóng hơn. Tuy vậy, việc sản xuất ra đủ lượng dầu jojoba để làm nhiên liệu là một vấn đề, bởi nó cần một khối lượng khổng lồ hạt jojoba. Do vậy sẽ cần có sự đầu tư của chính phủ hoặc các tổ chức tư nhân.
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Một chất mới giúp tự hàn răng
    Các nhà nghiên cứu của Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia (NIST) ở Gaitherburg đã thử nghiệm thành công chất tự hàn răng có tên là muối canxi phốt phát (ACP) do nhà hóa học phân tử Joseph Antonacci sáng chế.
    Hầu hết các vết nứt trên răng là do sự tác động của vi khuẩn với phần thức ăn thừa còn sót lại tạo các mảng bám trên răng . Các mảng bám này tạo ra axit làm hỏng men răng. Nếu để lâu chúng sẽ gây ra các lỗ thủng hoặc các vết rạn nứt làm yếu mô răng.
    Do thành phần của muối canxi phốt phát bao gồm các nguyên tố canxi và phốt pho, là những chất có thể trung hòa các axit gây hỏng răng. Hơn nữa, phản ứng hóa học giữa muối canxi phốt phát và axit tạo thành hydroxyapatite, một loại khoáng chất có trong răng và xương giúp tự hàn các vết nứt và các lỗ nhỏ trên răng.
    Việc sáng chế ra loại chất này còn hứa hẹn các thành tựu khác trong việc chỉnh răng hoặc chữa trị gãy xương. Nhóm nghiên cứu còn đang thí nghiệm một loại chất kết dính mới sử dụng hợp chất muối canxi phốt phát không bị phân hủy bởi vi khuẩn. Công nghệ mới này cũng đang được xem xét để ứng đụng trong sản xuất kem đánh răng.
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  5. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Xử lý nước thải các làng nghề bằng lau sậy
    Lau sậy là loài cây có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Hệ sinh vật xung quanh rễ của chúng vô cùng phong phú, có thể phân huỷ chất hữu cơ và hấp thụ kim loại nặng trong nhiều loại nước thải khác nhau, như các loại nước thải làng nghề.
    Phương pháp dùng lau sậy xử lý nước thải do Giáo sư Kathe Seidel người Đức đưa ra từ những năm 60 của thế kỷ 20. Khi nghiên cứu khả năng phân huỷ các chất hữu cơ của cây cối, ông nhận thấy điểm mạnh của phương pháp này chính là tác dụng đồng thời giữa rễ, cây và các vi sinh vật tập trung quanh rễ. Trong đó, loại cây có nhiều ưu điểm nhất là lau sậy.
    Không như các cây khác tiếp nhận ôxy không khí qua khe hở trong đất và rễ, lau sậy có một cơ cấu chuyển ôxy ở bên trong từ trên ngọn cho tới tận rễ. Quá trình này cũng diễn ra trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng của cây. Như vậy, rễ và toàn bộ cây lau sậy có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Ôxy được rễ thải vào khu vực xung quanh và được vi sinh vật sử dụng cho quá trình phân huỷ hoá học. Ước tính, số lượng vi khuẩn trong đất quanh rễ loại cây này có thể nhiều như số vi khuẩn trong các bể hiếu khí kỹ thuật, đồng thời phong phú hơn về chủng loại từ 10 đến 100 lần.
    Chính vì vậy, các cánh đồng lau sậy có thể xử lý được nhiều loại nước thải có chất độc hại khác nhau và nồng độ ô nhiễm lớn. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt (với các thông số như amoni, nitrat, phosphát, BOD5, COD, colifom) đạt tỷ lệ phân huỷ 92-95%. Còn đối với nước thải công nghiệp có chứa kim loại thì hiệu quả xử lý COD, BOD5, crom, đồng, nhôm, sắt, chì, kẽm đạt 90-100%.
    Theo thạc sĩ Nguyễn Quang Minh, Vụ khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng, nước ta hiện có khoảng 1.450 làng nghề truyền thống, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ, với các nghề như chế biến sản phẩm nông nghiệp (làm bún, miến, nấu rượu, chế biến thịt gia súc, gia cầm); sản xuất, tái chế giấy, sắt, nhựa, hoá chất; sản xuất đồ gốm, mộc, kim khí? Tại nhiều làng nghề, nước thải đang là nguy cơ lớn gây ô nhiễm nước mặt, làm phát sinh nhiều mầm bệnh nguy hiểm? Nước thải không được xử lý mà xả thẳng ra sông, hồ, kênh, mương... hay đất bỏ hoang của làng.
