1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin kinh tế (cập nhật thông tin trong tháng chủ bút : badboyVTB)

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi badboyVTB, 26/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Thông tin kinh tế (cập nhật thông tin trong tháng chủ bút : badboyVTB)

    Để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin kinh tế trong diễn đàn, giúp các bạn có được kênh thông tin hữu ích để tham khảo và trao đổi, tôi mở topic này mong các bạn có thể thao đổi các điểm tin nhé.
  2. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Trong thời gian vừa qua, bởi tác động của chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ các lĩnh vực sau đây có chuyển biến tốt:
    Thị trường BĐS dang đi đúng hướng đó là giá nhà đất giảm, khả năng mua được nhà của người dân có thu nhập thấp đã có, việc nhà nước cấp giấy phép cho các DN xây chung cư dành cho người thu nhập thấp được xúc tiến.
    Giá thịt heo, gạo và xi măng đã giảm...nhờ sự can thiệp của CP, hiện CP cũng tiếp tục hỗ trợ thu mua cá cho nông dân.
    Giá USD sau khi tăng đột biến đến 19.500 đã giảm và xoay quanh mức 18.300 giúp giá vàng trong nước bình ổn trong ngắn hạn.
    tuy nhiên khó khăn vẫn còn nhiều ở phía trước...tôi sẽ thông tin nhiều hơn cho các bạn
  3. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    theo các nguồn tin đáng tin cậy thì trong quý 4 năm nay các chính sách nhà nước sẽ ổn định, hiện nay chính sách kinh tế, nhất là về kiểm soát lạm phát đang có xu hường tiếp tục điều chỉnh.
    trong hơn một tháng qua giá nhà đất tại các dự án "đỉnh" liên tục rớt giá, thậm chí như căn hộ Skygadern 3 của PMH và thevistar hiện đã giảm sàn trung bình 1 triệu đến 1.5 triệu/m2, tuy nhiên giá nhà nhỏ, lẻ vẫn giữ giá ổn định sau khi giảm nhẹ 12%. Trong cuộc họp mới đây CP lại cam kết bình ổn lạm phát nhất là điều chỉnh lại giá nhà đất cho phù hợp => giá nhà sẽ tiếp tục giảm.
    trong hơn một tuần nay các NH ráo riết ỵêu cầu KH đàm phán lại lãi suất cho vay và thu hồi nợ trước hạn các khỏan nợ trể hạn => các DN và nhà đầu tư BĐS, CK sẽ có động thái "xả hàng" để cứu bản thân khi mà lãi suất cho vay được điều chỉnh theo hướng bất lợi hơn cho KH.
    Hôm nay, 01/07/2008 theo thông tin bên lề thì CP đang xem xét điầu chỉnh có quản lý giá xăng dầu => hãy chờ và chuẩn bị nhé.
    cũng trong tuần này một quyết định khá thú vị là xe ôtô phải đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 3 mới được phép lưu hành trong TP...do đây là một trong các động thái bảo vệ môi trường và chống kẹt xe cùa CP.
  4. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Thêm nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế nước ta. Đó là, giá tiêu dùng trong tháng 06 đã bắt đầu hạ nhiệt, chỉ tăng 2.14% thấp hơn mức tăng 3.91% của tháng 5, nhập siêu giảm mạnh xuống còn 1.1 tỷ USD, giảm gần 800 triệu USD so tháng trước; 6 tháng đầu năm thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức trên 31 tỷ USD; tỷ giá USD/VND giảm nhanh và dần ổn định; nguồn vốn của các NH đang được cải thiện đáng kể, và đầu tháng 07 này NHNN đã quyết định xử phạt nghiêm khắc các TCTD, NH không thực hiện đúng chính sách ?okềm chế lạm phát? của CP.
    Dự báo cán cân thanh toán cảu VN 06 tháng cuối năm nay sẽ lên đến 6 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức thặng dư trên 700 triệu USD của 6 tháng đầu năm.
    Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong tháng 06/2008 ước đạt 6.2 tỷ USD, tăng 51.2% so với cùng kỳ 200, chủ yếu là giá xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh, tuy nhiên một số ngành chủ lực như dệt, may, gỗ tăng chậm đáng lo ngại.
    Nhờ nhập siêu giảm mạnh nên giá USD đã hạ nhiệt, cuối tuần qua tỷ giá bán chéo USD/VND tại các NH đã giảm xuống còn 17.000đ/USD, giảm tới 2.500đ/USD so với tuần trước, với nguồn cung ngoại tệ đang được bổ sung nhanh chóng, nhập siêu giảm mạnh, dự báo giá USD sẽ còn giảm.
