1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thông tin tuyển sinh năm 2005 - Các trường ĐH: chỉ tiêu, ngành học, hệ số chọi Tin tức về thi Đại họ

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi mvc, 18/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Thông tin tuyển sinh năm 2005 - Các trường ĐH: chỉ tiêu, ngành học, hệ số chọi Tin tức về thi Đại học và tốt nghiệp ...

    Nhằm giúp cho các em, các cháu sắp sửa bước vào kỳ thi đại học năm 2005, box QB mở mục này nhằm đưa tin tức, chỉ tiêu, ngành học... liên quan đến các trường tuyển sinh. Bà con nào có thông tin gì xin post lên đây cho các em, các cháu tham khảo. Các em, các cháu có thắc mắc hay muốn tìm hiểu gì xin post câu hỏi lên đây, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức tìm tòi, giải đáp.

    Chúc các em, các cháu một mùa tuyển sinh thắng lợi và như ý!
  2. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
  3. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Tin đăng ngày 7/3/2005, 18:32 GMT+7

    Phát hành tài liệu tuyển sinh đại học
    Chiều 7/3, ngành giáo dục đã phát hành hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), tài liệu tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo ông Đỗ Duy Dự thành viên Ban chỉ đạo thi 2005, điểm mới năm nay là các sở Giáo dục và Đào tạo được in hồ sơ ĐKDT. Hồ sơ sẽ có giá trị dự tuyển trên toàn quốc.
    Mỗi bộ hồ sơ sẽ được đóng dấu của sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương, giá 1.200 đồng/bộ. Số lượng hồ sơ ĐKDT mà thí sinh được phép nộp không giới hạn. Nhưng mỗi đợt thi, thí sinh chỉ có thể dự thi vào một ngành, trường thuộc một khối. Mùa tuyển sinh 2004, nhiều thí sinh nộp 2-3 bộ hồ sơ, đến gần ngày thi, các em mới quyết định chọn 1 trường dự thi.
    Theo ông Dự, sau khi nộp phiếu ĐKDT, nếu có sự thay đổi, thí sinh có trách nhiệm bổ sung và thông báo cho các trường trước ngày thi. Khi tới dự thi, các em nộp đầy đủ các giấy tờ bổ sung hợp pháp để làm cơ sở cho thực hiện các chính sách ưu tiên trong tuyển chọn, cấp học bổng. Sau ngày thi, các trường sẽ không giải quyết việc thay đổi đối tượng và khu vực ưu tiên cho thí sinh đã dự thi.
    Thời hạn nộp hồ sơ, 10/3 đến 10/4 tại hệ thống của các sở GD&ĐT. Sau thời gian này, thí sinh có thể đến Văn phòng Bộ GD&ĐT phía Nam (TP HCM) hoặc đến trường dự thi để nộp. Thời gian nhận hồ sơ 11/4 đến 17/4.

  4. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Tin đăng ngày 9/3/2005, 17:58 GMT+7

    Ngày mai bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi đại học
    Từ 10/3 đến 10/4, các đơn vị đăng ký dự thi (ĐKDT) sẽ tiến hành nhận hồ sơ và lệ phí ĐKDT vào ĐH, CĐ và THCN. Lệ phí thi là 43.500 đồng (gồm lệ phí ĐKDT: 40.000 đồng và lệ phí giao nhận 3.500 đồng).
    Sau thời gian trên, thí sinh nộp muộn hoặc muốn bổ sung hồ sơ có thể nộp trực tiếp cho trường dự thi hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo.
    Thí sinh có nhiệm vụ điền đầy đủ, chính xác các yêu cầu in trên phiếu ĐKDT rồi nộp hồ sơ về cho đơn vị ĐKDT. Cán bộ thu nhận hồ sơ sau khi kiểm tra, đánh dấu xác nhận, sẽ giao lại phiếu số 2 cho thí sinh sử dụng làm căn cứ để nhận giấy báo thi hoặc dùng vào các trường hợp cần thiết khác. Phiếu số 1 sẽ được gửi về cho các trường tuyển sinh.
    Theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo, các đơn vị thu nhận hồ sơ và lệ phí ĐKDT được phân loại theo đối tượng dự thi. Các trường THPT sẽ nhận hồ sơ của thí sinh đang là học sinh lớp 12 của trường. Các trung tâm Giáo dục thường xuyên quận, huyện nhận hồ sơ của các thí sinh tự do và thí sinh học lớp 12 hệ bổ túc văn hóa của quận, huyện. Các cơ sở bồi dưỡng văn hóa nhận hồ sơ của thí sinh đang học bồi dưỡng, luyện thi tại đơn vị. Thí sinh vãng lai (có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh khác) nộp hồ sơ và lệ phí thi tại Sở Giáo dục - Đào tạo nơi mình ĐKDT.

  5. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Trang xác định sở thích nghề nghiệp và năng lực học tập của ĐH QG TP. HCM
    http://www.vnuhcm.edu.vn/daotao/daotao/daihoc/huongnghiep/index.jsp
  6. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Đăng ký dự thi đại học: Ghi phiếu, coi chừng "mất oan" một nguyện vọng !
    Tin đăng ngày 15/03/2005
    Qua những ngày báo Thanh Niên tư vấn trực tiếp và trên online, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc khai hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), đặc biệt với những thí sinh (TS) có nguyện vọng (NV) 1 vào các trường không thi. Sau nhiều cải tiến, mẫu phiếu ĐKDT năm nay cũng chưa thật tối ưu, vẫn còn nhiều chi tiết rắc rối khiến TS dễ lầm lẫn.
    Rắc rối mục 2 và 16 !
    Có TS phân vân: "Em đăng ký dự thi vào Trường ĐH Cần Thơ, vậy ở mục 16, em bỏ trống có được không?". Nhiều TS khác đề nghị: "Hãy chỉ em cách viết thông tin trên phiếu ĐKDT sao cho chính xác!". Có TS lại lo lắng: "Em chỉ nhớ mang máng các đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh, trên phiếu ĐKDT năm nay không có mục này, các anh chị hãy giúp em với!". TS khác hỏi: "Em có cần ghi tên ngành vào mục 2 nếu có NV1 vào trường không tổ chức tuyển sinh?"... Có lẽ đây là năm mà TS có nhiều thắc mắc và lo lắng khi phải ghi phiếu ĐKDT - khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình tuyển sinh.
    Trước tình trạng này, nhiều cán bộ đào tạo ở các trường ĐH đã bức xúc: Sao Bộ Giáo dục - Đào tạo không ghi rõ ràng 2 dòng: Trường ĐKDT và trường có NV1 để TS khỏi nhầm lẫn? Mẫu phiếu ĐKDT như hiện nay sẽ khiến TS nhầm lẫn mục 16 là để đăng ký thêm một NV khác ngoài trường đã đăng ký ở mục 2. Với cách nghĩ này, TS xem như đánh mất NV1 đã ghi ở mục 2 vì theo quy định, TS sẽ được xét tuyển theo NV ghi ở mục 16.
    Ghi mục nào? Bỏ mục nào?
    Mục 2 là trường TS ĐKDT. Theo quy định, tất cả TS đều phải ghi mục này, ngay cả TS có NV1 vào các trường không tổ chức thi tuyển sinh. Trong trường hợp này, TS phải ghi vào mục 2 một trường ĐH có tổ chức thi, có cùng khối thi với trường mà TS muốn chọn làm NV1. Chẳng hạn TS có NV1 vào ngành Công nghệ sinh học của Trường ĐHDL Văn Lang, nhưng năm nay trường này không tổ chức thi; vậy TS phải ghi vào mục 2 trường nào có ngành tương ứng, cùng khối thi với Trường Văn Lang nhưng có tổ chức tuyển sinh, chẳng hạn Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Bách khoa hay Nông Lâm... Đến mục 16, các TS này mới điền tên trường NV1 là Văn Lang.
    Nếu TS có NV1 vào chính trường ĐKDT ở mục 2 thì không cần phải ghi gì vào mục 16. Những trường nhận hồ sơ ĐKDT nếu thấy TS khai vào mục 16 thì họ sẽ không quan tâm đến mục 2 TS khai gì. Chính vì sự nhầm lẫn này mà có nhiều người đã khuyên TS tốt nhất là đừng quan tâm đến mục 16, dù có thể TS cẩn thận sẽ ghi lại một lần nữa chính ngành và trường đăng ký dự thi cũng không thừa. Song nếu không có ý định vào trường không tổ chức thi, hãy bỏ qua luôn mục này để không "mất oan" một NV.
    Đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh
    Nhóm ưu tiên 1: Gồm các đối tượng:
    - 01: Người dân tộc thiểu số Việt Nam
    - 02: Công nhân ưu tú trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm, trong đó có 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh, thành phố, bộ trở lên công nhận và cấp bằng khen.