    Việt Nam là đất nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, rất thích nghi cho sự phát triển của các loại lau sậy. Mặt khác ở các làng, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang cũng còn khá lớn. Do vậy, việc áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng lau sậy sẽ rất hiệu quả.
    Theo ông Minh, cánh đồng lau sậy có thể được làm như sau: lợi dụng các vùng đất bỏ hoang chia làm nhiều ô, diện tích mỗi ô khoảng 0,4ha và có cấu tạo gồm: trên cùng là lau sậy được trồng với mật độ 20 cây/m2 trên lớp đất và phân. Lớp tiếp theo là cát 0,1 mét, rồi đến lớp sỏi cỡ lớn dày 0,55 mét và sỏi nhỏ 0,25 mét. Ở độ sâu 0,7 mét, cứ cách 10 mét đặt các ống thoát nước đường kính 100 mm. Tải trọng lọc trên cánh đồng lau sậy đạt 750 m3/ha/ngày.
    Quy trình hoạt động: nước thải tập trung từ bồn chứa được bơm vào bãi thấm qua ?obộ lọc? là tấm thảm rễ lau sậy, sau đó tiếp tục thấm qua các lớp vật liệu lọc, rồi chảy xuống các ống thoát nằm phía dưới và thải ra tự nhiên. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B. Độ pH và các chỉ số sinh hoá ổn định cho phép vi sinh vật hoạt động bình thường, riêng chất rắn lơ lửng đạt loại A (50mg/l).
    (Theo Khoa học và Đời sống)
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    ?oBăng tuyết khô?

    Phun băng khô làm sạch gương thiên văn.

    Trong một trò ảo thuật, nhà hoá học phủ túi vải vào miệng một bình thép lớn và mở van. Từ miệng bình bốc ra luồng tuyết màu trắng, lúc sau cả túi vải chứa đã đầy loại tuyết này. Nhà hoá học đem túi tuyết đổ lên mặt đất, chẳng mấy chốc tuyết trắng biến mất. Tuyết ấy đi đâu?
    Chất chứa trong bình không phải là tuyết mà là? CO2 lỏng. Khi chứa CO2 vào bình nén và tăng áp lực, nó sẽ hoá lỏng. Ở thời điểm nhà hoá học mở nút, áp suất trong bình giảm nhanh khiến CO2 lỏng biến thành khí. Trong quá trình này, CO2 thu nhiều nhiệt lượng làm giảm nhiệt độ, một bộ phận khí CO2 sẽ lạnh đến mức hoá rắn, trông bề ngoài giống như tuyết, cũng xốp và trắng.
    Băng và tuyết thật là do nước tạo thành, vì vậy sờ chúng ta có cảm giác ẩm. CO2 rắn không phải là nước nên khi sờ chúng ta có cảm giác khô, vì vậy các nhà hoá học gọi nó là ?obăng khô?.
    Nhiệt độ của băng khô là -78,50C, vì vậy gây cho ta cảm giác rất lạnh, chúng ta chỉ có thể nhẹ nhàng tiếp xúc với nó. Cần chú ý đừng bao giờ sục tay vào băng khô vì điều đó có thể gây tổn thương cơ thể do đông lạnh. Ở nhiệt độ cao hơn -78,50C, băng khô trực tiếp biến thành khí CO2 không phải qua giai đoạn hoá lỏng. Người ta gọi đó là hiện tượng thăng hoa. Đó là lý do tại sao khi đổ băng khô lên mặt đất, nó sẽ hoàn biến mất, không để lại một dấu vết gì.
    Ở nhiệt độ thường, băng khô bị thăng hoa không ngừng gây nên sự giảm nhiệt độ. Vì vậy, có thể dùng băng khô làm tác nhân làm lạnh. Nếu đem băng khô trộn với propylxenton sẽ tạo ra một hỗn hợp lạnh có thể hạ được nhiệt độ đến -1000C. Các kho đông lạnh hoặc các xe lạnh thường dùng băng khô để bổ trợ cho tác dụng làm lạnh. Người ta còn dùng băng khô để làm chất dập lửa hoặc làm mưa nhân tạo. Tuy nhiên, trong việc làm mưa nhân tạo ngày nay người ta dùng bạc io-đua để thay băng khô.
    (Theo Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao).
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 12:15 ngày 14/03/2003
  7. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Tin vắn ngày 31/3
    Khám phá nguyên nhân gây nên mùi đất ẩm * Chẩn đoán thể trạng cây mà không cần cưa lấy mẫu * Keo dán tường thay xà đỡ * Bao bì đuổi côn trùng.
