1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin khoa học mới

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi T_N_T, 29/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Phân tử CO2 được tạo thành như thế nào?
    Lần đầu tiên người ta quan sát được sự tạo thành phân tử CO2 ở cấp độ vi mô. Điều đó không những giúp người ta hiểu rõ hơn phản ứng hóa học quan trọng này, mà còn giúp tối ưu hóa việc xử lý khí thải ôtô, làm trong sạch không khí hay làm các đầu dò hóa học.
    Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Wilson Ho, Đại học California ở Irvine (Mỹ), đã sử dụng kính hiển vi đặc biệt để nghiên cứu sự tạo thành phân tử CO2 từ phân tử CO và ôxy nguyên tử dính trên bề mặt kim loại (trong thí nghiệm là bạc).

    Thí nghiệm 1.

    Thí nghiệm 1: Người ta dịch một phân tử CO tới hai nguyên tử ôxy dính trên bề mặt bản kim loại. Hình 1 (H1) cho thấy một phân tử CO cô lập dính trên bề mặt bản kim loại. Hình 2 (H2) cho thấy một phân tử CO được đặt gần hai nguyên tử ôxy.
    Quan sát cho thấy, khi phân tử CO dịch đến khoảng cách 1,78 angstrom (1angstrom =10 mũ -10 mét), phức hợp O-CO-O được tạo thành. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được phức hợp này.
    Bằng cách tạo ra một hiệu điện thế để truyền electron vào phức hợp này, người ta đưa nó lên một trạng thái năng lượng cao hơn, và do đó, kém bền vững hơn. Phức hợp sẽ tự động phân hủy thành phân tử CO2 và ôxy nguyên tử. Thực tế, các va chạm của chuyển động nhiệt của các phân tử (trong động cơ ô tô) sẽ kích thích phân tử lên mức năng lượng cao hơn của electron.

    Thí nghiệm 2.

    Thí nghiệm 2: Người ta hạ đầu dò có dính phân tử CO xuống (H1), phản ứng với một nguyên tử ôxy (H2). Phân tử CO được nhả ra khi người ta đặt một hiệu điện thế giữa đầu dò và bản kim loại. Cuối cùng, chỉ còn lại một nguyên tử ôxy đính trên bản kim loại (H3).
    Những thí nghiệm này chứng tỏ phân tử CO chỉ phản ứng với ôxy nguyên tử trên bề mặt bản kim loại mà thôi.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  2. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Bột mì cũng có thể thành thuốc nổ!
    Ngày 22/12/1977, một kho lương thực nổ tung tại thành phố Westwego (Mỹ). Từ tháp vận chuyển bùng lên cột lửa cao 30 m. Sau khi điều tra, người ta phát hiện thủ phạm của đám cháy chính là những hạt... bột mì.
    Khu dân cư cách xa 19 km vẫn cảm thấy rõ rệt các sóng xung kích gây chấn động. Trong vụ nổ này có 36 người chết, 9 người bị thương, một tháp chuyển, 48 kho, nhà kiểm tra, văn phòng bị phá hỏng. Thiệt hại kinh tế đến 1 triệu USD. Khi điều tra nguyên nhân gây vụ nổ, người ta cho rằng do nhiệt ma sát của tay đỡ và bánh xe vận chuyển làm cho bột gạo bắt lửa và đưa đến phát sinh vụ nổ. Nhưng tại sao loại bột vẫn dùng để làm bánh mì, bánh bao thường ngày lại có thể đưa đến nguy hiểm cháy nổ?
    Nguyên do là bột mì cũng hơi giống loại thuốc nổ đen. Thành phần chủ yếu của bột mì là tinh bột. Ngoài ra còn có protein, chất béo, muối vô cơ. Tinh bột do ba nguyên tố carbon, hydro, ôxy tạo thành. Trong đó carbon và hydro có thể cháy được. Chúng ta đều biết, tốc độ của các phản ứng hoá học liên quan đến kích thước của các hạt vật chất tham gia phản ứng. Hạt vật chất càng được nghiền mịn thì diện tích tổng bề mặt của chúng càng lớn và phản ứng hoá học càng mạnh.
