1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin liên lạc và tác chiến điện tử tiến thẳng lên hiện đại

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 25/09/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ak47kalanikov

    ak47kalanikov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2015
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    634
    Lần cập nhật cuối: 27/02/2016
    tiemkich thích bài này.
  2. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    Đồ anh bỉ cũng như đồ anh đức có đi kèm xe kamaz mới kính cong
    MichaelHayden, TRANGBAOLINHak47kalanikov thích bài này.
  3. SKVN

    SKVN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2012
    Bài viết:
    3.522
    Đã được thích:
    2.884
    Cụ cứ mua được em nó về đi rồi triển đao tiếp cho tớ xem :-D
    MichaelHayden, ak47kalanikovTRANGBAOLINH thích bài này.
  4. ak47kalanikov

    ak47kalanikov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2015
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    634
    Quạt tai voi đời mới hay loại cũ đây các cụ :-p Này thì Kvant này :-D

    [​IMG] [​IMG]
  5. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    lâu lâu mới lên đưa tạm bài của lão trịnh thái bằng cho các đồng chí phân tích vậy: nguồn: http://viettimes.vn/quoc-phong/chie...viet-nam-va-tran-dien-bien-phu-moi-47850.html
    Do các đòn tấn công từ xuất phát từ hướng biển và đường bờ biển nước ta kéo dài suốt từ Bắc tới Nam là 3.260 km, các khu vực mục tiêu quan trọng đều nằm ven biển. Do đó tuyến phòng thủ tầm xa phải có tầm tác chiến lớn hơn 120 km tính từ mép biển. Tuyến phòng thủ điện tử tầm xa do hệ thống các thiết bị gây nhiễu dẫn đường vệ tinh GPS như “Tyman – 2” “Optima -3” đảm nhiệm kết hợp với các đài gây nhiễu tầm xa "Pelena-1"ở khu vực xung yếu, nơi có nhiều khả năng quỹ đạo đường bay của các tên lửa hành trình và máy bay không người lái tiếp cận bờ biển vào đất liền. Tuyến phòng thủ tầm xa có tác dụng gây nhiễu và ngăn chặn hệ thống dẫn đường, điều khiển VKCX trên đường bay đến mục tiêu.

    [​IMG]

    Thiết bị gây nhiễu GPS Optima -3.

    [​IMG]
    Thiết bị gây nhiễu GPS Tuman – 2.
    [​IMG]
    Đài gây nhiễu chủ động tầm xa Pelena-1.
    Tuyền phòng thủ tầm trung được tính từ khoảng cách 40 – 50 km so với khu vực mục tiêu trọng yếu cần bảo vệ. Đây là tuyến phòng thủ được tổ chức xen kẽ giữa hệ thống gây nhiễu thụ động bằng các băng dây kim loại lưỡng cực, các loại hạt có khả năng gây nhiễu kết hợp với các trận địa phòng không và các đài chế áp điện tử bảo vệ mục tiêu như Liman (chế áp hệ thống thông tin trên không), Lotoc (chế áp hệ thống liên lạc viễn thông) và các đài gây nhiễu hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS.

    Kinh nghiệm của chiến tranh phòng không Việt Nam cho thấy, những đám mây nhiễu lưỡng cực gây rất nhiều khó khăn trong việc xác định mục tiêu của các đài radar điều khiển hỏa lực chủ động. Vật liệu gây nhiễu điện tử thụ động ngày nay có thể gây nhiễu cả hệ thống radars dẫn đường và hệ thống quang – điện tử xác định tọa độ mục tiêu.

    Thông thường tuyến phòng thủ tầm trung thường được bố trí thành các khu vực trận địa tác chiến điện tử, kết hợp giữa các khí tài, phương tiện TCĐT với các trận địa tên lửa, pháo binh phòng không các cỡ nòng được điều khiển hỏa lực bằng hệ thống radars kỹ thuật số nhằm giảm thiểu tối đa số lượng đầu đạn tấn công của đối phương.