    Những tín hiệu tích cực của kinh tế vĩ mô cùng với quyết tâm của CP trong việc vực dậy TTCK đã giúp TTCK có chuyển biến tích cực, cuối tuần rồi TTCK tăng điểm 2.07%, và hầu hết các mã Blue chip đều tăng mạnh trở lại.
    Năm nay thu hút ước tính vốn FDI đạt 45 tỷ USD và hiện vốn FDI đã đạt trên 11 tỷ USD, tăng lần lượt 110% và 68% so cùng kỳ năm 2007.
    Theo yêu cầu của CP, ngay trong tháng 07, Bộ tài chính sẽ nghiên cứu, báo cáo về lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu theo hướng ưu tiên kềm chế lạm phát. Riêng giá điện, nước, cuốc xe buýt sẽ giữ ổn định đến hết năm 2008.
  5. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    LẠM PHÁT TOÀN CẦU
    không ai tỏ ngạc nhiên khi Chủ tịch cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernake thừa nhận ông rất lo ngại về tình hình lạm phát. Với giá xăng tăng, lúa mỳ và ngô tăng gấp đôi, còn dầu Do, dầu sưởi ấm và giá gạo tăng gấp ba trong vòng một năm qua, thì lạm phát cũng đang là nỗi lo của những người bình thường khác.
    Tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ chỉ tăng 4% trong năm qua và trái phiếu dài hạn của nước này cũng chỉ tăng 4%, cho thấy lạm phát có vẻ không đáng ngại lắm ở Mỹ.
    Giá lương thực và xăng dầu leo thang đã nhanh chóng được nhắc đến trong những hàng tít lớn trên báo chí, còn công ăn việc làm giảm mạnh, tiền lương thực tế giảm xuống và các khỏan cho vay mua nhà cùng các khỏan cho vay khác đổ vỡ cũng đang chờ được báo chí quan tâm. Liệu người ta đang lo ngại tới việc vật giá leo thang chóng mặt hơn, hay tỉ lệ thất nghiệp hơn, hay cả hai?.
    Tính đến thời điểm hiện nay, GDP thực tế của Mỹ mặc dù đã tăng trưởng chậm lại, nhưng chưa đến mức bị tăng trưởng âm. FED tuyên bố khả năng tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ giảm trong hai quý liên tiếp (dấu hiệu của một cuộc suy thoái trong ngắn hạn) giờ đây ít có khả năng xảy ra, do áp lực tài chình đang dịu bớt. Điều đó có nghĩa là các NH và các tổ chức cho vay đã học được cách kiểm soát khỏan thua lỗ khổng lồ phát sinh từ việc cho vay thế chấp nhà ở và các hoạt động vay vốn liên ngân hàng đang trở lại bình thường. Lãi suất tụt xuống mức thấp 2% và đồng USD yếu đang tạo điều kiện cho xuất khẩu và các biện pháp thúc đẩy tài chính cả gói.
    Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế vẫn còn nghi ngờ. Cho đến nay, giá dầu đã tăng khỏan 50USD/thùng so với năm 2007 và với 20 triệu thùng dầu tiêu thụ mỗi ngày, sức mua của thị trường đã bị giảm 1 tỷ USD/ngày, và số tiền này chủ yếu chui vào túi các nhà xuất khẩu dầu nước ngoài vốn ít nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ. Trong khi đó với giá nhà ở giảm xuống, chỉ riêng trong vừa qua, tổng giá trị tài sản ròng của người tiêu dùng Mỹ đã giảm 1.700 tỷ USD, trong bối cảnh tiền lương tăng chậm hơn lạm phát và số việc làm tiếp tục giảm. Merrill Lynch dự báo những tác động tiêu cực này sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng tới 775 tỷ USD trong năm nay, tức là gấp bốn lần giá trị các biện pháp khuyến khích cả gói mà tổng thống Bush đưa ra cho người dân. Mối lo ngại của FED đối với lạm phát cho thấy khả năng NH này sẽ sớm tăng lãi suất trở lại. Tuy nhiên, tất cả những nhân tố đó không đáng ngại bằng chính hệ thống tài chính.