    Tại các nhà máy sản xuất hoặc tại các kho chứa bột, các hạt bột mịn bay kín trong không trung. Chúng có diện tích tiếp xúc với không khí vô cùng lớn, tác dụng với ôxy của không khí, sinh phản ứng cháy. Phản ứng này sinh ra năng lượng lớn, dẫn tới sự cháy nổ. Ngày 13/5/1987 tại xưởng chính của một nhà máy dệt tại thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã xảy ra một vụ nổ khủng khiếp, làm 58 người chết, 177 người bị thương. Sau vụ nổ, người ta tiến hành điều tra, phân tích và kết luận, chính loại bụi lông đã gây nên vụ nổ.
    Các loại bụi mịn tuy có thể gây cháy nổ, nhưng nếu trong quá trình sản xuất, ta chú ý chống bụi, không để chúng tụ tập dày đặc trong không khí, đồng thời ngăn được các sự cọ sát gây cháy, thì vẫn có thể tránh được nguy hiểm cháy nổ.
    Cái topic này đúng là để VMĐ múa gậy vườn hoang nhẩy.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  3. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Nguồn O2 cho các bác du hành vũ trụ
    Đối với mạng sống của con người, so với nước và thực phẩm, ôxy còn quan trọng hơn nhiều. Trên trái đất, bầu khí quyển dường như là nguồn cung cấp ôxy vô tận. Nhưng trong vũ trụ chân không hoàn toàn vắng mặt ôxy, các nhà du hành thở bằng gì?
    Nếu nhà du hành vũ trụ bị rơi vào khoảng không không có ôxy, sẽ xảy ra tình trạng thiếu ôxy cấp tính. Trong vòng vài phút, sinh mạng của nhà du hành sẽ gặp nguy hiểm, vì vậy khi bay trong vũ trụ, cung cấp ôxy là vấn đề ưu tiên hàng đầu.
    Có nhiều giải pháp cho vấn đề này.
    1. Hoá lỏng ôxy trong các bình chịu áp suất cao. Các nhà leo núi, thợ lặn và các phi công lái máy bay đều dùng các bình ôxy kiểu đó. Tuy nhiên, phương pháp này khá hạn chế ở chỗ các bình chứa quá nặng mà lượng ôxy thu được lại rất ít.
    2. Dùng các peoxyt của kim loại kiềm và kiềm thổ để lưu giữ và giải phóng ôxy. Khi đốt kim loại kiềm trong điều kiện dư ôxy, đốt kim loại kiềm thổ trong ôxy ở điều kiện áp suất cao có thể tạo được các peoxyt. Khi mang các peoxyt vào khoảng không vũ trụ, cho tác dụng với nước hoặc khí CO2, ta sẽ thu được ôxy. Vì peoxyt ở dạng rắn có thể tích nhỏ nên dễ mang theo. Khác với ôxy lỏng, ở đây không cần các dụng cụ chứa đặc biệt.
    Dùng phương pháp này còn có ưu điểm rất lớn là peoxyt có thể tác dụng với khí CO2 do các nhà du hành thải ra để tạo ôxy. Trên thực tế khí CO2 do các nhà du hành thải ra là một chất có hại nên cần tìm cách loại bỏ. Trong quá trình vừa nêu, người ta đã lợi dụng khí phế thải để chế tạo ôxy.
    3. Dùng nước ôxy già (công thức phân tử H2O2) làm nguồn sinh ôxy. Tuy nước ôxy già là chất lỏng nhưng không cần phải dùng các thiết bị chịu áp lực cao để chứa đựng. Chỉ cần dùng bạc làm chất xúc tác là có thể phân giải nó thành thành ôxy, nước và nhiệt năng. Ba loại sản phẩm này đều rất cần cho nhà du hành: ôxy để thở, nước để uống, nhiệt năng là năng lượng tất nhiên rất cần cho tàu vũ trụ.
    4. Điện phân nước để sản xuất khí ôxy và hydro. Khí hydro sinh ra có thể cho tác dụng với khí CO2 do các nhà du hành thải ra để tạo ra mêtan (CH4) là một chất cháy dùng sinh năng lượng.
