1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin khoa học mới

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi T_N_T, 29/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Biến CO2 thành nhiên liệu hydrocarbon
    Một nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa gây xôn xao trong cuộc hội thảo về hóa chất công nghiệp tại Mỹ, khi công bố kỹ thuật mới để chuyển carbon dioxide thành propane và buthane, ở nhiệt độ và áp suất tương đối thấp. Công trình này mở ra triển vọng tái sử dụng CO2 (loại khí nhà kính chủ yếu), thay vì thả lên trời như hiện nay.
    Trước đó, nhiều người đã cố gắng tạo ra hydrocarbon bằng cách trộn carbon với khí hydro trong một lò phản ứng ở áp suất rất cao. Tuy nhiên, hiệu quả của hầu hết các thí nghiệm này đều không đáng kể.
    Ông Nakamichi Yamasaki, thuộc Trung tâm Công nghệ Công nghiệp Tokushima ở Nhật Bản, lại chọn một hướng khác. Sử dụng axit HCl làm nguồn ion hydro, ông cho CO2 sục vào một thùng phản ứng chứa axit, ở nhiệt độ khoảng 300 độ C và áp suất 100 atmosphere, với xúc tác bột sắt. Sản phẩm ra lò là methane, ethane, propane và buthane. Yamasaki cho biết nhiệt độ và áp suất đó là khá thấp, vì vậy, có thể duy trì được những phản ứng tương tự bằng nhiệt thải ra từ các nhà máy điện.
    Trước mắt, hy vọng của ông là cải tiến được các chất xúc tác để tạo ra những hydrocarbon nặng hơn, như xăng (gồm những chuỗi carbon dài từ 5-12 nguyên tử, trong khi butane chỉ có 4 nguyên tử). Đây cũng là yếu tố sống còn để phát minh này có thể tồn tại, bởi nếu không, hiệu quả của nó chỉ tương đương với tốc độ sinh methane của các vi khuẩn mà thôi.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  2. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Phản ứng ôxy hóa gây nguy hiểm cho các vệ tinh
    Teflon
    Các nhà khoa học Mỹ mới đưa ra thông báo, dưới tác dụng của tia cực tím, các phân tử ôxy bị phân hủy thành những đơn nguyên tử ôxy (O2 --> O +O), tấn công mạnh vào lớp vỏ tráng bạc hoặc nhôm phủ trên các tấm teflon của vệ tinh.
    Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Lou Massa, Đại học New York (Mỹ), đã tạo ra một môi trường hóa học trong phòng thí nghiệm, tương tự như môi trường trên quỹ đạo của các vệ tinh cách trái đất 30 kilomét. Tại đây, lượng ôxy mỏng, nhưng mật độ các tia cực tím lại rất lớn, nên nhiều phân tử O2 bị tách thành những nguyên tử O.
    Bình thường, lớp bảo vệ của vệ tinh được làm từ teflon - một hợp chất cực bền của carbon và fluor (C2F4: tetrafluoroethylene). Bên ngoài lớp vỏ teflon này, người ta thường tráng một lớp bạc hoặc nhôm mỏng, có tác dụng phản quang, giúp vệ tinh chống nóng.
    Phân tích của Lou Massa cho thấy, dưới tác dụng của ôxy nguyên tử, lớp tráng nhôm hoặc bạc sẽ bị tấn công đầu tiên. Sau khi nó bị gỉ, rạn, ôxy nguyên tử sẽ tiếp tục xâm nhập vào lớp teflon. Theo mô hình của Massa, ở điều kiện nhiệt độ cao, các nguyên tử ôxy có thể phá hủy liên kết hóa học giữa carbon và fluor trong phân tử teflon.
    Như vậy, theo thời gian, các vệ tinh trên quỹ đạo sẽ bị ôxy hóa làm hỏng. Quá trình này có thể kéo dài nhiều thập kỷ, nhưng rất khó chống đỡ. Mô hình phòng thí nghiệm của Massa là tiền đề cho các thử nghiệm tiếp theo để tìm ra loại vật liệu mới chịu được các điều kiện trong vũ trụ.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  3. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Một số nguyên tố hóa học có hạt nhân hình tứ diện
    Hạt nhân gồm proton và neutron. Chúng thường xuất hiện dưới dạng cầu. Tuy nhiên ở các đồng vị nặng, cũng có trường hợp hạt nhân tồn tại dưới dạng tứ diện đều. Đó là kết luận của các nhà khoa học Pháp, dựa trên một mô hình thuần túy lý thuyết về vật lý hạt.