    Vào thời điểm hiện nay, cứ 11 tổ chức cho vay tín dụng mua nhà thì có 1 tổ chức đang đứng trước nguy cơ bị phá sản. Trong khi các khoản vay mua nhà không được trả đúng hạn đã tăng lên mức khá cao, thì các khỏan cho vay cầm cố thông thường khác cũng đang lâm vào cảnh tương tự. Nhiều nhà phân tích tin rằng giá nhà ở tiếp tục giảm xuống sẽ làng tăng tỷ lệ các khỏan nợ xấu do vay mua nhà. Tình hình cũng diễn biến tồi tệ với nhiều khoản cho vay mua ôtô. Giá xăng tăng cao đã làm cho xe hơi thể thao và xe tải trở nên ít thông dụng hơn và đối với nhiều người số tiền họ đang nợ cao hơn giá trị của chính chiếc xe đó. Cho vay cầm cố nhà ở, thẻ tín dụng và các khoản cho vay của các NHTM nhỏ, tất cả đều đang ở mức phải cảnh giác. Một kịch bản xấu nhưng có thể xảy ra đó là hàng trăm tỷ USD nợ xấu nữa cũng có thể xuất hiện, đẩy các NH và các tổ chức cho vay rơi vào hòan cảnh vô cùng khó khăn. Điều này sẽ dẩn tới suy thoái hoặc thậm chí còn tồi tệ hơn.
    Xuất khẩu của Mỹ đang tăng mạnh nhờ đồng USD yếu, nhưng mức tăng này đã bị giá dầu tăng cao ngốn sạch. So sánh giai đọan từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2007 với cùng kỳ năm 2008 thấy rằng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phi dầu mỏ của Mỹ tăng 55 tỷ USD, trong khi tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này chỉ tăng 20 tỷ USD, giúp cho thâm hụt thương mại phi dầu mỏ giảm 35 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu dầu lại tăng đến 55 tỷ USD, cao hơn toàn bộ mức cải thiện trong các cân xuất nhập khẩu các mặt hàng phi dầu mỏ. Giá dầu tăng đang làm cho kim ngạch nhập khẩu dầu tăng, và nếu đồng USD yếu, giá dầu có thể còn tăng nữa. Thâm hụt buôn bán của Mỹ hiện đang ở mức khổng lồ 700 tỷ USD/năm, đòi hỏi nước này phải kiên quyết cắt giảm lượng dầu nhập khẩu, hoặc giảm giá dầu, thì mức thâm hụt này mới mới giảm đi đáng kể. Hiện vẫn chưa rõ tình trạng thâm hụt lớn này có thể kéo dài bao lâu, mà không cần phải giảm giá hơn nữa đồng USD hay tăng lãi suất. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn nếu tung thêm các biện pháp khuyến khích cả gói, nhất là khi xét dưới góc độ tiền tệ.
    Nếu các nền kinh tế còn lại của thế giới tiếp tục phát triển, tạo điều kiện cho xuất khẩu của Mỹ tăng lên, nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể sẽ vượt qua được giai đọan khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, kinh tế liên minh châu âu EU, Nhật bản và Mỹ dự tính chỉ tăng 1.5% trong năm 2008 và thậm chí có thể thấp hơn trong năm 2009. trong khi đó, trung quốc cũng đang phải đối phó với cơn bão lạm phát và phải thắt chặt chính sách tiền tệ, còn thị trường CK của họ gần đây bị sụt giảm rất mạnh.
    Giá lương thực, xăng dầu và nguyên liệu biến động mạnh đến mức chỉ cầm một chút thay đổi về sản lượng cũng có thể đẩy giá lên cao và gây ra bất ổn xã hội tại một số nước. Những người lái xe tải đã phong tỏa hoạt động bốc dỡ hàng ở Tây Ban Nha, chính phủ Haiti đã bị sụp đổ, các cuộc biểu tình phản đối việc cắt giảm trợ cấp xăng dầu đã nổ ra ở Malaysia và Ấn Độ, tất cả cho thấy giá cả không thể điều chỉnh một cách đơn giản. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA)cho biết nhu cầu dầu lửa có thể thấp hơn mức dự báo, nhưng khả năng cung lại còn thấp hơn nữa. Các NH đầu tư cho rằng giá dầu ở mức 150 USD đến 200 USD/thùng sẽ gây ra những khó khăn vô cùng to lớn, trong khi sản lượng lương thực lại bấp bênh, do mưa quá nhiều ở Mỹ, hạn hán nặng ở Ôxtrâylia. Trong bối cảnh dự trữ lương thực thấp, rất có thể một vòng xoáy tăng giá lương thực, thực phẩm, sữa, trứng và các sản phẩm khác sẽ lại xuất hiện.