    5. Dùng tảo lam quang hợp Tảo lam là một loại thực vật ở biển. Khi quang hợp, nó có thể sử dụng khí CO2 do các nhà du hành thải ra và nước để tạo ra đường glucoza và ôxy. Chỉ cần tạo điều kiện cho tảo lam sinh sống là có thể tạo được nguồn ôxy liên tục. Đây có thể là một biện pháp rất kinh tế.
    Mod đổi tên topic thành Múa Gậy Vườn Hoang cho em cái nào.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  4. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Kính râm để cua gái
    Không cần khư khư thêm một cặp kính râm khi ra trời nắng, chỉ bằng một chiếc kính có khả năng biến màu, mọi việc với bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.
    Nguyên do các mắt kính được chế tạo từ loại thuỷ tinh có đặc điểm có thể thay đổi màu. Trong khi chế tạo loại thuỷ tinh này, người ta thêm vào nguyên liệu natri cabonat, canxi cacbonat và silic oxit một muối bạc clorua làm thành phần cảm quang, một lượng nhỏ đồng làm chất tăng nhạy, sau đó đem nung chảy. Bạc clorua khi gặp ánh sáng bị phân giải thành bạc kim loại ở dạng hạt rất bé, làm cho mắt kính bị sẫm màu, độ trong suốt của mắt kính thay đổi tương đối nhiều.
    Nhưng tại sao kính đổi màu lại trở thành bình thường? Cũng là ở khâu chế tạo mắt kính. Người ta đã cho thêm vào vật liệu tạo mắt kính một chất keo làm sáng, có tác dụng khi không có ánh sáng mặt trời chiếu sẽ khiến cho cho bạc và clo tác dụng trở lại thành bạc clorua, làm cho màu mắt kính bị mất và trở lại bình thường.
    Loại kính biến màu này có thể làm kính bảo vệ cho công nhân hàn điện. Khi đeo loại kính này bảo vệ này, trước khi có lửa hàn, người công nhân có thể nhìn rõ vật liệu hàn và chỗ cần hàn. Khi tia lửa hàn bật cháy, do ánh sáng mạnh của tia lửa hàn, kính bảo vệ đổi màu tránh cho mắt bị tia lửa kích thích.
    Kính chắn gió của ô tô, các cửa sổ của các công trình lớn nếu được làm bằng kính đổi màu đều có tác dụng rất tốt trong đảm bảo an toàn, không hại mắt và hỗ trợ cho điều hoà không khí.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Tạo hợp chất hữu cơ từ khí trơ


    Helium là khí nhẹ nhất trong nhóm khí hiếm
    Leonid Khriachtchev thuộc Đại học Helsinki, Phần Lan, cùng đồng nghiệp vừa tạo ra một hợp chất hữu cơ gồm acetylene và khí krypton - một thành viên của nhóm các nguyên tố có tên là khí hiếm, khí trơ.
    Hợp chất khí hiếm đầu tiên do nhà hoá học Neil Bartlett người Anh tạo ra vào năm 1962. Nó liên quan tới một thành viên ổn định nhất của nhóm khí hiếm - xenon. Kể từ đó, các nhà khoa học đã tạo ta nhiều hợp chất khác, chủ yếu cùng với các nguyên tố phản ứng cực độ, đặc biệt là fluorine.
    Hợp chất krypton hữu cơ rất đáng chú ý bởi nó kết hợp một loại khí hiếm với một thực thể hoá học tương đối ôn hoà - acetylene. Mỗi phân tử acetylene gồm 2 nguyên tử carbon có liên kết rất chặt, gắn với 2 nguyên tử hydro.
    Nhóm của Khriachtchev đã làm lạnh hỗn hợp krypton và acetylene tới -265oC. Sau đó, họ chiếu ánh sáng tử ngoại lên trên acetylene bị bẫy trong krypton đông lạnh. Quá trình này tước mất của mỗi phân tử một nguyên tử hydro. Khi được làm ấm hơn một chút, các cặp carbon kết hợp với nguyên tử krypton.
    Khí hiếm không hiếm một chút nào. Helium, khí nhẹ nhất, là nguyên tố nhiều đứng hàng thứ hai trong vũ trụ. Argon chiếm khoảng 1% khí quyển của chúng ta (khoảng 66 nghìn tỷ tấn). Tuy nhiên, các khí nặng hơn (krypton và xenon) không có nhiều như vậy và khó tách hơn từ không khí.