    [​IMG]
    Đài chế áp điện tử Liman.
    [​IMG]
    Đài chế áp liên lạc vệ tinh định hướng Lotoc.
    Tuyến phòng thủ tầm gần là tuyến phòng thủ nằm trong tầm hỏa lực tiêu diệt mục tiêu của các phương tiện phòng không bảo vệ mục tiêu như tên lửa tầm thấp, pháo phòng không các cỡ nòng như tổ hợp Shilka..trên khoảng cách xa đến 30km so với khu vực mục tiêu. Hệ thống TCĐT bao gồm các tổ hợp gây nhiễu bảo vệ các cụm mục tiêu như tổ hợp "Diabazol", các đài gây nhiễu bảo vệ mục tiêu 1L269 Krasuha-2, CPN-4, CPN -30M hoặc các hệ thống trinh sát và TCĐT của các đài gây nhiễu CPN -2, CPN-4.


    [​IMG]
    Tổ hợp tác chiến điện tử đa năng - 1L269 Krasuha-2.
    [​IMG]
    Hệ thống chế áp điện tử chủ động SPN – 2 và SPN - 4.
    Tuyến phòng thủ điện tử bảo vệ mục tiêu. Đó là hệ thống các trang thiết bị TCĐT bảo vệ mục tiêu đó khỏi các đòn tấn công của VKCX, tên lửa chống radar và các đòn tấn công của các phương tiện tác chiến điện tử khác của đối phương. Đây là hệ thống phòng thủ quan trọng nhất và cũng là hệ thống đảm bảo an toàn cao nhất trước những đòn công kích hủy diệt của kẻ thù. Hệ thống phòng thủ điện tử bảo vệ mục tiêu tùy theo tính chất mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, tính năng kỹ chiến thuật và khả năng tấn công của đối phương để thực hiện.

    Nhằm bảo vệ các mục tiêu có tính cố định, có kích thước lớp và hình khối (cầu, bến cảng, các tòa nhà lớn, các công trình xây dựng) sẽ hình thành tuyến phòng thủ tầm trung bảo vệ khu vực mục tiêu, tầm gần bảo vệ mục tiêu và tuyến phòng thủ điện tử bảo vệ mục tiêu. Đối với các mục tiêu khác như trận địa, các phương tiện tác chiến có thể cơ động phân tán hoặc ẩn nấp (các hệ thống tên lửa đạn đạo, hệ thống tên lửa chống tàu, hệ thống tên lửa phòng không, ….) sẽ tổ chức liên kết phối hợp với hệ thống phòng thủ tầm trung và xây dựng hệ thống phòng thủ điện tử mục tiêu theo yêu cầu tác chiến.

    Đối với các phương tiện tác chiến có sức cơ động cao như các chiến hạm, các đơn vị xe tăng – thiết giáp của các đơn vị binh chủng hợp thành, trong điều lệnh tác chiến đã được biên chế các loại vũ khí, phương tiện tác chiến điện tử. Với các mục tiêu quan trọng khác, hệ thống tác chiến điện tử bảo vệ mục tiêu thường có: các bộ khí tài nghi binh tạo mục tiêu giả (bao gồm cả mục tiêu giả bằng vật liệu hoặc bằng khí tài quang – điện tử) đánh lừa địch, các bộ khí tài ngụy trang tạo màn khói mù chống các đầu đạn tự dẫn bằng hồng ngoại, laser, các bộ khí tài phản xạ gây nhiễu thụ động kiểu khối góc lập phương hoặc quả cầu phản xạ Lyneberga và các đài gây nhiễu chủ động CPN -30M hoặc tổ hợp gây nhiễu chủ động 1L269 Krasuha-2.