    Bình thường hạt nhân có hình cầu, vì khi nó quay quanh trục thì đây là cấu trúc bền vững hơn cả. Nhưng theo mô hình của Jerzy Dudek, Đại học Louis Pastuer ở Strassbourg (Pháp), thì một số đồng vị nặng ở cuối bảng tuần hoàn có con số các proton và neutron không tương thích cho kiểu xắp xếp hình cầu. Vì thế, chúng có thể kết hợp thành một hình tứ diện đều. Tuy nhiên, cấu trúc này rất không bền vững, vì thế rất khó quan sát trong thiên nhiên.
    Theo phỏng đoán của Jerzy Dudek, cấu trúc hạt nhân hình tứ diện đều có thể xuất hiện ở nhiều đồng vị của Zirkonium, thậm chí ở Canxi và Uran. Vì có hình tứ diện, nên khi quay, các hạt nhân này tạo ra xung quanh nó một trường tương tác điện từ khác hẳn hạt nhân hình cầu. Tuy nhiên đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa quan sát được một hạt nhân như vậy, vì thế chưa thể kết luận được những ảnh hưởng của nó.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  4. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Biến khí thải độc hại thành vô hại bằng kỹ thuật ôxy hóa khử
    Đó là công trình nghiên cứu vừa được công bố của Tiến sĩ Lê Văn Tiệp (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - TP HCM). Thiết bị xử lý này phù hợp với các lò đốt rác thải y tế, công nghiệp, và có thể gắn vào ống xả xe hơi, xe gắn máy...
    Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lê Văn Tiệp (Phân viện Khoa học vật liệu tại TP HCM, thuộc Trung tâm KHTN và CNQG) có tên Khử ôxit nitơ trên xúc tác với sự có mặt của hydro carbon trong hỗn hợp phản ứng. Ôxit nitơ, với hơn 90% là NO và NO2 (ký hiệu là NOx) là những chất khí độc gây hại cho sức khỏe con người, một trong những tác nhân gây mưa axit và phá hủy tầng ozone của khí quyển. Nguồn chính tạo thành ôxit nitơ là các động cơ đốt trong và các lò đốt làm việc ở nhiệt độ cao.
    Theo Tiến sĩ Tiệp, trong khi những tiến bộ khoa học trên thế giới đã giúp loại lưu huỳnh khỏi dầu mỏ, làm giảm SO2, thì ô nhiễm ôxit nitơ - một dạng nguy hiểm không kém, đang trở nên nghiêm trọng và chưa có biện pháp loại trừ tận gốc. Mặt khác, so với các khí độc hại khác như ôxit carbon, hydro carbon, muội than... thì ôxit nitơ khó xử lý hơn. Ở nước ta tới nay, kể cả công trình của Tiến sĩ Tiệp, mới chỉ có hai nghiên cứu trong lĩnh vực này.
    Thông thường, người ta xử lý khí thải bằng hấp phụ (dùng than hoạt tính) hoặc hấp thụ (dùng nước hoặc một dung dịch nước) để giữ lại các chất độc. Cách này có hạn chế là không triệt để, chỉ có tác dụng nhất thời mà thực ra các chất độc vẫn còn nguyên, không hề bị thay đổi tính chất hóa học. Hơn nữa, các chất hấp phụ nhanh chóng mất hoạt tính do đã bão hòa, và không còn tác dụng loại bỏ chất độc nữa. Nguy hại hơn nữa là phương pháp này đã chuyển chất thải khí thành chất thải rắn và lỏng, gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Phương pháp của Tiến sĩ Tiệp khắc phục được những nhược điểm trên: Ông dùng phản ứng ôxy hóa khử để biến khí độc thành không độc.
    Cụ thể của việc xử lý này có hai nội dung: 1. Chuyển C, CO, COV (hợp chất hữu cơ bay hơi) về CO2 không độc bằng phản ứng ôxy hóa, nghĩa là đốt cháy với sự có mặt của ôxy; 2. Chuyển NOx về ôxy và nitơ, là phản ứng khử ngược lại với phản ứng trên.