    - 03: Thương binh, bệnh binh, người có thể chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh; quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học; quân nhân, công an hoàn thành nghĩa vụ đã xuất ngũ có thời hạn phục vụ từ 12 tháng trở lên tại khu vực 1.
    - 04: Con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên, con của người có thể chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động.
    Nhóm ưu tiên 2: Gồm các đối tượng:
    - 05: Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học; quân nhân, công an nhân dân hoàn thành nghĩa vụ đã xuất ngũ, có thời gian phục vụ từ 24 tháng trở lên.
    - 06: Con thương binh mất sức lao động dưới 81%; Con của người có thể chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81%.
    - 07: Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, thành phố, bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng và huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Giáo viên đã dạy 3 năm thi vào ngành sư phạm; y tá, dược tá, hộ lý, kỹ thuật viên, y sĩ, dược sĩ, trung cấp đã công tác 3 năm thi vào các ngành y dược.
    Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên đối với quân nhân, công an phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành dự thi là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi. Người thuộc nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.
    15/3, bắt đầu nhận hồ sơ ĐKDT các trường THCN
    Từ ngày 15/3, bắt đầu nhận hồ sơ ĐKDT vào các trường THCN. Hồ sơ ĐKDT cũng do các sở Giáo dục - Đào tạo phát hành theo mẫu quy định của bộ. Những trường tuyển học sinh tốt nghiệp THCS chỉ thực hiện hình thức xét tuyển, tuyệt đối không được tổ chức thi (trừ các ngành đào tạo năng khiếu). TS muốn xét tuyển vào các trường này trực tiếp nộp hồ sơ tại trường mình dự tuyển. Lệ phí: 15.000 đồng/thí sinh/hồ sơ. Hạn cuối nhận hồ sơ: ngày 30/5/2005.


  7. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2005: Không thay đổi so với năm trước
    Tin đăng ngày 03/02/2005
    Trọn ngày 2/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị về thi và tuyển sinh năm 2005 qua cầu truyền hình tại 4 điểm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ. Phần lớn các ý kiến tập trung vào những vấn đề còn nhiều tranh luận như: Các trường CĐ địa phương và trung ương có nên tổ chức thi không? Điểm sàn nên công bố trước hay sau khi có kết quả? Lộ trình cải tiến tuyển sinh đã phù hợp chưa? Bao giờ tiến hành thi trắc nghiệm khách quan?...
    Cao đẳng: Thi hay không, đó là vấn đề!
    Cả ngày làm việc, có 40 ý kiến phát biểu trực tiếp tại 4 cầu truyền hình, 43 ý kiến trên diễn đàn. Ngay từ những ý kiến đầu tiên, hội nghị đã nóng lên do cách đặt vấn đề khác nhau ngay trong "nội bộ" ở từng "đầu cầu". Vấn đề được quan tâm đầu tiên là có nên bắt buộc các trường CĐ địa phương và trung ương không tổ chức thi tuyển sinh? Tại "đầu cầu" Cần Thơ, đại biểu trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp đề nghị cho các trường CĐ địa phương được tổ chức thi tuyển vì nếu xét tuyển theo kết quả thi ĐH thì sẽ kéo dài thời gian, hơn nữa có kỳ thi CĐ sẽ tạo thêm một cơ hội cho những thí sinh chưa đủ điều kiện trúng tuyển ĐH. Ngay lập tức, "đầu cầu" Đà Nẵng, đại diện trường ĐH Đà Nẵng lại khẳng định các trường CĐ không nên tổ chức thi vì như thế tạo thêm gánh nặng và lãng phí. Thế nhưng ngay "đầu cầu" này vẫn có những ý kiến khác. Ông Đỗ Ảnh - Hiệu trưởng trường CĐ Sư phạm Quảng Ngãi - gọi việc không cho các trường CĐ tổ chức thi là "sự cưỡng chế không phù hợp". Ông tính "cứ mỗi tỉnh thành ở khu vực miền Trung mỗi năm có khoảng 10.000 thí sinh tham gia thi tuyển sinh, trong đóá ít nhất 4.000 người có nguyện vọng vào các trường CĐ địa phương, nếu buộc số thí sinh này phải thi vào trường khác sẽ gây khó khăn cho họ". TS Nguyễn Viết Bình - Phó trưởng ban ĐH Quốc gia Hà Nội lại nhất trí để các trường CĐ địa phương và trung ương không tổ chức thi vì "tới đây chỉ còn một kỳ thi chung thì việc tất cả các trường CĐ không tổ chức thi là hợp lý". Trong khi đó, ông Huỳnh Quang Chuyền - Bộ Công nghiệp cho rằng quy định các trường CĐ không tổ chức thi có nhiều nhược điểm: học sinh không có nhu cầu thi ĐH vẫn phải thi, nhiều trường CĐ khó khăn trong việc thu nhận kết quả của thí sinh để xét tuyển. Nếu tổ chức thi, các trường còn có kết quả của thí sinh để xét tuyển vào hệ THCN của trường và cũng tạo thêm cơ hội cho thí sinh đã thi trượt ĐH. Ở TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Việt Bắc - Phó hiệu trưởng trường CĐ Sư phạm TP Hồ Chí Minh - tha thiết đề nghị: "năm 2005 cho trường xin phép được tổ chức thi tuyển như năm ngoái". và ý kiến này được thống nhất cao độ ở "đầu cầu" TP Hồ Chí Minh...