    Tất cả những việc trên cho thấy áp lực giá cả vẫn còn rất lớn, cho dù các nền kinh tế có hạ cánh an toàn hay rơi vào suy thoái. Dường như chúng ta đang bước vào thời kỳ suy thoái kèm theo lạm phát.
    Suy thoái kèm theo lạm phát đòi hỏi người lao động vá các nhà quản lý phải hiểu rằng lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng cao. Điều này dẫn tới vòng xoáy của tiền lương và giá cả, khiến người lao động phải gánh chịu hầu hết những hậu quả của nó. Tiền lương và các khỏan khác như bảo hiểm và lương hưu, chỉ tăng 3-3.5%/năm, trong khi năng suất lao động tăng 2-2.5%/năm, đồng nghĩa với việc chi phí nhân công không tăng quá cao. Nếu người lao động tiếp tục phải gánh chịu hậu quả của tiền lương thực tế giảm, trong khi giá xăng dầu và lương thực, thực phẩm tăng, thì thị trường và người tiêu dùng sẽ phải tiến hành điều chỉnh. Ở các nước giàu, điều này có nghĩa là người ta phải đi ôtô nhỏ hơn, sống gần nơi làm việc hơn, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn và phải ăn nhiều hơn các loại thực phẩm ít phụ thuộc vào ngũ cốc. Ở các nước nghèo không được trợ cấp, quá trình điều chỉnh này sẽ khó khăn hơn.
    Nhiều dự án đầu tư vào tiết kiệm xăng dầu hoặc sản xuất dầu sẽ được triển khai. Có thể phải mất vài năm nữa quá trình điều chỉnh này mới mang lại kết quả, nhưng chắc chắn nó sẽ đạt được. Những bước đi nhằm nâng cao sản lượng lương thực sẽ phải mất nhiều thời gian hơn và vì thế giá lương thực, thực phẩm sẽ còn diễn biến phức tạp hơn giá dầu. Vì thế nguy cơ tài chính trước mắt là khó tránh khỏi và nếu giá dầu sớm nhảy lên mức 200 USD/thùng thì thế giới khó có thể thoát khỏi một cuộc suy thoái, thậm chí còn tồi tệ hơn.
    Trong bốn cảnh này, thế giới phải cố gắng điều chỉnh. Đối với nhiều quốc gia nghèo thì quá trình điều chỉnh này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải cắt giảm bữa ăn hàng ngày.
  6. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    2008 có thể được xem là năm của nhiều biến động hiếm có trên thị trường bất động sản Việt Nam.
    Giá bất động sản liên tục giảm, FDI vào bất động sản tăng kỷ lục, mở rộng Hà Nội, vụ cá cược hy hữu liên quan đến dự án Landmark Tower, chạy đua mở sàn giao dịch bất động sản... là những sự kiện - vấn đề tiêu biểu trên thị trường này trong năm qua, dưới góc nhìn của tòa soạn.
    1. Giá liên tục giảm mạnh
    Lần đầu tiên sau nhiều năm phát triển, thị trường bất động sản đã phải trải qua đợt sụt giảm về giá nhanh chóng sau một thời gian phát triển quá nóng.
    Chỉ chưa đầy 3 tháng (bắt đầu từ tháng 4/2008), sau khi Bộ Xây dựng dự kiến đánh thuế lũy tiến vào nhà đất và các ngân hàng áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng, giá nhiều phân khúc bất động sản đã tuột dốc không phanh. Sự suy giảm nhanh nhất là ở các phân khúc nhà ở, đặc biệt là nhà cao cấp, với mức giảm từ 20-40%, thậm chí có nơi lên đến 60-70% (nhà biệt thự).
    Sự sụt giảm này đã được nhiều chuyên gia, giới truyền thông cảnh báo sau một thời gian khá dài (bắt đầu từ cuối năm 2006) thị trường luôn trong tình trạng bong bóng do phát triển quá nóng. Nguyên nhân chính là do chính sách thắt chặt tín dụng bất động sản của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát.
    Do đó, khi mà nguồn vốn không còn dồi dào như trước, các nhà kinh doanh (kể cả đầu cơ) bất động sản đã phải nhanh chóng rời bỏ thị trường, bong bóng bất động sản dần "xì hơi", thị trường không còn cảnh chen nhau xếp hàng mua nhà như hồi năm 2007.