    Hai quá trình này phải thực hiện đồng thời. Vì thế, phải tìm một "khoảng" cho phép để chỉnh nồng độ ôxy sao cho cả hai quá trình đều cùng thực hiện được, đồng thời tìm chất xúc tác thích hợp. Cả hai việc đều đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và nhiều phương tiện đặc chủng hiện đại. Chính vì thế, ở Việt Nam rất khó làm, lĩnh vực này hầu như còn bỏ ngỏ.
    Theo Tiến sĩ Tiệp, việc áp dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tế không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam, rất phù hợp cho các lò đốt rác thải y tế, lò đốt rác thải công nghiệp. Nhiều đơn vị đã đến đặt hàng lắp ráp thiết bị khử ở Phân viện Khoa học vật liệu, trong đó có: Bệnh viện Sóc Trăng, Trung tâm Lao và bệnh phổi Tiền Giang, Nhà máy Nông dược Tiền Giang... Thiết bị xử lý khí thải bằng xúc tác do Phân viện chế tạo cũng rất phù hợp cho nhiều loại xe, kể cả xe gắn máy. Tiến sĩ Tiệp cho biết, các nước trên thế giới đều có ống xả xúc tác xử lý khí thải xe hơi, cho nên họ không phải... bịt mặt khi ra đường như ở ta.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  5. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Osmium chịu lực nén tốt hơn kim cương
    Chưa rõ liệu nó có đoạt nổi ngôi vị đồ trang sức tuyệt diệt nhất hay không, nhưng ít nhất, nguyên tố osmium có thể tự hào là không hề kém cạnh kim cương về tính chống đàn hồi. Theo một nghiên cứu đăng trên Physical Review Letters, osmium chịu nén ép giỏi hơn bất kỳ nguyên tố nào trước nay.
    Phát hiện này mở ra một hướng mới trong công cuộc tìm kiếm vật liệu siêu cứng.
    Nhờ độ cứng tuyệt hảo - khả năng chống chịu trầy xước, các vết cắt hay đập vỡ - kim cương luôn được xem là vật liệu lý tưởng làm đầu bịt cho các thiết bị trong ngành công nghiệp nặng. Tuy nhiên, người ta cũng tìm thấy một thông số khác dễ tính toán hơn so với độ cứng để xác định chất lượng một nguyên tố, đó là khả năng chịu nén (còn gọi là hệ số đàn hồi *). Hai đại lượng này có liên quan mật thiết với nhau vì vật liệu kém đàn hồi nhất cũng thường có xu hướng cứng nhất. Osmium, dù mềm hơn nhiều so với kim cương, nhưng người ta dự đoán khả năng chịu nén (chống đàn hồi) của nó còn cao hơn của kim cương.
    Hyunchae Cynn và cộng sự tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) đã thực hiện các thử nghiệm về đặc tính này. Họ nén bột osmium dưới áp suất 600.000 atmosphere và đo sự thay đổi khoảng trống giữa các nguyên tử trong mẫu, sử dụng mô hình nhiễu xạ tia X. Nhóm nghiên cứu nhận thấy hệ số đàn hồi của osmium là 462 gigapascals (GPa) so với 443 GPa của kim cương.
    "Điều hấp dẫn là một nguyên tố phi kim nhẹ như kim cương và một nguyên tố kim loại nặng như osmium, với những thuộc tính hóa học rất khác biệt, đều có hệ số đàn hồi lớn", các tác giả nhận xét. Và nếu thế, rất có thể những hợp chất có liên quan với chúng như carbua kim loại, nitrit kim loại hay oxit kim loại sẽ là những nguồn vật liệu siêu cứng mới.
    * Hệ số đàn hồi là tỷ lệ giữa áp suất dùng để thay đổi thể tích của một vật và sự thay đổi thể tích do áp suất đó tạo ra. Hệ số đàn hồi càng lớn, vật càng kém đàn hồi.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  6. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Tạo ra phản ứng nhiệt hạch trong phòng thí nghiệm
    Khi bắn sóng siêu âm vào dung dịch aceton, các bong bóng trong chất lỏng sụp đổ, tạo ra nhiệt độ hàng triệu độ C. Khi đó, các hạt nhân của đồng vị hydro nước nặng (deuteron) liên kết với nhau, giải phóng năng lượng ồ ạt, tương tự như ở các phản ứng nhiệt hạch trên mặt trời.