    Với các trận địa chiến đấu có địa bàn rộng lớn như trận địa tên lửa, trận địa pháo bờ biển, tên lửa phòng thủ bở biển hải đảo hoặc các mục tiêu quan trọng khác, sẽ sử dụng các tổ hợp gây nhiễu trên không gian rộng lớn hơn như Tổ hợp “Diabazol”. Ngoài các phương tiện gây nhiễu điện tử, ngụy tranh, nghi binh. Để bảo đảm an toàn tối đa trong hệ thống còn được biên chế các tổ hợp hỏa lực tầm gần như tên lửa vác vai Igla, xe thiết giáp phòng không Shika hoặc các phương tiện module phòng không tầm cận gần như các tổ hợp "Pantsirt-C1" Palma.

    [​IMG]

    Tổ hợp đài chế áp điện tử bảo vệ mục tiêu “Diabazol”.

    Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc, các hệ thống tác chiến hiện đại là thành phần chủ chốt của hệ thống phòng thủ đất nước. Sự sống còn và khả năng chiến đấu được bảo đảm và tăng cường bởi hệ thống phòng thủ toàn dân, trong đó có lực lượng dân quân tự vệ và quần chúng nhân dân. Chiến tranh hiện đại đòi hỏi lực lượng vũ trang thứ 3 hùng hậu này cũng cần được hiểu biết sâu sắc về chiến tranh điện tử phi đối xứng.

    Kinh nghiệm chống chiến tranh đường không của Miền Bắc trước đây cho thấy, hệ thống phòng không nhân dân đóng vai trò quan trọng trong chiến đấu với các loại vũ khí công nghệ cao. Thế trận phòng không tầm thấp là sức mạnh ưu việt nhất và cũng đem lại hiệu quả tác chiến cao nhất.

    Trong tương lai, các lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên cần được tăng cường các trang thiết bị hiện đại của TCĐT như các thiết bị gây nhiễu GPS, huấn luyện thành thạo các phương án gây nhiễu thụ động nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các mục tiêu quan trọng, xây dựng các khu vực trú ẩn và ngụy trang chống trinh sát hồng ngoại, thiết kế và chế tạo các bộ khí tài nghi binh, đánh lừa địch đồng thời đồng bộ hóa công tác chỉ huy, điều hành tác chiến, liên kết phối hợp với các lực lượng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương trong TCĐT.

    Với một hệ thống phòng ngự TCĐT và chống VKCX được triển khai sâu rộng trên cả nước. Mặc dù kẻ thù có thể sử dụng mọi thủ đoạn, mọi biện pháp tác chiến, ứng dụng công nghệ siêu hiện đại với những đòn tấn công lớn cả về quy mô lẫn số lượng thì mọi cuộc chiến tranh công nghệ cao đều có thể kết thúc bằng một “Điện Biên Phủ” mới ở Việt Nam.
    bài viết của đông chí Bằng này khá chi tiết về các hàng EW của nga, nhưng chưa nhắc tới các hàng EW của ta nguồn từ nato và tự chế, có đồng chí nào bổ sung không
  6. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Lâu lâu mới thấy lão đăng dc một bài có chất lượng
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.369
    Đã được thích:
    26.716
    Copy báo chứ đăng gì. Mà bài báo thì cóp nhặt lung tung chả hệ thống gì cả
  8. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    đã viết rõ là bài của lão trịnh thái bằng rồi, còn chất lượng đến đâu thì mình không xét đến vì mục đích của mình đưa bài này lên để các lão bổ sung thêm một số chỗ trong bài đó thôi
    quehuongtoivietnam45 thích bài này.
  9. khoa162

    khoa162 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2009
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    21
    Tất cả các khí tài tác chiến điện tử, gây nhiễu đề cập trong bài viết ở trên như GPS Tuman – 2, Pelena-1, Đài chế áp liên lạc vệ tinh định hướng Lotoc.....Các loại khí tài này chúng ta đều đang sỡ hữu phải không bác @codosaovang ?
  10. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.847
    Đã được thích:
    7.431
    SPN-30 xưa có mấy cái ảnh tay đao lion_arc gì đấy đăng lâu rồi. Nay nâng cấp nát bét cả rồi
    ak47kalanikov thích bài này.

Chia sẻ trang này