    2. FDI vào bất động sản tăng kỷ lục
    Trong tổng số hơn 64 tỷ USD vốn đăng ký FDI thì có đến hơn 50% là vào lĩnh công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, và trong đó đã có đến gần 50% là đổ vào bất động sản. Đến thời điểm này, tuy chưa có số liệu cụ thể, song theo ước tính của Bộ Kế hoạch đầu tư, con số này cũng đã vượt tổng vốn đăng ký FDI của năm 2007, tức là nhiều hơn 20,3 tỷ USD.
    Xung quanh lượng vốn FDI đổ vào bất động sản cũng có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Trong khi các chuyên gia kinh tế quan ngại về những hệ lụy do vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản quá nhiều, thì đại diện Cục Đầu tư nước ngoài đã khẳng định, chúng ta ?okhông phải lo? cho FDI vào bất động sản.
    3. Mở rộng Hà Nội
    Ngày 29/5, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết về việc mở rộngđịa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trước đó gần một năm,thông tin về sự kiện lịch sử này đã được người dân bàn tán, và tấtnhiên giới kinh doanh địa ốc cũng không bỏ qua cơ hội để có thể khaithác lợi nhuận từ những mảnh đất vốn ?orẻ như bèo? ở tận Hà Tây, LươngSơn (Hòa Bình) hay Mê Linh (Vĩnh Phúc) - những địa phương sáp nhập vàoHà Nội.
    Giá đất ở những khu vực trên cũng nhờ đó mà tăng lên nhanh chóng trướcngày ?ovề với Hà Nội?. Thế nhưng, sau khi Hà Nội chính thức được mởrộng, giá nhà đất tại các khu vực trên cũng theo đó mà giảm tương ứngvới lúc tăng. Lý giải điều này, nhiều ý kiến cho rằng, giới kinh doanhnhà đất tại khu vực này đã "thiếu may mắn" trong bối cảnh nhà nước thựchiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhằm kiềm chế lạm phát.
    4. Quyền định giá đất về tay ngành tài nguyên
    Ngày 1/12/2008, Thủ tướng đã có quyết định ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành định giá đất, thay cho ngành Tài chính.
    Cu thể là tất cả các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn định giáđất, hồ sơ, tài liệu và cán bộ công chức làm công tác định giá đất củangành Tài chính sẽ được chuyển sang ngành Tài nguyên và Môi trường.
    Đây được xem là một bước ngoặt quan trọng trong việc định giá đất, bởitoàn bộ cơ sở dữ liệu đất đai (như hồ sơ địa chính, bản đồ) đến từngthửa đất là thuộc sự quản lý của ngành tài nguyên. Do đó, nếu giao địnhgiá đất cho ngành tài nguyên sẽ phù hợp và sử dụng hiệu quả hơn nguồnđầu tư của nhà nước vào cơ sở dữ liệu đó.
    Bên cạnh đó, nếu ngành tài nguyên thực hiện định giá đất thì ngành tàichính sẽ là cơ quan thẩm định lại và trên cơ sở đó xác định mức thuế.Việc này sẽ tránh được trường hợp "vừa đá bóng, vừa thổi còi" trongđịnh giá đất.
    5. Bùng nổ đầu tư sân golf
    Nếu như cả thập kỷ trước, cả nước chỉ có 13 dự án xây dựng sân golfđược cấp phép, thì năm nay, chỉ tính trong vòng nửa năm, đã có tới 144dự án được cấp phép. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của ?olạm phát?này là do lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản trên sân golf mang lại.
    Đại đa số các sân golf đều được các chủ đầu tư tận dụng để xây dựngbiệt thự, căn hộ cao cấp để bán và cho thuê. Đây mới chính là khoảnlợi nhuận chính của kinh doanh sân golf.
    Trước cảnh báo của các chuyên gia và báo chí về những hệ lụy từ việcbùng nổ sân golf, một số địa phương đã tiến hành ngừng cấp phép đầu tư,khiến làn sóng đầu tư sân golf đang có vẻ lắng dịu. Nhưng điều đó khôngcó nghĩa là đầu tư sân golf sẽ dừng lại, vì đây vẫn là một loại hìnhkinh doanh hấp dẫn, lợi nhuận cao.
    6. Chạy đua mở sàn
    Thị trường bất động sản năm 2008 đã chứng kiến một diễn biến khá nghịchlý. Trong khi giá cả và giao dịch trên thị trường liên tục sụt giảm thìsố lượng các sàn giao dịch bất động sản lại liên tục tăng.