    Các khí hiếm ngày càng trơ khi chúng trở nên nhẹ hơn. Khriachtchev và đồng nghiệp của ông đã tạo ra hợp chất argon đầu tiên cách đây 3 năm bằng cách kết hợp nó với hydro và fluorine. Vào năm 1998, nhóm tạo ra hợp chất gồm krypton và cyanide.
    (Minh Sơn)


    Welcome to Clb Hoá học
  6. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Tạo sợi tổng hợp bền hơn tơ nhện
    Các nhà khoa học tại Đại học Texas, Mỹ, cho biết họ đã thành công trong việc dệt nên một loại sợi cực bền từ những ống nano carbon, với đặc tính như dai, nhẹ, song vẫn có thể dẫn nhiệt và dẫn diện.
    Cho đến trước phát minh này, tất cả các nỗ lực nhằm tạo ra loại sợi siêu bền bằng cách mô phỏng những hoá chất tìm thấy trong tơ nhện đều thất bại.
    Ray Baughman và cộng sự đã chế tạo thử được 100 mét sợi, với tốc độ 70 cm mỗi phút. Họ xoay tròn các ống nano đơn vách trong một chậu dung dịch rượu no, tạo thành các sợi sền sệt. Các sợi này sau đó được đông lạnh, rửa trong axeton, làm khô rồi cuộn lại. Sản phẩm là một hợp chất composite chứa 60% ống nano carbon, bền gấp 7 lần so với các sợi nano carbon trước đây và dễ làm hơn nhiều lần. So về trọng lượng và đường kính, loại sợi này bền gấp 5 lần thép, và tương đương với tơ nhện về độ bền biến dạng.
    ?oLoại sợi này dai hơn bất kỳ sợi tổng hợp và tự nhiên nào được biết tới nay?, một thành viên của nhóm nghiên cứu nhận định. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã dệt những sợi này thành vải, tạo nên những siêu tụ điện.
    Theo VN expresse.
    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân
  7. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Bài viết sau đây còn dưới dạng tiếng anh, sẽ cố gáng dịch sang TV trong thời gian ngắn nhất ( dưới 48H không thì....)
    New One-step Synthesis of Propylene Oxide uses No Catalyst
    A newly developed propylene oxide production process could have a major industrial impact. In an interesting case of serendipity, German research into atmospheric pollution, specifically alkene oxidation in the atmosphere [1], has resulted in a novel new process for producing propylene oxide on an industrial scale [2].
    Propylene oxide is widely used as a chemical intermediate in the production of polyurethane polyols (in turn used to make polyurethane foams, coatings, and adhesives). Propylene oxide is also converted to propylene glycol (used in making fibreglass-reinforced plastics), surfactants, cosmetics, pharmaceuticals, packaging materials, dyes, hydraulic fluids and oil demulsifiers.
    The new synthesis is a simple one-step process in the homogeneous gas phase under mild reaction con***ions in the absence of a catalyst. The oxidising agent is ozone. The initial reactor feed was 1?"10 mol% propylene, 0.31?"3.3% ozone and 0.65?"7% NO2 in helium carrier gas. Reaction temperatures of 180?"320 °C were studied. The residence time in the 100 mm quartz reactor was 10 milliseconds while the pressure was 10?"250 millibar. Propylene conversion and product composition were monitored using on-line FT-IR analysis.
    Selectivity in producing propylene oxide was as high as 98% and increased with increasing temperature up to 240?"255 °C. No by-products are produced in contrast to the primary commercial method for producing propylene oxide ?" a heterogeneous process using oxygen plus a supported silver catalyst to promote reaction of oxygen with propylene oxide, which produces carbon monoxide as a by-product.
    CO formation is substantial and significantly reduces propylene oxide yield. The other major commercial propylene oxide process involves production of cumene hydroperoxide and its cleavage to form equimolar amounts of propylene oxide and styrene. It is often difficult for manufacturers to make a profit on the styrene as well as the propylene oxide. Hence manufacturers are shifting to processes that produce only propylene oxide.
