1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin liên lạc và tác chiến điện tử tiến thẳng lên hiện đại

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 25/09/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.276
    Đã được thích:
    26.584
    Nói chi cho to tát mệt. Nếu người dân mà có được sân chơi hái ra tiền từ linux, ắt nó phát triển vù vù.
    Thôi đừng nhắc vai trò nhà nước trong phát triển công nghệ nghe thêm bực bội. Suy nghỉ mãi tớ lại không tin là họ dốt...mà vì họ làm hay không làm thì với cá nhân họ đều như nhau. Tương lai ngành CNTT tuỳ thuộc vào.........lòng tốt của cán bộ thôi
    michael1123halosun thích bài này.
  2. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Bây giờ việc dùng Linux cũng đã mở rộng hơn, nhất là khi có các công việc tính toán, nghiên cứu khoa học, v.v.. được thực hiện trên các cluster. Và Ubuntu đang là thứ đồ chơi cho nhiều sinh viên.
    Nhớ lại mười mấy năm trước, tớ đã cố gắng đưa Unix/Linux vào dạy cho sinh viên khoa học tự nhiên, nhưng không phải IT, và gặp rất nhiều cản trờ từ các fan của MS Windows. Thậm chí, đến giờ lên lớp còn kéo sinh viên của tớ đi học Windows NT (!). Đó cũng là một lý do tớ bỏ bộ môn đó :V
    halosun thích bài này.
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.734
    Đã được thích:
    10.131
    Đào tạo đại học thì nên bám sát thực tiễn nhu cầu cuộc sống. Doanh nghiệp dùng MS Window thì dạy MS windows. Đừng cố ép, lo đi tắt đón đầu rồi sinh viên ra trường không có kỹ năng làm việc trong môi trường kinh tế hiện tại.

    Vấn đề Linux, phát triển công nghệ phần mềm thì cũng khó mà đổ hết trách nhiệm lên đầu nhà nước được. 20 năm qua doanh nghiệp, nhân dân không dùng công nghệ thông tin phổ biến như các nước khác, thị trường trong nước hạn chế. Cạnh tranh trên thị trường ngoại thì khâu nghiên cứu, tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác của VN rất kém. Không đọ lại với trung tâm out source của thế giới là vùng nam á với 3 nước Ấn, bangladesh, paskistan dân đông như kiến, quen thuộc tiếng anh, chi phí lao động rẻ.

    Giờ thương mại điện tử phát triển, tương lai thị thị trường trong nước của CNTT chắc sẽ sáng sủa hơn. Cần phải kiên trì con đường, đừng đánh trống bỏ dùi để thị trường thương mại điện tử trong nước bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp CNTT nước ngoài như Ebay, Amazon, Alibaba.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.276
    Đã được thích:
    26.584
    Viết hịch kiểu quái gì thế này thì thuyết phục được ai?
    Tớ đek cần biết lý do gì. Nhà nước giữ vai trò định hướng phát triển CNTT mà giờ CNTT mất phương hướng và kém phát triển tất nhiên lỗi không phải tại tớ...

    Hịch với lý do lý trấu...mệt
  5. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Hoàng chẳng hiểu biết gì về việc đào tạo tin học ở đại học. Đừng bi bô thế người ta cười cho.

    Song song với các công cụ lập trình trên nền MS như các kiểu Visual C, ...., rất nhiều các công cụ lập trình khác chạy trên các nền khác, ví dụ C++ trên Linux cực kỳ phát triển.
    Mã nguồn mở là sân chơi lớn để học, và sau đó, mon men góp phần vào kho các code của người Việt. Đó hầu như là cửa ngõ dễ dàng nhất để trao đổi, học hỏi, chứ không như hộp đen MS Windows thiên chú ý tăng tính tiện lợi cho người dùng cuối, không cần trình độ hiểu biết OS quá ghê gớm.
    Sinh viên ngày nay tiếp cận nhiều với mã nguồn mở, với hệ điều hành Linux và các tính toán trên nền ấy. Và họ đã bắt đầu tiếp cận cuộc sống, sản xuất bằng mã nguồn mở nữa, chứ không chỉ bằng các công cụ trên nền MS Windows. Hoàng nên biết hơn một chút.
    halosun thích bài này.
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.734
    Đã được thích:
    10.131
    Mình không cho rằng CNTT mất phương hướng. Vấn đề tầm vóc phát triển là do xuất phát điểm gần như bằng 0. Đạt như bây giờ tuy chưa được như kỳ vọng 20 năm trước, nhưng ít nhất cũng không phải là 1 thất bại.

    Vấn đề khó khăn của nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển CNTT không nằm ở khâu định hướng, quản lý kinh tế. Khó khăn của nhà nước là các trở lực chính trị. Nhiều người trong đó có sếp của mình từng than phiền rằng đầu tư hàng tỷ đồng để tạo ra 1 bộ phận tiểu tư sản trí thức ngồi phòng máy lạnh, chạy xe ô tô, ăn trên ngồi trước lực lượng cần lao là đi ngược lại với cương lĩnh Đảng, chăm lo, bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản.