    Tại Tp.HCM, có thể kể ra hàng chục sàn giao dịch như Sacomreal, ACBR,Hoàng Quân, Nam Long, Đông Dương, Homecare, Phát Hưng - Địa ốc Sài Gòn,BCCI... Còn tại Hà Nội, dù tốc độ mở sàn có ?otrầm? hơn, song số lượngsàn đã và đang chuẩn bị hoạt động tính sơ cũng có tới hàng chục, tiêubiểu là Đất Việt, Nam Cường, CEN Group. VPBank, Petrowatco, Vincom...
    Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Xây dựng (đơn vị quản lý sàn giaodịch), dù số lượng các sàn đã tăng nhanh, song chất lượng và tính hiệuquả của các sàn giao dịch chưa cao. Do đó, trong thời gian tới, Bộ sẽxây dựng những tiêu chí cụ thể để quy định cho sàn đạt chuẩn nhằm hướngtới mục tiêu là tạo thuận lợi cho cả người mua và người bán cũng nhưtăng tính minh bạch của thị trường địa ốc.
    7. Cổ phiếu bất động sản thất sủng
    Có thể khẳng định rằng, kế hoạch lợi nhuận cao của các doanh nghiệp bất động sản đặt ra trong những tháng đầu năm nay đã hoàn toàn phá sản. Lý do thì đã khá rõ, song hệ lụy kéo theo đó chính là giá cổ phiếu bất động sản rớt thấp chưa từng có.
    Nếu như trong năm 2007, giá trung bình của cổ phiếu bất động sản cũng ở mức 100.000 - 200.000 đồng/cổ phiếu, thì đến sang nửa năm nay, mỗi cố phiếu chỉ còn khoảng 20.000 - 30.000 đồng/cổ phiếu. Ngay cả những cổ phiếu của những doanh nghiệp bất động sản có uy tín cũng giảm mức P/E còn 4 -5 lần.
    Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia chứng khoán, việc thị trường nhà đất và thị trường chứng khoán sụt giảm là cơ hội để sở hữu cổ phiếu bất động sản với giá thấp, tạo điều kiện để đón đầu cơ hội khi thị trường bất động sản hồi phục trở lại.
    8. Trào lưu bán nhà trên giấy
    Trào lưu này được xem như vừa là nguyên nhân vừa là hệ lụy của tình trạng bong bóng bất động sản. Tuy các cơ quan quản lý đã và đang có những biện pháp để ngăn chặn nạn bán nhà trên giấy, song đến nay, kể cả khi thị trường đã nguội thì trào lưu này cũng chưa phải là đã lặng dần.
    Tiêu biểu cho trào lưu bán nhà trên giấy là các dự án The Vista, Blue Diamond, Sky Garden III và The Adonis 1 & 2 ở Tp.HCM. Còn ở Hà Nội, điển hình là dự án Landmark Tower của tập đoàn Keangnam. Tuy dự án đang trong giai đoạn xây móng nhưng chủ đầu tư đã ký 320 hợp đồng và bán 918 căn hộ, thu 28 triệu USD của một tòa nhà trong dự án. Theo kế hoạch, tập đoàn này có thể thu được khoảng 140 triệu USD trước khi toà nhà hoàn thành.
    Theo quy định, các chủ đầu tư không được huy động vốn khi dự án chưa xây móng. Tuy nhiên, để lách luật, các chủ đầu tư đã nghĩ ra chiêu ?ogóp vốn làm dự án? để thu hút vốn từ khách hàng.
    Đại diện Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản cho rằng, biết là có thực tế đó, song cũng không thể xử lý được vì chưa có chế tài cụ thể. Tuy nhiên, vị quan chức này cũng cảnh báo, nếu thực hiện góp vốn cho chủ đầu tư thì khả năng rủi ro cũng là khá cao.
    Đó cũng chính là mục tiêu mà tất cả những ai quan tâm đến thị trường bất động sản đều mong đợi để thị trường ngày một hoàn thiện hơn, minh bạch và chuyên nghiệp hơn.
    9. Vụ cá cược hy hữu
    Sự việc được bắt đầu vào ngày 13/ 11, khi một nhóm các cựu chiến binh, kiến trúc sư? gửi thư cho lãnh đạo tậo đoàn Keangnam, ngỏ ý sẽ tặng tập đoàn này 100 tỷ đồng nếu họ hoàn thành được dự án Landmark Tower đúng tiến độ.