    Ông Rusi Taleyarkhan và cộng sự thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge ở Tennessee (Mỹ) đã thực hiện thí nghiệm này.
    Trong lòng mặt trời, nhiệt độ cao tới 10 triệu độ C. Vật chất giàu hydro nén lại, tạo thành một dạng đậm đặc gọi là plasma. Tại đây, cứ hai hạt nhân hydro (proton) kết hợp lại thành một hạt nhân deuteron (hạt nhân nước nặng) và giải phóng một neutron tự do. Phản ứng này phát sáng, giải phóng năng lượng cực lớn.
    Nhưng trong thí nghiệm lần này, các nhà khoa học không hy vọng liên kết được các proton của hydro, vì quá trình này đòi hỏi những điều kiện vô cùng khắt khe (như ở trên mặt trời). Thay vào đó, họ muốn liên kết các deuteron, hay một deuteron với nhân của một nguyên tử hydro nặng hơn nữa (tritium). Quá trình này cũng giải phóng rất nhiều năng lượng, nhưng ở nhiệt độ và áp suất thấp hơn.
    Bóng khí và sóng âm
    Lần này, các nhà khoa học hòa vào dung dịch aceton đồng vị của nước nặng deuteron và tạo ra các bóng khí. Dưới tác động của sóng âm mạnh, trong một thời gian ngắn, các bóng khí bị bắn vỡ.
    Theo lý thuyết, quá trình sụp đổ này sẽ tạo ra nhiệt độ hàng triệu độ C, phát ra ánh sáng và giải phóng các neutron tự do với mức năng lượng cao. Đồng thời, khi phản ứng nhiệt hạch xảy ra, hai hạt nhân của deutron sẽ kết hợp lại với nhau, tạo ra đồng vị hydro nặng hơn (tritium) và giải phóng một neutron tự do với năng lượng lớn.
    Trên thực tế, nhóm khoa học của Taleyarkhan đã xác nhận sự có mặt của ánh sáng, một lượng tritrium lớn còn lại sau phản ứng và các neutron ở mức năng lượng phù hợp với tính toán lý thuyết. Vì thế họ rút ra kết luận, đã xảy ra phản ứng nhiệt hạch.
    Phản ứng nhiệt hạch - "Chén thánh" của vật lý hạt
    Nhiều thập kỷ qua, giới khoa học đã cố công khai thác năng lượng của phản ứng nhiệt hạch bằng cách sử dụng các khí cực nóng trong điều kiện mô phỏng môi trường phản ứng trong lòng mặt trời. Nhưng tới nay, những kết quả thu được vẫn còn rất hạn chế.
    Năm 1989, Stanley Pons, Đại học Utah (Mỹ) và Martin Fleischmann, Đại học Southampton (Anh), thông báo đã tạo ra "phản ứng nhiệt hạch lạnh" trong kim loại palladium. Nhưng về sau, người ta phát hiện đó chỉ là một thông báo vô căn cứ.
    Vì thế, nhiều nhà khoa học nghi ngờ rằng thí nghiệm lần này của Taleyarkhan cũng chỉ là một "thành công mơ hồ", và sẽ chỉ được công nhận khi các nhà khoa học khác lặp lại được nó.
    Thí nghiệm, giả sử đúng là thành công, cũng chưa có nghĩa là sẽ có ích cho việc sản xuất điện trên quy mô công nghiệp. Bởi từ việc tạo ra phản ứng nhiệt hạnh trong phòng thí nghiệm tới việc khai thác nó trên quy mô lớn là cả một vấn đề.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  7. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Dây siêu dẫn nhiệt độ cao làm từ hợp kim ôxít đồng
    Cấu trúc phân tử của YBa2Cu3O7
    Các nhà khoa học Mỹ mới chế tạo thành công một hợp kim của ôxít đồng-yttrium-barium, có thể siêu dẫn ở nhiệt độ 93 độ K (-180 độ C). Đây một bước tiến vượt bậc, nếu ta so sánh với các vật liệu kim loại siêu dẫn khác chỉ hoạt động ở nhiệt độ dưới 10 độ K.
    Nhóm khoa học của Herb Mook, thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, bang Tennessee (Mỹ), đã tạo ra mẫu thử 25 gam hợp kim ôxít đồng-yttrium-barium (YBa2Cu3O7). Thử nghiệm cho thấy, ở nhiệt độ dưới 93 độ K, mẫu thử có thể dẫn điện mà không gặp một cản trở nào (điện trở = 0).