    While care must be taken in generating and using ozone and handling NO2, the new process itself is environmentally friendly, an example of green chemistry. Propylene conversion, selectivity, and reaction rate are comparable to that of the standard silver catalysed process. Like the silver catalysed process, the new homogeneous gas-phase route given can also be used to produce ethylene oxide and butene oxides.
    References:
    1. Institut für Troposphärenforschung e.V. (Institute for Tropospheric Research) and Ernst-Berl-Institut für Technische Chemie und Makromolekulare Chemie, Technische Universität Darmstadt.
    2. Torsten Berndt, Olaf Böge, Jost Heintzenberg & Peter Claus. From atmospheric research to an industrial process: the formation of propylene oxide. Ind Eng Chem Res 2003, 42(12):2870?"2873.
    Tôi để cả hai bản tiếng anh là tiếng việt cho vì không tin tưởng trình độ của mình. Những chỗ tôi (???) là tôi không tìm được từ để diễn tả ý. Rất mong nhận được sự góp ý của mọi người.
    Một bước tiến mới trong việc tổng hợp Propylen oxit không dùng xúc tác
    Chu trình tổng hợp Propylen oxit mới có thể tạo nên ảnh hưởng lớn tới công nghiệp đã được tìm thấy trong một trường hợp may mắn thú vị ( nghiên cứu không khí ô nhiễm tập trung vào sự ôxi hoá các alken). Propylen oxit thường được dùng trong CN như một chất trung gian chế tạo các polyurethane polyol ( chất này lại được dùng để điều chế bọt biển, hồ dán, vải..). Propylen oxit cũng được chế hoá thành propylene glycol ( chế tạo sợi thuỷ tinh chịu lực), chất hoạt động bề mặt (???), mỹ phẩm, dược phẩm, thuốc nhuộm...(???)
    Phương pháp tổng hợp mới là một chu trình trực tiếp trong pha khí với điều kiện ôn hoà. Chất oxi hoá là O3. Ban đầu bình phản ứng thạch anh chứa 1?"10 mol% propylene, 0.31?"3.3% ozone và 0.65?"7% NO2 còn lại là He (???). Phản ứng diễn ra trong nhiêt độ 180?"320 °C và trong 10ms dưới áp suất 10?"250 millibar.
    Hiệu suất của pư vào khoảng 98% hoặc cao hơn trong điều kiện nhiệt độ 240?"255 °C. Hơn nữa không có một sản phẩm phụ nào được tạo thành ( trong phương pháp tổng hợp cũ dùng xúc tác Ag có tạo ra CO vừa là chất độc vừa làm giảm hiệu suất pư). Một phương pháp khác tổng hợp Propylen oxit bao hàm tổng hợp cumene hydroperoxide cùng với các sản phẩm phân tách tạo ra Propylen oxit và styren với số mol bằng nhau. Tuy nhiên styren tạo ra trong phương pháp này không có giá trị sử dụng lớn so với Propylen oxit. Chính những sự khác biệt này mang đến tầm quan trọng cho chu trình tổng hợp mới.
    Việc kiểm soát 03 cũng như NO2 là khá dễ dàng nên phương pháp mới không gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể ứng dụng để chế tạo etylen oxit và butilen oxit.
    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân
    Được vmdmanowar sửa chữa / chuyển vào 13:35 ngày 14/06/2003
  8. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Photochromic chromenes
    The synthesis and the optical properties of 11 new photochromic compounds of the diphenylchromene family containing different halogen substituents are reported.
    Kinetic studies under continuous irradiation indicate that for these compounds the bleaching of the merocyanines involves two first order processes. Fluoro-substitution of the phenyl ring(s) always leads to an increase in the fast rate constant, k1, that is also found to increase on changing the halogen in the naphthalenic fragment from fluorine to chlorine and to bromine.
    19F NMR confirms the presence of isomers produced under irradiation. One of these isomers exhibits a great stability in solution.
    A single crystal X-ray diffraction study indicates that in 6-fluoro-2,2-bis(4'-fluorophenyl)-2H-benzo[h]chromene the two phenyl rings are orthogonal to each other and that the pyranic fragment deviates considerably from planarity.