    Đáp lại thư ngỏ trên, đại diện tập đoàn Keangnam đã khẳng định, tập đoàn này hoàn toàn có thể hoàn thành dự án vào dịp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và họ sẵn sàng đặt bút ký vào bản cá cược.
    Tuy nhiên, sau đó, do nhiều lý do, bản cá cược trên đã không được cả hai bên đặt bút ký và dần đi vào lãng quên sau khi đã tiêu tốn khá nhiều bút mực của báo chí. Nhiều người cho rằng, vụ cá cược trên giống như một "đoạn phim hài", giúp "giải trí" cho giới đầu tư bất động sản khi mà thị trường đang trải qua những thời khắc khó khăn nhất.
    10. Tư vấn bị dọa kiện
    Vụ việc bắt nguồn từ việc một số doanh nghiệp bất động sản của Tp.HCM phản ứng về thông tin thiếu chính xác do Công ty CBRE và Vinaland công bố.
    Cụ thể, số doanh nghiệp này đã phản đối và doạ kiện ra tòa vì hai đơn vị này đã công bố thông tin giá căn hộ cao cấp mất giá đến 52% hồi cuối tháng 11, trong đó có dự án Cantavil Hoàn Cầu và Phú Mỹ Hưng bị giảm mạnh là sai sự thật.
    Vụ việc này không những khiến cho những doanh nghiệp tư vấn trên vốn nổi tiếng trong lĩnh vực địa ốc bị ảnh hưởng uy tín mà còn nhắc nhở cơ quan quản lý phải nhanh chóng xây dựng được chỉ số giá cho thị trường bất động sản.
    sưu tầm từ các web kinh tế
  7. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra một báo cáo với những nhận định ít sáng sủa về kinh tế toàn cầu trong năm nay.
    Báo cáo mà WB công bố ngày 8/3 vừa rồi là tài liệu chuẩn bị cho hội nghị của nhóm các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển lớn (G20) sắp diễn ra tại London, Anh, vào tháng 4 tới.
    Báo cáo cho rằng kinh tế thế giới năm 2009 có thể lần đầu tiên tăng trưởng âm từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới nay, tuy không đưa ra dự báo cụ thể về mức tăng trưởng. Tuy nhiên, các quan chức của WB cho hay, các nhà kinh tế của họ sẽ có báo cáo cụ thể về mức dự báo này trong một vài tuần tới.
    Đây được xem là dự báo bi quan nhất về kinh tế thế giới trong năm nay tính tới thời điểm này. Trước đó, thậm chí những nhà dự báo bi quan nhất vẫn cho rằng, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng dương, với mức tăng nhỏ bé trong năm nay, đồng thời cảnh báo mức tăng trưởng 5% đối với kinh tế Trung Quốc sẽ bị xem là thảm họa đối với quốc gia đông dân nhất thế giới này, khi xét tới vấn đề tạo việc làm.
    Không chỉ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới dưới 0%, báo cáo của WB còn cảnh báo, năm nay, thương mại toàn cầu có thể lần đầu tiên sụt giảm từ năm 1982, và mức sụt giảm sẽ là mức co lại lớn nhất từ thập niên 1930.
    WB cho rằng, các nước đang phát triển, trong đó có nhiều nước có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đang phải đương đầu với sự sụt giảm nghiêm trọng của kim ngạch xuất khẩu, giá nguyên vật liệu sa sút, đầu tư nước ngoài đi xuống và sự hao hụt của các dòng chảy tín dụng.
    WB nhận xét, tác động của sự giảm tốc tăng trưởng toàn cầu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau, có kẻ được, người mất từ sự lao dốc của giá dầu và các loại hàng hóa khác. Tuy nhiên, nhìn chung, các nền kinh tế đang nổi lên phải đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách từ 270- 700 tỷ USD trong năm 2009 này.
    Báo cáo đã chỉ ra tác động cụ thể của sự sụt giảm tăng trưởng toàn cầu đối với từng nhóm nước như Mỹ Latin, Trung Âu, châu Á và châu Phi.
    Các quốc gia Trung Âu như Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech đang chịu tác động nghiêm trọng của sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang Tây Âu và tình trạng thắt chặt tín dụng tại các ngân hàng lớn của châu lục sau khi các ngân hàng này lỗ đậm trên thị trường cho vay địa ốc và thị trường chứng khoán địa ốc ở Mỹ.