    Những vùng đất ẩm thường có một mùi nồng thoang thoảng và hơi tanh. Đặc điểm này bắt nguồn từ một thành phần hóa học có tên gọi là geosmin do các vi khuẩn thuộc nhóm Streptomyces coelicolor tổng hợp nên, thông qua một gene có ký hiệu là sco6073. Khám phá thú vị này là sản phẩm phụ trong khi nghiên cứu Streptomyces coelicolor của các nhà nghiên cứu Anh thuộc Đại học Warwick.
    Vi khuẩn trên là một nguồn cung cấp các chất kháng sinh vô cùng quan trọng, cũng như một số chất chống ung thư và chất miễn dịch khác để phục vụ cho nghiên cứu y học.
    KH&ĐS (theo Infoscience)
    Các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học George August đã thử nghiệm thành công một phương pháp mới đánh giá thể trạng của cây mà không cần cưa lấy mẫu. Họ sử dụng 24 điện cực gắn lên một khoảng nào đó trên thân cây rồi đo suất dẫn điện của nó. Dữ liệu thu được cho phép các nhà khoa học phân tích cấu trúc bên trong của thân cây theo không gian hai chiều hoặc ba chiều, sau đó áp dụng một số thuật toán để rút ra kết luận xem cây ở trong tình trạng phát triển tốt hay có những vùng bị mục, ruỗng. Phương pháp này sẽ giúp các công ty khai thác gỗ biết được thời điểm thích hợp nhất để khai thác.
    KH&ĐS (theo Infoscience)
    Từ trước đến nay, khi cần trổ một cửa ra vào hay cửa sổ giữa một bức tường, người ta thường phải đặt thêm những thanh xà đỡ phía trên mép cửa. Nhưng đối với các nhà khoa học Đức thuộc trường Đại học Kassel, việc sử dụng những thanh xà này không còn cần thiết nữa, mà thay vào đó là một loại keo hỗn hợp giữa chất dẻo và sợi thủy tinh hoặc sợi carbon. Loại chất dẻo được sử dụng trong hỗn hợp này chính là nhựa epoxit. Khi trổ các khuôn cửa, người ta chỉ việc phết một lớp keo hỗn hợp lên phần tường phía trên mép cửa là toàn bộ mảng tường đó có thể trụ vững trong thế treo lơ lửng, giống như khi được đỡ bằng một thanh xà. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu khả năng sử dụng loại vật liệu mới này trong việc gia cố các cột trụ của những công trình lớn.
    KH&ĐS (theo A***)
    Công ty Dai Nippon Printing (Nhật Bản) vừa cho ra đời một loại bao bì đựng thực phẩm có chứa chất xua đuổi côn trùng hinokidiol. Chất này được chiết xuất từ nhựa cây bách (cùng họ với thông). Hinokidiol được chứa trong những bao nang siêu nhỏ có lỗ thấm bằng silic rồi trộn lẫn với mực in trên bao bì hoặc trộn ngay vào nguyên liệu để làm bao bì. Việc sử dụng những bao nang siêu nhỏ này giúp cho quá trình phát tán hinokidiol diễn ra rất chậm, nên hiệu quả xua đuổi côn trùng có thể kéo dài trong vòng 6 tháng. Các kỹ sư của Dai Nippon Printing khẳng định hinokidiol không hề gây hại cho sức khỏe của con người và không làm giảm hương vị của các loại thực phẩm được bọc gói bên trong.
    KH&ĐS (theo Caducée)
  8. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Sản xuất điện từ phân gấu trúc
    Từ lập luận cho rằng dạ dày của gấu trúc phải khá đặc biệt để có thể tiêu hóa lá và chồi trúc dai ngoách, một nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra trong dạ dày của nó có những vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ rất hiệu quả, có thể ứng dụng trong việc sản xuất điện năng.
    Fumiaki Taguchi, giáo sư danh dự của Đại học Kitasato ở Tokyo, đã bắt đầu tiến hành dự án này từ 5 năm trước, khi ông xin phép vườn thú Ueno nghiên cứu phân của những con gấu trúc ở đây.
    ?oNếu gấu trúc có thể nuôi cơ thể to lớn của mình chỉ bằng cách ăn lá trúc, thì rõ ràng là nó hoàn toàn khác với các loài động vật khác?, Taguchi nhận định. ?oKhông phải loài vật nào trên hành tinh chúng ta cũng có thể tiêu hóa được lá hoặc vỏ chồi của loài cây này, vì chúng cấu tạo từ những vật liệu hữu cơ rất dai?.