    Năm 1986, lần đầu tiên hai nhà khoa học Đức Bednorz và Mueller tạo ra một hợp kim của ôxít đồng, lanthan và barium (LaBaCuO) có tính siêu dẫn ở 30 độ K. Từ đó, việc tìm kiếm các hợp kim mới của ôxít đồng đã đưa ngành vật liệu siêu dẫn tiến những bước dài, trong đó phải kể đến việc tìm ra các hợp chất như BiSr2CaCu2O8 (Mỹ, 1988) và Tl2Sr2Ca2Cu3O10 (Mỹ - Nhật, 1993). Điều đáng ghi nhận là cả hai hợp kim đều siêu dẫn ở nhiệt độ trên điểm nóng chảy của nitơ (77,4 độ K).
    Việc tìm ra chất siêu dẫn nóng (ở nhiệt độ trên điểm nóng chảy của nitơ) có ý nghĩa lớn, bởi người ta sẽ không phải làm lạnh vật liệu bằng heli lỏng (nóng chảy ở 4,2 độ K) - một quy trình cực kỳ tốn kém. Điều này mở ra hướng ứng dụng rộng hơn cho vật liệu siêu dẫn trong các sensor điện từ, thiết bị đo lường chính xác, thiết bị đo đạc trong lĩnh vực từ sinh học (biomagnetic) và địa vật lý (geophysics).
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  8. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Nước phản ứng kỳ lạ khi bị kẹt giữa ?obạn? và ?othù?
    Một bề mặt ái nước sẽ bị ướt khi tiếp xúc với nước. Ngược lại, một bề mặt kỵ nước sẽ đẩy nước ?otránh xa?, giảm tối đa diện tích tiếp xúc bằng cách buộc nước tụ thành giọt. Còn khi nằm kẹt giữa hai bề mặt đối lập này, một bên ái và một bên kỵ, nước sẽ "vỗ sóng".
    Steve Granick và cộng sự tại Đại học Illinois, đã đưa các màng nước, dày từ 5-20 phân tử vào trong một khe mao dẫn có một bề mặt là ái nước và mặt kia là kỵ nước. Kết quả là các màng nước biến đổi thành một thứ thật khác thường. Thay vì làm ướt cả hai bề mặt hoặc tránh xa chúng, nước dập dềnh gợn sóng rất tự nhiên, tạo ra một dạng thù hình mà các nhà khoa học mô tả là ?ophức hợp dao động, rung rinh?.
    Cũng theo báo cáo đăng trên tạp chí Science số mới nhất, những dao động này chỉ xảy ra với nước, mà không quan sát thấy trong các chất lỏng không phân cực hoặc với chất lỏng phân cực như ethanol. Để xác định liệu có phải các bọt khí trong nước đã gây ra trạng thái kỳ lạ này, nhóm nghiên cứu lặp lại thí nghiệm trên, nhưng với nước đã đuổi hết khí. Kết quả thu được là tương tự.
    Granick giải thích hiện tượng này như sau: ?oTrong khi sức căng bề mặt kéo nước ra khỏi bề mặt kỵ nước, thì mặt ái nước lại giữ nước tại chỗ, kết quả là tạo ra một màng nước dao động trong khe mao dẫn".
    Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học hiểu được trạng thái kéo co tương tự của nước xảy ra trong tự nhiên. Chẳng hạn trong các phân tử protein nào đó, một số phần kỵ nước, còn các phần khác lại ái nước. Hai trạng thái "không đội trời chung" này là cơ chế chính quyết định sự sắp xếp của các phân tử protein (chẳng hạn đầu kỵ nước nằm gần nhau, dồn các đầu ái nước ra ngoài).
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  9. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Chất dẻo dẫn điện
    Những khối lập phương bằng chất dẻo kích cỡ nanomét (một phần triệu milimét) được xếp lại với nhau như những viên gạch. Chúng tạo thành một cấu trúc phân tử bền vững với những tính chất vật lý hấp dẫn như phản quang và dẫn điện.
    Các loại chất dẻo phổ biến - từ polyethylene mềm tới polystyrene cứng - đều có cấu trúc phân tử dạng chuỗi. Vì thế, chúng rất dễ biến dạng trước nhiệt độ cao hoặc lực nén. Mặt khác, do các chuỗi xoắn xít lại, không để điện tử đi qua, nên chất dẻo nói chung không có khả năng dẫn điện.