    Các nước Đông Á thì bị ảnh hưởng nặng nề từ sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, trong đó nhu cầu hàng chế tạo tại Mỹ đang lao dốc mạnh. Sự sụt giảm này tác động tới nhiều nước châu Á theo con đường trực tiếp và cả gián tiếp - thông qua sự giảm sút nhu cầu của Trung Quốc đối với nguyên liệu thô và linh kiện.
    Giá nguyên vật liệu thô đi xuống cũng gây ra hàng loạt vấn đề lớn ở khu vực châu Phi và Mỹ Latin. Việc giá dầu giảm tới 69% trong thời gian tháng 7-12/2008 có lợi cho nhiều nền kinh tế nhập khẩu dầu, nhưng đã khiến nhiều nước nghèo phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu điêu đứng. Kim ngạch xuất khẩu nói chung của Brazil, bao gồm cả dầu thô, sụt giảm 28% trong năm ngoái, khiến nước này phải chịu thâm hụt thương mại lần đầu sau 8 năm.
    WB nhận xét, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn thiếu kiểm soát ở Mỹ không chỉ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển bị ghìm lại, mà còn khiến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của họ cũng bị hạn chế đi rất nhiều.
    Sự gián đoạn tài chính này, theo WB, vượt quá khả năng mà các định chế tài chính như ngân hàng này hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể giúp các quốc gia nghèo vượt qua. Bởi thế, WB tiếp tục kêu gọi chính phủ các nước giàu thành lập một quỹ, trong đó dùng một phần tiền nhỏ là 0,7% trong các gói kích thích kinh tế khổng lồ của các nước này, để giúp các quốc gia nghèo.
    Theo khuyến nghị của ông Zoellick, tiền của quỹ này có thể được cấp tới các nước cần thông qua các tổ chức quốc tế như WB, Liên hiệp quốc hay IMF.
    ?oCuộc khủng hoảng toàn cầu này cần một giải pháp toàn cầu và việc ngăn chặn một thảm họa kinh tế ở các nước đang phát triển có ý nghĩa quan trọng trong những nỗ lực chống khủng hoảng toàn cầu. Chúng ta cần đầu tư vào các mạng lưới an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo việc làm, cũng như tránh bất ổn xã hội và bất ổn chính trị?, Chủ tịch WB Robert Zoellick phát biểu.
    Ông Zoellick cho hay, WB có thể sẽ tăng gấp 3 số tiền mà ngân hàng này dự định cấp vốn vay trong năm nay, lên mức 35 tỷ USD. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận số tiền này chỉ bằng một phần rất nhỏ khoản thâm hụt ngân sách 270 - 700 tỷ USD mà các nước nghèo có thể phải gánh chịu trong năm 2009 này.
    (Theo IHT, Reuters)
  8. STASI_2

    STASI_2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    1
    Nó sẽ làm thằng em tự hào và hào hứng hơn nếu BÁc viết = chính tư duy của bác. ( em viết thế vì em tin vào tư duy tuyệt vời của bác ) - và rất mong bác hiểu ý em
    em rất quý trọng những bài viét của bác.
  9. duckquay

    duckquay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2009
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    17/03/2009 Thông tin mới nè: Bộ Tài chính tuần này đã dự kiến cung cấp thêm thông tin về kế hoạch 1000 tỷ USD để gột bỏ các tài sản thế chấp nguy kịch khỏi bảng cân đối kế toán các ngân hàng. Fed cũng dự kiến có lịch trình tuần này để khởi động pha 1 của chương trình 1000 tỷ USD phục hồi thị trường chứng khoán.
    19/03/2009 Cục dự trữ liên bang (Fed) đã tăng cường các nỗ lực nhằm phục hồi nền kinh tế và tuyên bố rằng sẽ mua tới 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong các tháng tiếp theo và hàng trăm tỷ USD đối với các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp.
    Fed sẽ bơm tới 1,15 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế thông qua mua lại trái phiếu. Fed sẽ mua tới 300 tỷ USD trái phiếu dài hạn trong 6 tháng tới. Fed sẽ tăng lên mức tối đa 1,25 nghìn tỷ USD (từ 500 tỷ) dùng để mua lại các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp được bảo đảm bởi Fannie Mae và Freddie Mac. Fed cũng sẽ tăng gấp đôi các khoản tiềm năng dành để mua nợ từ Fannie và Freddie lên 200 tỷ USD.
    Nguồn http://www.empirics.net/Article.asp?ArticleID=156&Page=PTDG

Chia sẻ trang này