    Trắc nghiệm: Bao giờ thực hiện ?
    Dù biết chắc chắn Bộ sẽ dời việc thi trắc nghiệm khách quan các môn ngoại ngữ sang năm 2006, nhưng tại hội nghị này nhiều ý kiến vẫn tranh luận. Ông Nguyễn Văn Ba - Phó giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Hậu Giang bức xúc: "Bộ đã thông báo năm 2005 thi tuyển sinh môn ngoại ngữ bằng phương pháp trắc nghiệm, bây giờ nói năm nay chưa áp dụng là sao? Thi trắc nghiệm là hợp lý". Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang nói: "Kiên Giang là địa phương vùng sâu, vùng xa nhưng cũng đã chuẩn bị khá kỹ cho việc tuyển sinh bằng phương pháp trắc nghiệm trong năm 2005 này. Nay Bộ dời qua năm 2006, tôi nghĩ sẽ gây bất ngờ cho các địa phương vì thực ra anh em đã triển khai chuẩn bị hết rồi". Hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ cũng khẳng định: "hiện có 3 trường ĐH thuộc vùng sâu, vùng xa đã từng thi tuyển sinh bằng phương pháp trắc nghiệm: Đà Lạt, Tây Nguyên, Cần Thơ". Trong khi đó, tại Hà Nội, hiệu trưởng trường ĐH Nông nghiệp 1 cho rằng không nên tổ chức thi trắc nghiệm năm nay vì: "Dạy như thế nào thì thi như thế ấy. Hiện ở bậc phổ thông đang dạy theo tự luận thì tại sao lại thi trắc nghiệm?".
    Điểm sàn: Thông báo trước hay sau ?
    Tuy không tranh luận gay gắt và quyết liệt như trong cuộc họp Ban chỉ đạo tuyển sinh qua cầu truyền hình diễn ra vào tháng 12/2004, nhưng đại biểu các trường vẫn dành khá nhiều thời gian cho vấn đề này. GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH An Giang - cho biết: "Tuyển sinh năm 2005, tôi đề nghị nên theo 2 chung (chung đề, chung ngày thi) còn việc xét tuyển nên giao cho các trường thì hợp lý hơn. Không nên khống chế điểm sàn vì sẽ rất khó khăn cho các trường vùng sâu, vùng xa, trường bán công, dân lập". PGS-TS Nguyễn Đức Hưng - Phó giám đốc ĐH Huế đề nghị: "Bộ cần có quy định về điểm sàn thấp hơn để số lượng xét tuyển được mở rộng hơn". Ông Nguyễn Hữu Đức - Hiệu trưởng trường ĐH Đà Lạt, phát biểu tại đầu cầu TP Hồ Chí Minh, đề nghị "điểm sàn nên công bố sau khi có kết quả thi vì nó còn phụ thuộc vào đề thi". "Đầu cầu" Hà Nội cũng có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. TS Nguyễn Viết Bình cho rằng "cần công bố điểm sàn trước khi thi để thí sinh còn phấn đấu và cần quy định cụ thể không có điểm nào dưới 2". Ông Mạc Kim Tôn - Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình thì cho rằng "điểm sàn không nên công bố trước vì phụ thuộc vào trình độ của thí sinh và đề thi từng năm". Ông Trần Hữu Nghị - trường ĐHDL Hải Phòng hoan nghênh việc định ra điểm sàn nhưng cũng thừa nhận "nếu công bố trước thì học sinh biết hướng phấn đấu nhưng sẽ là gánh nặng đối với người ra đề. Vậy nên công bố sau khi có kết quả".