    Do đó tuy trên chính sách giấy tờ là CNTT cần được đầu tư đặc biệt, tạo mũi nhọn đột phá cho nền kinh tế nhưng thực tế nhà nước không có cơ hội trực tiếp đầu tư. Chỉ cấp đất, làm 1 dự án quốc gia tin học hóa nền hành chính. So ra chưa bằng 1 góc chương trình đánh bắt cá xa bờ, 1 triệu tấn đường, 4 triệu ha rừng này kia.
    Pinkolous thích bài này.
  7. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Hoàng bé cái nhầm khi cho rằng nguyên nhân IT chậm phát triển là do các "trở lực chính trị". Một chi tiết chứng minh: khi công viên phần mềm Quang Trung mới thành lập, chưa có "nơi ăn chốn ở" Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã cho mượn trụ sở của mình để các công ty trong công viên phần mềm đó hoạt động. Một ví dụ khác; cỡ mươi năm trước, khi kết nối Internet đang là vấn đề lớn, bao gồm cả lý do an ninh, công viên phần mềm ở Đà Nẵng là nơi đầu tiên - ngoài các cơ quan đặc biệt của chính phủ - có kết nối Internet bằng vệ tinh.
    Vậy, "trở lực chính trị" ở chỗ nào?? Nói là nghèo, ít tiền, lực lượng mỏng còn nghe tạm.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.734
    Đã được thích:
    10.131
    C/C++ là công cụ lập trình nền. MS Windows, Linux được xây dựng trên nền C/C++. Đừng đánh đồng C/C++ với Linux ở đây.

    Mình muốn nói đến ở đây là khả năng ứng dụng kiến thức được học vào cuộc sống để đem lại lợi ích cho sinh viên, cho xã hội. Chứ không phải khả năng có thể làm cái này, cái kia để ước mơ. Phần lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước dùng MS Windows, Windows Server thì nên dạy sinh viên viết phần mềm ứng dụng trên nền MS Windows, sử dụng các tiện ích của MS như Visual để nâng cao năng suất lao động, khả năng phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp phát triển phần mềm nước ngoài.

    Học sâu về C++, Assembly có thể viết được 1 hệ điều hành nền như Windows, đây là điều có thể. Nhưng có hiệu quả kinh tế cho người sinh viên hay không thì là chuyện khác. MS chỉ có 1 bill gate nhưng có đến hàng ngàn lập trình viên khác dùng các tiện ích như MS Visual để viết các phần mềm ứng dụng chạy trên Windows. Ước mơ là tốt nhưng cũng cần phải thực tế.

    Vấn đề hệ điều hành của người việt nên để 1 phòng nghiên cứu chuyên môn, đào tạo sau đại học về ngôn ngữ máy (machine code) thực hiện. Đào tạo sinh viên để tăng năng suất lao động nên thực tế.
    --- Gộp bài viết: 16/04/2015, Bài cũ từ: 16/04/2015 ---
    Mình đã nói, nhà nước chỉ có thể giúp ở khoảng đất. Tiền cho CNTT không dễ chi.
    Lần cập nhật cuối: 16/04/2015
    Pinkolous thích bài này.
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.276
    Đã được thích:
    26.584
    Lại viết hịch ba xạo. Nuôi tiểu tư sản thì sợ tốn nhưng nuôi đại tư sản thì đầy ra ngoài đường. Cán bộ cấp cao cấp thấp nhà nước gửi cái meo nhận cái fax không xong cũng nhờ ơn cụ cả.

    Khó khăn về phát triển CNTT cũng như phát triển bất kỳ ngành nghề nào khác tại VN là làm luật ra cho có chứ đek có thực thi. Nếu không bảo vệ được bản quyền thì quên chuyện phát triển sản phẩm trí tuệ đi. Cứ đi cuốc đất và nhờ người khác đọc mail như cán bộ nhà nước thì bố đứa nào ăn cắp được trí tuệ họ. Có mẹ đâu mà ăn cắp.

    Nói chung, nói túm lại là CNTT có phát triển hay không là trông chờ vào lòng tốt của cán bộ. Nhà nước pháp quyền bận việc khác :-D
    Đâu có ai cần nhà nước chi tiền mà ngồi đó lo "nuôi tiểu tư sản".
  10. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Chính quyền làm ăn ất ơ, nhưng nói chung là cũng đã dồn nhiều công sức cho cntt, và đến thời điểm này thì cntt của Việt Nam tuy còn đang phát triển nhưng cũng đã đến mức không thể không phát triển nữa. Đến nay thì Việt Nam cũng chiếm được khoảng 3% thị trường gia công cho Nhật, và sắp tới sẽ mở rộng hơn. Tối qua mới đi cùng mấy cu Nhật ra susibar ở toàn nhà Indochina để liên hoan ăn mừng cty gia công mới mở ở Việt Nam. Giờ đang một lố các công ty làm phần mềm mobile/ thành phần bổ xung để bán ra nước ngoài, vì thị trường cho những chi tiết này hiện nay rất mở và Việt Nam lại có sắn nhân lực cho việc này. Sắp tới sẽ có nhiều cty chết nhưng kiểu gì cũng có công ty tồn tại. Về phần cứng thì cung đang nhiều công ty mở rộng sản xuất ở Việt Nam, kiểu gì công nghiệp phụ trợ chả đi lên, ít nhất thì cũng đi lên 1 tý.

    Cũng may Việt Nam đông dân.

Chia sẻ trang này