    Taguchi và cộng sự đã lựa ra 5 trong số 270 loài vi sinh vật mà họ phát hiện thấy trong phân của gấu trúc - những loài có hiệu quả nhất trong việc bẻ gãy các protein, chất béo và có thể dễ dàng sinh sản ngay cả trong nhiệt độ cao. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu trộn các vi khuẩn trên với 70-100 kg rác thô (chẳng hạn thân cây) trong một máy hủy rác công nghiệp.
    Kết quả là, sau 17 tuần, chỉ còn lại 3 kg rác thải, trong khi phần lớn đã chuyển hóa thành nước và CO2, cho hiệu suất chuyển đổi cao hơn nhiều so với các loại vi khuẩn thông thường.
    Taguchi cho biết công ty H2Japan, do ông làm giám đốc, sẽ chế tạo cả pin nhiên liệu hydro và một bộ xử lý chất thải kết hợp trong một loại thiết bị, bán cho các công ty chế biến thức ăn ở Nhật Bản. ?oVới mỗi kilogram rác thải, tôi có thể thu khoảng 100 lít hydro, đủ để cấp điện cho các bóng đèn trong cả một tòa tòa nhà?, ông nói.
    Mục tiêu của Taguchi là trình diễn phát minh này tại hội chợ quốc tế World Expo 2005 tại Aichi, cách Tokyo khoảng 250 km về phía tây.
    B.H. (theo Discovery)
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  9. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Mực ADN bảo vệ chữ ký cá nhân​
    Công ty ID Technica (Nhật Bản) chuẩn bị tung ra loại bút cho phép người mua ký hợp đồng hoặc di chúc bằng mực có chứa mã ADN của họ, nhằm chống lại việc giả mạo chữ ký.
    Các chuyên gia sẽ lấy mẫu ADN của khách hàng để tạo ra ADN tổng hợp có chứa trình tự gene điển hình của người đó rồi trộn với chất phản quang, tạo thành một loạt mực đặc biệt. Một thiết bị sử dụng tia hồng ngoại sẽ quét văn bản để xác nhận chữ ký có hợp pháp hay không.
    Một kg mực ADN trị giá 2 triệu yen, còn thiết bị đọc văn bản có giá bán 100.000 yen. Theo ID Technica, mực ADN đã được một công ty Mỹ sử dụng để in vé cho Đại hội thể thao Olympics ở Sydney năm 2000.
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  10. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Ắc quy Mg, rẻ và sạch.
    Các nhà nghiên cứu Israel vừa giới thiệu một loại ắc quy làm từ magiê, mà trong tương lai có thể được dùng để chạy xe và nạp điện thay cho ắc quy chì và nickel-cadmium. Vì magiê có lượng lớn (là kim loại phổ biến thứ 7 trong vỏ trái đất), nên chắc chắn bình cấp điện làm từ nguyên liệu này sẽ rất rẻ tiền.
    Ắc quy làm từ lithium có kích thước nhỏ nhưng giá thành cao, trong khi sản phẩm làm từ chì và cadmium tuy có thể xạc lại nhiều lần nhưng lại nặng và tác động xấu đến môi trường.
    Từ những năm 1980, ắc quy magiê đã được các nhà chế tạo lưu tâm đến, nhưng phải tới nay, Doron Aurbach và cộng sự thuộc Đại học Bar-Ilan (Israel) mới có thể cho ra nguyên mẫu thực đầu tiên của nó. Bình ắc quy này tạo ra dòng điện từ 0,9-1,2 volt, tương đương với một bình ắc quy nickel-cadmium, và có thể được xạc lại nhiều lần mà không mất mấy công suất.
    Ban đầu, nhóm nghiên cứu dùng cực dương làm bằng magiê. Tuy nhiên, do không thể cán mỏng magiê vì kim loại này quá giòn nên họ thay bằng hợp kim magiê AZ-31 với 3% nhôm và 1% kẽm.
    Về cực âm, nhóm nghiên cứu cần một vật liệu có nhiều lỗ hổng li ti cho phép ion magiê đi qua. Mo6S8. Để tạo ra Mo6S8, nhóm nghiên cứu đã chế ra dạng vật liệu tương tự như vậy nhưng chứa đồng, rồi tìm cách thay đồng bằng magiê. Phương pháp trao đổi ion có thể làm được điều đó, nhưng lại không hiệu quả trên quy mô công nghiệp. Vì thế, nhóm nghiên cứu nay đã tìm ra phương pháp mới có thể loại đồng - dùng phản ứng hoá học.
    Thành phần cuối cùng của ắc quy là dung dịch điện phân. Nhóm của Aurbach đã sử dụng một loại gel làm từ polymer, một chất lỏng hữu cơ và một hoá chất có thể giữ các ion magiê.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die

Chia sẻ trang này