    Phát biểu tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển khẳng định: Nguyên tắc chung, các kỳ thi trong năm 2005 cơ bản giữ ổn định như năm 2004. Đề thi vẫn bám sát chương trình phổ thông, ra theo phương pháp tự luận. Điểm sàn sẽ công bố sau khi có kết quả thi. Khuyến khích các trường THCN xét tuyển. Các trường CĐ vẫn như năm 2004: khuyến khích xét tuyển, các trường đặc thù có thể tổ chức thi tuyển.
    Về lộ trình cải tiến tuyển sinh, trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH-CĐ, việc thi trắc nghiệm được tiến hành như sau:
    - Từ năm 2006 sẽ thi trắc nghiệm các môn ngoại ngữ.
    - Từ năm 2007 thi trắc nghiệm các môn Lý, Hóa, Sinh.
    - Từ năm 2008 thi trắc nghiệm các môn Toán, Sử, Địa (môn Văn vẫn thi theo tự luận).
    - Từ năm 2008 sẽ kết hợp kỳ thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh ĐH-CĐ thành một kỳ thi quốc gia để vừa công nhận tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 vừa xét tuyển vào ĐH-CĐ-THCN.


  8. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Tư liệu điểm chuẩn ĐH năm 2004: hệ thống lại điểm chuẩn của các trường năm 2004, nhằm cung cấp thêm tư liêu cho thí sinh tham khảo trước khi đăng ký dự thi năm 2005 (nhấp chuột vào link bên dưới) (Báo Tuổi Trẻ Online)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=70692&ChannelID=13
  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Tin đăng ngày 17/03/2005, 16:34 (GMT+7)
    Tỷ lệ ?ochọi? vào các trường ĐH ở TP.HCM năm 2004
    Thông tin cụ thể về tỷ lệ chọi từng ngành ở các trường đại học (ĐH) tại TP.HCM.
    * ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Có 22.842 thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT)/2.500 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 9,13).
    Trong đó, ngành Kỹ thuật Điện tử: 2.644; Điện khí hoá - Cung cấp điện: 1.175; Cơ khí Chế tạo Máy: 2.727; Kỹ thuật Công nghiệp: 1.124; Cơ - Điện tử: 1.020; Công nghệ tự động: 698; Cơ Tin - Kỹ thuật: 443; Thiết kế Máy: 280; Cơ khí Động lực: 2.126; Kỹ thuật Nhiệt - Điện lạnh: 1.144; Kỹ thuật In: 894; Công nghệ Thông tin: 2.009; Công nghệ Cắt May: 1.245; Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp: 1.779; Công nghệ Môi trường: 539; Công nghệ Thực phẩm: 1.797; Kỹ thuật Nữ công: 615; Thiết kế Thời trang: 583.
    * ĐH Sư phạm TP.HCM: 27.074 ĐKDT/2.000 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi: 13,5).
    Khối A: 5.974; B:1.615; C:10.963; D1:4.758; D2: 21; D3: 208; D4: 214;M: 1.775; T: 1.545. Tổng chỉ tiêu: Chỉ tiêu tuyển tại trường - 1.650; chỉ tiêu tuyển tại địa phương - 350.
    Ngành Toán: 1.972 ĐKDT/100 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 19,72). Lý: 929/80 (11,6). Tin học: 515/70 (7,35). Hóa:1.365/80 (16,95). Sinh: 1.615/70 (23,07). Văn: 4.153/100 (41,53). Sử: 2.435/70 (34,78). Địa (cả C và A): 2.939/70 (41,98). Giáo dục mầm non: 1.775/80 (22,18). Anh văn: 2.050/80 (25,68). Nga văn: 143/40 (3,57). Pháp văn: 151/40 (3,77). Trung văn: 162/40 (4,05). Chính trị (D1 và C): 1.455/100 (14,55). Giáo dục tiểu học (A và D1): 2.619/100 (26,19). Tâm lý giáo dục (C và D1): 429/30 (14,3). Giáo dục thể chất (TD và TT-QP): 1.546/100 (15,46). Giáo dục đặc biệt: 166/50 (3,32). Các ngành ngoại ngữ ngoài sư phạm: CN Anh văn - 458/150 (3,05); CN Nga văn: 17/60; CN Pháp văn: 57/60; CN Trung văn: 52/80.
    * ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM): 11.309 ĐKDT/3.350 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 3,37).
    Công nghệ Thông tin: 1.088/300 (3,62). Điện - Điện tử: 2.616/600 (4,36). Cơ khí: 904/260 (3,47). CN Dệt may: 295/70 (4,21). CN Hóa - Thực phẩm: 1.012/310 (3,26). Xây dựng: 1.621/300 (5,4). Kỹ thuật Địa chất: 300/150 (2). Quản lý Công nghiệp: 527/180 (2,92). Kỹ thuật Môi trường: 328/160 (2,05). Kỹ thuật Giao thông: 402/150 (2,68).
    Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp: 153/80 (1,91). Cơ Điện tử: 210/80 (2,62). Công nghệ Vật liệu: 634/200 (3,17). Trắc địa - Địa chính: 202/120 (1,68). Vật liệu và Cấu kiện Xây dựng: 189/70 (2,7). Thủy lợi - Thủy điện - Cấp thoát nước: 327/120 (2,72). Cơ Kỹ thuật: 200/70 (2,85). Công nghệ Sinh học: 179/70 (2,55). Vật lý Kỹ thuật: 122/60 (2,03).
    * ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM): 13.416 ĐKDT/2.260 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 5,93).
    Ngữ văn: 1.484/200 (7,42). Báo chí: 1.328/100 (13,28). Lịch sử: 714/150 (4,76). Nhân học: 550/80 (6,87). Triết: 662/150 (4,41). Địa lý: 1.073/150 (7,15). Xã hội học: 1.018/120 (8,48). Thư viện - TTH: 634/100 (6,34). Giáo dục học: 371/120 (3,09). Lưu trữ học: 153/70 (2,18). Đông phương học: 1.365/250 (5,46). Ngữ văn Anh: 1.502/250 (6,08). Song ngữ Nga - Anh: 363/70 (5,18). Ngữ văn Pháp: 349/100 (3,49). Ngữ văn Trung Quốc: 613/150 (4,08). Ngữ văn Đức: 144/50 (2,88). Quan hệ quốc tế: 1.093/150 (7,28).
    * ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM): 13.475 ĐKDT/chỉ tiêu 3.100 (tỷ lệ chọi 4,34).
    Toán - Tin: 957/300 (3,19). Vật lý: 739/300 (2,46). Công nghệ Thông tin: 2.911/480 (6,06). Hóa: 953/ 250 (3,81). Địa chất: 583/150 (3,88). Khoa học Môi trường (A và B):1.741/150 (11,60). Khoa học Vật liệu: 691/150 (4,6). Sinh: 1.817/350 (5,19). Công nghệ Sinh học (A và B): 3.083/170 (18,13).
    * ĐH Kiến trúc TP.HCM: 7.156 ĐKDT/900 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 8,0).
    Kiến trúc công trình: 2.228/340 (6,6). Quy hoạch Đô thị 450/75 (6,0). Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp: 1.862/320 (5,8). Kỹ thuật Hạ tầng đô thị 410/75 (5,5). Mỹ thuật Công nghiệp 2: 216/90 (2,4).
    * ĐH Nông Lâm TP.HCM: 32.255 ĐKDT/2.200 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 14,66). Khối A: 10.499; B:14.904; D1: 6.852.
    * ĐH Kinh tế TP.HCM: 45.250 ĐKDT/4.300 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 10,52). Kinh tế: 5.961; Quản trị Kinh doanh: 16.630; Tài chính - Tín dụng: 11.217; Kế toán - Kiểm toán: 9.320; Thống kê: 1.785; Kinh tế Chính trị: 321; Tin học Quản lý: 16.
    * ĐH Luật TP.HCM: 14.640 ĐKDT/900 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 16,3). Khối A: 1.934; C: 9.706.
    * ĐH Ngân hàng TP.HCM: 7.478 ĐKDT/800 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 9,3).
    Theo VietNamNet
  10. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    TƯ VẤN TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN (HỎI - ĐÁP) CỦA BÁO THANH NIÊN ĐIỆN TỬ
    XEM Ở ĐÂY: http://www.thanhnien.com.vn/Topic/?ID=297

Chia sẻ trang này