    Hợp chất đổi màu dưới tác dụng của ánh sáng
    Phương pháp tổng hợp và tính chất của 11 dẫn xuất halogen thuộc loại trên vừa được ghi nhận. Các nghiên cứu động lực học dưới tác dụng của bức xạ liên tục đã chỉ ra rằng sự mất màu bao gồm hai quá trình. Thoạt tiên nguyên tử F bị kích hoạt và trao đổi với các nguyên tử Cl, sau đó chính các nguyên tử Cl lại bị thay thế bằng Br.
    19F NMR khẳng định sự tồn tại của các đồng phân của các chất trên, trong đó có một dạng đặc biệt bền trong dung dịch.
    Sự nhiễu xạ qua tia X chỉ ra rằng hai nhóm phenyl trong 6-fluoro-2,2-bis(4'-fluorophenyl)-2H-benzo[h]chromene luôn vuông góc với nhau và các nguyên tử khác không nằm trong cùng một mặt phẳng.
    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân
    Được vmdmanowar sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 14/06/2003
  9. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Thanks chú Vmd.
    Sửa tí nhé " hoạt tính bề mặt"--> "chất hoạt động bề mặt"
    Đoạn cuối bài thứ nhất chú dịch tắt quá, bỏ mất mấy câu.
  10. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Nhiên liệu hydro có thể mở rộng lỗ thủng tầng ozone
    Trong một thế giới với công nghệ chưa hoàn hảo như hiện nay, hydro không hẳn là nhiên liệu sạch như người ta hy vọng. Tỷ lệ rò rỉ trong sản xuất và vận chuyển loại nhiên liệu này lớn đến mức, phần khí hydro thoát ra có thể tạo ra những lỗ thủng tầng ozone lớn hơn và tồn tại dai dẳng hơn trên hai cực trái đất.
    Từ lâu, hydro đã được xem như một loại nhiên liệu lý tưởng cho động cơ đốt trong vì nó không gây ô nhiễm, có thể thay thế những nhiêu liệu hoá thạch vốn tạo khí nhà kính hiện nay, và làm cắt giảm những chất ô nhiễm như nitơ ôxit, CO và các hạt carbon nhỏ. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất, lưu trữ và vận chuyển nó còn ở mức thấp, do vậy tỷ lệ thất thoát ra khí quyển là rất lớn.
    Một tính toán mới đây của Yuk Yung và cộng sự tại Viện công nghệ California ở Pasadena (Mỹ) đã cho thấy, khoảng 10% hydro được sản xuất ra trên thế giới bị bay hơi vào khí quyển. Và nếu tất cả nhiên liệu hoá thạch hiện tại được thay thế bằng pin nhiên liệu hydro, thì khoảng 60 triệu tấn hydro nhân tạo sẽ thoát lên bầu trời mỗi năm, gấp 4 lần so với tổng lượng hiện tại được tạo ra. Đó là chưa kể hydro được sinh ra trong tự nhiên cũng góp phần giải phóng vào khí quyển.
    Do quá nhẹ nên hydro nhanh chóng bay xuyên qua tầng đối lưu để lên tầng bình lưu. Ở đây, nó phản ứng với oxy để tạo thành hơi nước, khiến cho tầng bình lưu sẽ trở nên ẩm ướt hơn và lạnh đi, đặc biệt tại những vùng cực. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, quá trình này sẽ thúc đẩy hiện tượng phá huỷ tầng ozone - tấm lá chắn bảo vệ trái đất trước các tia cực tím độc hại - với mức tăng 8% ở Bắc cực và 7% tại Nam cực.
    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng hé lộ rằng kịch bản này có thành sự thực hay không còn phụ thuộc vào tốc độ thay thế các nhiên liệu hoá thạch bằng hydro. Nếu chúng ta phải mất hơn 50 năm nữa để hydro trở thành phổ biến, thì khi đó, các khí gây phá hủy tầng ozone như CFCs đã được thay thế gần hết. Có thể lúc đó, chúng ta đã có một hệ thống sản xuất và phân phối hydro tốt hơn nhiều, ít rò rỉ hơn.
    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân

Chia sẻ trang này