    Nay, Richard Laine và cộng sự thuộc ĐH Michigan ở Ann Arbor (Mỹ) đã thay thế cấu trúc phân tử dạng chuỗi bằng dạng khối. Ban đầu, chất dẻo có thành phần chủ yếu là silicon và ôxy nguyên tử. Các khối lập phương được nối với nhau bằng những phân tử silicon hình chuỗi bám vào 8 góc, tạo thành chất dẻo dạng tinh thể, tương tự như thủy tinh.
    Tuy nhiên khi thử nghiệm ở nhiệt độ cao, những chuỗi này bị kéo dãn, khiến cấu trúc bị xô lệch. Laine đã giải quyết vấn đề này bằng cách thay các phân tử silicon hình chuỗi bằng các phân tử benzene cứng. Kết quả, vật liệu có cấu trúc ổn định hơn nhiều.
    Một khối chất dẻo loại này có thể chịu được nhiệt độ trên 500 độ C. Với việc cho các phân tử benzene vào trong cấu trúc, các nhà nghiên cứu đã tạo ra khả năng dẫn điện cho vật liệu. Tương lai, chất dẻo nano sẽ được ứng dụng để chế tạo các điốt phát sáng, dùng cho màn hình hoặc các bộ cảm biến.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  10. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Tẩy trắng bột giấy bằng chất xúc tác
    Ô nhiễm trong ngành sản xuất giấy sẽ giảm đáng kể. Đó là thông báo mới đây của các nhà khoa học Mỹ, khi họ tìm ra một chất xúc tác có thể làm trắng bột giấy mà không tạo ra các chất độc hại, vốn là nhược điểm lớn của các phương pháp tẩy thông thường hiện nay.
    Sản xuất giấy là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới, với sản lượng 100 triệu tấn bột giấy mỗi năm. Khâu khó khăn nhất trong quá trình sản xuất bột giấy là loại bỏ lignin để tạo ra sợi xenlulô nguyên chất. Khâu này gồm hai công đoạn: nấu bột và tẩy trắng. Khi nấu bột, người ta sử dụng các chất có hoạt tính mạnh và nhiệt độ cao, phân huỷ tới 90% lignin. Sản phẩm tạo ra là một chất bột đục sền sệt, có thể dùng để làm giấy có chất lượng thấp như giấy gói hàng.
    Để tạo ra giấy chất lượng cao, người ta tiếp tục dùng clo hoặc clo dioxide tẩy trắng bột, loại bỏ nốt phần ligin còn lại. Các hoá chất này tạo ra phản ứng ôxi hoá, bẻ gãy có lựa chọn phân tử lignin (bằng cách lấy đi electron của nó). Tuy nhiên, quá trình này thường tạo ra những chất độc hại cho môi trường.
    Nhằm giảm thiểu ô nhiễm, Terry Collins của ĐH Carnegie Mellon, bang Pennsylvania, đã tìm ra một chất xúc tác mới, thay thế cho quá trình tẩy trắng này. Chất xúc tác có tên là polyoxometalate (POM), với cơ chế hoạt động tương tự như một loại protein phân huỷ gỗ có trong nấm.
    Đầu tiên, POM ôxi hoá lignin. Sau đó, người ta dùng ôxy để ôxy hoá POM. Bước thứ hai này sẽ hoàn tất việc chuyển lignin thành CO2 và nước, không có hại cho môi trường. Chất xúc tác được tái chế, quay vòng sử dụng. Tuy nhiên, vì POM chứa vonfram và môlípden, là hai nguyên tố kim loại cũng có có tác dụng xấu, vì thế, người ta sẽ loại bỏ nó triệt để, tránh lưu lại trên giấy viết.
    Tính không hiệu quả của phản ứng này ở chỗ, để làm được một tấn bột giấy, cần tới 170 tấn chất xúc tác. Tỷ lệ trên khiến cho việc sử dụng sản phẩm mới là quá đắt đỏ. Do vậy, trước khi thực sự được thị trường chấp nhận, phát minh này còn cần một chặng đường dài để tự hoàn thiện theo hướng hiệu quả và rẻ hơn.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die

Chia sẻ trang này